Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Biến đổi văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở vùng ngoại thành tp hồ chí minh (trường hợp huyện củ chi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.3 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

***

TRẦN THỊ LINH

BIẾN ĐỔI VĂN HĨA TRONG Q TRÌNH
ĐƠ THỊ HĨA Ở VÙNG NGOẠI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
(TRƯỜNG HỢP HUYỆN CỦ CHI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

***

TRẦN THỊ LINH

BIẾN ĐỔI VĂN HĨA TRONG Q TRÌNH
ĐƠ THỊ HĨA Ở VÙNG NGOẠI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH


(TRƯỜNG HỢP HUYỆN CỦ CHI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS PHAN XUÂN BIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DẪN NHẬP .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................7
7. Bố cục luận văn ........................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................10
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................10
1.1.1. Biến đổi văn hóa ...........................................................................................10
1.1.1.1. Một số lý thuyết về văn hoá ....................................................................10
1.1.1.2. Biến đổi văn hoá.....................................................................................14
1.1.2. Đơ thị và đơ thị hóa nơng thơn ......................................................................18
1.1.2.1. Đơ thị và đơ thị hố ................................................................................18
1.1.2.2. Đơ thị hóa nơng thôn ..............................................................................22
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................24

1.2.1. Khái quát về vùng ngoại thành và q trình đơ thị hóa ở vùng ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................24
1.2.2. Khái quát về Củ Chi và q trình đơ thị hóa ở Củ Chi...................................26
1.2.2.1. Khái quát về Củ Chi ...............................................................................26
1.2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................27
1.2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển........................................................29
1.2.2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................32
1.2.2.1.4. Đặc điểm dân cư ..................................................................................36
1.2.2.1.5. Dân tộc, tơn giáo..................................................................................39
1.2.2.2. Q trình đơ thị hố ở Củ Chi.................................................................40
1.2.2.2.1. Khái quát về việc khai thác sử dụng tài nguyên (đất) ...........................40


1.2.2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng.........................................................................42
1.2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút vốn đầu tư ................................42
1.2.2.2.4. Về quản lý đơ thị .................................................................................43
1.2.2.2.5. Q trình xây dựng nơng thơn mới.......................................................43
1.2.3. Đặc điểm văn hóa của Củ Chi .......................................................................44
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................46
CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI TRONG LĨNH VỰC VĂN HĨA VẬT CHẤT ...................48
2.1. Biến đổi về mơi trường, cảnh quan ......................................................................48
2.1.1. Môi trường....................................................................................................48
2.1.2. Cảnh quan .....................................................................................................53
2.1.2.1. Cảnh quan ruộng vườn............................................................................53
2.1.2.2. Cảnh quan kiến trúc cộng đồng...............................................................55
2.2. Biến đổi về kinh tế, nghề nghiệp..........................................................................60
2.2.1. Cơ cấu, loại hình kinh tế................................................................................61
2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp.......................................................................................68
2.3. Biến đổi về ẩm thực.............................................................................................70
2.3.1. Ăn uống hàng ngày....................................................................................70

2.3.2. Trong dịp lễ, tết, kỵ giỗ, ma chay, đám cưới ..............................................73
2.4. Biến đổi về trang phục .........................................................................................75
2.4.1. Trang phục nam giới..................................................................................76
2.4.2. Trang phục nữ giới ....................................................................................77
2.5. Biến đổi về kiến trúc nhà ở ..................................................................................80
2.5.1. Nhà ba gian hai chái ..................................................................................81
2.5.2. Nhà cửa rống .............................................................................................82
2.5.3. Nhà chữ đinh .............................................................................................82
2.5.4. Mẫu nhà mới cho nông thôn ......................................................................84
2.6. Biến đổi về hệ thống giao thông, phương tiện đi lại .............................................86
2.6.1. Hệ thống giao thông ......................................................................................86
2.6.2. Phương tiện đi lại..........................................................................................88


Tiểu kết chương 2.......................................................................................................89
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA TINH THẦN ..................91
3.1. Biến đổi trong sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng ......................................................91
3.1.1. Sinh hoạt đình làng........................................................................................91
3.1.2. Sinh hoạt nhà vuông......................................................................................97
3.1.3. Sinh hoạt chùa...............................................................................................98
3.1.4. Sinh hoạt miếu ............................................................................................100
3.1.5. Sinh hoạt đền ..............................................................................................101
3.2. Biến đổi trong phong tục, tập quán ....................................................................106
3.2.1. Hôn nhân.....................................................................................................106
3.2.2. Tang ma ......................................................................................................110
3.2.3. Giỗ chạp......................................................................................................111
3.2.4. Một số lễ tết trong năm................................................................................113
3.2.5. Thờ cúng dân gian tại gia ............................................................................117
3.3. Biến đổi trong quan hệ gia đình, gia tộc.............................................................120
3.3.1. Quan hệ gia đình .........................................................................................120

3.3.2. Quan hệ gia tộc ...........................................................................................122
3.3.3. Quan hệ cộng đồng......................................................................................123
3.4. Biến đổi về lối sống ...........................................................................................127
3.5. Biến đổi về phương diện văn hóa nghệ thuật......................................................128
3.5.1. Văn học nghệ thuật......................................................................................128
3.5.2. Trò chơi dân gian ........................................................................................132
Tiểu kết chương 3.....................................................................................................134
KẾT LUẬN..............................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................145
Danh mục bảng biểu.................................................................................................151


PHỤ LỤC.................................................................................................................153
Phụ lục 1: Đề cương điều tra định tính......................................................................154
Phụ lục 2: Bảng hỏi định lượng ................................................................................157
Phụ lục 3: Kết quả xử lý SPSS bảng hỏi định lượng .................................................163
Phụ lục 4: Danh sách thị trấn và các xã Củ Chi.........................................................176
Phụ lục 5: Giới thiệu về các xã thuộc huyện Củ Chi ngày nay ..................................177
Phụ lục 6: Danh sách 29 Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ...........................215
Phụ lục 7: Tổng danh sách Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng huyện Củ Chi......................220
Phụ lục 8: Danh sách đền, đài, bia ............................................................................221
Phụ lục 9: Danh sách nhà thờ họ tộc.........................................................................223
Phụ lục 10: Danh sách mộ cổ, nhà cổ .......................................................................225
Phụ lục 11: Miếu làng, miếu họ ................................................................................226
Phụ lục 12: Đình.......................................................................................................228
Phụ lục 13: Địa điểm lịch sử.....................................................................................230
Phụ lục 14: Chùa cổ..................................................................................................231
Phụ lục 15: Các thiết chế hoạt động văn hóa cơ sở....................................................233
Phụ lục 16: Một số hình ảnh phản ánh sự biến đổi văn hóa vật chất trong q trình
đơ thị hóa ở huyện Củ Chi........................................................................................237

Phụ lục 17: Một số hình ảnh phản ánh sự biến đổi văn hóa tinh thần ........................248


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một đô thị đặc biệt của Việt Nam, đã
được đơ thị hóa từ lâu và hiện nay q trình đó đang diễn ra hết sức sơi động, đặc
biệt tại khu vực vùng ven và ngoại thành. Trong thời gian qua, ở khu vực ngoại
thành diễn ra q trình đơ thị hóa nhanh, kinh tế, văn hóa, xã hội không ngừng phát
triển. Tuy nhiên, khi kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh và chuyển
dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, khu vực này đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp tập
trung, đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Đó là xu hướng hiện đại, song cũng xuất hiện
nhiều thách thức, nhất là về văn hóa, xã hội, mơi trường.
Từ q trình đơ thị hóa, mà cụ thể là đơ thị hóa ở vùng ngoại thành thành
phố Hồ Chí Minh, chúng tơi quyết định chọn đối tượng nghiên cứu là biến đổi văn
hóa trong q trình đơ thị hóa tại huyện Củ Chi vì hai lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, huyện Củ Chi đã có q trình hình thành và phát triển lâu đời
khơng chỉ gắn bó với những chiến công oanh liệt của cách mạng trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước mà còn là vùng đất mang nhiều
dấu tích văn hóa của thời khai hoang, mở cõi ở phương Nam. Nhiều nét văn hóa
truyền thống của Củ Chi được xem là những yếu tố tiêu biểu của văn hóa Sài Gịn Gia Định xưa. Ngày nay, Củ Chi vẫn là huyện ngoại thành nhưng là nơi đã và đang
tiếp tục có những biến chuyển rất nhanh về mọi mặt, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa,
do tác động của q trình đơ thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất
nước về nhiều mặt, đặc biệt là về văn hóa và luôn năng động, sáng tạo.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng q trình đơ thị hóa ở thành phố Hồ Chí
Minh có tác động mạnh mẽ đến những biến đổi trên địa bàn huyện Củ Chi, trong đó
có lĩnh vực văn hóa? Và sự biến đổi ấy diễn ra như thế nào, có những thuận lợi và
những thách thức gì? Liệu sự tác động ấy có hình thành quy luật gì khơng? Nếu có,


1


thì quy luật ấy là gì? Quy luật ấy từ đâu mà có và vận hành thế nào? Những suy
nghĩ đó đã thơi thúc chúng tơi tiếp cận nghiên cứu, lý giải vấn đề.
Thứ hai, bản thân là người công tác trong ngành tư tưởng văn hóa nên có
nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm, thu thập các tư liệu văn bản liên quan đến lĩnh
vực văn hóa. Mặt khác, bản thân là người sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ
Chí Minh, do đó có nhiều cơ hội để chứng kiến q trình đơ thị hóa cũng như những
biến đổi của thành phố trong q trình đơ thị hóa, kể cả vùng ngoại thành; có điều
kiện thâm nhập thực tế tại địa bàn huyện Củ Chi để tìm hiểu, khảo sát về vấn đề.
Tất cả những điều ấy là các bằng chứng sống động, thuyết phục, có thể dùng làm
minh chứng cho các luận điểm, các nội dung sẽ triển khai trong đề tài.
Từ những lý do trên, chúng tôi tự tin và mạnh dạn tiếp cận nghiên cứu đề tài
đã đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những biến đổi của văn hóa
truyền thống cả về vật chất, tinh thần ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh dưới tác động của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà
huyện Củ Chi là một trường hợp nghiên cứu cụ thể. Từ việc tìm hiểu những biến
đổi ấy, có thể khám phá được xu hướng biến đổi của văn hóa truyền thống có tính
quy luật trong q trình đơ thị hóa, từ đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực
tiễn để đưa ra các định hướng, đề xuất các chính sách, giải pháp gìn giữ và phát huy
những giá trị, những tinh hoa văn hóa truyền thống, những yếu tố văn hóa mới, hiện
đại song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở Củ Chi hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về những biến đổi của văn hóa ở khu vực ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề hồn tồn mới, vì đã có một số cơng trình
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, trong phạm vi tư liệu mà chúng

tôi nắm được thì số cơng trình nghiên cứu ấy chưa nhiều. Thêm vào đó, số cơng

2


trình nghiên cứu trường hợp cụ thể huyện Củ Chi lại càng hiếm, chủ yếu là những
bài báo phản ánh một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Có thể điểm qua các cơng
trình nghiên cứu như sau:
Cơng trình mang tính chất lý luận của Trần Văn Bính (chủ biên): Văn hóa
trong q trình đơ thị hóa ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, 1998.
Cơng trình này đề cập đến vị trí và vai trị của văn hóa, đặc biệt là bản sắc văn hóa
của dân tộc trong q trình đơ thị hóa ở nước ta.
Cơng trình Tìm hiểu giá trị truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý, do
NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2001, đề cập đến những giá trị văn hóa
truyền thống và những biến đổi của nó trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay.
Vấn đề văn hóa đơ thị và những biến đổi của nó cũng được nghiên cứu một
cách tương đối hệ thống trong cơng trình Biến đổi văn hóa đơ thị Việt Nam hiện
nay, của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, NXB Văn hóa - Thơng tin ấn hành năm 2006.
Tác giả cơng trình đề cập đến ba nhân tố lớn là biến đổi dân cư, phát triển của kỹ
thuật - công nghệ và sự giao lưu văn hóa như những tác nhân chính làm biến đổi
văn hóa ở các đơ thị lớn của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Một đề tài khoa học do Nguyễn Thị Tuất, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh làm chủ nhiệm (nghiệm thu tháng 7 năm 1998), Tác động của q trình đơ
thị hóa đến sự biến động kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành Tp.HCM - Đề
xuất định chế đã xem xét, nhận dạng các vấn đề tích cực cũng như tiêu cực đã và
đang diễn ra trong q trình đơ thị hóa ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề đơ thị hóa và những tác động của nó đến lĩnh vực văn hóa, xã hội
cũng đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Cơng trình Xây dựng văn hóa

đơ thị trong q trình đơ thị hóa ở Tp.HCM (NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 2008) do PGS.TS Phan Xuân Biên chủ biên đã tập hợp các
nghiên cứu khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu về những vấn đề về văn hóa và văn

3


hóa đơ thị. Trong đó, có trên 10 bài nghiên cứu về văn hóa ngoại thành trong q
trình đơ thị hóa như: Quan hệ giữa văn hóa đơ thị với văn hóa nơng thơn trong xây
dựng đời sống văn hóa ở ngoại thành của Hồ Bá Thâm; Văn hóa nơng thơn ngoại
thành Tp.HCM trong q trình đơ thị hóa của Tạ Văn Thành; Hoạt động văn hóa
ngoại thành đóng vai trị tích cực trong q trình đơ thị hóa ở Tp.HCM của Lê Thị
Thanh Tâm; Quy hoạch đô thị và phát triển văn hóa khu vực ngoại thành Tp.HCM
của Nguyễn Minh Hòa; Những tác động tiêu cực nảy sinh trong q trình đơ thị
hóa đối với văn hóa ngoại thành của Nguyễn Phúc; Nơng dân và đơ thị hóa trường hợp Tp.HCM của Tôn Nữ Quỳnh Trân... Các bài nghiên cứu này nhìn chung
đề cập một cách khái quát về văn hóa ngoại thành chứ khơng tập trung vào một
huyện nào cụ thể.
Bên cạnh đó, cơng trình Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đơ thị
hóa tại Tp.HCM, do TS. Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, NXB Trẻ ấn hành năm
1999, đề cập đến sự tác động của đơ thị hóa đối với văn hóa làng xã, một nội dung
của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, cơng trình này được thực hiện theo hướng tiếp
cận xã hội học (điều tra định tính và định lượng) và được thực hiện cách đây 12
năm, khi mà q trình đơ thị hóa chỉ mới bắt đầu tác động đến ngoại thành.
Cơng trình Chuyển dịch cơ cấu lao động 5 huyện ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh trong q trình đơ thị hóa:Thực trạng và giải pháp, nghiệm thu
năm 2006, do TS. Trần Hồi Sinh làm chủ nhiệm cũng đã đề cập đến tình hình phát
triển kinh tế - xã hội vùng ngoại thành. Tuy nhiên, cơng trình chủ yếu tập trung làm
rõ về mặt lý luận và nội dung cơ cấu lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động ở 5 huyện ngoại thành trong q trình đơ thị hóa.
Một cơng trình đáng chú ý nữa là đề tài Thu hẹp dần khoảng cách mất cân

đối giữa tốc độ đơ thị hóa với q trình thị dân hóa của nơng thơn ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh, do Lê Văn Năm làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm
2005. Trong cơng trình này, các tác giả đã phân tích những bất cập đối với người

4


nông dân trong việc chuyển đổi việc làm, lối sống khi đơ thị hóa lan rộng đến khu
vực ngoại thành.
Ngồi ra, năm 2006, một trong những luận văn thạc sĩ của Khoa Văn hóa
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh do Trần
Quang Ánh thực hiện: Biến đổi văn hóa truyền thống trong q trình đơ thị hóa ở
huyện Hóc Mơn - Tp.HCM cũng đã đề cập đến biến đổi văn hóa vùng ngoại thành,
trong đó lấy địa bàn huyện Hóc Mơn làm nơi khảo sát chính.
Hội thảo Khu vực “Các xu hướng đơ thị hóa và đơ thị hóa vùng ven ở
Đơng Nam Á” (diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 9-11/12/2008) do
Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển - CEFURDS, thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp Đơn vị Nghiên cứu Hỗn hợp 151 Viện Nghiên cứu Phát triển - Trường đại
học Provence, Pháp đồng tổ chức đặt vấn đề: Phải chăng đơ thị hóa vùng ven chỉ
gói gọn trong việc biến nơng thơn thành đơ thị? Trong khi đơ thị hóa là một động
thái tồn cầu với những kết quả rõ ràng về mặt dân số, kinh tế, thì đơ thị hóa vùng
ven, theo nhận định ban đầu, là một quá trình tác động trực tiếp đến địa bàn, diễn ra
ngay trước mắt, làm phân mảng cấu trúc của nông thôn, đồng thời tạo ra và tăng
cường cấu trúc đô thị. Thế nhưng, vùng ven là nơi được phân định rõ ràng hay chỉ
là một vùng đệm? Đơ thị hóa vùng ven là một q trình đang diễn ra hay chỉ là một
thực trạng tại một thời điểm nhất định?
Ngồi các cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đã nêu trên, cịn có một
số đề án, bài báo, bài nghiên cứu về tình hình đơ thị hóa và văn hóa ở ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh như đề án được nghiệm thu năm 2007: Nghiên cứu cơ chế,
chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng mức sống dân cư khu

vực nông thôn ngoại thành Tp.HCM của tác giả Lê Thị Thanh Lan, Viện Kinh tế
Tp.HCM; cơng trình Tác động phân tầng mức sống và q trình phát triển văn
hóa nông thôn của tác giả Trần Thị Lan Hương (năm 2000); cơng trình Nghiên
cứu cơ chế và chính sách phát triển giao thơng nơng thơn ở Tp.HCM của nhóm

5


nghiên cứu Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Lê Văn Thành, Dư Phước Tân,
Hoàng Kim Chi, Phan Văn Khiết, Nguyễn Thị Bích Hồng, Nguyễn Xuân Sanh...
Tổng quan, các cơng trình trên hầu như tập trung nghiên cứu những biến đổi
về kinh tế - xã hội, văn hóa của cả vùng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh chứ
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễn
biến đổi văn hóa trên địa bàn huyện Củ Chi một cách đầy đủ, cụ thể và rõ ràng nhất.
Mặt khác, điểm lại những cơng trình cho thấy hầu hết được thực hiện từ năm 2008
trở về trước, mà đơ thị hóa là quá trình diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Như vậy, trong
một khía cạnh nào đó, thời điểm nghiên cứu đề tài này là phù hợp mang tính tiếp
nối và liên tục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự biến đổi các thành tố văn hóa
truyền thống cả về vật chất và tinh thần trên địa bàn huyện Củ Chi, dưới tác động
của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phạm vi nghiên cứu lấy huyện Củ Chi làm địa bàn nghiên cứu chính trong sự
so sánh, đối chiếu với các quận, huyện vùng ven và ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1997 cho đến nay, tức là năm
thành phố Hồ Chí Minh có sự phân bố lại một số quận huyện do q trình đơ thị hóa
(theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ): huyện Thủ Đức
được chia thành ba quận mới (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức); quận 7 tách khỏi
huyện Nhà Bè và quận 12 tách ra khỏi huyện Hóc Mơn. Sự phân phố lại các quận
huyện đã tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách, định hướng phát triển

của các địa phương, đặc biệt ở vùng ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác,
đây cũng là khoảng thời gian diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ tại huyện Củ Chi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
• Ý nghĩa khoa học: Đề tài sẽ đóng góp và làm phong phú thêm những
nghiên cứu về tác động của đơ thị hóa đến văn hóa vùng ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh; về những biến đổi văn hóa trong q trình đơ thị hóa qua việc xem xét,

6


nghiên cứu một trường hợp cụ thể và đặc thù ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó cho
thấy động thái văn hóa hiện nay ở vùng ngoại thành đang được đơ thị hóa.
• Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc nghiên cứu tổng thể những biến đổi của văn
hóa trong q trình đơ thị hóa, đề tài sẽ giúp các cơ quan chức năng của thành phố
và các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Củ Chi có cái nhìn đầy đủ về
hiện trạng biến đổi văn hóa truyền thống cả ở mặt tích cực lẫn tiêu cực, tác động
đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân hiện nay; qua đó có các giải pháp
trước mắt và những chiến lược lâu dài để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống, hướng tới sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa
truyền thống và văn hóa mới đang ngày càng hình thành một cách rõ nét tại vùng
đất được mệnh danh là “đất thép thành đồng”, là cái nôi của cách mạng miền Nam
với lịch sử đầy hào hùng nhưng cũng khơng ít những đau thương.
Đối với bản thân người thực hiện đề tài, đây là những nghiên cứu bước đầu,
làm tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo ở các địa phương khác, ở các lĩnh
vực khác của đời sống văn hóa mn màu mn vẻ. Qua nghiên cứu đề tài này, bản
thân sẽ học hỏi được nhiều điều, rút ra nhiều kinh nghiệm quý cho hành trình
nghiên cứu khoa học của mình sau này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, các lý thuyết nghiên cứu văn hóa, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên

cứu sau:
• Phương pháp hệ thống - cấu trúc: nhằm phân tích những biến đổi văn hóa
ở huyện Củ Chi như một phần của những biến đổi văn hóa vùng ngoại thành nói
chung và sắp xếp, phân tích theo từng thành tố văn hóa cụ thể. Khi dùng phương
pháp này, đề tài được phân tích trong khung kết cấu chặt chẽ, hạn chế được sự thiếu
sót trong khảo sát.
• Tiếp cận liên ngành: Vì đề tài có liên quan đến các lĩnh vực khác như: Sử
học, Văn học, Nhân học, Xã hội học, Tôn giáo học, Biểu tượng học, Ngôn ngữ

7


học… Chẳng hạn khi nói đến sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng của người dân Củ Chi,
tức là đã liên quan đến Tơn giáo học, hoặc khi nói đến văn hóa ứng xử của người
dân Củ Chi tức là đã chạm đến Nhân học, Ngơn ngữ học...
• Phương pháp tổng hợp, phân tích: Để thực hiện đề tài, người viết đã dành
thời gian tìm tịi, tổng hợp nhiều tài liệu là các cơng trình, đề tài, bài nghiên cứu,
các báo cáo liên quan đến q trình đơ thị hóa và những biến đổi văn hóa vùng
ngoại thành, đặc biệt là huyện Củ Chi, tại Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát
triển, Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Văn phịng Huyện ủy và
Văn phịng Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Trung tâm Văn hóa huyện Củ Chi và
một số tài liệu trên báo chí, internet... Tất cả nguồn tài liệu phong phú này được tác
giả tổng hợp, phân tích theo đề cương chi tiết, giúp tác giả có cái nhìn tổng thể, cơ
bản về các vấn đề đặt ra, từ đó làm nền tảng lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu.
• Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng
mà người viết sẽ áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu tình hình,
ghi nhận những biến đổi về cảnh quan, môi trường, về nhà cửa, hệ thống giao
thông, về đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân tại địa bàn nghiên
cứu. Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, người viết thiết lập
bảng hỏi định lượng, tiến hành điều tra xã hội học để lượng hóa những biến đổi văn

hóa theo sự đánh giá của người dân tại địa bàn nghiên cứu; đồng thời tiến hành
phỏng vấn sâu và phân tích định tính về các nội dung nghiên cứu.
• Phương pháp so sánh: Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình thực
hiện, người viết cịn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ quy luật, tìm ra sự
khác biệt trong quy luật của những biến đổi văn hóa ở địa bàn huyện Củ Chi đối với
các huyện ngoại thành khác, để từ đó đề xuất giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề.
Tóm lại, từ việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, tác giả vận dụng
cách tiếp cập văn hóa học đến các thành tố văn hóa truyền thống của huyện Củ Chi,
trong đó tập trung nghiên cứu đến những biến đổi của văn hóa truyền thống trong
q trình đơ thị hóa.

8


7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục luận văn
gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong chương này, người viết tập
trung làm rõ những tiền đề lý luận về biến đổi và sự biến đổi văn hóa, đơ thị hố và
đơ thị hóa nông thôn; khái quát về Củ Chi, điểm qua quá trình đơ thị hóa trên địa
bàn huyện và đặc điểm văn hóa huyện Củ Chi. Chương này là tiền đề để triển khai
các nội dung ở chương 2 và chương 3.
Chương 2: Biến đổi trong lĩnh vực văn hóa vật chất. Trong phần này, người
viết đi sâu làm rõ những biến đổi văn hóa vật chất trên địa bàn huyện Củ Chi, cụ thể
trên từng lĩnh vực như kinh tế, nghề nghiệp, môi trường, cảnh quan, kiến trúc nhà ở,
hệ thống giao thông, phương tiện đi lại, trang phục và những biến đổi trong văn hóa
ẩm thực của người dân Củ Chi. Qua đó thấy được rằng đơ thị hóa đã tạo ra những
tác động tích cực cho xã hội như cải thiện một bước đời sống của một bộ phận dân
cư, cải thiện cơ sở hạ tầng ở ngoại thành, đời sống người dân được nâng lên một
bước; đồng thời cho thấy đơ thị hóa cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề tiêu cực trong đời

sống ngoại thành.
Chương 3: Biến đổi trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Ở chương này, người
viết đi sâu nghiên cứu những biến đổi trong sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng, phong
tục, tập qn; nghiên cứu những biến đổi trong quan hệ gia đình, gia tộc, trong sinh
hoạt văn hóa cộng đồng cùng những biến đổi về lối sống, về phương diện văn hóa
nghệ thuật, hưởng thụ văn hóa nói chung của người dân huyện Củ Chi. Dù những
biến đổi trên lĩnh vực văn hóa tinh thần khơng mãnh liệt và rõ nét như ở lĩnh vực
văn hóa vật chất nhưng cũng làm thay đổi cách thức tổ chức cuộc sống ở từng gia
đình và từng cộng đồng.

9


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến đổi văn hóa
1.1.1.1. Một số lý thuyết về văn hố
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Mỗi định nghĩa
phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về các hoạt động của con
người.
Nhà nghiên cứu nhân học người Anh, E.B.Tylor cho rằng: “Văn hoá, hay văn
minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được
con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”. [E.B.Tylor 2011: 13].
Ơng biện luận, những trình độ văn hố khác nhau có thể được coi là những giai
đoạn phát triển từ từ, mà mỗi giai đoạn ấy là sản phẩm của quá khứ, và đến lượt nó
lại đóng một vai trị nhất định trong sự hình thành tương lai.
Định nghĩa của UNESCO xem văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội, hay của
một nhóm người trong xã hội. Văn hố khơng những chỉ bao gồm nghệ thuật và văn

chương mà cịn có lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các
giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hố đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hố làm cho chúng ta trở thành những sinh vật
đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính
nhờ văn hố mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hồn thành, đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi
khơng biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt
trội lên bản thân.

10


Như vậy, UNESCO khơng những chỉ định nghĩa văn hố như là nét riêng
biệt quyết định tính cách của một xã hội mà còn cho thấy những cấu thành của văn
hoá là nghệ thuật, văn chương, lối sống, quyền cơ bản của con người, hệ thống các
giá trị, truyền thống và tín ngưỡng.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hố của Việt Nam cũng có những định nghĩa khác
nhau về văn hố. Trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương, Đào Duy Anh xem văn
hoá tức là những sinh hoạt hàng ngày của con người, trong đó gồm có hoạt động
kinh tế, xã hội và tri thức: “Văn hoá tức là sinh hoạt”. [Đào Duy Anh 2000: 13].
GS. Trần Quốc Vượng dẫn theo cách hiểu của GS. Nguyễn Từ Chi, nhìn văn
hố từ góc rộng. Theo cách ấy, thì văn hố là toàn bộ cuộc sống, là nếp sống, lối
sống về vật chất và tinh thần của những cộng đồng.
Đề cương Văn hoá Việt Nam (1943) của Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam coi phạm vi của văn hoá bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã
hội, trong đó có cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “Văn hố là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với mọi biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”. [Hồ Chí Minh 1995: 431].
GS. TSKH Trần Ngọc Thêm đặt văn hoá trong mối quan hệ tương tác giữa

con người với con người, giữa con người với mơi trường tự nhiên: “Văn hố là một
hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi
trường tự nhiên và xã hội của mình” [Trần Ngọc Thêm 2004: 25].
Mặc dù có những khái niệm khác nhau, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu
đều thống nhất phân chia văn hoá thành hai dạng khác nhau là văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần.

11


a. Văn hoá vật chất
Là những sản phẩm do con người tạo ra bằng lao động trí tuệ và lao động
chân tay. Những sản phẩm ấy hiện ra bằng những dạng thức cụ thể, hữu hình và có
thể nhận thức được bằng các giác quan. Đó là những vật phục vụ cho cuộc sống,
phát triển của cá nhân và cộng đồng từ ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, nghỉ ngơi… Văn
hố vật chất và vật chứng của trình độ các nền sản xuất, phương thức sản xuất và
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Trong văn hố
vật chất ln chứa đựng những hàm lượng nhất định của văn hoá tinh thần.
b. Văn hố tinh thần
Đó là tồn bộ những hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ
hội, những quy tắc ứng xử, văn học nghệ thuật… được nhiều thế hệ hun đúc và tạo
dựng trong những hoàn cảnh sống cụ thể.
Văn hoá tinh thần thường quy tụ lại ở những quan niệm thuộc lĩnh vực nhận
thức như chân lý, lẽ phải, đúng sai; lĩnh vực đạo đức như cái thiện, cái ác, lòng bác
ái; lĩnh vực thẩm mỹ như cái đẹp, cái xấu; lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng như quan
niệm về đấng tạo hoá, các thần linh, thiên đàng, địa ngục; lĩnh vực sinh hoạt cộng
đồng…
Ở góc độ hiểu biết và sáng tạo các giá trị, văn hoá tinh thần là năng lực vô
cùng to lớn của xã hội, tạo ra năng lực sản xuất vật chất giải quyết các nhu cầu đời

sống, là chìa khố của phát triển. Ngồi ra, nó cịn là nền tảng tinh thần xã hội, là
động lực thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển xã hội.
Mặc dù có sự phân chia như vậy nhưng trong cuộc sống con người, hai dạng
văn hoá vật chất và văn hố tinh thần ln gắn quyện với nhau. “Trong yếu tố vật
chất đều có dấu ấn của tinh thần, đều hàm chứa những biểu hiện của tư duy sáng
tạo, của trí tuệ con người. Và ngược lại, yếu tố văn hố tinh thần dù ở hình loại nào,
cuối cùng vẫn được thể hiện bằng những hình tượng trong vật thể nhất định. Ví dụ
như tâm hồn, tình cảm, ý tưởng tư duy của con người trước sau cũng phải thể hiện
bằng những hình ảnh của cử chỉ, bằng lời, bằng tiếng… để giao lưu với cộng đồng;

12


bản thân tiếng nói, lời ca, tiếng đàn… cũng dần dần được con người “vật thể hoá”
bằng các ký hiệu, kiểu chữ, nốt nhạc, thang âm, được khắc ghi, viết, vẽ, in ấn trên
các loại nguyên liệu vật chất. Như vậy, trên tổng thể, dù dưới dạng vật thể, phi vật
thể, sản phẩm văn hố là một tập hợp hồn chỉnh quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai
dạng ấy, như đã nói, đều do con người làm ra; hơn nữa, chỉ có con người mới có tư
chất, bản tính tạo ra và làm cho nó phát triển khơng ngừng”. [Lê Xuân Diệm 2002]
c. Văn hoá truyền thống
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Truyền thống là quá trình chuyển giao
từ thế hệ này sang thế hệ khác những yếu tố xã hội và văn hoá, những tư tưởng,
chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán, lễ nghi… được duy trì trong các tầng lớp xã
hội và giai cấp trong một thời gian lâu dài”. [Từ điển Bách khoa Việt Nam 2005:
603]
Các tác giả biên soạn bộ từ điển trên cũng thống nhất với nhau rằng, trong
quá trình phát triển, những truyền thống cũ khơng cịn phù hợp sẽ phải thay đổi hình
dạng, mất dần vai trị hoặc bị thay thế bởi những nhân tố mới. Cho nên, tính bền
vững của truyền thống là tương đối. Bất cứ cộng đồng nào cũng khơng thể duy trì
một lối sống, một phong tục tập quán “nguyên si” từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Từ điển Wikipedia cũng công nhận rằng truyền thống phải là những cái tốt
đẹp được gìn giữ và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
d. Văn hố đơ thị là khái niệm mới mẽ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Cũng
như khái niệm về văn hố, văn hố đơ thị được các nhà khoa học tiếp cận qua nhiều
góc độ khác nhau và đưa ra các khái niệm khác nhau.
Theo tác giả Trần Ngọc Khánh, văn hố đơ thị khơng nên hiểu là những vấn
đề về văn hố ở đơ thị, hoặc khoanh lại ở những giá trị văn hoá truyền thống, hoặc
là những khái niệm văn hoá chung chung, trừu tượng. Theo đó, “văn hố đơ thị là
các mặt hoạt động cụ thể của con người trong môi trường thành thị” [Trần Ngọc
Khánh 2012]. Văn hóa đơ thị là một thực thể tồn vẹn thuộc phạm trù văn hóa. Tính
chất cặp đơi làm cho đơ thị khơng hạn hẹp trong tính văn hóa của đơ thị (urbanité)

13


hoặc các hoạt động văn hóa ở đơ thị. Sự ghép đơi với thành tố đơ thị làm cho văn
hóa gần gũi hơn, gắn bó hơn với đời sống thực tiễn; ngược lại, thành tố văn hóa làm
cho đơ thị mang tính nhân văn, có bề dày của q trình tăng trưởng. Văn hóa đơ thị
địi hỏi q trình lâu dài, gắn quá khứ với hiện tại, truyền thống với đổi mới, làm
tăng trưởng bền vững môi trường sống. Ngày nay, đơ thị hóa là q trình phát triển
tất yếu. Q trình đơ thị hóa thu hẹp khoảng cách khơng gian giữa nông thôn và
thành thị. Con người được giải phóng khỏi lệ thuộc tự nhiên nhờ phát triển kỹ thuật,
nhưng tự nhiên vẫn là bộ phận không tách rời của mơi trường văn hóa đơ thị. Tuy
nhiên, có quan niệm tách rời nông thôn khỏi thành thị, đối lập văn hóa nơng thơn
với văn hóa đơ thị, đặt ra mâu thuẫn giữa bảo tồn bản sắc truyền thống với biến đổi
thích ứng văn minh.
1.1.1.2. Biến đổi văn hố
Văn hóa có tính ổn định và bền vững, nó được tích lũy, được truyền lại trong
cộng đồng. Tuy nhiên, khơng có một nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh.
Nền văn hóa nào cũng trải qua những biến đổi ở các mức độ khác nhau: biến đổi

nhỏ từng yếu tố, biến đổi lớn trên phạm vi rộng; biến đổi từ từ hoặc biến đổi có tính
chất bước ngoặt; biến đổi ở từng cá nhân hoặc biến đổi cả một nhóm xã hội. Chính
quy luật vận động khơng ngừng này đã bảo đảm cho văn hóa tồn tại và phát triển
một cách liên tục.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), biến đổi là “thay đổi
thành khác trước” [Nguyễn Như Ý 1999: 160].
Theo GS.TS Nguyễn Minh Hoà, biến chuyển xã hội được nêu “là những sự
thay đổi diễn ra trong khuôn khổ tổ chức xã hội, cấu trúc, thiết chế và đời sống văn
hóa xã hội” [Nguyễn Minh Hồ 1997: 192]. Từ đó, có thể hiểu khái niệm biến đổi
văn hóa là sự thay đổi diện mạo, nội dung và cấu trúc nền văn hóa khác với trước
trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội qua một giai đoạn lịch sử.
Văn hóa biến đổi trước hết do xã hội biến đổi. Nền văn hóa cụ thể nào cũng
là nền văn hóa của một xã hội cụ thể. Karl Marx đã chỉ ra rằng “tơn giáo, gia đình,

14


nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật… chỉ là những hình thức đặc
thù của sản xuất” [Karl Marx: 129]. G.Spencer (1820-1903), nhà xã hội học người
Anh cũng cho rằng “có sự tương tác giữa xã hội và tổ chức xã hội và phù hợp với
nó là các loại hình khác nhau của văn hóa”. Ơng gọi mối quan hệ giữa chúng với
nhau là “sự gắn bó siêu hữu cơ”. Vì vậy, sự biến đổi văn hóa có liên quan chặt chẽ
với sự biến đổi của xã hội.
Quan niệm về sự biến đổi xã hội của chủ nghĩa Marx lấy những biến đổi về
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm cơ sở. Lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất hợp thành phương thức sản xuất, tức phương thức tìm kiếm và tạo ra
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho một xã hội có thể tồn tại và phát triển. Sự phát
triển của phương thức sản xuất được xem là cơ sở của sự tiến bộ xã hội. Marx quan
niệm sự tiến bộ của xã hội lồi người trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau từ thấp đến cao.

Ở phương Tây, khái niệm tiến bộ xã hội gắn với quan niệm về sự biến đổi xã
hội truyền thống sang hiện đại, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công
nghiệp rồi sang nền văn minh hậu công nghiệp. Như vậy, dù xem xét sự biến đổi xã
hội theo quan niệm của phương Tây, ta đều thấy sự tác động mạnh của nó đến sự
biến đổi của đời sống xã hội và văn hóa nhân loại.
Tuy nhiên, khi biến đổi văn hóa diễn ra thì nhịp điệu và quy mơ của chúng
khơng giống nhau giữa các nhóm cộng đồng và dân tộc. Mỗi xã hội đều có sự biến
đổi theo thời gian, nhưng do những điều kiện khác nhau nên sự biến đổi về quy mơ,
nhịp điệu nhanh chậm của nó cũng có sự khác biệt nhau. Tốc độ biến đổi văn hóa sẽ
gia tăng khi nền móng kinh tế - xã hội cho sự biến đổi đươc tôn cao, gia cố và khi
hội đủ các nhân tố tác động vào sự biến đổi đó. Theo GS. Phạm Đức Dương: “Khác
với những biến đổi chính trị, kinh tế là những biến đổi mang tính bộc phát, cách
mạng, sự biến đổi văn hóa mang tính tiệm tiến vì văn hóa là sự kế thừa và phải thỏa
mãn những nhu cầu bất biến của con người” [Phạm Đức Dương 2002: 219]. Như
vậy, sự biến đổi văn hóa diễn ra từ từ và khác với sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm văn

15


hóa khơng bị bỏ đi mà trở thành những di sản nối quá khứ, hiện tại với tương lai,
được người đời khai thác, kế tục và chỉ loại bỏ những gì khơng thích hợp.
Một số nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hóa
Nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ: nhiều phát triển khoa học và công
nghệ đã làm biến đổi xã hội và văn hóa một cách sâu sắc. Nó làm thay đổi nhận
thức của con người đối với thế giới xung quanh, làm thay đổi mối quan hệ và hành
vi ứng xử của con người với nhau.
Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế: đó là sự biến đổi từ nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp sang công nghiệp hiện đại và dịch vụ kinh tế kỹ thuật dẫn đến
những thay đổi nghề nghiệp. Chính sự thay đổi nghề nghiệp và việc làm đã kéo theo
sự thay đổi vai trò của các thành viên trong gia đình, nhất là vai trị của người phụ

nữ, của những người lớn tuổi. Nếp ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí của người dân cũng
thay đổi theo hướng tiến bộ hơn.
Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa: sự tiếp xúc kinh tế - xã hội giữa các nhóm
người, các cộng đồng, các dân tộc đã tạo ra sự tiếp xúc văn hóa và giao lưu văn hóa.
Qua việc tiếp xúc ấy, một số yếu tố văn hóa của cộng đồng người này có thể lan
truyền đến cộng đồng người kia. Với cơ chế lan truyền văn hóa ấy, có hai dạng
phản ứng thường xảy ra: hoặc từ chối, hoặc tiếp nhận. Trong sự tiếp nhận văn hóa,
các yếu tố lan truyền có khi là những yếu tố cá biệt, tồn tại rời rạc bên cạnh nền văn
hóa bản địa, đơi khi nó được cộng đồng bản địa hóa nhưng cũng có khi nó gây ra
những tác động lớn làm đổi mới các yếu tố cũ của nền văn hóa tiếp nhận.
Hệ tư tưởng: hệ tư tưởng có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự biến đổi văn
hóa. Hệ tư tưởng phát sinh ra đường lối kinh tế, chính trị và văn hóa. Vì thế, bằng
chính sách của mình, nó có thể giữ nguyên trạng thái văn hóa, hoặc kích thích sự
biến đổi diễn ra nhanh hơn. Nó có thể đóng vai trị kìm hãm lẽ sống, làm trì trệ đời
sống văn hóa hoặc làm mê hoặc những nhóm văn hóa nào đó, nhất là những nhóm
có quan niệm “lệch pha”, đối lập với nền văn hóa chung. Nó có khả năng phát hiện
những giá trị văn hóa mới, nâng cao năng lực tiếp biến văn hóa hoặc biến những giá

16


trị văn hóa ngoại lai thành những chuẩn mực văn hóa có thể thực hiện trong thực tế
cuộc sống.
Ngồi những nhân tố kể trên, các nhân tố như môi trường tự nhiên, sự phát
triển các thiết chế văn hoá - xã hội, sự biến đổi cơ cấu dân cư… cũng ảnh hưởng
đến sự biến đổi của văn hoá. Đặc biệt, trong bối cảnh của đơ thị hố, sự biến đổi cơ
cấu và thành phần dân cư đôi khi là tác nhân quan trọng chi phối và làm thay đổi
văn hoá của cả một cộng đồng.
Biến đổi văn hố vừa có thể dự báo được, vừa không thể dự báo được. Sở dĩ
như vậy là vì trong chừng mực nào đó những biến đổi ấy đều do con người tạo ra.

Nó xuất phát từ tính tự giác và chủ động của con người. Q trình biến đổi văn hố
lại chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, công nghệ, xã hội, chính trị. Do đó, từ
việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta có thể dự báo được sự biến đổi
của văn hoá. Tuy nhiên, khó có thể dự báo được hồn tồn vì văn hố cịn gắn liền
với niềm tin, sở thích, biểu tượng của từng nhóm nhỏ xã hội, của từng cộng đồng.
Nó có tính ổn định khá cao và ở phương diện nào đó, sự ổn định ấy tạo ra sức ì, cản
trở q trình biến đổi. Bên cạnh đó, những biến đổi bất thường của xã hội cũng có
thể làm cho văn hố biến đổi khó lượng định được.
Mặt khác, khơng phải mọi thành tố trong văn hoá đều biến đổi với nhịp điệu
như nhau. Thơng thường, trong q trình biến đổi, các thành tố văn hoá vật chất sẽ
biến đổi trước và biến đổi nhanh hơn các thành tố văn hoá tinh thần. Sự biến đổi
“lệch pha” này thường gây ra những xáo trộn, đối nghịch giữa các chuẩn mực đã và
đang thay đổi với cái được gìn giữ và bảo lưu. Trong khi con người chấp nhận một
cách thoải mái hơn mọi sự biến đổi trong văn hoá vật chất, nhất là trong kỹ thuật,
thì lại hết sức khó khăn khi chấp nhận sự biến đổi diễn ra ở lĩnh vực văn hoá tinh
thần như niềm tin, giá trị xã hội, phong tục tập quán, chuẩn mực đạo đức. [Nguyễn
Minh Hồ 1997: 94]. Đó có thể được coi là cuộc giằng co giữa cái cũ và cái mới,
cái truyền thống và cái hiện đại.

17


Như vậy, thực tế các yếu tố trong văn hoá vật chất biến đổi nhanh hơn các
yếu tố trong văn hố tinh thần. Hiện tượng biến đổi khơng ngang bằng nhau về tốc
độ, nhịp độ của hai yếu tố này đã tạo ra một sự thụt lùi tương đối của văn hố tinh
thần so với văn hố vật chất.
1.1.2. Đơ thị và đơ thị hóa nơng thơn
1.1.2.1. Đơ thị và đơ thị hố
Trước hết, cần tìm hiểu đơ thị là gì. Đơ thị là một thực thể đã xuất hiện trong
lịch sử loài người từ xa xưa, từ khi mà ở nơi này nơi khác bắt đầu hình thành một

cách thức sinh hoạt khác biệt với nếp sinh hoạt vẫn hằng tồn tại ở thôn quê với nền
sản xuất nông nghiệp. Những thực thể hình thành nên đơ thị sau một quá trình
chuyển động tổng hợp của những điều kiện ban đầu như sự định cư và tăng dân số
trên một vùng nào đó, hoặc là do cơng nghiệp, thương mại phát triển. Trong các
điều kiện ấy, trạng thái định cư dần dần biến đổi về chất, từ cộng đồng tập trung ở
địa phương, cô lập, tự cung tự cấp với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành
một hình thái tập trung dân cư với những hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp.
Có khá nhiều cách hiểu về đơ thị. Theo cơng trình The Urban World: “Khu
định cư đô thị được định nghĩa dựa trên các cơ sở văn hố đơ thị (theo định nghĩa
văn hố học), các chức năng quản lý (theo định nghĩa chính trị học), tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp (theo định nghĩa kinh tế học) và quy mô dân số (theo định nghĩa
dân số học)” [J.John Palen 2011: 7].
Theo Từ điển tiếng Việt thì đơ thị là “nơi dân cư đơng đúc, là trung tâm
thương nghiệp và có thể cả cơng nghiệp; thành phố hoặc thị trấn” [Hoàng Phê 2004:
332]. Theo khái niệm này thì đơ thị ra đời khi hình thức sản xuất phi nơng nghiệp
tách khỏi nơng nghiệp, khơng cịn nằm trong khung cảnh thơn q nữa.
TS. Đào Hồng Tuấn cho rằng, “đơ thị là một hình thức quần cư đặc biệt của
xã hội loài người. Hiểu một cách đơn giản, đô thị là một tổ chức không gian cư trú,

18


sinh sống của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phi nông
nghiệp”. [Viện Nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh 2008: 23].
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính
phủ về việc phân loại đơ thị và cấp quản lý đơ thị thì đơ thị được hiểu là một khu
dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
- Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ra quyết định thành lập.
- Về trình độ phát triển, đơ thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: là trung

tâm tổng hợp hoặc trung tâm chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc trung
ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành thành
phố, nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng
số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70%
mức tiêu chuẩn; quy mơ dân số ít nhất 4.000 người và mật độ tối thiếu phải đạt
2.000người/km2.
Như vậy, đô thị phải là nơi có dân số tập trung cao và hoạt động sống chủ
yếu của cư dân trong khu vực ấy là những hoạt động phi nơng nghiệp. Về vai trị,
lãnh thổ hay địa lý, nó phải là trung tâm, nơi có vai trị đầu tàu trong sự phát triển
của vùng ấy.
Đơ thị hố là một q trình vận động kinh tế - xã hội - văn hoá phức tạp; là
quá trình nâng cao vai trị của thành phố trong q trình phát triển xã hội. Quá trình
này bao gồm sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, phân bố dân cư, lực
lượng sản xuất, kết cấu nghề nghiệp, lối sống, văn hoá…
Trong Từ điển tiếng Việt cũng có định nghĩa tương tự nhưng nhấn mạnh hơn
vai trò của thành thị đối với phát triển xã hội: “Đơ thị hố là q trình tập trung dân
cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự
phát triển của xã hội”. [Hoàng Phê 2004: 332].

19


×