PHÒNG GD – ĐT CÁI BÈ
TRƯỜNG THCS HẬU MỸ BẮC B
ÑEÀ TAØI:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 9
Ở TRƯỜNG THCS HẬU MỸ BẮC B
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
Tổ: Hóa – Sinh – Công nghệ
Năm học: 2010 - 2011
1
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Phạm Văn Hiền – Hiệu trưởng trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
- Thầy Nguyễn văn Sang – Tổ trưởng Tổ Hóa –
Sinh – CN.
- Các em học sinh lớp 9a1, 9a5, 9a6, 9a7 năm
học 2010 – 2011, trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
Đã giúp tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này.
Hậu Mỹ Bắc B, ngày 15 tháng 01 năm 2011
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
LỜI NÓI ĐẦU
_______________________________________________________
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đời sống của
con người không ngừng được cải thiện. Song tỉ lệ thuận với nó là tình hình ô
nhiễm môi trường (MT). Ô nhiễm MT là một trong những vấn đề cấp bách
không chỉ ở Việt Nam, mà có tính chất tàn cầu.
- Thế giới này không kìm được mình, phát triển dân số, tàn phá rừng, tiêu
dùng năng lượng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,… đều tăng rất nhanh đến mức
có thể làm rối loạn bộ máy đẹp đẽ, diệu kì của thế giới sinh vật.
- Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và
nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các
tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích
lệ. Song việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Nhìn chung , môi trường ở nước ta vẫn tiếp tục xuống cấp nhnah, có nơi
đã đến mức báo động.
- Nhằm để bảo vệ MT tốt hơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học: sinh học, lịch sử, giáo dục
công dân…
- Do đó, tôi xin trình bày các kinh nghiệm, các kiến thức tiếp thu được
trong sáng kiến kinh nghiệm “tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học
Sinh học (SH) lớp 9 ở trường trung học cơ sở (THCS) Hậu Mỹ Bắc B” để các
bạn đồng nghiệp tham khảo. Mặc dù tôi cố gắng nhưng không tránh khỏi những
thiếu xót, mong có sự đóng góp quý báo của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo đi
trước để bản thân tôi và các giáo viên (GV) dạy SH 9 có những kinh nghiệm khi
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) vào bài giảng đạt kết quả tốt nhất,
nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Nguyễn Tấn Đạt
3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Những hiểm họa suy thoái MT đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc
gia.
Giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất
và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát
triển bền vững của đất nước.
Giáo dục BVMT hiện là vần đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và
toàn cầu. Ở nước ta, BVMT cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị
quyết số 41/NQ – TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Quyết định số 1363/QĐ – TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo
dục Quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ – TTg ngày 02 tháng 12 năm
2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia
đến năm 2010 và hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những
nỗ lực và quyết tâm BVMT theo hướng phát triển một tương lai bền vững của
đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục BVMT, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm
2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh (HS) kiến thức, kĩ năng về
MT và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt
động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với
các vùng, miền.
2. Lí do về phương diện thực tiển:
Hiện nay, MT đang bị hủy hoại nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái,
cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những
nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết
của con người.
Giáo dục BVMT là một vấn đề cấp bách và là vấn đề có tính khoa học,
tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này hết sức cần thiết cho các em HS – những
chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức
BVMT và thói quen sống vì một môi trường phát triển bền vững.
Do đó, tôi thấy SH là một môn học giúp HS có những hiểu biết khoa học
về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với MT, có tác dụng tích
cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống, vì vậy môn SH trong trường học có khả năng tích hợp rất nhiều nội
dung trong dạy học, trong đó việc tích hợp giáo dục BVMT là một vấn đề quan
trọng trong dạy học.
4
Và là GV dạy học môn SH, tôi thấy việc giáo dục ý thức BVMT cho các
em thông qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy
học. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và có hiệu quả?
3. Tính cấp thiết của đề tài:
Với kinh nghiệm bản thân, những tài liệu, thông tin, tiếp thu được qua
những lần tập huấn “giáo dục BVMT trong môn SH ở trường THCS”, qua các
tiết dự giờ của đồng nghiệp, tôi thấy được các điểm mới trong kết quả nghiên
cứu:
- Việc giáo dục BVMT phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo của Đảng
và Nhà nước.
- Khi dạy các tiết có giáo dục BVMT phải góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của HS.
- Để giáo dục BVMT có hiệu quả thì GV cần xác định những hình ảnh
minh họa, thông tin thật sự phù hợp với từng bài, phù hợp với yêu cầu sư phạm
và phải tình hình ô nhiễm MT ở địa phương để từ đó các em có ý thức BVMT.
- Điều quan trọng nhất là giáo dục BVMT không chỉ làm cho HS hiểu rõ
sự cần thiết BVMT mà còn phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự
với MT.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở
trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, nhằm:
- Giúp HS hiểu và nắm vững kiến thức giáo dục BVMT ở địa phương.
- Qua các tiết học GV cần hướng dẫn các em tuyên truyền cho mọi
người cùng bảo vệ MT bằng nhiều hình thức.
- Giáo dục BVMT còn hình thành nhân cách người lao động mới và có
thái độ thân thiện với MT, phát triển kinh tế hài hòa với BVMT, đảm bảo nhu
cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau.
Thông qua những tiết có tích hợp BVMT, tôi muốn nêu lên vấn đề là làm
thế nào để một tiết dạy có giáo dục BVMT đạt hiệu quả cao nhất và tôi muốn tìm
ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp HS hiểu và vận dụng kiến thức vào việc
BVMT ở địa phương.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khảo sát việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
Tìm hiểu thái độ học tập của HS khi học một số tiết có giáo dục BVMT.
Tìm hiểu sự chuẩn bị và cách truyền đạt kiến thức của GV khi dạy các tiết
học SH 9 có giáo dục BVMT.
Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tới việc tiếp thu
kiến thức BVMT của HS cũng như sự vận dụng vào việc BVMT của các em.
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu là các em HS lớp 9a1, 9a5, 9a6, 9a7 trường THCS
Hậu Mỹ Bắc B – do tôi trực tiếp giảng dạy, kết hợp với các GV dạy SH 9, Ban
Giám Hiệu và các tổ chức đoàn thể của nhà trường.
Phụ huynh HS lớp 9 trường THCS Hậu Mỹ Bắc B.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5
Nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B, tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra giáo dục: qua các câu hỏi điều tra để có thể tìm
ra nguyên nhân làm cho HS hứng thú khi học các tiết học SH 9 có giáo dục
BVMT và hiệu quả của tiết học đó.
2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn để nắm được những thuận lợi, khó
khăn khi dạy các tiết SH 9 có giáo dục BVMT.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: tìm hiểu sự
chuẩn bị của GV trong các tiết SH 9 có giáo dục BVMT, quá trình học tập cũng
như sự hứng thú của HS, mức độ tiếp thu kiến thức BVMT và vận dụng kiến
thức vào việc BVMT ở địa phương.
4. Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát các thiết bị cần thiết để phục
vụ các tiết SH 9 có giáo dục BVMT, dự giờ các tiết có giáo dục BVMT để biết
được tinh thần và thái độ học tập của HS.
5. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Tổng kết
kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp với mục tiêu đào tạo hiện nay của
Đảng và Nhà nước đề ra về tích hợp giáo dục BVMT ở trường THCS. Bên cạnh
đó, cần phải xem xét các điều kiện cụ thể của trường mà có biện pháp phù hợp
nhằm nâng cao kết quả học tập của HS và giáo dục các em có ý thức BVMT.
VI/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường
THCS Hậu Mỹ Bắc B.
VII/ PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10 tháng 09 năm 2010 đến ngày 18 tháng
01 năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu: việc tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học SH 9 ở
trường THCS Hậu Mỹ Bắc B, thái độ học tập của HS và khả năng vận dụng kiến
thức vào việc BVMT ở địa phương.
Trình tự các bước nghiên cứu như sau:
- Tìm hiểu tình hình MT ở địa phương.
- Quan sát để tìm hiểu thái độ và ý thức BVMT của HS trong và ngoài
trường học.
- Tìm hiểu sự chuẩn bị của GV dạy học SH 9 trong các tiết dạy có giáo
dục BVMT.
- Tìm hiểu sự quan tâm của Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà
trường về vấn đề giáo dục BVMT cho HS.
- Quan sát để biết HS vận dụng các kiến thức đã học vào việc BVMT
như thế nào.
- Từ đó, GV có biện pháp giáo dục HS trong các tiết có giáo dục BVMT
đạt hiệu quả nhất.
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
MT là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng
các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải mà con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất…MT có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ
là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,
hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mỹ,… Nhưng cùng với sự
phát triển của xã hội thì MT cũng đang dần suy thoái, bị ô nhiễm ngày càng
nhiều hơn.
Năm 1962, Bác Hồ khai sinh “Tết trồng cây”, cho đến nay phong trào này
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo có chương
trình trồng cây hỗ trợ phát triển giáo dục – đào tạo và BVMT (1991 – 1995).
Từ năm 1986 trở đi, cùng với các đề tài ngiên cứu khoa học về BVMT,
các tài liệu về MT cũng được xuất bản.
Trong “Kế hoạch hành động quốc gia về MT và phát triển bền vững Việt
Nam giai đoạn 1996 – 2000” giáo dục MT được ghi nhận như một bộ phận cấu
thành.
Từ năm 2005, dự án giáo dục MT trong nhà trường của Bộ Giáo dục –
Đào tạo nhằm và các mục tiêu cơ bản:
- Hỗ trợ xây dựng một chính sách và chiến lược thực hiện quốc gia về
BVMT ở Việt Nam.
- Tăng cướng năng lực của Bộ Giáo dục – Đào tạo trong việc truyền đạt
những nội dung và phương pháp giáo dục MT vào các chương trình đào tạo GV.
- Xây dựng các kế hoạch đào tạo MT cụ thể để thực hiện các cấp tiểu
học và THCS.
Vì vậy tăng cường tích hợp giáo dục BVMT vào môn SH 9 nói riêng là
việc là hết sức cần thiết và cấp bách.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ thực trạng MT ở địa phương và ý thức gìn giữ MT của người dân chưa
tốt.
Từ thực tiện giảng dạy kết hợp với dự giờ của các đồng nghiệp tôi nhận
thấy hiện nay GV đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở khâu soạn
giảng và các thầy cô đã biết áp dụng giáo dục BVMT trong một số tiết dạy. Tuy
vậy muốn áp dụng triệt để phải cần có những biện pháp cụ thể thì hiệu quả giáo
dục BVMT mới đạt kết quả tốt nhất, tuy nhiên GV còn lúng túng đặc biệt là biện
pháp xây dựng câu hỏi, GV thường sử dụng những câu hỏi có sẵn, nhiều lúc
chưa sát từng đối tượng HS, không kích thích được tính phát huy tự lực, sáng tạo
của HS, chưa định hướng vào việc giải quyết các vấn đề hay, khó mới làm cho
HS thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
7
Từ thực tế đó, với mong muốn tìm tòi các biện pháp giáo dục cho các em
về vấn đề BVMT trong các tiết học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tự lực,
sáng tạo của HS là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo
dục BVMT trong dạy học SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B”.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Trường THCS Hậu Mỹ Bắc B là trường vùng sâu của huyện Cái Bè,
những năm gần đây, trường đã có nhiều hoạt động giáo dục đạo đức, chất lượng
văn hóa, hoạt động Đoàn, Đội và các hoạt động khác đều đạt kết quả tốt. Trường
nhiều năm liền đạt tiên tiến cấp huyện,… Có được các thành tích đó là nhờ sự
quan tâm, lãnh – chỉ đạo của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong nhà trường,
sự nổ lực phấn đấu không ngừng của HS và đặc biệt là sự quan tâm của phụ
huynh, chính quyền địa phương xây dựng xã hội hóa giáo dục ngày càng cao.
I/ THUẬN LỢI:
Được sự quan tâm hỗ trợ của các ban ngành, của chính quyền địa phương
và phụ huynh HS trong việc giáo dục BVMT.
Đội ngủ GV có nhiều kinh nghiệm, liên tục đổi mới phương pháp dạy học
giúp HS tự tìm tòi kiến thức mới và rèn luyện phương pháp tự học, có thể vận
dụng các kiến thức đã học và việc BVMT ở địa phương.
Đa số GV trẻ, nhiệt tình trong công tác, có ý thức học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục.
Hiện trường được trang bị 10 máy chiếu phục vụ công tác giảng dạy cho
GV.
II/ KHÓ KHĂN:
Hậu Mỹ Bắc B là một xã vùng sâu, đa số gia đình HS làm nông nghiệp,
làm thuê nên việc quan tâm đến việc học của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó,
người dân ở địa phương chưa có ý thức trong việc BVMT.
Một số máy chiếu đã bị hỏng nên việc đưa các hình ảnh minh họa về giáo
dục BVMT trong giảng dạy SH 9 còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ
Giáo dục – Đào tạo đề ra về việc tích hợp BVMT trong các tiết học.
Trường có nhiều HS cá biệt, còn HS chưa quan tâm đến việc học, chưa
tích cực trong các tiết học và chưa thấy tầm quan trọng về giáo dục BVMT.
Hiện thư viện chưa có sách về MT.
Năm học 2009 – 2010 và học kì I năm học 2012 - 2011, tích hợp BVMT
trong dạy học SH 9 ở trường THCS Hậu Mỹ Bắc B còn gặp nhiều khó khăn:
Theo cấu trúc Chương trình sách giáo khoa SH 9, phần có liên quan tới MT
thường đưa vào mục cuối bài hoặc là một phần nhỏ của bài, nên GV thường chú
tâm vào nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối bài
hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
Một số ví dụ các bài có tích hợp giáo dục BVMT năm học 2009 – 2012:
+ Bài 21. ĐỘT BIẾN GEN, phần II – Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
HS chỉ biết đột biến gen do tác động của MT, nhưng chưa nằm rõ là MT ô nhiễm
(thuốc trừ sâu, rác thải, …) cũng có thể gây đột biến gen vì thông tin sách giáo
khoa rất chung chung. Thường ở thông tin này GV bỏ qua vấn đề ô nhiễm MT
8