Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tieu su AnhxtanhTuan AnhNga Dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.92 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tiểu sử Anhxtanh</b>


Anbe Anhxtanh - Người làm nên cuộc cách mạng thế giới vật lý
Anbe Anhxtanh (1879 - 1955)


Anbe Anhxtanh là nhà khoa học số 1 của thế kỷ 20. Thuyết tương đối của ông được đánh giá
là “một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại”. Bằng học
thuyết của mình, Anhxtanh đã làm thay đổi sâu sắc sự hiểu biết của nhân loại về thế giới vật
lý.


Đúng 11h30 phút ngày 14 tháng 3 năm 1879, Anbe Anhxtanh ra đời tại thị trấn Um nước Đức
trong một gia đình Do Thái. Cậu bé Anhxtanh có cái đầu rất to, xương đầu lại cịn dơ ra nữa.
Thuở bé mẹ cậu rất lo sợ cậu bị ... thiểu năng trí não bởi vì đến 4-5 tuổi cậu vẫn chưa biết nói.
Ơng bố đã mời nhiều bác sỹ đến khám, họ kết luận là cậu bé hoàn toàn khoẻ mạnh và phát
triển bình thường. Thuở thiếu thời, Anhxtanh rất lặng lẽ, thường đơn độc đắm mình triền miên
trong mơ ước hoặc suy tư, trò chơi mà cậu ưa thích là dùng các mẩu gỗ hoặc mẩu giấy chắp
thành các hình phức tạp. Khi đi học, Anhxtanh rất ưa thích các mơn tự nhiên và triết học. Ơng
chú ruột của cậu là Jacơp tặng cho cậu cuốn sách “Hình học thần thánh” của ơclit, cậu lập tức
đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Tính cách của cậu bé Anhxtanh rất khác thường, với
những vấn đề thắc mắc khơng những cậu buộc mình phải làm sáng tỏ nó là gì mà cịn đào sâu
tìm hiểu thêm vì sao lại như thế. ở trên lớp, thầy giáo thường không nhẫn nại chờ được mà
phải gõ thước vào bảng thôi thúc Anhxtanh trả lời câu hỏi nhanh lên vì cậu ln suy nghĩ chu
đáo rồi mới chịu trả lời. Khi thầy không hỏi, bỗng nhiên Anhxtanh hỏi lại những điều “kỳ quái”
mà cậu đã từng suy nghĩ rất sâu. Thầy giáo thường bị đỏ mặt vì khơng trả lời được. Các thầy
giáo khơng thích tính cách Anhxtanh, cậu khơng chịu học những mơn học thuộc lịng, thành
tích học tập của cậu thường đứng cuối lớp.


Tháng 10 năm 1896 Anhxtanh 17 tuổi, cậu đã thi đỗ vào trường Đại học liên bang Zurich
(Thuỵ Sỹ), đó là một trường ĐH nổi tiếng ở Trung Âu.


Ở ĐH Zurich, Anhxtanh rất say mê làm việc trong phịng thí nghiệm và phớt lờ những giờ lên


lớp. Hồi đó máy quang điện rất quý, ắc-quy cũng hiếm nhưng trong phịng thí nghiệm của
trường ĐH lại có rất nhiều máy đo điện, sinh viên có thể tự do đến làm thí nghiệm. Anhxtanh
vùi đầu vào nghiên cứu, cậu say mê nghiên cứu về vấn đề bụi vũ trụ mà theo cậu là một mệnh
đề quan trọng của vật lý lý thuyết, cũng là một “con hổ” đang cản đường tiến lên của ngành
vật lý.


Sau nhiều đêm trăn trở, Anhxtanh đem bản thảo của mình đến gặp giáo sư Uây-pơ - một giáo
sư trong trường ĐH Zurich. Giáo sư nhận bản thảo một cách hờ hững, vốn trong lịng ơng
khơng ưa cậu sinh viên hay bỏ học này, nên khi lật xem vài trang bản thảo, thấy suy nghĩ của
Anhxtanh xa rời thực tế, giáo sư Uây-pơ trả bản thảo cho cậu và nói: “Anhxtanh, cậu rất thơng
minh nhưng nhược điểm là khơng muốn học ai cả”. Nói rồi giáo sư bỏ đi.


Mùa thu năm 1900, Anhxtanh tốt nghiệp ĐH. Đây là thời kỳ long đong nhất của ông bởi ông
lâm vào cảnh thất nghiệp. Ông từng khao khát được giữ lại trường làm trợ giáo nhưng muốn
thế cần phải có các giáo sư giới thiệu mà chẳng vị giáo sư nào chịu giới thiệu một sinh viên
người Do Thái khơng chịu thuần phục và hay có những suy nghĩ lạ hoắc này, hơn nữa thành
tích tốt nghiệp của Anhxtanh cũng không thuộc loại xuất sắc. Vì kế sinh nhai, Anhxtanh phải
bơn ba khắp nơi tìm kiếm việc làm.


Vào tháng 6 năm 1902 Anhxtanh đã xin được một công việc ổn định là làm giám định kỹ thuật
ở Cục bản quyền Becnơ (Thụy Sỹ) với mức lương 3500 frăng Thụy Sỹ một năm. Không phải lo
lắng về cái ăn cái mặc nữa, từ đây ông có thể yên tâm nghiên cứu những vấn đề vật lý mà ơng
u thích. Năm 1903, Anhxtanh kết hơn với Mivela là bạn học cũ, năm sau họ sinh một con
trai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Anhxtanh hoàn thành luận văn “Phương pháp xác định mới về độ lớn của phân tử”, ơng trích
phần “Nghiên cứu sự khuếch tán và nội ma sát của các chất trung tính trong dung dịch loãng
để xác định độ lớn thực tế của nguyên tử” gửi cho ĐH công nghiệp liên bang Zurich. Trong bốn
luận văn thì luận văn này mỏng hơn cả.



Luận văn thứ hai bàn về “Thuyết quang lượng tử”. Trước kia khi nghiên cứu “Hiệu ứng quang
điện”, Niutơn cho rằng ánh sáng là do các hạt cấu thành, trong lịch sử khoa học gọi đó là
“thuyết hạt ánh sáng”. Đến đầu thế kỷ 19 các nhà khoa học lại cho rằng ánh sáng không phải
do các hạt cấu thành mà là một lọai sóng dao động. Về sau lý thuyết điện-từ của Macxoen tiến
thêm một bước đã chứng minh tính dao động sóng của ánh sáng. Học thuyết này có tên là
“Động học sóng của ánh sáng”. Lúc ấy Anhxtanh đã từ một góc độ mới mẻ bàn về sự bức xạ
và năng lượng của ánh sáng. Anhxtanh cho rằng ánh sáng là do những hạt rời rạc (lượng tử)
cấu thành. Kết luận này ngay Anhxtanh cũng cảm thấy “rất cách mạng”. 16 năm sau nhờ luận
văn này Anhxtanh giành được giải Nôben vật lý.


Luận văn thứ ba nghiên cứu về “Chuyển động Brao”. Ngược lại thời gian, vào năm 1827 hơm
đó nhà thực vật học Brao người Anh làm thí nghiệm rắc phấn hoa vào nước, sau đó dùng kính
hiển vi quan sát. Brao phát hiện một hiện tượng rất lạ: phấn hoa chuyển động không ngừng
giống như vô số các sinh linh li ti đang nhảy múa. Chuyển động kỳ lạ này được gọi là “chuyển
động Brao”. Mấy chục năm sau để giải thích hiện tượng này các nhà khoa học đã mất nhiều
công sức nhưng chưa lý giải được thấu đáo. Anhxtanh bằng nhãn quan độc đáo của mình đã
nắm ngay được bản chất của vấn đề: Đó chính là các phân tử nước vơ cùng nhỏ bé đang nhảy
múa. Hồi đó rất nhiều người còn chưa tin vào sự tồn tại của phân từ và nguyên tử thì


Anhxtanh ngược lại đã đi sâu nghiên cứu chuyển động của phân tử. Ông cho rằng phân tử
nước rất nhỏ, dùng kính hiển vi không thấy được nhưng phân tử nước vận động không ngừng.
Do sự va chạm với các phân tử nước mà phấn hoa có chuyển động Brao khơng quy tắc.
Anhxtanh cịn dùng phương pháp tóan học tính được độ lớn của phân tử và hằng số Avôgađrô
- số lượng phân tử trong một chất khí bất kỳ ở trạng thái tiêu chuẩn. Như vậy Anhxtanh đã có
những căn cứ hết sức thuyết phục để chứng minh sự tồn tại của phân tử. Ba năm sau nhà vật
lý người Pháp là Faylan đã chứng minh được định luật của Anhxtanh về chuyển động Brao.
__________________


Luận văn thứ tư được cơng bố trên Tạp chí Vật lý học là “Bàn về điện động lực học của các vật
thể động”, đó là luận văn đầu tiên về thuyết tương đối. Với luận văn dày 30 trang này



Anhxtanh đã làm nên thay đổi về bản chất quan niệm về thời gian và không gian. Trước thế kỷ
20 Niutơn là chúa tể của vương quốc vật lý, cơ học Niutơn được xây dựng trên cơ sở thời gian
tuyệt đối và không gian tuyệt đối. Niutơn cho rằng trong bất kỳ điều kiện nào độ dài thời gian
đo được ln ln như nhau, khơng thể có kết quả thứ hai. Niutơn cho rằng thời gian và không
gian là tuyệt đối, không liên quan đến bất kỳ sự vật nào ở thế giới bên ngoài, vậy làm sao biết
được sự tồn tại của nó? Lấy ví dụ nếu thời gian phát tiếng của một máy ghi âm trên mặt đất
đo được là một giờ thì thời gian phát tiếng của máy ghi âm đó trên mặt trăng đo được cũng là
1 giờ, đó là theo nguyên lý thời gian tuyệt đối của Niutơn. Nhưng Anhxtanh cho rằng một
người ở mặt đất mà đo thời gian phát xong cuốn băng đó trên mặt trăng thì kết quả khơng
phải là 1 giờ mà có thể hơn hoặc kém một giờ. Như vậy thời gian là tương đối, tức là độ dài
thời gian đo được trong những điều kiện khác nhau là khác nhau. Đến những năm 30 từ các thí
nghiệm kích phát ngun tử hyđrơ người ta đã chứng minh được thời gian bị kéo dài. Về không
gian cũng tương tự, độ dài theo phương chuyển động của cái thước chuyển động với tốc độ
nhanh cũng bị rút ngắn lại so với cái thước ở trạng thái nằm yên. Đó là thuyết tương đối hẹp.
Luận văn về thuyết tương đối hẹp này của Anhxtanh đã nhanh chóng thu hút sự hứng thú
mạnh mẽ của một bộ phận các nhà khoa học có kiến thức cao trong giới vật lý. Qua luận văn
này họ nhận được những thông tin mới mẻ về cuộc cách mạng trong vật lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tương đối đi vào con đường phát triển huy hoàng. Chỉ hai năm sau khi ở Beclin, năm 1916 ơng
đã hồn thành luận văn có tính tổng kết về thuyết tương đối: “Cơ sở thuyết tương đối rộng” và
đưa ra giả thuyết hữu hạn vô biên của không gian vũ trụ, đã tổng kết sự phát triển của thuyết
lượng tử, đã lần đầu tiến hành khám phá sóng lực hấp dẫn được cơng nhận là đỉnh cao của lý
luận vật lý thế kỷ 20. Về sau Anhxtanh căn cứ trên phương trình chuyển động của thuyết
tương đối đã đưa ra ba dự đoán lớn:


· Tia sáng bị cong đi trong trường lực hấp dẫn của mặt trời


· Quy luật chuyển động của sao Thủy ở điểm gần mặt trời nhất: sau mỗi vịng quay quanh mặt
trời, vị trí điểm gần mặt trời nhất của sao Thủy bị biến đổi một ít.



· Tia quang phổ trong trường lực hấp dẫn bị dịch chuyển về phía ánh sáng đỏ (phía sóng dài)
Ngày 29/5/1919, các nhà thiên văn người Anh thông qua quan sát nhật thực đã chứng minh
tính chính xác của Thuyết tương đối rộng của Anhxtanh: Tia sáng bị uốn cong trong trường lực
hấp dẫn của mặt trời, không gian là không gian cong, học thuyết mới về lực hấp dẫn hồn
tồn chính xác. Hai dự đốn sau cũng lần lượt được nghiệm chứng. Anhxtanh nhanh chóng trở
thành thần tượng được cả thế giới sùng bái, từ khắp nơi trên thế giới lời mời gửi đến Anhxtanh
như những đợt sóng triều. Ơng đã đến nhiều nơi trên thế giới để thuyết trình về thuyết tương
đối, ơng được mệnh danh là “Niutơn của thế kỷ 20”.


Năm 1933, để phản đối chế độ phát xít Đức, Anhxtanh đã rời bỏ nước Đức đến định cư ở thành
phố Prinxetôn nước Mỹ. ở Mỹ Anhxtanh đã có nhiều bài diễn thuyết cho hịa bình của nhân
lọai. Ơng đã sống 22 năm ở Mỹ. Ngày 18 tháng 4 năm 1955 Anhxtanh đx vĩnh viễn ra đi,
hưởng thọ 76 tuổi. Thế giới mất đi một nhà khoa học kiệt xuất nhất, nhân lọai mất đi một
người lương thiện nhất. Ông mất đi nhưng tên tuổi ông đã trở lên bất tử, đúng như lời ơng nói:
“Chúng ta chết đi nhưng sự nghiệp sáng tạo chung của chúng ta sẽ còn mãi mãi”.


__________________


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×