Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Sự biến đổi của luật tục trong đời sống văn hóa của người gia rai ở tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
X#"Y

NGUYỄN LƯU THÀ

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LUẬT TỤC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI GIA RAI
Ở TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn: GS.TS NGƠ VĂN LỆ

TP HỒ CHÍ MINH - 2013


1

MỤC LỤC
 

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6
3. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................................12
7. Bố cục của Luận văn: ........................................................................................13


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................14
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..........................................................................14
1.1.1. Cở sở lý thuyết .........................................................................................14
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa ...........................................14
1.1.1.2. Khái niệm tộc người..........................................................................17
1.1.1.3. Khái niệm luật tục .............................................................................19
1.1.1.4. Luật pháp và sự khác biệt của luật pháp và luật tục .........................21
1.1.1.5. Lý thuyết biến đổi văn hóa................................................................22
1.1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................23
CHƯƠNG 2 LUẬT TỤC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIA
RAI TRUYỀN THỐNG .........................................................................................27
2.1. KHÁI QUÁT LUẬT TỤC GIA RAI .............................................................27
2.1.1. Xây dựng luật tục .....................................................................................27
2.1.2. Thi hành luật tục ......................................................................................28
2.1.3. Hiệu lực của luật tục ................................................................................29
2.2. THỰC TRẠNG LUẬT TỤC GIA RAI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG ................................................................................................30
2.2.1. Luật tục trong tổ chức cộng đồng ............................................................30
2.2.1.1. Luật tục trong tổ chức Bon, Plây ......................................................31


2

2.2.1.2. Luật tục trong quy định kết nạp thành viên mới ...............................34
2.2.1.3. Luật tục trong việc kiểm soát ra vào làng .........................................34
2.2.1.4. Luật tục trong việc duy trì bộ máy quản lý của làng ........................35
2.2.2. Luật tục trong văn hóa ứng xử và khai thác tài nguyên thiên nhiên ..............37
2.2.2.1. Luật tục trong văn hóa ứng xử với nguồn đất canh tác.....................37
2.2.2.2. Luật tục trong văn hóa ứng xử với rừng ...........................................39
2.2.3. Luật tục trong phong tục hôn nhân và quan hệ gia đình..........................40

2.2.3.1. Luật tục trong quan hệ hơn nhân.......................................................41
2.2.3.2. Luật tục trong thừa kế tài sản ............................................................45
2.2.3.3. Luật tục trong quan hệ gia đình ........................................................45
2.2.4. Luật tục trong đời sống tôn giáo và ghi lễ ...............................................46
2.2.4.1. Nghi lễ cúng yang .............................................................................46
2.2.4.2. Nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất ...........................................47
2.2.4.3. Các lễ hội truyền thống .....................................................................49
CHƯƠNG 3 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LUẬT TỤC TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
HIỆN NAY ...............................................................................................................55
3.1. BỐI CẢNH CỦA SỰ BIẾN ĐỔI...................................................................55
3.2. BIẾN ĐỔI CỦA LUẬT TỤC HIỆN NAY ....................................................57
3.2.1. Biến đổi của luật tục trong tổ chức cộng đồng ........................................57
3.2.1.1. Biến đổi về vai trò của già làng, trưởng bản .....................................57
3.2.1.2. Biến đổi trong việc kiểm soát ra vào làng.........................................59
3.2.1.3. Biến đổi trong kết nạp thành viên mới ..............................................60
3.2.2. Sự biến đổi của luật tục trong hơn nhân, gia đình và thừa kế tài sản ......61
3.2.2.1. Biến đổi trong hôn nhân ....................................................................61
3.2.2.2. Biến đổi của luật tục trong quan hệ gia đình ....................................64
3.2.2.3. Biến đổi của luật tục trong thùa kế tài sản ........................................65
3.2.3. Sự biến đổi của luật tục trong sinh hoạt tín ngưỡng và nghi lễ ...............66
3.2.3.1. Thay đổi tín ngưỡng về Yang ...........................................................66
3.2.3.2. Biến đổi về các cấm ky, hủ tục .........................................................67


3

3.2.3.3. Biến đổi về các nghi lễ và lễ hội truyền thống..................................69
3.2.4. Sự biến đổi của luật tục trong văn hóa ưng xử với mơi trường tự nhiên........72
3.2.4.1. Biến đổi về sở hữu tài nguyên đất canh tác ......................................73
3.2.4.2. Biến đổi của luật tục trong văn hóa ứng sử với nguồn tài nguyên rừng.

........................................................................................................................75
3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI LUẬT TỤC GIA RAI....................76
3.3.1. Nguyên nhân khách quan.........................................................................76
3.3.1.1. Nguyên nhân về sự phát triển của kinh tế: ........................................76
3.3.1.2. Nguyên nhân về cơ sở hạ tầng ..........................................................77
3.3.1.3. Nguyên nhân về chính sách và chủ trương của chính quyền ............78
3.3.1.4. Nguyên nhân về giao lưu, tiếp xúc văn hóa ......................................79
3.3.1.5. Nguyên nhân về sự du nhập của các tôn giáo mới............................80
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................81
3.3.2.1. Nguyên nhân về sự thay đổi nhận thức .............................................81
3.3.2.2. Nguyên nhân do quá trình di dân tự do.............................................82
3.4. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA LUẬT TỤC GIA RAI VÀ NHỮNG BẤT
CẬP TRONG VIỆC PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA LUẬT
TỤC TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................82
3.4.1. Xu hướng biến đổi của luật tục Gia rai ....................................................82
3.4.2. Những bất cập trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của luật tục Gia
rai hiện nay.........................................................................................................84
3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ
TRỊ TỐT ĐẸP CỦA LUẬT TỤC GIA RAI .........................................................86
3.5.1. Nhóm giải pháp nhằm củng cố niềm tin và lịng tự hào của đồng bào dân
tộc Gia rai về các giá trị của văn hóa truyền thống ...........................................86
3.5.2. Nhóm giải giải pháp nhằm nâng cao dân trí từng bước hình thành đội ngũ
cán bộ quản lý, tầng lớp trí thức người dân tộc thiểu số ...................................88
3.5.3. Nhóm giải pháp về quản lý đất đai, rừng và các lĩnh vực khác liên quan
đến luật tục .........................................................................................................88


4

KẾT LUẬN ..............................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH GIA LAI ....................................96
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH .......................................................................................97


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tiên, tính cấp thiết của việc nghiên cứu văn hóa tộc người thiểu số ở Gia
Lai: Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung hiện nay là địa bàn của các tộc
người bản địa và cả người Kinh di cư từ các vùng miền sinh sống xen kẽ. Vì thế, sự
tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc người là điều tất yếu và diễn ra thường xun. Trong
q trình đó, những yếu tố khác biệt văn hóa là rào cản và ảnh hưởng nhiều đến thái
độ ứng xử giữa các tộc người.
Thứ hai, lý do chọn tộc người Giarai: Trong tổng số các tộc người ở Gia Lai
(gồm 1.274.412 người), Gia rai (với 372.302 người) là tộc người đông thứ hai sau
người Kinh (7134.03 người). Chính vì thế, nghiên cứu văn hóa của tỉnh Gia Lai,
khơng thể bỏ qua văn hóa tộc người này. Mặt khác, tộc người Gia rai có dân số
đứng hàng thứ mười trong số 54 tộc người ở Việt Nam với 90% trong số đó cư trú
tại tỉnh Gia Lai 1. Bởi vậy, tìm hiểu văn hóa của tộc người này tại Gia Lai sẽ hỗ trợ
đắc lực cho việc tìm hiểu văn hóa tộc người Gia rai ở Việt Nam. Xa hơn, người Gia
rai là tộc người thuộc nhóm Malayo-Polynesian, phân bố ở miền nam Việt Nam, là
nhóm các tộc người được coi là “gạch nối (trait d’union) giữa văn hóa Đơng Nam
Á hải đảo và Đơng Nam Á lục địa” [Tô Đông Hải 2011: 13]. Việc hiểu được văn
hóa tộc người này sẽ giúp nhận thức được phần nào về nhóm Malayo-Polynesian để
từ đó, góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa khu
vực Đơng Nam Á.
Thứ ba, lý do chọn luật tục: Tìm hiểu văn hóa một tộc người thì cần tìm hiểu
luật tục của họ, bởi luật tục chính là cơ sở pháp lý sơ khai nhất trong việc bảo vệ

quyền lợi cũng như trật tự của buôn làng nó càng bội phần quan trọng đối với các
dân tộc thiểu số khi mà luật kháp nhà nước chưa thực sự đủ mạnh để răn đe. Nghiên
cứu về luật tục sẽ góp phần hiểu sâu sắc hơn tính cách và đặc điểm của một tộc
người, đặc biệt là người Gia rai ở Gia Lai.
1

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê.


6

Cuối cùng, khía cạnh nhìn luật tục trong sự biến đổi: lý do quan trọng nhất
tạo nên tính cấp thiết của đề tài là sự thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay ở xã
hội người Giarai do quá trình giao lưu, tiếp xúc với người Kinh đã có ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống của tộc người này. Nhiều luật tục cổ hủ sẽ bị thay đổi cho
phù hợp với đời sống hiện đại.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu luật tục cũng chính là nghiên cứu những thiết chế những quy
phạm sơ khai cổ xưa trong việc điều hành xã hội. Đây là nguồn tư liệu góp phần tìm
hiểu sắc thái văn hóa người Gia rai trong lịch sử phát triển tộc người. Sự hiểu biết
về người Gia rai sẽ phần nào giúp giảm đi sự phân biệt tộc người ở người Kinh
trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với các tộc người thiểu số. Hiện tượng này phổ
biến không chỉ ở tỉnh Gia Lai mà ở hầu hết các địa bàn có sự chung sống giữa người
Kinh và các tộc người thiểu số.
Làm rõ sắc thái văn hóa tộc người và đưa ra thực trạng phát triển của văn hóa
tộc người thơng qua luật tục. Đây sẽ là cứ liệu giúp các nhà hoạch định vạch ra
phương hướng cho vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tộc người.
Đặc biệt, chúng tơi hy vọng đề tài mang lại phần nào cơ sở khoa học cho
việc quảng bá văn hóa tỉnh Gia Lai nói chung và tộc người Gia rai nói riêng cho cả

nước và xa hơn là bạn bè quốc tế, nhất là qua hoạt động du lịch.

3. Lịch sử vấn đề
Như đã nói, người Giarai là tộc người thuộc nhóm Malayo-Polynesian, chỉ
gồm năm tộc người là Chăm, Raglai, Churu, Ê đê và Gia rai với địa bàn phân bố
hẹp (vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ). Tuy vậy, từ khá sớm, đây là nhóm đối
tượng thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây
thuộc các lĩnh vực dân tộc học, xã hội học cũng như văn hóa học. Trong đó, các tộc
người phân bố ở Tây Nguyên, trong đó có người Gia rai trở thành đối tượng của
nhiều nghiên cứu theo cả hai hướng: đồng đại và lịch đại.
Cơng trình đầu tiên được thực hiện vào cuối thế kỷ XIX của các nhà dân tộc
học người Pháp như: E. Aymonier, J. M. Brien, M. Brière… Với sự tiếp nối của A.


7

Leclère, H. Maitre, L. Finot, E. M. Durant, A. Cabaton…, các nhà nghiên cứu Pháp
đã bước đầu cung cấp những tư liệu khá đa dạng về đời sống của các tộc người Tây
Nguyên cả về phương diện vật chất và tinh thần. Thời kỳ này cịn có nhiều bài báo
trên một số tạp chí của các cơ quan nghiên cứu nghiêm túc như: Thông báo của
trường Viễn Đông Pháp (B.I.I.E.O), Thông báo của Hội nghiên cứu Đông Dương
(B.I.I.E.H), Thông báo của Ban khảo cổ Đông Dương (B.C.A.I), tập san của trường
Viễn Đơng Pháp (C.E.F.E.O). Trong số đó, J. Dourner và P. B. Lafont là hai học giả
nước ngồi có những nghiên cứu khá sâu về người Jarai. J. Dourner quan tâm đến
trong khi P. B. Lafont lại quan tâm đến vấn đề luật tục nhiều hơn.
Xét riêng về nghiên cứu luật tục có khá nhiều cơng trình nghiên cứu cả trong
và ngoài nước về luật tục các dân tộc Tây Ngun. Đầu tiên phải kể đến cơng trình
của Léopold Sa ba tier. Ông sinh năm 1877, mất năm 1936, được bổ nhiệm làm đại
diện tại Đăk Lăk năm 1912 rồi sau đó làm cơng sứ tỉnh này trong gần 14 năm (từ
1915- 1929). Sách luật tục Ê đê được xuất bản ở Hà Nội, cuốn sách này có vai trị

mở đầu cho các cuốn sách về luật tục Tây Nguyên về sau.
Để thúc đẩy việc sưu tầm, dịch và công bố luật tục Tây Nguyên phải kể đến
chỉ thị của pie ree pasquier yêu cầu nghi chép và thu thập luật tục của người mọi
(các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên). Trong thông tri 587 cấp ngày 30 tháng 7 năm
1923 ông đã chỉ rõ cách tiến hành: “Công lý ở các dân tộc Tây Nguyên cũng giống
như ở các dân tộc khác, được biểu trưng bằng cái cân, nhưng khi đối diện với
những tranh chấp mà các ông phải quyết định các ông không được bỏ vào đĩa cân
những trọng lượng mà các ông dùng để cân hành động của những người thuộc các
dân tộc tiến bộ hơn. Công lý sẽ được đem đến cho các dân tộc Tây Nguyên bởi việc
phân sử tự nhiên, dưới sự chỉ đạo của chính quyền Pháp nhưng ln ln phải theo
luật lệ của phong tục bản sứ. với mục đích trên các ơng phải tiến hành với tất cả
các nhóm dân tộc đông người như: Gia rai, Xơ đăng, Bana,Mơnông, quy tắc hoá
các luật tục như đã làm ở Đak Lăk với dân tộc Êđê”.
Năm 1940, Lsabatier cho xuất bản cuốn: Sưu tầm luật tục người Êđê ở Đăk
Lăk do Saba tier sưu tầm và do D.An to marchi dịch và chú thích (Hà Nội IDEO).
Cuốn sách này hồn chỉnh năm 1927.


8

Tiếp theo lần lượt một số sách về luật tục được ra đời như:
- 1951: Jacques Dournes. Nri, sưu tầm Luật tục của người Srê của thượng
Đồng Nai. Sài Gòn, France- Asie.
- 1951: Luật tục Sơ tiêng, tạp chí trường Viễn Đông Bác Cổ.
- 1952: Luật tục của bộ lạc Bana, Xơđăng, Gia rai ở tỉnh Kon tum, trường
Viễn Đông Bác Cổ.
- 1963: Pierre Bẻnerd Lafont: luật tục của bộ lạc Gia rai, trường Viễn Đông
Bác Cổ.
- Như vậy trong thời gian ngắn đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về
luật tục của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy cịn nhiều hạn chế song khơng thể phủ

nhận được tính mục đích của tồn bộ xu hướng sưu tầm nghiên cứu và xuất bản
sách luật tục lúc bấy giờ, theo tinh thần của chỉ thị ngày 30-7-1923 đã nêu trên.
- Việc tìm hiểu về luật tục của người Gia rai nói riêng và đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên nói chung thực sự có điều kiện thuận lợi bắt đầu từ sau năm
1975- khi đất nước được hoàn toàn độc lập việc đi lại, giao lưu, tiếp xúc được dễ
dàng hơn.
- Năm 1986-1987 trong việc sưu tầm nghiên cứu văn hoá dân gian Đăk Lăk
của Viện nghiên cứu văn hoá dân gian phối hợp với sở văn hoá thong tin Đăk Lăk
vấn đề luật tục được đề cập đến. Và trong cuốn sách Văn hoá dân gian Êđê và Văn
hoá dân gian Mơnơng có một chương viết về luật tục các dân tộc này.
- Tiếp đó là các sách chuyên đề về luật tục Êđê, Mơnông: Luật tục Êđê(tập
quán pháp) tổ chức biên soạn giới thiệu: Ngô Đức Thịnh- Chu Thái Sơn Nxb chính
trị quốc gia Hà Nội, 1996. Luật tục Mơnơng. Chủ biên Ngơ Đức Thịnh. Nxb chính
trị quốc gia HN 1998.
Đây là những sách biên soạn công phu tập hợp tương đối đầy đủ luật tục của
hai dân tộc Êđê và Mơ nông. Những tài liệu này sẽ bổ ích cho những ai quan tâm
đến văn hố, phong tục, tập quán luật tục của các dân tộc Tây Nguyên.
Riêng về luật tục Gia rai đã có một số bài viết và cơng trình nghiên cứu
như sau:


9

- Đặng Nghiêm Vạn 1981: Các dân tộc tỉnh Gia Lai Kontum, Uỷ ban khoa
học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học1981; giới thiệu về các dân tộc ít người ở
Gia rai, Kon Tum trong giai đoạn tộc người chưa có nhiều biến đổi về hình thái
kinh tế xã hội. tác giả giới thiệu về đặc điểm địa lý, phong tục tập quán, truyền
thống đấu tranh, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai Kon Tum. Qua tác
phẩm người đọc có cái nhìn rõ hơn về các hoạt động kinh tế xã hội Tây Nguyên
- Chu Thái Sơn (chủ biên) 2005: Người Gia rai: tập sách giới thiệu dân tộc

Gia rai ở Tây Nguyên từ lịch sử tộc người các hoạt động kinh tế để mưu sinh, tập
quán trong việc dựng nhà, ăn, ở, mặc… đến tập tục trong hôn nhân, sinh đẻ ma chay
và những hoạt động tinh thần như lễ hội cúng bái, vui chơi ca hát. Có thể nói trong
cuốn sách này nhiều luật tục của người Gia rai trong đời sống văn hoá đã được thể
hiện sinh động.
- Dam Bo (Jacques Dournes) 1978, Nguyên Ngọc dịch 2006: Rừng, đàn bà,
điên loạn: được viết ra đến nay đã hơn nửa thế kỷ, đây là cuốn sách cuối cùng tuyệt
vời của Dam Bo viết về Tây Nguyên. Bằng lối tả độc đáo, tác giả dẫn người đọc
vào chiều sâu thú vị và cơ bản của con người và xã hội Gia rai. Tác phẩm này giúp
người đọc thấy được bên trong cái xã hội tưởng chừng như thô mộc và đơn giản là
một nền văn hố phong phú, phức tạp. Đây có thể coi là một nguồn dẫn liệu quan
trọng giúp chúng tôi khám phá văn hoá tổ chức đời sống của người Gia rai, ở khía
cạnh nào đó được thể hiện qua luật tục.
- Phan Đăng Nhật: Từ thực tế luật tục Gia rai tạp chí dân tộc và miền núi
số7 – 1996 trang 25- 28.
- Phan Đăng Nhật: Luật tục Gia rai và xã hội Gia rai tạp chí luật học số2
năm 1997 trang 33-38.
- Phan Đăng Nhật; Luật tục Gia rai trong bối cảnh đổi mới báo cáo khoa học
tại hội nghị Quốc tế Việt Nam học furo Việt 3 1997 tại Amster Dam.
- Đặc biệt trong Cơng trình hố các văn dân tộc Tây Nguyên thực trạng và
những vấn đề đặt ra do Trần Văn Bính chủ biên, sưu tầm- HN Nxb Chính trị quốc
gia 2004. Trong đó có phần viết về luật tục của người Gia rai. Trong công trình này


10

có đề cập tới tình hình nghiên cứu luật tục của các dân tộc Tây Nguyên nói chung
và dân tộc Gia rai nói riêng. Đồng thời tác giả cịn khái quát một cách sinh động về
tình hình xã hội Gia rai. Đặc biệt trong cơng trình này những điểm nổi bật của luật
tục Gia rai được người viết mô tả trình bầy một cách hệ thống, đầy đủ. Đó chính là

nguồn cứ liệu không thể thiếu khi nghiên cứu luật tục.
- Nghi lễ và âm nhạc trong nghi lễ của người Gia rai. Tô Đông Hải: Nxb
KHXH Hà Nội 2002. Có thể nói đây là một cơng trình nghiên cứu khá sâu về người
Gia rai trên khía cạnh nghi lễ và âm nhạc. Trong tác phẩm này người đọc nhận diện
ra được nhiều phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hoá của người Giarai.
Đặc biệt đây là nguồn cứ liệu không thể thiếu khi nghiên cứu về luật tục của người
Gia rai trong mơi trường văn hố ở đây.
- Luận văn thạc sĩ khoa văn hoá học của Trần Đỗ Thị Xuân Hiểu 2010: Nhà
rông trong đời sống văn hoá của người Giarai ở Gia Lai Kon Tum. Đây là cơng
trình nghiên cứu khá bài bản về người Gia rai trong lĩnh vực sinh hoạt văn hoá cộng
đồng thông qua nhà rông. Từ tác phẩm nay ta nhận diện được khá nhiều luật tục của
người Gia rai ở đây.
Với cơng cuộc vận động: “tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá”trên
phạm vi cả nước, một số cơng trình đưa ra những tiêu chí chung xây dựng đời sống
văn hố cho đồng bào các dân tộc ít người ở Tây Nguyên như: Nguyễn Tất Đắc
2002 Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống Tây Nguyên trên con đường phát
triển: Nxb KHXH. Một số vấn đề phát triển kinh tế, xã hội buôn làng các đân tộc
Tây Nguyên; Nguyễn Đăng Duy 2004. Ngoài ra các bài viết đăng tải trên các tạp chí
chuyên nghành về người Gia rai ở Tây Nguyên là nguồn tài liệu tham khảo có giá
trị gúp chúng tơi thực hiện đề tài này.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về luật tục của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Gia rai nói riêng cịn nghiên nhiều về
khía cạnh xã hội học, dân tộc học rất ít cơng trình nghiên cứu đặt luật tục trong sự
vận động của mơi trường văn hố, trong đó nổi bật là sự thích ứng của nó trong điều
kiệt sống hiện nay. Điều này sẽ thôi thúc chúng tôi quết tâm thực hiện đề tài này.


11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi của luật tục trong phạm vi như sau:
- Chủ thể của đối tượng nghiên cứu: Tộc người Gia rai
- Không gian nghiên cứu đối tượng: khảo sát ở 2 xã thuộc huyện Chư Pả là
Ialy và Amơnông.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự biến đổi của luật tục nhìn từ truyền
thống tới hiện đại.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tư liệu về luật tục của người Gia rai.
Đóng góp các tư liệu mới qua quá trình điền dã, tạo cơ sở khoa học cho các
cơng trình nghiên cứu sau cũng như việc hoạch định các chính sách văn hóa đối với
người Giarai trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng.
Mặt khác, việc tìm hiểu và đóng góp tư liệu của luận văn hy vọng sẽ đóng
góp phần nào cho việc tìm hiểu về văn hóa người Giarai, rộng hơn là văn hóa của
nhóm tộc người Malayo-Polynesian ở Việt Nam và ở Đông Nam Á cũng như q
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các tộc người.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đối với sự phát triển văn hóa tộc người Giarai: việc nghiên cứu luật tục trong
cái nhìn lịch đại giúp ta hiểu một cách sâu sắc đời sống xã hội của cư dân nơi đây.
Qua đây ta cũng thấy được những luật tục nào bị mất đi thay thế bằng những cái
mới cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Đối với sự phát triển văn hóa của tỉnh Gia Lai: Gia Lai là một trong các tỉnh
có nhiều tộc người cùng chung sống với những nét văn hóa rất khác nhau, đặc biệt
là giữa người Kinh và tộc người thiểu số. Tìm hiểu văn hóa của các tộc người thiểu
số, trong đó có người Giarai sẽ tạo sự tôn trọng lẫn nhau, giảm phần nào sự thái độ
ứng xử có phần tiêu cực của người Kinh với người Giarai, tạo điều kiện cho việc
giúp đỡ nhau cùng phát triển. Luận văn có thể chưa đưa ra được những đề xuất hay
kiến nghị khoa học nhưng nội dung trình bày sẽ là cơ sở cho việc nhận thức giá trị



12

văn hóa tộc người một cách đúng đắn. Từ đó định hướng hợp lý cho việc bảo tồn và
phát triển văn hóa tộc người, đưa các yếu tố khác biệt văn hóa mỗi tộc người tạo
nên nền văn hóa chung: đa dạng nhưng thống nhất, hướng đến sự nghiệp phát triển
chung cho toàn tỉnh.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thuộc lĩnh vực văn hoá nên luận văn sử dụng các cách tiếp cận, trường
phái lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa học như sau:
- Các cách tiếp cận văn hóa học bao gồm: hai cách tiếp cận chủ yếu là tiếp
cận hệ thống, tiếp cận đồng đại. Ngoài ra, bổ trợ thêm là cách tiếp cận địa văn hoá,
cách tiếp cận lịch đại và trường phái lý thuyết văn hóa học cấu trúc luận.
- Các phương pháp nghiên cứu văn hóa học bao gồm:
Phương pháp khảo sát điền dã: tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng như
các lễ hội, tang ma cưới hỏi ở các làng của người Giarai để quan sát và ghi chép,
thu âm, quay phim, chụp ảnh.
Phương pháp phỏng vấn sâu (đặc biệt là già làng, những người có tuổi cao):
để tìm hiểu về các luật tục,ý nghĩa và sự biến đổi của nó trong hệ thống luật pháp.
Hình thức phỏng vấn có thể là chính thức (chuẩn bị trước nội dung, mục đích phỏng
vấn) hoặc khơng chính thức (tình cờ nói chuyện, khơng chuẩn bị trước nội dung và
mục đích phỏng vấn). Người viết sẽ tôn trọng, ghi nhận các ý kiến khác nhau và nêu
rõ thông tin cá nhân của người cung cấp thơng tin để luận văn mang tính khách
quan, tránh được cách áp đặt chủ quan từ các nguồn tài liệu và tư liệu đã có..
Phương pháp tiếp cận liên ngành: tận dụng những tri thức, cứ liệu của các
ngành khoa học khác như dân tộc học, triết học, địa lý học, xã hội học… để có cái
nhìn tồn diện trong đánh giá và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát

triển của luật tục trong lịch sử.
6.2. Nguồn tư liệu:

Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước.
Tư liệu từ q trình điền dã tại địa phương.


13

Các bài viết trên các tạp chí về người Gia rai trên báo giấy và Internet.
Thư mục toàn văn của Phịng Thơng tin – Thư mục – Địa chí – Tin học (Thư
viện tỉnh Gia Lai).
Các tư liệu địa chí và dân tộc chí thu thập từ Sở Văn hóa tỉnh Gia Lai.
7. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Đây là chương trình bày những các khái niệm mang tính cơng cụ, là cơ sở lý
luận để triển khai nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó là các điều kiện về tự nhiên và
xã hội có tác động trực tiếp và gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng luật tục trong đời sống văn hóa truyền thống.
Ở chương này chúng tơi tập chung nghiên cứu các khía cạnh của luật tục
trong đời sống văn hoá truyền thống như luật tục trong tổ chức cộng đồng, luật tục
trong hôn nhân và quan hệ gia đình, luật tục trong văn hố ứng xử với mơi trường
tự nhiên. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu sự biến đổi của luật tục sau này.
Chương 3: Luật tục của người Gia rai trong trong đời sống văn hóa hiện nay
Chương này đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sự biến đổi của luật tục hiện nay những
gì cịn bảo lưu được và những gì đã mất đi. Đồng thời rút ra những nguyên nhân của
sự biến đổi ấy, dự đoán xu hướng biến đổi, những bất cập trong việc giữ gìn và phát
huy giá trị của luật tục trong đời sống đương đại.



14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trước khi nghiên cứu sự biến đổi của luật tục Gia rai trong đời sống văn hóa,
chúng tơi khái lược những vấn đề chung thông qua các cơ sở lý luận bao gồm: khái
niệm văn hóa và đời sống văn hóa, các khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài như:
dân tộc thiểu số, luật tục, luật pháp, sự biến đổi văn hóa. Về sơ sở thực tiễn chúng
tôi giới thiệu sơ nét cộng đồng người Gia rai ở Gia Lai - Kon Tum về đặc điểm tộc
người quá trình hình thành cũng như các thành quả xây dựng đời sống văn hóa của
người Gia rai.
1.1.1 . Cở sở lý thuyết
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa và đời sống văn hóa
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Có thể nói có
bao nhiêu nhà văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa, song xét về cách thức có hai
kiểu định nghĩa cơ bản: định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng.
Theo tồn thư quốc tế và phát triển văn hóa của Unessco “văn hóa là một tập
hợp các biểu trưng, nó quy định thế ứng xử của con người và làm cho một số đơng
người có thể giao tiếp với nhau liên kết họ thành một cộng đồng riêng biệt” [Bộ
VHTT 1972: 164]. Có nghĩa là một cộng đồng một dân tộc liên kết họ hoặc giao
tiếp với nhau thông qua một hệ thống biểu tượng riêng. Chính hệ thống biểu tượng
đó làm nên bản sắc của cộng đồng phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.
Dưới dạng định nghĩa miêu tả tác giả Đàm Gia Kiệm – một nhà nghiên cứu
lịch sử văn hóa Trung Quốc quan niệm: “nghĩa của văn hóa có rộng có hẹp song
trong đó có các mặt chủ yếu khơng ngồi chế độ điển chương (văn trị), tập tục xã
hội, văn học, nghệ thuật, triết học, tôn giáo, khoa học kỹ thuật” [Đàm Gia Kiệm
1993: 818]. Định nghĩa này đã liệt kê các thành tố của văn hóa giúp nhận diện cụ
thể và chính xác đối tượng nhưng chưa bao quát hết nội dung của văn hóa.
Trong cơng trình “Bản sắc văn hóa Việt Nam” tac giả Phan Ngọc quan

niệm: văn hóa khơng phải là một vật nhưng mặt nào cũng có mặt văn hóa của nó.


15

Theo ơng văn hóa là một kiểu quan hệ. Có thể nói đây là nhận xét khá xác đáng
và tổng quát về nghiên cứu một sự vật hiện tượng nào đó ta khơng nghiên cứu
chúng một cách riêng lẻ mà nghiên cứu trong một tập hợp vơi các mối quan hệ
tác động qua lại.
Tác giả Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa một cách ngắn gọn nhưng bao quát
được văn hóa với tư cách là một hoạt động tương tác của con người trong môi
trường tự nhiên và xã hội như sau: “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
[Trần Ngọc Thêm 2004: 25]. Với định nghĩa này tác giả đã tiếp cận văn hóa theo
phương pháp cấu trúc hệ thống – loại hình khi xem sự vật và hiện tượng nào đó cần
xem xét chúng trong chuối tương quan lẫn nhau dưới nhiều góc độ khác nhau để có
thể bao quát đầy đủ các lĩnh vực.
Có thể thấy, mỗi quan niệm đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng bởi
vì nó chỉ nhấn mạnh được khía cạnh này hay khia cạnh khác của vấn đề cần nghiên
cứu nhưng cái chung nhất của các quan niệm này là văn hóa ln gắn mật thiết với
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. trong giới hạn của luận văn chúng tôi
căn cứ trên quan điểm nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Thêm bởi nghiên cứu luật
tục cũng chính là nghiên cứu những giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra trong
quá trình mưu sinh và vận hành xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận khái niệm văn hóa có thể hiểu theo nhiều cách khác
nhau nên khái niệm đời sống văn hóa cũng được vận dụng rất đa dạng.
Đời sống của con người phải thỏa mãn 5 điều ăn, ở, mặc, đi lại và làm việc.
Trong tác phẩm “Đời sống mới” tác giả Tân Sinh 1947 đã nêu nên quan điểm về đời
sống mới thời kỳ kháng chiến cứu quốc đồng thời với kiến quốc đó làm thế nào cho

đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Nói
chung đời sống mới có thể chia làm hai thứ: một là đời sống mới riêng từng người
hai là đời sống mới riềng từng nhóm người như: bộ đội, các nhà máy, các trường
học, các cơng sở….Như vậy có thể thấy tác giả Tân Sinh quan niệm đời sống bao


16

gồm đời sống của cá nhân và đời sống của tập thể. Nó đáp ứng nhu cầu ăn ở mặc đi
lại của các thành viên.
Theo Trần Ngọc Thêm, trong các thành tố quan trọng của văn hóa có thành
tố văn hóa tổ chức cộng đồng. Đối với một nền văn hóa nơng nghiệp điển hình như
Việt Nam thì tổ chức cộng đồng là lĩnh vực quan trọng nhất. Đời sống mỗi cá nhân
trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và khi trình độ hiểu biết cịn
thấp họ tơn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra hình thành nên hệ thống các tín
ngưỡng. Tổ chức cộng đồng có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu bản sắc của một
nền văn hóa đặc biệt là khi nghiên cứu luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên nói chung và người Gia rai nói riêng.
Khi nêu vấn đề xã hội hóa văn hóa ở nước ta thời gian qua Huỳnh Quốc
Thắng đã có quan điểm về đời sống văn hóa như sau: “đời sống văn hóa được xem
là mặt cắt ngang của đời sống xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mà mỗi
lĩnh vực như thế đều “cần” và “phải” có “chất” văn hóa. Cái “cần”, cái “phải”
đó cũng chính là những yêu cầu tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đời
sống nền văn hóa mới, con người mới, chế độ mới ở nước ta” [Huỳnh Quốc Thắng
2005: 1].
Đối với việc xây dựng đời sống văn hóa Hà Văn Tăng trong bài viết “Tư
tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” đăng trên tạp chí
Cộng sản số 4/ 2007 quan niệm:
Đời sống văn hóa là tất cả nội dung và cách thức, hình thức hoạt động văn
hóa nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa vì sự phát triển

của con người và cộng đồng.
Đời sống văn hóa ở ngay trong đời sống hàng ngày, trong mỗi người, mỗi gia
đình và cộng đồng nhất định.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là tổng hợp tất cả những hoạt động của
cơ quan làm công tác giáo dục văn hóa nhằm tuyên truyền, truyền bá văn hóa đáp
ứng nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa tình thần của nhân dân và xây dựng nếp
sống văn hóa lành mạnh trên từng địa bàn dân cư.


17

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có nghĩa là xây dựng đời sống vật
chất và tinh thần phát triển vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội cơng bằng dân
chủ văn minh.
Có thể nói đời sống văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội thể hiện các hoạt
động của con người trong môi trường sống để duy trì đồng thời sáng tạo những sản
phẩm văn hóa vật chất, tinh thần theo những giá trị chuẩn mực xã hội nhất
định.[Nguồn Trần Đỗ Thị Xuân Hiểu, 2010: 35]

1.1.1.2. Khái niệm tộc người
Tộc người là khái niệm nhập môn nền tảng của dân tộc học (Ethnography,
Ethnology) cũng như nhân học. Bởi lẽ đối tượng nghiên cứu của dân tộc học là tộc
người cũng như khái niệm văn hóa hiện trong giới học giả trong và ngồi nước tồn tại
rất nhiều cách hiểu khác nhau, chưa có một tiếng nói chung cho khái niệm tộc người.
Với giới hạn của luận văn chúng tơi xin trình bày vắn tắt một số cách hiểu cơ
bản về tộc người của các nhà khoa học trong và ngoài nươc như sau:
Ở Phương Tây, một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực dân tộc học là R. Breton
trong cơng trình “các tộc người” (1981) cho rằng toàn bộ gam sắc thái của khía
niệm “tộc người” đặc biệt nối lên hai định nghĩa đáng chú ý:
-Theo nghĩa hẹp, “tộc người có thể là một nhóm các cá nhân cùng có chung

tiếng mẹ đẻ”. Với cách hiểu này ta dễ dàng nhận thấy nhược điểm của nó bởi nếu
lấy tiếng mẹ đẻ làm tiêu chí xác định tộc người thì trên thế giới những người nói
tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha,… sống ở khắp nơi trên thế giới vào cùng
một tộc người – tộc người Pháp, tộc người Anh, tộc người Tây Ban Nha thì thật là
phi lý. Chính từ đó R. Breton nêu lên định nghĩa thứ hai theo nghĩa rộng:
“Theo nghĩa rộng tộc người được định nghĩa là một nhóm các cá nhân liên
kết với nhau bởi một phức hợp những tính chất chung về mặt nhân chủng, ngơn
ngữ, chính trị, lịch sử… mà sự kết hợp các tính chất đó làm thành hệ thống riêng,
một cơ cấu mang tính văn hóa chủ yếu. Như thế tộc người được coi là một tập thể


18

hay đúng hơn là một cộng đống gắn bó với nhau bởi một nền văn hóa riêng biệt”
[R.Breton, 1981:168].
Một định nghĩa như vậy theo Breton, không cho phép giới hạn nghiêm ngặt
chính xác như theo định nghĩa này nhưng cho phép bao quát tốt hơn các nhóm tộc
người căn cứ không phải trên một mà trên nhiều đặc điểm khác nhau, theo đó tất cả
các đặc điểm của hệ thống không thể phát triển đồng đều ở mọi thành viên của tộc
người xác định. Thậm chí sự thiếu vắng một trong số các đặc điểm đó ngay cả thiếu
vắng chính ngôn ngữ bản thân tộc người chẳng hạn cũng dẫn đến một thành viên
nào đó khơng thuộc về tộc người của mình.
Trong khi R.Breton lưu ý hai định nghĩa rộng hẹp về tộc người như vậy thì
Rodolfo Staven Hagen 1991 lại định nghĩa “một tộc người là một tập thể tự xác
định và các tập thể khác định theo những tiêu chí tộc người, nghĩa là bằng sự tồn
tại của một hay nhiều nét chung như: ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc bộ lạc, quốc
tịch hay chủng tộc và bằng việc các thành viên trong tập thể cùng chia sẻ một tình
cảm đồng nhất” [Rodolfo Staven Hagen 1991:6].
Dễ dàng nhận thấy Rodolfa Stanven Hagen đã định nghĩa tộc người theo
nghĩa rộng, có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của R. Breton nhưng lại vẫn

khơng hồn tồn trùng lặp, tức vẫn có sự khác biệt ở trong các thành tố tiêu chí
thuộc định nghĩa tộc người.
Các học giả Liên Xơ cũ cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tộc
người. Tiêu biểu là viện sĩ Iu.V.Bromlei với các công trình tiêu biểu về tộc người
như: “Đại cương về lý thuyết tộc người” (1983), Các quá trình tộc người hiện đại ở
Liên Xơ (1987) và các q trình tộc người trong thế giới hiện đại.
Theo đó tộc người được định nghĩa như sau “tộc người được hiểu là một
tập đoàn người ổn định có mối liên hệ chung về địa bàn cư trú, ngôn ngữ, kinh tế
và đặc điểm sinh hoạt văn hóa. Mỗi tộc người đều có ý thức về nguồn gốc tộc
người của mình.” [Iu.V.Bromnei- XI Bruc - P.I.Puchov 1987:21]
Định nghĩa trên về tộc người có ảnh hưởng to lớn không chỉ trong giới dân tộc
học và nhân học Xơ Viết mà cịn ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.


19

Cũng như trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa tộc
người. Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trong giới học giả, song
chúng tơi thống nhất một định nghĩa của nhóm các học giả: Đặng Nghiêm Vạn, Ngô
Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp bởi nội dung của định nghĩa phù hợp với nội dung của
luận văn nghiên cứu: “Dân tộc (tộc người) là một tập đoàn người ổn định dựa trên
mối liên hệ chung về địa vực cư trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh
hoạt văn hóa, trên cơ sở những mối liên hệ đó những tộc người có ý thức về thành
phần tộc người và tên gọi của mình”. [Ngô Văn Lệ 2004:25]

1.1.1.3. Khái niệm luật tục
Luật tục là một di sản văn hóa cổ truyền, kho tàng tri thức dân gian về quản
lý cộng đồng của các tộc người Tây Nguyên. Có thể nói hầu hết các tộc người bản
địa ở Tây Nguyên đều có luật tục, trong đó có khá nhiều luật tục đã được cơng bố
như luật tục Ê đê, Ba na, Gia rai, Stiêng, Mạ,… Theo từ điển luật học: “luật tục là

tập tục phong tục tập quán của một cộng đồng được hình thành tự phát và được các
thành viên trong cộng đồng chấp nhận tồn tại dưới dạng văn vần, truyền miệng,
giàu hình ảnh, đề cập tới hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như
thủ lĩnh và quan hệ giữa thủ lĩnh với cộng đồng, hôn nhân gia đình và quan hệ gia
đình, phong tục tập quán và quan hệ xã hội trong làng buôn”[Từ điển luật học
1998: 153]. Hiện nay luật tục giữ một vai trò quan trọng của đời sống xã hội kể cả ở
nhiều nước phát triển. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng luật tục về
căn bản đã nhường bước cho luật thành văn. Tuy nhiên những phong tục tập quán
tốt đẹp vẫn được duy trì vận dụng phù hợp với xã hội mới.
GS.TS Ngô Đức Thịnh (Viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa dân gian)
sau nhiều năm nghiên cứu về luật tục đã khái quát về luật tục như sau: “luật tục
là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài, kinh
nghiệm ứng xử với môi trường xã hội được thể hiện dưới nhiều lĩnh vực khác
nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và
thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con
người với thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy của cả cộng đồng thừa nhận và thực
hiện nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng. Luật tục


20

như hình thức phát triển của phong tục, tục lệ và những hình thức sơ khai của
pháp luật” [Ngơ Đức Thịnh 1999: 45].
Luật tục mang những đặc điểm rất riêng:
1) là hình thức trung gian giữa phong tục tập quán và luật pháp hay là hình
thức tiền pháp luật, rất phù hợp với các cộng đồng dân cư nhỏ hẹp, cịn ở trình độ
phát triển xã hội thấp.
2) Luật tục là một bộ phận hữu cơ của hệ thống xã hội – văn hóa tộc người,
nó điều chỉnh hành vi con người thơng qua hệ thống văn hóa khiến con người tự
giác thực hiện luật tục như là một hành vi văn hóa. Đó chính là văn hóa pháp luật,

tạo nên sức manh của luật tục.
3) Luật tục mang tính đặc thù địa phương phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
của địa phương và tộc người, đó là sự đồng thuận nội bộ cộng đồng về các chuẩn
mực và nguyên tắc ứng xử xã hội sao cho phù hợp với lợi ích và sự cố kết cộng đồng.
4) Luật tục với tư cách là cơng cụ góp phần vào việc quản lý cộng đồng, do vậy
nó cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội. Chính trong xã hội mang tính bước
ngoặt hiện nay, luật tục các tộc người Tây Nguyên cũng đã và đang tự điều chỉnh.
5) Trong thực hành luật tục nguyên tắc cơ bản là làm sao để đảm bảo tính
thống nhất và cố kết cộng đồng.
Theo như Joseph Minallur thì: “luật tục có phạm vi rất rộng lớn ngồi phong
tục, luật tục cịn bao gồm cả đạo đức phép ứng xử. Tuy gắn liền với đạo đức luân lý
và phép ứng xử nhưng luật tục khác với những lời khuyên, các bài dậy về đạo đức,
các bài gia huấn ca ở chỗ nó có hình thức tổ chức để thực hành các u cầu chuẩn
mực mà xã hội nêu ra và có hình thức thưởng phát luật tục xây dựng một chuẩn
mực ứng xử của xã hội. Nó là cách nhân dân trong xã hội nhất định mong muốn
những thành viên của họ thực hiện. Khơng chỉ vì phép ứng xử đó có tính thơng dụng
mà vì chúng được coi là rất tốt. Những người tuân thủ những chuẩn mực tốt được
các thành viên xã hội khen ngợi và tán thưởng, trọng thị, yêu mến. Những người
không tuân thủ những chuẩn mực sẽ bị phạt bởi các hành thức phê phán như chê
cười từ chối tiếp xúc và mức cực điểm là khai trừ khỏi cộng đồng. Mọi người còn


21

trừng phạt những người không tuân thủ về kinh tế như từ chối việc hợp tác trong
các hoạt động kinh tế và trừng phạt về chính trị như tước quyền bầu cử và ứng cử.
Sự trừng phạt của luật tục có sức mạnh tinh thần to lớn buộc mọi thành viên trong
cộng đồng phải chấp hành và quyền lực đó được cộng đồng thừa nhận” [Joseph
Minallur 1964: 540]


1.1.1.4. Luật pháp và sự khác biệt của luật pháp và luật tục
“Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ
xã hội do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực
hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước” [Pháp Luật Đại Cương 2004: 5]
Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một kiểu nhà nước và kiểu pháp luật riêng.
Pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp và có nhà nước tuy nhiên pháp
luật cũng mang tính xã hội cao bởi vì ở mức độ nhất định nó phải thể hiện và đảm
bảo những yêu cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, mơi trường sống. Pháp
luật cịn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ
tầng quyết định nhưng có tác động trở lại với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh
đúng đắn sự vận động và phát triển của xã hội nhất là các quy luật kinh tế thì pháp
luật sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội và ngược lại.
Sự khác biệt giữa luật pháp và luật tục ở chỗ:
1) Nếu có sự mâu thuẫn giữa các cá nhân trong cộng đồng luật tục luôn
quan tâm trước hết tới sự hịa hợp giữa tồn thể cộng đồng, sau đó mới đến sự
cơng bằng của các cá nhân. Cịn luật pháp đề cao và đảm bảo sự công bằng của
các cá nhân hơn.
2) Luật tục nhằm áp dụng ở phạm vi địa phương cịn luật pháp thì bao qt
cả quốc gia.
3) Luật tục được hình thành và xây dựng dần dần qua q trình lâu đời của
tồn cộng đồng và được phổ biến chủ yếu bằng miệng và ghi lại bằng trí nhớ. Luật
nhà nước chỉ do một phận biên soan và ban hành bởi các nghị định bằng văn bản.


22

4) Sự trừng phạt của luật tục thường mềm dẻo tùy theo hoàn cảnh của cá
nhân và xã hội. trừng phạt của luật nhà nước chủ yếu trừng phạt theo phạm tội
khơng chú ý đến hồn cảnh riêng
Hiện nay, do điều kiện kinh tế phát triển cùng với chính sách phổ biến pháp

luật của nhà nước tới sâu rộng các đồng bào dân tộc thiểu số, bởi vậy đã và đang
diễn ra tình trạng sự kết hợp giữa luật tục và luật pháp trong quản lý cộng đồng.
“Ngày nay, luật tục của các buôn làng thường được sử dụng trong các trường hợp
hòa giải các mối quan hệ cộng đồng, quan hệ hơn nhân và gia đình, gìn giữ các
thuần phong mỹ tục, thực hành các tín ngưỡng và nghi lễ, hòa giải các mâu thuẫn
và xung đột ở mức khơng nghiêm trọng xảy ra ở bn làng… Cịn các vấn đề tranh
chấp đất đai, các vấn đề xung đột mang tính hình sự thì thuộc thẩm quyền giải
quyết của chính quyền các cấp. Nhiều nơi người đứng ra giải quyết các vấn đề
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tục thì cũng khơng cịn là cơng việc của các già
làng trưởng buôn hay người xử kiện như ngày xưa nữa mà thuộc trách nhiệm của
“tổ hịa giải”trong đó ngồi người xử kiện theo truyền thống ra cịn có đại diện của
các đồn thể quần chúng trong bn như Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận, Chính
quyền… Cũng vì thế mà cơ sở pháp lý để vận dụng đã chừng nào có sự kết hợp giữa
luật tục và luật pháp nhà nước” [Ngô Đức Thịnh 2006: 451- 452]
Sự kết hợp giữa luật tục và luật pháp nhà nước ấy bên cạnh những điều phù
hợp cịn khơng ít những trường hợp khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên
cũng phải khẳng định rằng đây là sự kết hợp cần thiết phù hợp với bối cảnh phát
triển kinh tế xã hội như hiện nay cũng như chủ trương chính sách của Đảng.

1.1.1.5. Lý thuyết biến đổi văn hóa
Văn hóa có tính ổn định và bền vừng nó được tích lũy được truyền lại trong
cộng đồng, tuy nhiên khơng một nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái hoàn toàn
tĩnh như Phan Ngọc đã nhận định: “Khơng có văn hóa cố định, văn hóa nào cũng
thay đổi” [Phan Ngọc 2004: 17].


23

Văn hóa được hình thành và phát triển trong mối quan hệ tương tác giữa con
người với con người do vậy văn hóa có tính động và nó cũng sẽ bị biến đổi như nhà

nghiên cứu Phạm Đức Dương nhận xét: “văn hóa khơng phải là cái gì nhất thành
bất biến mà cũng như mọi sự vật đều biến đổi” [Phạm Đức Dương 2002: 215].
Nền văn hóa nào cũng trải qua những biến đổi ở các mức khác nhau. Biến
đổi nhỏ từng yếu tố, biến đổi lớn trên phạm vi rộng, biến đổi từ từ hoặc biến đổi có
tính chất bước ngoặt, biến đổi cá nhân và biến đổi ở cả một xã hội. Chính quy luật
vận động khơng ngừng này đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển.
Trong các từ điển Nhân học hiện nay tương đối thống nhất định nghĩa: “Biến
đổi văn hóa bao hàm sự biến đổi tương đối lâu dài của những mơ hình ứng xử và
niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử xã hội nào cũng biến đổi” [Nguyễn Thị
Phương Châm 2009: 11].
Theo nghĩa rộng, biến đổi văn hóa là một sự thay đổi song song với một tình
trạng văn hóa hoặc một nền văn hóa có trước dưới sự tác động của các yếu tố chính
trị, kinh tế, xã hội. Trong một phạm vi hẹp hơn người ta cho rằng sự biến đổi văn
hóa được đề cập đến như là sự: “biến đổi về cấu trúc của văn hóa về các thành tố
của văn hóa và các giá trị của văn hóa” [Nguyễn Duy Bắc 2006: 36].
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách ngắn gọn biến đổi văn hóa
là sự thay đổi về diện mạo, nội dung và cấu trúc của nền văn hóa khác với trước
trong mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội qua quá trình
lịch sử.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đối với các dân tộc ít người ở nước ta nói chung và dân tộc Gia rai nói riêng,
khi nói về các khía cạnh văn hóa, đặc biệt là sự biến đổi của luật tục trong đời sống
văn hóa thì khơng thể ra khỏi cái khung xã hội đặc thù của dân tộc. Trong đó xã hội
của đồng bào Gia rai, gia đình, dịng họ, plei là cơ cấu xã hội cổ truyền, là khơng
gian văn hóa xã hội mà ở đó văn hóa nảy sinh, tồn tại và phát triển. Luật tục những
luật lệ quy phạm sơ khai gắn chặt trong tâm thức của đồng bào, sự hình thành và
biến đổi của nó khơng nằm ngồi cái khung xã hội đặc thù.


24


Cộng đồng người Gia rai ở Gia Lai - Kon Tum
Các nhà nghiên cứu cho rằng tổ tiên của người Gia rai đã có mặt cùng với
những nhóm người Malayo Polynesian đầu tiên, thiên di từ các đảo phía đơng của
quần đảo Indonesia đến Đơng Dương ngay từ thời kì Đá Mới (cách đây khoảng từ
4000 đến 2500 năm)
Theo số liệu điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của tổng cục thống kê hai tỉnh
Gia Lai và Kon Tum, người Gia rai ở Gia Lai và Kon Tum vào khoảng 365.673
người trong đó 345.654 người sinh sống ở Gia Lai chiếm gần 36% dân số của tỉnh và
20.019 người cư trú ở Kon Tum chiếm 5.1% dân số tỉnh. “Gia rai – tên gọi chính
thức của dân tộc, đó là tên tự gọi. Tên đó vừa đồng âm lại vừa đồng nghĩa với từ
J’rai (thác nước). Người ta giải thích tộc danh này có thể gắn liền với lịch sử ban
đầu của người Gia rai, thủy tổ của họ có thể sinh tụ cư trú ven sơng IaYun, Iapa, Ialy
– nơi có nhiều thác ghềnh lớn nổi tiếng” [Chu Thái Sơn 2005: 45].
Gia rai là một trong 5 dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Nam Đảo, rất gần gũi với Ê
đê, Chăm, Chu ru, Raglai. Người Gia rai có truyền thuyết về sự tranh giành chiếc
gươm thần, điều đó chứng tỏ người Gia rai đã có quan hệ với người Khmer, Lào. Một
số ngôi tháp gốm và một số di tích cịn sót lại ở vùng cận cư của người Gia rai sinh
sống có thể cho biết vào trước thế kỷ thứ XI, vùng thung lũng IaYun, cao nguyên
Pleiku ngày nay là vương quốc có nhiều ảnh hưởng của vương quốc Chăm pa.
Dân tộc Gia rai được chia thành 5 nhóm chính. Mỗi tên gọi của từng nhóm gắn
liền với địa danh hay truyền thuyết của khu vực mà nhóm người Gia rai đó sinh sống.
- Gia rai Chor (còn gọi là Cheo Reo hay Phun). Cheo Reo bắt nguồn từ tên
Chu và Chreo là tên hai tù trưởng người Gia rai rất nổi tiếng vào cuối thế kỷ thứ
XIX, cịn Phun có nghĩa là “gốc”giải thích sự có mặt lâu đời của cư dân nơi đây.
- Gia rai H’drung: H’drung là tên một ngọn núi lửa đã tắt cách Pleiku khoảng
8km. Đồng bào cho rằng tổ tiên của họ sinh tụ ở núi này rồi mới di tản đi nơi khác.
- Gia rai A’ráp – là tên một con voi có 4 ngà trong một huyền thoại của
người Gia rai. Dân tộc Gia rai ở tỉnh Gia Lai - Kon Tum phần lớn là ngành A’ráp
(thờ voi) thường cư trú ở huyện Chư pả, Sa Thầy và thành phố Kon Tum.



×