Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn kinh tế Vi Phạm Trong Hoạt Động Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.01 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

HUỲNH VĂN ĐẦY

VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

HUỲNH VĂN ĐẦY

VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Tài Chính –Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM QUỐC HÙNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Quốc Hùng. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều do tôi thu thập, được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất có thể trong phạm
vi hiểu biết của tơi. Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này và cam kết
trên của tôi.

Cà Mau, ngày 23 tháng 03 năm 2016
Tác giả

Huỳnh Văn Đầy


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục biểu bảng
Chương 1: Giới thiệu

1


1.1

Lý do chọn nghiên cứu đề tài này

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

5

1.3

Đối tượng nghiên cứu

5

1.4

Phạm vi nghiên cứu

5

1.5

Phương pháp nghiên cứu

5


1.6

Kết cấu đề tài

5

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

7

2.1

Cơ sở của hành vi cá nhân

7

2.1.1

Thái độ

7

2.1.2

Tính cách

8


2.2


2.1.3

Nhận thức

10

2.1.4

Học hỏi

11

Một số các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng

12

2.2.1

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

12

2.2.2

Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

15

2.2.3


Hành vi vi phạm về cho vay trong hoạt động của các tổ

20

chức tín dụng
2.2.4

Hành vi đồng phạm

22

2.2.5

Hành vi vi phạm nhưng chưa tới mức truy cứu trách

23

nhiệm hình sự
2.3

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vi phạm

23

2.3.1

Yếu tố về giới tính

23


2.3.2

Yếu tố về tuổi

24

2.3.3

Yếu tố về trình độ văn hóa

26

2.3.4

Yếu tố về trình độ chun mơn nghiệp vụ

27

2.3.5

Yếu tố về nơi làm việc (môi trường công tác)

28

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

29

3.1


Nơi nhận dữ liệu phân tích

29

3.2

Thu thập dữ liệu

30


3.3

Kiểm tra và làm sạch dữ liệu

31

3.4

Phân tích dữ liệu

31

Chương 4: Kết quả phân tích

32

4.1


Mơ tả mẫu

32

4.2

Phân tích nhóm

41

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

57

5.1

Kết luận

57

5.2

Kiến nghị

58

Danh mục tài liệu tham khảo

60



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
VDB: Ngân hàng phát triển Việt Nam
Vasep: Hiệp hội thủy sản
CHXHCNVN: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TTLT: Thơng tư liên tịch
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
BCA: Bộ Công an
BTP: Bộ tư pháp
BNV: Bộ nội vụ
NQ: Nghị quyết
HĐTP: Hội đồng thẩm phán
BTC: Bộ tài chính
THCS: Trung học cơ sở
MHB: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long
MB: Ngân hàng quân đội
HDTD: Hoạt động tín dụng
TNHS: Trách nhiệm hình sự
NN: Nơng nghiệp; CT: Công thương
GCNQSDD: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 4.1. Giới tính

32

Bảng 4.2. Tuổi


33

Bảng 4.3. Trình độ văn hóa

35

Bảng 4.4. Trình độ chun mơn

36

Bảng 4.5. Nơi làm việc

37

Bảng 4.6. Tội danh

38

Bảng 4.7. Hành vi vi phạm

39

Bảng 4.8. Tội danh – giới tính

41

Bảng 4.9. Tội danh – tuổi

41


Bảng 4.10. Tội danh – Trình độ văn hóa

42

Bảng 4.11. Tội danh – Trình độ chun mơn

43

Bảng 4.12. Tội danh – Nơi làm việc

43

Bảng 4.13. Tội danh – Hành vi vi phạm

44

Bảng 4.14 Hành vi vi phạm – Giới tính

45

Bảng 4.15 Hành vi vi phạm – Tuổi

46

Bảng 4.16 Hành vi vi phạm – Trình độ văn hóa

47



Bảng 4.17 Hành vi vi phạm – Trình độ chuyên môn

48

Bảng 4. 18 Hành vi vi phạm – Nơi làm việc

49

Bảng 4.19 Giới tính – Tuổi

50

Bảng 4. 20 Giới tính – Văn hóa

51

Bảng 4. 21 Giới tính – Trình độ chun mơn

51

Bảng 4. 22. Giới tính – Nơi làm việc

52

Bảng 4. 23 Tuổi – Văn hóa

53

Bảng 4. 24 Tuổi – Trình độ chun mơn


53

Bảng 4. 25 Tuổi – Nơi làm việc

54

Bảng 4. 26 Chuyên môn – Nơi làm việc

55


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài này
Ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia, mà sự bất
ổn của nó có thể tạo ra khủng hoảng kinh tế, tài chính, thậm chí dẫn đến khủng
hoảng về chính trị. Ở Việt Nam, ngân hàng là cơng cụ quan trọng nhất giúp chính
phủ điều hành nền kinh tế, là kênh huy động vốn lớn nhất cho các dự án, là trung
tâm thanh toán và thực thi chính sách tiền tệ.
Trên góc độ an ninh kinh tế, ngân hàng là nơi tập trung khối lượng lớn
tiền mặt, các giấy tờ có giá, các tài sản quý hiếm,…Do vậy các đối tượng phạm
tội luôn xác định đây là mục tiêu để thực hiện hoạt động phạm tội nhằm chiếm
đoạt tài sản.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồn cầu khơng chỉ khiến cho nền kinh
tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn mà cịn làm cho tình trạng tham nhũng tiêu cực
ở Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt trong hệ thống khối doanh
nghiệp Nhà nước và trong hệ thống ngân hàng. Những vụ án tham nhũng, cố ý
làm trái quy định trong ngành ngân hàng những năm gần đây xảy ra liên tục và
có mức độ ngày càng nghiêm trọng, hàng loạt vụ án được đưa ra ánh sáng, hầu

hết là các vụ án nghìn tỷ, gây tổn thất rất lớn cho Nhà nước.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Cơng an thì tính từ
năm 2005 đến nay (31/12/2014) lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện và điều
tra trên 1000 vụ với trên 1700 đối tượng, tài sản thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng
(trong đó khởi tố trên 600 vụ với trên 1200 bị can).
Tội phạm trên lĩnh vực ngân hàng đã làm cho q trình triển khai các chủ
trương, chính sách pháp luật về hoạt động ngân hàng bị sai lệch, dẫn đến niềm tin
của nhân dân vào sự lãnh chỉ đạo của Đảng và sự điều hành của nhà nước bị suy
giảm. Mặt khác tội phạm trên lĩnh vực ngân hàng cũng đã tác động đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, làm tăng rủi ro và nguy cơ mất an toàn hệ thống


2
ngân hàng; trực tiếp phá hoại tư tưởng tổ chức và làm tha hóa, biến chất một bộ
phận cán bộ, đảng viên trong các ngân hàng.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua mặc dù tội phạm trên lĩnh vực
ngân hàng tương đối ít so với các tỉnh, thành trên cả nước nhưng mức độ thiệt hại
thì khơng hề nhỏ như: vụ án xảy ra tại VDB khu vực Minh Hải năm 2013 trên
1.200 tỷ đồng, với các hành vi vi phạm của cán bộ ngân hàng ngày càng nhiều và
có dấu hiệu lây lang tới nhiều thành phần, đối tượng ngoài xã hội gây bất ổn về
an ninh, trật tự an toàn xã hội, gây mất niềm tin và bất an của nhân dân khi phải
giao dịch qua hệ thống ngân hàng. Đặc biệt hiện nay đang trong giai đoạn tái cấu
trúc lại hệ thống ngân hàng, theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là sáp
nhập, ghép các ngân hàng nhỏ, yếu kém với ngân hàng lớn nhằm từng bước tăng
cường khả năng nguồn vốn để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài
cũng như hiện đại hóa hệ thống ngân hàng,…thì vai trị của cán bộ nhân viên
ngân hàng hết sức quan trọng, sự quản lý điều hành của hệ thống ngân hàng để
giảm thiểu mức độ sai phạm của ngành là cần thiết.
Cà Mau là một tỉnh nhỏ nằm ở cuối cùng của Tổ quốc nhưng lại là tỉnh
có thế mạnh của cả nước về xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Do vậy hệ thống ngân

hàng tại Cà Mau đóng vai trị rất quan trọng trong việc luân chuyển nguồn tài
chính, những sai phạm của cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thiên nhiên sẳn có phù hợp để ngành
thủy sản phát triển thuận lợi nên các doanh nghiệp Cà Mau đã tận dụng và từng
bước đưa thủy sản Cà Mau đi lên cụ thể:
Năm 2008 từ chổ tồn tỉnh chỉ có 10 doanh nghiệp có xuất khẩu thủy sản
đi các nước với kim ngạch xuất khẩu là 76,772 tấn, giá trị xuất khẩu là 651,79
triệu USD thì đến năm 2014 tồn tỉnh có trên 19 doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản sang các nước với kim ngạch là 118.629 tấn, giá trị xuất khẩu là 1.285 triệu
USD.


3
Ngồi ra thì kim ngạch xuất khẩu cũng tăng qua từng năm:
Năm 2009 kim ngạch là 84.715 tấn, giá trị xuất khẩu là 638,02 triệu USD;
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu là 96,001 tấn, giá trị xuất khẩu là 844,83 triệu USD;
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu là 84,353 tấn, giá trị xuất khẩu là 897,8 triệu USD;
Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu là 79,694 tấn, giá trị xuất khẩu là 862,9 triệu USD;
Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu là 89,898 tấn, giá trị xuất khẩu là 1.043,4 triệu USD;
Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu là 118,629 tấn, giá trị xuất khẩu là 1.285 triệu USD.
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vasep tỉnh Cà Mau)
Để duy trì và phát triển ngành thủy sản ở Cà Mau, ngành ngân hàng có
vai trị hết sức quan trọng. Bởi ngân hàng là trung gian thực hiện các giao dịch tài
chính cho các doanh nghiệp ở Cà Mau có thể chuyển trả tiền, giao dịch với đối
tác nước ngoài và là đơn vị cung ứng nguồn vốn chính để các doanh nghiệp tiếp
cận với nguồn vốn phục vụ cho việc thu mua nguyên liệu xuất khẩu, mở rộng hệ
thống nhà máy sản xuất phục vụ cho đầu tư phát triển.
Từ năm 2008 với định hướng đầu tư cho xuất khẩu mặt hàng thủy sản thì
Chính phủ đã chỉ đạo cho ngân hàng nhà nước tập trung tối đa nguồn vốn để hỗ

trợ kích thích xuất khẩu và Cà Mau là tỉnh nằm trong chủ trương đó, với vốn giải
ngân (kể cả đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, thiết bị), thể hiện như sau:
Năm 2008

5.000 tỷ đồng

Năm 2009

7.000 tỷ đồng

Năm 2010

4.000 tỷ đồng

Năm 2011

3.800 tỷ đồng

Năm 2012

3.000 tỷ đồng


4

Năm 2013

2.000 tỷ đồng

Năm 2014


1.300 tỷ đồng

Năm 2015

1.000 tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng VDB khu vực Minh Hải và Ngân
hàng nhà nước tỉnh Cà Mau)
Số tiền cho vay xuất khẩu giảm xuống qua từng năm (từ năm 2008 –
2015) là do hiện tại các doanh nghiệp đã cơ bản ổn định và chủ động được về các
khoản đầu tư cơ bản và hiện chỉ là vay để sử dụng cho việc mua nguyên liệu đầu
vào. Mặt khác, một số các doanh nghiệp trước đây vay vốn xuất khẩu nhưng
không hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích đã bị cơ quan chức năng xử
lý nên khơng cịn hoạt động (vụ án xảy ra tại VDB khu vực Minh Hải thiệt hại
trên 1.200 tỷ đồng liên quan đến 6 doanh nghiệp xuất khẩu).
Do vậy, đảm bảo ngành ngân hàng phát triển lành mạnh đóng vai trị rất
quan trọng đối với việc hỗ trợ ngành thủy sản.
Nhằm đảm bảo cho ngành ngân hàng phát triển lành mạnh cần phải tìm
ra các giải pháp để nhanh chóng ngăn chặn các sai phạm nghiêm trọng như trong
thời gian vừa qua.
Để có cơ sở để tìm ra các giải pháp phù hợp thì một việc cần phải làm là
nghiên cứu kỹ các sai phạm đã xảy ra đề phân tích được các nguyên nhân phát
hiện ra các vấn đề tồn tại cơ bản. Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào được
tiến hành để phân tích cẩn trọng hệ thống các sai phạm trong ngành ngân hàng ở
Cà Mau, và đó là lý do tơi chọn đề tài nghiên cứu “Vi phạm trong hoạt động tín
dụng tại các ngân hàng tỉnh Cà Mau” để làm đề tài nghiên cứu với mong
muốn đóng góp một số quan điểm cũng như giải pháp cho vấn đề về các hành vi
vi phạm trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt
Nam nói chung.



5

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích các hành vi vi phạm của cán bộ, nhân viên ngân hàng ở Cà
Mau với các yếu tố cơ bản về trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp vụ,
giới tính, mơi trường công tác và tuổi.
Một số tồn tại cơ bản và thực trạng về các hành vi vi phạm của ngành
ngân hàng tại tỉnh Cà Mau giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014.
Phân tích đa chiều về các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến hành vi vi
phạm trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hành vi vi phạm trong hệ thống ngân hàng
và các nhân tố có tác động, ảnh hưởng đến hành vi này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Cà Mau.
Thời gian từ năm 2005 đến năm 2014 (10 năm).
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập dữ liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp phân tích qua phần
mềm SPSS để đánh giá mẩu, so sánh đa chiều về các yếu tố với hành vi vi phạm
của các đối tượng có liên quan đến .
1.6. Kết cấu đề tài.
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết


6

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả phân tích
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở của hành vi cá nhân.
2.1.1. Thái độ.
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực hay tiêu cực) liên
quan đến các vật thể, con người và các sự kiện. Khi ai đó nói: "Tơi thích cơng
việc của mình là khi người đó đang biểu đạt thái độ của mình đối với công việc.
Những thái độ này bao gồm:
2.1.1.1. Thỏa mãn công việc.
Thỏa mãn công việc chỉ thái độ chung của một cá nhân với cơng việc của
người đó; một người khơng thỏa mản với cơng việc thường có những thái độ tiêu
cực đối với những công việc khi một người lãnh đạo nói về các thái độ của nhân
viên thường là họ có ý nói sự thỏa mản của nhân viên đối với công việc.
2.1.1.2. Quy luật mâu thuẩn và giảm mâu thuẩn trong nhận thức.
Mâu thuẩn nhận thức xảy ra khi một người có hai thái độ hoặc nhiều hơn
khác nhau đối với sự vật hoặc hiện tượng hoặc khi có sự khơng nhất qn giửa
hành vi của một người với các thái độ của người đó. Lý thuyết về mâu thuẩn
nhận thức cho rằng mâu thuẩn trong nhận thức là điều không thể tránh khỏi và
mọi người thường tìm cách giảm thiểu mâu thuẩn và loại bỏ những nguyên nhân
của nó.
2.1.1.3. Quan hệ giữa thái độ và hành vi.
Mối quan hệ giữa hành vi và thái độ càng thể hiện rõ khi chúng ta xem
xét thái độ và hành vi cụ thể. Thái độ càng được xác định cụ thể thì càng dễ dàng
xác định một hành vi liên quan, đồng thời khi đó khả năng chỉ ra mối quan hệ

giữa thái độ và hành vi càng lớn. Thông thường, thái độ và hành vi của con người
thống nhất với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thái độ và hành vi đôi khi không


8
thống nhất hoặc mâu thuẩn với nhau. Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng rất lớn
tới quan hệ thái độ - hành vi đó là những ràng buộc xã hội đối với hành vi. Đôi
khi sự thống nhất giữa thái độ và hành vi do các áp lực xã hội buộc cá nhân phải
cư xử một cách nhất định. Như vậy phần lớn các nghiên cứu về quan hệ giữa thái
độ và hành vi đều cho thấy chúng có quan hệ với nhau. Cụ thể hơn thái độ có ảnh
hưởng đến hành vi và thường thống nhất với hành vi. Tuy vậy, thái độ và hành vi
có thể mâu thuẩn với nhau vì nhiều lí do; cá nhân có thể và thường có hành vi
mâu thuẩn với thái độ vào một thời gian nào đó, mặc dù có những áp lực giảm
mâu thuẩn để hướng tới sự nhất quán.
2.1.2. Tính cách.
2.1.2.1. Tính cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách
cá nhân.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách cá nhân:
- Bẩm sinh, gen duy truyền
- Môi trường nuôi dưỡng
- Môi trường học tập
- Mơi trường XH
- Mơi trường văn hóa
2.1.2.2. Các thuộc tính tính cách.
- Tính hướng ngoại
- Tính hịa đồng
- Tính chu tồn
- Tính ổn định tình cảm



9
- Tính cởi mở
- Độc đốn
- Chủ nghĩa thực dụng
- Tự kiểm sốt
- Thiên hướng chấp nhận rủi ro
2.1.2.3. Tính cách phù hợp với cơng việc.
Thực tế là tính cách của các cá nhân rất khác nhau và đặc điểm, nội dung,
yêu cầu của các công việc cũng vậy. Theo đó, các nhà quản lý đã có những nỗ
lực để chọn những người có tính cách phù hợp với những u cầu của những
cơng việc.
2.1.2.4. Tính cách và hành vi của cá nhân.
Các nhà tâm lý học nghiên cứu về tính cách cho rằng hành vi của cá nhân
thực sự bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những đặc điểm tính cách của bản thân. Thứ
nhất, những đặc điểm tính cách sẽ quyết định cách thức hành động và ra quyết
định của cá nhân trong những tình huống nhất định. Chẳng hạn, một cá nhân có
tính hướng ngoại thì thường ra quyết định rất nhanh và thường không suy nghĩ
một cách chính chắn trước khi đưa ra quyết định nào đó. Ngược lại, một người có
tính hướng nội thường suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định. Thứ hai,
tính cách của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử của họ với các thành viên
khác khi họ làm việc trong cùng một nhóm. Chẳng hạn, cá nhân có tính hịa đồng
cao thì sẽ ít có xung đột hay mâu thuẫn với các thành viên khác trong nhóm
nhiều hơn.


10

2.1.3. Nhận thức.
2.1.3.1. Nhận thức và các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức.
Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân sắp xếp và lý giải những ấn

tượng, cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống cụ thể. Nhiều
nghiên cứu về nhận thức cho thấy các cá nhân khác nhau có thể nhìn nhận và
hiểu một vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Thực tế là khơng ai nhìn thấy được
hiện thực; chúng ta chỉ diễn giải những gì chúng ta nhìn thấy và gọi đó là hiện
thực.
Khi một cá nhân nhìn vào một đối tượng và cố gắng diễn giải những gì
mình nhìn thấy, thì sự diễn giải đó chịu ảnh hưởng nặng nề của các đặc điểm cá
nhân của chủ thể nhận thức. Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhận thức bao
gồm các thái độ, tính cách, động cơ, lợi ích, kinh nghiệm trong q khứ, các kỳ
vọng, trình độ chun mơn, văn hóa,...
Các đặc điểm của đối tượng nhận thức có thể ảnh hưởng đến những gì
được nhận thức. Những người sơi nổi có nhiều khả năng được chú ý trong nhóm
hơn so với những người trầm lặng. Cũng như vậy đối với những người cực kỳ
hấp dẫn và những người không hấp dẫn.
2.1.3.2. Lý thuyết quy kết.
Lý thuyết quy kết đã được đưa ra để giải thích về cách chúng ta đánh giá
một người các cách khác nhau dựa vào ý nghĩa, giá trị mà chúng ta quy cho một
hành vi nhất định. Về cơ bản, lý thuyết này cho rằng khi quan sát hành vi của
một cá nhân, chúng ta cố gắng xác định xem liệu hành vi đó xuất phát từ nguyên
nhân bên trong hay bên ngồi và sự xác định đó cịn dựa vào ba yếu tố: Tính
riêng biệt, sự liên ứng và sự nhất quán.
Các hành vi có nguyên nhân từ bên trong là những hành vi trong phạm vi
kiểm soát của cá nhân. Các hành vi có ngun nhân từ bên ngồi thường là kết


11
quả của những nguyên nhân bên ngoài; nghĩa là người đó được coi là bị tình
huống bắt buộc đi tới hành vi.
2.1.3.3. Lối tắt để đánh giá người khác.
Đánh giá về người khác là công việc muôn thuở của mọi người trong các

tổ chức. Chẳng hạn, các nhà quản lý thường xuyên đánh giá kết quả làm việc của
nhân viên dưới quyền, các nhân viên đánh giá liệu những nhà quản lý có thực sự
cơng bằng khơng. Trên thực tế, các cá nhân thường sử dụng "những lối tắt" để
đánh giá.
2.1.4. Học hỏi.
2.1.4.1. Học hỏi.
Khái niệm cuối cùng được đưa ra là học hỏi với lý do là hầu như toàn bộ
hành vi phức tạp nhất của con người đều được học hỏi. Nếu chúng ta muối giải
thích, dự đốn hay kiểm soát hành vi, chúng ta cần phải hiểu người ta học hỏi ra
sao.
2.1.4.2. Quá trình học hỏi.
Học hỏi giúp chúng ta thích nghi và làm chủ mơi trường; bằng cách thay
đổi hành vi cho phù hợp với các điều kiện đang thay đổi, chúng ta trở thành
những công dân có trách nhiệm. Học hỏi được xây dựng dựa trên quy luật ảnh
hưởng, quy luật cho rằng hành vi phụ thuộc vào những hệ quả của nó. Hành vi
mà theo sau nó là một hệ quả khơng thuận lợi thường khơng được lập lại; hành vi
mà theo sau đó là một hệ quả thuận lợi thường được lập lại.


12

2.2. Một số các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng.
2.2.1. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối
làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm
tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 Bộ luật hình
sự nước CHXHCNVN.
Về hình phạt:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có

giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai hai triệu
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà
cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng
thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới hai trăm triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến
dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười
hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ
năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


13
- Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Về mặt khách quan có các dấu hiệu sau:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật)
nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc
đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ
viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ
nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu)
và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái

pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt
này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian
dối
Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối
khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của
khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì khơng cấu thành tội này
mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm
tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho
người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho
kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội
sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà
khơng có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường
hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ
dân sự


14
- Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào
một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng
đó.
Dấu hiệu khác
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai
triệu đồng trở lên
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi
kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm thì người

thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là
dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của
người khác.
Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Tuy nhiên cần lưu ý:
Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định
chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu
thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp
phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài
sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thơng qua một hình thức giao dịch nhất
định
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt
tài sản. thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản
giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới
phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì khơng coi là phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu


15
trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng (như tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản).
2.2.2. Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại điều
285 Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.
Về hình phạt
- Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc

trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm
Cũng như đối với tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước”, chủ thể của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng được
coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ
quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Việc xác định tư cách chủ
thể của tội phạm này là việc làm đầu tiên khi xác định hành vi phạm tội.
Cũng như đối với các tội phạm về chức vụ khác, người có chức vụ,
quyền hạn là người đã được phân tích ở phần khái niệm về chức vụ. Tuy nhiên,
đối với tội phạm này khác với các tội thiếu trách nhiệm quy định tại các Điều
144, 235 và 301 Bộ luật hình sự ở chỗ, trách nhiệm của người phạm tội là trách


16
nhiệm gián tiếp đối với hậu quả xảy ra (hành vi thiếu trách nhiệm không phải là
nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nghiêm trọng). Đây cũng là dấu hiệu để
phân biệt tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với ba trường hợp thiếu
trách nhiệm quy định tại các Điều 144, 235 và 301 Bộ luật hình sự.
Mặc dù chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biêt, nhưng điều khẳng
định này cũng chỉ đúng đối với trường hợp vụ án khơng có đồng phạm, nếu vụ án
có đồng phạm thì chỉ u cầu người thực hành phải là người có chức vụ, quyền
hạn, cịn những người đồng phạm khác không nhất thiết phải là người có chức
vụ, quyền hạn.
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ
án, thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp

sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội thiếu trách nhiệm trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thuộc trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 285 Bộ luật hình sự, vì trường hợp phạm tội này
là tội phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể
là đồng phạm trong vụ án với vai trị giúp sức, vì những người này chưa thể trở
thành người có chức vụ, quyền hạn.
Người dưới 16 tuổi khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều 285 Bộ luật hình sự mà chỉ những người đủ 16 tuổi trở
lên mới chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì theo quy định tại Điều 12
Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 của
điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng.
Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy


×