Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học khoa học lớp 4 ở trường tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

PHAN THỊ NGỌC TRÂM

PHAN THỊ NGỌC TRÂM

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

KHOÁ 35
ĐÀ NẴNG – Năm 2019


I

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

PHAN THỊ NGỌC TRÂM

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH



Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đậu Thị Hòa

Đà Nẵng – Năm 2019


II

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kì một cơng trình nghiên cứu nào khác.
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Phan Thị Ngọc Trâm


III

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo sau đại học, quý Thầy, Cô giáo khoa Tiểu học trường Đại học Sư
Phạm, Đại học Đà Nẵng và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả

trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô trường Tiểu
học Trần Cao Vân, trường Tiểu học Lý Công Uẩn, trường Tiểu học Hồng Quang đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo PGS.TS. Đậu
Thị Hịa đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp K35.GDH đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong
q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Phan Thị Ngọc Trâm


IV
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ......................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... II
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. III
MỤC LỤC ................................................................................................................... IV
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
..................................................................................................................................... VII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ IX
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... X
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... XII
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................... 3
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................... 3
5.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................... 4
6. Cấu trúc luận văn...................................................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................ 5
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 7
1.2.1. Phương pháp và phương pháp dạy học .......................................................... 7
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................... 8
1.3. Năng lực và dạy học nhằm phát triển năng lực ................................................. 12
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc của năng lực ................................................................. 12
1.3.2. Dạy học phát triển năng lực ......................................................................... 18
1.4. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông........................................................... 25
1.4.1. Định hướng chung về giáo dục phổ thông ................................................... 25
1.4.2. Định hướng của giáo dục tiểu học................................................................ 25
1.4.3. Chương trình và sách giáo khoa mơn Khoa học lớp 4 ................................. 28
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học – học sinh lớp 4 .................................. 35



V
1.5.1. Nhận thức cảm tính ...................................................................................... 35
1.5.2. Nhận thức lý tính .......................................................................................... 35
1.5.3. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học ............................................... 36
1.5.4. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học - học sinh lớp 4 ................... 36
1.6. Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học ............................. 37
1.6.1. Mục đích điều tra.......................................................................................... 37
1.6.2. Đối tượng, địa bàn và quy trình điều tra ...................................................... 37
1.6.3. Nội dung điều tra .......................................................................................... 37
1.6.4. Phương pháp điều tra ................................................................................... 38
1.6.5. Kết quả điều tra ............................................................................................ 38
1.6.6. Nhận xét, đánh giá thực trạng ...................................................................... 44
1.7. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 44
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU - GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌM TỊI, KHÁM PHÁ NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC TÌM TỊI, KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN TRONG
MƠN KHOA HỌC 4 ............................................................................................... 46
2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Khoa học 4 ở trường tiểu
học nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên ............................... 46
2.1.1. Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề ........................................................... 46
2.1.2. Phương pháp tìm tịi, khám phá ................................................................... 55
2.2. Thiết kế bài dạy môn Khoa học 4 theo phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và
phương pháp tìm tịi, khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự
nhiên .............................................................................................................................. 64
2.2.1. Các bài học vận dụng phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp
tìm tịi, khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên ........ 64
2.2.2. Tiêu chí đánh giá NL tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên ........................... 65
2.2.3. Thiết kế bài học theo phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp
tìm tịi, khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên ........ 67

2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 94
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................. 95
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 95
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm .................................................................. 95
3.2.1. Đối tượng...................................................................................................... 95
3.2.2. Nội dung ....................................................................................................... 95
3.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 95
3.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................... 95
3.5. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 97
3.5.1. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 97
3.5.2. Đánh giá năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên của học sinh ......... 101
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................... 105


VI
3.7. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 107
1. Kết luận .................................................................................................................. 107
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 107
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ...................................................................... 107
2.2. Đối với cán bộ quản lí nhà trường ................................................................... 108
2.3. Đối với giáo viên dạy Khoa học ...................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 109
PHỤ LỤC...................................................................................................................... A


VII

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Họ tên học viên: Phan Thị Ngọc Trâm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đậu Thị Hòa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
1. Kết quả đạt được của đề tài
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích cực, năng lực,
đặc điểm và cấu trúc của năng lực.
- Phân tích nội dung, chương trình Khoa học lớp 4 và đặc điểm tâm lí học sinh lớp 4 để áp dụng
phương pháp nêu – giải quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi – khám phá.
- Tiến hành khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng sử dụng phương pháp nêu – giải quyết vấn đề
và phương pháp tìm tịi – khám phá ở 2 trường tiểu học.
- Thiết kế một số giáo án mẫu (mỗi chương 2 giáo án), bài tập kiểm tra sau mỗi giáo án và xây dựng
được bộ công cụ đánh giá năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên mang tính chất tham khảo. Sau khi
thực nghiệm tại 2 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, học sinh đã phát triển được năng lực tìm
tịi, khám phá thế giới tự nhiên và nắm chắc kiến thức hơn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần vào việc làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận liên quan đến phương pháp
dạy học tích cực trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh.
- Khảo sát và chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu trong việc sử dụng phương pháp nêu giải quyết
vấn đề và phương pháp tìm tịi khám phá trong dạy học Khoa học lớp 4.
- Định hướng cho giáo viên trong việc thiết kế bài học môn Khoa học 4 theo phương pháp nêu giải
quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi khám phá.
- Thực nghiệm sư phạm tại 2 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó vận dụng
phương pháp nêu giải quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tòi, khám
phá thế giới tự nhiên cho học sinh.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ở trường tiểu

học đồng thời làm cơ sở cho việc vận dụng rộng rãi hơn phương pháp nêu giải quyết vấn đề và phương pháp
tìm tịi – khám phá trong dạy học mơn Khoa học lớp 4 ở tiểu học.
Từ khóa: phương pháp dạy học, phương pháp dạy học tích cực, Khoa học lớp 4, Giáo dục tiểu học,
phát triển năng lực
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Đậu Thị Hòa

Người thực hiện đề tài

Phan Thị Ngọc Trâm


VIII

APPLYING A NUMBER OF POSITIVE TEACHING METHODS IN TEACHING
CLASS 4 SCIENCE IN ELEMENTARY SCHOOL BUILDING STUDENT
CAPACITY DEVELOPMENT
Major: Education (Primary)
Full name of Master student: Phan Thi Ngoc Tram
Supervisors: AP. DR. Dau Thi Hoa
Training institution: Da Nang University of Education
Abstract
1. Results of the thesis
- Investigate basic theories about teaching methods, active teaching methods, competencies,
characteristics and structure of competencies.
- Analyze content, program of Grade 4 Science, and psychological characteristics of grade 4 students
to apply the method of presenting - solving problems and finding - discovering method.
- Do the survey and analysis the situation of the method of presenting - solving problems
and finding - discovering method in 2 primary schools.

- Design some sample lesson plans (each unit 2 lesson plans), test exercises after each lesson, build
tool set to assessment the ability to explore the natural world.
2. The scientific and practical significance of the thesis
- The thesis helps to clarify the basic problem of basic theories relating to active teaching methods in
grade 4 Science teaching Science in primary school to develop students’ abilities.
- Survey and identify the strengths and weaknesses of the method of presenting - solving problems
and the methods of exploring in grade 4 Science teaching.
- Guide teachers in designing grade 4 Science lesson plan according to the method of presenting solving problems and finding - discovering method.
- Do pedagogy experiment at 2 primary schools in Da Nang city applying the method of presenting solving problems and finding - discovering method to develop the ability to explore the natural world for
students.
3. Further research of the thesis
- Research results of the thesis can be applied in teaching Science in grade 4 primary schools; it is
the basis for more widely used method of presenting - solving problems and finding - discovering method in
teaching Science in grade 4 in elementary schools.
Keywords: teaching methods, active teaching methods, 4th grade Science, Primary education,
capacity development.
Supervisor’s confirmation

Dau Thi Hoa

Student

Phan Thi Ngoc Tram


IX
ĐC
GV
GDPT
HS

NGQVĐ
NL
PP
PPDH
PPDHTC
SGK
THCVĐ
TN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đối chứng
Giáo viên
Giáo dục phổ thông
Học sinh
Nêu – giải quyết vấn đề
Năng lực
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học tích cực
Sách giáo khoa
Tình huống có vấn đề
Thực nghiệm


X
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3

4
5
6

7

8

9

10

11
12

13

14
15
16
17
18

Số hiệu
Bảng 1. 1

Tên bảng
Trang
So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực
11

So sánh dạy học định hướng nội dung và dạy học nhằm
20
Bảng 1.2
phát triển năng lực
Bảng 1.3 Các chủ đề học tập phức hợp
21
Bảng 1. 4 So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng
22
Bảng 1.5 Các năng lực chung của học sinh tiểu học
26
Những biểu hiện cụ thể của năng lực chuyên môn trong
33
Bảng 1.6
môn Khoa học
Thông tin tổng hợp ý kiến giáo viên nhận thức về phương
38
Bảng 1.7 pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi
khám phá trong dạy học mơn Khoa học lớp 4
Tổng hợp ý kiến giáo viên về thực trạng sử dụng phương
39
pháp nêu – giải quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi,
Bảng 1.8
khám phá trong dạy học mơn Khoa học lớp 4 nhằm phát
triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên
Tổng hợp ý kiến giáo viên về hiệu quả sử dụng phương
40
pháp nêu – giải quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi,
Bảng 1.9
khám phá trong dạy học môn Khoa học lớp 4 nhằm phát
triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên

Tổng hợp ý kiến của học sinh về môn Khoa học và nhận
41
Bảng 1. 10 thức về phương pháp tìm tịi – khám phá, phương pháp
nêu - giải quyết vấn đề
Các mức độ học sinh tham gia phát hiện và giải quyết vấn
50
Bảng 2.1
đề
Mối quan hệ giữa dạy học nêu vấn đề và dạy học tìm tịi –
59
Bảng 2.2
khám phá
Gợi ý các bài học có thể sử dụng phương pháp nêu – giải
64
Bảng 2.3 quyết vấn đề và phương pháp tìm tịi – khám phá nhằm
phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên
Phiếu đánh giá kiểm tra năng lực tìm tịi, khám phá thế
65
Bảng 2.4
giới tự nhiên của học sinh
Bảng 3.1 Kế hoạch tổ chức thực nghiệm sư phạm
96
Thống kê kết quả điểm số của học sinh sau khi thực
97
Bảng 3.2
nghiệm tại trường tiểu học Trần Cao Vân
Thống kê kết quả điểm số của học sinh sau khi thực
97
Bảng 3.3
nghiệm tại trường tiểu học Hồng Quang

Bảng 3.4 Thống kê kết quả điểm số của học sinh sau khi thực
97


XI

19

Bảng 3.5

20

Bảng 3.6

21
22
23

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

24

Bảng 3.10

25

Bảng 3.11


26

Bảng 3.12

nghiệm tại trường tiểu học Trần Cao Vân
Thống kê kết quả điểm số của học sinh sau khi thực
nghiệm tại trường tiểu học Hồng Quang
Tổng hợp kết quả điểm số của học sinh sau khi thực
nghiệm
Phân phối tần suất thực nghiệm theo điểm số
Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm theo học lực
Tổng hợp các tham số đặc trưng sau thực nghiệm
Kết quả đánh giá năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự
nhiên của 2 nhóm lớp
Tổng hợp kết quả điểm trung bình chỉ số hành vi của học
sinh sau thực nghiệm
Thống kê phiếu trưng cầu ý kiến của học sinh để lấy
thông tin phản hồi về phương pháp dạy học nêu – giải
quyết vấn đề và dạy học tìm tòi, khám phá

98
98
98
98
100
101
103
104



XII
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Số hiệu
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Tên hình
Trang
Mơ hình phương pháp dạy học tích cực
9
Các thành phần cấu trúc của năng lực
15
Mơ hình các thành phần của năng lực theo các trụ cột giáo
16
dục của UNESCO
Hình 1.4 Mơ hình năng lực phát triển (Sáng tạo)
17
Hình 1.5 Cấu trúc của năng lực theo các nguồn lực hợp thành

17
Hình 2.1 Mơ hình học tập khám phá
55
Hình 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất kết quả thực nghiệm theo điểm
98
số
Hình 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất kết quả thực nghiệm theo học
99
lực
Hình 3.3. Đồ thị điểm trung bình chỉ số hành vi của học sinh sau
104
thực nghiệm


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
toàn diện của con người. Chất lượng của giáo dục tiểu học góp phần đảm bảo chất
lượng giáo dục của mỗi quốc gia. Vì vậy việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng của
mỗi quốc gia đã và đang là mối quan tâm đặc biệt của mỗi người dân và toàn xã hội.
Xu hướng đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng là đổi mới về nội
dung, mục tiêu, phương pháp dạy học mà trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy
học (PPDH) theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. Định hướng đổi mới đã
được xác định trong các Nghị quyết trung ương từ năm 1996, được thể chế hóa trong
Luật Giáo dục 1998 và được tái khẳng định trong Luật Giáo dục 2005, đó là : Phương
pháp dạy học phổ thơng phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học. [26]
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế” sau khi chỉ ra những hạn chế và yếu kém của giáo dục đã
chỉ đạo “Chương trình giáo dục sẽ chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ
năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học”. Nghị quyết cũng đã đề ra
nhiệm vụ và giải pháp cụ thể : “Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện
đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo
dục theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương
pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người
học”[1]. Trong quỹ đạo chung đó, việc thực hiện đổi mới phương pháp là một trong
những nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện để góp phần thực hiện thành cơng chiến
lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) vào dạy học có ý
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào q trình dạy
học, kích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động dạy học là một hướng đang nhận được
sự quan tâm của các nhà giáo dục và các thầy cơ giáo, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phổ thông. Đây là một giải
pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc “tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và
định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hồ trí, đức,
thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" [1].


2
Là một bộ phận của hệ thống các môn học chính khóa trong chương trình ở tiểu
học, mơn Khoa học góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu
học nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh (HS). Đây là mơn học có vị trí
đặc biệt quan trọng trong chương trình cũng như trong đời sống bởi tính thực tiễn của

nó. Đối tượng nghiên cứu và nội dung của môn học phản ánh các hoạt động thực tiễn
của con người, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ. Đặc
điểm này làm cho môn học gần gũi với học sinh, nó thu hút và kích thích hoạt động tự
khám phá của học sinh để tìm ra tri thức mới.
Từ những lý do trên, đề tài “Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực
trong dạy học Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học nhằm phát triển năng lực học
sinh” được nghiên cứu là cần thiết. Hoàn thành đề tài này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học cho mơn Khoa học 4 cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của các trường tiểu học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp tìm tịi, khám phá và phương pháp nêu - giải quyết vấn
đề nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học trong dạy học môn Khoa học 4 ở trường tiểu học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc vận dụng phương pháp dạy học
tích cực trong mơn Khoa học 4 nhằm phát triển năng lực học sinh.
- Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học môn Khoa học 4 tại 2 trường tiểu học
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Vận dụng phương pháp tìm tịi, khám phá và phương pháp nêu - giải quyết
vấn đề trong dạy học môn Khoa học 4 ở trường tiểu học nhằm phát triển năng lực tìm
tịi, khám phá thế giới tự nhiên cho học sinh.
- Triển khai thực nghiệm và phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm.
3. Giả thuyết khoa học
Trong dạy học nhằm phát triển năng lực, nếu vận dụng tốt phương pháp tìm tịi,
khám phá và phương pháp nêu - giải quyết vấn đề sẽ phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh, từ đó sẽ phát triển được năng lực tìm tịi, khám phá thế
giới tự nhiên cho học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích cực trong q trình dạy học mơn Khoa học 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tích cực có nhiều nhưng trong phạm vi đề tài này, tác
giả vận dụng 2 phương pháp: phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp


3
tìm tịi, khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên cho học
sinh trong q trình dạy học mơn Khoa học lớp 4 .
- Đề tài thực nghiệm tại 2 trường: trường Tiểu học Trần Cao Vân, quận Thanh
Khê và trường Tiểu học Hồng Quang, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với những nhiệm vụ trên của đề tài, tác giả sử dụng các nhóm phương pháp
sau:
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các cơng trình, sách, phương
pháp, bài báo, khóa luận tốt nghiệp… là nguồn tư liệu tham khảo chủ yếu để tác giả
xác lập được cơ sở khoa học của dạy học nhằm phát triển năng lực, từ đó vận dụng các
phương pháp dạy học tích cực vào q trình dạy học môn khoa học lớp 4.
- Phương pháp phân loại
Phương pháp này được sử dụng để xác định hệ thống các đề tài, các mơ hình
cũng như quy trình tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp lịch sử
Nghiên cứu lịch sử phát triển của các phương pháp dạy học tích cực, làm sáng
tỏ những khả năng và hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
vào dạy học mơn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực tiễn

Phương pháp này vận dụng để xây dựng các bảng hỏi, điều tra đại trà, trả lời tự
nguyện để điều tra tình hình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và tính khả
thi của một số phương pháp dạy học tích cực trong mơn Khoa học lớp 4 do người
nghiên cứu đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp cùng trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.
- Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá về
thực trạng và kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý các thông tin về thực trạng
thiết kế và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong mơn Khoa học lớp 4 ở
một số trường tiểu học làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời thu thập
các đánh giá của giáo viên và học sinh tiểu học về các phương pháp dạy học tích cực
và tính khả thi của một số phương pháp dạy học tích cực do tác giả đề xuất.


4
5.3. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu từ quá trình khảo sát, điều tra ý
kiến của giáo viên và học sinh về thực trạng của việc dạy học môn Khoa học 4 ở
trường tiểu học. Đồng thời, phương pháp này được sử dụng để thống kê và xử lý số
liệu sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm.
6. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về một số phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát triển năng lực học sinh trong môn Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học
Chương 2. Thiết kế và vận dụng phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và
phương pháp tìm tịi, khám phá nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự

nhiên trong môn Khoa học lớp 4
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển
năng lực được rất nhiều các tác giả quan tâm.
Cuốn sách “Các phương pháp dạy học hiệu quả” của tác giả Robert J. Marzano
được rút ra từ nhiều cơng trình nghiên cứu thực tế giảng dạy và lí thuyết tổng hợp với
mục đích phát huy cao độ khả năng học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên đứng lớp. Nhân tố quan trọng nhất tác động đến việc học của học
sinh là các thầy cơ giáo. Trên cơ sở đó, mỗi phương pháp dạy học đã chỉ ra cho giáo
viên những cách làm cụ thể để thực hiện công tác giảng dạy hiệu quả nhất. Cuốn sách
cũng chỉ ra rằng người giáo viên cần quan tâm đến việc người học học như thế nào chứ
không phải chỉ quan tâm đến mỗi một việc là hằng ngày cần phải dạy cái gì; họ cần có
một tầm nhìn lâu dài đối với việc lựa chọn, áp dụng những phương pháp giảng dạy
thích hợp và từng bước thực hiện tầm nhìn lâu dài đó để nâng cao chất lượng giáo dục
[29].
Trong cuốn “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”
[10], các tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà đã chỉ ra được các phương pháp
dạy học tích cực có tác dụng phát huy tối đa khả năng, hình thành năng lực của người
học. Học sinh được học thông qua thực hành và trải nghiệm, tăng cường tính tự học,

thay học “nơng” bằng học “sâu”. Học sinh được học trong những giờ học thực sự có ý
nghĩa thay cho thụ động lắng nghe, ghi chép, truyền thụ một chiều, mang tính áp đặt
như trước đây.
“Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực” là bộ sách được
biên soạn theo chương trình mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ sách là sự vận
dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
trò chơi sắm vai, phương pháp sơ đồ hóa, phương pháp dạy học phân hóa, thảo luận…
một cách đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng môn học. Đặc biệt, các hoạt động
dạy học rất đề cao việc thực hành, luyện tập, phát huy kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng
sống của học sinh, giúp các em sớm hình thành các kĩ năng ứng xử cần thiết, giúp việc
học tập đạo đức trong nhà trường được nhẹ nhàng, thoải mái, gần gũi đối với các em.
Tác giả Nguyễn Thu Hà trong bài viết “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá
theo năng lực: Một số vấn đề lý luận cơ bản” [15] đã tập trung phân tích các khái niệm
của năng lực cũng như phương pháp giảng dạy và đánh giá theo năng lực, những quan
điểm của thế giới về năng lực và một số gợi ý cho Việt Nam.
Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong bài viết “Xây dựng chương trình giáo dục phổ
thơng theo hướng tiếp cận năng lực” đề cập đến việc xây dựng chương trình phổ thơng


6
theo hướng tiếp cận năng lực [35]. Tác giả tập trung vào một vài cách tiếp cận cơ bản
được nhiều nước vận dụng trong các lần phát triển chương trình gần đây nhất, đặc biệt
là hướng tiếp cận năng lực.
Tác giả Lương Việt Thái trong “Đề tài nghiên cứu Phát triển chương trình theo
định hướng phát triển năng lực” đề cập đến vấn đề phát triển chương trình theo định
hướng phát triển năng lực với những nội dung quan trọng: một số khái niệm về năng
lực, chương trình theo định hướng phát triển năng lực, ưu điểm của chương trình theo
định hướng phát triển năng lực và một số yêu cầu theo định hướng phát triển năng lực
người học [33].
Trong bài viết “Năng lực xã hội trong nội dung học vấn phổ thông”, Đặng

Thành Hưng đã khẳng định năng lực xã hội là một bộ phận không thể thiếu trong nội
dung học vấn phổ thông [21]. Theo tác giả, đây chính là khâu yếu nhất trong các
chương trình giáo dục ở nước ta trước đây mà ngày này cần phải triệt để khắc phục.
Tác giả đưa ra khái niệm về năng lực xã hội, phân tích khung năng lực xã hội của học
sinh phổ thông và đề xuất phương án tổ chức nội dung của các năng lực xã hội trong
chương trình giáo dục các cấp.
Đặng Thành Hưng lại tiếp tục thể hiện quan điểm của mình về năng lực, cơ cấu,
dạng thức, kiểu loại và xác định những vấn đề cơ bản của giáo dục theo hướng tiếp cận
năng lực trong bài viết “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực” [20]. Tác giả xác
định khung năng lực (7 lĩnh vực tương ứng với 7 mục tiêu giáo dục cơ bản) và thành
phần của mỗi lĩnh vực đó dưới dạng năng lực bộ phận, kĩ năng then chốt của mỗi
thành phần, những tri thức, chuẩn mực, giá trị tối thiểu phục vụ cho việc phát triển kĩ
năng, chuẩn đánh giá kết quả giáo dục và xác định những lĩnh vực cần ưu tiên nghiên
cứu hàng đầu là giáo dục ngôn ngữ, giáo dục công nghệ, giáo dục nghệ thuật và giáo
dục cơng dân.
Tác giả Hồng Hịa Bình trong bài viết “Năng lực và cấu trúc của năng lực” cho
rằng năng lực có hai đặc trưng cơ bản : 1) được bộc lộ qua hoạt động ; 2) đảm bảo hoạt
động có hiệu quả [11]. Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), năng lực được tạo thành từ tri
thức, kĩ năng và thái độ. Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành năng lực
hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Mỗi năng lực với mỗi loại hoạt động có thể
phân chia thành nhiều bộ phận, bộ phận nhỏ nhất gắn với hoạt động cụ thể là kĩ năng
(hành vi). Các năng lực bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau nhưng
cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau. Tác giả khẳng định cách hiểu về
năng lực là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong bài viết “Phương pháp thiết kế chuẩn đầu ra
môn học theo định hướng phát triển năng lực” xác định chuẩn đầu ra môn học là cơng
cụ quan trọng nhất để quản lí chất lượng giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới
[18]. Tác giả khẳng định để có một cơng cụ tốt quản lí chất lượng của chương tình
giáo dục phổ thơng nhằm phát triển năng lực cần phải thiết kế chuẩn đầu ra của môn



7
học nhằm phát triển năng lực. Chuẩn đầu ra của môn học sẽ chi phối các khâu xác định
nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá trong quá trình phát triển
chương trình và tác động tới mọi mặt của quá trình dạy học.
Tuy nhiên, việc vận dụng một số phương pháp dạy học cụ thể trong dạy học
môn Khoa học lớp 4 nhằm phát triển năng lực tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên thì
chưa có tác giả nào nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên
cứu của các cơng trình nêu trên, tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề “Vận dụng một số
phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Khoa học lớp 4 ở trường tiểu học
nhằm phát triển năng lực học sinh.”
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Phương pháp và phương pháp dạy học
a. Phương pháp
Phương pháp (PP) là tổ hợp cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối
tượng hoạt động nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đã xác định.
Trong hoạt động dạy học, phương pháp là con đường, cách thức để người thầy
sử dụng nhằm hướng dẫn người học tiếp nhận những tri thức khoa học nào đó.
Theo lý luận dạy học hiện đại, phương pháp không phải là hình thức bên ngồi
nội dung, mà bao giờ cũng là sự biểu hiện bên trong của nội dung, do nội dung quy
định, hay phương pháp là phương pháp của nội dung, là cách thức thực hiện nội dung.
Theo tác giả luận văn, PP là cách thức thực hiện một cơng việc có mục đích
nhất định.
b. Phương pháp dạy học
PPDH là một khái niệm rất trừu tượng, vì nó khơng mô tả các trạng thái, những
tồn tĩnh trong thế giới hiện thực mà chủ yếu mô tả PP vận động trong quá trình nhận
thức và hoạt động thực tiễn của con người.
PPDH là PP được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể - quá trình
dạy học. Đây là q trình được đặc trưng bởi tính chất hai mặt, nghĩa là nó bao gồm
hai hoạt động - hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này

tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng: hoạt động dạy của thầy đóng
vai trị chủ đạo (tổ chức, điều khiển) và hoạt động học của trị đóng vai trị tích cực,
chủ động (tự tổ chức, điều khiển). Vì vậy PPDH phải là tổ hợp những cách thức đó,
thầy đóng vai trị chủ đạo, trị đóng vai trị tích cực, chủ động.
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng PPDH là cách thức làm việc giữa thầy và trò
dưới sự chỉ đạo của thầy làm cho trò nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách tự
giác, tích cực, tự lực nhằm đạt được mục đích dạy học [32].
Theo Bùi Thị Mùi, PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động của GV và HS
được thực hiện trong q trình dạy học, trong đó cách thức hoạt động của GV đóng vai
trị chủ đạo, cách thức hoạt động của HS đóng vai trị chủ động nhằm thực hiện mục
đích dạy học.


8
PPDH có những đặc trưng sau:
- Nó phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của HS, nhằm đạt được mục
đích đề ra.
- Nó phản ánh sự vận động nội dung học vấn được nhà trường quy định.
- Nó phản ánh cách thức trao đổi giữa thầy và trò.
- Nó phản ánh cách thức điều khiển, nhận thức, kích thích và xây dựng động cơ,
tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.
Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về PPDH nhưng theo tác giả
luận văn, PPDH là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học
sinh, trong những môi trường dạy học nhất định, nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái
độ để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực
a. Tính tích cực học tập
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát
triển con người ln phải chủ động, tích cực cải biến mơi trường tự nhiên, cải tạo xã
hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ

chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát
vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong q trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học
tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự
giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc
lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tính cực
học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ
sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay
nêu thắc mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang
học; kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trước những tình huống khó khăn…
Tính tích cực học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau
về một số vấn đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
b. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (Active Teaching and Learning) là thuật ngữ rút
gọn để chỉ các phương pháp nhằm đề cao vai trị tự giác, tích cực, độc lập nhận thức
của người học dưới sự tổ chức, định hướng của người dạy. Như vậy, phương pháp dạy
học tích cực (PPDHTC) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người


9
học chứ khơng phải chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. Với PPDHTC,
người dạy đóng vai trị chủ đạo – người học đóng vai trị chiếm lĩnh tri thức.Tích cực
trong PPDHTC được dùng với nghĩa hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt
động, thụ động chứ không dùng trái nghĩa với tiêu cực.

Trong việc đổi mới PPDH phải ln có sự hợp tác của người dạy và người học,
sự phối hợp hoạt động dạy và hoạt động học. Theo quan điểm này, PPDHTC đề cập
đến dạy và học tích cực. Thuật ngữ này hàm chứa cả phương pháp dạy và phương
pháp học.
Cũng theo tinh thần đổi mới PPDH, PPDHTC được dùng để chỉ những PP giáo
dục/dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Như vậy, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mà ở đó, giáo
viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra
mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. PPDHTC nhằm đề cao vai trị tự
giác, tích cực, độc lập nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn, tổ chức, định hướng của
GV. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tịi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền
tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.
Hay nói cách khác, phương pháp dạy học tích cực khơng cho phép giáo viên
truyền đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thơng qua những dẫn dắt sơ khai
sẽ kích thích học sinh tiếp tục tìm tịi và khám phá kiến thức đó. Cách dạy này địi hỏi
những giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và cả sự nhiệt thành, hoạt động hết
cơng suất trong q trình giảng dạy.

Người
dạy

Định hướng

Nghiên cứu,
tìm hiểu

Tổ chức

Thực hiện


Hỗ trợ, cố
vấn, đánh giá

Tự đánh giá,
tự điều chỉnh

Người
học

Hình 2.1. Mơ hình phương pháp dạy học tích cực
c. Đặc điểm của các phương pháp dạy học tích cực
* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động
“dạy”, song song là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do thầy giáo tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều


10
mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được thầy giáo
sắp xếp; được đặt vào những tình huống cụ thể, người học trực tiếp quan sát, bàn bạc,
làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến
thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, khơng
rập theo những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy
theo cách này thì thầy giáo khơng chỉ đơn giản truyền đạt kiến thức mà cịn hướng dẫn
học sinh làm.
* Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học. Trong tầng lớp hiện đại đang biến đổi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ
thuật, cơng nghệ như vũ bão thì khơng thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng

kiến thức ngày càng nhiều mà phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay
từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong các
phương pháp học thì then chốt là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có
được phương pháp, kĩ năng thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi con người, cuối cùng học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì thế, ngày nay
người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự
chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt sự phát triển tự học ngay
trong trường phổ thông không chỉ tự học ở nhà mà cịn tự học cả trong tiết học có sự
hướng dẫn của giáo viên.
* Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi
vận dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp thuận sự phân hóa về cường
độ, tiến độ hoàn tất nhiệm vụ học tập nhất là khi bài học được thiết kế thành một xâu
công việc độc lập. Áp dụng biện pháp dạy học tích cực ở mức độ càng cao thì sự phân
hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường
sẽ đáp ứng đề nghị cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học
sinh. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi kiến thức, tài năng, thái độ hoài nghi
đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập. Lớp học là mơi trường tiếp xúc
thầy – trị, trị – trị để tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ,
lớp hoặc trường được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm
nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải
quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá thể để
hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ khơng thể có hiện
tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển
tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.


11

* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích
cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là
năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học
sinh.
Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người
năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá khơng thể
dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến
khích trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ khơng cịn là một
cơng việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh
hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên khơng cịn đóng vai
trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh
nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu
của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên là người gợi mở,
xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tịi hào hứng, tranh luận
sơi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu rộng, có trình độ sư
phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều
khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học truyền thống

Quan niệm


Các mơ hình dạy học tích cực
- Học là q trình kiến tạo; học
- Học là q trình tiếp
sinh tìm tịi, khám phá, phát
thu và lĩnh hội, qua đó hình
hiện, luyện tập, khai thác và xử lý
thành kiến thức, kĩ năng, tư
thơng tin,… tự hình thành hiểu biết,
tưởng, tình cảm.
năng lực và phẩm chất.

Bản chất

- Truyền thụ tri thức, truyền - Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
thụ và chứng minh chân lí sinh.
của giáo viên.
- Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.

Mục tiêu

- Chú trọng cung cấp tri thức, - Chú trọng hình thành các năng
kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phương


12
Dạy học truyền thống
Các mơ hình dạy học tích cực
phó với thi cử. Sau khi thi pháp và kĩ thuật lao động khoa học,
xong những điều đã học dạy cách học.

thường bị bỏ quên hoặc ít - Học để đáp ứng những yêu cầu của
dùng đến.
cuộc sống hiện tại và tương lai. Những
điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản
thân học sinh và cho sự phát triển xã
hội.

Nội dung

- Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
sách giáo viên, các tài liệu khoa học
phù hợp, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế,
… gắn với:
- Từ sách giáo khoa + sách
+ Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu
giáo viên
cầu của HS.
+ Tình huống thực tế, bối cảnh và môi
trường địa phương.
+ Những vấn đề học sinh quan tâm.

- Các phương pháp diễn
- Các phương pháp tìm tịi, điều tra,
Phương pháp giảng, truyền thụ kiến thức
giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
một chiều.
- Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở
- Cố định: Giới hạn trong 4 phịng thí nghiệm, ở hiện trường, trong
Hình thức tổ
bức tường của lớp học, giáo thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn,

chức
viên đối diện với cả lớp.
học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với
giáo viên.
1.3. Năng lực và dạy học nhằm phát triển năng lực
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc của năng lực
a. Năng lực
Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố
như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ.
Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thơng qua các năng lực được hình thành. Nội dung
kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học.
"Năng lực" (competency) - là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc nhân
cách. Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm
của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực (NL) là sự kết
hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được
của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ [22]. Mức độ và chất


×