Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ trần đăng khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.89 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

TRẦN THỊ NHUNG

Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc
trong thơ Trần Đăng Khoa

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lí do chọn đề tài
Trần Đăng Khoa là một nhà thơ đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có giá
trị trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Hơn bốn mươi năm trôi qua nhưng
thơ anh vẫn có chỗ đứng riêng và dành được nhiều tình cảm yêu mến của bạn
đọc. Đến với thơ Trần Đăng Khoa, ta được sống với một bầu khơng khí rất
riêng - khơng khí của làng q nơng thơn Việt Nam.
Dưới con mắt trẻ thơ, Trần Đăng Khoa đã miêu tả thế giới xung quanh
bằng những hình ảnh quen thuộc. Khoa đã viết rất nhiều bài thơ làm chấn
động bạn đọc trong và ngồi nước. Với tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng
trời”, Trần Đăng Khoa đã tạo nên những nét riêng mà nhiều nhà thơ khác
khơng có được. Thơ Trần Đăng Khoa vui tươi, ngôn từ trong sáng dễ hiểu,
phù hợp với tâm hồn trẻ thơ.
Với sự quan sát tinh tế và nhạy cảm của cậu bé Khoa, con người và
thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên thật sống động. Bằng khả
năng tư duy và nghệ thuật, cách sử dụng ngơn từ chính xác, biểu cảm và trí


tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã khiến cảnh vật xung quanh thành bầu bạn
và như có linh hồn. Đặc biệt, Trần đăng Khoa đã sử dụng rất nhiều tính từ chỉ
màu sắc trong thơ của mình. Những tính từ chỉ màu sắc ấy được nhà thơ vận
dụng linh hoạt tạo nên một vườn thơ ngào ngạt hương sắc. Màu sắc trong thơ
Trần Đăng Khoa không chỉ đơn thuần là phương tiện miêu tả thế giới bên
ngoài của các sự vật, hiện tượng, xã hội , con người mà cịn có khả năng thể
hiện “ màu sắc bên trong” của các sự vật, hiện tượng đó.
Đối với lứa tuổi thiếu nhi, các em thích nhìn sự vật bằng những hình
ảnh trực quan. Trong thơ Trần Đăng Khoa, những tính từ chỉ màu sắc đã phần
nào mô tả chân thực được cuộc sống xung quanh. Các em nhỏ được đón
những vần thơ lấp lánh cảnh sắc quê hương. Từ việc miêu ta thế giới hiện
thực qua những vần thơ sử dụng tính từ chỉ màu sắc, Trần Đăng Khoa đã giúp

2


các em nhỏ hiểu thêm về những năm tháng của chiến tranh. Đồng thời tính từ
chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa còn giúp chúng ta thấy được cách nhìn
cũng như tình cảm của nhà thơ về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu
sắc trong thơ Trần Đăng Khoa” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa, nhưng tới nay
vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về tính từ chỉ màu sắc trong thơ
anh. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số tác giả đã viết về thơ Trần Đăng
Khoa:
- Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học tập 1, giáo trình
đào tạo Giáo viên Tiểu học, hệ Cao đẳng Sư phạm và hệ Sư phạm 12 +2, nhà
xuất bản Giáo dục, năm 1998. Ở giáo trình này, các tác giả đã bàn về “ Thế
giới Khoa bắt nguồn từ những cảnh sắc quen thuộc”, tất cả những tác phẩm

của nhà thơ bắt đầu từ góc sân và khoảng trời, từ những bờ ao, bến nước. Tất
cả những điều giản dị ấy đã làm nên màu sắc thơ Trần Đăng Khoa.
- Hồng Diệu, Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa, Báo văn nghệ số 48,
ngày 18 tháng 10 năm 1980. Tác giả đã thể hiện đầy đủ sắc màu nghệ thuật và
cách sử dụng từ ngữ linh hoạt trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em , Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm, năm 2003. Tác giả đã đề cập đến con người và sự nghiệp sáng tác thơ
của Trần Đăng Khoa, những nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ anh. Qua đó
bạn đọc thấy được tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật, với
trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, ngơn ngữ chính xác biểu cảm của nhà
thơ nhỏ tuổi.
- Trần Đức Ngôn, Dương Thu Hương, Văn học thiếu nhi Việt Nam,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1994. Tác giả đã đề cập đến “ Nông thôn
Việt Nam trong thơ Trần Đăng Khoa”. Tác giả đã giúp bạn đọc nhìn thấy

3


được thế giới thiên nhiên, loài vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa
hiện lên thật sống động. Đến với thơ trần Đăng Khoa, ta được sống với một
bầu khơng khí rất riêng của làng q nơng thơn Việt Nam.
Nhà thơ Tố Hữu viết: “Tập thơ Góc sân và khoảng trời có rất nhiều bài
thơ hay, tập thơ này có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam và tơi chưa thấy
trên thế giới trẻ em nào lại có những bài thơ như vậy cả, tinh hoa văn hoá dân
tộc đã dồn đúc lại trong một số ít người, trong đó có Khoa” (An ninh thế
giới,số 116,11-3-1999).
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về thơ Trần Đăng Khoa và
thấy được giá trị trong việc thể hiện hình ảnh làng quê và con người Việt Nam
với bao sự vật, hiện tượng cụ thể. Và cũng đã phần nào thấy được vai trị của
tính từ chỉ màu sắc. Tuy nhiên, họ mới chỉ bước đầu đề cập đến chứ chưa

thực sự đi sâu vào khai thác tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Những đề tài nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng
tôi trong việc thực hiện đề tài của mình.
Với mong muốn tiếp nối những kết quả của những người đi trước,
trong phạm vi của khóa luận này chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Khảo sát
hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng
Khoa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong
tập thơ “Góc sân và khoảng trời”; và hai trường ca: “Trường ca đánh thần
hạn”, “Trường ca khúc hát người anh hùng”. Nhà xuất bản Thanh Niên, năm
2001.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm hiểu cách sử dụng tính từ
chỉ màu sắc trong thơ của Trần Đăng Khoa và giá trị của việc sử dụng tính từ

4


chỉ màu sắc. Qua việc khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần
Đăng Khoa , chúng tôi xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Tiểu học
nhận biết về tính từ chỉ màu sắc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thống kê, phân loại các tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
- Xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh Tiểu học nhận biết về tính
từ chỉ màu sắc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu liên

quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: thống kê, phân loại tính
từ chỉ màu sắc trong các tập thơ của Trần Đăng Khoa.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Ý nghĩa của đề tài
Với đề tài “Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng
Khoa”, chúng tôi hi vọng sẽ tập hợp được hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong
tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và hai trường ca “Trường ca đánh thần
hạn”, “Trường ca khúc hát người anh hùng” nhằm giúp giáo viên và học sinh
Tiểu học có cái nhìn tổng thể về hệ thống tính từ chỉ màu sắc.
Bên cạnh đó, chúng tơi xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh
Tiểu học nhận biết về tính từ chỉ màu sắc, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Tiếng Việt, bồi dưỡng kĩ năng nhận diện tính từ chỉ màu sắc cho học
sinh Tiểu học.
8. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu gồm: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, cấu trúc của đề tài.

5


- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Khảo sát hệ thống tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Chương 3: Xây dựng một số bài tập bổ trợ giúp học sinh tiểu học nhận biết
về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo


6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Giới thiệu chung về nhà thơ Trần Đăng Khoa
1.1.1. Vài nét về tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958, quê ở làng Điền Trì,
xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nơng
dân.
Trần Đăng Khoa sớm u thơ có lẽ do ảnh hưởng của gia đình. Bố mẹ
anh thuộc rất nhiều truyện, thơ ca cổ và đã đọc cho anh nghe. Anh trai – Trần
Nhuận Minh và em gái – Trần Thị Thúy Giang đều là những người say mê
văn học, yêu thơ và thích làm thơ. Riêng Trần Đăng Khoa, sáu bảy tuổi đã
thuộc rất nhiều ca dao, thơ cổ và ham đọc sách. Khoa thích nghe truyện cổ
tích, thích nghe anh Minh đọc thơ và thích bắt chước anh làm thơ. Gia đình
ln là bầu khơng khí thơ ca, và đó cũng chính là cái nơi văn hóa đầu tiên của
một tâm hồn trẻ thơ.
Từ nhỏ, Trần Đăng Khoa đã được nhiều người cho là thần đồng thơ
văn. Lên tám tuổi, Khoa đã có thơ đăng báo. Năm 1968, khi mới lên mười
tuổi, tập thơ đầu tiên của ông “Từ góc sân nhà em” được nhà xuất bản Kim
Đồng xuất bản.
Năm 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ. Anh tham gia đồn giải phóng
qn vào tiếp qn ở Sài Gòn, rồi trở thành chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại
chiến trường CamPuChia và sống đời lính ở đảo Trường Sa.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở trường
Sĩ quan lục quân, rồi học tiếp ở trường viết văn Nguyễn Du khóa IV. Anh
được cử đi học tại Học viện văn học thế giới mang tên Gooc-ki (Cộng hịa
liên bang Nga). Sau đó, anh về cộng tác tại Tạp chí văn nghệ quân đội.


7


Tháng 6 năm 2004 đến nay, ông phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói
Việt Nam.
1.1.2. Vài nét về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ra trong một gia đình nơng dân và lớn lên ở một
làng quê Bắc Bộ, trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt
trên cả hai miền Nam – Bắc của Tổ Quốc. Anh đã sớm hiểu được những nỗi
vất vả, gian lao của người nơng dân, trong đó có cha mẹ mình và giá trị của
cuộc sống hịa bình. Vì vậy, thơ anh là tiếng hát yêu đời ca ngợi cuộc sống.
Để trở thành một Thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm, anh đã bền
bền bỉ phấn đấu, tích lũy ngay từ nhỏ. Bài thơ đầu tiên được đăng báo khi
anh tròn tám tuổi “ Con bướm vàng” đã trở thành một mốc quan trọng trong
quá trình hình thành và phát triển tư duy nghệ thuật của anh.
Là một trong những tác giả của trào lưu thơ thiếu nhi thời chống Mĩ,
Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã viết nhiều đề tài khác nhau. Đó là những đề
tài mang âm hưởng thời đại như: lịng kính u Bác Hồ; lịng căm thù giặc Mĩ
, chán ghét chiến tranh; tình cảm đặc biệt với chú bộ đội; niềm tự hào về sức
mạnh Việt Nam trong chiến tranh… Trần Đăng Khoa còn dành sự quan tâm
đặc biệt cho cảnh sắc quê nhà với các bài thơ viết về góc sân, khoảng trời,
cánh đồng, dịng sơng…nơi anh sinh ra và lớn lên, để rồi đóng góp thêm một
nền thơ ca Việt Nam một Nhà thơ mục đồng.
Năm 17 tuổi, khi làm nhiệm vụ tại chiến trường Campuchia và sống
đời lính trên biển. Trần Đăng Khoa đã làm nhiều bài thơ về đời lính, về nỗi
gian truân mà các chiến sĩ đã tự nguyện gánh chịu cho dân tộc.
* Những tác phẩm tiêu biểu của Trần Đăng Khoa:
- Từ góc sân nhà em (1968)
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966-1969, in năm 1970)

- Góc sân và khoảng trời-tập thơ(1973)
- Trường ca trừng phạt (1973)

8


- Trường ca khúc hát người anh hùng (1975)
- Kể cho bé nghe (1979)
- Trường ca giông bão (thơ, năm 1983)
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2 (tuyển 1969-1975, in năm 1983)
- Bên cửu sổ máy bay (thơ, 1986)
- Chân dung và đối thoại - tiểu luận phê bình(1998)
- Bài “Thơ tình người lính biển”đã được Hồng Hiệp phổ nhạc.
In nước ngồi
- Tiếng hát cịn tiếp tục (Pháp, 1971)
- Góc sân và khoảng trời của tôi (Cuba, 1973)
- Cánh diều no gió (CHDC Đức, 1973)
Trần Đăng Khoa được nhận nhiều giải thưởng về văn học.
1.2. Thơ Trần Đăng Khoa trong chương trình Tiểu học
Theo kết quả khảo sát, thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được đưa vào
Sách giáo khoa tiếng Việt Tiểu học. Cụ thể từ lớp 1 đến lớp 5:
- Lớp 1: Bài: Ị ó o…, Kể cho bé nghe.
- Lớp 2: Bài: Tiếng võng kêu, cây dừa.
- Lớp 3: Bài: Khi mẹ vắng nhà.
- Lớp 4: Bài: Trăng ơi…từ đâu đến?, Mẹ ốm.
- Lớp 5: Bài: Hạt gạo làng ta.
1.3. Khái quát chung về tính từ
1.3.1. Một số quan niệm về tính từ
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về tính từ được các tác giả
đưa ra:

Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tính từ cũng là một tiểu loại cơ bản như
danh từ, động từ. Ở Tiếng Việt, tính từ có những đặc điểm gần gũi với động
từ nên thường gọi chung hai loại từ này là phạm trù vị từ” [3;17].

9


Theo Lê Biên: “Tính từ là một từ loại cần thiết có tác dụng miêu tả cả
đơn vị ngơn ngữ và làm phong phú khả năng diễn đạt. Nó là một từ loại tích
cực về mặt cấu tạo từ.” [1;103].
Đào Thản cho rằng “Tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc
trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động. Những đặc trưng đó có thể là
những thuộc tính về màu sắc như : xanh, đỏ, tím, vàng xuộm, trắng tinh…;
những đặc tính về mùi vị, hình dáng, kích thước, phẩm chất như: chua, ngọt,
chat, thơm, vng…” [20;47].
Lê Cận và Phan Thiều cho rằng: “Tính từ là một trong ba lớp từ cơ bản
(danh từ, động từ, tính từ), tính từ biểu thị ý nghĩa phạm trù đặc trưng (tính
chất, thuộc tính, đặc trưng, đặc điểm…) của sự vật, có số lượng tương đối lớn,
có quan hệ với nhiều thành tố khác trong cụm từ, với những thành phần khác
trong câu, đảm nhiệm những chức năng quan trọng trong câu” [4;145].
Quan niệm về tính từ của các tác giả trên tuy có sự khác nhau nhưng
đều có những nét tương đồng. Cụ thể tính từ được hiểu như sau:
- Tính từ là một trong ba lớp từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) và
mang những đặc điểm hay tính chất của sự vật.
- Tính từ là một từ loại cần thiết có tác dụng miêu tả cả đơn vị ngôn ngữ
và làm phong phú khả năng diễn đạt
- Tính từ có quan hệ với nhiều thành tố khác trong cụm từ, câu và đảm
nhiệm những chức năng quan trọng trong câu.
1.3.2. Đặc điểm của tính từ
* Về ngữ pháp

Tính từ có thể làm trung tâm cho một ngữ tính từ. Nó có khả năng kết
hợp với những phụ từ tình thái ở trước nó.
Ví dụ:
Cả hai cái áo đều mới.

10


Khả năng kết hợp với các tính chất tiêu biểu của tính từ là có những
phụ từ chỉ mức độ “hơi, khá, rất, cực kì” đi kèm, nhất là với phụ từ “rất” từ
hứng duy nhất và cho nó một giá trị tuyệt đối trong sự phân loại.
Ví dụ:
- Cái áo này hơi xấu.
- Cơ ấy vẫn cịn đang rất trẻ.
Những thành tố phụ đứng sau kèm đằng sau tính từ có thể là thực từ
hoặc hư từ, có thể thuộc những từ loại khác nhau. Danh từ hoặc tổ hợp quan
hệ từ + danh từ làm bổ ngữ cho tính từ.
Ví dụ:
- xấu người đẹp nết cịn hơn đẹp người.
- giỏi lắm; vui quá
- xanh biêng biếc
* Về chức vụ ngữ pháp
Ở tiếng Việt (cũng như các ngôn ngữ khác), chức năng phổ biến,
thường trực của tính từ là làm định ngữ.
Ví dụ:
Quyển sách mới có nhiều tranh đẹp.
- Tính từ tiếng Việt có thể làm vị ngữ trực tiếp.
Ví dụ:
Ngơi nhà này rất đẹp.
Ngồi ra, tính từ có thể đảm nhiệm những chức vụ cú pháp khác.

- Làm bổ ngữ
Ví dụ:
Bạn Hà học giỏi.
Nó sống đẹp.
- Làm chủ ngữ
Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

11


(Tục ngữ)
Sạch sẽ là mẹ của sức khỏe.
- Làm thành phần phụ của câu
Ví dụ: Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà.
1.3.3. Các tiểu loại của tính từ
Căn cứ vào nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ có thể chia tính từ
thành những tiểu loại sau:
1.3.3.1. Tính từ chỉ tính chất tự thân có mức độ
(Tính từ chỉ tính chất tự than có mức độ cịn gọi là tính từ khơng trình
độ, tính từ khơng thang độ)
Những tính từ này có đặc điểm là: bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa
tuyệt đối về đặc trưng, tính chất hoặc là đặc trưng ấy khơng có cường độ khác
nhau, khơng có gì để so sánh. Chính bản chất nghĩa của lớp tính từ này nên
chúng khơng kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa mức độ như rất, hơi, q, lắm…
và cũng khơng địi hỏi thực từ đi kèm để bổ nghĩa.
Trong lớp tính từ này có những nhóm sau:
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối: (nội dung ý nghĩa của chúng không thể hoặc
không cần đưa vào thể so sánh). Số lượng từ trong nhóm này rất hạn chế,
chúng thường dùng kèm với danh từ hoặc với động từ để bổ nghĩa cho danh
từ, động từ. Đó là từ cơng, tư, riêng, chính, quốc doanh, cơng ích…

Ví dụ: việc công, đời tư, quyền lợi chung.
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong
nhóm này thường là từ láy hoặc từ ghép: đỏ lịm, trắng phau, đen sì…Nhóm
từ này khơng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ.
Ví dụ:
Thấy trời xanh biếc mênh mơng
Cánh cị chớp trắng bên sơng kinh thầy
(Trần Đăng Khoa – Bên sông Kinh Thầy)

12


- Chỉ đặc trưng mơ phỏng. Các từ trong nhóm này có cấu tạo ngữ âm
theo lối mơ phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh (tượng thanh), hoặc theo lối
biểu trưng âm – nghĩa, mô phỏng gián tiếp đặc trưng hình thể sự vật, hành
động hoặc tính chất (tượng hình) : ào ào, đùng đùng, nhoang nhống…
1.3.3.2. Tính từ tự thân khơng có mức độ
(Tính từ tự thân khơng có mức độ là những tính từ được đánh giá theo
thang độ)
Mật độ tính từ tập trung ở tiểu loại này, chúng chỉ đặc trưng của thực
thể, của sự vật hoặc hoạt động mà ta có thể so sánh về cường độ, mức độ của
đặc trưng.
Những tính từ này thường kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi,
lắm, thật, vô cùng, tuyệt…
Tiểu loại này gồm những lớp từ:
- Những tính từ chỉ phẩm chất: tốt, đẹp, xấu, hèn, mạnh, dũng cảm…
- Những tính từ chỉ đặc trưng về lượng thộc nhiều phương diện: nhiều, ít,
rậm, thưa, cao, thấp, rộng, hẹp…
- Những tính từ chỉ đặc trưng cường độ: mạnh, yếu, nóng, sáng…
- Những tính từ chỉ đặc trưng hình thể: vng, trịn, méo, lệch…

- Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh: ồn ào, lặng lẽ, lặng…
- Những tính từ chỉ đặc trưng mùi vị: đắng, cay, ngọt, bùi..
- Những tính từ chỉ đặc trưng màu sắc: xanh, đỏ, vàng, nâu, …
Và tính từ chỉ màu sắc mang đầy đủ đặc điểm của tính từ.
1.3.4. Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ màu sắc là một trong những tiểu loại của tính từ tiếng Việt,
nên các tiêu chí nhận diện tính từ chỉ màu sắc cũng tuân theo tiêu chí nhận
diện tính từ tiếng Việt.
Theo Đào Thản thì tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt được phân chia
thành các lớp sau:

13


- Lớp từ cơ sở gồm chín màu: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh, tím, nâu, hồng,
xám. Lớp tính từ này có đặc điểm:
+ Hình thức: Đa số là từ đơn tiết, lớp từ phổ biến và đưa vào sử dụng rộng
rãi.
+ Ý nghĩa: Có phạm vi biểu vật rộng rãi, được sử dụng cho một số lượng
đa dạng các hiện tượng.
Chín từ này có khả năng tạo ra hàng loạt từ chỉ màu phái sinh biểu vật
hẹp hơn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất nhằm miêu tả sự vật hiện tượng
một cách chính xác, trọn vẹn.
Ví dụ: Từ “trắng” có khả năng phát sinh ra các từ mới mang ý nghĩa hẹp
hơn như: trắng tinh, trắng xốp, trắng nõn… Tạo nên sự độc đáo về ý nghĩa
trong vốn tính từ chỉ màu sắc của tiếng Việt.
- Lớp từ cụ thể: Là lớp từ mượn trực tiếp từ tên gọi của đối tượng, sự vật và
thuộc tính sự vật trong thế giới khách qua, chẳng hạn:
+ Nhóm tính từ chỉ các loại màu vải vóc, len sợi như: vàng tơ, xanh cơng
nhân, tím nhung…

+ Nhóm tính từ gọi tên màu của các kim loại, khống sản: tím than, xanh
thép, trắng bạc…
+ Nhóm tính từ chỉ màu sắc tự nhiên: xanh da trời, xanh nước biển, nâu đất…
+ Nhóm tính từ chỉ màu lấy tên gọi từ màu động vật: màu da bị, xanh trứng
sáo, xanh cổ vịt…
+ Nhóm tính từ gọi tên màu từ một số loại thức ăn, thức uống: màu bánh mật,
màu kem trắng sữa.
+ Nhóm tính từ chỉ tên gọi màu các loại thực vật: đỏ bồ qn, vàng chanh,
màu cốm…
Ngồi ra, lớp tính từ màu sắc trừu tượng và lớp tính từ chỉ màu sắc cụ
thể cịn có những loại từ khác hình thành bằng từ ghép chỉ màu sắc. Nó được

14


phát sinh từ chín màu cơ bản. Ví dụ: đen: đen nhánh, đen xì, đen huyền…; đỏ:
đỏ au, đỏ ối, đỏ bừng…; tím: tím ngắt, tím biếc, tím phớt…
Như vậy, các tính từ chỉ màu sắc trước hết mang ý nghĩa định danh,
giúp con người phân biệt sự khác nhau giữa các sắc màu. Bên cạnh đó bản
thân các tính từ chỉ màu, nhất là các màu chỉ màu cụ thể ln kèm những nét
nghĩa nhất định.
Tính từ chỉ màu sắc rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt khi đi vào trong
văn thơ, tùy theo dụng ý của người viết và ngữ cảnh nó trở nên phong phú
nhưng cũng khá phức tạp. Mỗi một ngơn ngữ, đều có một hệ thống từ chỉ màu
sắc – màu sắc cơ sở như: xanh, đỏ, tím, vàng…Màu sắc là những từ chỉ tính
chất, đặc trưng của các sự vật, hiên tượng. Ngồi những màu sắc trên, trong
quá trình sử dụng người ta đã có thêm cách gọi tên khác về màu sắc như: màu
đậm, màu nhạt, màu cánh sen… Căn cứ vào các tiêu chí để nhận dạng từ tiếng
Việt những từ trên khơng phải là các tính từ chỉ màu sắc như chúng ta vẫn
thường quan niệm. Vì những màu như màu đậm, màu nhạt… là cụm từ tự do.

Như vậy, những màu như màu đậm, màu nhạt không phải là tính từ chỉ
màu sắc nên trong q trình tìm hiểu về tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần
Đăng Khoa, chúng tôi không xét những trường hợp này.
13.5. Hiện tượng chuyển loại của từ
Hiện tượng chuyển loại của từ là hiện tượng một từ khi được dùng với
ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại này, khi thì được dùng với ý nghĩa
và đặc điểm ngữ pháp của từ loại khác [2;123].
Theo Nguyễn Văn Tu cho rằng “Chuyển di từ loại là hiện tượng tích
cực và phổ biến, xảy ra hầu hết các ngôn ngữ đặc biệt là ở loại hình ngơn ngữ
đơn lập” [ 22; 86].
Một số tính từ có thể chuyển loại thành danh từ. Khi nào thành danh từ
những tính từ đó có thể dùng với từ chỉ loại cái như: cái đẹp, cái xấu, cái
hay…

15


Những tính từ danh từ hóa mang những đặc điểm của danh từ như khả
năng kết hợp với những từ chỉ loại, với những từ dùng làm định ngữ.
Ví dụ: Anh quay lại, đôi mắt, nụ cười bộc lộ những vui sướng và cảm
động bất ngờ.
Những tính từ thường chuyển thành danh từ với nghĩa trừu tượng chỉ
những tính chất, tinh thần và vật chất như: cái đẹp, cái xấu…những tâm trạng
như: vui sướng, đắng cay…những trạng thái như: tự do, độc lập…
Ví dụ: Trong thơ Trần Đăng Khoa, chuyển di từ loại là một trong những
hình thức tạo từ mới hiệu quả. Đó là tính từ chỉ màu sắc được dùng như một
danh từ chỉ người, sự vật và đơn vị tổ chức.
Vàng ơi là Vàng ơi
(Sao không về Vàng ơi?)
Từ vàng là tính từ chỉ màu sắc nhưng trong câu thơ trên, tính từ vàng

được chuyển thành danh từ để đặt, gọi tên một chú chó – một người bạn gần
gũi, thân thiết với tuổi thơ cả tác giả - con chó Vàng.
1.4. Tính từ và lý thuyết về tính từ trong chương trình tiếng Việt Tiểu học
Ở trong chương trình tiếng Việt Tiểu học, các em đã được làm quen
với khái niệm tính từ. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất cả
sự vật, hoạt động, trạng thái…
Ví dụ:
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sơng chảy có rặng dừa nghiêng soi.
(Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Ngồi việc hình thành khái niệm đơn giản về tính từ, sách giáo khoa
cịn cung cấp cho học sinh nhận biết được các đặc điểm, mức độ của tính từ.
Phẩm chất, màu sắc, hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của người,
sự vật hiện tượng…được tính từ biểu thị đều có những mức độ khác nhau .
Có một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất như sau:

16


- Tính từ có thể tạo ra từ ghép hoặc từ láy với các tính từ đã cho.
Ví dụ: Xanh tạo ra xanh biếc, xanh lè, xanh thắm, xanh um…
Hàng chuối lên xanh mướt.
(Bên sông Kinh Thầy – Trần Đăng Khoa)
Hay:
Cây bàng lá nõn xanh ngời.
(Cây bàng – Trần Đăng Khoa)
Hay:
Thơng hào luồn dưới bón cây xanh rờn.
(Gửi theo các chú bộ đội – Trần Đăng Khoa)
- Thêm các từ rất, quá, lắm…vào trước hoặc sau tính từ.

Ví dụ:
+ Đẹp: rất đẹp, đẹp quá, đep lắm…
+ Giỏi: rất giỏi, giỏi quá,cực kì giỏi…
- Tạo ra phép so sánh.
+ So sánh ngang bằng
Ví dụ:

Trăng nở vàng như xơi.
(Trơng trăng - Trần Đăng Khoa)

+ So sánh hơn kém
Ví dụ:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ So sánh tuyệt đối
Ví dụ: Cánh đại bàng rất khỏe, có bộ xương cánh tròn dài như ống sáo,
và trong như thủy tinh.

17


1.5. Màu sắc nói chung và tính từ chỉ màu sắc trong văn thơ
1.5.1.Màu sắc nói chung
1.5.1.1. Màu sắc là gì?
“Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết
hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng
bị ảnh hưởng “dài hạn” từ trí nhớ lưu qua quá trình học hỏi từ khi lớn lên
trong xã hội, và “ngắn hạn” bởi các hiệu ứng ánh sáng của phơng nền”
[ 20;13] .
1.5.1.2.Màu sắc ngồi ngơn ngữ

Trong đời sống, màu sắc có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, nhìn ra thiên
nhiên, biển trời bát ngát một màu xanh, mây trắng bồng bềnh, mái ngói đỏ
tươi, tường vôi trắng, hoa lá muôn màu…và xung quanh ta những vật dụng
thường ngày, sách báo tranh ảnh, quần áo cái nào cũng được tô điểm bằng
những màu sắc, tạo nên sự đa dạng phong phú và vui mắt. Nghĩa là tất cả
cảnh vật xung quanh ta đều có màu sắc. Màu sắc cảnh vật rất phong phú làm
cho con người và cuộc sống thêm tươi đẹp yêu đời [20;36].
Thông thường mắt con người nhận biết được vô vàn màu sắc và màu sắc
luôn biến đổi trong các tương quan bất tận của chúng dưới tác động của các
nguồn ánh sáng khác nhau. Nguồn ánh sáng chủ yếu vẫn là ánh sáng mặt trời,
ánh sáng mặt trời lại liên tục thay đổi: ánh sáng buổi bình minh khác với buổi
trưa, chiều, tối. Nguồn ánh sáng không chỉ tác động vào đối tượng có màu
mà cịn tác động vào bộ máy quang học của con người là do đôi mắt. Bản
thân đôi mắt với sự khép mở dưới sự tác động của nguồn sáng, cũng thay đổi
liên tục và tinh vi, như vậy đó là một hiện tượng hội tụ đủ ba yếu tố: ánh sáng,
một vật thể và một hệ thống tiếp thụ như mắt.
Trong sáng tạo nghệ thuật không thể thiếu được màu sắc, vì màu sắc là
một trong những ngơn ngữ tạo hình rất quan trọng. Đối với hội họa, các nhà

18


nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “vòng tròn màu” và “dải phổ màu” để nói đến
cái gốc của việc nghiên cứu màu
Đỏ cam

Huyết dụ

đỏ
cam


tím
Chàm

Vang cam
lam

lam
xanh lá
cây

Xanh lá mạ

Xanh lá cây thẫm

Bảng màu
Sự nhận biết màu sắc là do thị giác đem lại, nhưng nó khơng bao giờ
tách khỏi các hiệu qủa tâm lý, xúc cảm do màu gây ra. Màu sắc có tác động
tới trạng thái tình cảm của con người, gam màu tươi làm người ta vui vẻ phán
chấn, gam màu trầm hợp với sự suy tư, gam màu tím lạnh gợi lên nỗi nhớ
nhung man mác…. Màu sắc đã có tác động một cách phức tạp tinh vi và rất
nhanh nhạy vào tâm lý con người và gây ra xúc cảm, liên tưởng, xây dựng
tình cảm con người mạnh mẽ. . Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử của mỗi dân
tộc, khí hậu, địa lý, tơn giáo, tư tưởng, các phong tục văn hoá mà mỗi dân tộc
cố kết dần cho mình một tâm lý màu riêng với những nét độc đáo riêng.
1.5.1.3. Màu sắc trong ngôn ngữ
* Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), màu sắc được định
nghĩa:
- Khi đóng vai trị là danh từ – có hai nghĩa cơ bản sau:
+ Màu sắc: các từ khơng kể đen và trắng (nói khái qt).

Ví dụ: bức tranh thiên nhiên ngập tràn sắc màu.
+ Màu sắc ẩn hiện: màu sắc gây cảm giác khi xa khi gần, khi mờ khi tỏ do sử
dụng có cung bậc các mảng màu sáng tối xen kẽ nhau.

19


- “Bản thân từ màu” cũng gợi lên sắc thái biểu thị “sắc”: thuộc tính vật lý thể
hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết được mắt cùng với hình dáng
giúp phân biệt vật này với vật khác. Ví dụ: màu xanh nước biển; chất dùng để
tơ thành các màu khi vẽ. Ví dụ: pha màu, hợp màu; màu khơng kể đen và
trắng. Ví dụ: ảnh màu, phơng màu; tồn bộ nói chung những biểu hiện bên
ngồi tạo nên cảm giác có một tính chất nào đó. Ví dụ: bầu khơng khí đượm
màu huyền bí.
* Đi vào ngôn ngữ, màu sắc mang nghĩa bản thể, nghĩa dụng học, nói
cách khác nó thuộc cấu trúc biểu niệm. Các nét nghĩa này khơng đồng nhất.
Ví dụ. Cấu trúc biểu niệm của từ “hồng” có nét nghĩa phạm trù: thuộc
tính vật lý, có cảm giác, về thị giác - màu sắc. Đây là nét nghĩa miêu tả, phản
ánh thuộc tính bản thể của màu “hồng”. Nếu đem so sánh “hồng” và “hồng
hào” có một số đặc điểm khác biệt, “hồng hào” chỉ màu da con người và đây
cũng chính là nét nghĩa miêu tả, ngồi ra nó cịn mang nghĩa biểu thị trạng
thái khoẻ mạnh do con người cấp cho nó và đây là nét nghĩa dụng học.
Các sự vật, hiện tượng, tính chất vốn tồn tại như một thực thể khách
quan. Màu sắc cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Khi đi vào ngơn ngữ nó
mang ý nghĩa biểu vật, tức là ngơn ngữ hố vật chất, hiện tượng khách quan
đã là sự kiện dụng học. Con người có khả nhận biết được những màu trong
quang phổ: đỏ, xanh, tím, vàng, lam…là các màu sắc khách quan. Việc lựa
chọn thuộc tính nào để biến chúng thành nét nghĩa trong ý biểu niệm cũng là
sản phẩm hoạt động của con người với tên gọi khác nhau là do con người cấp
cho chúng. Nghĩa là tên gọi màu sắc mang tính võ đoán. Bị chi phối bởi ý

thức và quan niệm chủ quan của con người.
Ví dụ: Lá cây mang màu xanh nhưng chúng ta khơng lí giải được vì sao
lại gọi như vậy. Tính võ đốn nằm ở đó.

20


Nhóm từ chỉ màu sắc khơng đơn thuần chỉ có đỏ, cam, vàng, lục lam,
chàm, tím, mà ngay trong bảy màu cơ bản đó cũng tồn tại những sắc độ khác
nhau.
Ví dụ: Xanh khác xanh lè, xanh rì, xanh ngắt, xanh non… Mỗi cấp độ
màu xanh gắn với những liên tưởng, gán ghép cố hữu cho những sự vật, hiện
tượng nhất định mà ta gọi là nghĩa liên hội.
1.5.2. Mối quan hệ giữa tính từ chỉ màu sắc và hình ảnh sự vật trong thơ
Màu sắc trong thơ là một chất liệu hầu như không thể thiếu được. Màu
sắc thể hiện bức tranh thiên nhiên đất nước, con người mang đầy màu sắc
nghệ thuật. Lớp tính từ chỉ màu sắc bao phủ lên cảnh vật làm cho cảnh vật trở
nên đẹp hơn và thể hịên được ý đồ nghệ thụât của người nghệ sĩ. Màu sắc góp
phần tơ điểm cho cảnh vật và cảnh vật chính là cái để màu sắc thể hiện ra bên
ngồi. Chẳng hạn bài thơ “Trơng trăng” của Trần Đăng Khoa:
“Áng chừng ơng thích lắm
Trăng nở vàng như xơi”.
Qua lớp từ này mà hình ảnh cuộc sống được khúc xạ và phản chiếu lại.
Tiểu kết
Chúng tôi tìm hiểu về tác giả, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Trần
Đăng Khoa. Bên cạnh đó, chúng tơi khát quát, tổng hợp về tính từ như khái
niệm tính từ nói chung và tính từ chỉ màu sắc nói riêng, cùng với những đặc
điểm của chúng. Trong thơ văn thì những tính từ chỉ màu sắc khơng chỉ để
phân biệt những sự vật khác nhau mà còn giúp các thi nhân bộc lộ tình cảm,
nỗi niềm của mình đối với cảnh sắc xung quanh. Những vấn đề chung về lí

luận trên là những cơ sở khoa học, làm tiền đề để chúng tôi nghiên cứu
chương 2 và chương 3.

21


Chương 2
KHẢO SÁT HỆ THỐNG TÍNH TỪ CHỈ MÀU SẮC
TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
2.1. Cơ sở khảo sát
Chúng tôi dựa vào đặc điểm của tính từ nói chung và tính từ chỉ màu
sắc nói riêng làm cơ sở để khảo sát, thống kê hệ thống tính từ chỉ màu sắc
trong thơ Trần Đăng Khoa.
2.2. Mục đích khảo sát
Chúng tơi khảo sát số lần xuất hiện của tính từ chỉ màu sắc trong tập
thơ “Góc sân và khoảng trời”, “Trường ca đánh thần hạn”, “Trường ca khúc
hát người anh hùng” của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhằm tìm hiểu giá trị của
việc sử dụng của các tính từ chỉ màu sắc đó.
Qua kết quả khảo sát, chúng tơi lấy cơ sở để xây dựng một số bài tập
bổ trợ giúp học sinh Tiểu học rèn luyện kĩ năng nhận diện tính từ chỉ màu sắc.
2.3. Khảo sát tính từ chỉ màu sắc trong thơ Trần Đăng Khoa
2.3.1. Bảng thống kê
Qua việc khảo sát thơ Trần Đăng Khoa, số lần xuất hiện tính từ chỉ màu
sắc trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” và hai trường ca “Trường ca đánh
thần hạn” và “Trường ca khúc hát người anh hùng” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1: Tập thơ “ Góc sân và khoảng trời”
(Cụ thể xem phần phụ lục từ trang 1 đến 17)
Bài


Số lần xuất

Tỉ lệ ( % )

Trang

hiện
Con bướm vàng

5

2.3 %

12

Cái sân

2

0.6 %

13

Trông trăng

2

0.6 %

15


22


Ảnh Bác

1

0.3%

17

Bên sơng Kinh Thầy

3

1%

18

Con chim hay hót

0

0%

19

Lọc cà lọc cọc


3

1%

20

Mùa xuân mùa hè

0

1%

22

Gà con liếp nhiếp

2

0.6 %

23

Trăng sáng sân nhà em

2

0.6 %

25


Vườn cải

2

0.6 %

26

Đánh thức trầu

1

0.3 %

27

Vườn em

2

0.6 %

29

Cây đa

5

2.3 %


30

Dặn em

0

0%

31

Con trâu đen lơng mượt

4

1.86 %

32

Máy cày xình xịch

1

0.3 %

34

Chiếc ngõ nhỏ

0


0%

35

Tiếng chim kêu

0

0%

38

Thầy giáo đi bộ đội

1

0.3 %

40

Hỏi đường

0

0%

41

Nghe thầy đọc thơ


2

0.6 %

42

A! Em biết thằng giặc Mĩ rồi

3

1%

43

Cây bang

1

0.3 %

45

Ịóo

0

0%

46


Chọc ếch

0

0%

48

Khi mẹ vắng nhà

2

0.6 %

49

Nửa đêm tỉnh giấc

2

0.6 %

50

Trăng tròn

1

0.3 %


51

Buổi sáng nhà em

2

0.6 %

52

23


Hà Nội có Bác Hồ

2

0.6 %

53

Sao khơng về Vàng ơi?

5

2.3 %

57

Chớm thu


0

0%

59

Mưa

2

0.6 %

60

Kẹo hồng kẹo xanh

7

3.25 %

64

Tiếng chim chích chịe

1

0.3 %

65


Hoa lựu

4

1.86 %

66

Tiếng trống làng

2

0.6 %

67

Thơn xóm vào mùa

5

2.3 %

69

Đám ma bác Giun

3

1%


71

Tiếng võng kêu

1

0.3 %

72

Cây dừa

3

1%

75

Trăng ơi…từ đâu đến?

3

1%

76

Em lớn lên rồi

0


0%

78

Cánh đồng làng Điền Trì

1

0.3 %

79

Đêm Cơn Sơn

1

0.3 %

81

Thả diều

4

1.86 %

82

Em dâng cơ một vịng hoa


1

0.3 %

84

Hương nhãn

4

1.86 %

86

Trận địa bỏ không

1

0.3 %

88

Gửi theo các chú bộ đội

2

0.6 %

89


Kể cho bé nghe

1

0.3 %

91

Quê em

2

0.6 %

93

Đánh tam cúc

4

1.86 %

94

Họp báo “ Chim họa mi”

1

0.3 %


97

Gửi bạn Chi Lê

2

0.6 %

99

Xem ảnh bạn thiếu nhi Mỹ đi

2

0.6 %

101

24


biểu tình
Em kể chuyện này

4

1.86 %

104


Cơn Sơn

0

0%

108

Hạt gạo làng ta

2

0.6 %

109

Con cò trắng muốt

9

4.2 %

112

Hà Nội

2

0.6 %


114

Mắt bão

1

0.3 %

116

Mang biển về quê

1

0.3 %

117

Cầu Cầm

6

2.8 %

118

Em về Hồng Gai

1


0.3 %

120

Lời của than

7

3.25 %

122

Đi tàu hỏa

2

0.6 %

125

Mẹ ốm

0

0%

128

Bà và cháu


1

0.3 %

130

Kính tặng chú Tố Hữu

2

0.6 %

134

Đất trời sáng lắm hôm nay

2

0.6 %

136

Em gặp Bác Hồ

1

0.3 %

137


Nhận thư anh

1

0.3 %

140

Hoa bưởi

1

0.3 %

143

Từ khi anh đi chiến trường xa

1

0.3 %

144

Điều anh quên không kể

2

0.6 %


145

Tiếng nói

0

0%

148

Hạ Long

11

5.12 %

149

Ngơi đền Bãi Cháy

2

0.6 %

150

Nhớ và nghĩ

3


1%

153

Cháu làm bà còng

0

0%

154

Cháu đi

0

0%

155

25


×