Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần hoá hữu cơ lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
---------

Mai Thị Huyền

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
---------

Mai Thị Huyền

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học
GVHD: Ngơ Minh Đức

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018

2




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn các Thầy Cơkhoa Hóa trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng đã bổ trợ cho tôi thêm nhiều kiến thức
Xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo
điều kiện cho luận văn được hồn thành
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy Cơtổ Phương pháp Khoa Hóa
nói chung và giáo viên hướng dẫn nói riêng đã dành thời gian vô cùng quý báu để động
viên và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình và động viên
tơi trong suốt thời gian qua.
Tác giả
Mai Thị Huyền

3


MỤC LỤC
Nội dung
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 3
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 10
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài............................................................... 10
1.2. Bài tập hóa học (BTHH) ......................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học ................................................................................ 11
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học ........................................................................... 11
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học .................................................................................. 12

1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hóa học mới ......................................................... 13
1.2.5. Những chúýkhi ra bài tập................................................................................ 13
1.3. Hì
nh thành vàphát triển tư duy cho học sinh khágiỏi ........................................... 14
1.4. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi trên thế giới vàViệt Nam .......................... 15
1.4.1. Vấn đề bồi dưỡng nhân tríở các nước phát triển ............................................. 15
1.4.2. Quan niệm của thế giới về giáo dục học sinh giỏi ............................................ 15
1.4.3. Khái niệm học sinh giỏi .................................................................................... 16
1.4.4. Mục tiêu dạy học sinh giỏi................................................................................ 16
1.4.6. Đánh giá học sinh giỏi ...................................................................................... 18
1.4.7. Đánh giá các kì thi HSG gần đây...................................................................... 18
1.5. Những năng lực quan trọng của một học sinh giỏi cần được bồi dưỡng và phát
triển................................................................................................................................. 19
1.5.1. Năng lực tiếp thu kiến thức ............................................................................... 19
1.5.2. Năng lực suy luận logic .................................................................................... 19
1.5.3. Năng lực đặc biệt .............................................................................................. 20
1.5.4. Năng lực lao động sáng tạo............................................................................... 20
1.5.5. Năng lực kiểm chứng ........................................................................................ 20
1.5.6. Năng lực thực hành ........................................................................................... 20
1.5.7. Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn .......................... 20

4


CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 ................................................................ 20
2.1. Khung chương trình kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 .................................................. 20
2.2. Đề thi Olympic hóa học lớp 11 các năm gần đây ................................................... 21
2.3. Kiến thức cần nắm trong chương trình hóa chun sâu lớp 11: ............................. 31
2.3.1. Chuyên đề 1: Cấu hình, cấu dạng của hợp chất hữu cơ .................................... 32

2.3.2. Chuyên đề 2: Đồng phân trong hợp chất hữu cơ .............................................. 34
2.3.3. Chuyên đề 3: Các loại hiệu ứng trong hợp chất hữu cơ ................................... 36
2.3.4. Chuyên đề 4: Phản ứng hữu cơ, sơ lược cơ chế ............................................... 38
2.3.5. Chuyên đề 5: Hiđrocacbon ............................................................................... 46
2.3.6. Chuyên đề 6: Ancol, phenol, ete ....................................................................... 50
2.3.7. Chuyên đề 7: Anđehit, xeton ............................................................................ 53
2.3.8 Chuyên đề 8: Axit cacboxylic, este ................................................................... 55
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HOÁ
HỮU CƠ LỚP 11. ............................................................................................................ 56
3.1.Một số nguyên tắc xây dựng bài tập ........................................................................ 56
3.2. Một số bài tập bồi dưỡng ........................................................................................ 57
3.2.1. Chuyên đề 1: Cấu hình, cấu dạng của hợp chất hữu cơ .................................... 57
3.2.2. Chuyên đề 2: Đồng phân trong hợp chất hữu cơ .............................................. 58
3.2.3. Chuyên đề 3: Các loại hiệu ứng trong hợp chất hữu cơ ................................... 59
3.2.4. Chuyên đề 4: Phản ứng hữu cơ, sơ lược cơ chế ............................................... 61
3.2.5. Chuyên đề 5: Hiđrocacbon ............................................................................... 63
3.2.6. Chuyên đề 6: Ancol, phenol, ete ....................................................................... 70
3.2.7. Chuyên đề 7: Anđehit, xeton ............................................................................ 72
3.2.8. Chuyên đề 8: Axit cacboxylic, este .................................................................. 74
3.3. Một số dạng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi .......................................................... 75
3.3.1. Bài tập rèn luyện năng lực nhận thức ............................................................... 75
3.3.2. Bài tập rèn luyện năng lực tư duy, trí thông minh ............................................ 77
3.3.3. Bài tập rèn luyện năng lực quan sát, thực hành, vận dụng kiến thức ............... 79
3.3.4. Bài tập rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn
..................................................................................................................................... 79
3.4. Bài tập tổng hợp ...................................................................................................... 81
5


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................. 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 94

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HH

:

hóa học

BTHH

:

bài tập hóa học

CT

:

cơng thức

CTPT

:

công thức phân tử


CTCT

:

công thức cấu tạo

GV

:

giáo viên

HS

:

học sinh

HSG

:

học sinh giỏi

PT

:

phương trình


PTHH

:

phương trình hóa học

PTPƯ

:

phương trình phản ứng



:

phản ứng

THPT

:

trung học phổ thơng

SGK

:

sách giáo khoa


BT

:

bài tập

PP

:

phương pháp

TNHH

:

thínghiệm hóa học

PƯHH

:

phản ứng hóa học

HCHC

:

hợp chất hữu cơ


ĐP

:

đồng phân

ĐPHH

:

đồng phân hì
nh học

ĐPCT

:

đồng phân cấu tạo

ĐPLT

:

đồng phân lập thể



:

hiệu ứng


HƯCƯ

:

hiệu ứng cảm ứng

HƯLH

:

hiệu ứng liên hợp

KNPƯ

:

khản năng phản ứng

TĐPƯ

:

tốc độ phản ứng

7


MỞ ĐẦU
1. Lído chọn đề tài

“Hiền tài lànguyên khícủa quốc gia”, câu nói như khẳng định rằng: Căn nguyên
cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi, nhân cách cao đẹp, chúng
ta phải tìm ra họ vàtrân trọng họ. Mànhững người vừa cótài vừa có đức trong xãhội đó
chính là “Hiền tài”. Trải qua bao ngàn năm xây nước vàdựng nước, tì
m, trân trọng vàbồi
dưỡng “Hiền tài” là nhiệm vụ hàng đầu của nước ta, đến mãi ngày nay đó cũng chính là
nhiệm vụ của ngành giáo dục. Đảng và Nhà nước ta khẳng định nhiệm vụ của ngành giáo
dục là nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục phổ thơng cho tồn dân, song song nhiệm vụ đó
thì cần phải bồi dưỡng nhân tài, phát hiện các học sinh (HS) có năng khiếu ở trường phổ
thơng và có kế hoạch đào tạo riêng để họ thành những cán bộ khoa học kĩ thuật nòng cốt.
Khơng chỉ riêng nước ta, có thể nói, hầu hết các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thơng.
u cầu đó đã đặt ra cho ngành giáo dục ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện cịn có
chức năng phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), đào tạo họ trở thành những nhà
khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Lĩnh vực hóa học (HH), trong tương lai khơng
xa nền cơng nghiệp hóa chất, dầu khí của nước ta phát triển vượt bậc, nhanh chóng, nhu
cầu về đội ngũ cán bộ, kĩ sư có trình độ kĩ thuật cao trong các lĩnh vực của công nghệ HH
không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và bồi
dưỡng HSG về HH ở trường phổ thông.
Tuy nhiên trong thực tế, việc này cịn có q nhiều khó khăn:
Mỗi một ngày khối lượng thông tin và tri thức càng tăng nhanh nhưng thời gian
dành cho giáo dục lại hạn chế
Đội ngũ giáo viên (GV) bồi dưỡng HSG cịn q ít, chưa đảm bảo đáp ứng nhu
cầu phát triển hiện nay. Trường trung học phổ thông (THPT) chuyên đã thành lập và phát
triển gần nửa thế kỉ nhưng có rất ít trường đào tạo, bồi dưỡng GV dạy chuyên.
Kèm theo đó là trang thiết bị, các loại máy móc cịn thiếu nhiều, đặc biệt là ngành HH
Các nội dung học tập chưa thật sự phù hợp với thực trạng phát triển, các hệ thống
phát triển kiến thức, hệ thống bài tập do các GV tự biên soạn nên khơng có sự thống nhất,
đồng bộ nên dẫn đến chưa đạt chất lượng kết quả cao. Mà bài tập cũng được xếp vào
phương pháp dạy học, là một phương pháp dạy học hiệu nghiệm trong việc phát huy tí

ch
8


cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, phát triển năng lực
nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh nhất là HSG. Từ đó mới kích thích niềm say mê
học tập bộ mơn HH của các em và đồng thời khuyến khích các em phát huy năng lực tự
học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng để khắc sâu kiến thức. Đặc biệt đối với
bộ môn HH, chuyên đề Hữu cơ có nhiều hạn chế nhất, nói rõ hơn là phần Hữu cơ lớp 11.
Với mong muốn phát triển ngành HH thành ngành mũi nhọn nói chung và thống nhất
một hế thống bài tập đồng bộ, xây dựng một hệ thống bài tập đa dạng, phong phú cho
GV cũng như HS tham khảo, chúng tôi đã chọn đề tài: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HOÁ HỮU CƠ LỚP 11.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần hoáhữu cơ lớp 11.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Qtrình dạy học hóa học trong trường THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi phần hoáhữu
cơ lớp 11.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phần Hóa học hữu cơ lớp 11 trường THPT, cụ thể là phần hidrocacbon và dẫn xuất
hidrocacbon chương trình Nâng cao
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng cơ sở líluận của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng làm bài tập hóa học hữu cơ cho HSG lớp 11
- Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hữu cơ cho HSG lớp 11
- Xây dựng hệ thống bài tập hữu cơ cho HSG lớp 11
6. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
- Đọc vànghiên cứu các tài liệu cóliên quan tới đề tài
- Nghiên cứu, giải và đánh giáphần hữu cơ 11 trong đề thi Olympic thời gian gần đây

- Phân tí
ch, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa
- Tìm hiểu thực trạng bằng phiếu câu hỏi với học sinh và điều tra thăm dò ý kiến của một
số giáo viên
- Thực nghiệm sư phạm
- Xử lísố liệu bằng thống kêtốn học
9


7. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập hữu cơ lớp 11và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập
phùhợp
8. Cấu trúc của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận vàphụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍLUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI PHẦN HÓA HỮU CƠ 11
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN HOÁ HỮU
CƠ LỚP 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍLUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hì
nh nghiên cứu đề tài
Vấn đề về bài tập Hóa học đã có nhiều cơng trì
nh nghiên cứu. Một vài cơng trì
nh nghiên
cứu gần đây có liên quan đến đề tài như:
- Lại Tố Trân (2009), Xây dựng hệ thống bài tập phát triển tư duy cho học sinh
phần hóa hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm thành
phố Hồ ChíMinh. Trong luận văn tác giả đưa ra 9 phương pháp giải bài tập hóa học hữu
cơ thường gặp đồng thời xây dựng một hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức nhằm

phát triển tư duy cho học sinh.
- Trương Thị Lâm Thảo (2010), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm
thành phố Hồ ChíMinh. Trong luận văn tác giả đề xuất 6 nguyên tắc và quy trình 7 bước
xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, xây dựng
235 bài tập trong đó có 80 bài tự luận và155 bài trắc nghiệm. Đồng thời đề xuất 6
phương pháp sử dụng bài tập hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy vàhọc.
- Đặng Thị Thanh Bì
nh (2006), Tuyển chọn vàxây dựng hệ thống bài tập hóa học
bồi dưỡng học sinh khágiỏi lớp 11 THPT (ban nâng cao), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư
phạm HàNội. Đây là cơng trình nghiên cứu gần với đề tài của chúng tôi. Trong luận
văn tác giả nghiên cứu cơ sở líluận của đề tài về xu hướng dạy học hóa học; bài tập hóa
học, xu hướng phát triển vàsử dụng bài tập trong dạy học theo hướng tí
ch cực, tư duy
hóa học vàviệc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học. Xây dựng một hệ thống líthuyết cơ bản,
10


chuyên sâu đáp ứng yêu cầu mở rộng kiến thức, bồi dưỡng học sinh giỏi tham dự kìthi
học sinh giỏi cấp tỉnh, thành. Xây dựng một hệ thống bài tập hóa học gồm 155 bài trắc
nghiệm và165 bài tự luận cho 7 chương trong chương trình lớp 10, trong đó có một số
bài tập cónội dung chun sâu ngồi SGK dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi để tham
gia các kìthi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành. Đây là điểm quan trọng của luận văn với đề
tài chúng tôi nghiên cứu. Hệ thống bài tập dùng để bồi dưỡng cho HSG màchúng tôi xây
dựng để phát triển vàcủng cố kiến thức các em tham dự những cuộc thi lớn có thể đến
Olympic quốc gia.
Nhận xét chung: Các cơng trì
nh nghiên cứu nêu trên đều:
- Chưa xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao có
phần dành riêng để bồi dưỡng HSG

- Chưa đưa ra hướng sử dụng bài tập trong dạy học bồi dưỡng HSG. Đây là những
vấn đề chúng tôi sẽ nghiên cứu trong luận văn này
1.2. Bài tập hóa học (BTHH)
1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học
- Theo Từ điển Tiếng Việt, bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học. Như vậy bài tập hóa học là những bài tập liên quan đến hóa học,
trong đó đưa ra những vấn đề địi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vốn có để giải
quyết.
1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh hiểu rõvàkhắc sâu kiến thức.
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học: một số đáng kể bài tập đòi hỏi học sinh phải
vận dụng tổng hợp kiến thức của nhiều nội dung trong bài, trong chương. Dạng bài tổng
hợp học sinh phải huy động vốn hiểu biết trong nhiều chương, nhiều bộ môn
- Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề thực
tiễn đời sống vàsản xuất hóa học.
- Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo:
+ Sử dụng ngơn ngữ hóa học
+ Lập cơng thức, cân bằng phương trình phản ứng
+ Tí
nh theo cơng thức và phương trình
11


+ Các tính tốn đại số: qui tắc tam suất, giải phương trình và hệ phương trình...
+ Kỹ năng giải từng loại bài tập khác nhau.
- Phát triển tư duy: học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích,
tổng hợp, so sánh, qui nạp, diễn dịch...
- Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức vàkỹ năng của học sinh. Học sinh cũng
tự kiểm tra biết được những lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung.

- Rèn cho học sinh tính kiên trì
, chịu khó, cẩn thận, chí
nh xác khoa học…Làm
cho các em yêu thích bộ môn, say mêkhoa học (những bài tập gây hứng thúnhận thức)
1.2.3. Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay cónhiều cách phân loại bài tập khác nhau vìvậy cần cócách nhìn tổng
quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại.
1. Dựa vào nội dung tốn học của bài tập:
- Bài tập định tính (khơng cótính tốn)
- Bài tập định lượng (cótính tốn).
2. Dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập:
- Bài tập lýthuyết (khơng cótiến hành thínghiệm)
- Bài tập thực nghiệm (cótiến hành thínghiệm).
3. Dựa vào nội dung hóa học của bài tập:
- Bài tập hóa đại cương
- Bài tập hóa vơ cơ
- Bài tập hóa hữu cơ
4. Dựa vào nhiệm vụ đặt ra vàyêu cầu của bài tập:
- Bài tập cân bằng PTPƯ
- Bài tập viết chuỗi phản ứng
- Bài tập điều chế
- Bài tập nhận biết
- Bài tập tách chất
- Bài tập xác định phần trăm hỗn hợp
- Bài tập lập CTPT
- Bài tập tìm nguyên tố chưa biết…
5. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:
12



- Bài tập dạng cơ bản
- Bài tập tống hợp.
6. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra:
- Bài tập trắc nghiệm
- Bài tập tự luận.
7. Dựa vào phương pháp giải bài tập:
- Bài tập tính theo cơng thức và phương trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giátrị trung bình…
8. Dựa vào mục đích sử dụng:
- Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng củng cố kiến thức
- Bài tập dùng ôn luyện, tồng kết
- Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu…
1.2.4. Xu hướng xây dựng bài tập hóa học mới
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật
toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, cấp số cộng,
cấp số nhân, …).
- Loại bỏ những BT cónội dung rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn HH.
- Tăng cường sử dụng BT thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng BT trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng BT mới về bảo vệ mơi trường vàphịng chống ma túy.
- Xây dựng BT mới để rèn luyện cho HS năng lực phát triển vàgiải quyết vấn đề.
- Đa dạng hóa các loại hình BT: bài tập bằng hì
nh vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ, BT dùng bảng
số liệu, BT lắp dụng cụ thínghiệm, …
- Xây dựng những BT cónội dung HH phong phú, sâu sắc, phần tính tốn đơn giản, nhẹ
nhàng.
- Xây dựng và tăng cường sử dụng BT thực nghiệm định lượng.

1.2.5. Những chú ýkhi ra bài tập
- Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.
13


- Các kết quả phải phùhợp với thực tế.
- Phải vừa sức với trình độ HS.
- Phải chú ý đến yêu cầu cần đạt được (thi tốt nghiệp hay đại học…).
- Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó…
- Phải rõràng chính xác.
- Xác định rõmục đích của từng bài tập. Mục đích của tiết bài tập. Cần đặt câu hỏi: Cần
ơn tập kiến thức gì? Kiến thức cơ bản nào cần củng cố? Những lỗ hổng kiến thức nào của
học sinh cần bổ sung? Cần hình thành cho học sinh những phương pháp giải nào?
1.3. Hì
nh thành vàphát triển tư duy cho học sinh khágiỏi
Việc phát triển tư duy cho học sinh trước hết làgiúp học sinh nắm vững kiến thức hóa
học, biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập vàthực hành. Qua đó kiến thức học
sinh thu nhận được trở nên vững chắc vàsinh động hơn. Học sinh chỉ thực sự lĩnh hội
được tri thức khi tư duy của họ được phát triển vànhờ sự hướng dẫn của giáo viên mà
học sinh biết phân tích, khái quát tài liệu cónội dung, sự kiện cụ thể vàrút ra những kết
luận cần thiết.
Tư duy càng phát triển thìcàng có khả năng lĩnh hội được tri thức ngày càng nhanh và
sâu sắc, khả năng vận dụng tri thức nhanh, hiệu quả hơn. Như vậy sự phát triển tư duy
học sinh diễn ra trong quátrình tiếp thu vàvận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo
ra một kĩ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực lâu
dài cho học sinh trong hoạt động sáng tạo sau này.
Dấu hiệu đánh giá tư duy phát triển:
- Cókhả năng chuyển các tri thức và kĩ năng sang tình huống mới.
- Trong quátrình học tập, học sinh đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi liên tưởng
đến những kiến thức đã liên hệ trước đó. Nếu học sinh độc lập chuyển tải tri thức vào


nh huống mới thìchứng tỏ đã có biểu hiện tư duy phát triển.
- Tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết bài tốn nào đó.
Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất của các sự vật hiện tượng.
- Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng khác nhau, sự khác nhau của các
hiện tượng tương tự.
- Có năng lực áp dụng kiến thức vào thực tế. Đây là kết quả phát triển tổng hợp của sự
phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài tốn thực tế, địi hỏi học sinh phải có sự
14


định hướng tốt, biết phân tích, suy đốn và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách áp
dụng thí
ch hợp, cuối cùng làtổ chức thực hiện cóhiệu quả.
1.4. Khái quát về bồi dưỡng học sinh giỏi trên thế giới vàViệt Nam
1.4.1. Vấn đề bồi dưỡng nhân tríở các nước phát triển
Vai trò của các nhân tài đối với sự phát triển của quốc gia đã được xác định ở
nhiều nước trên thế giới. Với nước ta, năm 1484, Thân Nhân Trung đã khắc vào bia đá
đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám dịng chữ: “Hiền tài làngun khícủa quốc gia, ngun
khíthịnh thì nước mạnh, rồi lên cao; ngun khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.” Chân
lý này đã được nhiều nước khẳng định vàchú trong trong chiến lược phát triển của đất
nước mì
nh. Ngày nay, khi thế giới bước sang giai đoạn tồn cầu hóa thìvai trị của cá
nhân, những nhân tài của đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vìvậy
khơng có đất nước nào lại không chăm lo đến việc phát hiện, bồi dưỡng vàsử dụng nhân
tài. Tuy nhiên, mỗi đất nước, mỗi giai đoạn lại có những quan niệm vàcách thức phát
hiện, bồi dưỡng nhân tài khác nhau. Chúng ta cùng xem xét quan niệm của thế giới về
vấn đề giáo dục HSG.
1.4.2. Quan niệm của thế giới về giáo dục học sinh giỏi
Việc phát hiện vàbồi dưỡng HSG đã được chúýtừ rất lâu. Ở Trung Quốc, từ đời

nhà Đường (năm 618 trước cơng ngun) những trẻ em có tài được mời về hoàng cung
để học tập vàgiáo dục bằng những hì
nh thức đặc biệt. Ở Châu Âu trong suốt thời Phục
Hưng, những người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc và văn học, đều được nhà nước
vàcác tổ chức, cánhân bảo trợ, giúp đỡ.
Nước Mỹ mãi đến thế kỉ XIX mới chú ý đến vấn đề giáo dục HSG vàtài năng.
Đến năm 1920 có tới hai phần ba các thành phố lớn của Hoa Kỳ đã thực hiện chương
trì
nh giáo dục HSG. Trong suốt thế kỉ XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ.
Hàng loạt các tổ chức vàcác trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng HSG ra đời.
Giáo dục phổ thơng Hàn Quốc cómột chương trình đặc biệt dành cho HSG nhằm
giúp chính quyền phát hiện HS tài năng từ rất sớm. Năm 1994 đã có khoảng 57/174 cơ sở
giáo dục ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho HSG. Từ năm 1985, Trung
Quốc thừa nhận phải cómột chương trình giáo dục đặc biệt dành cho hai loại đối tượng
HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép các HSG có thể học vượt lớp. Một trong mười

15


lăm mục tiêu ưu tiên của Viện quốc gia nghiên cứu giáo dục và đào tạo Ấn Độ làphát
hiện vàbồi dưỡng HS tài năng.
Như vậy hầu như các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo vàbồi dưỡng HSG trong chiến
lược phát triển chương trình giáo dục phổ thơng.
1.4.3. Khái niệm học sinh giỏi
Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chí
nh làGift (giỏi, có năng khiếu) và
Talent (tài năng) để chỉ HSG. Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa HSG: “HSG là HS
chứng minh được trítuệ ở trình độ cao, cókhả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học
tập mãnh liệt, đạt xuất sắc trong lĩnh vực lýthuyết, khoa học, người cần một sự giáo dục
đặc biệt vàsự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người

đó.” (Georgia Law).
Theo Clak.2002, ở Mỹ người ta định nghĩa: “HSG là những HS, những người trẻ
tuổi, códấu hiệu về khả năng hồn thành xuất sắc cơng việc trong các lĩnh vực như trí tuệ,
sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lý thuyết chuyên biệt.
Những người này đòi hỏi sự phục vụ vìcác hoạt động khơng theo trường lớp thông
thường nhằm phát triển hết năng lực của họ.” Bách khoa toàn thư Encarta Encyclopedia
cũng khẳng định: “Giáo dục HSG làmột lĩnh vực đặc biệt liên quan đến việc giảng dạy
cho những HS cókhả năng khác thường”.
Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “HSG" như sau: “Đó là những HS có
khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong các lĩnh vực trítuệ, sự sáng tạo,
khả năng lãnh đạo, nghệ thuật hoặc các lĩnh vực lýthuyết chuyên biệt. Những HS này thể
hiện tài năng đặc biệt của mình ở tất cả các bình diện xãhội, văn hóa và kinh tế”. Nhiều
nước quan niệm: HSG lànhững đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh vực trítuệ, sáng tạo,
nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lýthuyết.
Như vậy HSG cần cósự phục vụ vàhoạt động học tập trong những điều kiện đặc biệt để
phát triển các năng lực sáng tạo của họ.
1.4.4. Mục tiêu dạy học sinh giỏi
Mục tiêu chính của chương trình dành cho HSG và HS tài năng ở các nước đều
hướng đến một số điểm chính sau:
Phát triển PP suy nghĩ ở trình độ cao phùhợp với khả năng trí tuệ của trẻ. Bồi dưỡng sự
lao động, làm việc sáng tạo.
16


Phát triển các kĩ năng, PP và thái độ tự học suốt đời.
Nâng cao ýthức vàkhát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.
Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp cho xã
hội.
Chương trình dành cho HSG của Hàn Quốc thìnêu mục tiêu:
- Khuyến khích HS suy nghĩ sáng tạo.

- Thúc đẩy động cơ học tập.
Bảo đảm cho khả năng của HS được phát triển trong tương lai thành những người đứng
đầu trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành. Với các mục tiêu này các nước đều tập
trung phát hiện vàbồi dưỡng HSG trên các lĩnh vực trítuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả
năng lãnh đạo, lĩnh vực lý thuyết. Cũng có nước chú ý khảo sát phát hiện vàbồi dưỡng
HSG ở các lĩnh vực năng lực trítuệ chung, nhận thức, lýthuyết, sáng tạo, lãnh đạo, nghệ
thuật nghe nhìn, trình diễn.
1.4.5. Phương pháp và các hình thức giáo dục học sinh giỏi
Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ
nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG để phát triển và
đáp ứng được tài năng của họ.
Nhiều nước thường vận dụng một chương trình đặc biệt với cách dạy đặc biệt cho
phép HS học dồn, học tắt, tích hợp nội dung các mơn học hoặc ghép chương trình mơn
học của hai, ba năm để HS có thể đẩy nhanh, tốt nghiệp phổ thơng sớm hơn các HS bình
thường.
Đã có một số hình thức giáo dục HSG được đề xuất và tiến hành như sau:
+ Tổ chức lớp chuyên biệt: HSG được rèn luyện trong một lớp hoặc một trường
học riêng thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu. Các lớp chuyên hoặc trường chuyên
(độc lập) có nhiệm vụ hàng đầu là đáp ứng các đòi hỏi cho những HSG về lý thuyết.
+ Tăng gia tốc: Những HS xuất sắc xếp vào một lớp có trình độ cao với nhiều tài
liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS. Một số trường đề nghị hoàn thành chương trình
nhanh hơn để HS có thể học bậc học trên sớm hơn.
+ Học tách rời: Một phần thời gian theo lớp HSG, phần còn lại học lớp thường.
+ Làm giàu trí thức: Tồn bộ thời gian HS học theo lớp bình thường nhưng nhận
tài liệu mở rộng để thử sức, tự học ở nhà.
17


+ Dạy ở nhà: Một nửa thời gian học tại nhà, học lớp, học nhóm, học có cố vấn
hoặc một thầy, một trị và khơng cần dạy.

+ Trường mùa hè bao gồm nhiều kế hoạch học được tổ chức trong hè.
+ Sở thích riêng: Một số mơn thể thao như cờ vua được tổ chức dành cho HSG thử
trítuệ sau giờ học.
Như vậy ở các nước khác nhau đã có nhiều PP và hình thức giáo dục HSG, các
hình thức này rất đa dạng và đều hướng đến tạo điều kiện học tập cho HSG phát triển hết
năng lực của mình. HSG cần có hình thức học tập khác với HS bình thường để phát huy
được tiềm năng của đối tượng này.
1.4.6. Đánh giá học sinh giỏi
Việc bồi dưỡng HSG và đánh giá tuyển chọn của các nước khác nhau cũng có
những điểm khác nhau. Các nước Singapore, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Australia đã chú
ý bồi dưỡng HSG từ cấp tiểu học đến THPT về một số lĩnh vực; đối với Tây Ban Nha,
Đức, Pháp thì bồi dưỡng HSG từ bậc THPT với hình thức tổ chức các trường chuyên; ở
Nhật Bản và một số bang của Hoa Kỳ khơng tổ chức trường chun mà sử dụng các hình
thức bồi dưỡng khác. Vì vậy vấn đề giáo dục HSG đã trở thành vấn đề thời sự gây nhiều
tranh luận giữa các nhà giáo dục ở các nước.
1.4.7. Đánh giá các kì thi HSG gần đây
Kì thi học sinh giỏi quốc gia
Về thời gian, môn thi, kết quả các năm gần đây
Kì thi HSG quốc gia THPT hàng năm thường diễn ra vào tháng 1 hoặc tháng 2.
Các thí sinh dự thi ở 11 hoặc 12 môn thi gồm Ngữ văn, Tốn học, Vật lí, Hóa học, Sinh
học, Lịch sử, Địa lí, Tin học và các mơn ngoại ngữ.
Kì thi HSG quốc gia THPT năm 2007 diễn ra ngày 8 tháng 2. Các thí sinh dự thi ở
11 mơn: Ngữ văn, Tốn học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tin học, tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga. Cả nước có tổng số 3.744 HS tham dự, trong đó có 1.635 HS
đoạt giải. Nam Định là địa phương đứng đầu với 56 HS đoạt giải.
Kì thi HSG quốc gia THPT năm 2008 diễn ra ngày 29 tháng 1. Các thí sinh dự thi
ở 11 mơn như năm 2007. Cả nước có tổng số 3.645 HS tham dự, trong đó có 1.568 HS
đoạt giải. Nam Định là đơn vị đứng đầu với 60/66 HS đoạt giải, đạt tỉ lệ 90%. Tiếp theo
là Hải Phịng, Thanh Hóa, Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc.
18



Kì thi HSG quốc gia THPT năm 2009 diễn ra ngày 25 tháng 2. So với năm 2008,
năm nay các thí sinh dự thi ở 12 mơn, mơn tiếng Trung là mơn lần đầu tiên có HS dự thi
với 36 HS, ít nhất trong các mơn thi. Cả nước có tổng số 3.883 HS tham dự, trong đó có
1.898 HS đoạt giải. Đây là lần thứ ba liên tiếp, Nam Định có tỉ lệ thí sinh đạt giải nhiều
nhất với tỉ lệ 96,34%.
Các kì thi được tổ chức theo 9 cụm, tại các trường đại học trên địa bàn Thái
Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Bộ Giáo
dục và Đào tạo ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi và điều động giám thị từ nơi
khác đến.
Đề thi thường có từ 5 đến 7 câu. Thời gian làm bài một mơn theo hình thức tự
luận là 180 phút; theo hình thức trắc nghiệm là 90 phút; cịn đối với mơn vừa kết hợp cả
tự luận và trắc nghiệm thì 90 phút tự luận và 45 phút trắc nghiệm. Thang điểm dành cho
mỗi mơn là 20 điểm.
Thí sinh được quyền viết đơn xin phúc khảo bài thi khi có một trong hai điều kiện
sau: có điểm bài thi thấp hơn điểm thi chọn vào đội tuyển của đơn vị đó từ 5 điểm trở lên
theo thang điểm 20 hoặc có điểm bài thi quy về thang điểm 10 thấp hơn điểm trung bình
mơn của học kì liền kề với kì thi từ 2 điểm trở lên.
1.5. Những năng lực quan trọng của một học sinh giỏi cần được bồi dưỡng và phát
triển
1.5.1. Năng lực tiếp thu kiến thức
Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng và nhanh chóng vận dụng vào tình
huống tương tự (tích hợp kiến thức).
Ln hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới.
Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi.
1.5.2. Năng lực suy luận logic
Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng.
Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật, hiện tượng.
Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết.

Biết xét đủ các điều kiện cần thiết để đạt được kết luận mong muốn.
Biết xây dựng các phần ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vơ ích.
Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.
19


1.5.3. Năng lực đặc biệt
Biết diễn đạt chính xác điều mình muốn.
Sử dụng thành thạo hệ thống kí hiệu, các qui ước để diễn tả vấn đề.
Biết phân biệt thành thạo các kĩ năng đọc, viết và nói.
Biết thu gọn và trật tự hóa các vấn đề để dùng khái niệm trước mô tả cho các khái
niệm sau.
1.5.4. Năng lực lao động sáng tạo
Biết tổng hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt đến
kết quả mong muốn.
1.5.5. Năng lực kiểm chứng
Biết suy xét đúng, sai từ một loạt sự kiện.
Biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một đặc trưng
nào đó trong sản phẩm do mình làm ra.
Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực hiện
một số lần kiểm nghiệm.
1.5.6. Năng lực thực hành
Biết thực hiện dứt khốt một số thao tác thí nghiệm.
Biết kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết qua
thực nghiệm hoặc đi đến một số vấn đề lý thuyết mới dựa vào thực nghiệm. HH là bộ
mơn khoa học thực nghiệm nên địi hỏi HS phải có năng lực thực nghiệm, tiến hành các
thínghiệm hóa học (TNHH) vì đây cũng là một trong các yêu cầu của các kỳ thi HSG
quốc gia, Olympic quốc tế.
1.5.7. Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn
HS có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan

đến thực tế, sản xuất hằng ngày.
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐỂ XÂY DỰNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI PHẦN HÓA HỮU CƠ 11
2.1. Khung chương trình kiến thức hóa hữu cơ lớp 11
- Đại cương về hóa hữu cơ
- Hidrocacbon no
- Hidrocacbon khơng no
20


- Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ thống háo về hidrocacbon
- Dẫn xuất về Halogen – Ancol – Phenol
- Andehit – Xeton – Axit cacboxylic
2.2. Đề thi Olympic hóa học lớp 11 các năm gần đây
Trong đề thi Olympic Hóa học lớp 11 (2010) có2 câu thuộc về phần hữu cơ
Câu III: ( 4 điểm)
1. Cho các chất hữu cơ mạch hở sau: C2H2ClBr, CH3CH=C(CH3)CH2Cl, C3H2Cl4.
Biểu diễn các dạng đồng phân hình học của chúng vàgọi tên.
2. Từ CH4 vàcác hợp chất vô cơ không chứa Cacbon, hãy viết các phương trình phản
ứng điều chế poli(butađien- stiren), ghi đầy đủ tác nhân và điều kiện phản ứng.
Giải:
1. Biểu diễn các dạng đồng phân hình học :
* C2H2ClBr:
H

H
C

=


H

C

Cl

Br
C

Br

=

C

Cl

H

trans-1-brom-2-clo eten

cis-1-brom-2-clo eten

* CH3CH=C(CH3)CH2Cl
H

CH3
C

=


H

C

C

H3C

CH2Cl

cis-1-clo-2-metyl but-2-en

H
C

Cl

=

CH3

CHCl = CH- CCl3, CHCl = CCl- CHCl2

H

CCl3
C

cis-1,3,3,3- tetraclo propen


C

trans-1-clo-2-metyl but-2-en

C
CCl3

=

H3C

* C3H2Cl4: có2 chất có đồng phân hì
nh học
H

CH2Cl

Cl

=

C
H

trans-1,3,3,3-tetraclo propen

21



H

H

CHCl2
C

=

Cl
C

C

Cl

=

C

Cl

Cl

CHCl2

trans-1,2,3,3-tetraclo propen

cis-1,2,3,3- tetraclo propen


2. Từ CH4 vàcác hợp chất vô cơ khơng chứa Cacbon, hãy viết các phương trình phản
ứng điều chế poli(butađien- stiren), ghi đầy đủ tác nhân và điều kiện phản ứng.
1500 C , LLN



0

2CH4

C2H2 + 3H2

C ,600 C


0

3C2H2

C6H6
0

C2H2 + H2

Pd / PbCO3 ,t


xt ,t C




C2H4

0

C6H6 + C2H4

C6H5C2H5

C6H5C2H5

xt ,t C



2C2H2

NH 4Cl ,CuCl ,t C


0

C6H5 –CH= CH2 + H2
0

CH C- CH= CH2
0

Pd / PbCO ,t


CH C- CH= CH2 + H2 
3

CH2 = CH- CH= CH2
to,p,xt

n CH2= CH - CH= CH2 + n CH2= CH - C6H5

- CH2 - CH= CH - CH2 - CH2 - CH n
C6H5

Câu IV: ( 4 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 11,7 gam chất hữu cơ X rồi dẫn hỗn hợp sản phẩm qua bình đựng
dung dịch Ca(OH)2. Sau khi phản ứng kết thúc, thấy xuất hiện 40 gam kết tuả. Lọc bỏ kết
tuả, cân lại bình thấy khối lượng bình tăng 7,7 gam. Đun nước lọc trong bì
nh thấy xuất
hiện thêm 25 gam kết tuả nữa.
a) Tìm CTPT của X biết 35 < dX/H2 < 40.
b) Cho toàn bộ lượng X ở trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch [Ag(NH3)2]OH
dư thu được 43,8 gam kết tuả. Xác định CTCT cóthể cócủa X.
c) Chất hữu cơ Y mạch hở có cơng thức đơn giản trùng với công thức đơn giản
của X . Lấy cùng khối lượng của X và Y đem phản ứng với Br2 dư thì lượng brom phản
ứng với Y gấp 1,125 lần so với lượng brom phản ứng với X. Cho các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Xác định CTCT của Y

22


Giải
a) Các PTPƯ:

CO2

+ Ca(OH)2

→ CaCO3 + H2O (1)

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

(2)

→ CO2 + CaCO3 + H2O

Ca(HCO3)2

(3)

Số mol CO2 = số mol CaCO3 (1) + 2 số mol CaCO3 (3) = 0,9 mol
Lọc bỏ kết tuả, khối lượng bình tăng 7,7 gam:
mCO2 + mH2O – 40 = 7,7 

44. 0,9 + mH2O = 47,7  nH2O = 0,45 mol

 nC = 0,9 mol, nH = 0,9 mol. Suy ra 𝑛𝑂 =

11,7−12.0,9−0.9
16

=0

 chất X không chứa oxi, X là hiđrocacbon


nC : nH = 0,9 : 0,9 = 1 : 1  CTĐG cuả X làCH  CTPT của X là(CH)a
70 < MX < 80  70 < 13 a < 80  5,38 < a < 6,15  a = 6
Vậy CTPT của X làC6H6
b) Số mol của X = 0,15 mol
VìX tạo kết tuả với [Ag(NH3)2]OH nên X cóliên kết 3 đầu mạch
Số mol kết tuả = số mol X = 0,15  Mkt = 43,8 : 0,15 = 292
Đặt CTPT của kết tuả làC6H6- x Agx  M = 78 + 107 x = 292  x = 2  X có2 liên
kết ba đầu mạch
Vậy CTCT của X là: CH  C – CH2- CH2 – C  CH hoặc CH  C – CH(CH3) – C  CH
c) Đặt CTPT của Y là(CH)m
Số liên kết  của 𝑌 =

2𝑚+2−𝑚
2

=

𝑚+2
2

Lấy khối lượng của X vàY là78  số mol cuả X = 1 mol; số mol của 𝑌 =

78
13𝑚

Phương trình PƯ:
C6H6 +

4Br2


1mol →

4 mol

(𝐶𝐻)𝑚 +

𝑚+2
2

→ C6H6Br4

𝐵𝑟2 → 𝐶𝑚 𝐻𝑚 𝐵𝑟𝑚+2

78
78 m  2
13m → 13m . 2 mol

Theo bài ra:

78
13𝑚

.

𝑚+2
2

= 1,125. 4 = 4,5  m = 4


23


CTPT của Y làC4H4, CTCT của Y: CH  C – CH= CH2
Trong đề thi Olympic Hóa học lớp 11 (2012-2013) có2 câu thuộc về phần hữu cơ
H+ + HCOO-

Câu 2.2: Cho cân bằng HCOOH

Hòa tan 9,2 gam HCOOH vào trong nước pha loãng thành 500 ml (dung dịch A).
a) Tính độ điện li của axit HCOOH trong dung dịch A, biết pHA =2.
b) Tí
nh hằng số phân li của axit HCOOH.
c) Cần pha thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl cópH = 1 vào 100,00 ml dung dịch A để
độ điện li giảm 20%
d) Nếu thêm 0,4 gam NaOH vào 50 ml dung dịch A, sau đó cho quỳ tí
m vào thìmàu quỳ

m biến đổi như thế nào? Tính pH của dung dịch sau phản ứng.
Giải:
𝑛𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻 = 0,2 mol  [HCOOH] =0,4M
HCOO- + H+

HCOOH


0,4M

Điện li 0,4a


0,4a

0,4a

CB

0,4a

0,4a

0,4(1-a)

a) gọi a là độ điện li của HCOOH
pH = 2  [H+] = 0,01 M
 0,4a= 0,01  a = 0,025 =2,5%
b) 𝐾𝑎(𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻) =

[𝐻𝐶𝑂𝑂 − ].[𝐻 + ]
[𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻]

c)

HCOOH



0,4M

=


(0,4.𝑎)2
0,4.(1−𝑎)

= 10−3,59

HCOO- + H+

Điện li

0,4b

0,4b

CB

0,4(1-b)

0,4b

0,4b+ x
0,4b + x

Độ điện li giảm 20%  b= 80%a =0,02
𝐾𝑎 =

0,4𝑏.(0,4𝑏+𝑥)
0,4.(1−𝑏)

= 10−3,59


Thay b = 0,02  x = 0,0046 M
Gọi V làthể tích của HCl cần thêm vào
 pH =1  [H+] = 0,1M
 V.0,1 = (V+100).0,0046
24


V = 4,82 ml
d) 𝑛𝑁𝑎𝑂𝐻 = 0,01 mol; 𝑛𝐻𝐶𝑂𝑂𝐻 = 0,02 mol
HCOOH + NaOH  HCOONa + H2O
0,01 mol

0,01 mol 0,01 mol

HCOONa  HCOO- + Na+
0,01 mol

0,01 mol 0,01 mol

[HCOOH] = 0,01/0,05 = 0,2M
[HCOO-] = 0,2M
HCOOH


HCOO- + H+

0,2M

Điện li


y

0,2+y

y

CB

0,2-y

0,2+y

y

𝐾𝑎 =

(0,2+𝑦)𝑦
(0,2−𝑦)

= 10−3,59

 y = 2,56.10-4M  pH = 3,59 < 6
Quỳ tím chuyển màu đỏ
Câu IV.
1. Trình bày phương pháp phân biệt mỗi cặp chất dưới đây (mỗi trường hợp chỉ dùng một
thuốc thử đơn giản, cóviết phản ứng minh họa):
a) m-bromtoluen vàbenzylbromua

b) phenylaxetilen vàstyren


2. Thổi 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khíA gồm một ankan, một anken vàmột ankin (đều có
số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau) qua dung dịch AgNO3/NH3, thìthấy có
6,8 AgNO3 đã tham gia phản ứng. Cũng lượng hỗn hợp khíA trên làm mất màu vừa hết
300 ml dung dịch Br2 0,2 M.
a) Xác định thành phần định tính và định lượng các chất trong A
b) Đề nghị phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp A.
Giải:
1. Phân biệt các chất:
a) Dùng AgNO3, đun nóng, benzyl bromua cho kết tủa vàng:
C6H5CH2Br + AgNO3 + H2O  C6H5CH2OH + AgBr + HNO3
b) Dùng dung dịch AgNO3/NH3, phenylaxetilen cho kết tủa vàng xám:

25


×