Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại hội sở chính ngân hàng liên doanh lào việt (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.38 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----------------

PATHANA KEOPASEUTH

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HỘI SỞ
CHÍNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT

Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

HÀ NỘI – 2010



LỜI MỞ ĐẦU
Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt là một Hội sở chính ngân
hàng thuộc. Tuy mới thành lập chưa được 10 năm, nhưng trong những năm vừa
qua, Hội sở chính đã chủ trương mở rộng địa bàn, phát huy tất cả những dịch vụ
mà Hội sở chính có thể cung cấp, đặc biệt là tín dụng. Hiện nay, nhu cầu vay vốn
của các DNV&N trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn ngày càng cao, do đó vấn đề
nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNV&N đang là vấn đề được quan tâm.
Để tăng chất lượng tín dụng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N thì cơng tác thẩm
định tín dụng cần phải được nâng cao chất lượng, có như vậy thì chất lượng tín
dụng mới được nâng cao. Trước những thực trạng đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng
cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt” làm luận văn tốt nghiệp thạc


sỹ kinh tế .
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tín dụng và chất
lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt.
- Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng thẩm định tín dụng của
ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào Việt.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 - 2008.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là:
phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê, so sánh và phân tích kinh tế.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm đinh tín dụng và chất
lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ , từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân hạn chế thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt.
- Đưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh
Lào - Việt.

6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần lời nói đầu, kết luận đề tài được chi làm ba phần sau:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào – Việt.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào
– Việt.

CHƢƠNG 1: CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI


1.1. Thẩm định tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thƣơng mại đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ
 Khái niệm về thẩm định tín dụng ngắn hạn
Thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc cấp tín dụng.
Chất lượng của việc cấp tín dụng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
của thẩm định. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tín dụng, như
“Thẩm định tín dụng là q trình xem xét, phân tích các tài liệu, các thơng tin
cần thiết về khách hàng có nhu cầu tín dụng mà ngân hàng thu thập được, để từ
đó làm căn cứ quyết định trước khi ngân hàng cho khách hàng vay một giới hạn
cho phép”.
 Mục đích của việc thẩm định tín dụng ngắn hạn
- Giúp ngân hàng đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất
hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục
vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy đến với ngân hàng

khi chấp nhận cho vay.
Mặt khác, việc thẩm định tín dụng cịn giúp cho việc xây dựng một chính
sách khách hàng đúng đắn và hợp lý hơn, giúp ngân hàng và khách hàng nâng
cao hiệu quả và mở rộng hoạt động kinh doanh.
 Nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ
- Thẩm định về mặt pháp lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay
- Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh
- Thẩm định về khả năng tài chính
- Thẩm định các phương pháp đảm bảo tín dụng
1.2. Chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ


1.2.1. Quan điểm về chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thƣơng mại
“Chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn thể hiện mức độ tin cậy và phù
hợp trong việc lựa chọn, áp dụng các phương pháp, quy trình, nội dung và tổ
chức thực hiện thẩm định, nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng ngắn hạn một
cách chính xác của ngân hàng với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất, vừa
thoả mãn nhu cầu tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa tối
đa hố lợi ích của ngân hàng.
Chất lượng thẩm định cịn là sự phù hợp giữa kết quả tính tốn và kết quả
thực tế khi thực hiện dự án và phương án sản xuất kinh doanh. Như vậy, các yếu tố
này sẽ tạo nên một kết quả thẩm định có tính khoa học và thực tiễn dù người thẩm
định đứng ở góc độ nào nghiên cứu, thì cũng có kết luận tương tự nhau.
1.2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên tránh

Nếu tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách càng cao thỉ chứng tỏ
số lượng cán bộ làm chuyên một nhiệm vụ thẩm định càng nhiều và chun
mơn, trình độ về thẩm định càng được chun sâu hơn, như vậy chất lượng
thẩm định sẽ càng được cao hơn, và ngược lại.
2. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ học vấn của cán bộ thẩm định, khi chỉ tiêu
này càng cao thì chứng tỏ trình độ học vấn của cán bộ thẩm định càng cao, khi
trình độ càng cao thì khả năng đáp ứng cơng việc càng tốt, cách nhìn nhận, phân
tích và lượng hóa được rủi ro càng tốt. Như vậy chất lượng thẩm định tín dụng
càng cao và ngược lại.
Ngồi trình độ học vấn thì vấn đề kinh nghiệm trong quá trình thẩm định
là điều khơng thể thiếu được đối với một cán bộ thẩm định. Nếu một cán bộ
thẩm định có trình độ học vấn cao và có nhiều kinh nghiệm tiến hành thẩm định
thì chất lượng thẩm định sẽ cao và ngược lại.


3. Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên 5 năm
Mặt khác, nếu cán bộ thẩm định chỉ có trình độ học vấn cao, mà kinh
nghiệm thực tế ít thì chất lượng cũng chưa cao và ngược lại.
4. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N
Nợ quá hạn là nợ đến hạn trả mà khách hàng không trả được. Nếu nợ quá hạn
càng cao điều này chứng tỏ chất lượng thẩm định không cao và ngược lại.
5. Tỷ lệ “nợ xấu” ngắn hạn của DNV&N
“Nợ xấu” là các khoản nợ mà có dấu hiệu xuất hiện rủi ro buộc ngân hàng
phải trích lập dự phịng rủi ro từ 20% trở lên. Nếu nợ xấu càng lớn thì chất
lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
6. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản/Tổng nợ xấu ngắn hạn của
DNV&N
Mục đích của tài sản này là khi đến hạn trả nợ, khách hàng khơng trả
được nợ thì ngân hàng có thể thơng qua các cơ quan có thẩm quyền thanh lý tài

sản đó để thu hồi vốn cho ngân hàng. Như vậy, nếu chỉ tiêu này càng cao thì
chất lượng thẩm định tín dụng càng cao, và ngược lại.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.1.1. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Trình độ tổ chức quản lý của ngân hàng và phịng tín dụng:
Thứ hai: Trình độ, năng lực của cán bộ thẩm định cho vay:
Thứ ba: Nguồn thông tin mà ngân hàng khai thác và sử dụng khi thẩm
định để cho vay:
Thứ tư: Chế độ khen thưởng, kỷ luật và xử phạt của ngân hàng đối với
cán bộ thực hiện cơng tác thẩm định có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm
định tín dụng ngắn hạn.
Thứ năm: Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định
1.3.3.2. Các nhân tố khách quan
Thứ hai: Sự phát triển của hệ thống thị trường tài chính:


Thứ nhất: Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước:
Thứ ba: Sự biến động xấu của mối trường tự nhiên
Thứ tư: Sự biến động về kinh tế, chính trị và xã hội ở khu vực và thế giới.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HỘI SỞ
CHÍNH CHÍNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội sở chính ngân hàng liên doanh
Lào - Việt
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn được huy động tăng dần qua các năm gần đây, cụ thể là:
Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 26.881 nghìn USD, nhưng sang
đến năm 2008 đã đạt được 32.967 nghìn USD tăng hơn so với năm 2006 là

6.086 nghìn USD tương ứng tăng 22,64%.
Về cơ cấu vốn huy động:


Đứng thứ nhất là tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng và có xu hướng tăng, dần
qua các năm. Cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này đạt ở mức 12.661 nghìn USD,
chiếm tỷ trọng 47,1%, nhưng sang đến năm 2008 chỉ tiêu này đã tăng lên và đạt
được 13.235,4 nghìn USD, tỷ trọng tương ứng là 41,3%. Đứng thứ hai là chỉ
tiêu tiền gửi không kỳ hạn, và đứng cuối cùng là tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng
và có xu hướng tăng, giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tiền gửi có kỳ
hạn >= 12 tháng mới chỉ đạt là 6.478,3 nghìn USD, chiếm tỷ trọng là 24,1%,
nhưng sang đến năm 2008 đã lên tới 7.549,3 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 22,9%.
Đây là nguồn vốn quan trọng nhằm bổ sung việc tài trợ cho nguồn vốn dài hạn
của ngân hàng.
2.1.2. Hoạt động cho vay và đầu tƣ
Hoạt động cho vay khách hàng là hoạt động lớn nhất của Hội sở chính,
đây cũng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho Hội sở chính. Nhìn
chung, cho vay khách hàng của NHLD Lào - Việt có xu hướng tăng, giảm dần
qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng cho vay khách hàng của ngân hàng là
19.305,16 nghìn USD, sang đến năm 2007 tăng lên đến 23.359,24 nghìn USD
và giảm xuống cịn 20.096,67 nghìn USD vào năm 2008. Điều này chứng tỏ,
Hội sở chính đã dần tạo điều kiện cho khách hàng đang thiếu vốn tiếp cận được
vốn của ngân hàng, hay cũng có thể nói Khách hàng đã dần tin tưởng vào khả
năng cung cấp vốn của Hội sở chính.
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh khác
Các hoạt động kinh doanh khác của Hội sở chính bao gồm các hoạt động
cung ứng dịch vụ như: Dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước; dịch vụ ngân
quỹ; dịch vụ uỷ thác; các dịch vụ khác như hùn vốn liên doanh; mua bán ngoại
tệ, dịch vụ ngân hàng tiện ích ATM, Mastercard, Visacard...
Hiện nay, Hội sở chính vẫn đang hoạt động trên cơ sở “Độc canh tín dụng”,

thu nhập từ các dịch vụ khác của các ngân hàng mới đạt từ 7 - 12%. Sự thiếu đa
dạng của các loại sản phẩm dịch vụ đã hạn chế rất nhiều đến thu nhập và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở chính ngân hàng liên
doanh Lào - Việt
Nhìn chung tổng thu của Hội sở chính có xu hướng tăng, giảm dần qua các
năm. Lợi nhuận trước thuế của Hội sở chính trong 3 năm qua có xu hướng tăng,
giảm dần. Cụ thể năm 2006 lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Hội sở chính có
xu hướng tăng giảm trong những năm qua. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt
động kinh doanh của Hội sở chính trong thời gian tới. Vì vậy, cần phải xây dựng
được một chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt
2.2.1. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt
Trong những năm gần đây, tình hình dư nợ ngắn hạn của DNV&N có xu
hướng tăng dần, cụ thể là: năm 2006 tổng dư nợ của DNV&N là 7.233,84 nghìn
USD sang đến năm 2008 đã tăng lên là 12.173,28 nghìn USD, tăng hơn so với năm
2007 là 3,12%, điều này cho thấy Hội sở chính đang có chính sách thu hút các doanh
nghiệp, đặc biệt các DNV&N về với Hội sở chính. Với tỷ lệ cho vay ngắn hạn đối
với các DNV&N tại hội sở chính tăng lên từ 70,7% năm 2006 và 84,11% vào năm
2008 điều đó càng thể hiện được ưu thế của các DNV&N trong việc tiếp cận nguồn
vốn ngắn hạn của Hội sở chính. Với tổng cho vay ngắn hạn tăng từ 53% lên đến
72% trong tổng cho vay, điều này cho thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn là tương đối cao,
đảm bảo khả năng quay vịng vốn nhanh của Hội sở chính, tăng tính thanh khoản
của Hội sở chính và cũng phù hợp với tỷ lệ huy động vốn của Hội sở chính trong
những năm qua.
2.2.2. Hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ của Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt
 Trình tự thực hiện quy trình thẩm định
- Bước 1: tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp.


- Bước 2: Trên cơ sở các quy định của Hội sở chính, cán bộ thẩm định sẽ thu
thập thơng tin có liên quan đến thẩm định, và hồ sơ cần thiết để phục vụ cho việc
thẩm định, và tiến hành thẩm định.
- Bước 3: lập báo cáo thẩm định theo quy định.
- Bước 4: Trưởng phịng thẩm định (tín dụng) sẽ có trách nhiệm kiểm tra,
xem xét tờ trình của cán bộ thẩm định, nếu thấy thiếu, hoặc không phù hợp thì phải
yêu cầu cán bộ thẩm định bổ sung.
- Bước 5: Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng sau khi phê duyệt
cho vay hoặc khơng cho vay, chuyển hồ sơ lại phòng thẩm định.
 Nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp
 Thẩm định về mặt pháp lý đối với DNV&N
 Thẩm định về mục đích sử dụng vốn của DNV&N
 Thẩm định khả năng tài chính của DNV&N
 Thẩm định kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh của DNV&N
 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tín dụng của DNV&N
2.2.3. Chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt
Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng chuyên tránh
Trong những năm qua số cán bộ thẩm định chun trách của Hội sở
chính có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ Hội sở chính đã chú trọng hơn
trong cơng tác thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối
với các DNV&N nói riêng. Đây là một xu hướng tốt trong việc nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng trong thời gian tới.
Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên
Trong hoạt động tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối

với các DNV&N nói riêng thì vấn đề nguồn lực có trình độ cao (đại học và trên
đại học) càng có ý nghĩa quan trọng, vì họ được đào tạo một cách cơ bản nên
khả năng phân tích tình hình sẽ khả quan hơn, sẽ nhận ra được những sai khác,
những rủi ro… Trong những năm qua Hội sở chính có cán bộ tín dụng (thẩm


định) có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy Hội sở chính đã quan tâm hơn,
như vậy chất lượng thẩm định sẽ tốt hơn trong thời gian tới.
Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên 5 năm
Tỷ lệ số lượng cán bộ thẩm định (tín dụng) có trình độ 5 năm trở lên có
xu hướng tăng dần, đây là dấu hiệu tốt trong công tác thẩm định, sẽ làm cho
chất lượng thẩm định tăng lên, khi họ đã đủ kinh nghiệm để có thể lường được
những rủi ro có thể xảy đến khi cấp tín dụng.
Như vậy, khi phân tích, đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với các DNV&N theo chỉ tiêu nguồn lực, trình độ và kinh nghiệm của
nguồn lực thì ta thấy chất lượng thẩm định của Hội sở chính tương đối tốt và có
xu hướng tốt hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên ta cần xem xét thêm một số chỉ
tiêu khác, khi đó mới đánh giá được tổng quan được chất lượng thẩm định tín
dụng ngắn hạn đối với các DNV&N trong thời gian qua.
Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N
Sự tăng, giảm của tổng dư nợ ngắn hạn quá hạn của DNV&N đã làm cho
tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N/Tổng dư nợ ngắn hạn của DNV&N có
xu hướng tăng, giảm dần, năm 2008 giảm hơn so với năm 2007 là 9,15% và
năm 2007 lại tăng hơn so với năm 2006 là 6,99%. Khi nợ quá hạn cao thì ngân
hàng sẽ thu thêm được lãi phạt từ khách hàng, tuy nhiên sẽ tiềm ẩn rủi ro cho
ngân hàng trong khả năng thu hồi vốn.
Như vậy, nếu phân tích theo chỉ tiêu nợ ngắn hạn quá hạn của DNV&N thì
chất lượng thẩm định tín dụng của Hội sở chính vẫn ở mức chưa cao vì tỷ lệ nợ
ngắn hạn quá hạn này vẫn ở mức cao.
Tỷ lệ “nợ xấu” ngắn hạn của DNV&N

Hiện nay dư “nợ xấu” ngắn hạn quá hạn của DNV&N có xu hướng tăng,
giảm dần qua các năm, trong khi đó thì dư nợ ngắn hạn q hạn có xu hướng
tăng lên. Điều này cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn cũng có
chiều hướng tiến chuyển tốt lên, nhưng vẫn ở mức nhỏ và chưa rõ rang và còn ở
mức chất lượng thấp. Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn của
các DNV&N trong thời gian tới Hội sở chính cần tiếp tục quan tâm hơn nữa


trong cơng tác thẩm định tín dụng ngắn hạn ở tất cả các mặt (tài chính, con
người, kênh thơng tin…) co như vậy mới làm giảm nợ xấu của Hội sở chính.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản/Tổng nợ xấu ngắn
hạn của DNV&N
Điều này đã làm cho Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản của
DNV&N/Tổng nợ xấu ngắn hạn của DNV&N của Hội sở chính có xu hướng
tăng lên, đây là dấu không tốt hiệu tốt trong việc làm giảm rủi ro khi cấp tín
dụng cho các DNV&N, qua đó thể hiện chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn
của các DNV&N có xu hướng ngày càng giảm xút. Do vậy, trong những năm
tới, Hội sở chính cần có biện pháp giải quyết sao cho khi thẩm định tín dụng
ngắn hạn càn phải có tài sản bảo đảm, có như vậy mới làm giảm rủi ro trong khi
cấp tín dụng.
2.2. Đánh giá về chất lƣợng thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Hội sở chính ngân hàng liên doanh Lào - Việt
2.2.1. Những thành tựu đạt đƣợc
- Hội sở chính đã khơng ngừng tạo điều kiện cung cấp vốn cho nhiều
DNV&N trên địa bàn thủ đơ Viêng Chăn.
- Hội sở chính đã có phương pháp và quy trình thẩm định một cách rõ ràng
và truyền tải được tới tất cả cán bộ, nhân viên có liên quan đến thẩm định.
- Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên là tương đối
cao (từ 81,82% vào năm 2006 tăng lên là 93,33% năm 2009), và tỷ lệ cán bộ
thẩm định tín dụng có kinh nghiệm trên năm 5 cũng ở mức rất tốt trên 70%.

- Trong quá trình thẩm định tín dụng ngắn hạn, các cán bộ, nhân viên của
Hội sở chính đã rất chú trọng thẩm định tư cách pháp lý, mục đích sử dụng vốn
và khả năng tài chính của các DNV&N.
- Hội sở chính đã tăng cường cho vay có kèm theo bảo đảm, do đó tỷ lệ nợ
xấu có tài sản bảo đảm ngày càng tăng (cụ thể, năm 2006 chỉ có 71,4% thì đến năm
2008 đã tăng lên là 83,51% trên tổng nợ xấu ngắn hạn của DNV&N).
- Hội sở chính ln thực hiện đúng về thời gian thẩm định (có những món
vay cịn nhanh hơn cả thời gian quy định).
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân


2.2.2.1. Hạn chế
- Cơng tác thẩm định tín dụng ngắn hạn vẫn cịn có sự chồng chéo, chưa có
sự quy định và phân rõ trách nhiệm cho cán bộ thẩm định và cán bộ có liên quan,
chẳng hạn như một món vay có khi phải đến 3 hay bốn lần thảm định…
- Mức độ đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra đối với phương án cịn
thấp, mới chỉ dừng lại ở đánh giá hình thức, qua loa, lấy lệ, chưa mang tính
khoa học cao, các đánh giá cịn dựa trên nhiều cảm nhận từ định tính.
- Tỷ lệ quá hạn, nợ xấu đối với các DNV&N còn ở mức cao và có xu hướng
ngày càng tăng, vượt mức chuẩn mà ngân hàng Nhà nước Lào khuyến cáo.
- Việc xây dựng và cập nhận thông tin chưa được triển khai đúng mức, số
lượng kênh thơng tin cịn hạn chế…
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DNV&N
TẠI HỘI SỞ CHÍNH NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO – VIỆT
3.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
- Cần phải đào tạo chuyên sâu hơn nữa cho đội ngũ nhân viên của mình để
họ được trang bị thêm, trang bị lại nhằm đầy đủ hơn nữa về cả lý thuyết và kiến
thức thực tế về các lĩnh vực như: Thành thạo quy trình nghiệp vụ, am hiểu về
các quy định và pháp luật hiện nhành, có trình độ sâu, rộng các lĩnh vực tài

chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các kiến thức xã hội …
- Cương quyết không để cho các cán bộ thẩm định thiếu hiểu biết về lĩnh
vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi thẩm định.
- Nâng cao chế độ thưởng, phạt hơn nữa nhằm giáo dục cho các cán bộ
thẩm định để họ ý được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ, để từng bước nâng cao
đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ thẩm định của Hội sở chính.
- Cần có sự kiểm tra chéo một cách chặt chẽ hơn nữa giữa các cán bộ thẩm
định với nhau để tăng sự khách quan trong quá trình thẩm định.
- Cần xây dựng một chỉ tiêu tuyển dụng chuẩn mực cho nhân viên và đề
nghị với ngân hàng liên doanh Lào – Việt cho phép Hội sở chính tự tuyển dụng
3.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh của
các DNV&N


- Thường xuyên cập nhận các thông tin thị trường, và cử cán bộ của mình
đi tập huấn, đào tạo chuyên sâu cách thức sử dụng các phương pháp điều tra,
thống kê, phân tích, tổng hợp, kiểm tra và dự đốn các luồng chi phí, doanh thu,
lạm phát…
- Phân tích các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh đã phù
hợp chưa? Cụ thể là giá cả nguyên vật liệu, chi phí nguồn nhân lực, định mức
tiêu hao nguyên, nhiên liệu đã đúng chưa? ...
- Số lượng, chất lượng của sản phẩm mà DNV&N sản xuất ra đó đáp ứng
được u cầu của thị trường hay khơng? Điều này được thể hiện qua khả
năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp như thế nào trong thời gian qua.
- Từ đó cán bộ thẩm định sẽ xem xét được dòng tiền vào, dòng tiền ra của
DNV&N như thế nào để từ đó có quyết định có nên tài trợ tín dụng cho doanh
nghiệp hay khơng.
3.3. Tăng cƣờng thẩm định tài sản bảo đảm
- Tiếp tục khuyến khích việc thực hiện bảo đảm tín dụng bằng tài sản tự
có của doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, bảo lãnh… Vì,

khi đó sẽ khích lệ và gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá
trình sử dụng vốn vay.
- Khi đánh giá tài sản đảm bảo cần có sự đánh giá chéo và thật kỹ lưỡng
sao cho tài sản ln phải đảm bảo đủ vai trị của tài sản bảo đảm (như: giá trị tài
sản như thế nào trong tương lai, hay tài sản bảo đảm phải có thị trường tiêu
thụ…).
3.4. Tăng cƣờng thu thập, xử lý và khai thác các luồng thông tin phục vụ
cho công tác thẩm định
Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng
ngắn hạn đối với các DNV&N nói riêng, thì ngồi các luồn tin thu thập từ khách
hàng, từ trung tâm CIC, từ ngân hàng liên doanh Lào – Việt, Hội sở chính cần phối
hợp với các tổ chức tín dụng khác để có thêm nguồn thơng tin phong phú và chính
xác hơn. Bên cạnh đó Hội sở chính cần phải phân loại và sắp xếp, lưu trữ các
thông tin đã thu thập để làm tài liệu cho lần sau. Tuy nhiên, cần phải sắp xếp một
cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết.
3.2.5. Các giải pháp khác


Thứ nhất: Tăng cường tổ chức các cuộc thi các cuộc thi cán bộ tín dụng
giỏi, cán bộ thẩm định giỏi
Thứ hai: Tăng cường các buổi toạ đàm, giao lưu với các Hội sở chính khác
Thứ ba: Tách biệt cụ thể giữa lương và thưởng cho cán bộ, nhân viên
trong Hội sở chính
Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa Hội sở chính với các cơ
quan hữu quan

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn
đối với các DNV&N tại Hội sở chính vẫn cịn nhiều vấn đề cần được bổ sung và
hoàn thiện. Đề tài cũng chỉ ra được những mặt đã làm được (như: Hội sở chính

rất nỗ lực và quyết tâm thực hiện nâng cao chất lượng đối với cơng tác thẩm
định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng, hay Hội sở chính cũng đã có
những tiền đề thuận nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong tương
lai…) và những mặt chưa làm được (tuỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu còn ở mức cao,
nguồn nhân lực, công nghệ thông tin phụ trợ cho việc thẩm định tín dụng cịn
hạn chế…) trong cơng tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các DNV&N.
Đề tài cũng đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến nghị đối với các cấp, ban
ngành có liên qua. Vì vậy, trong thời gian tới Hội sở chính cần có kế hoạch để
thực hiện đồng bộ các giải pháp mà đề tài đã chỉ ra nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các
DNV&N nói riêng, góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng và những mất mát
có thể xảy đến với Hội sở chính và với cả Hội sở chính và đối với cả các
DNV&N.



×