Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Quá trình đô thị hóa ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng từ năm 1997 đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở HUYỆN HÕA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2018

Sinh viên thực hiện : Phan Hoàng Dạ Thảo
Chuyên ngành

: Cử nhân lịch sử

Lớp

: 15CLS

Ngƣời hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Duy Phương

Đà Nẵng, 04/2019

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong q trình học tập


và hồn thành khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho
q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quí báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt, để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ
giáo TS.NguyễnDuy Phương, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tình hướng
dẫn em trong quá trình xây dựng đề cương, cung cấp tài liệu, chỉnh sửa và động
viên giúp em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Tuyên giáo Huyện ủy Hòa Vang, Chi
cục Thống kê huyện Hòa Vang, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Phòng tư
liệu Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong quá
trình tìm kiếm và thu thập các số liệu và tài liệu để thực hiện khóa luận.
Dù đã cố gắng rất nhiều, song với trình độ lý luận và khả năng hiểu biết còn
hạn chế nên bài khóa luận nghiên cứu chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp cho bản thân em hồn thiện hơn trong
cơng tác nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phan Hoàng Dạ Thảo

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................5

CHƢƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
HUYỆN HỊA VANG GIAI ĐOẠN 1997 – 2018 ........................................................11
1.1.

Tổng quan về huyện Hòa Vang ................................................................11

1.1.1.

Đặc điểm tự nhiên .................................................................................11

1.1.2.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của huyện Hòa Vang trước
1997……….. ..........................................................................................14

1.2.

Cơ sở lý luận về đơ thị hóa ........................................................................18

1.2.1.

Khái niệm về đơ thị ..............................................................................18

1.2.2.

Khái niệm về đơ thị hóa ........................................................................20

1.2.3.

Tác động của q trình đơ thị hóa........................................................21


1.3.

Q trình đơ thị hóa ở Đà Nẵng ...............................................................23

1.4.

Chủ trƣơng của Đảng và chính quyền thành phố Đà Nẵng đối với
huyện Hòa Vang ...........................................................................................27

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA Ở HUYỆN HỊA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2018 .....................30
2.1.

Về hệ thống cơ sở hạ tầng ........................................................................30

2.2.

Về kinh tế ...................................................................................................33

2.3.

Về văn hóa – xã hội ...................................................................................43

2.4.

Đánh giá chung .........................................................................................48

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................55

PHỤ LỤC

3


MỤC LỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 –
2014 .........................................................................................................................32
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Hòa Vang giai đoạn 2011 – 2014 ...... ……...33
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 –
2014 ........................................................................................................................34
Bảng 2.4 Số cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế .............................................................................................................37
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện
Hòa Vang chia theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 .............................38
Bảng 2.6 Giá trị sản xuất nơng nghiệp huyện Hịa Vang giai đoạn 2006 – 2011…40

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ nửa sau thế kỉ 20, thế giới phát triển và chuyển biến theo hướng mới, tạo
cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Châu Á, có những bước phát
triển nhảy vọt. Đơ thị hóa ngày càng tăng nhanh chóng ở các nước phát triển và
đang phát triển. Tuy nhiên, q trình đơ thị hóa có tính chất khác nhau giữa các
nước, các vùng kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau.
Ở Việt Nam, đơ thị hóa hình thành chủ yếu từ q trình cơng nghiệp hóa.
Q trình đơ thị hóa khơng chỉ mang lại diện mạo mới cho khu vực thành thị, khu
vực ngoại vi mà còn cho cả khu vực nơng thơn. Điều này góp phần đáng kể vào q

trình hiện đại hóa đất nước nói chung và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hiện đại
hóa nơng thơn nói riêng. Đối với thành phố Đà Nẵng sau khi chia tách từ tỉnh
Quảng Nam- Đà Nẵng, với nhiều chuyển biến tích cực trong q trình phát triển
kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố đã đẩy mạnh
q trình đơ thị hóa.
Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hóa ở Đà Nẵng đã lan rộng ra các
huyện ngoại thành, đặc biệt là huyện Hòa Vang, một huyện ngoại thành duy nhất
nằm trên vùng đất liền của thành phố. Hòa Vang nguyên là một huyện nằm ở địa
đầu phía bắc tỉnh Quảng Nam được cắt ra, sáp nhập vào Đà Nẵng từ khi có nghị
quyết quyết định tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính.
Trên đà phát triển chung của thành phố đã đẩy mạnh tốc độ phát triển đơ thị làm
thay đổi nhanh chóng bộ mặt của huyện, từ một huyện nơng thơn nghèo khó, đời
sống nhân dân cịn khó khăn, từ hạ tầng khơng điện, không đường, không trường,
không trạm,… đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ, diện mạo
nông thôn được thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Song song với những thuận lợi có được từ vị trí và tiềm năng phát triển, q
trình đơ thị hóa diễn ra ở Hồ Vang cịn gặp khơng ít những khó khăn như: bất cập
trong quản lý, tính khơng đồng bộ trong quy hoạch, những hệ lụy mà đơ thị hóa
đem lại như mơi trường tự nhiên bị thối hóa, mơi trường văn hóa bị ảnh hưởng và
các vấn đề xã hội khác nảy sinh.

5


Từ việc nhận thức những tác động đó, các cấp lãnh đạo, các nhà quản lí, các
nhà quy hoạch sẽ phải tìm ra những xu hướng phát triển tiếp theo của q trình đơ
thị hóa, và tìm ra những giải pháp thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực,
đồng thời phát huy những mặt tích cực, làm sao cho q trình đơ thị hóa thực sự là
nền tảng cho sự phát triển của huyện nhà, của thành phố Đà Nẵng, mà nói rộng ra là
sự phát triển của cả đất nước.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về đô thị và đơ thị hóa ở thành
phố Đà Nẵng nói chung và các quận huyện nói riêng cũng rất được quan tâm, trong
đó có nhiều cơng trình nghiên cứu về huyện Hịa Vang, cụ thể một số bài viết, cơng
trình nghiên cứu có giá trị được cơng bố:
Cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Hòa Vang (1975 – 2015) của Đảng bộ
huyện Hòa Vang (NXB Đà Nẵng, 2015), Tác phẩm đã hệ thống các nghị quyết Đại
hội Đại biểu huyện; các nghị quyết hội nghị Ban chấp hành các khóa; các báo cáo
tổng kết năm của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện qua các thời kỳ (1975 – 2015).
Đồng thời nêu lên tình hình cụ thể của huyện về việc xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, củng cố hệ thống chính trị và thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng...
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu khoa học “Một số thành tựu chủ yếu trên lĩnh
vực kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong 30 năm đổi mới; đề xuất một số giải
pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thời gian tới” của Lê Văn Toàn (2015) trong Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Đảng bộ huyện Hòa Vang 70 năm hình thành và phát triển,
cũng đã nêu lên sự tăng trưởng về phát triển kinh tế - xã hôi của huyện từ sau sự
nghiệp đổi mới 1986 cho đến nay.
Tác phẩm báo chí viết về xây dựng nơng thơn mới ở Hòa Vang của huyện
Hòa Vang (2016) là tập hợp những bài viết, đề cập đến các thành tựu mà Hòa Vang
đã đạt được về nhiều mặt như phát triển nông nghiệp cao, xây dựng, đầu tư hệ thống
cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại, làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện
trong những năm 2012 – 2015 sau khi có chủ trương của Đảng về xây dựng nông
thôn mới.

6


Ngồi ra, cịn một số bài báo, luận văn viết về q trình đơ thị hóa dưới
nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có luận văn nào viết về “Quá trình đơ thị hóa ở

huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2018”.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định là q trình đơ thị hóa ở huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2018, trong đó tập trung làm rõ sự
phát triển về kinh tế - xã hội của huyện và sự chuyển dịch từng bước về kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, y tế, kết cấu hạ tầng, ... theo hướng đơ thị hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được xác định là:
-

Về khơng gian: Huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là huyện

ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, chiếm phần lớn diện tích đất liền của
thành phố và là nhân tố quan trọng tạo nên kinh tế nông, lâm nghiệp trong cơ cấu
kinh tế của Đà Nẵng.
-

Về thời gian: đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1997

đến 2018. Từ khi thành phố Đà Nẵng được tách khỏi tỉnh Quảng Nam, chính thức
trở thành thành phố trực thuộc trung ương và huyện Hòa Vang được sát nhập vào
thành phố Đà Nẵng cho đến thời điểm hiện tại.
4. Mục đích và nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu sự chuyển biến của q trình đơ thị hóa ở
huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng từ sau năm 1997 đến năm 2018 trên tất cả các
lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời đề tài còn khái quát và dần đi sâu
hơn về lý luận của q trình đơ thị hóa. Khóa luận tập trung nghiên cứu các lĩnh vực
cụ thể: sự thay đổi hệ thống kết cấu hạ tầng, sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, những biến đổi về mặt xã hội như thiết chế văn hóa, giáo dục – đào tạo,
y tế, … Việc nghiên cứu này góp phần nêu một số đặc điểm của q trình đơ thị hóa
ở huyện Hịa Vang, làm sáng tỏ những tác động của q trình đơ thị hóa đối với sự
phát triển của huyện, từ đó đưa ra một số nhận định về mặt tích cực và hạn chế của
tác động trong q trình đơ thị hóa đến huyện Hịa Vang.
7


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, em đã hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu một cách tổng quan về huyện Hịa Vang.

-

Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về đơ thị hóa.

-

Rút ra những điểm tích cực và mặt hạn chế trong q trình thực hiện đơ thị
hóa.

-

Làm rõ sự biến đổi về các phương diện kinh tế - văn hóa – xã hội qua hơn 20
năm Hịa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng và chịu tác động bởi q trình đơ
thị hóa.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tƣ liệu
Tất cả các tư liệu có liên quan đến q trình đơ thị hóa ở huyện Hòa Vang và
thành phố Đà Nẵng .
-

Các Văn kiện của Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và huyện Hịa

Vang, các Nghị định của Chính phủ về phân loại đô thị, các Nghị quyết, báo cáo về
kinh tế - xã hơi, an ninh chính trị của huyện Hịa Vang,…
-

Thành quả các cơng trình nghiên cứu của các bậc tiền bối, học giả đi

-

Các bài viết từ các sách chuyên ngành, báo, kỷ yếu, tạp chí như: Tạp

trước
chí kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội thảo “ Đảng bơ huyện Hịa Vang - 70 năm
hình thành và phát triển”,…
Ngồi ra, em cịn khai thác tài liệu từ các bài viết trên Internet liên quan đến đô
thị hóa ở huyện Hịa Vang.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này, em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp luận: Khi nghiên cứu đề tài này, em đã đứng trên quan

điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước để xem xét,
đánh giá các sự kiện.

-

Phương pháp thu nhâp, tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu tư liệu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, em sử dụng các phương pháp logic và
lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp khác như
8


thống kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Vận dụng các phương pháp
đó, trong q trình nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài qua các bước:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.Em đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại
các Thư viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng, phòng học liệu Khoa Lịch sử trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng, Thư viện tổng hợp Đà Nẵng, Ban Thường vụ Huyện ủy
huyện Hịa Vang… Ngồi ra em cịn tìm kiếm tư liệu qua bạn bè, thầy cơ và giảng
viên hướng dẫn.
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đủ tư liệu, em tiến hành phân tích, so sánh,
thống kê các tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện các mối liên hệ giữa các
vấn đề liên quan từ đó rút ra kết luận cần thiết liên quan đến nội dung đề tài nghiên
cứu.
6. Đóng góp của vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu thành công đề tài “ Q trình đơ thị hóa ở huyện Hịa Vang,
thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến năm 2018” có ý nghĩa sâu sắc trên cả hai
phương diện khoa học và thực tiễn:
Thứ nhất: đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đơ thị
hóa từ nơng thơn lên thành thị.
Thứ hai: đề tài phân tích, đánh giá thực trạng q trình đơ thị hóa từ nơng
thơn lên thành thị ở huyện Hịa Vang, thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian
hơn 20 năm kéo dài từ năm 1997 đến năm 2018.

Thứ ba, qua đề tài này, đề ra các phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh q trình đơ thị hóa từ nơng thơn lên thành thị ở huyện Hịa Vang, thành
phố Đà Nẵng. Thơng qua đó góp phần nhìn nhận lại việc con đường thực hiện đi lên
đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Thứ tư: khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về
vấn đề đẩy nhanh q trình đơ thị hóa từ nơng thơn lên thành thị ở các tỉnh có địa
bàn tương đồng như huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và làm tư liệu giảng dạy,
nghiên cứu môn kinh tế - chính trị.

9


7. Bố cục của khóa luận:
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
nghiên cứu gồm hai chương:
Chương 1: Nhân tố tác động đến q trình đơ thị hóa huyện Hịa Vang giai
đoạn 1997-2018
Chương 2 : Thực trạng q trình đơ thị hóa ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng từ năm 1997 đến năm 2018

10


CHƢƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA
HUYỆN HÕA VANG GIAI ĐOẠN 1997 – 2018
1.1.

Tổng quan về huyện Hịa Vang

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

 Vị trí địa lý:
Hoà Vang là huyện ngoại thành nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội
thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15°55' đến 16°13' độ vĩ Bắc và 107°49'
đến 108°13' độ kinh Đơng. Vị trí địa lý của huyện Hịa Vang được xác định như
sau: Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Phía
Đơng giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng. Phía Tây giáp:
Huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam. [35]
Theo số liệu thống kê của huyện Hòa Vang, dân số huyện năm 2014 là
128.151, mật độ dân số là 174 người/km2 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa
Vang năm 2014). Huyện Hịa Vang hiện nay có 11 xã với 119 thơn, trong đó có 3
xã đồng bằng là Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến; 5 xã trung du là Hòa Phong, Hòa
Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Khương, Hòa Liên; 3 xã miền núi là Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa
Bắc . Trên địa bàn huyện có 03 thơn với gần 1.000 đồng bào dân tộc Cơtu (thơn Tà
Lang, Giàn Bí (xã Hịa Bắc), thơn Phú Túc (xã Hịa Phú) và 01 thơn người Hoa sinh
sống (thơn Trung Nghĩa, xã Hịa Ninh).
Huyện Hịa Vang có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội vì
là huyện bao bọc thành phố Đà Nẵng theo hình vịng cung rộng lớn về phía Tây.
Địa phương có vị trí chiến lược, giao thương thuận lợi qua giao thông đường thủy
và đường bộ. Các trục giao thông lớn đi qua huyện có đường sắt và quốc lộ 1A chạy
ngang qua theo chiều Bắc – Nam, quốc lộ 14B nối với huyện Đại Lộc lên tận Tây
Nguyên và các đường tỉnh 601, 602, 604. Nhìn chung về địa lý tự nhiên, Hịa Vang
là một huyện ngoại thành có vị trí chiến lược của thành phố, có tiềm lực về đất đai,
thuận tiện về giao thông. Đây là những nhân tố quan trọng để quận khai thác phục
vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

11


 Địa hình và đất đai:

Địa hình huyện Hịa Vang có nhiều đồi núi, cao nhất là đỉnh Bà Nà (1847m).
Địa hình nghiêng từ tây sang đơng, có nhiều dốc lớn bị chia cắt bởi hai sông Cu Đê
và sông Yên.
Đặc trưng thổ nhưỡng của huyện không phức tạp, chủ yếu có hai nhóm đất là
nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi. Trong
đó nhóm đất phù sa thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả. Cịn nhóm đất
đỏ vàng thích hợp trồng cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu và chăn
ni gia súc.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 73.488 ha, chiếm 74,8% diện tích của
thành phố Đà Nẵng. Trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 65.316 ha, đất phi nông
nghiệp chiếm 7.271 ha và đất chưa sử dụng là 901,7 ha. [35]
Là một huyện có diện tích lớn, có lợi thế về đất đai, Hịa Vang được chia ra
3 loại hình khác biệt:
-

Vùng đồi núi: phân bố ở phía tây, có độ cao từ khoảng 400 – 500m,

cao nhất là đỉnh núi Bà Nà, có độ dốc lớn trên 40°, có diện tích khoảng 54.476,7 ha
chiếm 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện.
-

Vùng trung du: với diện tích 11.170ha, chiếm 15,74% diện tích đất

tồn huyện, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100m, xen kẽ là
những cánh đồng hẹp. Phần lớn đất đai vùng trung du bị bạc màu, xói mịn trơ sỏi
đá, chỉ có ít đất phù sa hàng năm bồi tụ ven khe suối.
-

Vùng đồng bằng: với tổng diện tích là 3.087ha, chiếm 4,37% diện tích


đất tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2 đến 10m, hẹp nhưng tương đối bằng
phẳng. Hai loại đất đặc trưng của vùng là đất phù sa ven sơng và đất cát, thích hợp
cho việc trồng rau, lúa màu.
 Khí hậu và thủy văn
Hịa Vang là huyện thuộc thành phố Đà Nẵng vì vậy nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm có hai mùa chính: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng
khơng đậm và khơng kéo dài. Do địa hình huyện chủ yếu là vùng núi và trung du
12


nên có lượng mưa tương đối, số ngày mưa ngắn, lượng mưa trung bình năm khoảng
3100mm, riêng tháng 11 có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 35% lượng mưa cả
năm. Nhiệt độ trung bình là 26,3°C, cao nhất là 30,8°C và thấp nhất là 20,3°C. Độ
ẩm bình quân năm là 80,7%, bức xạ mặt trời khá lớn, số giờ nắng trong năm đạt đến
2208 h/năm tạo điều kiện cho sự quang hợp của cây trồng, thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp trong năm. Tuy nhiên huyện cũng gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng
bởi mưa bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng đến tháng 11. [35]
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hồ Vang có 2 hệ thống sông lớn là sông Yên và
sông Cu Đê, đã cung cấp cho địa phương nguồn nước dồi dào và trong lành, là điều
kiện thuận lợi nhất để sản xuất nông nghiệp. Huyện cịn có các hệ thống cơng trình
thủy lợi là 2 hồ nước ngọt Đồng Nghệ, Hòa Trung và 14 hồ chứa nước lớn nhỏ. Đây
là nguồn nước dồi dào cung cấp cho nước sinh hoạt thành phố Đà Nẵng và phục vụ
tưới tiêu, ni trồng thủy sản. Ngồi ra cịn có vai trị trong giao thơng thủy và tạo
cảnh quan mơi trường. Bên cạnh đó huyện cịn có thêm một số khe, mương, ao hồ
khác.Tuy nhiên do địa hình chiêm trũng cùng với các hồ chứa nước, đập dâng, trạm
bơm mà vào mùa mưa lũ mực nước ở 2 con sơng dâng cao cũng đã khiến Hịa Vang
thường phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do bão lũ, ngập lụt gây ra.
 Tài nguyên thiên nhiên và du lịch
Là một huyện nông thôn duy nhất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, huyện

Hồ Vang có nhiều lợi thế để phát triển sinh thái tự nhiên. Với sự đa dạng về các
loại địa hình như đồi núi, sơng, suối, hồ, đầm,… cùng với sự ưu ái của thiên nhiên
ban tặng với các phong cảnh thiên nhiên tuyệt sắc, Hịa Vang có thuận lợi rất lớn để
phát triển về du lịch sinh thái tự nhiên và loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh
những điểm du lịch đã được đầu tư khai thác và phát triển có hiệu quả như: Bà Nà
Hills, Suối Hoa, Hịa Phú Thành, tắm khống nóng Phước Nhơn, cơng viên suối
khống nóng Núi Thần Tài, Hòa Vang vẫn còn nhiều địa điểm chưa được đầu tư và
khai thác như du lịch sinh thái - văn hóa cộng đồng người Cơ tu ở 2 thơn Tà Lang,
Giàn Bí (xã Hịa Bắc), Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an tồn Túy
Loan (thơn Túy Loan, xã Hịa Phong),… có thể tiến hành đầu tư, khai thác du lịch.
Bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái, các yếu tố văn hóa cũng là mục
tiêu phát triển du lịch được huyện Hòa Vang tập trung chú trọng đầu tư nâng cấp,
13


bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, cấp quốc gia,
giữ gìn văn hóa của cộng đồng Cơ Tu và các làng nghề truyền thống nổi tiếng trên
địa bàn huyện.
1.1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của huyện Hòa Vang trước 1997
Trải qua gần 400 năm lịch sử, cùng với sự phát triển của Quảng Nam – Đà
Nẵng, Hịa Vang đã có những biến đổi và phát triển không ngừng tạo nên một vùng
không gian xã hội đặc biệt, vừa có những khu vực đơ hội tập trung, những làng thủ
cơng cổ truyền, vừa có những khu vực canh tác và chăn ni, sản xuất nơng nghiệp
cịn lại từ rất xưa. Trong quá trình hình thành và phát triển đó tùy theo từng yêu cầu
và đặc điểm của từng thời kỳ mà huyện Hịa Vang đã có những biến đổi về không
gian xã hội và địa giới hành chính khác nhau.
Huyện Hịa Vang xưa ngun là đất Chiêm Thành, sau khi nhà Trần sát nhập
Hóa Châu (tức Châu Lý của Champa) vào Đại Việt, huyện Điện Bàn bao gồm cả
địa phận của huyện Hòa Vang ngày nay. Theo Ô Châu cận lục do Dương Văn An
nhuận sắc và in dưới thời nhà Mạc năm 1533 thì trong số 66 xã của huyện Điện Bàn

thời đó có những xã mang tên địa danh còn tồn tại đến nay ở vùng đất huyện Hịa
Vang như Cẩm Lệ, Miếu Bơng, Liên Trì… Đến đầu đời Lê, huyện Hịa Vang mới
cho lệ vào phủ Triệu Phong trấn Thuận Hóa.
Năm 1602, Nguyễn Hồng đặt dinh Quảng Nam, 3 năm sau thì thăng huyện
Điện Bàn phủ Triệu Phong thuộc Thuận Hóa thăng làm phủ Điện Bàn, lãnh 5
huyện (Tân Phúc, n Nơng, Hịa Vinh, Diên Khánh, Phú Châu) đổi lệ vào dinh
Quảng Nam. Theo Khâm Định Việt sử thơng giám cương mục chính biên vùng đất
huyện Hịa Vinh trước đó có tên là Hịa Lạc. Về sau huyện Hòa Vinh được đọc là
Hòa Vang.
Đến thế kỷ XVIII, cuối thời chúa Nguyễn, theo Phủ biên tạp lục do Lê Qúy
Đôn ghi chép vào năm 1776 thì huyện Hịa Vang quản lãnh 3 tổng (Lệ Sơn, Hà
Khúc và Lỗ Giảng) bao gồm có 53 xã, 4 giáp, 1 ty. [8,tr.65]
Vào năm 1899, dưới thời vua Thành Thái, triều đình Huế lấy phần đất miền
tây huyện Hịa Vang để thành lập huyện Đại Lộc – mà ngày đó huyện này bao gồm
cả huyện Hiên và huyện Nam Giang ngày nay. Đến thời vua Khải Định, theo tạp chí
14


Pháp Bulletin des Amis du Vieux Hué xuất bản năm 1919 cho biết huyện Hịa Vang
có 7 tổng với 158 xã, thôn. [20,tr.297-304]
Dưới thời Pháp thuộc, sau khi ký hiệp ước với thực dân Pháp, triều đình nhà
Nguyễn đã lấy 19 xã, thơn thuộc huyện Hịa Vang để thành lập thành phố Đà Nẵng
nhượng địa thuộc sự quản lý của Pháp theo đạo dụ do vua Đồng Khánh ký ngày
3/10/1888 và vua Thành Thái ký ngày 15/1/1901. Các xã nhượng địa sát nhập vào
Đà Nẵng dưới quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp, huyện Hoà Vang do quan
lại Nam triều quản lý, dưới sự bảo hộ của Pháp. Theo Bulletin des Amis du vieux
Hue (BAVH), thì từ năm 1920 trở đi, cơ cấu đơn vị hành chính của tỉnh Quảng
Nam ổn định cho đến tháng 8/1945; gồm 4 phủ, 4 huyện (trong đó có huyện Hịa
Vang), 51 tổng, 1075 xã, phường, châu. [16,tr.387 – 390]
Trong kháng chiến chống Pháp, Quảng Nam thuộc Liên khu 5. Huyện Hòa

Vang qua nhiều lần sát nhập chỉ còn 8 xã là Hòa Quý, Hòa Thắng, Hòa Tiến, Hòa
Liên, Hòa Khương, Hòa Nhơn và 2 xã miền núi là Hòa Nam và Hòa Bắc.
Sau năm 1954, chính quyền Sài Gịn chia Quảng Nam thành 2 tỉnh là Quảng
Nam và Quảng Tín, các huyện đổi thành quận. Quận Hòa Vang chia thành 5 khu là
Q Giáng, Khái Đơng, Hịa Cường, Phú Hịa, Ái Nghĩa. Đến năm 1957, chính
quyền Việt Nam Cộng hịa lại tách quận Hòa Vang thành hai quận Hiếu Đức và
Hòa Vang. Để thích ứng cho việc chỉ đạo chống giặc, năm 1968, chính quyền cách
mạng đã chia Hịa Vang thành 3 khu sau đó lại nhập lại. Tháng 8/1973 lại chia
thành 3 khu cho đến ngày giải phóng 29/3/1975 thì thống nhất vào huyện cũ.
Sau ngày miền Nam giải phóng hồn tồn, huyện Hịa Vang có 19 xã. Trước
năm 1997, Hồ Vang là vùng đất cực bắc của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, phía bắc
giáp huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi có đèo Hải Vân là ranh giới tự
nhiên; phía nam giáp huyện Đại Lộc, Điện Bàn, phía tây giáp huyện Hiên, phía
đơng giáp thành phố Đà Nẵng và biển của huyện Hồng Sa. Sau khi có Nghị định
số 07/CP về việc thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng,
huyện Hịa Vang được sáp nhập cùng với huyện Hoàng Sa trở thành một trong bảy
quận huyện thuộc thành phố Đà Nẵng.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, vùng đất Hòa Vang đã để lại dấu ấn vàng son
trong quá trình vươn vai phát triển của mình. Với truyền thống cần cù trong lao
15


động và hiếu học “Học trò Hòa Vang chăm học hành, nơng phu chăm đồng ruộng,
siêng sản xuất và ít đem cho, vui làm việc nghĩa và sốt sắng việc công …” kết hợp
với tinh thần yêu nước của nhân dân Hòa Vang được hun đúc thành sức mạnh quật
khởi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Mảnh đất Hịa
Vang khơng chỉ sản sinh các anh hùng, hào kiệt mà còn xuất hiện nhiều thiên tài
văn học. Có thể kể đến hàng loạt các nhân vật lịch sử nổi tiếng là người con của
vùng đất Hòa Vang như Thoại Ngọc Hầu, Lê Cảnh, Trần Phước Thành, Đỗ Thúc
Tịnh. Khơng chỉ vậy, Hồ Vang cịn là nơi tập trung cho biểu tượng “ Ngũ Hành

Chí Sĩ” với Ơng Ích Khiêm, Hùynh Bá Chánh, Ơng Ích Đường, Lâm Nhĩ, Thái
Phiên đều là những nhà nho học rộng hiểu nhiều, đã góp tay làm vẻ vang cho vùng
đất huyện nhà.
Ngay từ buổi đầu chống quân xâm lược Pháp nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng
(1/9/1858), người Hoà Vang đã chiến đấu kiên cường, đã từng ngăn chặn những
bước chân xâm lược của quân viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha năm 1858, người dân
các làng Nại Hiên, Phước Ninh, Liên Trì, Khuê Trung, Thạc Giáng, Nam Dương,
… đã đứng lên sát cánh cùng quân đội triều đình phối hợp cùng với đồng bào trong
tỉnh chiến đấu chống giặc rất ngoan cường.
Người dân Hịa Vang cũng đã có mặt trong các phong trào đấu tranh chống
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân như phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885 –
1887), phong trào Kháng thuế cự sưu (1908), cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang
phục hội (1916) cho đến phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo từ
những năm 30 của TK XX.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), huyện Hòa Vang trở
thành vùng đất ngoại vi bao quanh thành phố hải cảng chiến lược Đà Nẵng, nơi đặt
cơ quan chỉ huy của của chiến trường Trung Đông Dương, nên quân Pháp đã thực
hiện chính sách “tam quang” (phá sạch, giết sạch, đốt sạch). Trên xã Hòa Liên nằm
sát chân đèo Hải Vân, quân địch đã đóng 12 đồn và tháp canh. Một thơn Trường
Định nằm bên bờ bắc sơng Cu Đê có 5000 dân, đến cuối năm 1948 chỉ còn 800
người. [16, tr.266] Có nơi người chết xương chất thành đống như An Châu, Đông
Vinh. Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân huyện
Hòa Vang đã vượt bao gian khổ, khó khăn, chịu đựng nhiều hy sinh, tổn thất nặng
16


nề lập nên những thành tích vẻ vang. Suốt 9 năm trời chiến đấu, máu của đồng chí,
đồng bào Hịa Vang đã thấm đượm mảnh đất quê hương, tô đậm thêm trang sử vàng
chói lọi của ơng cha. Cuộc chiến đấu của nhân dân Hịa Vang cũng đã góp một phần
nhỏ cùng dân tộc tạo nên sức mạnh để chiến đấu kẻ thù.

Thời kháng chiến chống Mỹ, Hòa Vang bị biến thành vành đai trắng để bảo
vệ căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ hai miền Nam. Tại đây, chúng thiết lập hàng rào
điện tử, trang bị “ra-đa mắt thần” dài hàng chục km từ rừng núi phía tây đến bờ biển
phía đơng. Thế nhưng từ nơi kẻ địch bằng mọi phương tiện tối tân để biến thành
“vùng đất chết”, các thế hệ cháu con của những chiến sĩ chống Pháp năm xưa lại tạo
nên “vành đai diệt Mỹ” đứng hàng đầu của chiến trường miền Nam. Trong lịch sử,
chưa bao giờ trên mảnh đất Hòa Vang nhỏ bé này bị tập trung một đội quân xâm
lược đông đảo và hùng hổ như thời kỳ đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân xâm lược
nước ta. Có lúc mỗi người dân phải đương đầu với ba, bốn tên xâm lược. Đó là
chưa kể đến những kho bom đạn khổng lồ và những phương tiện chiến tranh hiện
đại nhất nằm chồng chất trên địa bàn huyện ta. Với một lực lượng quân sự và bộ
máy chiến tranh khổng lồ đó, bọn Mỹ - ngụy đã lần lượt tiến hành những thủ đoạn
chiến tranh tàn bạo nhất, nhằm mục tiêu “bình định” cho được Hòa Vang, tiêu diệt
lực lượng và phong trào kháng chiến của ta. Sự đụng độ giữa âm mưu của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai với ý chí kháng chiến nhất định thắng lợi của quân dân ta, đã
làm cho mảnh đất Hòa Vang trở thành một trong những nơi diễn ra cuộc chiến đấu
cực kỳ ác liệt, liên tục kéo dài suốt 21 năm trời. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn,
lòng căm thù giặc sâu sắc, với ý chí chiến đấu cao, khơng hề khuất phục trước mọi
âm mưu thâm độc của Mỹ-ngụy, cùng với sự chỉ đạo trực tiếp sâu sát của các cấp
ủy Đảng và vận dụng mọi đường lối chủ trương của Đảng vào thực tiễn ở địa
phương một cách linh hoạt và đúng đắn, nên Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang đã
cùng với nhân dân cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, nhân dân huyện Hòa Vang
đã bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Ở đây nông nghiệp là
ngành kinh tế chủ yếu nhưng nghèo nàn do năng suất rất thấp, chỉ độc canh cây lúa
và cây màu. Mặt khác kết cấu hạ tầng đầu tư hạn chế, hạ tầng phục vụ cho phát triển
sản xuất chưa nhiều lại thêm cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp nên làm cho đời sống
nhân dân thêm khó khăn.
17



Sau khi có đường lối đổi mới từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986),
Đảng bộ và nhân dân huyện Hòa Vang đã ra sức xây dựng và phát triển kinh tế, văn
hóa xã hội. Kinh tế huyện Hịa Vang liên tục tăng nhanh cùng với cơ sở hạ tầng
được hồn chỉnh dần dần. Đây chính là điều kiện cơ bản, tạo nền tảng và là cơ sở để
sát nhập Hòa Vang vào Đà Nẵng theo Nghị định số 07/NĐ-CP vào ngày
23/01/1997. Quan trọng hơn đây là cơ hội để Hịa Vang phấn đấu vươn lên, tự
khẳng định mình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.

Cơ sở lý luận về đơ thị hóa

1.2.1. Khái niệm về đô thị
Sự xuất hiện đô thị thường được coi như là một cột mốc và tiêu chí trong tiến
trình văn minh nhân loại – đánh dấu một bước tiến của con người khi đã có những
cố gắng tách khỏi tự nhiên và mang nhiều hơn tính nhân tạo về phương diện cư trú,
kinh tế và sinh hoạt. Nhà nhân học Gordon Chidle gọi đó là “cách mạng đơ thị”
diễn ra sau cuộc “cách mạng đá mới” trong thời cổ đại.
Do sự khác nhau của xã hội phương Đông và phương Tây, đô thị được hiểu
theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở phương Tây sự ra đời của phường hội làm xuất hiện
những trung tâm buôn bán, thành thị ra đời. Ở phương Đơng, hoạt động sản xuất
nơng nghiệp là chính, nên thành thị vừa có vai trị là nơi bn bán, trao đổi hàng
hóa vừa là trung tâm chính trị, hành chính, sản xuất nơng nghiệp vẫn là hoạt động
chủ yếu.
Đơ thị ngày nay có nhiều điểm khác biệt so với đô thị thời xưa, sự khác biệt
này được thể hiện qua sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, cơ cấu
kinh tế, quy mô dân số cũng như tỉ lệ dân cư đô thị…
Hiện nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đô thị được hiểu theo nhiều cách
khác nhau. Liên Hợp Quốc định nghĩa “Vùng đơ thị” là một khu vực xây dựng kín
hoặc một khu vực đông dân cư bao gồm khu trung tâm thành phố, khu ngoại thành

và các khu định cư lao động. Vùng đơ thị theo định nghĩa này có thể rộng hơn hoặc
nhỏ hơn một khu vực thành thị bao gồm khu trung tâm thành phố và dải ngoại thành
hoặc lãnh thổ đông dân cư tiếp giáp. Thành thị bao gồm các khu vực quản trị địa
phương chính thức thường bao gồm tồn bộ khu vực đơ thị và khu định cư lao động
18


chính của thành phố. Khu trung tâm thành phố là một khu vực có chức năng chính
trị bao gồm trung tâm lịch sử của thành phố. [37]
Tuy nhiên, phân tích các quốc gia trên toàn thế giới cho thấy các tiêu chí và
phương pháp khác nhau đang được chính phủ các nước sử dụng để định nghĩa “đô
thị”. Theo thống kê, 105 quốc gia thu thập dữ liệu dựa trên các tiêu chí hành chính,
thủ đơ hoặc thị xã, các đô thị tự trị hoặc thuộc phạm vi quản lý của địa phương
khác; 83 quốc gia chỉ sử dụng tiêu chí hành chính để phân biệt đơ thị và nơng thôn.
100 quốc gia định nghĩa thành phố dựa trên số dân hoặc mật độ dân số, với mức độ
tập trung tối thiểu từ 200 đến 50.000 người; 57 quốc gia sử dụng tiêu chí này là tiêu
chí duy nhất. 25 quốc gia xác định đô thị chủ yếu dựa vào đặc điểm kinh tế, mặc dù
không loại trừ các tiêu chí khác như tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong các
ngành phi nơng nghiệp. 18 quốc gia tính đến sự sẵn có của cơ sở hạ tầng đơ thị
trong định nghĩa của họ, bao gồm cả sự hiện diện của các con đường nhựa, hệ thống
cấp nước, hệ thống thoát nước hoặc điện. [12,tr.14]
Ở Việt Nam, tên gọi đơ thị có xuất xứ từ lịch sử hình thành các đô thị cổ Việt
Nam, bao gồm ba yếu tố cơ bản đó là đơ, thành và thị. Đơ và thành là nơi làm việc
của bộ máy quan lại triều đình phong kiến, thành dùng để bảo vệ cho đơ. Thị là nơi
trao đổi, bn bán hàng hóa, thị xuất hiện kéo theo sự tụ hợp dân cư và các cơ sở
kinh tế, nhất là tiểu thủ công nghiệp.
Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 về việc phân loại
đô thị cũng như đưa ra chương trình phát triển đơ thị.Theo Nghị định mới này, đơ
thị ở Việt Nam được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,
loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

-

Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận

nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
-

Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận

nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đơ thị trực thuộc; đơ thị loại I, loại II
là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
-

Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội

thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

19


-

Đơ thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã

ngoại thị.
-

Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập

trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

Nghị định trên cũng đặt ra tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị
theo vùng miền.
-

Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy

mơ dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu
chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn
quy định so với các loại đô thị tương đương.
-

Các đô thị được xác định là đô thị đặc thù thì tiêu chuẩn về quy mơ

dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 60% tiêu chuẩn
quy định, các tiêu chuẩn khác phải đạt quy định so với các loại đô thị tương đương
và bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của mỗi đơ thị.
Tóm lại, có rất nhiều những khái niệm được nêu ra để nói lên đặc điểm của
một đô thị, hay đặc điểm của một vùng được xác định là đô thị. Tuy nhiên tựu
chung lại chúng ta thấy các khái niệm đều nêu lên những những đặc điểm sau: Đô
thị là một vùng lãnh thổ đặc biệt nơi diễn ra các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ, dựa trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại,
tập trung đông dân cư hoạt động phi nơng nghiệp, giữ vị trí trung tâm về kinh tế chính trị - văn hóa đồng thời có vai trị thúc đẩy sự phát triển của các vùng xung
quanh, có những vấn đề đặc thù riêng mà vùng nơng thơn khơng có.
1.2.2. Khái niệm về đơ thị hóa
Q trình đơ thị hố ra đời vào lúc nền canh tác nơng nghiệp đã ở trình độ
khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực, ... tức
là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường
mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thơng, nguồn nước. Sự hình thành các đơ thị
gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Các
đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện

giao thơng và dịch vụ thuận lợi.
20


Trong xu thế phát triển chung của lịch sử nhân loại, đơ thị hóa là sự phát
triển tất yếu của quá trình sản xuất xã hội. Sự ra đời của những thành phố cùng với
q trình hiện đại hóa đơ thị làm cho sản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, đem lại
những biến đổi to lớn, tòan diện và sâu sắc trong sự phát triển của tất cả các quốc
gia, các khu vực trên tòan thế giới. Như vậy có thể thấy, đơ thị hóa là hiện tượng
lịch sử xảy ra ở hầu khắp các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Nhưng ở từng quốc
gia, từng dân tộc q trình đơ thị hóa lại diễn ra hết sức khác nhau do tác động của
các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Hiện nay, tất cả các quốc gia
trên thế giới đều chú trọng vấn đề đơ thị hóa, coi hiện đại hóa đơ thị là sứ mạng
quan trọng hàng đầu.
Tuy giữa các quốc gia có những định nghĩa khác nhau về đơ thị hóa, nhưng
nhìn chung có thể hiểu: “ Đơ thị hóa là q trình tập trung dân số vào các đơ thị, là
sự hình thành nhanh chóng các điểm quần cư đơ thị trên cơ sở phát triển sản xuất và
đời sống. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với cơng nghiệp hóa, với sự
phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực
lượng sản xuất và phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội,
mơi trường sống. Đơ thị hóa là q trình phức tạp mang tính quy luật, diễn ra trên
quy mơ tồn cầu với nội dung phát triển số lượng các đô thị, mở rộng đô thị về quy
mô dân số và diện tích.” [21]
Ở Việt Nam q trình đơ thị hóa diễn ra thường theo hướng: khu vực nơng
thơn bắt đầu có những đặc điểm của khu vực thành thị như sự thay đổi đặc điểm
kinh tế của những cư dân sống tại đó. Sự gia tăng xây dựng các dịch vụ hạ tầng và
dịch vụ cơ sở mang phong cách thành thị, sự chuyển dịch đất nông nghiệp thành
khu công nghiệp và các khu dân cư, trở thành đất đô thị bên ngồi địa giới đơ thị
hiện hữu.
1.2.3. Tác động của q trình đơ thị hóa

Đơ thị hóa là kết quả của sự phát triển nói chung, cũng như q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, là q trình biến đổi xã hội nông nghiệp, nông
thôn thành xã hội đơ thị, cơng nghiệp. Do đó, q trình đơ thị hóa diễn ra sẽ dẫn đến
các mặt tích cực và hạn chế của nó.
 Tác động tích cực:
21


Trong điều kiện bình thường, q trình đơ thị hóa tạo ra những thế mạnh như
đáp ứng nhu cầu lao động từ khu vực nông thôn cho thành thị, điều hồ tiền cơng và
thu nhập, giảm sức ép về dân số, về đất đai để tạo tiền đề cho tập trung và tích tụ
ruộng đất, phát triển nền nơng nghiệp lớn, điện khí hóa và cơng nghiệp hóa nơng
thơn, giao thoa văn hoá, phát triển giáo dục và y tế.
Con người ban đầu thường thích sống trong trung tâm thành phố, nơi tập
trung các dịch vụ đa dạng và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã
hội, mạng lưới dịch vụ được mở mang và chất lượng được nâng cao, phương tiện
giao thông dễ dàng, cơ sở thơng tin liên lạc nhanh chóng, nhà ở mới với thiết kế và
tiện nghi phù hợp... người ta có xu hướng ở các khu vực mới xung quanh thành phố.
 Tác động tiêu cực:
Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn trong các nước đang phát triển
đã và đang tạo ra một số khó khăn, có ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống
ở thành thị.
Trước hết, q trình đơ thị hóa gắn với việc hình thành các vành đai quanh
đô thị. Điều này làm thay đổi nghề nghiệp của dân cư sinh sống tại khu vực này. Do
bị mất đất canh tác người nông dân buộc phải tìm những nghề mới để làm việc. Một
số người khơng có khả năng học những nghề mới nên đã trở thành những người
khơng có việc làm. Khi sử dụng đất nơng nghiệp vào mục đích cơng nghiệp và dịch
vụ, nhà nước và các nhà đầu tư đã trả cho nông dân tiền đền bù quyền sử dụng đất.
Một số nông dân đã sử dụng tiền đền bù này vào việc đánh bạc và sử dụng ma túy.
Điều này góp phần làm tăng tệ nạn xã hội.

Ở các nước đang phát triển có dân số đơng với tốc độ đơ thị hóa nhanh thì
tình hình ngược lại, xuất hiện cái gọi là "vành đai nghèo đói". Nghĩa là, do quán
tính của di dân vào các thành phố, số lượng người đã vượt quá nhu cầu việc làm và
dịch vụ, thêm vào đó là cơ cấu khơng phù hợp, các điều kiện sống cho số người dôi
dư đã không được đảm bảo, họ làm các việc không ổn định với thu nhập thấp, thậm
chí trái pháp luật, nơi ở tạm bợ, tạo nên các "xóm liều" và tệ nạn xã hội.
Tác động tiếp theo của đơ thị hóa là sức ép về nhà ở. Vấn đề nhà ở luôn bức
xúc đối với các thành phố lớn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Một ảnh hưởng
22


nữa của đơ thị hố đến điều kiện sống của người dân là sự quá tải về cơ sở hạ tầng,
bao gồm đường xá xấu, mật độ phương tiện giao thông lớn, thường xuyên xảy ra
ách tắc và tai nạn giao thông, cung cấp điện và nước sinh hoạt không đủ và với chất
lượng khơng đảm bảo, thốt nước trong mùa mưa không kịp nên thường xảy ra úng
ngập cục bộ. Các bệnh viện trạm xá, trung tâm y tế thường bị quá tải. Các trường
học với cơ sở vật chất thiếu thốn, số học sinh/lớp thường quá tiêu chuẩn quốc gia
(quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo)...
Tiếp theo phải kể đến là sự xuống cấp của môi trường xung quanh, như nồng
độ bụi, khói, tiếng ồn, rác thải, mật độ cây xanh, không gian vui chơi giải trí.. khơng
đảm bảo cho điều kiện sống bình thường của con người.
1.3.

Q trình đơ thị hóa ở Đà Nẵng
Có thể nói, với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, đã mở ra một thời kỳ phát
triển mới trong lịch sử dân tộc, kinh tế - xã hội bắt đầu phát triển đi lên, tác động
trực tiếp đến các đô thị, tạo nên sự bùng nổ đơ thị hóa trên tồn quốc, thể hiện trên
cả hai mặt: chất lượng và số lượng. Sự phát triển mạnh mẽ của q trình đơ thị hóa

ở Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian vừa qua khơng chỉ dừng
lại ở q trình chuyển người nông dân sang lao động công nghiệp, thương mại và
các dịch vụ khác mà còn chú trọng phát triển đơ thị hóa bền vững, coi trọng phát
triển chùm đơ thị, tuyến đô thị, làng đô thị.
Từ năm 1997, sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,
thành phố vừa chủ trương chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh vừa tập trung
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị. Một trong những
thành quả to lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua là công tác quy
hoạch và chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực trong dân một cách hiệu quả để
phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Điều này đã làm thay đổi bộ
mặt thành phố, thu hút các nhà đầu tư, tác động tích cực đến q trình phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân
dân. Các tuyến đường ven biển: Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Trường Sa được
xem là ba trong số những con đường ven biển đẹp nhất nước hiện nay. Vào đầu
những năm 2000, Đà Nẵng cả thành phố chỉ có hơn 360 con đường có tên, đến nay
23


tăng lên hơn 1.260 con đường có tên. Hàng trăm khu đơ thị, hàng nghìn khu, cụm
dân cư mới ra đời. Diện mạo của thành phố thay đổi, cuộc sống của người dân được
cải thiện.
Sau 20 năm, thành phố Đà Nẵng thật sự trở thành một đơ thị có tốc độ phát
triển nhanh so với nhiều địa phương trong cả nước. Kinh tế hằng năm có nhiều thay
đổi theo hướng tích cực, mức tăng trưởng nhanh hơn ở mức 2 con số, bước vào
nhóm các thành phố đang phát triển có mức thu nhập khá, cơ cấu kinh tế chuyển đổi
tích cực, một số lĩnh vực, một số mặt đã có vị trí cao so với cả nước, tốc độ tăng
trưởng thời kỳ 1997-2005 là 10,61%, từ 2006-2010 là 11,13%, do suy thoái kinh tế
chung, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2010-2015 còn 9,71%/năm, nhưng vẫn đạt tỷ lệ
cao hơn so với bình quân cả nước. [34]
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ,

công nghiệp-xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp, thủy sản giảm. Kim
ngạch xuất khẩu tăng dần đều qua các năm, năm 1997 là 155 triệu USD, năm 2010
là 634 triệu USD đến năm 2015 đạt 1.295 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 1997 là 6.353 tỷ đồng, đến năm 2010 là 34.104 tỷ
đồng và đến năm 2015 là 72.500 tỷ đồng.[34]
Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 1997-2010 liên tục đạt và vượt dự
toán, năm 1997 là 1.164,4 tỷ đồng, năm 2010 là 17.755,9 tỷ đồng, đến năm 2014
tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 20.092 tỷ đồng và năm 2015 là
21.426,9 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng dần qua từng năm
với mức tăng bình quân là 9,4%/năm.
Những năm gần đây, Đà Nẵng có bước phát triển đột phá về du lịch, từng
bước khẳng định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Cơ sở hạ tầng du
lịch được đầu tư phát triển mạnh, các sản phẩm du lịch tăng cả về chất lượng, số
lượng và đa dạng về loại hình. Năm 1997 chỉ có một thương hiệu quốc tế là Furama
Resort Đà Nẵng, đến nay thành phố đã có hầu hết các thương hiệu lớn như:
InterContinental Pullman, Mercure, Novotel, Hyatt Regency, Fusion Maia, Vinpearl
Luxury...
Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hóa và có sức hấp dẫn, trở thành
điểm đến thu hút khách như: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế (DIFC), Khu du
24


lịch Bà Nà Hills, Công viên Châu Á, các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, các khu
nghỉ dưỡng biển... cùng với một số sự kiện đã trở thành những sản phẩm du lịch có
giá trị nổi bật và thực sự hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã và đang góp
phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân thành phố
và các địa phương lân cận; đặc biệt là góp phần phát triển các ngành sản xuất cơng
nghiệp, dịch vụ, chế biến thủy sản trên nhiều lĩnh vực công nghệ, sản phẩm mới,
phương thức quản lý, marketing...

Các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, tư vấn, bưu chính, viễn
thơng, y tế... phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất,
du lịch, đời sống và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống ngân hàng được mở rộng tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính, viễn thơng phát triển nhanh, hoạt động vận
tải phát triển khá, với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Về quy mơ đơ thị, diện tích nội đơ, từ con số 5.000 ha vào đầu những năm
2000, đến năm 2015 đã tăng lên hơn gấp 3 lần. Với việc triển khai hàng loạt các dự
án cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới các khu đô thị, như khu đô thị Thạc Gián Vĩnh Trung, Bạch Đằng Đông, khu Liên Chiểu - Thuận Phước, Khuê Trung - Hòa
Cường, Làng Đại học Đà Nẵng, các đường như Nguyễn Tất Thành, đường ven biển
Sơn Trà - Điện Ngọc... Không gian đô thị Đà Nẵng khơng cịn bó hẹp ở một số
phường của quận Hải Châu và Thanh Khê như trước. Đến nay, thành phố Đà Nẵng
đã được mở rộng thành 6 quận nội thành với quy mô rộng lớn, cơ sở hạ tầng tương
xứng với đô thị loại I.
Bên cạnh việc mở rộng không gian đô thị, thành phố cũng đã đầu tư mở rộng
các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn ở
mọi nơi, đặc biệt là khu cơng nghiệp cao Hịa Khánh - Liên Chiểu, An Đồn, khu
công nghiệp chế xuất Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, khu du lịch dịch vụ Sơn Trà - Điện
Ngọc, khu đơ thị Cẩm Lệ - Hịa Vang… Bên cạnh việc mở rộng các khu công
nghiệp, Đà Nẵng cũng chú trọng đến việc xây dựng các khu đô thị thương mại và
dịch vụ, các khu trung tâm hành chính, khu vui chơi thể thao, các bảo tàng và đặc
biệt là mở rộng hệ thống đường phố, xây các cầu vượt trên sông Hàn,…
25


×