Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH trang bị bảo hộ lao động Hưng Thịnhx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.77 KB, 59 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất
định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của
doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất
trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp.
Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp
phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đốn điều kiện kinh
doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xun tiến hành
phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài
chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng
cường tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà
quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh
nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính
vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là cơng việc làm thường xun
khơng thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là
chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó tơi chọn đề tài “ Phân tích tình hình
tài chính tại cơng ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh’’ để làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa
cũng còn tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thơng qua
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có
hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài “ Phân tích tình hình tài
chính tại cơng ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh “ là để đánh giá


sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế cịn tồn tại
của cơng ty. Qua việc nghiên cứu đề tài tơi có thể vận dụng những kiến thức đã
được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

cáo tài chính được cơng ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính
của cơng ty. Trên thực tế đó tơi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp
3. Nội dung nghiên cứu
Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành:
- Đánh giá khái qt về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu
của Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh.
- Phương pháp xử lý số liệu: lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân
tích các số liệu thực tế thơng qua các báo cáo, tài liệu của Công Ty TNHH Trang Bị
Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động

qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua,
trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân
tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phân tích các báo cáo tài chính của cơng ty trong ba năm: 2007, 2008, 2009 để
đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

6. Kết cấu khóa luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sỡ lý luận về phân tích báo cáo tài chính
Chương 2: Giới thiệu về cơng ty và phân tích tình hình tài chính tại Cơng Ty
TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công Ty TNHH
Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh
Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với hạn chế về kiến thức của bản thân
nên khóa luận khơng tránh khỏi các sai sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến

đóng góp của các thầy, các cơ và các cán bộ công tác tại Công Ty TNHH Trang Bị
Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh để bài viết của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2011

Sinh viên thực hiện

PHAN DUY TỰ

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
 Khái niệm
Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp
và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thơng tin kế tốn và các thông tin khác
trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực

của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai, giúp cho người
sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
 Nội dung các báo cáo tài chính : Có hai vấn đề cơ bản sau :
+ Phân tích trên từng báo cáo tài chính:
- Phân tích trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của
từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối.
- So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế tốn) để
thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm
đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng
sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính.
Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc
đẩy q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.
+ Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp:
- Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

- Phân tích giá trị doanh nghiệp.
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
 Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tài
chính, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, kinh doanh, cũng như điểm mạnh và điểm yếu
từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy nó thật sự cần thiết cho một doanh nghiệp nếu muốn đạt được lợi
nhuận nhưng hạn chế được những rủi ro đang tiếc.
 Ý nghĩa
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng
về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là cơng cụ quan trọng trong các chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là q trình nhận thức hoạt động
kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh
doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là cơng cụ khơng thể thiếu phục vụ cơng tác
quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính , ngân hàng như: đánh giá tình hình thực
hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...
1.3. Phương pháp phân tích và nội dung phân tích tình hình tài chính
1.3.1. Phương pháp phân tích
1.3.1.1. Phương pháp tỷ số
Đây là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến trong phân tích
tài chính. Ta dùng các tỷ số để phân tích trong phương pháp này. Đó là các tỷ số đơn
được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện

thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hồn thiện :
+ Nguồn thơng tin kế tốn tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ
hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một
tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

+ Việc áp dụng cơng nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy
nhanh q trình tính tốn hàng loạt các tỷ số.
+ Phương pháp này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc
theo từng giai đoạn.
1.3.1.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dung khi phân tích tình
hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp so
sánh phải tôn trọng ba nguyên tắc sau:
a. Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là
gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc
so sánh có thể là:
- Tài liệu năm trước ( kỳ trước ) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các
chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự tốn, định mức ) nhằm đánh giá

tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp so với các đơn vị khác ngành.
Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc ( gốc so sánh ) được gọi là chỉ
tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được.
b. Điều kiện so sánh được
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian
như nhau.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính tốn.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
c. Kỹ thuật so sánh
 So sánh bằng số tuyệt đối:
Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để
tính các số khác.
: trị số phân tích
: trị số gốc
Y : trị số so sánh
Y=  So sánh bằng số tương đối
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến
của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích
mà sử dụng cho thích hợp.

 So sánh bằng số bình quân
Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi
chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận
hay tổng thể hiện có cùng tính chất, qua so sánh số bình quân, đánh giá tình hình
biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí
giữa các doanh nghiệp. Khi sử dụng so sánh bằng số bình qn phải chú ý đến tính
chặt chẽ của số bình quân.
- So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong
tổng thể ở mỗi bảng cáo.
- So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả
về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.
1.3.1.3. Phương pháp Du Pont
Với phương pháp này, các nhà phân tích tài chính sẽ nhận biết được các
nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của
doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở
hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ với nhau. Điều đó cho
phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp.
1.3.2. Nội dung phân tích tài chính
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng qt tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán
ta sẽ thấy được kết cấu của nguồn vốn, kết cấu tài sản, kết cấu nợ…của doanh
nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào một
thời điểm nhất định.
1.3.2.1. Phân tích tổng quát về các báo cáo tài chính
 Phân tích trên từng báo cáo tài chính
-Phân tích trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của
từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối.

SVTH: PHAN DUY TỰ


Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

- So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để
thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm
đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng
sử dụng thơng tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính.
Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc
đẩy q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.
 Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính
- Đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích giá trị doanh nghiệp.
a. Mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán so sánh tổng tài sàn và tổng nguồn vốn giữa
cuối kỳ và đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như
khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên

nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sản và tổng nguồn vốn thì chưa thể
thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối
quan hệ giữa các khoản, mục của bảng cân đối kế toán.
Các loại khoản, mục trên bảng cân đối kế toán như sau:
Chỉ tiêu
A . Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

B . Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I. Tài sản cố định
II. Đầu tư tài chính dài hạn
III. Đầu tư bất động sản
IV. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A . Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn

III. Nợ khác
B . Nguồn vốn chủ sở hữu

Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài
sản và nguồn vốn nhắm đánh giá khái quát tình hình phân bố, huy động, sử dụng
vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ta có mối quan hệ
cân đối sau:
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ta có: B Nguồn vốn = A Tài Sản + B Tài sản
Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế trong q trình sản
xuất kinh doanh thường có mối quan hệ kinh tế qua lại với nhau kéo theo mối quan
hệ về thanh toán nên việc chiến dụng vốn lẫn nhau là phổ biến.
Trường hợp 1:
Nếu B Nguồn vốn > A Tài sản + B Tài sản
Trường hợp này, nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị các đơn vị
khác chiếm dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp khơng được đưa vào sử dụng hết
trong q trình sản xuất kinh doanh.
Trường hợp 2:
Nếu B Nguồn vốn < A Tài sản + B Tài sản
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt
động chủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải đi vay vốn hoặc chiếm dụng vốn của
đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lý
khơng? Vốn vay có q hạn khơng ?
b. Phân tích kết cấu vốn
Bảng kết cấu vốn
Chỉ tiêu
SVTH: PHAN DUY TỰ

Đầu kỳ

Trang 9

Cuối kỳ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH
Số
tiền

Tỷ trọng (%) Số
tiền

Tỷ trọng (%)

A . Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn
I. Tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. .v.v..
B . Tài sản cố định và đầu tư dài
hạn
I. Tài sản cố định
II. Góp vốn liên doanh
III. .v.v..
Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mơ về vốn của doanh nghiệp tăng
hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay khơng
thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.

Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ
tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,
thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư xác định bằng công thức:
Tỷ suất đầu tư = × 100%
Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, các chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng
lực sản xuất có xu hướng tăng. Nếu tình hình khác khơng đổi (vẫn phát triển bình
thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Song các chủ doanh nghiệp thuộc các
ngành khác như thương mại, dịch vụ… thì phải thận trọng trong việc xem xét tỷ
suất này. Các nhà quản lý thông qua bảng cân đối kế tốn sẽ có những giải pháp tốt
hơn trong việc sắp xếp, phân bố vốn của doanh nghiệp mình hợp lý và tối ưu hơn.
c. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngồi việc xem xét tình hinh phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các chủ
đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh
giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ
động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều
đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao càng thể

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp
càng tốt.
Tỷ suất tự tài trợ được xác định:

Tỷ số tự tài trợ × 100%
BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu
A . Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B . Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn – Quỹ
II. Nguồn kinh phí

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc
hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một
khoản nợ. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các
quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.
Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngồi việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối
tượng góp vốn, cịn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh
nghiệp thất bại. Tuy nhiên, việc phân tích trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá
khái quát, để kết luận chính xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu
liên quan đến tình hình tài chính.

1.3.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
a. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời =

Hệ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này q cao thì điều này lại
khơng tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư q mức vào tài sản lưu động so

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường khơng tạo ra doanh
thu.
 Hệ số thanh tốn nhanh
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có
khả năng chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong
cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hốn chuyển thành tiền nên hàng tồn
kho khơng được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền.
Hệ số thanh toán nhanh =
Hoặc:
Hệ số thanh tốn nhanh =
Tỷ số này thơng thường nếu lớn hơn 1 thì tình hình thanh tốn của doanh
nghiệp tương đối khả quan , doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán
nhanh. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu
động.
 Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số thanh toán bằng tiền =
Hệ số thanh toán bằng tiền lớn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

đang rất khả quan. Tuy nhiên, vốn bằng tiền cao cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
khơng tốt.

b. Phân tích các hệ số về nợ
 Hệ số nợ
Hệ số nợ phản ánh quan hệ giữa nợ vay dài hạn và nợ ngắn hạn trong tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều sức ép từ bên ngoài
hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cào.
Hệ số nợ =
 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay =

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối
với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh tốn lãi của doanh nghiệp và mức
độ an toàn đối với người cung cấp tin dụng.
c. Phân tích các chỉ số hoạt động
 Vịng quay hàng tồn kho
Khi phân tích khả năng thanh tốn cần thiết phải xem xét số vòng quay các
loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm
của nó ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn.
Số vịng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa

đã bán với hàng hòa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho
bình qn được bán trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động có
hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ
chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở
thành hàng ứ đọng.
 Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần
với các khoản phải thu của khách hàng. Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các
khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu =
Hệ số này cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng
càng nhanh. Tuy nhiên hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ
số này cao q đồng nghĩa với kì hạn thanh tốn ngắn, khơng hấp dẫn khách mua
hàng.
d. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng
cơng tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nửa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH


 Hiệu suất sử dụng tồn bộ vốn
Vịng quay tồn bộ vốn =
Tổng số vốn sử dụng bình quân =
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định bình quân =
 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Vòng quay sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình qn =
1.3.2.3. Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh.
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Những số liệu cần thiết cho việc
đánh giá chức năng tao ra lợi nhuận của doanh nghiệp được tìm thấy trên bảng báo
cáo kết quả kinh doanh. Các tỷ số : tỷ lệ lãi gộp, doanh lợi tiêu thụ… là những tỷ số
đánh giá quá trình sinh lợi của doanh nghiệp.
 Tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp =
Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi
phí, đây là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động
với chiến lược kinh doanh.
 Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm
(%) lợi nhuận.
Doanh lợi tiêu thụ = = × 100%
Tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn cao và doanh nghiệp
kinh doanh có hiệu quả.
 Doanh lợi tài sản (ROA):
Doanh lợi tài sản = = × 100%
 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):

Doanh lợi vốn chủ sở hữu = = × 100%
 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng:

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng phản ánh tính hiệu quả của lợi nhuận sinh
ra từ vốn hoạt động. Tỷ số này càng cao nghĩa là doanh nghiệp sử dụng vốn càng có
hiệu quả.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = = × 100%
 Tỷ lệ sinh lời vốn cố định:
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = = × 100%
 Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động:
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động = = × 100%
 Doanh lợi vốn tự có:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường
mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi vốn tự có = = × 100%
1.3.2.4. Phân tích tài chính Du Pont
Đây là một cơng cụ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho phép nhà phân tích
có thể nhìn khái qt được tồn bộ các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp từ đó đưa ra
các quyết định đúng đắn.
a. Phân tích ROA và các nhân tố ảnh hưởng:
ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời,

đồng thời cũng cho biết thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư
( hay lượng tài sản)
ROA càng cao thì càng tốt vì cơng ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên
lượng đầu tư ít hơn.
Ta có:
ROA =
Ta chia cả tử và mẫu cho doanh thu:
ROA = = ROSVòng quay tài sản
Như vậy để tăng ROA cơng ty có thể thúc đẩy ROS hoặc tăng vịng quay tài
sản.
b. Phân tích ROE và các nhân tố ảnh hưởng.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

- ROE phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông (hay trên
giá trị tài sản hữu hình) , là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy
được tao ra bao nhiêu đồng lời.
- ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có
nghĩa là cơng ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn mở rộng quy
mơ.
- ROE càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.
Ta có:

ROE =
Ta cũng có thể viết theo dạng sau:
ROE =
= ROA Địn bẩy tài chính
- Như vậy để tăng ROE chúng ta có thể tăng 1 trong 3 yếu tố chính là doanh
lợi tiêu thụ, vòng quay tài sản hoặc đòn bẩy tài chính.
- Thứ nhất doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao
doanh thu và đồng thời giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
- Thứ hai doanh nghiệp có thể sử dụng tốt các tài sản sẵn có của mình nhằm
năng cao vịng quay tài sản. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh
thu hơn từ tài sản sẵn có.
- Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng
cao địn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn đầu tư.
Khi áp dụng công thức DuPont vào phân tích các nhà phân tích nên tiến hành
so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó phân tích xem sự tăng
trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số nay qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào
trong ba nguyên nhân kể trên từ đó đưa ra nhận định và dự đốn xu hướng của ROE
trong các năm sau.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TRANG BỊ BẢO HỘ LAO

ĐỘNG HƯNG THỊNH
PHẦN A
2.1. Giới thiệu về Công Ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh
Tên Cơng ty: CƠNG TY TNHH TRANG BỊ BHLĐ HƯNG THỊNH.
Giám đốc : Ơng VÕ VĂN HÙNG
Cơng ty TNHH Trang Bị BHLĐ Hưng Thịnh có trụ sở đặt tại:
27 Hồng Dư Khương – Phường 12 – Q.10 – Tp.Hồ Chí Minh.
ĐT : 083.862.7189

Fax : 083.862.0598

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Hưng Thịnh
Căn cứ vào phương án tình hình đặc điểm chung và sự cần thiết thành lập
công ty do các sáng lập viên của công ty đề ra như :
- Từ khi có chính sách đổi mới nền kinh tế ngày cành phát triển, Đảng và nhà
nước có chủ trương huy động khả năng mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng
đất nước với mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh”. Hiện nay, các nhà đầu tư trong nước
và nước ngồi đã và đang có những kế hoạch đầu tư thuộc các ngành nghề khác
nhau. Do vậy nhu cầu lao động cũng rất to lớn để phục vụ cho việc sản xuất.
- Tuy nhiên trong những năm qua, vấn đề an toàn lao động chưa được các
nhà đầu tư quan tâm đúng mức, nên thường xẩy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Từ
khi có Bộ Luật Lao Động do Quốc Hội ban hành năm 1994, vấn đề đảm bảo an tồn
lao động trong các xí nghiệp sản xuất là vấn đề bắt buộc. Cũng vì vậy, nhu cầu về
các trang thiết bị bảo hộ lao động là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Từ những phương án kế hoạch kinh doanh để sản xuất nên Công ty TNHH
Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh đã được thành lập theo quyết định số
041426 ngày 13/06/1997 và quyết định thành lập chi nhánh số 4112008153 ngày
05/05/2002 của sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban đầu trụ sở
chính của cơng ty được đặt tại 21 – D1 Điện Biên Phủ - P.25 – Q.Bình Thạnh, chi
nhánh đặt tại 979/E12 Xơ Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh và một cửa hàng

giới thiệu sản phẩm đặt tại 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q10. Và đến ngày
03/07/2003 trụ sở chính được dời về 16A/A1 Lê Hồng Phong (nd) – P.2 – Q.10, còn
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

chi nhánh công ty vẫn đặt tại 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh
và nay cũng chính là xưởng cắt may của công ty
2.1.2. Chức năng – Nhiệm vụ - Mục đích hoạt động của Cơng Ty Hưng
Thịnh.
2.1.2.1. Chức Năng.
Công ty Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một cơng ty Trách Nhiệm
Hữu Hạn, hạch tốn độc lập chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho
việc bảo hộ lao động.
2.1.2.2. Nhiệm Vụ.
Sản xuất hàng bảo hộ lao động (Quần áo, giày dép, nón, khẩu trang, găng tay
bảo hộ lao động,…)
Mua bán hàng bảo hộ lao động, thiết bị máy công nghiệp – khai khống lâm
nghiệp – xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ ngành bảo hộ lao động, thiết bị phòng
cháy chữa cháy, vải, hàng may sẵn, giày dép, quần áo thể thao quần áo bảo hộ lao
động…, may công nghiệp.
2.1.2.3. Mục đích hoạt động.
Mục tiêu kinh doanh : Sản xuất.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động:

+ Quần áo bảo hộ lao động.
+ Giày dép phục vụ cho người lao động.
+ Sản xuất bao bì bằng giấy.
Phạm vi hoạt động : trên tồn quốc.
2.1.3. Hình thức sử dụng vốn
Vốn điều lệ ban đầu : 2.600.000.000 đồng.
Vốn kinh doanh : 4.300.000.000 đồng.
Bao gồm các nguồn vốn:
- Vốn doanh nghiệp : 3.600.000.000 đồng.
- Vốn vay : 700.000.000 đồng.
Công ty TNHH Trang Bị Bảo Hộ Lao Động Hưng Thịnh là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch tốn kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tự
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 18


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơng ty cịn có con
dấu riêng và có quyền mở tài khoản tại ngân hàng.
2.1.4. phương hướng phát triển
Thuận lợi :
- Sự ổn định về tổ chức nhân sự, đồn kết nội bộ. Có sự thống nhất cao trong
việc hoạch định các chủ trương, biện pháp chủ đạo thực hiện kế hoạch.
- Có uy tín cao là yếu tố thu hút sự chú ý và tin cậy của các đối tác, các đơn
vị bạn trong quan hệ sản xuất - kinh doanh. Sản phẩm của công ty được khách hàng
chấp nhận, cơng ty có những khách hàng có vị trí tương đối trên thị trường Việt

Nam. Đây là truyền thống của cơng ty được duy trì và phát huy qua các thời kỳ.
- Với lực lượng lao động trẻ có tiềm năng tốt, tận tình trong cơng việc và
ln cố gắng hồn thành kế hoạch kinh doanh.
- Có đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo nhạy bén với thị trường nên trong
các năm qua Công ty giữ vững tiến bộ sản xuất, đảm bảo công việc cho người lao
động, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo trả
lương đúng kỳ hạn và các quyền lợi khác như: Bảo hiểm xã hộ, Bảo hiểm y tế,…
Khó khăn :
- Hiện nay các sản phẩm hàng BHLĐ của công ty đang chịu sự cạnh tranh
quyết liệt trong cơ chế thị trường và của những mặt hàng BHLĐ giả mạo, không đạt
chất lượng của một số doanh nghiệp.
- Giá cả nguyên vật liệu, vật tư phụ liệu tăng cao mà điển hình là sự thiếu hụt
và tăng giá của nguyên vậy liệu vải sợi trong thời gian gần đây đã làm ảnh hưởng
đến chất lượng, giá cả của sản phẩm và gây chậm trễ tiến độ hoàn thành hợp đồng
với khách hàng.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng đứng trước một tình
cảnh khó khăn là thiếu vốn đầu tư và công ty Hưng Thịnh cũng không phải là một
trường hợp đặc biệt, các khoản chi của công ty khá cao, thời gian thu hồi vốn lâu vì
hầu hết các khác hàng của cơng ty đều thanh tốn khi ngân sách cấp xuống, hoặc
khi hồn thành các cơng trình.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 19


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH


Phương hướng phát triển:
- Đổi mới và nâng cấp máy móc thiết bị tại xưởng, để phục vụ khịp thời sản
xuất, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng.
- Thực hiện đầy đủ kịp thời việc nâng lương, nâng các khoản trợ cấp.
- Quan tâm giúp đỡ gia đình cơng nhân viên nghèo, khó khăn đã có nhiều
đóng góp xây dựng cho công ty, tổ chức cho công nhân viên được vui chơi và học
tập đồng thời xây dựng các tổ chức phúc lợi khác, phấn đấu thu nhập bình quân đầu
người tăng.
- Doanh nghiệp nào cũng muốn tăng sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để đạt được điều đó thì cơng ty đã đề ra cho
mình một phương hướng phát triển trong tương lai, cụ thể như: Tăng cường cơng
tác tiếp thị khuyến mại, có phương pháp tiêu thụ hợp lý, hình thức thanh tốn chặt
chẽ đảm bảo vốn kinh doanh tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành tăng lợi
nhuận, đối với sản phẩm sản xuất ra công ty sẽ kiểm tra chặt chẽ hơn nửa từ chất
lượng nguyên liệu đến sản lượng sản phẩm. Ngoài ra bên cạnh việc giữ vững khách
hàng cũ, công ty đã có kế hoạch tìm kiếm thêm khác hàng mới.
2.1.5. Cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động.
2.1.5.1. Cơ sở hạ tầng:
Trụ sở chính : 27 Hồng Dư Khương – P.12 – Quận 10 – Tp.HCM
- Về vị trí mặt bằng sản xuất có các xưởng như sau:
- Xưởng cắt và may 1: được đặt tại số 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 –
Q.Bình Thạnh.
+ Xưởng cắt và may 2: được đặt tại Số 342/106 - Kp.6 – Thị Trấn Nhà Bè.
+ Xưởng in : đặt tại số 33/2 Kp.3 – Phường Bình Thuận – Q.7
Tất cả phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm.
2.1.5.2. Đặc điểm hoạt động:
Quy trình sản xuất được tiến hành như sau:
- Nhận công tác từ công ty giao xuống phẩn xưởng gồm: tài liệu kỹ thuật, mẫu
mã sản phẩm, các định mức nguyên phụ liệu liên quan đến mã hàng, nhận nguyên
liệu từ kho khách hàng. Lập biên bản ký nhận nguyên vật liệu.

- Quy trình sản xuất:
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 20


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

+ Quần áo :
 Cắt áo, quần theo mẫu mã đã được thiết kế.
 Tiến hành phân công nhân ráp thành sản phẩm.
 In logo và tên công ty của khách hàng nếu có yêu cầu.
 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.
 Đóng gói.
 Xuất xưởng.
+ Giày:
 Cắt da theo mẫu thiết kế.
 May mui giày
 Cho vào máy ép : phần mui giày và đế giày được làm bằng cao su.
 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.
 Đóng gói.
 Xuất xưởng.
Sau q trình sản xuất, hàng hóa được bộ phận dịch vụ đưa đi giao cho khách
hàng. Đây là một khâu rất quan trọng của cơng ty, vì bộ phận này sẽ trực tiếp gặp
gỡ khách hàng, nên sẽ nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Giúp cơng ty
có những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xẩy ra.

SVTH: PHAN DUY TỰ


Trang 21


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

2.1.6. Bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty
2.1.6.1. Tổ Chức nhân sự.
Cơng ty có bộ máy tổ chức như sau:
Bảng 1.1: Sơ đồ tở chức bộ máy công ty Hưng Thịnh
GIÁM ĐỐC

KẾ TỐN TRƯỞNG

PHĨ GIÁM ĐỐC

PHỊNG KẾ TỐN

PHỊNG KINH DOANH

PHÒNG VẬT TƯ

XƯỞNG CẮT

XƯỞNG IN

PHÒNG DỊCH VỤ


XƯỞNG MAY

2.1.6.2. Nhiệm vụ của các phịng ban trong cơng ty.
Giám Đốc : Quản lý và điều hàng
Phó Giám Đốc : Quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh. Quản lý và điều hành
cơng ty khi giám đốc đi cơng tác.
Phịng Kinh Doanh : Phụ trách bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân việc
cho phịng Vật Tư và phịng Dịch Vụ.
Kế Tốn Trưởng : Quản lý phịng kế tốn, lập kế hoạch sản xuất, kiểm duyệt
chứng từ kế tốn.
Phịng Dịch Vụ : Chăm sóc khách hàng, giao hàng, quản lý đơn hàng, báo cáo
tiến độ cơng việc cho ban quản lý.
Phịng Vật Tư : Mua vật tư, quản lý hàng tồn kho, báo cáo tiến độ sản xuất.
Xưởng Cắt : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, thiết kế mẫu mã, cắt quần áo, và
các loại hàng hố khác khi có đơn hàng.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 22


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

Xưởng May : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, nhận hàng từ xưởng cắt, tiến hành
ráp thành phẩm, kiểm tra và xuất xưởng.
Xưởng In : Nhận hàng từ xưởng cắt hoặc xưởng may tùy theo yêu cầu kỹ
thuật. Tiến hành in theo yêu cầu của khách hàng.
Qua sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy và công tác nhân sự hiện nay của cơng ty

Hưng Thịnh, xin có một số nhận xét sau :
- Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo quản lý chặt chẽ
hoạt động kinh doanh, phân định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi
phịng ban và từng cơng nhân viên.
- Cần lập thêm phịng Marketing.
- Cơng ty cần phải không ngừng đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công
nhân viên, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cơng nhân viên.
- Ngồi ra công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo con người, mỗi ngày
công nhân cắt may lành nghề ngày càng cao, tuy trang bị máy móc chưa thật sự hiện
đại nhưng đội ngũ công nhân may giỏi sẽ làm cho sản phẩm có chất lương cao.
Trong đó chế độ ưu đãi và phúc lợi của công ty cao, tạo được môi trường làm việc
hết sức thoải mái cho công nhân.

SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 23


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

2.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm (2007-2009)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007 – 2009) Đvt : VNĐ
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1 .Doanh thu bán hàng và cung
14,587,635,318

16,832,070,716
12,952,361,928
cấp dịch vụ
2 .Các khoản giảm trừ DT
2,050,200
12,300,000
6,019,000
3 .Doanh thu thuần
14,585,585,148
16,819,770,716
12,946,342,928
4 .Giá vốn hàng bán
13,292,222,405
15,596,389,117
11,395,438,452
5 .Lợi nhuận gộp
1,293,362,743
1,223,381,599
1,550,904,476
6 .Doanh thu tài chính
12,980,657
15,858,197
8,976,481
7 .Chi phí tài chính
69,900,000
54,300,000
/
8 .Chi phí bán hàng
140,872,824
271,512,340

167,959,679
9 .Chi phí quản lý DN
983,275,537
813,689,999
852,052,497
10 .Lợi nhuận thuần
112,595,009
99,737,457
539,868,781
11 .Thu nhập khác
/
/
/
12 .Chi phí khác
/
/
388,851,716
13 .Lợi nhuận khác
/
/
(388,851,716)
14 .Lợi nhuận trước thuế
112,595,009
99,737,457
151,017,065
15 .Chi phí thuế TNDN
31,526,603
20,105,402
26,427,979
16 .Chi phí thuế TNDN hỗn lại

/
/
/
17 .LN sau thuế
81,068,406
79,632,055
124,589,041

Bảng 2.1 là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Thịnh, trong ba
năm liền từ 2007 đến 2009, nhìn vào bảng ta thấy từ năm 2007-2008 doanh thu của
công ty đã tăng nhưng lợi nhuận thu về lại thấp. Từ năm 2008 đến 2009 thì doanh
thu của cơng ty đã giảm cụ thể là doanh thu của năm 2009 đã giảm so với năm 2008
nhưng lợi nhuận thu về lại cao hơn so với năm 2008.

PHẦN B
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TNHH TRANG BỊ
BẢO HỘ LAO ĐỘNG HƯNG THỊNH.
2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính.
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 24


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD : Th.S HUỲNH ĐINH THÁI LINH

2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế tốn.
Bảng 2.2. Trích bảng cân đối kế toán 3 năm 2007-2009 như sau:
Chỉ tiêu

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương
1. Tiền
2. Các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các Khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
IV. Hàng tồn kho
V . Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngăn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trứ
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
-Ngun giá
-Giá trị hao mịn lũy kế
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay nợ ngăn hạn
2. Phải trả người bán
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

TỔNG NGUỒN VỐN

Năm 2007

Năm 2008

11,074,057,932
3,120,949,348
1,568,615,102

12,089,557,175
1,614,867,216

ĐVT:VND
Năm 2009
7,920,323,419
956,064,299
248,390,136

1,552,334,246
/
1,223,989,280
1,223,989,280
6,566,869,704
152,249,600
29,060,500
/
436,657,612
/
382,357,612

382,357,612
662,182,716
(279,852,104)
11,510,715,544

441,433,418
1,173,433,789
/
3,369,155,153
3,369,155,153
6,814,768,749
290,766,057
186,627,057
9,217,500
318,631,336
/
318,631,336
318,631,336
662,182,716
(343,551,380)
12,408,188,511

707,674,163
/
2,240,702,118
2,240,702,118
4,683,867,898
39,689,104
39,689,104
/

318,631,336
/
318,631,336
318,631,336
24,920,000
(24,920,000)
7,920,323,419

7,314,449,252
7,314,449,252
/
7,194,953,083

7,482,290,164
7,482,290,164
/
7,357,658,974

2,967,344,423
2,967,344,423
/
2,871,775,418

119,496,169

117,055,250

95,569,005

4,196,266,292

4,196,266,292
4,300,000,000
262,292,112
11,510,715,544

4,925,898,347
4,925,898,347
4,950,000,000
314,924,167
12,408,188,511

4,925,978,996
4,925,978,996
4,950,000,000
314,924,167
7,920,323,419

(Nguồn: phịng kế tốn – tài vụ)
Để đánh giá khái qt tình hình tài chính của cơng ty trong năm, ta phân tích
các số liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của cơng ty trong bảng cân đối kế tốn trên
cơ sở xác định những biến động về qui mô, kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
II.1.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn.
a. Phân tích khái quát sự biến động tài sản.
Vốn doanh nghiệp là tồn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại
trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh. Trên bản cân đối
kế tốn có 2 loại:
-Tài sản ngắn hạn.
SVTH: PHAN DUY TỰ

Trang 25



×