Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

SKKN sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “ việt bắc” nhằm phát huy năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 44 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để
đáp ứng những yêu cầu phát triển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở
thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của tồn xã hội nói chung và trong
hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Sứ mệnh người thầy không đơn giản chỉ
là truyền đạt kiến thức mà phải phát huy được năng lực, đánh thức khả năng tìm
tịi, sáng tạo của học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực.
Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng
lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng)
được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại
cơng việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi
công dân đều cần phải có đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực cốt lõi bao
gồm những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp,
năng lực tính tốn, năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thông, năng
lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
Môn Ngữ văn được coi là mơn học cơng cụ, nó mang đặc thù riêng của mơn
học, do đó các năng lực chuyên biệt: năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập
văn bản - năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ là những năng lực đóng
vai trị quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học.


1


Quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển
các năng lực, đáp ứng với các yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn
luyện và phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Với đặc trưng của mơn học,
mơn Ngữ văn triển khai các mạch nội dung bao gồm các phân môn Văn bản,
Tiếng Việt, Tập làm văn, nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản và tạo
lập được các văn bản theo các kiểu loại khác nhau.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản, mơn Ngữ văn
giúp học sinh từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập của môn
học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe, đọc) và năng lực
tạo lập văn bản (gồm kỹ năng nói và viết). Năng lực đọc - hiểu văn bản của học
sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về Tiếng Việt, về các
loại hình văn bản và kỹ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin,
cảm thụ cái đẹp và giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Năng lực tạo lập văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng
hợp kiến thức về các kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học,
văn hóa, cùng kỹ năng thực hành tạo lập văn bản, theo các phương thức biểu đạt
khác nhau, theo hình thức trình bày miệng hoặc viết. Thơng qua các năng lực
học tập của bộ môn để hướng tới các năng lực chung và các năng lực đặc thù
của môn học.
Phương pháp này phù hợp với đặc trưng mơn học. Người dạy hồn tồn có
khả năng khai thác tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học như:
- Máy chiếu để trình chiếu bài giảng Power Point, sơ đồ tư duy Imind
Map…
- Hình minh họa sơ đồ tư duy, phiếu học tập, bài tập nhóm, phim tư liệu…
- Bài giảng Power Point với các kĩ thuật cơ bản và nâng cao: nội dung, hình
ảnh, tạo các đường link đến trị chơi ơ chữ, đường link đến phim tư liệu…
- Sơ đồ tư duy Imind Map.

- Phần mềm Adobe Presenter tạo trị chơi ơ chữ, câu hỏi trắc nghiệm…
- Kĩ thuật cắt ghép phim ảnh trên Adobe Premier.

2


Giờ dạy học Ngữ văn theo lối mòn thường tạo cảm giác nặng nề, nhàm
chán. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
vào một giờ học Ngữ văn không chỉ mang lại bầu không khí mới, sự sơi nổi cho
giờ học mà cịn giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Học
sinh hoàn toàn chủ động và thể hiện sự sáng tạo của mình, khơng bị gị ép trong
khn khổ và hứng thú với bài học.
Thực tế dạy học của dự án đã chứng minh, học sinh đã có tư duy sáng tạo,
đã biết vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau và kiến thức trong đời
sống xã hội để giải quyết những vấn đề trong tác phẩm văn học, trong học tập
cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Từ cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, gắn văn học với
thực tiễn đời sống, vận dụng vào cuộc sống một cách tự nhiên chứ không gượng
ép khô khan. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải quyết các
tình huống thực tiễn.
Những tiền đề lý luận và thực tiễn nói trên chính là lý do để tơi chọn đề tài:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “ Việt Bắc” nhằm phát
huy năng lực học sinh.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “ Việt Bắc” nhằm
phát huy năng lực học sinh.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Anh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0986056782; Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Anh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn cho học sinh
khối 12 ở trường Trung học phổ thông.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 17 tháng
10 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3


NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở môn Ngữ
văn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyện kỹ
năng chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thực sự
khách quan, chính xác (chủ yếu tái hiện kiến thức), chú trọng đánh giá cuối kì
hơn là đánh giá quá trình. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học cịn thụ
động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Điều đó thể hiện ở
những tồn tại sau:
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn
mang tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường,
giáo dục kỹ năng sốn còn cách cứng nhắc, chưa làm cho học sinh thực sự hứng
thú khi huy động các kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực vào
việc giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc tích hợp nội mơn và tích hợp liên
mơn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến
thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.
- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang
tính hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện
chương trình sách giáo khoa hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá

nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa
thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ,
mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận
quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Mặc dù đa số giáo viên đã thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay
đổi cách thức tổ chức giờ nhằm đạt mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên
nhân là:
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng khơng được
thực hiện một cách triệt để, vẫn cịn nặng về phương pháp truyền thống, có đổi

4


mới song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai
thác kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực
chung và năng lực chun biệt ở mơn Ngữ văn ở một vài giáo viên vẫn còn hạn
chế.
+ Về phía học sinh: Là con em các dân tộc thiểu số lại ở nội trú nên việc
tiếp cận và tìm tịi những thơng tin thời sự phục vụ cho bài học cịn hạn chế. Một
số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm
tịi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực cần thiết.
2. Định hướng chung.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ

đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các
môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin…), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy.
- Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc: Học sinh tự mình hồn thành
nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức dạy học. Tùy
theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; trong lớp học, ngồi lớp học… Cần

5


chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn
luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú
cho người học.
- Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiếu đã quy
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội
dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông
tin trong dạy học.
* Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Năng lực tạo lập và tiếp nhận văn bản (năng lực thưởng thức văn
học/cảm thụ thẩm mĩ).
* Những yêu cầu cần có trong một tiết học:
+ Phát huy tối đa các năng lực trong giờ học cho học sinh.
+ Tạo khơng khí hào hứng, thoải mái, tự nhiên cho học sinh trong giờ học.
+ Phát hiện năng lực chuyên biệt của học sinh.
+ Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua phương pháp thảo
luận nhóm.
+ Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thơng qua phương pháp tổ chức
trò chơi.
+ Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh qua khả năng phản biện.
3. Những năng lực chuyên biệt cần được hình thành và phát triển trong môn Ngữ
văn.
3.1. Năng lực tiếp nhận văn bản
Đây là khả năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học của học sinh. Thể hiện ở chỗ
các em có thể tự mình nắm bắt được nội dung tư tưởng và các giá trị nghệ thuật đặc

6


sắc của bất kì tác phẩm văn học cùng thể loại với các tác phẩm đã được học trong
chương trình.
- Trên thực tế, học sinh chỉ mới nắm bắt được nội dung kiến thức của các
tác phẩm dưới sự hướng dẫn và truyền thụ của giáo viên. Đối với những tác
phẩm chưa được học (Dù cùng thể loại, chủ đề với các tác phẩm đã học) các em
không thể tự mình khai thác.
- Nguyên nhân: Trong quá trình giảng dạy văn bản, giáo viên chỉ mới chú
trọng về mặt kiến thức, chưa cung cấp và hướng dẫn cho học sinh phương pháp

tìm hiểu khai thác văn bản.
- Phương pháp hình thành và phát triển năng lực: Trong các tiết dạy văn
bản, bên cạnh kiến thức, kĩ năng còn phải chỉ ra và hướng dẫn cho học sinh
phương pháp đọc hiểu văn bản theo thể loại, chủ đề.
Ví dụ: - Hình thành và phát triển năng lực đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại:
- Hình thành năng lực đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại:
3.2. Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
- Đây là khả năng phát hiện ra cái đẹp trong tác phẩm văn học, cảm nhận,
xúc động trước cái đẹp đó bằng những rung cảm chân thành, từ đó hình thành
thế giới nội tâm phong phú.
- Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, trước hết trong quá
trình dạy giáo viên phải biết giảng điểm. Sẽ điểm vào những chi tiết trọng tâm,
những tín hiệu nghệ thuật, những điều học sinh hiểu hời hợt hoặc không ngờ để
gây ấn tượng mạnh mẽ, bừng dậy trong nhận thức, trong tâm hồn các em sự
ngạc nhiên, hứng thú… từ đó phấn khởi, tự tin đi tìm, khám phá những điều mới
lạ khác trong tác phẩm.
- Trên thực tế, mỗi giờ văn thường chật vật về thời gian. Nguyên nhân là do
giáo viên muốn hướng dẫn học tìm hiểu hết các nội dung kiến thức trong văn bản.
Điều đó khơng sai nhưng tạo nên sự ôm đồm, dàn trải, thiếu trọng tâm, bài dạy
không có điểm nhấn. Cần phải giảng điểm - tức là những kiến thức mà học sinh
có thể đã biết qua việc soạn bài, qua thảo luận nhóm thì khơng đi sâu giảng lại,

7


chỉ lướt qua để hệ thống kiến thức, còn lại tập trung thời gian thích đáng cho
những kiến thức trọng tâm.
3.3. Năng lực tự học
- Là khả năng học sinh có thể độc lập tìm kiếm, tích lũy tri thức, tự nâng
cao nhận thức của bản thân mình theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập hoặc sở

thích, niềm say mê, nhu cầu nhận thức của bản thân.
- Để hình thành cho học sinh năng lực đó, cần:
+ Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học: học bài cũ, làm bài tập, soạn
bài mới; học từ xa qua sách, tư liệu, trên mạng...
+ Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội trình bày những kiến thức mà các
em tự tìm kiếm, tích lũy được trước tập thể.
Ví dụ: Theo phương pháp truyền thống, phần giới thiệu bài thường do giáo
viên làm. Còn theo định hướng phát triển năng lực nên để cho học sinh giới
thiệu hoặc tương tác với giáo viên qua việc trả lời câu hỏi phần khởi động bài.
Điều này làm tăng hứng thú của học sinh. Đồng thời rèn luyện cho các em tính
tự tin, khả năng trình bày trước tập thể. Luyện được cách dẫn dắt, mở bài cho
một bài văn phân tích về tác phẩm văn học. Để làm được điều này các em phải
có sự chuẩn bị, tạo thói quen tự học ở nhà.
Trong phần tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: giáo viên yêu cầu học sinh thuyết
minh, thuyết trình về tác giả, tác phẩm đó trước lớp. Điều này sẽ tạo hứng thú
cho các em vì được thể hiện những hiểu biết của mình trước tập thể. Đồng thời
tạo động lực cho ý thức tự học của các em, bởi muốn thuyết trình được trước lớp
địi hỏi phải có sự chuẩn chu đáo và nắm chắc nội dung ở nhà.
+ Giao các nhiệm vụ học tập đòi hỏi học sinh phải có sự tìm kiếm kiến thức
từ các nguồn khác nhau như: tài liệu tham khảo, tra cứu thông tin trên mạng, ….

8


3.4. Năng lực thực hành ứng dụng
- Đây là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải
quyết nhiệm vụ học tập, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn.
- Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, cần phát triển
được ý tưởng sáng tạo: Vẽ tranh minh họa, hát, ngâm thơ, đóng kịch….

- Từ các bài học, giáo viên giúp cho học sinh nhận ra được tác dụng của
những tri thức đó đối với cá nhân mình, đối với cuộc sống.
4. Thực nghiệm
* Đối tượng: Học sinh trường Phổ Thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
- Lớp: 12A1
- Số lượng: 26 học sinh.
* Thời lượng: 01 tiết học (tiết 21) với thời gian 45 phút.

9


Tiết 21+22. Đọc văn:
VIỆT BẮC - TỐ HỮU
Phần II - Tác phẩm (tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nắm được những nét khái quát chung về bài thơ, đoạn thơ: Hoàn cảnh sáng
tác, cấu tứ bài thơ,...
- Cảm nhận được cuộc chia tay và tâm trạng của người đi kẻ ở. Khúc hồi tưởng
ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ.
- Thấy được tính dân tộc đậm nét khơng chỉ trong nội dung mà cịn ở hình thức
nghệ thuật của tác phẩm: Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngơn ngữ hình
ảnh đậm sắc thái dân gian.
2. Về kỹ năng:
- Kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng cảm thụ thơ, kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm.
- Biết làm bài nghị luận về một đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”.
3. Về thái độ:
- Ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người Việt

Bắc từ đó rút ra bài học cho bản thân.
- Hình thành tính cách và nhân cách sống cao đẹp: Có tinh thần lạc quan, niềm
tin vào ngày mai, tình yêu thiên nhiên, con người, tấm lịng thủy chung cách
mạng.
II. Các năng lực cần hình thành cho học sinh:
1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ
thông tin và truyền thông

10


2. Năng lực riêng:
- Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
- Năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản,
- Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
- Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức Văn học/cảm thụ thẩm mỹ
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
III. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài; Soạn bài theo hệ
thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài; Tìm hiểu kiến thức và làm bài tập cô
giáo yêu cầu khi về nhà. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động
cá nhân và hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)
IV. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn chung
- Giáo viên dùng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để giúp học
sinh nắm được vấn đề trọng tâm của bài học.
- Học sinh hình thành kỹ năng đọc - hiểu văn bản.

2. Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động
2.1. Hoạt động khởi động
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm bằng các bức tranh đã chuẩn bị sẵn
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài
học.
+ Nội dung hoạt động: Cho học sinh trả lời câu hỏi sau khi xem tranh và
các câu hỏi gợi dẫn.
+ Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi và gợi mở sau khi
học sinh trả lời.
+ Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, tranh…
+ Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

11


+ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh cùng các câu hỏi gợi mở liên quan
đến nội dung những bức tranh và yêu cầu học sinh dùng kiến thức tìm hiểu được
ở phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa để trả lời.
+ Giáo viên không chia đội mà áp dụng trị chơi với cả lớp: ai có câu trả lời
nhanh, đúng nhất sẽ có điểm thưởng. Những câu trả lời theo kiểu nói tự do ở
dưới sẽ khơng được tính.
+ Giáo viên đặt câu hỏi:

Là một tỉnh nằm ở phía Đơng bắc Việt Nam, hai mặt Bắc và Đơng Bắc giáp
với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 311km?

12


Là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc bộ Việt Nam, cách thủ đơ Hà Nội 162kmNơi có hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam?


Là một tỉnh miền núi ở vùng Đơng bắc Việt Nam với địa hình đồi núi chiếm
hơn 80% diện tích cả tỉnh, nơi có đỉnh Mẫu Sơn với độ cao 1541m?

13


Là mảnh đất địa đầu Tổ quốc Việt Nam với khí hậu quanh năm mát mẻ, với
thắng cảnh hùng vĩ, ngoạn mục như cao nguyên Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng,
cột cờ Lũng Cú?

Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nơi có khu di tích quốc gia Tân Trào?

14


Là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc bộ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75km,
nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời (Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh).
Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
+ Cao Bằng.
+ Bắc Kạn.
+ Lạng Sơn.
+ Hà Giang.
+ Tuyên Quang.
+ Thái Nguyên.
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình 06 tỉnh mà chúng ta
vừa tìm hiểu?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời (Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh).
+ Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng:

Đặc điểm chung của 06 tỉnh nói trên là địa hình rừng núi âm u, có mạng
lưới sơng suối dày đặc. Là căn cứ kháng chiến- khu giải phóng Việt Bắc .
+ Giáo viên dẫn dắt vào bài:

15


Như vậy chúng ta vừa đi qua phần khởi động với những bức tranh mang
linh hồn của khu căn cứ địa Việt Bắc- cái nôi của cách mạng Việt Nam. Nói đến
Việt Bắc, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố
Hữu. Nó được xem là đỉnh cao nghệ thuật trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Tên của bài thơ cũng là tên của tập thơ, nó chứa đựng một câu chuyện tình cảm
lớn của những con người Việt Bắc trong cuộc kháng chiến trường chinh và gian
khổ của nhân dân ta. Để thấy rõ điều đó chúng ta cùng đi vào tiết học hơm nay.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về căn cứ địa Việt Bắc.
+ Giúp học sinh hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Giúp học sinh nắm được mục đích sáng tác của bài thơ.
+ Giúp học sinh nắm được kết cấu đặc biệt và sắc thái tâm trạng của đoạn
thơ.
- Kĩ thuật dạy học: Phát vấn, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc làm việc nhóm.
+ Các bước thực hiện:
Bước 1: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Lớp học có 26 học sinh : Giáo viên chia học sinh thành 04 nhóm (02 nhóm
07 học sinh, 02 nhóm 06 học sinh) cho hoạt động ở lớp.
- Nhóm 1 : Trình bày nhữnghiểu biết của em về khu căn cứ địa Việt Bắc
(tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm địa hình)

- Nhóm 2 : Nêu hồn cảnh sáng tác của bài thơ ?
- Nhóm 3 : Cho biết kết cấu và sắc thái tâm trạng của bài thơ?
- Nhóm 4: Nêu vị trí xuất xứ và bố cục đoạn trích thơ “Việt Bắc”?
+ Đồ dùng học tập: Bảng phụ, bút dạ.
+ Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:

16


Bước 2: Báo cáo kết quả
Học sinh: Trình bày, báo cáo kết quả
Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
* Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức :
- Tên gọi Việt Bắc có từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn.
- Khu giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Ngun.
- Địa hình rừng núi âm u, có mạng lưới sông suối dày đặc. Là căn cứ kháng
chiến, quê hương cách mạng.
- Các học sinh khác nhận xét về câu trả lời.
+ Sản phẩm: Học sinh nắm được những đặc điểm lớn về khu căn cứ địa
Việt Bắc bao gồm: Tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, vai trị to lớn của
Việt Bắc đối với cách mạng Việt Nam.
* Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức về hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ “ Việt Bắc”.
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954), hiệp định Giơnevơ về
Đơng Dương được ký kết, hịa bình được lặp lại, một trang sử mới của đất nước
và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
- Tháng 10 - 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa cách

mạng Việt Bắc về Hà Nội.
- Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, Tố Hữu đã cho ra đời bài thơ Việt Bắc.
Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc” một
đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chồng Pháp.
Sản phẩm mong đợi: Học sinh nêu được hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của
bài thơ.
* Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức kết cấu và sắc thái tâm
trạng của bài thơ?
17


- Về nội dung: Bài thơ gồm có 150 câu, mang tầm vóc như một trường ca.
+ Phần I : Những kỷ niệm cách mạng và kháng chiến.
+ Phần II: Viễn cảnh Việt Bắc trong tương lai, ca ngợi công ơn của Đảng,
Bác Hồ đối với dân tộc.
- Về hình thức: Có cấu tứ như cuộc chia tay đơi lứa
+ Kết cấu đối đáp của ca dao giao duyên, có sự hơ ứng đồng vọng.
+ Đại từ Mình - ta: Nhân vật trữ tình tự phân thân để giãi bày tâm sự.
+ Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao giao duyên.
- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt: Cầm tay nhau
biết nói gì hơm nay đầy xúc động, bâng khng, lưu luyến.
* Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức về vị trí xuất xứ và bố
cục đoạn trích thơ “Việt Bắc”.
- Vị trí: Đoạn trích thuộc phần đầu bài thơ “Việt Bắc” (Bài thơ có hai
phần: phần đầu tái hiện những kỷ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi
viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ với dân
tộc.
- Bố cục: Đoạn trích chia làm 02 phần.
+ Phần 1: Tám câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người.

+ Phần 2: Tám hai câu thơ sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong
hoài niệm.
+ Sản phẩm mong đợi: Câu trả lời đúng của học sinh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học đọc -hiẻu văn bản:
- Mục tiêu:
+ Kiến thức: Giúp học sinh thấy được tình cảm luyến lưu, bịn rịn của kẻ đi
và người ở qua đó ngợi ca ân tình cách mạng sâu nặng nghĩa tình
Kỹ năng: Tự học, làm việc cá nhân, thuyết trình; Đọc hiểu thơ trữ tình
theo đặc trưng thể loại; Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ.
+ Thái độ: Hình thành thói quen đọc hiểu, tính cách tự tin khi trình bày
kiến thức. Tự nhận thức về khúc tình ca cách mạng và con người kháng chiến.
Biết yêu quê hương và trân trọng truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc.

18


- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
+ Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi kết hợp kỹ thuật các
mảnh ghép.
+ Hình thức tổ chức dạy học: Học sinh làm việc độc lập kết hợp làm việc
nhóm.
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc:
Bước 2: Báo cáo kết quả
- Học sinh: Trình bày, báo cáo kết quả
- Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức:

1. Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng con người
a. Lời người Việt Bắc (Bốn câu thơ đầu)
- Câu hỏi tu từ: Mình về mình có nhớ ta/ Mình về mình có nhớ khơng:
tạo sắc thái ướm hỏi ngọt ngào tình tứ, khơi gợi cả một quá khứ đầy ắp kỷ niệm,
khơi nguồn cho mạch cảm xúc nhớ thương tuôn chảy
- Sử dụng cặp đại từ Mình - ta: Cách xưng hơ quen thuộc của ca dao, dân
ca như một khúc giao duyên đằm thắm, tạo khơng khí trữ tình cảm xúc.
- Mình - ta đặt ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi cách biệt, ở giữa là
nỗi nhớ thẳm sâu. Cách sử dụng ngơn ngữ vừa có sự kế thừa của Văn học dân
gian vừa có sự sáng tạo. Mình lặp lại bốn lần,trong khi chỉ có một từ ta gợi hình
ảnh người về tràn ngập trong khơng gian, đầy ắp trong nỗi nhớ của người ở lại,
gợi cảm giác đơn côi, lặng thầm của người ở lại nơi núi rừng hoang vu.
- Điệp từ nhớ lặp lại bốn lần : Cảm xúc trào dâng với nỗi nhớ thương da
diết, cứ xốy sâu vào lịng người như một điểm nhấn đầy ân nghĩa.
- Việt Bắc hỏi về:
+ Thời gian: Mười lăm năm gắn bó ân tình tha thiết.

19


+ Không gian: Cây -núi-sông- nguồn nhắc nhớ về cội nguồn cách mạng ân
tình, ân nghĩa.
- Giọng điệu thiết tha, ngọt ngào sâu lắng mang điệu hồn dân tộc, tạo
không khí lưu luyến, bịn rịn nhớ thương cho buổi chia tay.
b. Lời người ra đi ( Bốn câu thơ tiếp)
- Người ra đi cũng cùng tâm trạng ấy nên nỗi nhớ khơng chỉ hướng về
người khác mà cịn là nhớ chính mình.
- Ai : Đại từ phiếm chỉ quen thuộc trong lối nói của ca dao, dân ca, giống
như lời giã từ tha thiết của người yêu đối với người yêu.
- Tha thiết : Lời đáp là sự hô ứng về ngôn từ, tạo nên sự đồng vọng tri âm

da diết nhớ thương : tha thiết- thiết tha.
- Từ láy Bâng khuâng, bồn chồn: Tâm trạng người đi cũng đầy bâng
khng xao xuyến, tâm trạng vấn vương, khơng nói nên lời.
- Hình ảnh: Áo chàm đưa buổi phân li.
+ Hốn dụ chỉ những người dân Việt Bắc với sắc áo quen thuộc nhuộm
bằng vỏ cây chàm, sắc áo không bao giờ phai nhạt.
+ Biểu tượng cho tấm lòng son sắc thủy chung của đồng bào các dân tộc
Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến.
- Cầm tay nhau /biết nói gì /hơm nay.
+ Lưu luyến bịn rịn khơng nói nên lời, khơng muốn rời xa.
+ Nhịp thơ 3/3/2 có sự đảo phách, từ nhịp chẵn thông thường sang nhịp lẻ,
kết hợp với dấu chấm lửng diễn tả tinh tế tâm trạng nghẹn ngào, xúc động đầy
hụt hẫng, mất mát, nhớ thương của cả người đi và kẻ ở.
=> Tám câu thơ đầu có vị trí quan trọng, tạo khơng khí, giọng điệu cho
cả bài thơ. Nó là khúc dạo đầu làm nên khơng gian nghệ thuật đậm sắc màu
ân tình, ân nghĩa cho bản trường ca về tình cảm với ngọn nguồn cách mạng.
+ Sản phẩm mong đợi: Các câu trả lời đúng của học sinh.
4.2.3. Hoạt động luyện tập
+ Mục tiêu: Củng cố, hệ thống lại kiến thức vừa học để khắc sâu cho học
sinh.

20


+ Cách thức tổ chức:
+ Giáo viên đặt câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, hỏi đáp cho học sinh.
Hướng dẫn học sinh khái quát nội dung tiết học bằng sơ đồ tư duy trên phần
mềm Imind Map.
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời bằng miệng.
+ Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh, nhận xét, đánh giá và bổ sung câu trả

lời của học sinh.
+ Sản phẩm mong đợi: Câu trả lời đúng của học sinh. Sơ đồ tư duy khái
quát nội dung bài học.
4.2.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để rút ra bài học cho bản thân. Có
lối sống lành mạnh, yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống đấu tranh
cách mạng của dân tộc, có lối sống thủy chung, ân nghĩa. Hình thành năng lực
cảm thụ thẩm mỹ cho bản thân.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi:
Qua nội dung đã học, anh (chị) hãy nhận xét về tình nghĩa thủy chung
cách mạng của đồng bào Việt Bắc với cán bộ kháng chiến? Theo anh (chị) tình
cảm ấy có cần thiết trong xã hội hiện nay?
Giáo viên phát phiếu để học sinh ghi lại quan điểm của mình.
- Đánh giá: Giáo viên nhận xét.
- Sản phẩm mong đợi: Học sinh trả lời theo quan điểm của mình.
4.2.5. Mở rộng, sáng tạo (Về nhà)
+ Mục tiêu:
- Giúp học sinh tiếp tục mở rộng, bổ sung hoàn thiện thêm kiến thức bài
học.
- Học sinh hình thành được các năng lực: giải quyết vấn đề, tự học, sáng
tạo,…
+ Đánh giá:
- Giáo viên đánh giá quá trình.
- Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
+ Cách thức tổ chức:
21


- Giáo viên yêu cầu học sinh sáng tác thơ và vẽ tranh theo chủ đề “Việt Bắc
trong em”.

- Giáo viên đặt ra một số câu hỏi liên hệ, mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiếp
tục học tập và rèn luyện của học sinh sau bài học.
- Học sinh về nhà tìm hiểu và hồn thành nhiệm vụ được giao, nộp sản
phẩm cho giáo viên.
- Giáo viên thu sản phẩm học sinh.
- Sản phẩm mong đợi: Những bài thơ và tranh vẽ của học sinh.

22


II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
A. Hoạt động khởi động
- Giới thiệu tác phẩm bằng các
bức tranh đã chuẩn bị sẵn
+ Ý tưởng thiết kế hoạt động:
Tạo tâm thế hứng thú cho học
sinh vào bài học.

Yêu cầu cần đạt
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết
của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết
nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
- Giáo viên nhận xét, dẫn vào bài:

+ Nội dung hoạt động: Cho học
sinh trả lời câu hỏi sau khi xem
tranh và các câu hỏi gợi dẫn.


Học sinh: Suy nghĩ, trả lời (Giáo viên: Quan
sát, hỗ trợ học sinh).

+ Phương pháp tổ chức dạy học:
Giáo viên nêu câu hỏi và gợi mở
sau khi học sinh trả lời.
+ Phương tiện: Máy tính, máy
chiếu, tranh…
+ Sản phẩm: Câu trả lời của học
sinh.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát
tranh cùng các câu hỏi gợi mở
liên quan đến nội dung những bức
tranh và yêu cầu học sinh dùng
kiến thức tìm hiểu được ở phần
tiểu dẫn trong sách giáo khoa để
trả lời.
+ Giáo viên khơng chia đội mà áp
dụng trị chơi với cả lớp: Ai có
câu trả lời nhanh, đúng nhất sẽ có
điểm thưởng. Những câu trả lời

23


theo kiểu nói tự do ở dưới sẽ Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
khơng được tính.

+ Cao Bằng.


+ Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Bắc Kạn.
+ Lạng Sơn.
+ Hà Giang.
+ Tuyên Quang.
+ Thái Nguyên.

Là một tỉnh nằm ở phía Đơng
bắc Việt Nam, hai mặt Bắc và
Đơng Bắc giáp với tỉnh Quảng
Tây - Trung Quốc, có đường
biên giới dài 311km?

Là một tỉnh thuộc vùng Đông
bắc bộ Việt Nam, cách thủ đơ Hà
Nội 162km- Nơi có hồ nước ngọt
lớn nhất Việt Nam?

Là một tỉnh miền núi ở vùng
Đông bắc Việt Nam nơi có đỉnh
Mẫu Sơn với độ cao 1541m?

24


Là mảnh đất địa đầu Tổ quốc
Việt Nam với thắng cảnh hùng
vĩ, ngoạn mục như cao nguyên

Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, cột
cờ Lũng Cú?

Là một tỉnh thuộc vùng Đơng
Bắc nơi có khu di tích quốc gia
Tân Trào?

Là một tỉnh thuộc vùng Đông
bắc bộ, nổi tiếng với đặc sản chè
Tân Cương?
Câu hỏi 2 : Em có nhận xét
gì về đặc điểm địa hình 06 tỉnh

+ Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án
đúng

mà chúng ta vừa tìm hiểu?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời

Đặc điểm chung của 06 tỉnh nói trên là

(Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học địa hình rừng núi âm u, cây cối rậm rạp,
nhiều núi đồi, khe, thung lũng, với mạng
sinh).
Giáo viên nhận xét, đưa ra lưới sông suối dày đặc như những “trận đồ
bát quái” phù hợp với địa bàn hoạt động

25



×