Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

đề cương quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.88 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
Câu 1.Các kỹ năng quản trị và liên hệ áp dụng đối với các cấp bậc quản trị
*Kỹ năng kỹ thuật:
Kỹ năng kỹ thuật bao hàm năng lực áp dụng các phương pháp, quy trinh và kỹ thuật cụ thể trong một
lĩnh vực chuyên môn nào đó, là khả năng cần thiết để thực hiện một cơng việc cụ thể, thể hiện trình độ
chun mơn nghiệp vụ của nhà quản trị
Các kỹ năng kỹ thuật của nhà quản trị thường được hình thành từ học tập, đào tạo, rè luyện, tích lũy
kinh nghiệm và ngày càng được phát triển lên.
*Kỹ năng nhân sự:
Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức, động viên,và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự
là năng lực đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với người khác, dù người đó là cấp dưới, đồng
nghiệp hay cấp trên, ở bên trong hay bên ngoài dn, nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công
việc chung.Nhà quản trị cần hiểu biết tâm lý con người biết tuyển chọn, bố trí cơng việc, sự dụng đúng
khả năng của nhân viên dưới quyền, phải biết truyền thông một cách hữu hiệu, luôn quan tâm đến nhân
viên, xây dựng khơng khí thân ái, hợp tác trong cơng việc, biết động viên, khuyến khích nhân viên nỗ
lực góp phàn hoàn thành mục tiêu chung của dn.Đây la kỹ năng quan trọng đối với công việc của tất cả
các nhà quản trị.
*Kỹ năng tư duy:
Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với các nhà quản trị, dặc biệt là nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị
cần có tư duy chiến lược tốt để đưa ra đường lối, chính sách đúng, đối phó có hiệu quả với những bất
trắc, đe dọa từ môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của dn. Nhà quản trị cần phải có phương
pháp tổng hợp, tư duy có hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề, hiểu rõ
mức độ phức tạp của môi trường, dự báo được những diễn biến của môi trường trong tương lai để có
được những quyết định chiến lược phù hợp.
Câu 2.Qui trình ra quyết định quản trị (6 bước)
Bước 1: Xác định vấn đề ra quyết định
Vấn đề ra quyết định được hiểu là một nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần giải quyết bằng 1 quyết định
nếu không tổ chức sẽ khó có thể phát triển. Ra quyết định thực chất là quá trình tìm kiếm phương án
tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề. Xác định chính xác vấn đề có vai trị đặc biệt
quan trọng đối với việc ra các quyết định có hiệu quả. Bước này thiếu chính xác các bước tiếp theo sẽ
trở nên vô nghĩa.


Bước 2: Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án
-Tiêu chuẩn của quyết định là những căn cứ được xem xét để đi đến sự lựa chọn lựa quyết định.
-Các tiêu chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+Phản ánh mức đóng góp cảu phương án vào việc thực hiện mục tiêu của tổ chức
+Có thể tính toán được các chỉ tiêu dùng làm tiêu chuẩn đánh giá quyết định đê đảm bảo tính khách
quan và khoa học của quyết định
+Số lượng tiêu chuẩn đánh giá không quá nhiều
Bước 3: Tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề
Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà quản trị, ý kiến đề xuất của chuyên gia, tập thể để thiết lập
các phương án có thể , ngay cả những phương án mà mới nhìn tưởng chừng khơng thể thực hiện được.
Bước 4: Đánh giá các phương án
Đánh giá các phương án là xác định giá trị của phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả. Việc đo lường hiệu
quả của từng phương án cần thực hiện the cả 2 hướng, phân tích định lượng và phân tích định tính.
Đánh giá các phương án tạo cơ sở cko việc lựa chọn phương án đề ra quyết định. Đánh giá đúng thì sẽ
chọn được quyết định đúng và ngược lại. Suy cko cùng thì đánh giá các p/á chính là chỉ ra những ưu
điểm cũng như hạn chế của từng phương án.
Bước 5: Lựa chọn phương án và ra quyết định
Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá để lựa chọn phương án tốt hơn. Đó là phương án thỏa mãn cao
nhất các tiêu chuẩn hiệu quả, đồng thời có thể khắc phục những yếu tố hạn chế Nên huy động sự tham


gia của tập thể hoặc của các chuyên gia có kinh nghiệm, thậm chí của cả cấp trên vào việc lựa chọn
phương án. Những ý kiến này là rất quan trọng, giúp nhà quản trị lựa chọn được phương án tốt nhất để
ra quyết định.Các phương án tốt nhất được xem là phương án quyết định. Người lãnh đạo trực tiếp sẽ
ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về phương án quyết định đó
Câu 3.Chiến lược chi phí thấp. Liên hệ thực tiễn. Đánh giá khả năng vận dụng tại các dn ở Việt
Nam
Mục tiêu của dn theo đuổi chiến lược này bằng mọi cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn
các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp cko phép dn tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng giá cả. Chiến lược này có

các lợi thế cơ bản. Thứ nhất, do chi phí thấp dn có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn đối thủ cạnh
tranh mà vẫn thu được lợi nhuận bằng của các đối thủ. Nếu các đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm ở
cùng mức giá thì doanh nghiệp dẫn đầu chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Thứ hai, nếu cạnh
tranh trong ngành tăng và các dn cạnh tranh chủ yếu bằng giá cả sản phẩm thì dn có chi phí thấp hơn sẽ
có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn các dn khác.Thứ ba, dn dễ dàng chịu đựng được sức
ép tăng giá của các nhà cung cấp
Các giải pháp chủ yếu của cl dẫn đầu về chi phí thấp:
-Dn có thể lựa chọn mức khác biệt hóa sản phẩm ở mức thấp chấp nhận được để sản phẩm không quá
chênh lệch so với các đối thủ, điều quan trọng là mức khác biệt có thể đạt được với chi phí thấp.
-Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp khơng chú ý nhiều đến phân đoạn thị
trường và thường cung cấp sản phẩm cko các khách hàng trung bình trong thị trường đại trà
-Trong việc phát triển năng lực đặc biệt, mục tiêu hàng đầu của dn dẫn đầu về chi phí thấp là phát triển
các năng lực gắn trực tiếp với việc hạ thấp chi phí
Các cơng ty cung cấp dịch vụ xe ôm như Grap hay gojek đã tối đa hóa chi phí phải bỏ ra bằng cách
xây dựng các phần mềm và quảng bá dịch vụ của mình rộng rãi trên internet để thu hút nhiều người
dùng hơn. Khi một Graper chạy xe ơm có thể tiết kiệm chi phí của mình nhờ thơng báo từ tổng đài
những khách hàng gần vị trí của mình nhất và có thể cả trên tuyến đường đi và về đều có khách. Chính
vì vậy cơng ty Grap Hay Gojek có thể cung cấp dịch vụ xe ơm với chi phí thấp nhất và có lợi thế cạnh
tranh cao nhất.
Câu 4.Chiến lược khác biệt hóa sp.Liên hệ thực tiễn. Đánh giá khả năng vận dụng tại các dn ở
Việt Nam
Mục tiêu của cl khac biệt hóa sản phẩm là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, dịch
vụ được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng. Khi dn tạo ra sự khác biệt của sản phẩm, dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng theo cách mà đối thủ cạnh tranh khơng thể có thì dn có thể đặt giá cao
hơn cko sản phẩm của mik và thu được lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Các giải pháp chủ yếu của chiến lược khác biệt hóa sp:
-Dn chọn mức khác biệt hóa cao nhằm đạt lợi thế cạnh tranh.Dn phải lựa chọn các thuộc tính của sản
phẩm và làm chúng trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Càng độc đáo, khác biệt so với các
đối thủ cạnh tranh thì nguy cơ bị cạnh tranh càng thấp và khả năng thu hút khách hàng càng lớn.
-Trên cơ sở phân đoạn thị trường,trong mỗi đoạn thị trường của dn đã xác định,khác biệt hóa sản phẩm

được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau.Thị trường ngày càng hình thành nhiều nhóm khách hàng
với những u cầu khác nhau, do đó doanh nghiệp ngày càng chú trọng khác biệt hóa sp của mik theo
từng đoạn thị trường cụ thể.
-Trong việc phát triển các năng lực đặc biệt, dn khác biệt hóa tập trung tăng cường chất lượng các hoạt
động chức năng để tạo ra lợi thế về khác biệt hóa sp. Năng lực đặc biệt của mỗi chức năng cụ thể có
thể tạo ra sự khác biệt hóa sp hoặc tạo ra sự khác biệt về cung cách bán hàng.
Câu 5.Nguồn tuyển dụng. Nguồn nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu tuyển dụng cho kế tốn trưởng,
trưởng phịng nhân sự, công nhân kỹ thuật cao, giám đốc tài chính.


*Nguồn tuyển dụng nội bộ: Tuyển dụng nguồn nội bộ thường được lựa chọn khi tuyển các vị trí quản
lý trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc thăng chức hoặc thuyên chuyển công tác trong doanh nghiệp.
*Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài dn:
-Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy học
-Tuyển dụng bạn bè người thân của nhân viên trong dn
-Tuyển nhân viên cũ của dn
-Tuyển nhân viên của các dn khác
-Tuyển dụng những người chưa có việc làm, người thất nghiệp
-Người hành nghề tự do

Câu 6. Qui trình tuyển dụng
Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
-Thành lập hội đồng tuyển dụng tại dn, quy định rõ số lượng thành viên tham gia hội đồng, thành phần
tham gia hội đồng, quyền hạn của hội đồng quản trị
-Xem xét nghiên cứu các loại văn bản, qui định của Nhà nước có liên quan đến tuyển dụng như luật lao
động, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước, điều lệ tuyển dụng, văn bản về hợp đồng lao
động..
-Xác định các tiêu chuẩn tuyển dụng. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với các quy định pháp luật và đáp
ứng các yêu cầu tuyển dụng của dn.
Bước 2: Thơng báo tuyển dụng

Dn có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức thông báo tuyển dụng như quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm...Các thông báo
cần ngắn gọn nhưng vẫn phải rõ ràng đầy đủ và chi tiết để ứng viên nắm được những thông tin cơ bản
Bước 3: Thu nhận nghiên cứu hồ sơ
-Người xin tuyển dụng phải nộp cko doanh nghiệp những giấy tờ theo mẫu thống nhất của nhà nước
cũng như mẫu hồ sơ riêng theo quy định của dn theo từng loại ứng viên vào các chức vụ, công việc
khác nhau
-Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng viên như học vấn, kinh nghiệm...Qua
nghiên cứu hồ sơ có thể loại bỏ bớt một số ứng viên hồn tồn khơng đáp ứng các tiêu chuẩn công
việc, k cần phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng
Bước 4:Phỏng vấn sơ bộ(Phỏng vấn lần đầu)
Bước này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 5-10 phút đối với các ứng viên đã qua vòng loại
hồ sơ và thực hiện sau khi thu nhận hò sơ khoảng 10-15 ngày. Người phỏng vấn yêu cầu ứng viên bổ
sung những dữ kiện còn thiếu trong hồ sơ xin việc, đồng thời hỏi những câu hỏi liên quan đến tiểu sử,
bằng cấp...Các nhan viên không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và không đáp ứng các yêu cầu của dn
sẽ bị loại
Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm
Những bài kiểm tra trắc nghiệm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng trình độ chuyên môn thực tế của
các ứng viên và giúp cko các ứng viên hiểu rõ hơn về năng lực của mik, chọn được một nghề, một
công việc phù hợp
Bước 6: Phỏng vấn lần hai


Ở bước này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá lại lần nữa những khả năng trình độ của ứng viên có phù hợp
với cơng việc hay khơng. Trong quy trình này, nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi nhằm khai thác
năng lực, tiềm năng, kĩ năng của các ứng viên.
các ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng cung cấp đầy đủ thông tin về lương, chế độ làm việc, quyền lợi,
phúc lợi và ứng viên sẽ quyết định có làm hay không.
Bước 7: Xác minh, kiểm tra
Thông qua kênh liên lạc với người tham khảo (Sếp cũ, đồng nghiệp cũ, giáo viên…) của ứng viên, nhà

tuyển dụng sẽ tiến hành xác minh, kiểm chứng xem các thông tin ứng viên cung cấp có chính xác
khơng và xem người tham khảo đánh giá như thế nào về ứng viên.
Bước 8: Khám sức khỏe
Nhiều doanh nghiệp thường tổ chức khám sức khỏe ứng viên trước khi ra quyết định tuyển dụng. Vì
nếu ứng viên có đáp ứng đủ các điều kiện về trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhưng sức khỏe không
đảm bảo cũng khiến doanh nghiệp phải cân nhắc.
Bước 9: Ra quyết định tuyển dụng
Sau khi xem xét, đánh giá một cách có hệ thống đầy đủ thơng tin về ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ ra
quyết định chọn những ứng viên đạt yêu cầu và thông báo trúng tuyển cho ứng viên được biết.
Bước 10: Bố trí tuyển dụng
Khi ứng viên đến nhận việc, bộ phận hành chính – nhân sự sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để ký hợp
đồng làm việc với nhân viên mới. Trưởng bộ phận quản lý nhân viên được tuyển dụng sẽ trực tiếp hoặc
chỉ đạo hướng dẫn công việc cho nhân viên mới.
Câu 7.Các thuộc tính phản ánh chất lượng sản phẩm
Mỗi sp đều được cấu thành bởi rât nhiều thuôc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng các nhu
cầu của con người.Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức chất lượng nhất
định của sp. Những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sp bao gồm:
-Các thuộc tính kỹ thuật phản ánh công dụng, chức năng của sp được qui định bởi các chỉ tiêu kết cấu
vật chất, thành phần cấu tạo, các đặc tính về cơ, lý, hóa của sp
-Các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng cko sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu màu
sắc,tính cân đối, tính thời trang/
- Tuổi thọ sản phẩm là yếu tố đặc trưng cko tính chất của sp giữ được khả năng làm việc bình thường
theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định,...
-Độ tin cậy của sản phẩm được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất lượng sản
phẩm và đảm bảo cko dn có khả năng duy trì và phát triển thị trường
-ĐỘ an tồn của sp trong sử dụng, vận hành, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng với môi trường
là yêu cầu tất yếu đối với mỗi sp trong điều kiện tiêu dùng hiện nay,
-Mức độ gây ô nhiễm của sp là một yếu tố bắt buộc các nhà sản xuất phải xem xét khi đưa sản phẩm ra
thị trường
-TÍnh tiện dụng phản ánh những địi hỏi về tính sẵn có, dễ vận chuyển, bảo quản,dễ sử dụng của sp và

có khả năng thay thế
-Tính kinh tế của sp là yếu tố quan trọng đối với những sp khi sử dụng có tiêu hao nhiên liệu, năng
lượng.
Ngồi những thuộc tính hữu hình cịn có các thuộc tính vơ hình khác khơng biểu hiện cụ thể dưới dạng
vật chất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng của một sản
phẩm, chẳng hạn những dịch vụ đi kèm sản phẩm, tên nhãn hiệu, danh tiếng của sp/
*Xe máy vision của honda
-Các thuộc tính kỹ tính kỹ thuật
-Tính thẩm mỹ: Về thiết kế ở phần đầu xe, hệ thống đèn pha chiếu sáng được thiết kế đơn giản và tinh
tế, thấu kính trong suốt cho cường độ chiếu sáng đạt tiêu chuẩn an tồn. Phần đi xe Honda


Vision được thiết kế thon gọn, cặp đèn xi nhan được tích hợp vào cụm đèn đi, phần giữa là đèn hậu
mang lại vẻ đẹp thời trang, hiện đại. Với kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao tương ứng là 1863
x 686 x 1088 mm, chiều cao yên là 750mm, xe máy Honda Vision được nhận xét là khá thấp, rất phù
hợp với chiều cao của phụ nữ Việt Nam vốn có thân hình nhỏ nhắn. Chiều cao n vừa phải giúp phái
nữ dễ dàng lên, xuống xe và chống chân khi di chuyển, an toàn khi lái xe. Một điểm khác giúp cho
Vision được nhất xét là phù hợp với phái nữ là trọng lượng xe khá nhẹ, chiếc xe có trọng lượng khơ
vào khoảng 97 kg, khi được đổ đầy xăng và dầu máy thì xe Honda Vision có trọng lượng khoảng
103kg. Với mức trọng lượng như vậy, nữ giới dễ dàng dắt xe, di chuyển một cách thuận lợi. Vì là mẫu
xe được thiết kế dành cho phái nữ nên có rất nhiều màu sơn khác nhau cho chị em lựa chọn như đen
mờ, xanh, đỏ nâu, đỏ đậm, trắng ngà, hồng,..
-Tuổi thọ của sản phẩm:tuổi thọ trung bình của xe máy là từ 1-5 năm, nhưng nếu muốn bền hơn thì
phải xem người dùng sử dụng sản phẩm như thế nào?
-Độ tin cậy: Xe vision là dòng xe được nhiều người tin dùng đặc biệt là phái nữ, với giá thành rẻ, trọng
lượng thấp, chiều cao phù hợp với phụ nữ Vn, việc di chuyển thuận tiện, khả năng vận hành và tiết
kiệm nhiên liệu cao,..
-Độ an tồn: xe máy vision đc đánh giá có độ an toàn cao, an toàn với con người, thân thiện với môi
trường
-Mức độ ô nhiễm: xe vision được kiểm sốt nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về khí thải Euro 3

-TÍnh tiện dụng: Honda Vision đã được tích hợp bộ chìa khóa thơng minh. Với phiên bản mới nhất của
năm 2019, xe Honda Vision được thiết kế bộ chìa khóa thông minh giống một số mẫu xe cùng thương
hiệu như Lead và Air Blade, hệ thống chìa khóa thơng minh của Honda Vision được tích hợp hai tính
năng là khởi động và định vị xe, mang lại sự tiện lợi cao hơn cho người sử dụng . xe Honda Vision có
hệ thống phanh kết hợp giúp phân bổ đều lực phanh giữa bánh trước và bánh sau khi chỉ dùng phanh
sau, tăng độ an toàn cho người lái trong các trường hợp phanh gấp. trang bị hệ thống ngắt động cơ tạm
thời: Honda Vision có khả năng ngắt động cơ tạm thời sau khi xe dừng quá 3 giây và có thể khởi động
lại bằng cách tăng ga mà khơng cần thực hiện bước khởi động, vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa thân thiện
với mơi trường.
-Tính kinh tế: VISION tiết kiệm nhiên liệu thêm 23,5% so với các dòng xe ga cùng loại của hãng với
khả năng vận hành vượt trội. Ngoài ra, động cơ của mẫu xe mới này cịn trang bị hệ thống trung hịa
khí thải tiên tiến tri-metal (xúc tác ba kim loại Pd/Pt/Rh). Vì vậy, chiếc xe này đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt về khí thải Euro 3
Các thuộc tính vơ hình của xe vision: Honda là hãng chuyên sản xuất động cơ của nhật bản có nhiều
mẫu xe máy nổi tiếng quen thuộc tại việt nam như wave, vision,lead, sh...và xe Vision honda là dòng
nổi tiếng được ưa chuộng
1.Vấn đề: Cần 1 chiếc laptop
2.Tiêu chuẩn
-Giá, độ tinn cậy, dịch vụ, thời gian bảo hành, mẫu mã
3.Lượng hóa tiêu chuẩn
-Độ tin cậy:10
-Dịch vụ:80
-Time bảo hành:70
-Giá: 90
-Mẫu mã:60


4.Tìm kiếm phương án giải quyết
5.Đánh giá các phương án
Các tiêu chuẩn

Lượng hóa các
của quyết định
tiêu chuẩn
Độ tin cậy
10
Dịch vụ
8
Thời gian bảo hành
7
Giá
9
Mẫu mã
6
6.Lựa chọn phương án và ra quyết định
Các tiêu chuẩn
của quyết định
Độ tin cậy
Dịch vụ
Thời gian bảo hành
Giá
Mẫu mã
Tổng điểm

Acer
10×10=10
0
9×8=72
9×7=63
10×9=90
8×6=48

373

IBM
7×10=70
5×8=40
8×7=56
7×9=63
6×6=36
265

Acer
10
9
9
10
8

Nhãn hiệu máy tính
IBM
Dell
HP
7
8
9
5
6
8
8
7
6

7
9
8
6
10
9

Nhãn hiệu máy tính
Dell
HP
8×10=80
9×10=90
6×8=48
7×7=49
9×9=81
10×6=60
318

8×8=64
6×7=42
8×9=64
9×6=54
314

Toshiba
5
7
5
6
7


Toshiba
5×10=50
7×8=56
5×7=35
6×9=54
7×6=42
237



×