Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

123doc luan van thac si he thong kiem soat noi bo tai cong ty cp idc tan cang long binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

***

ĐÀO THANH BÌNH

HỒN THIỆN
HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI
CƠNG TY CP ICD TÂN CẢNG LONG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

***

ĐÀO THANH BÌNH

HỒN THIỆN
HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI
CƠNG TY CP ICD TÂN CẢNG LONG BÌNH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS:VÕ VĂN NHỊ

Đồng Nai, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đƣợc luận văn thạc sỹ này, ngoài những kiến thức mà tác giả
đã tích lũy đƣợc trong q trình học tập, tác giả còn nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ khác.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Quý thầy cô trƣờng Đại học Lạc Hồng, phòng
Sau đại học và đặc biệt là PGS.TS Võ Văn Nhị đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ, kịp thời
nhắc nhở, bổ sung kiến thức giúp tác giả hoàn thành một cách tốt nhất bài luận văn thạc
sỹ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể Công nhân viên Công ty CP ICD Tân Cảng
– Long Bình đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu tại đơn vị. Đồng thời,
tác giả cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty đã đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ
trợ tìm hiểu các hoạt động thực tế tại đơn vị.
Tác giả kính gửi đến q thầy cơ, ban lãnh đạo cùng tập thể Cơng ty CP ICD Tân
Cảng – Long Bình những lời chúc tốt đẹp nhất!
Đồng Nai, tháng 05 năm 2015
Học viên nghiên cứu

Đáo Thanh Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt
nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình” là cơng trình nghiên cứu do chính bản
thân tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Võ Văn Nhị
Tác giả xin cam kết kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong

bất kỳ nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính trung thực của đề tài
nghiên cứu này.

Đồng Nai, tháng 05 năm 2015
Học viên nghiên cứu

Đáo Thanh Bình


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn đã trình bày một số nội dung cơ bản về lý thuyết hệ thống kiểm soát nội bộ
theo báo cáo COSO 2013.
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp tùy vào quy mô hoạt động mà sẽ có phƣơng hƣớng
xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù riêng của đơn vị
nhằm hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mục tiêu đề ra và hạn chế những rủi
ro tiềm tàng. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP
ICD Tân Cảng Long Bình, đánh giá thực trạng theo các thành phần của hệ thống kiểm
soát nội bộ theo COSO 2013 để từ đó đƣa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần giúp Cơng
ty hồn thiện hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Các nghiên cứu có liên quan ...................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc của đề tài .......................................................................... 4
7. Thời gian thực hiện đề tài .......................................................................................... 4
8. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ........... 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ

..................... 6

1.1.1 Giai đoạn sơ khai ........................................................................................... 6
1.1.2 Giai đoạn hình thành ...................................................................................... 6
1.1.3 Giai đoạn phát triển ....................................................................................... 7
1.1.4 Giai đoạn hiện đại .......................................................................................... 9
1.2 Khái niệm và mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................... 13
1.2.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ .......................................................... 13
1.2.2 Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ ............................................................. 14
1.3 Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................ 14
1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................. 16


1.4.1 Mơi trƣờng kiểm sốt .................................................................................. 16
1.4.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 18
1.4.3 Hoạt động kiểm sốt .................................................................................... 20

1.4.4 Thơng tin và truyền thông ........................................................................... 20
1.4.5 Giám sát ....................................................................................................... 21
1.6 Đặc điểm của dịch vụ Cảng cạn ICD (ICD - Inland Container Depot) chi phối đến
hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 01 ........................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY
CP ICD TÂN CẢNG LONG BÌNH .......................................................................... 27
2.1 Tổng quan về Cơng ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình ......................................... 27
2.1.1 Lịch sử hình thành ....................................................................................... 27
2.1.2 Giới thiêu về Cơng ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình ............................... 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty ........................................................................ 29
2.1.4 Tổ chức thơng tin và báo cáo kế tốn .......................................................... 32
2.1.4.1 Các chế độ chính sách kế tốn áp dụng ............................................ 32
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................... 32
2.1.4.3 Hình thức kế tốn.............................................................................. 32
2.1.5 Phƣơng hƣớng phát triển ............................................................................. 33
2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình. 33
2.2.1 Mơ tả quá trình khảo sát thực tế .................................................................. 33
2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát ............................................................................. 33
2.2.1.2 Nội dung khảo sát ............................................................................. 33
2.2.1.3 Phạm vi khảo sát ............................................................................... 34
2.2.1.4 Phƣơng pháp khảo sát ...................................................................... 34
2.2.2 Kết quả khảo sát .......................................................................................... 35
2.2.2.1 Thực trạng mơi trƣờng kiểm sốt ..................................................... 35
2.2.2.2 Thực trạng đánh giá rủi ro ............................................................... 39
2.2.2.3 Thực trạng hoạt động kiểm sốt ...................................................... 41
2.2.2.4 Thực trạng thơng tin và truyền thơng ............................................... 51


2.2.2.5 Thực trạng giám sát .......................................................................... 52

2.3 Một số đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng
Long Bình ..................................................................................................................... 53
2.3.1 Mơi trƣờng kiểm sốt ................................................................................. 53
2.3.1.1 Tính chính trực và giá trị đạo đức .................................................... 53
2.3.1.2 Chính sách nhân sự và đảm bảo về năng lực .................................... 54
2.3.1.3 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát .................................................. 56
2.3.1.4 Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ........................... 57
2.3.1.5 Cơ cấu tổ chức và việc phân định quyền hạn trách nhiệm ............... 58
2.3.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 58
2.3.3 Hoạt động kiểm sốt .................................................................................... 59
2.3.4 Thơng tin và truyền thông ........................................................................... 61
2.3. 5 Giám sát ...................................................................................................... 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 02................................................................................................63
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI
CƠNG TY CP ICD TÂN CẢNG LONG BÌNH...............................................................64
3.1 Quan điểm hoàn thiện ............................................................................................ 64
3.1.1 Từng bƣớc tiếp cận để đạt đƣợc sự phù hợp với các mục tiêu theo báo cáo
COSO 2013 ................................................................................................................... 64
3.1.2 Phù hợp với đặc điểm hoạt động của Cảng ICD ......................................... 65
3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình............................................................................................................................... 66
3.2.1 Giải pháp hồn thiện mơi trƣờng kiểm sốt ................................................ 66
3.2.1.1 Tính chính trực và giá trị đạo đức .................................................... 66
3.2.1.2 Chính sách nhân sự và đảm bảo về năng lực .................................... 66
3.2.1.3 Hội đồng quản trị và ban kiểm soát .................................................. 67
3.2.1.4 Triết lý và phong cách điều hành của nhà quản lý ........................... 67
3.2.1.5 Cơ cấu tổ chức và việc phân định quyền hạn trách nhiệm ............... 68
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro ........................................................... 68
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát ................................................. 69



3.2.3.1 Phân chia trách nhiệm hợp lý ........................................................... 69
3.2.3.2 Kiểm sốt q trình xử lý thơng tin .................................................. 74
3.2.3.3 Kiểm sốt vật chất ............................................................................ 74
3.2.3.4 Kiểm sốt hoạt động thơng qua các quy trình .................................. 76
3.2.4 Giải pháp hồn thiện thơng tin truyền thơng ............................................... 78
3.2.5 Giải pháp hồn thiện Giám sát .................................................................... 80
3.3 Kiến nghị ................................................................................................................ 80
3.3.1 Đối với Ban lãnh đạo Công ty CP ICD Tân Cảng Long Bình .................... 80
3.3.2 Đối với các phịng ban liên quan ................................................................. 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 03 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BBHT: Biên bản hoàn thành
BGD: Ban giám đốc
COBIT: Control objectives for information and related technology
COSO: Criteria of control board of Canadian institute of Chartered Accountants
COSO: Committee of Sponsoring Organization
Cảng cạn ICD (ICD - Inland Container Depot)
CNTT: Công nghệ thông tin
CG: Đội cơ giới xếp dỡ
CBQL: Cán bộ quản lý
CB CNV: Cán bộ công nhân viên
Cont: Container
ĐHVT: Điều hành vận tải
HĐQT: Hội đồng quản trị

HĐXĐBTTH: Hội đồng xác định bồi thƣờng thiệt hại
ISA: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KSNB: Kiểm soát nội bộ
KTXH: Kinh tế xã hội
KCN: Khu công nghiệp
KHSX : Kế hoạch sản xuất
KNQ: Kho ngoại quan
KND: Kho nội địa
NVHT: Nhân viên hỗ trợ
NVCT: Nhân viên chứng từ
P.TCHC : Phòng tổ chức – hành chính


P.KHKD: Phòng kế hoạch kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TTĐHSX: Trung tâm điều hành sản xuất
TBSX: Trực ban sản suất
TCSKH: Tổ chăm sóc khách hàng
XNK: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng nhân sự ......................................................................................... 36
Bảng 2.2: Trình độ nhân sự.......................................................................................... 36
Bảng 2.3: Quy trình mua & sử dụng vật tƣ ................................................................. 43
Bảng 2.4: Quy trình sữa chữa ...................................................................................... 44
Bảng 2.5: Quy trình nhập hàng hóa vào kho (Trách nhiệm: Trung tâm điều hành sản xuất)
..................................................................................................................................... 46
Bảng 2.6: Quy trình xuất hàng ra khỏi kho (Trách nhiệm: Trung tâm điều hành sản xuất)
...................................................................................................................................... 48

Bảng 2.7: Quy trình tổng hợp sản lƣợng để tính doanh thu (Trách nhiệm: P. Tài chính kế
tốn) .............................................................................................................................. 51
Bảng 3.1: Quy trình phối hợp giữa các phịng ban tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình .............................................................................................................................. 70
Bảng 3.2: Quy trình bồi thƣờng thiệt hại ..................................................................... 75
Bảng 3.3: Quy trình tổng hợp sản lƣợng để tính doanh thu (Tách trách nhiệm cho các
phịng ban) .................................................................................................................... 76
Bảng 3.4: Quy trình thu nhận thơng tin để có thể tiếp nhận giải quyết các khiếu nại và
góp ý của khách hàng ................................................................................................... 78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Cơng ty ................................................................................. 31
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế tốn ..................................................................... 32
Hình 2.3: Hình thức kế tốn ........................................................................................ 33
Hình 2.4: Quy trình báo giá - Lập hợp đồng - Triển khai hợp đồng (Trách nhiệm: P. Kế
hoạch – Kinh doanh) .................................................................................................... 45


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay với xu thế hội nhập, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều
nguy cơ và thách thức. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
không ngừng hoàn thiện và nâng cao giá trị khác biệt của mình so với các đối thủ
cạnh tranh trong lĩnh vực cùng ngành. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận, các nhà quản lý còn phải
quan tâm đến vấn đề kiểm soát trong doanh nghiệp. Việc kiểm soát này được thực
hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

Công ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình được thành lập vào năm 2007 với hệ
thống kho mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, hiện nay, 08 kho với diện tích mỗi
kho 18.000m2, 05 kho với diện tích mỗi kho 15.300m2, 01 kho hàng quản chấp với
diện tích 30.000 m2, 01 phịng trưng bày – Showroom với diện tích 1.000 m2, 01
kho chứa hàng nguy hiểm với diện tích 1.600 m2, khu nhà kiểm hóa, khu máy soi
container và bãi container với diện tích hơn 23.000 m2 đã được đưa vào sử dụng đạt
hiệu quả khai thác phủ kín 100% diện tích. Hệ thống quản lý khai thác kho WMS
(Warehouse Management System) tiên tiến tích hợp với hệ thống khai thác
container CMS (Container Management System) hiệu quả, ICD Tân Cảng Long
Bình cung cấp đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ logistics và quản lý chuỗi
cung ứng chất lượng cao với giá thành rất cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu
khắt khe của khách hàng.
Trong chiến lược phát triển kinh doanh, ICD Tân Cảng Long Bình sẽ tận
dụng sức mạnh tiềm năng trong khai thác cảng và nguồn vốn của Tổng công ty Tân
Cảng Sài Gòn để tạo ra một chuỗi cung ứng dịch vụ hoàn hảo, khai thác tối đa các
giá trị gia tăng và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ, trở thành một trung tâm logistics
kiểu mẫu, hiện đại và lớn nhất Việt Nam trong đó có đầy đủ các dịch vụ kho hàng,
bãi container và các dịch vụ giá trị gia tăng cùng với sự cung ứng các giải pháp kinh
doanh toàn diện.
Để đạt được mục tiêu phát triển đó, việc quản lý các nguồn lực và cơng tác
kiểm sốt hoạt động ln là vấn đề đặt lên hàng đầu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả quản lý, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu


2

quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Cơng ty CP ICD Tân Cảng – Long Bình” để thực hiện luận văn thạc sỹ nhằm
nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty và đưa ra những giải

pháp tối ưu nhằm góp phần hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty.
2. Các nghiên cứu có liên quan
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội
bộ tại Cơng ty TNHH Đồng Tâm, luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế TP
Hồ Chí Minh.
Đề tài đã đánh giá thực tế việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Cơng ty TNHH Đồng Tâm. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hồn thiện hệ
thống kiểm sốt nội bộ tại Công ty.
- Tác giả Đinh Thụy Ngân Trang (2007), Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ
tại Cơng ty Nuplex Resins, luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh.
Đề tài xác định các nhân tố đe dọa đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ
tại Cơng ty TNHH Nuplex Resins, tìm ra nguyên nhân các nhân tố đó. Sau đó tác
giả đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty.
- Tác giả Lê Thị Bảo Nhƣ (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng
ty TNHH URC Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Đề tài cung cấp cái nhìn khái qt, tồn diện về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng
ty TNHH URC Việt Nam. Sau đó tác giả đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm soát nội bộ tại Cơng ty.
- Tác giả Lê Vú Tƣờng Vy (2014), Hồn thiện hệ thống kiểm soát nội theo
hướng kiểm soát rủi ro tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn, luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.


3

Đề tài đã hệ thống hóa kiểm sốt rủi ro theo ngành kinh doanh khai thác Cảng, đánh
giá thực trạng hệ thống kiểm sốt rủi ro tại Cơng ty CP Cảng Quy Nhơn và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB theo hướng kiểm soát rủi ro tại Công ty.

Ngành khai thác Cảng ICD (Inland Container Depot) là một ngành mới được
phát triển để giảm áp lực tác nghiệp hàng hóa cho cảng biển nên chưa có nhiều
nghiên cứu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành khai thác Cảng ICD. Vì vậy, tác giả quyết định chọn
đề tài: “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng –
Long Bình” để thực hiện luận văn thạc sỹ nhằm nghiên cứu thực trạng hệ thống
kiểm sốt nội bộ của Cơng ty và đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm góp phần hồn
thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhận diện một số đặc thù của ngành khai thác Cảng ICD (ICD - Inland
Container Depot) chi phối đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP
ICD Tân Cảng Long Bình – là cơng ty hoạt động trong ngành khai thác Cảng ICD
(ICD - Inland Container Depot).
Nhận diện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ,
nguyên nhân ảnh hưởng đến các yếu tố đó. Qua đó, đề xuất giải pháp hồn thiện hệ
thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ
thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình.
 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Cơng ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình từ tháng 2/2015 đến tháng 5/2015 .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu


4

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp thống kê mô tả để giải quyết

các vấn đề như sau:
- Thu thập các quy định, quy trình, nội quy, văn hóa, chính sách liên quan đến
các yếu tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ như quy định về văn hóa ứng xử doanh
nghiệp, quy trình sản suất, chính sách tuyển dụng và khen thưởng, bảng mô tả công
việc của nhân viên và chức năng các phòng ban, các quy định khác lien quan đến hệ
thống kiểm soát nội bộ.
- Gửi bảng câu hỏi gồm 55 câu hỏi khảo sát đến 100 CB CNV công ty. Nội
dung bảng câu hỏi được xây dựng đựa trên tham khảo ý kiến của Giáo viên hướng
dẫn. Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên các thành phần cấu thành của hệ thống
kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 nhằm thu thập thơng tin về cách tổ chức
hệ thống kiểm sốt nội bộ tại công ty, cụ thể
+ Môi trường kiểm soát: 22 câu hỏi
+ Đánh giá rủi ro: 10 câu hỏi
+ Hoạt động kiểm sốt: 12 câu hỏi
+ Thơng tin và truyền thông: 6 câu hỏi
+ Giám sát: 5 câu hỏi
- Phỏng vấn giám đốc công ty và một số trưởng bộ phận để tìm hiểu thơng tin
- Dựa trên kết quả khảo sát, các tài liệu, thông tin thu thập được tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.
6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc của đề tài.
- Về mặt lý thuyết: Đề tài góp phần hệ thống lại một số lý thuyết cơ bản về hệ
thống kiểm soát nội bộ
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu phân tích và đánh thực trạng hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.Từ đó, tác giả đưa ra những
giải pháp và định hướng tốt hơn trong việc hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Công ty. Trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ từng bước phát triển ổn định và bền vững.
7. Thời gian thực hiện đề tài
Dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 02/2015 đến hết 05/2015.



5

-

Trong tháng 02/2015 thực hiện nghiên cứu về hệ thống kiểm sốt nội bộ tại
Cơng ty và viết chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ.

-

Trong tháng 03 và 04/2015 thực hiện viết chương 2 tìm hiểu về thực Thực
trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long Bình.
Trong q trình thực hiện sẽ nhờ GVHD giúp đỡ hồn thiện chương 1 và
chương 2.

-

Trong tháng 05/2014 thực hiện nghiên cứu và viết chương 3 về Giải pháp
hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân Cảng Long
Bình

-

Thời gian cịn lại sẽ nhờ GVHD giúp đỡ hoàn thiện bài luận văn.

8. Kết cấu của đề tài:
- Phần mở đầu
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
- Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP ICD Tân
Cảng Long Bình

- Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty CP
ICD Tân Cảng Long Bình
- Kết luận
- Phụ lục


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1.1 Giai đoạn sơ khai
Hình thức ban đầu của kiểm sốt nội bộ là kiểm sốt tiền và bắt đầu từ cuộc
cách mạng cơng nghiệp. Để có thể phát triển, các cơng ty cần có vốn và từ đó đưa
đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về sử dụng vốn. Thuật
ngữ kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này.
Đến năm 1905, Robert Mongomery, đồng thời cũng là sáng lập viên của
cơng ty kiểm tốn Lybrand, Ross Bros & Mongomery, đã đưa ra ý kiến về một số
vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm
toán”. Dù ý kiến này không phải là nguyên tắc chi phối cuộc kiểm tốn nhưng đó
vẫn là cơ sở về các thủ tục mà kiểm toán viên cần thực hiện.
Đến năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một
cơng bố của cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), thơng qua đó,
kiểm sốt nội bộ được định nghĩa là một cơng cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác
đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ
cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm tốn viên.
Năm 1936, trong một cơng bố, Hiệp hội Kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ
(AICPA – American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa kiểm
soát nội bộ “... là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện
trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác
trong ghi chép của sổ sách”.

1.1.2 Giai đoạn hình thành
Năm 1949, AICPA cơng bố cơng trình nghiên cứu đầu tiên về kiểm sốt nội
bộ với nhan đề: “ Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với
việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Trong báo cáo này,
AICPA đã định nghĩa kiểm soát nội bộ là”... cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách
thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản,


7

kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế tốn, thúc đẩy hoạt động có
hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”.
1.1.3 Giai đoạn phát triển
Trong hơn 40 năm sau đó, AICPI đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực
đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB:
Vào năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP – Committee on Auditing
Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP –
Statement on Auditing Procedure) về: “ Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm
toán viên độc lập”, trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm sốt nội bộ về quản lý và
kiểm soát nội bộ về kế toán, và đã đưa ra định nghĩa sau:
Kiểm soát nội bộ, nếu xét theo nghĩa rộng, bao gồm các thủ tục kiểm soát
liên quan đến kế toán hoặc quản lý, cụ thể là:
Kiểm soát nội bộ về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và
thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế
tốn.
Kiểm sốt nội bộ về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và
thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính
sách quản trị.
Đến năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 (1962), đã làm rỗ hơn về vấn
đề này như sau: Kiểm toán viên độc lập trước hết sẽ quan tâm đến kiểm sốt nội bộ

về kế tốn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thơng tin tài chính và do vậy kiểm toán
viên cần đánh giá kiểm soát nội bộ đối vấn đề này. Kiểm soát nội bộ về quản lý
thường chỉ liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, do vậy kiểm tốn viên sẽ
khơng bị buộc phải đánh giá chung. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên độc lập tin rằng
một số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của
thơng tin tài chính, kiểm tốn viên sẽ phải nghiên cứu để đánh giá kiểm soát nội bộ
về quản lý. Chẳng hạn các số liệu thống kê về sản lượng, các số liệu kỹ thuật...địi
hỏi phải có sự đánh giá riêng.


8

Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 (1972) “Tìm hiểu về đánh giá
kiểm sốt nội bộ” trong đó đưa ra bốn thủ tục kiểm sốt kế tốn, đó là đảm bảo
nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã được phê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp
vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếp cận tài sản và kiểm kê.
Sau đó năm 1973, SAS 1(1973), duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa
về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán như sau:
Kiêm sốt quản lý, khơng chỉ hạn chế ở kế hoạch tổ chức và các thủ tục, mà
còn bao gồm quá trình ra quyết định cho phép cho thực hiện nghiệp vụ của nhà
quản lý . Kiểm soát kế toán bao gồm các thủ tục và cách thức tổ chức ghi nhận vào
sổ sách để bảo vệ tài sản, tính đáng tin cậy của số liệu và do vậy, nó được thiết lập
để cung cấp sự đảm bảo hợp lý trên các phương diện sau đây:
Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của các nhà
quản lý. Các nghiệp vụ được ghi nhận khi phát sinh để:
-

Lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế tốn hay các quy định có
liên quan


-

Thực hiện trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản: Việc tiếp cận tài sản chỉ
được thực hiện khi có sự cho phép của nhà quản lý. Định kỳ các báo cáo về
tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế và có biện pháp
xử lý thích hợp đối với các chênh lệch.
Các định nghĩa trên đã khảng định sự quan tâm của nghề nghiệp kiểm toán

đối với các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ và đó chính là đối tượng nghiên cứu
của các chuẩn mực kiểm toán.
Như vậy, trong suốt thời kỳ trên, khái niệm kiểm sốt nội bộ đã khơng ngừng
được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán
Vào thập niên 1970 - 1980, nền kinh tế Hoa kỳ cũng như nhiều quốc gia
khác đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, quốc hội Hoa Kỳ
đã ban hành luật chống hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh đến vai trò


9

của KSNB trong việc ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến
nhu cầu ghi chép đầy đủ trong mọi hoạt động.
Năm 1985, với sự sụp đổ của các cơng ty cổ phần có niêm yết làm cho các
ban hành luật càng quan tâm đến hoạt động KSNB của các cơ quan chức năng Hoa
Kỳ được ban hành trong giai đoạn này như: Uỷ Ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ
năm 1998, Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ năm 1998, Tổ chức nghiên cứu kiểm toán
nội bộ năm 1991.
Trước tình hình này, Ủy Ban COSO đã được thành lập. Đây là một Ủy ban
thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài
chính(thường gọi tắt là ủy ban Treedway), thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ
của 5 tổ chức: Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Mỹ (AICPA); Hội kế toán Mỹ

(American Accounting Association); Hiệp hội quản trị viên tài chính (The Financial
Executive Institute – FEI); Hiệp hội kế toán viên quản trị (Instute of Management
Accountants – IMA); Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (The Instute of Internal
Auditors –IIA).
Quá trình tìm hiểu về gian lận đã cho thấy KSNB của các cơng ty có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng xảy ra gian lận, vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra một
khuôn khổ chung đã được đưa ra, Trước tiên, COSO đã sử dụng chính thức từ
KSNB thay vì từ kiểm sốt nội bộ về kế tốn. Đến năm 1992, ủy ban COSO đã
chính thức ban hành Báo cáo 1992.
Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn mẫu lý
thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo này có tầm nhìn rộng và
mang tính quản trị, trong đó KSNB khơng chỉ dừng lại ở vấn đề liên quan đến báo
cáo tài chính mà được mở rộng ra phương diện hoạt động của doanh nghiệp và tuân
thủ các chính sách.
1.1.4 Giai đoạn hiện đại
Báo cáo COSO 1992 tuy chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng đã tạo lập được cơ
sở lý thuyết rất cơ bản về kiểm soát nội bộ. Sau đó, hàng loạt nghiên cứu phát triển
về kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra đời. COSO phát triển về


10

quản trị, về doanh nghiệp nhỏ (2006), về công nghệ thơng tin, kiểm tốn độc lập,
chun sâu vào những ngành nghề cụ thể và giám sát, cụ thể như sau:
Phát triển về phía quản trị
Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh
nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo Báo
cáo COSO 1992. Dự thảo đã hình thành và cơng bố vào tháng 7/2003, theo đó ERM
được đĩnh nghĩa gồm 8 bộ phận: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự
kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin truyền thơng

và giám sát. Đến năm 2004, ERM đã được chính thức ban hành, theo đó ERM
khơng thay thế cho báo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của
báo cáo này.
Phát triển theo hƣớng công nghệ thông tin
Năm 1996, Ban tiêu chuẩn có tên “ Các mục tiêu kiểm sốt trong cơng nghệ
thơng tin và các lĩnh vực có liên quan” (CoBIT - Control Objectives for Information
and Related Techonology) do Hiệp hội về kiểm toán hệ thống thông tin (ISACAInformation System Audit and Control Association) ban hành. CoBIT nhấn mạnh
đến kiểm sốt trong mơi trường tin học (CIS – Computer Informatinon System), bao
gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ,
giám sát.
Phát triển theo hƣớng kiểm toán độc lập
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo
COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
SAS 78 (1995): Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính
(điều chỉnh SAS 55). Các định nghĩa, nhân tố của kiểm soát nội bộ trong báo cáo
COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này.
SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét kiểm
sốt nội bộ trong kiểm tốn báo cáo tài chính.


11

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA – International Standard on
Auditing) cũng sử dụng báo cáo của COSO khi yêu cầu xem xét hệ thống kiểm soát
nội bộ trong kiểm tốn báo cáo tài chính, cụ thể là IAS 315 “Hiểu biết về tình hình
kinh doanh, mơi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu”
đã u cầu kiểm tốn viên cần có hiểu biết đầy đủ về kiểm sốt nội bộ và đã định
nghĩa: Hệ thống kiểm soát nội bộ là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban giám đốc
và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: báo cáo tài chính đáng tin cậy, pháp luật và các

quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ
được thiết kế và thực hiện nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh doanh có khả năng đe
dọa đến việc đạt được những mục tiêu trên”. Như vậy, định nghĩa về kiểm soát nội
bộ theo IAS đã dựa trên định nghĩa về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO 1992.
Ngoài ra các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ được IAS 315 đưa ra cũng dựa
trên báo cáo COSO 1992.
IAS 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ”: yêu cầu
kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ do
kiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm trong đơn vị.
Phát triển theo hƣớng kiểm toán nội bộ
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của kiểm sốt
nội bộ bao gồm:
-

Độ tin cậy và tính trung thực của thơng tin.

-

Tn thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định.

-

Bảo vệ tài sản

-

Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực.

-


Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình.
Các chuẩn mực của IIA khơng đi sâu vào nghiên cứu các thành phần của

kiểm sốt nội bộ, vì IIA là một thành viên của COSO nên về nguyên tắc khơng có
sự khác biệt giữa định nghĩa của IIA và COSO.


12

Phát triển theo hƣớng kiểm toán vào ngành nghề cụ thể
Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực đã có những nghiên cứu khá đầy đủ và chi
tiết về kiểm soát nội bộ trong ngành nghề của mình. Báo cáo Basel (1998) của Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS – Basel Committee on Banking
Suprvirsion) đã đưa ra công bố về khn khổ kiểm sốt nội bộ trong ngân hàng
(Framework for Internal control System in Banking Organisations).
Báo cáo trên đã định nghĩa kiểm soát nội bộ: “Kiểm soát nội bộ là một quá
trình bị chi phối bởi hội đồng quản trị, các nhà quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết
lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho q trình kiểm sốt nội bộ cũng như
liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham
gia quá trình này. Các mục tiêu chính của kiểm sốt nội bộ được phân loại như sau:
-

Sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động.

-

Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thơng tin tài chính và quản trị.

-


Sự tn thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

Theo cơng bố này, kiểm soát nội bộ gồm các bộ phận sau:
-

Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát.

-

Ghi nhận và đánh giá rủi ro.

-

Các hoạt động kiểm sốt và phân chia trách nhiêm.

-

Thơng tin và truyền thơng.

-

Giám sát và điều chỉnh sai sót.

Báo cáo Basel (1998) không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận
cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.
Hƣớng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ
COSO cũng đưa ra Dự thảo hướng dẫn về giám sát hệ thống kiểm soát nội
bộ (Exposure Draft, COSO 2008) dựa trên khuôn mẫu COSO 1992 nhằm giúp các



×