Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tim hieu khai niem hien dai hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.65 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÌM NGHĨA KHÁI NIỆM HIỆN ĐẠI </b>


<b>Vương Trí Nhàn</b>


<b>Những cách hiểu khác nhau trong những hồn cảnh khác nhau</b>



Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe nói đến hai tiếng hiện đại. Trên báo chí thời sự,
trong các văn kiện chính trị cụm từ “q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố” hoặc “sự
nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá” thường được nhắc lại với một nội dung xác định.
Hiện đại ở đây được hiểu là trình độ của những nước tiên tiến trên thế giới, và hiện đại hoá
là đưa sự phát triển của xã hội ta lên một bước làm cho chúng ta không thua kém những
nước đó.


Đây chính là nghĩa thơng thường nhất của hai chữ hiện đại.


Một nghĩa khác của từ là nghĩa được dùng trong khoa sử học. Ở các trường cấp ba (nay
gọi là phổ thông trung học) học sinh được giảng như sau: Không kể thời cổ đại thì từ Cách
mạng tư sản Anh trở về trước là lịch sử trung đại; từ Cách mạng Anh tới Công xã Paris
(1871) là lịch sử cận đại; sau Công xã Paris, lịch sử bước sang một trang mới là lịch sử hiện
đại. (Gần đây, nhiều sách giáo khoa có sự điều chỉnh, coi lịch sử hiện đại bắt đầu từ sau
Cách mạng tháng Mười Nga.) Đây là phác đồ chung của lịch sử thế giới. Còn trong từng
nước, lại có sự xác định cụ thể. ở Trung Hoa lịch sử từ chiến tranh Nha phiến 1840 đến
1919 - phong trào Ngũ Tứ là lịch sử cận đại; 1919 đến 1949 là hiện đại, sau 1949 là đương
đại. Riêng ở Việt Nam, lịch sử cận đại bắt đầu từ khi người Pháp đánh chiếm nước ta (1858)
cho tới 1930, năm thành lập Đảng Cộng sản Đông dương. Từ sau 1930 là lịch sử hiện đại.


Những cái mốc để phân biệt lịch sử vừa nói cũng là mốc thường dùng để phân chia văn
học, và trong nhiều trường hợp trở thành quy phạm có tính chất Nhà nước. Viện Văn học
chia ra các Ban cổ-cận, Ban hiện đại theo tiêu chuẩn này. Khi làm mục lục các bài viết in ra
<i>hàng năm trên Tạp chí Văn học và Tổng mục lục 40 năm những người biên soạn cũng theo</i>
tiêu chuẩn này để sắp xếp bài vở.



Thế nhưng cũng có những cách hiểu khác, tồn tại từ rất sớm.


<i>Khi Vũ Ngọc Phan viết Nhà văn hiện đại (1941) ông kể gộp vào sách những nhà văn</i>
mà sự nghiệp nổi lên từ đầu thế kỷ XX.1


<i>Sau đó mấy năm, trong bài viết nhan đề Sự tiến triển của văn học Việt Nam hiện đại</i>2<sub>,</sub>


ông vẫn giữ nguyên cách hiểu như vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Ở đây, cũng nên lưu ý có những người khơng dùng tới mấy khái niệm như hiện đại, thế</i>


<i>kỷ XX, song trong các bài viết của mình, vẫn làm tốt ra một quan niệm như vậy. Đó là</i>


trường hợp của Lê Thanh hoặc Mộc Khuê, trong các tác phẩm đã in hoặc các bài đăng báo.
Một thời gian dài, ở ta quan niệm “văn học hiện đại, tức là văn học thế kỷ XX” này bị
coi là sơ lược, khơng có triển vọng. Mãi tới gần đây, nhiều người mới quay lại với cách
<i>phân chia ấy chẳng hạn đó là trường hợp bộ Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời </i>
1900-1930 của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (bản in lần đầu 1988), hoặc cơng trình nghiên
<i>cứu Q trình hiện đại hố văn học Việt Nam 1900-1945 của nhóm Mã Giang Lân (in ra</i>
năm 2000). Cách phân chia này, cũng đã được áp dụng với bộ sách giáo khoa văn học dùng
cho các trường Phổ thông trung học in ra năm 2000 (mới được chỉnh lý).


Theo ý chúng tôi trong nghiên cứu văn học đây là cách hiểu nên được thống nhất sử
dụng. Nó hợp lý bởi lẽ nó khơng đặt văn học trong sự phụ thuộc một cách máy móc vào các
sự kiện lịch sử mà có chú ý tới tính độc lập tương đối của văn học. Nói cách khác nó xem
xét văn học dưới góc độ văn hố, tức là những yếu tố có tính chất lặp đi lặp lại trong sáng
tác và phổ biến bao gồm môi trường hoạt động, chủ thể, nguyên tắc chỉ đạo sáng tác (thi
pháp), thể loại... - đây là những đặc điểm chúng tôi sẽ trở lại ở đoạn dưới. Và bởi lẽ, những
đặc điểm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đã tồn tại liên tục, nên hai chữ hiện đại
với nội dung xác định của nó đến nay vẫn dùng được. Đặt bên cạnh hàng chục thế kỷ của


văn học trung đại, thì thời gian của văn học hiện đại chưa phải là dài, những quy luật chủ
yếu của nó đang phát huy tác dụng.


<i>Nhân đây xin giới thiệu một cách giải quyết tương tự. Trên tạp chí Thế giới mới số ra</i>
<i>8-3-1999 có đăng bài Vài thơng tin mới về Hán tự và văn hố Trung quốc. Bài báo cho biết</i>
<i>trong nghiên cứu và giảng dạy văn học hiện đại Trung Quốc đang thấy có sự điều chỉnh. Về</i>


<i>thời gian, trước đây lấy mấy cái mốc 1840-1919-1949, nay các cơng trình nghiên cứu</i>


<i>thường nhìn chung cả văn học thế kỷ XX. Về khơng gian, trước chỉ khoanh trịn trong văn</i>
<i>học đại lục, nay đưa vào cả văn học Hồng Công, văn học Đài Loan. Về quan niệm, coi văn</i>
học là một thành tố của văn hoá, muốn hiểu văn học, phải hiểu cả lịch sử phong tục, tôn
giáo... Quả thật là những bước đột phá mà chúng ta nên tham khảo.


<b>Nội dung của hiện đại hoá</b>



Sau khi qui định thời gian tồn tại của văn học hiện đại như trên, điều quan trọng là cùng
nhau xác định nội dung khái niệm hiện đại, và đi liền với nó là q trình hiện đại hố.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phát của sự tiếp xúc Đông Tây, khi mà người châu á (mà gần với ta nhất là Trung Hoa) bắt
đầu có ý thức được rằng dù bản thân từng có truyền thống văn hoá lâu đời, song hiện đang ở
giai đoạn trì trệ, bế tắc, có nhiều phương diện có thể gọi là cổ hủ lạc hậu. Vậy cái lối làm
kinh tế cũng như văn chương nghệ thuật mới mẻ, đáng gọi là xứng với thời buổi ngày nay
(hiện đại) phải là gắn liền với phương Tây, và trở nên hiện đại (hiện đại hố) là làm theo
mẫu hình phương Tây. Từ đầu thế kỷ khi đề ra yêu cầu xây dựng nền văn hoá mới, các tác
<i>giả Văn minh tân học sách đã nghĩ như vậy. Mà khi làm công việc ghi nhận thành tựu</i>
những năm từ đầu thế kỷ XX trở đi, các tác giả Vũ Ngọc Phan, Đào Duy Anh, Dương
Quảng Hàm... cũng nghĩ như vậy. Nếu xưa kia, cái để ông cha ta đối chiếu là văn học
Trung Hoa, thì ngày nay, cái để con người đầu thế kỷ trông vào học tập là cách làm văn hố,
cách nghĩ của người phương Tây. Đây đó hai chữ Âu hố có bị hiểu sai và việc này đã có


người mang ra chế giễu, song nhìn chung nó được dùng rất nghiêm chỉnh, và giả định một
sự học hỏi tích cực với tất cả bản lĩnh dân tộc vững chãi, chứ khơng phải là học địi theo lối
nô lệ.


Sau đây là cách hiểu hai chữ hiện đại ở một số nước gần gũi và có hồn cảnh tương tự
với Việt Nam.


Khi khái quát về tình hình văn học ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonêxia, v.v... các
<i>tác giả cuốn Văn học Đơng Nam Á nhất trí rằng: Nếu cuộc tiếp nhận văn hoá Trung Hoa và</i>
<i>Ấn Độ là cuộc hội nhập văn hoá lần thứ nhất, xảy ra trong khu vực, thì cuộc tiếp xúc với</i>
<i>văn hố phương Tây là cuộc hội nhập văn hoá lần thứ hai, nó khiến cho văn học hiện đại ở</i>
các nước Đông Nam Á mang một màu sắc mới5<sub>.</sub>


Riêng với Trung Hoa, vì đó là một nền văn học ln ln có ảnh hưởng lớn đến văn
học Việt Nam nên chúng tôi muốn dừng lại kỹ hơn một chút.


<i>Ngay từ 1945, trong một bài viết mang tên Trên đường kiến thiết văn hoá mới ở Trung</i>


<i>Quốc - vấn đề dân tộc hoá, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đã khái quát “Vấn đề văn hoá ở</i>


Trung quốc khoảng 100 năm nay cũng là một vấn đề nhập cảng: thâu thái những kiến thức
về kỹ nghệ, về khoa học để cải tạo nền văn hoá “ngàn xưa’ của nước Tàu”. ở một chỗ khác
(cũng bài báo trên), ông viết “vấn đề Âu hoá, hiện đại hoá (modernisation) cũng là một vấn
đề lựa chọn. Bất kỳ khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, bất kỳ về phương diện tri thức
hay phương diện kỹ nghệ, văn hoá mới Trung Quốc sẽ phải góp nhặt trong văn hố Âu Tây
những thành phần tiến bộ cái tinh hoa có thể áp dụng vào trong tình thế Trung Quốc ngày
nay".6<sub> Trong cách hiểu của tác giả, hai q trình Âu hố và hiện đại hố gần như đã được</sub>


đồng nhất.



Thế cịn cách hiểu về hiện đại hố ở Trung Quốc hơm nay thì sao? May mắn là trong
<i>tay chúng tơi có cuốn Sử học Trung Quốc trước gạch nối của hai thế kỷ (mới in ra quý </i>
<i>III-2000) trong đó có bài Sự hưng khởi và phát triển của hiện đại hoá ở Trung Quốc.</i>7<sub> Dưới đây</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Những biến cách trong sự phát triển của Trung Quốc cũng như của thế giới, sự chuyển
biến của xã hội từ chỗ lấy nông nghiệp truyền thống là chủ đạo, chuyển hướng tới một xã
hội có nền cơng nghiệp hiện đại (...) xu thế lịch sử và tiến trình lịch sử này được gọi với một
cái tên thơng thường, đó là hiện đại hoá (tr.321)


- Khái niệm “hiện đại hoá” và “phương Tây hoá” được coi ngang nhau và điều này đã
phản ánh trình độ nhận thức chung của trí thức Trung Quốc... (tr.325).


- Tuy việc hiện đại hoá của Trung Quốc lúc đầu là học tập phương Tây, song thực tế lại
là giới thiệu và học tập Nhật Bản (tr.327).


- Từ sau chiến tranh Nha phiến 1840, người Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc
thực hiện hiện đại hoá... (tr.347)


Với các học giả Trung Quốc vậy là hiện đại hoá bắt đầu ngay từ thời kỳ mà lâu nay,
theo sự quy định của môn lịch sử, vẫn gọi là thời cận đại.


Bây giờ, chúng ta hãy cùng trở lại với một số định nghĩa trong các từ điển. Như trên đã
lưu ý, cách phân chia ở đây là dựa nhiều vào các yếu tố văn hố, nên nguồn sách vở mà
chúng tơi hướng tới cũng là các từ điển văn hoá học. Một cuốn từ điển loại ấy, bản tiếng
Nga có viết như sau:


<i>- Hiện đại hoá (tiếng Pháp moderniser). Thuật ngữ văn hố học dùng để xác định q</i>
trình vận động từ xã hội tiền công nghiệp dựa trên truyền thống tới một hệ thống kinh tế và
chính trị, cũng như văn hoá tiêu biểu cho sự phát triển của các nước tư bản (...) Những yếu
tố cơ bản của quá trình này là: khả năng sử dụng những kỹ thuật hiện đại trong những ngành


then chốt của sản xuất được đẩy mạnh; hình thức tiêu thụ được mở rộng, những điều kiện
mới (về xã hội, chính trị, văn hố) được phát triển; nền sản xuất mới được hình thành. Quá
trình hiện đại hoá bao gồm cả việc nắm vững những kiểu dạng mới của sinh hoạt tinh thần
(kiểu tư duy mới)...


- Hiện đại hoá trong lĩnh vực đời sống văn hố: Q trình vận động phát triển, từ nền
văn hố tiền cơng nghiệp tới nền văn hố đặc trưng cho các nước tư bản phát triển. Những
nhân tố cơ bản của hiện đại hoá bao gồm: đa dạng hoá các hệ thống tinh thần và sự định
hướng giá trị; thế tục hoá và đa cực hoá các ý thức xã hội và giáo dục; làm cho ngày càng có
nhiều người biết chữ; hình thành văn hố và ngơn ngữ dân tộc, đa dạng hoá các trào lưu tư
tưởng; phát triển phương tiện thông tin đại chúng".8


Đây cũng là quan niệm thấy trình bày trong một số tài liệu tiếng Nga khác mà chúng tơi
<i>có điều kiện đọc, chẳng hạn cuốn Văn hoá học xã hội của B.S. Erasov (1996) hoặc Đại từ</i>


<i>điển Collins về xã hội học (1999). Bản Collins nhấn mạnh “có một sự đối lập rõ rệt giữa xã</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Sự liên tục của thế kỷ</b>



Cách mạng tháng Tám mang lại cho lịch sử Việt Nam một bước ngoặt rõ rệt. Sau gần
nửa thế kỷ xây dựng, nền văn học Việt Nam lúc này đã cứng cáp trưởng thành. Giờ đây, nền
văn học ấy tự đặt cho mình một mục đích khác trước, cách tác động tới xã hội khác trước.
Riêng với những người cầm bút, thì từ chỗ là những người lao động tự do, nay các nhà văn
đã trở thành “những chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ”, và hoạt động theo một định hướng tư
tưởng thống nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo.


Đó là một đặc điểm cơ bản mà khi nghiên cứu văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX
không thể bỏ qua.


Tuy nhiên, xét trên nhiều mặt, giữa văn học Việt Nam trước và sau 1945 vẫn có một sự


liên tục, đến mức hồn tồn có lý do chính đáng để xếp cả hai nằm trong một phạm trù
chung là văn học hiện đại. Trong ngôn ngữ học, hai chữ đối lập được dùng với nghĩa thuần
tuý hình thức, tức là lấy cái này đặt bên cái kia để làm nổi bật sự khác nhau. Mượn thuật
<i>ngữ đó của ngơn ngữ học, ở đây chúng tơi muốn nói chúng tơi khơng đối lập văn học Việt</i>


<i>Nam trước và sau 1945 (đó là một việc khác ai đó sẽ làm trong một dịp khác), mà tìm cách</i>
<i>đối lập tồn bộ văn học Việt Nam thế kỷ XX với nền văn học từ thế kỷ XIX trở về trước, đối</i>
<i>lập văn học hiện đại với văn học trung đại. Đây cũng là một hướng nghiên cứu cần thiết và</i>


có thể nói là có hứa hẹn.


Thử áp dụng cái nhìn văn hố học vào nghiên cứu văn học, sơ bộ có thể nhận ra những
đặc trưng nhất quán sau đây của văn học Việt Nam hiện đại, chính nó cũng là những nhân tố
tạo nên sự liên tục của thế kỷ.


<i>1. Sự hình thành một môi trường văn học thống nhất trong cả nước. Sự sáng tác ở</i>
nước Việt Nam qua các triều đại phong kiến có trồi sụt khác nhau, nhưng nói chung có tính
chất tự cấp tự túc, tác phẩm viết ra không trở thành một sản phẩm được lưu thơng trong xã
hội. Xuất bản lúc ấy mang tính cách một thứ hoạt động tiểu thủ công, manh mún, lặt vặt.
Báo chí lại hồn tồn khơng có. Tác phẩm sau khi viết ra sống âm thầm như trong bóng tối,
may thì gặp người tri kỷ, khơng may thì xếp xó một chỗ. Bước sang thế kỷ XX, cả xã hội là
một mặt bằng liền lặn, sự sáng tạo được đặt trong mặt bằng đó để ln luôn lưu thông vận
chuyển, từ người viết tới người đọc. Nhờ có máy in, sách được in ra rồi nhờ có hệ thống
phát hành, sách được mang bán, nơi nào có nhu cầu là sách đi tới. Bước đầu có thể nói tới
một lớp cơng chúng làm nên một luồng dư luận đa dạng tác động lại sự sangs tạo. Khơng
phải chỉ trong điều kiện bình thường trước 1945, mà ngay trong hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ, một môi trường văn chương thống nhất vẫn được duy trì và chính nó
quyết định nhiều đến nội dung của các sáng tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

thế chưa hề thấy trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước, đơn giản là vì hồi ấy,


những người viết văn làm thơ chẳng qua rỗi rãi nên thử viết để trình bày vài điều tâm huyết
hoặc một ít xúc động, chứ không ai sống bằng nghề bao giờ. Có người e sợ việc hình thành
lớp người có nghề khiến cho sự sáng tạo của họ trở nên nhàm chán rồi bị thui chột, song
thực ra thì ngợc lại, do sự thúc bách của công việc mưu sinh sức sáng tạo của nhiều cây bút
lại được giải phóng. Từ sau 1945, nghề cầm bút được quan niệm khác đi, song bộ phận chủ
yếu của giới sáng tác thực tế vẫn là làm việc trong một guồng máy riêng do Nhà nước tổ
chức, và bởi họ chỉ làm những việc có liên quan đến sáng tác nên vẫn có thể nói họ thuộc
loại người viết chuyên nghiệp mà các thế kỷ trước khơng có.


<i>3. Vai trị chỉ đạo của một nguyên tắc thi pháp khác trước. Bút pháp của văn học cổ</i>
điển về căn bản là sùng cổ và ước lệ, tức xa lạ với tinh thần thiết thực và chỉ có quan hệ xa
xơi với thực tại đời sống đương thời. Cố nhiên, để văn chương cử tử sang một bên, cũng còn
những áng văn chương cổ ở đó phập phồng những vui buồn đau khổ của con người. Nhưng
nếu muốn tìm những tình cảnh con người được phác hoạ, những phong cảnh được miêu tả,
<i>những phong tục được khảo sát v.v... chỗ nào rõ chất Việt Nam thì ngay cả ở Truyện Kiều,</i>
<i>hoặc Chinh phụ ngâm cũng khơng tìm thấy. Có điều đó khơng phải là lỗi của người viết, mà</i>
là do quy phạm của thời đại quy định. Về phần nhà văn thế kỷ XX, việc hướng về đời thực,
dùng những phương cách biểu hiện vay mượn từ đời thực lại là những lề luật bắt buộc, và
chính điều này mở ra cho ngịi bút của họ một trường hoạt động rộng rãi. Một khi các ngành
nghệ thuật nghe nhìn dựa trên kỹ thuật hiện đại như điện ảnh truyền hình phát triển, việc ghi
chép đời sống lại do chính văn chương đảm nhiệm.


<i>4. Hệ thống thể loại gần với châu Âu. Văn, thơ phú lục là những thể chính trong sáng</i>
<i>tác thời xưa. Chúng có một mục đích chung là cốt để giúp tác giả nói chí mình (ngơn chí)</i>


<i>nói tình cảm mình (mạn hứng), chuyên chở tư tưởng (tải đạo). Điều đó phù hợp với thi pháp</i>


sùng cổ ước lệ như trên vừa nói. Cịn trong văn chương thời nay, người ta thấy nổi lên
những thể tài mới. Kịch nói là thể hồn tồn ngoại nhập. Tiểu thuyết thì ngày xưa thấp
thống cũng có, nhưng theo một quy phạm riêng và ngày nay ngả hẳn sang quy phạm của


tiểu thuyết phương Tây. Nói chung, trong hệ thống thể loại mới, văn xi đóng vai trị chủ
đạo, chính nó, với khả năng phong phú vốn có, sẽ diễn tả đầy đủ các sắc thái đa dạng của
thực tại, kể cả cái “chất văn xuôi” tức là cái chất phàm tục của đời sống đương thời. Đây
chính là một đặc điểm quán xuyến trong tồn bộ đời sống văn học thế kỷ XX, nó làm cho hệ
thống thể loại có một trọng tâm khác hẳn trước.10


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

thế kỷ XX, ngôn ngữ văn học nhờ tiếp thu được sự trong sáng và khúc chiết của tiếng Pháp,
nên trở thành thanh thoát và linh hoạt hơn hẳn. Điều quan trọng nhất là từ đây, nó hướng về
đời thực, muốn có được cái vẻ tự nhiên và đa dạng của ngôn ngữ hàng ngày. Xu hướng này
của sự tìm tịi vốn đã có từ nửa đầu thế kỷ XX, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, càng
được thúc đẩy mạnh mẽ, nó làm cho tiếng Việt trở nên chắc khoẻ, mà cũng linh hoạt hơn
bao giờ hết và đây chính là đóng góp của ngôn ngữ văn học đối với ngôn ngữ dân tộc nói
chung.


Đến đây, có thể tóm tắt:


<i>a) Khái niệm văn học hiện đại trong nghiên cứu văn học, theo chúng tôi nên dành để</i>
chỉ văn học Việt Nam thế kỷ XX.


b) Ở đâu kia, ở thời điểm nào kia, hiện đại có thể có nghĩa khác, nhưng xét chung trong
vịng hơn một thế kỷ nay, một nền văn học hiện đại là một nền văn học xây dựng theo mẫu
<i>hình phương Tây. Cố nhiên ở mỗi dân tộc, việc này được làm theo một cách riêng, với sự</i>


<i>sáng tạo riêng. Nói như Naguib Mahfouz, nhà văn Ai Cập được giải Nobel văn chương</i>


1988: “Những trào lưu văn hố phương Tây đã được chúng tơi tích nhập vào đất đai phong
thổ của chúng tơi vào nền văn hố của chúng tôi nhuần nhuyễn đến nỗi không phân biệt
được nữa. Sự đồng hoá đạt đến nỗi tưởng như những trào lưu ấy vẫn có ở nước chúng tơi
vậy".”11



c) Để chuyển dịch cả một nền văn học (và rộng hơn cả nền văn hố) từ mơ hình trung
đại sang mơ hình hiện đại, cần có cả một q trình. Đó là q trình hiện đại hố văn học
khởi động từ đầu thế kỷ, và đến 1945, coi như đã hồn thành một chặng cơ bản (Cịn như tới
những năm tám mươi, chín mươi, một q trình hiện đại hố lại đang xảy ra, thì đó là một
việc khác, có sắc thái khác).


</div>

<!--links-->
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn1%23_edn1'>.1</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn2%23_edn2'>đại2</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn3%23_edn3'>.3</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn4%23_edn4'>ới5</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn5%23_edn5'>.6</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn6%23_edn6'>uốc.7</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn7%23_edn7'>.8</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn9%23_edn9'>ớc.10</a>
<a href='o/VTNhan/VTNhan_TimNghiaHienDai.htm#_edn10%23_edn10'>.”11</a>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×