Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về PHÒNG, CHỐNG BUÔN lậu và GIAN lận THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.41 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG ĐĂNG TUẤN TÀI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

Đà Nẵng - Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn theo quy định.
Tác giả


1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................6
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI.........................................................................................................................13

1.1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG BN
LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI...............................................................13
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................13
1.1.2. Đặc điểm của cơng tác quản lý nhà nước về phịng, chống
BL&GLTM...................................................................................................16
1.1.3. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM
....................................................................................................................166
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI........................................................................18
1.2.1. Hoạch định chương trình chính sách và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về cơng tác phịng, chống BL&GLTM...............................18
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM......19
1.2.3. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống BL&GLTM cho quần chúng
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp..........................................................20
1.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm...................................................21
1.2.5. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống BL&GLTM...............................22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHỊNG, CHỐNG BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI....................24
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.........................................24
1.3.2. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức.........................24



2
1.3.3. Sự phối hợp của các lực lượng chức năng và sự tham gia, giúp sức
của nhân dân.................................................................................................25
1.3.4. Hội nhập quốc tế.................................................................................25
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BUÔN LẬU VÀ GIAN
LẬN THƯƠNG MẠI..........................................................................................26
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về BL&GLTM tại Ninh Bình.........274
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về BL&GLTM tại Đồng Nai............27
1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Đà Nẵng..............................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................................29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.31

2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.............................31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................37
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......41
2.2.1. Hoạch định các chương trình, chính sách và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về cơng tác phịng, chống BL&GLTM...............................41
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM......47
2.2.3. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống BL&GLTM cho quần chúng
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp..........................................................47
2.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm...................................................52
2.2.5. Hợp tác quốc tế trong phịng, chống BL&GLTM...............................56
2.3. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG...........................................................................................................58
2.3.1. Thành công.........................................................................................58
2.2.2. Hạn chế...............................................................................................60

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................66
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............................................................................................68


3
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHỊNG, CHỐNG BN
LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG..................................................................................................................68
3.1.1. Quan điểm...........................................................................................68
3.1.2. Mục tiêu..............................................................................................71
3.1.3. Phương hướng....................................................................................71
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHỊNG, CHỐNG BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN TỚI............................................73
3.2.1. Hồn thiện cơng tác hoạch định chương trình, chính sách và ban hành
các văn bản pháp luật về cơng tác phịng, chống BL&GLTM.....................73
3.2.2. Hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM...................................................................................................76
3.2.3. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho cơng dân
và doanh nghiệp về phịng, chống BL&GLTM............................................78
3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi
phạm về BL&GLTM....................................................................................79
3.2.5. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế với các nước bạn trong cơng tác
phịng, chống BL&GLTM............................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................................83
KẾT LUẬN...............................................................................................................................85



4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Thuật ngữ viết tắt

Diễn giải

BL&GLTM

Buôn lậu và gian lận thương mại

BCĐ 389

Ban chỉ đạo 389

UBND

Ủy ban nhân dân


5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.

2.3.


2.4.

2.5.

2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.

Tên bảng
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) của Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội
của Đà Nẵng giai đoạn 2016-6/2020
Kết quả khảo sát về hoạch định chương trình, chính
sách và ban hành các văn bản pháp luật về cơng tác
phịng, chống BL&GLTM
Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về phòng, chống BL&GLTM
Kết quả khảo sát về tuyên truyền, giáo dục về phòng,
chống BL&GLTM cho quần chúng nhân dân và cộng
đồng doanh nghiệp
Tổng hợp số vụ kiểm tra, xử lý vi phạm của BCĐ 389
Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 7/2020
Số vụ vi phạm BCĐ 389 Đà Nẵng đã xử lý giai đoạn
2016 – 7/2020
Số tiền thu xử lý vi phạm (các vụ BCĐ 389 phát hiện)
nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 7/2020

Tổng hợp số vụ và số đối tượng bị khởi tố trong các
vụ do BCĐ 389 phát hiện năm 2016- 7/2020
Kết quả khảo sát về Kiểm tra, kiểm soát, giám sát và
xử lý vi phạm trong phòng, chống BL&GLTM
Kết quả khảo sát về hợp tác quốc tế trong phòng,
chống BL&GLTM

Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bn lậu và gian lận thương mại (BL&GLTM) là vấn nạn, hiểm họa cho
toàn xã hội. Mặc dù thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta ln chú trọng trong
việc phịng, chống BL&GLTM. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang diễn ra hết
sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn làm ảnh hưởng đời
sống, sức khỏe người tiêu dùng, gây mất niềm tin trong giới kinh doanh và
ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội Việt Nam nói chung và thành phố
Đà Nẵng nói riêng.
Sở dĩ vấn nạn này ngày càng phức tạp và phổ biến tại Đà Nẵng, trước
hết do Đà Nẵng có phía Bắc giáp Huế, phía Tây và Nam giáp Quảng Nam,
phía Đơng giáp Biển Đơng với các cảng biển, q trình trung chuyển, trao đổi
hàng hóa với lưu lượng lớn và địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho
hoạt động BL&GLTM diễn ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, Đà Nẵng là
thành phố trẻ đang trên đà phát triển với quy mô khoảng hơn 1,2 triệu người,
người dân tâm lý sính ngoại, thích dùng đồ hàng hiệu nhưng lại muốn mua
với giá rẻ, cộng với sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay, quy
định, quy trình chưa đầy đủ, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, sự phối hợp

giữa các lực lượng chưa chặt chẽ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tích
cực hội nhập quốc tế và dỡ bỏ dần rào cản thuế quan và phi thuế quan tạo cơ
hội cho các doanh nghiệp nước ngoài thoải mái gia nhập thị trường là cơ hội
cho các đối tượng thực hiện hành vi BL&GLTM.
Mặt khác, một số cơ quan chức năng chưa nhận thức rõ vai trò của
phòng, chống BL&GLTM đối với phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến chỉ đạo,
tuyên truyền, kiểm tra đơn đốc, phối hợp cơng tác cịn hời hợt. Một số trường
hợp vì lợi ích cá nhân đã bng lỏng quản lý, đáng chú ý là một bộ phận lực


2

lượng chức năng khi thi hành cơng vụ trong phịng, chống BL&GLTM đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, bao che, trục lợi.
Chưa hết, từ đầu năm 2020 đến nay, thế giới phải hứng chịu đại dịch
Covid 19, Việt Nam cũng không ngoại lệ mà đặc biệt Đà Nẵng lại là tâm dịch
trong làn sóng Covid 19 thứ hai tại Việt Nam, khiến nền kinh tế bị tàn phá
nặng nề, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi thị trường bị thu hẹp, lượng tiêu
thụ giảm mạnh, trong khi chi phí ngày càng cao. Điều này khiến một số
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động gian lận, phi pháp trong thương mại để
duy trì hoạt động.
Từ những lý do nêu trên, khiến cuộc chiến chống BL&GLTM ngày càng
khó khăn, phức tạp. Nhằm góp sức mình nâng cao vai trị quản lý nhà nước
trong phòng, chống BL&GLTM để bảo vệ đời sống, sức khỏe người tiêu
dùng, đem lại niềm tin trong giới kinh doanh và bảo đảm trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước
về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” để nghiên cứu những lý luận, thực trạng vấn đề này, từ đó đưa ra
giải pháp để nâng cao cơng tác phịng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.

2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và
nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước trong phòng, chống BL&GLTM
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng trong thời gian tới.


3

b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đưa ra những giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về
phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian
tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
đến quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về
phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý
nhà nước về phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai

đoạn từ năm 2016 – 6/2020. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những
năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập dữ liệu thứ cấp


4

+ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng qua các năm do Cục Thống kê
Đà Nẵng công bố.
+ Các báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng qua
các năm.
+ Các báo cáo Ban chỉ đạo 389 (BCĐ 389) thành phố Đà Nẵng qua các
năm.
+ Các báo cáo của Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu được thu thập thông qua điều tra, khảo
sát. Phương pháp điều tra, khảo sát dựa trên phỏng vấn trực tiếp thông qua
phiếu điều tra.
+ Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát chủ yếu nghiên cứu về công tác
quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng bao gồm các nội dung về: Hoạch định chương trình, chính sách và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơng tác phịng, chống BL&GLTM;
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM; Tuyên
truyền, giáo dục về phòng, chống BL&GLTM; Kiểm tra, giám sát và xử lý vi
phạm về BL&GLTM; Hợp tác quốc tế trong phòng, chống BL&GLTM.
+ Đối tượng khảo sát: là các cán bộ, công chức trong Cục Hải quan Đà
Nẵng và Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
+ Phương pháp chọn mẫu: Học viên lựa chọn sử dụng hình thức chọn

mẫu ngẫu nhiên thuận lợi để nghiên cứu, làm rõ vấn đề. Lý do chọn những
đối tượng này vì các cán bộ, cơng chức của Cục Hải quan Đà Nẵng và cán
bộ, công chức của Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng là những người có kiến
thức chuyên mơn trong về phịng, chống BL&GLTM, họ sẵn sàng trả lời
những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu ngẫu


5

nhiên đảm bảo tính khách quan, tiết kiệm thời gian và chi phí để thu thập
thơng tin, số liệu.
+ Kích thước mẫu: Học viên đã điều tra khảo sát 90 phiếu điều tra. Căn
cứ danh sách cán bộ, công chức của Cục Hải quan Đà Nẵng và cán bộ, công
chức của Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng, học viên đã tiến hành khảo sát 45
cán bộ, công chức của Cục Hải quan Đà Nẵng và 45 cán bộ, công chức của
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng.
Với mỗi phiếu khảo sát học viên đều gặp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp
chi tiết về nội dung phỏng vấn đối với người được hỏi để họ hiểu rõ ràng mục
tiêu của khảo sát từ đó người được hỏi có thể đưa ra ý kiến khách quan, phù
hợp với mục tiêu mà học viên hướng đến.
+ Thời gian khảo sát: Trong thời gian từ 06/12/2020-06/01/2021.
b. Phương pháp phân tích
Để nghiên cứu cơng tác phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, trong Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp khảo cứu tài liệu:
Nhằm hệ thống hóa và tổng hợp các cơ sở lý thuyết và các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước, của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng,
BCĐ 389 thành phố Đà Nẵng và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố để
phân tích, làm rõ lý luận và thực trạng trong quản lý nhà nước về phòng,
chống BL&GLTM hiện nay.

Phương pháp phân tích, thống kê:
Phương pháp này dựa trên nguồn số liệu thu thập được để phân tích, so
sánh, đánh giá tình trạng BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp này cũng được sử dụng trong việc đề xuất các giải pháp về
cơng tác phịng, chống BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong
thời gian tới.


6

Phương pháp này bao gồm nhiều phương pháp khác nhau như phương
pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp thống kê tổng hợp,
phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp thống kê tổng hợp: Sử dụng bảng thống kê số liệu để mô
tả hiện trạng và diễn biến công tác quản lý nhà nước về BL&GLTM trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên tài liệu thu thập được để phân
tích, tổng hợp, so sánh, mô tả các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ
khác nhau. Thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, thấy
được sự thay đổi các chỉ tiêu cần phân tích trong cơng tác quản lý nhà nước
về BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đánh giá được thực trạng và
đề xuất giải pháp hồn thiện.
Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian: Tổng hợp những số liệu
thu thập theo thời gian để từ đó phân tích, so sánh các chỉ tiêu quản lý nhà
nước về BL&GLTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến nội dung nghiên cứu đã có một số giáo trình, đề tài
nghiên cứu sau đây:
- Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước
về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Giáo trình được xuất

bản lần đầu năm 1995 và đã được tái bản nhiều lần. Giáo trình Quản lý nhà
nước về kinh tế cung cấp cho sinh viên, học viên những kiến thức lý luận,
khái qt cơ bản, có tính hệ thống của một môn khoa học về việc Nhà nước
quản lý nền kinh tế quốc dân của Nhà nước. Thực chất của môn học là khoa
học quản lý nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1997 đến trước năm 2001, giáo
trình tuy đã được tái bản nhiều lần nhưng hầu như không được bổ sung sửa
chữa nhiều, bởi vậy có nhiều vấn đề trong giáo trình khơng cịn phù hợp.


7

Năm 2001 giáo trình được thẩm định, hồn thiện để trở thành giáo trình
chuẩn mừng kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường Đại học Kinh tế quốc
dân. Lần này, các tác giả đã sửa đổi, bổ sung giáo trình theo tinh thần đóng
góp của Hội đồng thẩm định, của Tổ tư vấn hồn thiện giáo trình và các ý
kiến đóng góp của bạn đọc trong và ngồi trường về kết cấu, nội dung nhằm
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hiện đại trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về kinh tế. Năm 2005, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập
của giảng viên và sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội tiếp tục tái bản giáo trình này cho phù hợp
với thực tế với chủ biên là GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và PGS.TS Mai Văn Bưu.
- Cao Quốc Hoàng, Nguyễn Đỗ Kiên (2017), Chính sách cơng – Lý luận
và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. nội dung cơ bản của tác
phẩm nêu thực tế hiện nay, do thiếu những kỹ năng mềm hoặc kiến thức cần
thiết về khoa học chính sách (một trong những khoa học kiến tạo cơng cụ
quản lý nhà nước đối với các quốc gia trên thế giới) là phổ biến đối với
khơng ít sinh viên đại học khi tốt nghiệp ra trường, thậm chí cả với khơng ít
cán bộ, cơng chức, viên chức trẻ. Chính vì vậy, trong thực tiễn quá trình tổ
chức xây dựng chính sách cơng ở nước ta cịn gặp khá nhiều khó khăn nên
thời gian xây dựng chính sách thường kéo dài, chưa đáp ứng đòi hỏi cấp thiết

từ thực tiễn cuộc sống. Cuốn sách chú trọng một số tri thức, kỹ năng, quy
trình, nguyên lý cơ bản trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách, chính
sách cơng để góp phần khắc phục những hạn chế nói trên
Khoa học chính sách nói chung, chính sách cơng nói riêng là mơn khoa
học có vai trị quan trọng trong vận hành xã hội, nhưng nghiên cứu về khoa
học chính sách và chính sách cơng ở Việt Nam cịn khá khiêm tốn. Cuốn sách
được biên soạn dựa trên nền tảng lý luận về khoa học chính sách cơng hiện
đại của các nước phát triển và thực tiễn Việt Nam. Trên tinh thần đó, cuốn


8

sách được trình bày với những nội dung cơ bản sau: Khái luận chung về
chính sách cơng; Đánh giá chính sách cơng; Một số tình huống thực tiễn áp
dụng chính sách, pháp luật. Phụ lục các quy định trong Hiến pháp và luật
hiện hành liên quan mật thiết đến quá trình chính sách ở nước ta. ta. Cuốn
sách gồm 7 Chương và Phần phụ lục “Những quy định hiện hành liên quan
đến quá trình xây dựng, ban hành, thực thi chính sách ở nước ta hiện nay”.
Kết cấu nội dung cuốn sách được các tác giả biên soạn trên tinh thần khoa
học, logic, đi từ tổng quát đến cụ thể, thuận tiện cho độc giả trong việc tìm
hiểu, nghiên cứu về chính sách cơng.
- Nguyễn Minh Hải (2010), “Một số giải pháp tăng cường đấu tranh
chống hàng giả và gian lận thương mại”, Tạp chí Quản nhà nước (12), trang
36-39. Bài viết đã nêu lên thực trạng về tình hình buôn lậu và gian lận thương
mại ở nước ta qua những số liệu minh họa, từ đó đề xuất giải pháp về xây
dựng và ban hành Luật về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại với
chế tài mạnh để răn đe hành vi vi phạm trong lĩnh vực buôn lậu và gian lận
thương mại, nâng cao năng lực và xây dựng tổ chức bộ máy Quản lý thị
trường với đội ngũ cán bộ, cơng chức có năng lực và tận tụy thực thi công vụ,
bổ sung trang thiết bị cho lực lượng Quản lý thị trường tham gia đấu tranh

phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại, chế độ, chính sách cho người
tham gia phát hiện hành vi vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại để
khuyến khích người dân cùng tham gia với cơ quan nhà nước.
- Nguyễn Bỉnh Lại (2013), “Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (2), trang 45-48. Nghiên
cứu nêu thực trạng BL&GLTM những năm qua trên tuyến đường bộ, tuyến
biển, tuyến hàng không và bưu điện. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả kiểm
tra, xử lý và những hạn chế tồn tại thu thập từ số liệu báo cáo của Ban chỉ đạo
127/TW, trong 10 năm từ 2001-2010 với việc các lực lượng chức năng bao


9

gồm quản lý thị trường, công an, hải quan, bộ đội biên phòng, thuế, kiểm
lâm, thanh tra chuyên ngành, trạm kiểm lâm liên hợp và các lực lượng khác
đã kiểm tra, xử lý 3.527.627 vụ vi phạm pháp luật. Từ đó, nghiên cứu đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả nạn BL&GLTM, bao
gồm: Một là phát triển sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp và hàng hóa trong nước; chú trọng công tác tổ chức thị
trường, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật; nâng cao vai trò của các
doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng về gắn kết, điều phối thành viên
trong hệ thống phân phối tự bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình; cung cấp
cho các cơ quan chức năng thông tin về các hành vi và đối tượng vi phạm,
đồng thời hỗ trợ nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm soát. Hai là, chú trọng dựa
vào nhân dân, biết phát huy sức mạnh và sự phát hiện của nhân dân; đề cao
vai trò trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan; tăng cường vai trị lãnh
đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương. Ba là, Nhà nước tổ chức lại
một số cơ quan thực thi công tác đấu tranh chống buôn lậu cho ngang tầm với
nhiệm vụ được giao, nâng tầm công tác phối hợp khẩn trương xây dựng
chương trình quốc gia về chống BL&GLTM; nghiên cứu đề xuất cơ chế

khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực để phục vụ cơng tác chống
BL&GLTM. Bốn là, giải quyết những khó khăn về kinh phí, trang thiết bị,
phương tiện hoạt động cho các cơ quan thực thi. Năm là, xác định tính quy
luật của bn lậu, gian lận thương mại để dự báo phịng ngừa, đồng thời
thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, đổi mới phương thức đấu tranh của
các lực lượng chức năng. Kết hợp cơng tác đấu tranh ngăn chặn và phịng
ngừa; thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn. Sáu là, quan tâm giải quyết thỏa
đáng các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác đấu
tranh chống BL&GLTM. Bảy là, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần


10

nghiên cứu và xây dựng đầy đủ hệ thống rào cản kỹ thuật về thương mại cho
phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Nguyễn Thế Linh (2015), Thực hiện pháp luật về phòng chống gian
lận thương mại, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ luật
học khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Luận văn đã nêu cơ sở lý
luận của việc thực hiện pháp luật về phòng chống gian lận thương mại. Luận
văn cũng nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng chống
gian lận thương mại ở thành phố Hải Phịng. Từ đó, Luận văn đã đưa ra quan
điểm và những giải pháp cơ bản thực hiện pháp luật về phịng chống gian lận
thương mại, trong đó bao gồm: Hồn thiện pháp luật về phịng chống gian lận
thương mại; Tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về
phòng chống gian lận thương mại của các cơ quan chức năng ở Trung ương
và địa phương; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chức năng
đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức trong
thực hiện pháp luật phòng chống gian lận thương mại; Tăng cường kiểm tra,
giám sát, xử lý nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật về
phòng chống gian lận thương mại; Giáo dục pháp luật cho các cá nhân, tổ

chức tại cộng đồng, thu hút sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp vào
đấu tranh phòng chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Nguyễn Trung Tiến (2017), Quản lý nhà nước về phịng, chống bn
lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ
quản lý cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh. Luận văn đã hệ
thống cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM, nói rõ
thực trạng vấn đề quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang với những nội dung: (1) Về xây dựng và chỉ đạo các chiến
lược, chương trình, chính sách và kế hoạch quản lý nhà nước về phòng,


11

chống buôn lậu và gian lận thương mại; (2) Về ban hành và tổ chức thực hiện
các văn bản pháp luật; (3) Về hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý
nhà nước về phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại; (4) Về cơ chế
phối/kết hợp và hợp tác giữa các ngành, doanh nghiệp, người dân, khu vực
quốc tế để phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại; (5) Về hoạt động
tuyên truyền, giáo dục phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại cho
người dân và cộng đồng doanh nghiệp; (6) Về hoạt động kiểm tra, kiểm sốt
phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại; (7) Về nguồn lực đảm bảo
cho hoạt động phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại. Từ những cơ
sở đó Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về
phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Kiền Giang tầm nhìn đến năm
2025 trong đó có: (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương
trình, chính sách, kế hoạch phịng, chống BL&GLTM; (2) Ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phịng, chống
BL&GLTM; (3) Hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng,
chống BL&GLTM; (4) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt

động phòng, chống BL&GLTM; (5) Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thực hiện phòng, chống BL&GLTM; (6) Tăng cường công tác giáo dục,
tuyên truyền pháp luật cho công dân và doanh nghiệp; (7) Tăng cường trang
bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động phịng, chống phịng,
chống BL&GLTM.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày theo 3 chương bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về
phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống


12

buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian
qua.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước
về phịng, chống bn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.


13

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHỊNG, CHỐNG BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỊNG, CHỐNG
BN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

a. Khái niệm Quản lý
Thực tế đã nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Trong đó:
F.W. Taylor cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó biết được họ đã hồn thành cơng việc đó một cách tốt
nhất và rẻ nhất.
Henry Fayol định nghĩa quản lý là một tiến trình bao gồm cả các khâu
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên
trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu đã định trước.
Theo Mary Parker Follett, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thơng qua
con người.
Có tác giả cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung
của một đoàn thể hợp tác nhằm đạt mục tiêu đã định trước.
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể đi đến một khái
niệm tổng hợp về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
đích hướng của chủ thể lên các đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đã định
trước” [11].
b. Khái niệm Quản lý nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng quyền lực chính trị của mình.


14

Quản lý nhà nước đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và
bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các
hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã hội
nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn củng cố và
phát triển quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội,
các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chức trong xã
hội nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn, củng

cố và phát triển quyền lực nhà nước [6].
Quản lý nhà nước có những đặc trưng phân biệt đối với các loại quản
lý khác như sau:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức. Tổ chức ở đây
được hiểu như là một khoa học về thiết lập những mối quan
hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể, để
thể hiện quá trình quản lý xã hội. Khơng có tổ chức thì khơng
thể quản lý. Vấn đề đặt ra là nhà nước phải tổ chức như thế
nào để mọi cơng dân đều có thể đóng góp tích cực và chủ
động khả năng của mình cho đất nước [6].
Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh. Điều chỉnh là
sự quy định của Nhà nước thể hiện bằng pháp luật và quyết
định quản lý về nguyên tắc, tiêu chuẩn.v.v… nhằm tạo ra sự
cân bằng, cân đối các hoạt động của các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người [6].
Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà
nước, tức là bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế.
Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và


15

tính tổ chức cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm
chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật [6].
c. Khái niệm Buôn lậu
Căn cứ vào điều 188 Bộ luật hình sự có thể rút ra Bn lậu là hành vi
buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hay vật
phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa.
d. Khái niệm Gian lận thương mại

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta định nghĩa
một cách đầy đủ khái niệm về gian lận thương mại, thuật ngữ này được sử
dụng rộng rãi ở một số bộ, ngành, tổ chức. Vì vậy, chúng ta có thể tìm hiểu
khái niệm về gian lận thương mại từ định nghĩa của “gian lận” và “thương
mại”.
Trước hết, gian lận là hành vi dối trá, thiếu trung thực, mánh khóe nhằm
lừa gạt người khác để thu lợi bất chính. Cịn thương mại theo từ điển Tiếng
Việt là toàn bộ hoạt động trao đổi hàng hóa thơng qua mua và bán các loại
hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ có giá trị trong xã hội. Như vậy, gian lận
thương mại là hành vi dối tra, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại
thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
nhằm mục đích thu lợi bất chính.
Phân biệt giữa BL&GLTM
Từ định nghĩa về BL&GLTM có thể thấy sự khác nhau giữa BL&GLTM
là ở chỗ buôn lậu là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn và
phức tạp hơn, hành vi lén lút đưa hàng hóa tránh được sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan chức năng khi qua biên giới. Còn gian lận thương mại có phạm
vi rất rộng, nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của bn lậu, đó là hành vi cố ý
làm trái các quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp


16

luật, để gian dối đưa hàng hoá qua cửa khẩu một cách công khai trước mắt cơ
quan chức năng.
e. Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM
Quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM là sự tác động có tổ chức
và bằng quyền lực nhà nước thơng qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền
lên các chủ thể, yếu tố liên quan đến BL&GLTM nhằm đảm bảo nhu cầu và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, tạo nên môi trường kinh doanh lành

mạnh, trong sạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM
- Quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước về phịng, chống
BL&GLTM thể hiện ở việc chỉ có nhà nước với chức năng, thẩm quyền của
mình ban hành chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và sử
dụng bộ máy của mình để đưa những chương trình, chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật vào thực tiễn trong phòng, chống BL&GLTM.
- Quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM được tiến hành bởi các
chủ thể được giao chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực này.
Quyền lực nhà nước còn thể hiện trong việc các chủ thể được giao chức
năng, nhiệm vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống BL&GLTM thông qua
giáo dục, tuyên truyền, xử lý vi phạm,... Đối với hoạt động quản lý nhà nước
về phòng, chống BL&GLTM thì chỉ có chủ thể được giao chức năng, nhiệm
vụ trong lĩnh vực này mới có thể tiến hành, những chủ thể này cũng không
thể thực hiện chức năng quản lý trong các lĩnh vực khác không được giao.
- Quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM là hoạt động mang tính
khoa học, tính kế hoạch.


17

Quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM mang tính khoa học,
tính kế hoạch. Điều này địi hỏi nhà nước phải nghiên cứu một cách khoa học
từ thực tiễn đời sống những vấn đề phát sinh liên quan đến vấn đề
BL&GLTM, từ đó vạch ra kế hoạch.
- Quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM là hoạt động có tính
thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.

Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM
được tổ chức thành một khối thống nhất từ trung ương tới địa phương để đảm
bảo vì lợi ích chung, nhờ đó bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM vận hành thơng suốt, có sự phân cấp để đảm bảo tính thống nhất
và tính chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương. Bên cạnh đó cịn phát huy
được sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các lực lượng chức năng trong công
cuộc phòng, chống BL&GLTM.
- Quản lý nhà nước về phòng, chống BL&GLTM có tính liên tục, ổn
định.
Cùng với sự vận động biến đổi của nền kinh tế, hoạt động quản lý nhà
nước về phịng, chống BL&GLTM phải liên tục, khơng được gián đoạn và có
tính ổn định cao. Chương trình, kế hoạch hay văn bản, quyết định không thể
thay đổi một cách quá nhanh, vì sẽ làm hành vi xã hội khơng được định hình,
ổn định.
1.1.3. Vai trị của cơng tác quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM
Quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM có vai trị sau:
- Hiện thực hóa các mục tiêu, lý tưởng của Đảng cầm quyền trong xã
hội.
Vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của hành chính nhà nước.
Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm tuân thủ quyết định của các cơ


18

quan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi
ích của đất nước, của nhân dân. Và quản lý nhà nước về phòng, chống
BL&GLTM cũng để thực hiện những mục tiêu, lý tưởng của Đảng cầm
quyền trong xã hội về lĩnh vực này.
- Góp phần điều hành các hoạt động thương mại trong nền kinh tế.

Để nền kinh tế quốc dân đạt mục tiêu tăng trưởng tới mức tối đa và với
hiệu quả cao nhất. Vai trò này trong quản lý nhà nước về phịng, chống
BL&GLTM bao gồm: định hướng thơng qua kế hoạch về phòng, chống
BL&GLTM, điều chỉnh các quan hệ xã hội của nền kinh tế thông qua ban hành
văn bản lập quy về phòng, chống BL&GLTM; hướng dẫn và tổ chức thực hiện
quy định pháp luật về phòng, chống BL&GLTM; kiểm tra, kiểm soát và xử lý
những vi phạm pháp luật về BL&GLTM.
- Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, tạo niềm tin cho
người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại bền vững.
Quản lý nhà nước về phịng, chống BL&GLTM tốt sẽ giúp mơi trường
kinh doanh trong giai đoạn mới được trong sạch, lành mạnh, đảm bảo quyền
và lợi ích của cộng đồng và các doanh nghiệp.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BN
LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.2.1. Hoạch định chương trình chính sách và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về cơng tác phịng, chống BL&GLTM
Trong cơng tác phịng, chống BL&GLTM việc xây dựng một chương
trình, chính sách đúng đắn ở tầm vĩ mô luôn được xem là yêu cầu tối quan
trọng ở mỗi quốc gia, bởi lẽ đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý cốt lõi
khởi đầu cho việc thực hiện nhằm đặt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài,
cụ thể hóa đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền.


×