Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Cấu trúc câu văn trong tập truyện ngắn khi người ta trẻ của phan thị vàng anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRÂM

CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
“KHI NGƯỜI TA TRẺ” CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH DƢỚI
GĨC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, tháng 04/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRÂM

CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
“KHI NGƯỜI TA TRẺ” CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH DƢỚI
GĨC NHÌN NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: ThS. HỒ TRẦN NGỌC OANH

Đà Nẵng, tháng 04/2018



i

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc luận văn tốt nghiệp của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy
cô khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận
lợi và cung cấp cho tơi nhiều kiến thức q báu, giúp tơi có nền tảng kiến thức để
thực hiện luận văn này.
Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - ThS. Hồ Trần Ngọc
Oanh đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của
mình.
Tuy đã cố gắng nhưng chắc rằng luận văn vẫn cịn nhiều sai sót, kính mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018.
Kí tên
Nguyễn Thị Phương Trâm


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu dưới đây là của riêng tôi. Nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố dưới hình thức
nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ việc phân tích, đánh giá nhận xét
do chính tơi thống kê thu thập được.
Tơi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong luận văn của
mình.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Kí tên
Nguyễn Thị Phương Trâm



iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT C-V: Cấu trúc chủ-vị
CTCP: Cấu trúc cú pháp
CT Đ-T: Cấu trúc Đề-Thuyết
CT NBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện
CTTT: Cấu trúc thông tin
Đ: Đề
ĐTTT: Động từ tình thái
NPCN: Ngữ pháp chức năng
PTVA: Phan Thị Vàng Anh
QHSS: Quan hệ so sánh
QHTT: Quan hệ tồn tại
T: Thuyết
TĐ: Tiêu điểm
TĐTT: Tiêu điểm thông tin
Tr.N: Trạng ngữ
TTC: Thông tin cũ
TTM: Thơng tin mới
VD: Ví dụ


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng thống kê các kiểu cấu trúc câu văn theo bình diện CT Đ-T

26

2

Bảng thống kê tần số xuất hiện của các tác tử THÌ, LÀ, MÀ

33

3

Cấu trúc NBH của ví dụ (45)

36

4

Cấu trúc NBH của ví dụ (46a)

37


5

Cấu trúc NBH của ví dụ (47)

37

6

Cấu trúc NBH của ví dụ (48)

37

7

Cấu trúc NBH của ví dụ (49)

38

8

Cấu trúc NBH của ví dụ (50)

38

9

Cấu trúc NBH của ví dụ (51)

38


10

Cấu trúc NBH của ví dụ (52)

39

11

Cấu trúc NBH của ví dụ (53)

39

12

Cấu trúc NBH của ví dụ (54a)

40

13

Cấu trúc NBH của ví dụ (54b)

40

14

Cấu trúc NBH của ví dụ (55a)

40


15

Cấu trúc NBH của ví dụ (55b)

40

16

Cấu trúc NBH của ví dụ (56a)

42

17

Cấu trúc NBH của ví dụ (56b)

42

18

Cấu trúc NBH của ví dụ (57)

42

19

Cấu trúc NBH của ví dụ (58)

43


20

Cấu trúc NBH của ví dụ (59)

43

21

Cấu trúc NBH của ví dụ (60)

44

bảng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
6. Bố cục đề tài ......................................................................................................... 6
NỘI DUNG...............................................................................................................7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............ 7
1.1. CÂU VÀ PHÂN LOẠI CÂU............................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm câu ................................................................................................ 7
1.1.2. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp ............................................................... 7
1.2. LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU CÂU TIẾNG VIỆT. 8
1.2.1. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện kết học ........................................................ 8
1.2.2. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện nghĩa học .................................................. 12
1.2.3. Câu tiếng việt nhìn từ bình diện dụng học ................................................... 16
1.3. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM .......................................................... 18
1.3.1. Phan Thị Vàng Anh - một cây bút tài năng, đa phong cách ........................ 18
1.3.2. “Khi người ta trẻ” – bức tranh sinh động cuộc sống con người trẻ ............. 20
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN KHI
NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH NHÌN TỪ CẤU TRÚC ĐỀ THUYẾT VÀ CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN .............................................. 23
2.1. CÂU NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC ĐỀ -THUYẾT ............................ 23
2.1.1. Các loại Đề trong cấu trúc Đề - Thuyết ........................................................ 23


2.1.2. Khảo sát và miêu tả câu nhìn từ bình diện Đề - Thuyết ............................... 25
2.1.3. Các tác tử phân chia Đề - Thuyết.................................................................. 28
2.1.4. Quan hệ về nghĩa giữa Đề và Thuyết............................................................ 33
2.2. CÂU NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN .................. 34
2.2.1. Cấu trúc vị tố ................................................................................................. 35
2.2.2. Tham thể và cảnh huống ............................................................................... 44
2.2.3. Loại hình sự thể............................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU
TRÚC NGHĨA BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CÂU
VĂN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN KHI NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN
THỊ VÀNG ANH ................................................................................................... 49
3.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VỚI CẤU TRÚC
NGHĨA BIỂU HIỆN ............................................................................................... 49
3.1.1. Trong câu hành động và câu quá trình .......................................................... 49
3.1.2. Trong câu trạng thái và câu tồn tại................................................................ 51

3.1.3. Trong câu quan hệ ......................................................................................... 54
3.2. Ý NGHĨA CỦA CẤU TRÚC ĐỀ - THUYẾT VÀ CẤU TRÚC NGHĨA
BIỂU HIỆN VỀ VIỆC PHÂN TÍCH CÂU VĂN TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN KHI NGƯỜI TA TRẺ CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH .............................. 58
3.2.1. Thể hiện quan niệm sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ................................. 58
3.2.2. Miêu tả tính cách, chân dung nhân vật ......................................................... 61
3.2.3. Tạo dựng phong cách riêng cho nhà văn ...................................................... 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 67


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1. Từ trước đến nay, việc phân tích cấu trúc câu tiếng Việt chủ yếu là dựa theo

quan điểm của ngữ pháp truyền thống đó là cấu trúc chủ - vị (CT C-V). Tuy nhiên,
trong q trình phân tích nhiều nhà ngơn ngữ học đã thấy được sự hạn chế của ngữ
pháp truyền thống. Vì vậy, ngữ pháp chức năng (NPCN) ra đời nhằm phản ánh
đúng đắn thực chất của cấu tạo câu tiếng Việt. Nó cho phép giải quyết hầu hết
những loại câu mà ngữ pháp truyền thống cho là câu đặc biệt, câu đảo trật tự cú
pháp và những loại câu không biết sắp xếp vào hình thức câu nào.
Với ngữ pháp chức năng, các hiện tượng ngôn ngữ đã được các nhà ngơn
ngữ học xem xét trên cả ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và đặc biệt là
mặt ngữ nghĩa. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng ba bình diện trên, khơng lẫn lộn bình
diện này sang bình diện kia.

Đối với đề tài: “Cấu trúc câu văn trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của
Phan Thị Vàng Anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng”, chúng tơi chỉ nghiên cứu
câu trên hai bình diện của NPCN; thứ nhất, câu nhìn từ bình diện cấu trúc Đề Thuyết (CT Đ-T); thứ hai, câu nhìn từ bình diện cấu trúc nghĩa biểu hiện (CTNBH)
để từ đó làm rõ hơn về cấu trúc của câu. Với đề tài, chúng tôi mong rằng nó sẽ góp
phần làm rõ về cấu trúc của câu tiếng Việt nhìn dưới góc nhìn NPCN mà cụ thể từ
hai bình diện được nêu trên.
1.2. Phan Thị Vàng Anh là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học
Việt Nam hiện đại. Chỉ trong một thời gian ngắn Phan Thị Vàng Anh đã liên tiếp
nhận được nhiều giải thưởng cho tác phẩm thuộc các thể loại:
Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 cho tập truyện ngắn Khi
người ta trẻ; Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ Gửi VB. Chọn tập
truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh làm đối tượng cho đề tài
nghiên cứu của mình, chúng tơi hi vọng có thể làm rõ hơn về phần cấu trúc câu văn
cho tác phẩm hết sức có giá trị này, đặc biệt nó lại được nhìn với góc độ khác của
NPCN.
Cho đến nay, Phan Thị Vàng Anh vẫn còn là một hiện tượng chưa thật sự
được các nhà nghiên cứu khai thác quá nhiều về những đặc điểm từ nội dung cho tới


2

hình thức. Tuy số lượng tác phẩm của chị khơng nhiều, nhưng với tài năng của
mình, chị đã mang lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm độc đáo và có giá
trị. Vì vậy, cây bút trẻ Phan Thị Vàng Anh ngày càng được quan tâm và nghiên cứu
sâu sắc hơn. Không chỉ qua nội dung được giới nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá,
mà bên cạnh đó tạo nên phong cách riêng cho Phan Thị Vàng Anh còn là qua việc
chị sử dụng câu văn, từ ngữ vào trong các tác phẩm của mình.
Để làm rõ cho tài năng sáng tạo của Vàng Anh, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài “Cấu trúc câu văn trong tập truyện Khi người ta trẻ của Phan Thị
Vàng Anh dƣới góc nhìn ngữ pháp chức năng” để nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài

này, chúng tơi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa ra một cái nhìn
rộng hơn về những đặc điểm nổi trội trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, đặc
biệt là đi sâu vào việc phân tích cấu trúc câu nhìn từ bình diện Đề - Thuyết và bình
diện cấu trúc nghĩa biểu hiện. Bên cạnh đó, chúng tơi hi vọng cơng trình sẽ góp một
phần nhỏ vào cơng việc giảng dạy và nghiên cứu ngơn ngữ nói chung cũng như cấu
trúc câu văn nói riêng.
2.

Lịch sử vấn đề
Cấu trúc câu văn là một vấn đề khá rộng và hiện nay đã có nhiều người

nghiên cứu. Từ những góc nhìn khác nhau, theo những quan niệm khác nhau mà
cấu trúc của câu cũng trở nên đa dạng và có nhiều cách hiểu. Trong lịch sử nghiên
cứu của ngôn ngữ học, so với các đơn vị khác như âm vị, hình vị, từ, cụm từ, văn
bản thì câu là đơn vị có thể coi là được nghiên cứu nhiều nhất.
2.1. Những quan niệm về cấu trúc câu văn dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng:
Trường phái miêu tả Mĩ (chủ nghĩa miêu tả, chủ nghĩa phân bố) cho rằng
“câu là một cấu trúc hình vị kết hợp theo quy tắc nhất định”; trường phái ngữ vị học
Copenhague - Đan Mạch, lí thuyết mở đường cho phương pháp phân tích nghĩa
hành các thành tố ngữ nghĩa của câu; trường phái cấu trúc - chức năng; ngữ pháp
tạo sinh [14].
Đặc biệt, đối với đề tài này chúng tơi tập trung nghiên cứu cấu trúc câu dưới
góc nhìn của NPCN. Ngồi mơ hình ba bình diện trong ngơn ngữ học hiện đại đã có
rất nhiều mơ hình lí thuyết của cấu trúc câu như: Lí thuyết kí hiệu học của
Ch.W.Morris, mơ hình của S. Dik (1981), Mơ hình Lí thuyết ba quan điểm của C.


3

Hagège, Mơ hình tam phân của M.A.K. Halliday, mơ hình ba bình diện của ngữ

pháp chức năng. Tuy nhiên, đối với đề tài của chúng tơi về việc phân tích cấu trúc
câu văn trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi đi
nghiên cứu đối tượng dựa trên hai bình diện nhìn từ bình diện CT Đ-T, bình diện
CTNBH.
Các nhà ngơn ngữ học Việt Nam đã nghiên cứu: Trong cuốn Tiếng Việt - Sơ
thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo đã áp dụng lí thuyết Đề - Thuyết vào
việc phân tích cấu trúc câu tiếng Việt. Trong Ngữ pháp chức năng, quyển 1 - Câu
trong tiếng Việt do Cao Xuân Hạo chủ biên cùng các tác giả khác là Hoàng Xuân
Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm đã phân tích và phân loại cấu trúc ngữ pháp
của câu trên ba bình diện: cấu trúc - nghĩa - công dụng. Trong Ngữ pháp Việt Nam,
Diệp Quang Ban đã đi phân tích cú pháp tiếng Việt theo quan niệm của Ngữ pháp
chức năng áp dụng trên lí thuyết của Halliday để phân tích câu. Từ đó phân loại rõ
ràng cấu trúc của câu tiếng Việt: cấu trúc cú pháp, cấu trúc NBH, cấu trúc thức, cấu
trúc đề qua đó cho thấy được nhiều điểm mới trong việc phân tích câu. Trong Luận
văn thạc sĩ Ngôn ngữ học “Đặc điểm câu đơn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh nhìn
từ bình diện cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc nghĩa biểu hiện, cấu trúc thông tin”, tác
giả Trần Thanh Huyền, ĐHSP Đà Nẵng đã làm rõ cấu trúc của câu đơn trên cả ba
bình diện.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, cấu trúc câu tiếng Việt đã được nghiên
cứu trên cả ba bình diện, mà nhiều hơn là đi nghiên cứu trên ba bình diện của ngơn
ngữ học hiện đại là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Tuy ba bình diện CT Đ-T,
bình diện cấu trúc NBH, bình diện CTTT vẫn cịn chưa được nghiên cứu nhiều hơn.
Nhưng thông qua các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như
Việt Nam đã góp phần to lớn vào cơng cuộc nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng
như ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên, để thu hẹp hơn trong để tài của mình,
chúng tơi chỉ đi sâu phân tích cấu trúc câu tiếng Việt thông qua truyện ngắn “Khi
người ta trẻ” của Phan Thị Vàng Anh trên hai bình diện chính là bình diện CT Đ-T
và bình diện NBH.
2.2. Phan Thị Vàng Anh đến với văn học đầu tiên là làm thơ, viết nhiều và viết rất
tự nhiên. Vàng Anh viết truyện in báo Khăn Quàng Đỏ. Ngay sau khi tốt nghiệp



4

Đại học Y Khoa, Vàng Anh cho xuất bản tập truyện Khi người ta trẻ và tập truyện
lập tức gây dư luận. Cuốn này được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm
1994. Hai năm sau chị trở thành hội viên Hội Nhà văn. Các đề tài nghiên cứu,
những nhận xét về Phan Thị Vàng Anh nói chung, tác phẩm của chị nói riêng và
đặc biệt là tập truyện Khi người ta trẻ được chúng tôi tổng hợp bao gồm:
Nhận xét về con người Phan Thị Vàng Anh, tác giả Lê Hồng trong Chun
mục Làng văn nghệ có viết: “Vàng Anh là một thiếu nữ không đẹp cũng không xấu,
không béo cũng không gầy, không cao cũng không thấp, không trắng cũng không
đen. Nhưng chắc chắn rằng không ngu mà thơng minh. Thậm chí q thơng
minh...hãy cẩn thận khi tranh luận với nàng....Vàng Anh có sự tư duy chính xác mà
tất cả đàn ông đều thèm khát. Tư duy của nàng nhanh như tia chớp, sắc như dao và
nhọn hoắt như một cây kim” [9]. Lê Hoàng đánh giá rất cao về con người, tính
cách, tài năng Phan Thị Vàng Anh. Sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ngay từ khi ra
đời đã nhận được khơng ít ý kiến đánh giá từ các nhà phê bình cũng như bạn đọc.
Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Phan Thị Vàng Anh một câu ngắn:
“Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”. Tác giả Huỳnh Như Phương, Vương Trí
Nhàn…cũng có những bài viết ghi nhận và đánh giá cao tài năng của Phan Thị
Vàng Anh.
Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh cũng là đối tượng nghiên cứu của một số
luận văn Thạc sĩ như Phong cách truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh và
Nguyễn Ngọc Tư (tác giả Ngô Thị Diễm Hồng - ĐHSP Hà Nội 2009), Cảm hứng
giễu nhại trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh (tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng ĐHSP Hà Nội 2006); Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (tác giả Đinh Thị
Hồng Hạnh - Đại học Thái Nguyên); Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phan
Thị Vàng Anh (tác giả Đào Thị Hường - ĐHSP Hà Nội 2011).
Ngoài các đề tài nghiên cứu về Phan Thị Vàng Anh và những truyện ngắn
của chị cịn có các bài báo, tạp chí nói về đối tượng này: Theo Báo Tuổi trẻ in vào

ngày 24/10/2011, có viết về tản văn của Phan Thị Vàng Anh với đề bài Sự quyết liệt
có “mác” Vàng Anh. Vàng Anh lấy bút danh là Thảo Hảo, hồi tản văn ra mắt, mọi
người ngay lập tức xếp tác giả của chúng vào hàng cây bút xuất sắc nhất của thể
loại này. PGS.TS Hồ Thế Hà viết trong báo Quân đội nhân dân: “Đặc sắc truyện


5

ngắn Phan Thị Vàng Anh” nhận xét “thế giới truyện ngắn của Vàng Anh” rất riêng
và lạ [17].
Như vậy, theo những tổng hợp về các nghiên cứu liên quan đến đối tượng đề
tài của mình, chúng tơi thấy rằng có khá nhiều đề tài viết về cấu trúc câu văn trong
tiếng Việt và nghiên cứu về tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh. Tuy nhiên, hiện nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về câu văn Phan Thị Vàng Anh dưới góc độ ngữ
pháp chức năng. Vậy nên, với đề tài nghiên cứu “Cấu trúc câu văn trong tập truyện
Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh dưới góc nhìn ngữ pháp chức năng” chúng
tơi thấy rằng đây là một vấn đề khá mới mẻ và có tính khả thi.
3.

Mục đích nghiên cứu
Khố luận chủ yếu hướng vào những mục đích nghiên cứu sau: hệ thống hóa

các kiểu cấu trúc câu trong tiếng Việt ở hai bình diện cấu trúc Đề - Thuyết, cấu trúc
nghĩa biểu hiện; từ đó góp phần nhận diện và đề xuất phương pháp phân tích câu từ
lí thuyết ba bình diện; đồng thời chỉ ra phong cách riêng khi sử dụng câu văn trong
tập truyện Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là: cấu trúc câu văn dưới góc nhìn ngữ
pháp chức năng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu các cấu trúc của câu trong
tập truyện Khi người ta trẻ của Phan Thị Vàng Anh được nhìn dưới hai bình diện
của ngữ pháp chức năng đó là bình diện đề - thuyết và bình diện nghĩa biểu hiện.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, sau khi tìm hiểu rõ về Phan Thị Vàng Anh và tập

truyện Khi người ta trẻ, tôi đã đưa ra được những phương pháp nghiên cứu như sau:
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp

-

Phương pháp thống kê - xác suất

-

Phương pháp so sánh - đối chiếu

-

Phương pháp hệ thống cấu trúc



6

6.

Bố cục đề tài
Khóa luận của tơi ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục;

phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2. Cấu trúc câu văn trong tập truyện Khi người ta trẻ của Phan Thị
Vàng Anh nhìn từ cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc nghĩa biểu hiện
Chương 3. Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc nghĩa biểu
hiện và ý nghĩa của việc phân tích câu văn trong tập truyện ngắn Khi người ta trẻ
của Phan Thị Vàng Anh


7

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÂU VÀ PHÂN LOẠI CÂU
1.1.1. Khái niệm câu
Có rất nhiều ý kiến khác nhau và rất khó có một khái niệm về câu có thể
thống nhất được tất cả các quan điểm của các nhà ngữ pháp học. Sự khác nhau
trong khái niệm về câu và trong những tiêu chuẩn để phân loại câu của nhiều lí
thuyết ngữ pháp khác nhau đã dẫn đến cách phân tích cấu trúc câu cũng có những
q trình và hình thức mơ tả khác nhau. Cho đến nay, có nhiều lí thuyết ngữ pháp
khác nhau được áp dụng để nghiên cứu cấu trúc câu (ngữ pháp truyền thống, ngữ
pháp quan hệ, ngữ pháp tạo sinh, ngữ pháp chức năng…).
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi theo quan điểm của các nhà ngữ pháp

chức năng. Tác giả Cao Xuân Hạo cho biết, cả ba bình diện kết học, nghĩa học,
dụng học đều được thể hiện trong một câu. Vì vậy, tác giả khẳng định: câu là đơn vị
cơ bản của lời nói, của ngơn từ, của văn bản. Nó là đơn vị nhỏ nhất dùng có thể sử
dụng trong việc giao tế. Nói cách khác, câu là ngơn bản (văn bản) nhỏ nhất [10,
tr.27]. Trong Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp cũng định nghĩa:
Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, nó là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất, là ngôn bản nhỏ
nhất [7, tr.83]. Như vậy, Nguyện Thiện Giáp và Cao Xuân Hạo đều có quan niệm
câu là đơn vị cơ bản của lời nói, là sự thể hiện ngôn ngữ học của hành động nhận
định được thực hiện ngay khi phát ra nó. Qua đây, chúng tôi sử dụng định nghĩa
trên về câu của hai tác giả này làm cơ sở lí thuyết để khảo sát câu trong truyện ngắn
“Khi người ta trẻ” của Phan Thị Vàng Anh cho đề tài của mình.
1.1.2. Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp
Sự phân loại câu trong ngôn ngữ học hiện nay khá phức tạp, dựa vào những
tiêu chuẩn rất khác nhau:
* Phân loại theo ngữ nghĩa: câu tồn tại, câu hành động, câu quá trình, câu
trạng thái, câu quan hệ.
* Phân loại theo mục đích phát ngôn: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu
khiến, câu cảm thán.
* Phân loại theo quan hệ lôgich: câu khẳng định, câu phủ định.


8

*Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn, câu phức, câu ghép.
Theo quan điểm của các nhà ngữ pháp chức năng, câu được phân loại theo
cấu trúc cú pháp cơ bản (căn cứ vào sự có mặt của Đề - Thuyết) gồm có: câu hai
phần (câu một bậc, câu nhiều bậc); câu một phần và câu đặc biệt. Từ đó có các loại
câu sau: câu đơn, câu ghép.
1.2. LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN TRONG NGHIÊN CỨU CÂU TIẾNG VIỆT
1.2.1. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện kết học

Bình diện kết học là bình diện của những khái niệm được xác định bằng
những tiêu chuẩn hình thức thuần túy.
1.2.1.1. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Hiện nay, hướng phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị là hướng phân tích
CTCP câu tiếng Việt phổ biến nhất và đang được sử dụng trong ngữ pháp nhà
trường. Hướng phân tích này chịu ảnh hưởng của cách phân tích cấu trúc câu theo
quan hệ chủ - vị của ngữ pháp truyền thống Châu Âu, đặc biệt là ngữ pháp tiếng
Pháp.
Trong các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên đi theo hướng
này có Trần Trọng Kim [15], Phan Khôi [13], Bùi Đức Tịnh [19], CTCP của câu
thường được mô tả qua khái niệm mệnh đề với nồng cốt là CT C-V. Theo Trần
Trọng Kim thì Phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và đặt các mệnh
đề để lập thành câu. Mệnh đề bao gồm hai thành phần chính là chủ từ (tiếng đứng
làm chủ) và động từ hay tính từ (chỉ cái dụng hay cái thể của chủ từ); ngồi ra cịn
có túc từ phụ thêm cho chủ từ, động từ, tính từ [15, tr.21-29].
Dù vậy, thành tựu của việc phân tích câu tiếng Việt theo CT C-V là đã nêu
lên được ý nghĩa logic của chủ ngữ và vị ngữ. Đồng thời nhận diện và miêu tả vị
ngữ thông qua cấu tạo của đoản ngữ động từ, tính từ.
1.2.1.2. Phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết
Hướng phân tích câu theo CT Đ-T xuất hiện trong Việt ngữ học trước hết do
sự bất cập của hướng phân tích theo CT C-V. Khi chuyển từ việc coi kết cấu C-V có
chức năng biểu thị sự tình sang chức năng truyền tải thơng điệp (biểu thị một phán
đoán hay nhận định), nhiều nhà nghiên cứu theo quan điểm C-V đã thấy rằng kết
cấu C-V có chủ ngữ trùng với chủ thể tâm lí.


9

Để tránh những bất cập này của cách tiếp cận chủ - vị, với quan niệm coi câu
là một ngữ đoạn kết thúc, mang một thơng báo hồn chỉnh, tác giả Lưu Vân Lăng

đã đề xuất cách phân tích câu theo CT Đ-T thay cho cấu trúc chủ - vị, trong đó khái
niệm đề được mở rộng, bao gồm khơng chỉ các chủ ngữ ngữ pháp điển mẫu mà cả
một số trường hợp được các tác giả khác coi là khởi ngữ hay đề ngữ thậm chí là
trạng ngữ. CT Đ-T được Lưu Vân Lăng phân biệt với cấu trúc thơng tin của lí
thuyết phân đoạn thực tại và được áp dụng không chỉ cho câu mà cho cả cú [12,
tr.17].
Trật tự đề trước thuyết sau là trật tự bình thường trong hầu hết các câu tiếng
Việt. Những trường hợp có trật tự ngược lại rất hiếm hoi, vì đề biểu thị sở biểu của
mệnh đề, là cái điểm xuất phát của một nhận định trong tư duy, và do đó khơng
đồng nghĩa với nhau. Chẳng hạn, có hai người đang đi trên đường, kẻ trước người
sau, ta có thể có hai nhận định khác nhau. VD:
-

Con đi trước Hồn và Mỹ! (Con trộm)

-

Hoàn và Mỹ đi sau con!

Cùng một sự kiện nhưng câu “Con đi trước Hoàn và Mỹ!” nhận định về Con
lấy Con làm Đề, câu “Hoàn và Mỹ đi sau con!” nhận định về Hoàn và Mỹ lấy Hoàn
và Mỹ làm Đề của câu. Hai câu trên không đồng nghĩa với nhau, mặc dù chúng
cùng chỉ một hiện tượng, một sự tình.
Theo Cao Xuân Hạo, CT Đ-T câu của tiếng Việt có thể nhận ra rất dễ dàng
nhờ hai cơng cụ: thì và là (đơi khi mà). Ranh giới đề - thuyết của một câu là chỗ nào
có thì hay là, hoặc có thể thêm thì hay là mà nghĩa nguyên văn của câu được giữ
nguyên. Tuy nhiên, có khi từ thì trong câu lại khơng phải dấu hiệu phân chia đề thuyết của câu mà là một CT Đ-T nhỏ hơn câu. VD:
- Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu người cùng tuổi thì như thế
nào, lúc thì địi chơi với ơng già, lúc thì địi chơi với trẻ con! (Chuyện trẻ con)
- Một phong tục rắc rối khơng theo thì khơng được... (Mười ngày)

Trong câu “Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu người cùng tuổi
thì như thế nào, lúc thì địi chơi với ơng già, lúc thì địi chơi với trẻ con!”, thì đánh
dấu ranh giới đề - thuyết của hai tiểu cú làm thuyết ghép của câu. Ở câu “Một


10

phong tục rắc rối khơng theo thì khơng được...”, thì đánh dấu đề - thuyết trong vế
câu phụ chú. Xét một ví dụ khác chẳng hạn:
- Hình như em nghén thì phải. (Có vợ)
Trong câu này, em nghén là nội dung của mệnh đề; phần thuyết thì phải
khơng ứng với nội dung của sở thuyết của mệnh đề, chỉ là một yếu tố tình thái.
Ranh giới đề - thuyết ở đây chỉ là hình thức. Thuyết của câu chỉ là thuyết tình thái “thuyết giả”. Nếu mệnh đề “em nghén” được rút gọn lại bằng một đại từ hồi chỉ
“thế” hay “vậy” thì phần thuyết có vẻ đỡ hình thức hơn:
-

Hình như thế thì phải
Nếu lại có một sự so sánh trong phần thuyết ấy với một phần thuyết trong

một câu nào đó phía trước, ta có câu:
- Hình như thế thì phải hơn.
Lúc này phần thuyết của câu khơng cịn là phần thuyết tình thái nữa mà là
một phần thuyết thật sự, biểu thị sở thuyết của một nhận định. Cũng cần lưu ý rằng,
bên trong các ngữ là đề hoặc thuyết có thể có những tiểu cú làm định ngữ hay bổ
ngữ. Những cấu trúc tiểu cú này khơng làm thành một bậc thấp hơn, vì chúng khơng
trực tiếp cấu tạo thành đề hay thuyết của bậc trực tiếp trên. VD:
- Điều ta khơng muốn thì đừng nên làm cho người khác. (Trị dối)
- Bằng lịng hay khơng thì cũng nên nói cho người ta biết.
Ở câu “Điều ta khơng muốn thì đừng nên làm cho người khác.” tiểu cú ta
không muốn làm định ngữ cho điều, trong câu “Bằng lịng hay khơng thì cũng nên

nói cho người ta biết.” tiểu cú người ta biết làm bổ ngữ cho nói. Các tiểu cú này
khơng làm cho câu có thêm bậc mà chỉ làm cho cấu tạo của đề và thuyết thêm phức
tạp hơn mà thôi [11, tr.73].
Sau đây chúng tơi xin trình bày một cách sơ lược từng kiểu câu này.
* Câu hai phần
Câu hai phần là một câu điển hình. Cấu trúc Đề - Thuyết của nó biểu hiện rõ
ràng với trật tự Đề trước, Thuyết sau. Câu hai phần có thể gồm một bậc Đề - Thuyết
hoặc có từ hai bậc Đề - Thuyết trở lên. [11, tr.72]


11

- Câu một bậc: Là câu mà cả Đề và Thuyết đều có cấu trúc khơng thể chia
thành hai phần Đề và Thuyết ở bậc thấp hơn.
C
Đ

T

VD:
1. Cơm

đã dọn xong.

2. Ở đây

ngột ngạt quá.

3. Họ


sống và chiến đấu (Thuyết ghép).

- Câu nhiều bậc: Là câu mà Đề hoặc/và Thuyết bậc trên được cấu tạo bằng
một cấu trúc Đề - Thuyết bậc dưới.
VD:
1. Mát thì ở đây mát hơn
2. Mai đi thì muộn
3. Tre già măng mọc.
* Câu một phần
Câu một phần là câu chỉ gồm một phần Thuyết, khơng có Đề trên bề mặt của
câu. Nếu câu chỉ gồm có Thuyết mà người nghe hiểu được, nghĩa là vẫn cảm nhận
là một câu, thì ắt phải có một ngữ cảnh khiến người nghe tự xác định được phần Đề
ứng với phần Thuyết ấy.
Cái ngữ cảnh khiến người nghe (đọc) biết được cái phạm vi ứng dụng của
phần Thuyết ấy có thể là:
- Tình huống đối thoại: người nói (tơi) và người nghe (ngôi thứ hai) bao giờ
cũng nằm ở trung tâm của sự chú ý, nghĩa là chiếm vị trí ưu tiên trong chức năng
làm Đề cho nên không cần nêu lên ở bề mặt.
- Khung cảnh hiện hữu trong lúc phát ngôn: thời gian, thời tiết, khung cảnh
trước mắt, sự tồn tại hay xuất hiện của một sự vật, một hiện tượng gây chú ý, đối
tượng cụ thể mà hai bên đang quan tâm.
- Tiêu đề văn bản, các câu phía trước câu hữu quan: các câu trong văn bản
cũng tạo được ngữ cảnh cho sự xuất hiện của những câu một phần.
* Câu đặc biệt


12

Câu đặc biệt là câu khơng có cấu trúc Đề - Thuyết, là câu có cấu trúc của một
ngữ khơng thể coi là Đề ngữ hay Thuyết ngữ vì nó không biểu thị một Sở thuyết

hay Sở đề của một mệnh đề nào.
Có thể gọi tên các loại câu đặc biệt như sau:
- Câu đặc biệt cảm thán: Ơ kìa! Trời ơi!
- Câu đặc biệt gọi đáp: Nam ơi! Dạ!
- Câu đặc biệt gọi tên: Quán Diêu Bông
- Câu đặc biệt tượng thanh: Ùng!, Oàng!.
Theo quan niệm của Cao Xuân Hạo thì CT Đ-T thuộc tổ chức cú pháp của
câu, cấu trúc nêu - báo thuộc tổ chức thông báo của câu. Vì vậy, CT Đ-T có tính ổn
định, khơng lệ thuộc ngữ cảnh, còn cấu trúc nêu - báo có tính khơng ổn định vì hồn
tồn lệ thuộc ngữ cảnh hoặc tình huống phát ngơn. Do đó, CT Đ-T thuộc bình diện
kết học chứ khơng thuộc bình diện dụng học.
1.2.2. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện nghĩa học
Bình diện nghĩa học: được hiểu là bình diện của sự tình được biểu thị trong
câu và những tham tố tham gia biểu hiện sự tình ấy.
1.2.2.1. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu
Con người bình thường ai cũng có những hiểu biết nhất định, đó là những
kinh nghiệm của người đó. Kinh nghiệm là phần làm nên ý nghĩa của từ ngữ nên
được gọi là nghĩa kinh nghiệm. Nghĩa kinh nghiệm được thể hiện trong những điều
người nói trình bày, diễn đạt những hiểu biết của mình về những thứ trong thế giới
tinh thần và vật chất nên được gọi là nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa kinh
nghiệm, nghĩa mệnh đề). Các yếu tố ngôn ngữ diễn đạt nghĩa biểu hiện trong một
câu kết hợp với nhau làm thành CT NBH. CT NBH được phân tích theo kiểu sự
việc nêu ở từ làm vị tố (như động, tĩnh hay quan hệ trừu tượng) và các thực thể góp
phần vào việc tạo nghĩa sự việc trong câu [6, tr.26]. Các thực thể này, về mặt nghĩa
được phân biệt thành hai loại:
- Thực thể tham gia vào sự việc, gọi là tham thể.
- Thực thể chỉ hồn cảnh như khơng gian, thời gian, trong đó sự việc diễn ra
gọi là cảnh huống.



13

Tham thể và cảnh huống trong nghĩa vừa nêu thường được gọi dưới tên
chung là vai nghĩa.
Như đã biết, nghĩa biểu hiện là kiễu nghĩa phản ánh vật, việc, hiện tượng,
vào trong câu. Sự phản ánh này không phải theo kiễu hình chiếu qua gương soi, mà
phản ánh nhận thức của con người. Việc phân tích nghĩa biểu hiện trong câu tập
trung chủ yếu ở các hiện tượng: cấu trúc vị tố - tham thể, tham thể và cảnh huống,
loại hình sự thể. Đây là những mặt cụ thể trong CT NBH của câu. Mỗi sự việc
thường là một sự việc động, hay sự việc tĩnh, hay sự việc là quan hệ trừu tượng
cùng với các thực thể tham gia vào sự việc đó. Tính chất động, tĩnh, quan hệ trừu
tượng của sự việc, gọi là sự thể (hay sự tình). Tính chất này tập trung ở vị tố. Vị tố
là động từ, tính từ, danh từ làm trung tâm của câu. Khi câu chỉ có một từ (trừ thán
từ), thì từ đó là vị tố của câu như trong câu: “Cháy!”. Nếu hiểu câu gồm hai bộ phận
chính là chủ ngữ và vị ngữ thì vị ngữ gồm vị tố - tham thể nêu ở bổ ngữ. Trong các
ví dụ sau đây của vị tố:
- Tuyền lấy xe đuổi theo chị Khánh để chở chị về. (Xa nhà) (sự thể động,
động từ).
- Tuyền nghĩ. (Tuyền báo thù) (sự thể tĩnh, động từ).
-

Nó dữ tợn và tang tóc. (Khi người ta trẻ) (sự thể tĩnh, tính từ).

-

Chủ nhật ngày mười lăm tháng sáu âm lịch. (Đi thăm cha) (sự thể quan hệ,

danh từ)
-


Việt là em họ tôi. (Quà kỷ niệm) (sự thể quan hệ, trợ động từ)
Ở các ví dụ trên, ngồi vị tố cịn có các từ chỉ thực thể tham dự vào sự việc

như: Tuyền, nó, chủ nhật, Việt, em họ tơi. Đó là các tham thể. Các sự việc phản ánh
vào trong câu làm thành mặt nghĩa sự việc của câu, đó chính là nghĩa biểu hiện của
câu. Cùng một sự việc có thể diễn đạt theo những cách khác nhau trong những câu
khác nhau. Cách tổ chức theo nghĩa sự việc trong mỗi câu làm thành CT NBH của
câu. Vị tố và tham thể là hai thành phần chính của CT NBH. Vị tố là phần trung tâm
(hạt nhân) làm cơ sở cho sự việc được phản ánh trong câu, cùng với các tham thể
nêu ở chủ ngữ, bổ ngữ.. diễn đạt sự việc đó. Vị tố không bao gồm bổ ngữ. Nếu phần
vị ngữ của câu có chứa động từ tình thái (ĐTTT) thì động từ tình thái là chính tố


14

(đầu tố) về mặt cú pháp cụm từ, động từ thực đứng sau là vị tố làm trung tâm nghĩa
của câu. VD:
-

Tưởng không dám /
ĐTTT

viết nhật ký. (Tưởng)
Vị tố

Các vị tố diễn đạt một trong hai kiễu nghĩa khái quát là nêu đặc trưng (động
và tĩnh) và nêu quan hệ. Mối quan hệ giữa vị tố và tham thể tạo thành cấu trúc vị tố
- tham thể trong nghĩa biểu hiện, tương ứng về cú pháp với cấu trúc cơ sở của câu.
Tham thể xuất hiện do nghĩa của vị tố địi hỏi, trên cơ sở đó, có thể phân biệt các
cấu trúc vị tố - tham thể theo số lượng các thực thể có thể tham dự.

- Cấu trúc vị tố - một tham thể. VD:
Còn trẻ quá ha. (Cuộc ngoạn du ngắn ngủi) (Tĩnh)
- Cấu trúc vị tố - hai tham thể. VD:
Nhà tôi xa trường học. (Phục thiện) (Tĩnh)
- Cấu trúc vị tố - ba tham thể. VD:
Tôi gửi lá thư đầu tiên cho anh. (Mười ngày) (Động)
- Cấu trúc vị tố - zero tham thể. Trường hợp này chỉ thuộc về kiểu câu danh từ
khơng có chủ ngữ. VD:
Khơng! (Si tình)
1.2.2.2. Nghĩa tình thái của câu
Tình thái là phần nghĩa rất phức tạp và được hiểu rất khác nhau. Nếu chỉ xem
xét phần nghĩa tình thái thì gọi là nghĩa tình thái liên nhân trong phạm vi câu. Theo
cách hiểu đó, phần nghĩa tình thái được tách ra khỏi phần thuộc nghĩa biểu hiện của
câu. Nghĩa liên nhân, hiểu khái quát là phần nghĩa phản ánh thái độ của người nói
trong câu.
Trong logic học, khái niệm tình thái gắn liền với sự phân loại các phán đoán,
các mệnh đề logic dựa trên những đặc trưng cơ bản của hai thành phần chủ từ và vị
từ, xét ở mức độ phù hợp của phán đoán trong thực tế. VD:
-

Nhiều trái quá hả?. (Truyện trẻ con) - là một phán đốn.
Phán đốn bao giờ cũng có ba nhóm lớn: khả năng, tất yếu và hiện thực.

Phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng nào
đó ở đối tượng. VD:


15

-


Nửa đêm, một cái chân dài của con Hồn có thể vắt sang cổ ngoại. (Con

trộm)
Phản ánh tất yếu những nội dung nhận thức mà đặc trưng nêu ở vị từ có ở đối
tượng trong mọi điều kiện, mọi thế giới khả năng. VD:
-

Mất con này thì thay mẫu khác vào thôi, hay cứ để cái con bằng nhựa mà tên

trộm đã tráo. (Tuyền báo thù)
Phản ánh hiện thực xác nhận sự có mặt hay vắng mặt của một đặc trưng ở
một đối tượng nào đó. VD:
-

Có tấm ni-lơng với cái nón thơi, tao khơng có áo! (Đất đỏ)
Cả ba loại phán đốn trên đều là tình thái khách quan, tồn tại trong hiện thực

khách quan. Loại tình thái này khơng có trong mơi trường giao tiếp và nhân tố giao
tiếp.
Tính tình thái trong ngơn ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu,
tuy nhiên, “hai chữ tình thái vẫn cịn đi đơi với nhiều định kiến sai lạc” (Cao Xuân
Hạo). Hiểu một cách chung nhất, đưa ra một phát ngơn có nghĩa là một thơng tin về
sự tình ấy có hai bộ phận: (1) Nghĩa sự tình (thơng tin về sự thể trong phát ngôn
ấy); (2) Thông tin tình thái thuộc về bình diện tâm lí, thể hiện cảm xúc và thái độ
của người nói đối với điều được nói ra ấy). Điều này cho ta biết sự tình được nêu ra
trong phát ngơn là tất yếu, là khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định và
mức độ cam kết của người nói đối với điều được nói ra. Chẳng hạn, một sự tình là
“bây giờ là 11 giờ” (Khách đêm), chúng ta có thể thể hiện những nội dung tình thái
khác nhau:

-

Bây giờ là 11 giờ.

-

Mới có 11 giờ thơi.

-

Bây giờ đã 11 giờ rồi.

-

11 giờ rồi à?

-

Có lẽ đã 11 giờ rồi đó.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân biệt tình thái chủ quan và tình thái khách quan

để làm rõ hơn về nghĩa tình thái trong ngôn ngữ. Đặc điểm quan trọng nhất để phân
biệt tình thái khách quan và tình thái chủ quan là vai trị của người nói hay tính chủ
quan của người nói về sự đánh giá, mức độ cam kết của người nói về điều được nói


16

ra. Logic học chỉ quan tâm đến tình thái khách quan với ba tham số là: hiện thực/phi
hiện thực, tất yếu/khơng tất yếu, có thể/khơng thể và trình bày sự việc như nó vốn

có, loại trừ vai trị của người nói. Trong khi đó, vai trị của người nói trong tình thái
chủ quan (trong ngơn ngữ học) được coi trọng đặc biệt.
1.2.3. Câu tiếng Việt nhìn từ bình diện dụng học
Bình diện dụng học là bình diện của việc sử dụng ngơn từ trong những tình
huống cụ thể, trong những cuộc đối thoại cụ thể.
1.2.3.1. Cấu trúc thông tin của câu
Vấn đề CTTT (cấu trúc phân đoạn thực tại, cấu trúc thông báo) của câu được
Mathesius thuộc trường phái học chức năng Praha nêu ra lần đầu tiên năm 1936.
Theo đó, tình huống và ngơn cảnh quy định việc chia cấu trúc của câu làm hai phần:
phần nêu (còn gọi là cái cũ, hay cái đã biết, cái cho sẵn) là phần đã có mặt trong ý
thức của người nghe trước khi câu được nói ra, cịn phần báo (cịn gọi là thơng tin
mới) là phần khơng có mặt trong ý thức của người nghe. Cùng một câu nói, tùy theo
tình huống có thể có nhiều thơng tin khác nhau. VD:
-

Tôi / đi về Long Xuyên. (Một ngày) (trả lời câu hỏi: Tơi làm gì?)
Nêu

-

Báo

Tơi đi/ về Long Xun (trả lời câu hỏi: Tôi đi đâu?)
Nêu

-

Báo

Tôi / đi về Long Xuyên. (trả lời câu hỏi: Ai đi Long Xuyên)

Báo

-

Nêu

Tôi đi về Long Xun (trả lời câu hỏi: Có chuyện gì?)
Báo
Trong tiếng Việt, các phương tiện được dùng để đánh dấu thông tin là ngữ

điệu, trật tự từ, một số trợ từ và tiểu từ nhấn mạnh. Khác với CT Đ-T ln có trật tự
đề trước, thuyết sau, trật tự của hai phần nêu và báo là tự do, đặc biệt có trường hợp
như câu “Tơi đi về Long Xun” ci cùng, câu chỉ có phần báo. Trong trường hợp
này, ta nói câu có thơng báo gộp, tức là tồn bộ phát ngơn được “báo hóa”. Một
trong những cách thức để đánh dấu câu nói có thơng báo “gộp” là sử dụng trật tự từ
chủ quan.


17

Để đánh dấu câu nói có phần báo đứng trước, có thể sử dụng ngữ điệu hoặc
trợ từ nhấn mạnh, chẳng hạn trong câu sau, trợ từ chính được dùng để đánh dấu
phần báo. VD:
-

Vậy là tôi vênh mặt lên, hất hàm một cái rồi đạp tiếp, lạnh như tiền. (Hồng

ngủ)
Các nhà Việt ngữ học trước đây vẫn hay dùng thuật ngữ “cấu trúc thông báo”
để chỉ sự phân đoạn cấu trúc của câu theo vị thế thông tin của các thành tố với các

hàm ý khu biệt nó với CTCP và cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Theo Cao Xn Hạo,
cấu trúc thơng báo của câu chỉ có một trọng tâm thông báo hay TĐ biểu thị TTM,
được đánh dấu bằng trọng âm cường điệu. Nguyễn Hồng Cổn đã trình bày quan
điểm cho rằng: “Cấu trúc thơng báo là cấu trúc có một trọng tâm là tiêu điểm
thơng báo” [4, tr.23] và khẳng định tiêu điểm thông báo là thành tố quan trọng nhất
biểu thị phần thông tin mà người nói giả định là người nói và người nghe không
cùng chia sẻ. Tiếp tục phát triển quan điểm này, đồng thời tiếp thu quan niệm của
một số nhà nghiên cứu Châu Âu, Nguyễn Hồng Cổn cho rằng: CTTT của câu bao
gồm 2 phần: phần thứ nhất có chức năng nổi bật về mặt thơng tin là TĐTT
(ìnformation focus) hay gọi tắt là TĐ, phần còn lại được coi là phần cơ sở của
CTTT. Phạm vi của phần cơ sở và mối quan hệ giữa phần cơ sở và TĐ trong CTTT
do vị trí và tác động của TĐTT quyết định [5, tr.34].
TĐTT là phân đoạn thông tin mà người nói đặc biệt muốn nhấn mạnh, cho là
có giá trị thông báo cao nhất. TĐTT là nơi tập trung chú ý của người nói nhằm làm
cho người nghe hiểu đúng điều mà người nghe muốn khẳng định, nhấn mạnh. Nó có
thể rơi vào bất cứ thành phần ngữ pháp nào. Tiếng Việt thường dùng trọng âm câu
hay các trợ từ để đánh dấu TĐTT. Tùy theo sự nhấn mạnh một phân đoạn nào đó
mà mỗi câu sẽ có khả năng có nhiều TĐ khác nhau. Bất kể thơng báo nào, dù là mới
hay cũ nếu quan trọng thì đều mang tính TĐ, một khi mang tính TĐ thì thơng tin đó
được coi là mới.
1.2.3.2. Câu và lực ngơn trung của câu
Trong lí thuyết hành động ngơn từ, các phát ngơn có hai loại nghĩa: (1)
Nghĩa mệnh đề hay cịn gọi là nghĩa ngôn tạo. Đây là nghĩa đen, cơ bản của phát
ngơn, nó được truyền đạt bởi các từ và các cấu trúc trong phát ngôn này; (2) Nghĩa


×