Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ về phòng chống hiv

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUỆ

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ VỀ PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUỆ

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ
DỤNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ VỀ PHÒNG
CHỐNG HIV/AIDS CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ : 603130

HDKH: TIẾN SỸ PHẠM ĐỨC TRỌNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
2


MỤC LỤC
Trang
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................................................... 5
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 7
A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 11
2.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................................... 11
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 12
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu ............................................................. 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 12
3.2. Khách thể nghiên cứu:................................................................................... 12
3.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 12
3.4. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 13
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................... 13
4.1. Ý nghĩa lý luận .............................................................................................. 13
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 13
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 14
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ...................... 14
I CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 14
1.1 Các khái niệm liên quan: ................................................................................ 14
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 17
1.3 Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 26
1.4 Các lý thuyết áp dụng ..................................................................................... 30
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 34
1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 34

2. Khung phân tích và các biến số ........................................................................ 35
3. Phương pháp thu thập: ..................................................................................... 38
4. Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................................... 39
5. Kiểm soát nhiễu ................................................................................................ 39
Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÁC DỊCH
VỤ HỖ TRỢ VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM ............ 40
I. CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC, HÀNH VI, MÔI TRƯỜNG, KIẾN THỨC
HIV VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CỦA NHÓM PHỤ NỮ MẠI DÂM ........................ 40
2.1. Thực trạng các yếu tố về nhân khẩu học, hành vi, môi trường, kiến thức HIV
và sử dụng dịch vụ của phụ nữ mại dâm TP Hồ Chí Minh .................................... 40
2.1.1 Thực trạng các yếu tố về nhân khẩu học .......................................................... 40
2.1.2 Thực trạng các yếu tố về hành vi nguy cơ .................................................... 58
2.1.3 Các yếu tố về môi trường/kiến thức HIV/AIDS và tiếp cận dịch vụ y tế, dịch
vụ phòng chống AIDS ........................................................................................... 71
II. NHỮNG YẾU TỐ RÀO CẢN VÀ NHỮNG YẾU TỐ KHUYẾN KHÍCH ĐỐI
VỚI VIỆC TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG
HIV CỦA PHỤ NỮ MẠI DÂM ............................................................................... 86
2.2.1 Những yếu tố rào cản:.................................................................................. 86

3


2.2.2 Những yếu tố khuyến khích .......................................................................... 97
2.2.3 Kiểm định giả thuyết .................................................................................. 106
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 108
I. Kết luận .............................................................................................................. 108
1.1 Yếu tố rào cản: ............................................................................................. 109
1.2 Yếu tố khuyến khích: ....................................................................................... 111
II. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 113
2.1 Các khuyến nghị về chính sách ..................................................................... 114

2.2 Các khuyến nghị về chương trình: ................................................................ 115
2.3 Đề xuất......................................................................................................... 118
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 120
Phụ lục 1. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................... 120
Phụ lục 2. NGUY CƠ/RỦI RO TRONG NGHIÊN CỨU........................................ 121
Phụ lục 3. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ................................................................... 122
Phụ lục 4. PHIẾU PHỎNG VẤN ........................................................................... 124
Phụ lục 5. CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ 135
Bảng 2.1.3.16 tình trạng gặp GDVĐĐ với xét nghiệm HIV .................................... 168
Bảng 2.1.3.18 biết chính sách pháp luật với xét nghiệm HIV.................................. 170
Bảng 2.1.3.18 biết chính sách pháp luật với xét nghiệm HIV.................................. 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 204

4


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ

Nghĩa

viết tắt
AID

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

HIV

Virut gây suy giảm miễn dịch ở người


TC

Tiêm chích ma túy

PN

Phụ nữ mại dâm

MD

Mại dâm đường phố

MD

Mại dâm nhà hàng

MS

Nam quan hệ tình dục đồng giới

VC

Tư vấn Xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí

STI

Điều trị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục

OI


Điều trị các nhiễm trùng cơ hội

AR

Điều trị thuốc kháng viris HIV cho bệnh nhân AIDS

IBB

Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học về

S

MT

MD

ĐP

NH

M

T

s

V

S


HIV và STI

5


HSS

Giám sát trọng điểm

NIH

Viện Vệ sinh dịch tể trung ương

IBB

Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học về

E

S

HIV và STI
BC

Truyền thông thay đổi hành vi

KA

Khảo sát kiến thức thái độ hành vi


UN

Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về

C

BP

AIDS

HIV/AIDS
WH

Tổ chức Y tế Thế giới

GD

Giáo dục đồng đẳng

MO

Bộ Y tế

O

ĐĐ

H

6



LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện với sự hợp tác đắc lực của đội ngũ Giáo
dục viên đồng đẳng và cộng tác viên tại 10 quận thực hiện chương trình can thiệp
trên nhóm phụ nữ mại dâm cũng như sự tham gia của đội ngũ điều tra viên thuộc
Văn Phòng Thường Trực ủy Ban Phòng Chống AIDS TP đã vận động, sắp xếp
việc gặp gở tiếp xúc với nhóm phụ nữ mại dâm tại 10 quận tham gia vào nghiên
cứu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã nhận được sự hỗ trợ
đóng góp ý kiến quý báu của Tiến sĩ Phạm Đức Trọng, thầy đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đở tác giả trong suốt quá trình hình thành đề cương, xây dựng các nội
dung, phân tích và biên soạn luận văn Thạc sĩ này.
Tác giả Luận văn xin chân thành cảm ơn sự giúp đở nhiệt tình và hỗ trợ
tận tâm của quý thầy Phạm Đức Trọng, cùng nhóm điều tra viên tham gia nghiên
cứu.

7


8


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề tồn cầu khơng chỉ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà còn tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới, đến cuối năm 2009 trên toàn cầu có 33,3 triệu người
nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 15,9 triệu phụ nữvà 2,5 triệu trẻ em.Số

người nhiễm HIV mới năm 2009 là 2,6 triệu người, hầu hết tập trung ở
những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp[1].
Tại Châu Á dịch HIV được phát hiện vào năm 1985, tính đến
cuối năm 2009, Châu Á có khoảng 4,9 triệu người sống chung với HIV
(UNAIDS, 2010) và con số này có thể tăng lên gấp đơi vào năm 2020 nếu
các chương trình phịng chống AIDS trong khu vực khơng phát huy được
hiệu quả (Ủy ban các vấn đề về dịch AIDS ở Châu Á, 2008).
Tại Việt Nam, tính đến hết năm 2010 cả nước có 183.938 người
nhiễm HIV, 49.477 người đã tử vong vì AIDS[2].Riêng tại Thành phố Hồ
Chí Minh (TP.HCM), nơi được xem như tâm điểm của đại dịch và cũng là
nơi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, tính đến cuối tháng 12 năm
2010, tồn thành phố có 46,298 người nhiễm, 26.613 người chuyển sang
giai đoạn AIDS và 8.465 người đã tử vong.
Nhiều bằng chứng dịch tễ học cho thấy người tiêm chích ma túy
(TCMT), phụ nữ mại dâm (Phụ nữ mại dâm), nam quan hệ tình dục đồng
giới (MSM)…là các quần thể có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất ở Việt
Nam.Số liệu giám sát trọng điểm về HIV/AIDS tại TP.HCM cũng phản ánh
về sự phát triển nhanh chóng của dịch HIV tại TP. HCM bắt đầu từ nhóm
nam nghiện chích ma túy sau đó lan truyền sang mạng lưới tình dục mại
dâm [3]. Và nếu hành vi nguy cơ này không được can thiệp một cách tồn
diện và mạnh mẽ thì nguy cơ lây lan HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm sẽ
rất lớnvà tiếp liền theo sau đó là sự bùng phát của HIV trong cộng đồng dân
9


cư bình thường do một số lượng lớn khách hàng của nhóm Phụ nữ mại
dâm, bị lây nhiễm từ nhóm này qua quan hệ tình dục khơng an tồn, lại tiếp
tục lây truyền HIV sang cho vợ, người yêu và bạn tình của họ.
Để khống chế sự lan tràn của đại dịch AIDS, ngay từ đầu những
năm 1990,Thành Phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu triển khai các hoạt động can

thiệp dự phịng dành cho nhóm Phụ nữ mại dâm, đến năm 2006 thành phố
đã liên kết hoạt động dự phịng với hoạt động chăm sóc điều trị nhằm cung
cấp gói dịch vụ thân thiện, an tồn và trọn gói cho nhóm Phụ nữ mại dâm
như tiếp cận, truyền thơng thay đổi hành vi, phân phát miễn phí bao cao su,
phân phát miễn phí Bơm Kim Tiêm cho những Phụ nữ mại dâm có Tiêm
Chích Ma Túy, xét nghiệm HIV tự nguyện - miễn phí (VCT), điều trị các
nhiễm khuẩn qua đường tình dục (STIs), điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều
trị thuốc kháng vi rút HIV cho những bệnh nhân AIDS (OI và ART).Những
hoạt động này đã có những tác động nhất định đến những phụ nữ hoạt động
mại dâm trên địa bàn thành phố.
Nhưng qua nhiều nghiên cứu, đánh giá (IBBS, HSS) tỉ lệ hiện
nhiễm HIV trên nhóm Phụ nữ mại dâmthành phố có xu hướng tăng
lên, tỉ lệ này đã tăng gấp 2,7 lần trên nhóm mại dâm đường phố (Mại dâm
đường phố): từ 11% năm 2006 lên đến 16% năm 2009; mại dâm nhà hàng
(Mại dâm nhà hàng): từ 6% năm 2006 lên đến 16% năm 2009); tỷ lệ nhận
và sử dụng các phương tiện giảm tác hại như bao cao su, bơm kim tiêm
thấp (dưới 50%), tỉ lệ Phụ nữ mại dâmtham gia xét nghiệm và nhận
kết quả tuy có cải thiện nhưng vẫn cịn ở mức thấp so với chương trình
mục tiêu quốc gia về việc xét nghiệm trên nhóm này (34% trên nhóm
Mại dâm nhà hàng và 44% trên nhóm Mại dâm đường phố so với chỉ tiêu
80% nhóm nguy cơ cao tham gia xét nghiệm HIV tự nguyện của Cục
AIDS)
Việc thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu xem nguyên nhân nào
đã khiến Phụ nữ mại dâm khó tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ phịng chống
HIV tại thành phố HCM qua đó có thể góp phần giúp cải thiện việc tiếp cận
10


gói dịch vụ hỗ trợ phịng chống HIV/AIDS cho Phụ nữ mại dâm, đồng thời
cung cấp các thông tin hữu ích để giúp các dịch vụ hiện có trở nên thân

thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của các nhóm Phụ nữ mại dâm tốt hơn nhằm
làm giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trên nhóm này.
Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu đề tài này như sau:
1. Những yếu tố nào khiến phụ nữ mại dâm khó tiếp cận và sử dụng dịch
vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS (BCS, BKT, VCT)?
2. Những yếu tố nào khuyến khích những phụ nữ mại dâm tìm kiếm và sử
dụng nhiều hơn các dịch vụ BCS, BKT, VCT?
3. Cần phải làm gì để các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS trở nên
dễ tiếp cận hơn với phụ nữ mại dâm?
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1:Những yếu tố về nhân khẩu học, về hành vi nguy cơ, về
môi trường sẽ tác động mạnh vào việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ phòng chống
HIV của phụ nữ mại dâm.
Giả thuyết 2:Những Phụ nữ mại dâm tiếp cận thông tin về các dịch
vụ hỗ trợ phịng chống HIV/AIDS càng nhiều thì khả năng Phụ nữ mại dâm
sử dụng dịch vụ này càng gia tăng
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch
vụ hỗ trợ phòng chống HIV của Phụ nữ mại dâm, bao gồm: các dịch vụ
cung cấp miễn phí Bao Cao Su, Bơm Kim Tiêm và dịch vụ tư vấn xét
nghiệm HIV (VCT), dịch vụ điều trị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục
(STIs).

11


2.2 Mục tiêu cụ thể



Mô tả thực trạng các yếu tố về nhân khẩu học, hành vi, môi trường và

sử dụng dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS của phụ nữ mại dâm.


Xác định những yếu tố nào là rào cản và những yếu tố nào là khuyến

khích đối với việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV
của Phụ nữ mại dâm.


Đề xuất các mơ hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ phịng chống HIV thân

thiện hơn với Phụ nữ mại dâm.
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những Phụ nữ hành nghề mại
dâm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm nghiên cứu bao
gồm:
+ Phụ nữ mại dâm đường phố gọi tắt là Mại dâm đường phố
+ Phụ nữ mại dâmtrong cơ sở dịch vụ như nhà hàng, khách sạn...sau
đây gọi tắt là mại dâm nhà hàng, khách sạn (Mại dâm nhà hàng).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là 10 quận của thành phố Hồ Chí Minh
(mẫu ngẫu nhiên qua bốc thăm 20/24 Quận đang có các dịch vụ hỗ trợ
phịng chống HIV: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, Tân bình, Bình Thạnh).


12


3.4.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03 năm 2012đến tháng 12 năm 2012.
4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Việc tìm hiểu các yếu tố khiến phụ nữ mại dâm ít tham gia sử
dụng các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS (Bao Cao Su, Bơm Kim
Tiêm, xét nghiệm HIV, điều trị STIs) mặc dù các dịch vụ này đã được triển
khai rộng từ 2006 đến nay được xác định là nghiên cứu khám phá dựa trên
cơ sở của lý thuyết thay đổi hành vi và lý thuyết lựa chọn hợp lý, những kết
quả thu được sau nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà khoa học, những người
làm việc trong lĩnh vực y –xã hội học có thêm bằng chứng khoa học và cơ
sở lý luận để chứng minh các yếu tố này có tác động đến việc lây nhiễm
HIV của nhóm Phụ nữ mại dâm tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề nhiễm HIV trên nhóm Phụ nữ mại dâm và sau đó lan
sang nhóm phụ nữ bình thường trong cộng đồng qua việc lây từ chồng/ bạn
tình là khách làng chơi đang là thực tế và dự báo sẽ ngày càng gia tăng, làm
thế nào để phụ nữ mại dâm sử dụng nhiều hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ về
phịng chống HIV hiện có qua đó sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm
HIV/STIs trong nhóm Phụ nữ mại dâm nói riêng và nhóm phụ nữ bình
thường ở cộng đồng nói chung.
Kết quả nghiên cứu này sẽ mơ tả được đâu là những ngun
nhân chính khiến phụ nữ mại dâm khó sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phịng
chống HIV/AIDS hiện có tại thành phố đồng thời đưa ra các khuyến nghị
giúp những nhà hoạch định chính sách, những Ban Ngành chức năng có
liên quan hiệu chỉnh, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS
cho phù hợp với các nhóm nguy cơ cao nói chung và với nhóm Phụ nữ mại

dâm nói riêng.
13


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm liên quan:
1.1.1 Khái niệm các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV hiện có tại
thành phố:
Với sự hỗ trợ của các Tổ Chức Quốc Tế, thành phố Hồ Chí Minh đã
mở rộng các chương trình dự phịng và chăm sóc hỗ trợ, điều trị cho những
người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS trong đó có phụ nữ mại
dâm. Năm 2012 các dịch vụ hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS hiện có tại
thành phố như sau:
1.1.1.1Giáo dục đồng đẳng:
Là biện pháp dùng chính những người trong cuộc, những người đang là
phụ nữ mại dâm, hoặc những người đã là phụ nữ mại dâmtrước đây, tham
gia vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Những người này sẽ được đào
tạo trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để sau đó đến gặp gở và chia sẽ
kiến thức kỹ năng, cung cấp thông tin, cung cấp phương tiện như bao cao
su, Bơm Kim Tiêm (nếu có tiêm chích), cung cấp địa chỉ các dịch vụ hỗ trợ
như tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục
cho các phụ nữ mại dâm trên địa bàn thành phố, nhằm giúp những phụ nữ
mại dâm này thay đổi hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm HIV. Tính đến
năm 2012 tồn thành phố có trên 380 Giáo dục viên đồng đẳngtrong đó có
189 giáo dục viên đồng đẳng nhóm mại dâm đang thực hiện can thiệp hỗ
trợ phòng chống HIV trên nhóm phụ nữ mại dâm tại 22 Quận/Huyện (trừ
Cần giờ, Củ Chi).
1.1.1.2 Truyền thông thay đổi hành vi:

14


Truyền thơng thay đổi hành vi là một q trình chia sẻ, truyền tải thông
tin và kỹ năng đến những nhóm đối tượng cụ thể với mong muốn tác động
đến họ để họ thay đổi về hành vi và thái độ một cách bền vững. Đây là hoạt
động mang tính mục đích của chương trình dự phịng lây nhiễm HIV trên
nhóm nguy cơ cao trong đó có nhóm phụ nữ mại dâm. Khi giáo dục viên
đồng đẳng tiếp xúc với phụ nữ mại dâm phải hướng đến việc thay đổi hành
vi nguy cơ của nhóm phụ nữ mại dâm này
1.1.1.3 Chương trình 100% bao cao su:
Đây là chương trìnhđược thực hiện theo luật phòng chống HIV/AIDS
và nghị định 108/TT- CP của Thủ Tướng Chính Phủ. Chương trình này
nhằm mục đích đảm bảo các tụ điểm mại dâm, các cơ sở vui chơi giải trí
đều tham gia chương trình an tồn tình dục.Thơng qua đội ngũ giáo dục
viên đồng đẳng, chương trình này sẽ cấp phát miễn phí bao cao su, hoặc
qua các kênh bán trợ giá bao cao su giúp phụ nữ mại dâm tiếp cận dễ dàng
bao cao su hỗ trợ hành vi an tồn tình dục.
1.1.1.4 Chương trình trao đổi bơm kim tiêm:
Chương trình trao đổi bơm kim tiêm nhằm mục đích tránh việc lây
nhiễm HIV do chích chung kim của người tiêm chích ma túy. Ngay từ năm
1993 thành phố Hồ Chí Minh được sự cho phép của Thủ Tướng Chính Phủ
đã thực hiện chương trình cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch cho người tiêm
chích ma túy. Đến nay chương trình đã mở rộng với trên 60 Tỉnh Thành
Phố thực hiện. Chương trình cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch cũng do giáo
dục viên đồng đẳng thực hiện. Giáo dục viên đồng đẳng sẽ đến các điểm
nóng có người tiêm chích ma túy để phát miễn phí bơm kim tiêm sạch và
thu gom bơm kim tiêm bẩn hoặc giới thiệu chuyển gởi người tiêm chích ma
túy đến các nhà thuốc tây đang tham gia vào chương trình phát bơm kim
tiêm miễn phí hoặc mở cửa thêm giờ và bán BKT cho người tiêm chích ma

túy với thái độ thân thiện. Ngồi chương trình cung cấp bơm kim tiêm sạch
miễn phí, thành phố Hồ Chí Minh cịn có hình thức đặt bơm kim tiêm sạch
15


miễn phí tại các điểm có đơng người nghiện chích ma túy tụ tập để giúp
người tiêm chích ma túy tiếp cận dễ dàng với bơm kim tiêm sạch nhằm dự
phòng lây nhiễm HIV qua đường máu. Hiện nay chương trình trao đổi bơm
kim tiêm đang can thiệp tại 24/24 Quận, có 160 giáo dục viên đồng đẳngma
túy, có 73 nhà thuốc tây đang tham gia chương trình nhà thuốc thân thiện
và 157 điểm đặt bơm kim tiêm sạch.
1.1.1.5 Chương trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (VCT):
Đây là hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện miễn phí về HIV dành
cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy,
phụ nữ mại dâm và nam có quan hệ tình dục với nam tại TP HCM. Tính
đến năm 2012, tồn thành phố có 24 điểm tư vấn xét nghiệm HIV đang
thực hiện hoạt động xét nghiệm HIV miễn phí. Chương trình xét nghiệm
HIV miễn phí đangđược đặt tại các Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng thuộc
Trung tâm Y tế Dự phòng của 22 Quận/Huyện (Trừ Cần giờ, Nhà Bè) và tại
Bệnh viện Da Liễu thành phố, phòng khám tư nhân Việt Mỹ .
Ngồi hoạt động dự phịng, các hoạt động chăm sóc điều trị
cũng góp phần giúp chương trình phịng ngừa lây nhiễm trên các nhóm
nguy cơ cao phát huy tác dụng như điều trị các bệnh có liên quan đến HIV:
Chương trình điều trị các nhiễm khuẩn qua đường tình dục (STIs) được
thực hiện bởi Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận/Huyện, chương trình điều
trị của các phịng khám ngoại trú (cịn gọi tắt là OPC) là chương trình dành
cho bệnh nhân AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội (Lao, sưng hạch, tiêu
chảy, nấm da…) hoặc đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV
(ARV).
1.1.1.2 Khái niệm HIV và AIDS

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi tắt của một
loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cũng có
thể hiểu HIV là loại vi rút làm mất dần sức đề kháng của con người.

16


AIDS (Aquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra – là giai đoạn cuối của quá trình
nhiễm HIV.
Quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể
người: trải qua 4 giai đoạn
Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ, thời kỳ
chuyển đổi huyết thanh). Người nhiễm HIV hầu như khơng có biểu hiện gì
hoặc chỉ có những triệu chứng thông thường giống như cảm cúm, và các
triệu chứng này qua đi một cách tự nhiên, nên ngay bản thân người nhiễm
cũng không “để ý” tới. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng.Gia
đoạn này kết quả xét nghiệm thơng thường (tìm kháng thể) cho kết quả là
“âm tính”.
-

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV khơng có triệu chứng, giai đoạn này có thể

kéo dài nhiều năm, trung bình 8-10 năm và có thể lâu hơn.
-

Giai đoạn 3: là giai đoạn cận AIDS. Người nhiễm HIV ở giai đoạn này

có một số các nhiễm trùng cơ hội như nấm miệng hoặc nấm ở hầu họng, ho
dai dẳng, sưng hạch, nổi mụn rộp…

-

Giai đoạn 4: còn gọi là giai đoạn AIDS, đây chính là giai đoạn cuối

cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể, với một số biểu hiện triệu
chứng bệnh ra bên ngoài như tiêu chảy kéo dài, sụt cân trên 10% trọng
lượng cơ thể, ho dai dẳng kéo dài. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng
đến 2 năm, nếu không được điềutrị bằng thuốc kháng vi rút thì sẽ nhanh
chóng tử vong.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực tế đã có rất nhiều nhữngbài báo, bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành cũng như các nghiên cứu của những người tiền nhiệm
viết về đề tài mại dâm và những vấn đề liên quan đến HIV tại Việt Nam và
thành phố Hồ Chí Minh.

17


1.2.1 Tổng quan về Mại dâm
Ngày 15/04/2003 Pháp Lệnh phòng chống mại dâm đã công bố
quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và
gia đình trong việc loại trừ mại dâm.Ngày 15/10/2004 chính phủ đã ban
hành nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh phòng chống mại dâm.Hoạt động mại dâm tại Việt Nam vẫn
là hoạt động bất hợp pháp, đa số các quốc gia trên thế giới cũng có quan
điểm này.
Theo tổng điều tra dân số, [5] tính đến giữa năm 2009 Dân số
của Việt Nam là 87.263.000 người. Theo số liệu chính thức của Chính phủ/
Bộ Y Tế ước tính số người mại dâm ở Việt Nam hiện nay vào khoảng
87.170 người, tuy nhiên, theo những số liệu khơng chính thức ước tính có

khoảng hơn 200,000 đến hơn 400,000 người hoạt động mại dâm.Đánh giá
tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phịng chống mại dâm
giai đoạn 2006-2010 của Việt Nam cho thấy phụ nữ mại dâm ngày càng trẻ
hóa với độ tuổi từ 18-25 chiến 42% và độ tuổi trung bình là 25 tuổi [6].
Theo kế hoạch phịng chống AIDS năm năm, giai đoạn 20112015 tại thành phố Hồ Chí Minh [7] ước tính có khoảng 20.000 người hoạt
động mại dâm trong đó khoảng 5.000 người là hoạt động trực tiếp, đón
khách tại các tụ điểm đường phố cơng viên. Khoảng 15.000 người hoạt
động gián tiếp trong các cơ sở dịch vụ giải trí nhạy cảm.
1.2.2 Phân loại những người mại dâm
Nhìn chung tại Việt Nam, đa số người mại dâm là nữ, Mặc dù
mại dâm nam cũng có, nhưng chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể. Theo tác
giả Nguyễn Trần Lâm (2009) [8], có thể phân hai loại người mại dâm chủ
yếu ở Việt Nam. “Những người mại dâm gián tiếp” đó là những người hành
nghề mại dâm ở các cơ sở giải trí (như quán karaoke, nhà hàng, khách
sạn…) những người này đã có khoản thu nhập nhất định từ lương và hoạt
động mại dâm như hoạt động để giúp họ kiếm thêm thu nhập. Nhóm thứ hai
18


là những “người mại dâm trực tiếp” đa phần là những người hoạt động mại
dâm trên đường phố [8] và nguồn thu nhập chủ yếu của họ đến từ hoạt động
bán dâm cho khách hàng.Phân loại này cũng được nhắc đến trong nghiên
cứu về” lối sống và mạng lưới mại dâm nữ ở thành phố HCM” của Nguyễn
Nguyên Như Trang – Hàng Thị Xuân Lan (2004) với việc phân biệt hai loại
hình trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh đến
tính đa dạng và linh động của phụ nữ mại dâmvà nhận định rằng việc phân
làm hai loại chỉ mang tính chất tương đối.
1.2.3 Đặc điểm xã hội văn hóa và kinh tế của phụ nữ mại dâm
Theo nghiên cứu “lối sống và mạng lưới” của Nguyễn Nguyên
Như Trang- Hàng Thị Xuân Lan (2004) phụ nữ mại dâm tại địa bàn thành

phố đa phần xuất thân từ các Tỉnh phía nam như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền
Giang, Cần Thơ nhiều hơn thành phố Hồ Chí Minh, số liệu của Sở Lao
Động Thương Binh và Xã hội về đối tượng bán dâm tại thành phố cũng cho
rằng đa số là người từ khu vực Đồng bằng sông Cữu Long,tại thành phố, tỷ
lệ mại dâm từ các Tỉnh Thành khác chiếm 94,23%.Cũng theo nghiên cứu
“Lối sống và mạng lưới” nguyên nhân chính để các chị vào nghề mại dâm
có liên quan trực tiếp đến gia đình và bản thân họ như gặp khó khăn về kinh
tế, mất/giảm sức lao động, cha mẹ ly dị, mất sớm, hoặc thất vọng đổ vở
trong tình u/hơn nhân…những điều này đã làm các chị chán nản và mất
phương hướng, buông trôi bản thân.Qua nghiên cứu của các tác giả, lý do
thất vọng mất phương hướngcàng rõ nét và có xu hướng gia tăng ở những
phụ nữ mại dâmcó hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minhvới đặc điểm trẻ, độc
thân, con nhà khá giả.
Cũng theo nghiên cứu trên, đa số các chị phỏng vấn chưa học
hết cấp 1, một số mù chữ. Trong đánh giá về “nhu cầu nghề nghiệp của Mại
Dâm” tại thành phố Hồ Chí Minhcủa Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học
(2010) đã nhận định rằng đa số Mại dâm nữ có trình độ văn hóa thấp: “phần
lớn nhóm mại dâm nữ học trung học cơ sở và có một số học tiểu học hoặc
mù chữ, một số rất ít tốt nghiệp trung học phổ thơng, khơng ai có trình độ
19


đại học”, như vậy chúng ta thấy có sự tương đồng trong việc nhận định của
các nghiên cứu về trình độ học vấn thấp của phụ nữ mại dâm.
Cũng theo nghiên cứu trên thì đa số các chị ở nhà thuê, ba bốn
người ở chung một phòng/ hoặc nhà trọ và chia nhau tiền thuê phòng /hoặc
nhà. Việc liên kết th phịng/nhà này dựa trên làm việc chung hoặc có địa
bàn hoạt động chung hoặc gần nhau. Hầu hết đều trải qua các nghề khác
nhau trước khi bán dâm.Các phụ nữ mại dâm đều cho rằng họ kiếm tiền
nhiều hơn trước đây nhưng cũng tiêu xài nhiều hơn, tình trạng thiếu nợ kéo

dài và trả lãi đã gây áp lực lên việc đi khách của phụ nữ mại dâm.
1.2.4 Địa bàn và loại hình hoạt động của phụ nữ mại dâm
Theo tác giả Nguyễn duy Tùng, mại dâm thường có mặt trên các
tuyến đường nơi những tài xế lái xe đường dài, tài xế xuyên Việt chọn làm
điểm dừng chân[9]. Nghiên cứu “lối sống và mạng lưới” (2004) tại TP
HCM của Nguyễn Nguyên Như Trang- Hàng Thị Xuân Lan nhận định loại
hình hoạt động Mại Dâm hiện nay rất phong phú: các tụ điểm như công
viên, đường phố, các khu công trường xây dựng và những nơi đông người
qua lại cũng là nơi tụ tập đón khách của nhóm mại dâm đường phố, những
nơi này thường được gọi là các tụ điểm mại dâm. Các hình thức hoạt động
mại dâm trên đường phố bao gồm đứng đón khách tại các tụ điểm, dùng xe
“di động” (chạy lòng vòng theo các tuyến nhất định) để đón khách, dùng
các hình thức trá hình như bán trái cây, bán vé số “xổ liền”... Ngồi mại
dâm đường phố cịn hình thức mại dâm làm việc ở các cơ sở dịch vụ giải trí
như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, Câu lạc bộ, nhà hàng, quán bar, hớt tóc và
các cơ sở mát-xa[10]. Theo báo cáo kết quả “khảo sát nhu cầu thay đổi
nghề nghiệp của mại dâm” do Viện Y- Xã hội học thực hiện (2010) [11]
những người làm việc tại các cơ sở vui chơi giải trí hoặc trong nhà hàng đa
số đều ở lứa tuổi trẻ hơn và có nhan sắc hơn, đồng thời cũng có trình độ học
vấn cao hơn so với nhóm hiện đang hành nghề tại các cơng viên hoặc trên
đường phố. Ngồi ra tại thành phố Hồ chí Minh cịn có hoạt động mại dâm
“nhảy tàu” dành cho các chị em hành nghề mại dâm trên sông nước, hoặc
20


hoạt động mại dâm dưới sự chăn dắc của má mì và bảo kê. Những phụ nữ
mại dâmnày thường đón khách qua môi giới hoặc bằng điện thoại.Trong
mấy năm gần đây cịn có dạng ẩn mới xuất hiện tại thành phố đó là bán
dâm trên mạng Internet hoặc qua các đường dây du lịch đến Singafore,
Hongkong…từ một đến ba tháng, tuy nhiên vẫn chưa có con số cụ thể về số

lượng đối tượng này.
1.2.5 Động lực của hành nghề mại dâm
Từ lúc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt
Nam đã thay đổi rất nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, các
loại hình kinh doanh ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa và du lịch làm
mức sống người dân gia tăng nhưng kéo theo đó là mặt tráivới nhiều phụ nữ
trẻ bị lừa gạt hoặc tự nguyện bước vào công việc kinh doanh thân xác để
đáp ứng nhu cầu mại dâm kiếm tiền giúp gia đình hoặc đơn giản chỉ để có
tiền tiêu xài cá nhân. Theo Elmer Lauren và Tùng, Nguyễn Duy (2001) có
nhận địnhrằng “cùng với những tăng trưởng và phát triển tích cực, những
thay đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam gắn liền với sự gia tăng về mại dâm; sự
thay đổi này đã khiến cho nhiều người trẻ tuổi trở nên thất nghiệp buộc họ
phải lựa chọn nghề mại dâm làm phương thức kiếm sống nhanh để ni bản
thân và gia đình” [13].
1.2.6 Lối sống, thu nhập của Phụ nữ mại dâm
Theo nghiên cứu về “Lối sống và mạng lưới mại dâm nữ ở
Thành phố HCM: các cơ hội dự phòng HIV” của Nguyễn Nguyên Như
Trang – Hàng Thị Xn Lan (2004), tính trung bình một phụ nữ mại dâm
kiếm được khoảng từ 3.000.000đ đến trên 10.000.000đ tháng/chị, thu nhập
này phụ thuộc vào các loại hình dịch vụ tình dục cung cấp cho khách và
ứng với mỗi loại khách khác nhau [14].
Theo nghiên cứu định tính “Đời sống của nữ mại dâm ở Việt
Nam” của tác giả Ngô Đức Anh tại hai thành phố Đà Nẵng và Hà Nội:phụ
nữ mại dâm sống và làm việc trong một môi trường phức tạp với nhiều mối
21


quan hệ đan xen. Trong các mối quan hệ này,phụ nữ mại dâm thường khó
có thể tự bảo vệ an toàn cho họ cũng như được đảm bảo mức sống ổn định.
Túng thiếu là vấn đề chính mà phụ nữ mại dâm đường phố phải đối mặt và

điều này đã góp phần khiến họ thực hiện hành vi tình dục khơng an tồn.
Phụ nữ mại dâm ở tụ điểm ít lo lắng về thu nhập hơn mại dâm đường phố,
nhưng họ cũng thường xuyên rơi vào tình trạng phải gánh chịu các khoản
nợ do tham gia cờ bạc gây ra. Nghiên cứu định tính cũng cho thấy nhiều
phụ nữ mại dâmmong muốn rời bỏ công việc mại dâm nhưng do bản thân
khơng nghề nghiệp, trình độ thấp, lại phải gánh các trách nhiệm chu cấp
cho bản thân, cho người khác… vì thế các mong ước này khơng thể trở
thành hiện thực,qua đó cho thấy để cải thiện chất lượng cuộc sống và khả
năng hòa nhập xã hội của những phụ nữ mại dâm, các yếu tố tâm lý - xã hội
cần phải được giải quyết song song với các can thiệp về hành vi nguy cơ
lây nhiễm HIV/AIDS.
2.2.1Các nghiên cứu, bài viết về Phụ nữ mại dâm có liên quan đến
chương trình phịng chống HIV/AIDS
2.2.1.1 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm mại dâm và khách hàng
Theo “Ước tính và dự báo tình hình dịch 2007-2012” của Bộ Y
tế Việt Nam nhận định: dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tập
trung trong nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bao gồm những
phụ nữ mại dâm và bạn tình/khách hàng. Ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm trưởng thành Việt Nam ở độ tuổi từ 15 đến 49 là 0.43%,trong
khi đó tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm ở Việt Nam đã tăng
mạnh kể từ cuối những năm 90 và lên tới 9% trong năm 2007[15].Tại thành
phố Hồ Chí Minh số liệu này cao hơn gấp nhiều lần nhưqua Giám Sát
Trọng Điểm (HSS) do Sở Y tế và Viện Pasteur Thành Phố thực hiện năm
2001 là 23,4%; sở dĩ tỷ lệ nhiễm HIV cao ở phụ nữ mại dâm thành phố
trong thời gian này là do có sự kết hợp giữa hành vi bán dâm và hành vi
tiêm chích ma túy.

22



Hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm phụ nữ mại dâm qua giám
sát trọng điểm – hoạt động thường quy hàng năm của Sở Y Tế và Viện
Pasteur thành phố- tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm Phụ nữ mại dâmlà 8,87%
(2010), tuy nhiên nếu so sánh với giám sát trọng điểm năm 2008 và 2009
chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV trên nhóm mại dâm nữ có chiều
hướng đi lên [16]. Tương tự như thế, số liệu từ nghiên cứu đánh giá hành vi
và sinh học của Bộ Y Tế - Viện Vệ Sinh Dịch Tể trung ương cho thấy tỷ lệ
lây nhiễm HIV trên nhóm mại dâm nữ năm 2006 là 11% đến năm 2009 tỷ
lệ nhiễm HIV trên nhóm này là 16%, điều đó có nghĩa là dịch HIV trên
nhóm này đang gia tăng.
2.2.1.2 Mại dâm và nguy cơ nhiễm HIV:
Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cho thấy nguyên nhân
nhiễm HIV ở phụ nữ mại dâmlà do thiếu hiểu biết về HIV/AIDS, do nhận
thức sai, thơng tin sai, hoặc thơng tin khơng có căn cứ về đường lây truyền
và cách phòng chống căn bệnh này (Franklin, 1993; Hồng và cs, 1997). Bên
cạnh các yếu tố như thiếu hiểu biết về HIV/AIDS và bao cao su cũng như
thiếu tự tin và không chấp nhận bao cao su, ở phụ nữ mại dâmcịn có các
yếu tố hoàn cảnh (contextual factors) ảnh hưởng tới việc tham gia vào các
hành vi nguy cơ về tình dục hoặc sử dụng bao cao su không thường xuyên
của phụ nữ mại dâmđối với khách hàng của họ. Các yếu tố hoàn cảnh
thường ảnh hưởng đến hành vi cá nhân và ngày càng được các nhà nghiên
cứu cũng như cộng đồng nhận thức rõ là đóng vai trị thiết yếu trong các
chương trình phịng chống HIV (UNAIDS, 1999).
Nghiên cứu dân tộc học do Hội đồng Dân số (Population Council) tiến
hành tại Cần Thơ, một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với sự hỗ trợ
kinh phí của Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế (Family Health
International), có đánh giá hành vi tình dục có nguy cơ cao của người bán
dâm và khách hàng của họ cũng như bối cảnh chi phối những hành vi này.
Nghiên cứu này phân tích bối cảnh xã hội về mơi trường thể chế trong đó
phụ nữ mại dâm Việt Nam và các khách hàng của họ thực hiện hành vi tình

23


dục có nguy cơ cao làm lây nhiễm HIV. Phát hiện của nghiên cứu này đã
cung cấp những thông tin cho việc vận động thay đổi về chính sách nhằm
hỗ trợ cho việc giảm thiểu nguy cơ và thay đổi hành vi để phòng chống
HIV/AIDS cho phụ nữ mại dâm và khách hàng của họ.
2.2.1.3 Nhận thức về HIV
Thông tin chung qua báo cáo của các giáo dục viên đồng đẳngtại
Thành phố Hồ Chí Minh về các đường lây, khơng lây và sự nguy hiểm của
HIV được nhóm phụ nữ mại dâmtại thành phố hiểu khá tốt, tuy nhiên kiến
thức này đã không đủ sức giúp họ luôn luôn thực hiện các hành vi an
toàn.Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi của người dân thành
phố do Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe thành phố khảo sát năm
2010 cho thấy tỷ lệ trên 90% biết các kiến thức cơ bản về HIV như các
đường lây và biện pháp phịng ngừa, tuy nhiên số đơng lại nhận thức rằng
mình khơng có nguy cơ bị lây nhiễm. Nghiên cứu của Tổ chức Gia đình
Quốc tế 2010 (PSI) cho thấy nhận thức của những phụ nữ hoạt động mại
dâm cũng rất thấp.Phụ nữ mại dâm khi bán dâm chủ yếu sẽ dựa vào lòng
tin, mối quan hệ quen biết (khách hàng thường xun, bạn tình) hoặc qua
vẽ ngồi (khỏe mạnh, cường tráng, đẹp trai, lịch sự…) để quyết định có sử
dụng bao cao su với khách hàng hay không[17]. Như vậy giữa kiến thức,
nhận thức và hành vicủa phụ nữ mại dâm có khoảng cách đáng kể.
2.2.1.4 Sử dụng bao cao su
Theo Tùng, Nguyễn Duy và cộng sự (2001) Sử dụng Bao Cao Su trong
phụ nữ mại dâm phụ thuộc phần lớn vào khách hàng của họ. Số liệu nghiên
cứu của Bộ Y Tế -Viện Vệ Sinh Dịch TểTrung Ương (IBBS 2009)tại thành
phốHồ Chí Minh cho thấy rằng chỉ khoảng 30% hoặc thấp hơn những
người mại dâm bao gồm cả nam lẫn nữ có sử dụng bao cao su thường
xuyên với bạn tình thường xuyên của họ.Tỉ lệ tiếp cận Bao Cao Su miễn

phí/giá rẻ trong vịng 6 tháng trước cuộc điều tra giảm đáng kể (Mại dâm
nhà hàng: 63% năm 2006 xuống còn 36% năm 2009; Mại dâm đường phố:
24


72% năm 2006 xuống còn 55% năm 2009); nếu so giữa hai nhóm phụ nữ
mại dâm đường phố và mại dâm trong cơ sở dịch vụ thì mại dâm đường
phố theo các nghiên cứu lại có tỷ lệ sử dụng bao cao su nhiều hơn mại dâm
trong cơ sở dịch vụ. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng bao cao su lại thay đổi tùy theo
đối tượng quan hệ tình dục: ví dụ với mại dâm đường phố, tỷ lệ sử dụng
Bao Cao Su rất thấp khi quan hệ tình dục với vợ/chồng/người yêu, cao hơn
với bạn tình thường xuyên và cao nhất đối với khách hàng, nhất là khách lạ
tức khách hàng một lần, như qua nghiên cứu về hành vi và sinh học (IBBS)
tại thành phố Hồ Chí Minh của Viện Vệ Sinh Dịch Tể Trung Ương, năm
2000, tỷ lệ sử dụng Bao Cao Su của gái mại dâm đường phố với
chồng/người yêu là 25%, với khách quen là 43%, với khách lạ là 55%; năm
2006 các tỷ lệ lần lượt là 40%, 69% và 77% và năm 2009 các tỷ lệ này lần
lượt là 23%, 57%, 80%. Tương tụ như thế phụ nữ mại dâm nhà hàng có tỷ
lệ sử dụng bao cao su thấp hơn so với phụ nữ mại dâm đường phố vào
những năm 90. Năm 2000 tỷ lệ sử dụng Bao Cao Su với chồng/người yêu
của mại dâm nhà hàng là 4%, với khách quen là 15%, với khách lạ 32%.Tỷ
lệ này tăng dần trong năm 2006, với chồng/người yêu là 21%, với khách
hàng là 72% và năm 2009 tỷ lệ này lần lượt là 32%, 61% và 77,3%.
2.2.1.5 Về hành vi tiêm chích ma túy:
Đây là đường làm lây lan nhanh chóng HIV/AIDS tại thành phố HCM,
tỷ lệ sử dụng và tiêm chích ma túy đều gia tăng trên nhóm phụ nữ mại dâm
những năm gần đây, điều này cảnh báo sự lây lan HIV sẽ gia tăng trong
thời gian tới khi phụ nữ mại dâm tại thành phố có hành vi nguy cơ kép vừa
quan hệ tình dục khơng an tồn vừa tiêm chích ma túy chung kim ống
chích. Qua nghiên cứu hành vi và sinh học năm 2009 (IBBS) của Bộ Y Tế Viện Vệ Sinh dịch Tể Trung ương tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng

ma túy trong phụ nữ mại dâm cũng đang gia tăng so với năm 2006.
2.2.1.6Về sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV:

25


×