Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết chỉ còn một lần của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.79 KB, 74 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ SANG

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ
còn một lần của Chu Lai

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 11
5. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 12
NỘI DUNG ................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1: NHÀ VĂN CHU LAI TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG ....... 13
CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI................................................. 13
1.1 Chu Lai - con người và niềm đam mê sáng tác.......................................... 13
1.1.1 Vài nét về tiểu sử của Chu Lai ............................................................... 13
1.1.2 Hành trình sáng tác của Chu Lai............................................................ 14
1.2 Tiểu thuyết – thể loại sở trường của Chu Lai ............................................ 16


1.2.1 Tiểu thuyết trong văn vuôi Việt Nam hiện đại......................................... 17
1.2.2 Chỉ cịn một lần – một cách nhìn mới về hiện thực và con người của
Chu Lai sau 1975 ........................................................................................... 21
1.3 Vị trí của Chu Lai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại ................ 24
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ......... 28
CHỈ CỊN MỘT LẦN...................................................................................... 28
2.1. Kiểu nhân vật đi tìm lý tưởng trong thời bình ........................................... 29
2.2. Kiểu nhân vật bị tha hóa .......................................................................... 32
2.2.1 Tha hóa do sự cám dỗ của địa vị, quyền lực và tiền bạc........................... 32
2.2.2 Tha hóa vì lịng đố kỵ ........................................................................... 39


3

2.3. Kiểu nhân vật bi kịch............................................................................... 40
2.3.1 Bi kịch của những “con người lạc thời” ................................................. 40
2.3.2 Bi kịch từ những khao khát đi tìm tình yêu ............................................ 43
2.3.3 Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ ..................................................... 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT ...................... 51
TRONG TIỂU THUYẾT CHỈ CÒN MỘT LẦN .............................................. 51
3.1 Khắc họa tính cách nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình ........................... 51
3.2 Chạm khắc chân dung qua hồi tưởng, ký ức, độc thoại nội tâm .................. 53
3.3 Khu biệt nhân vật qua ngôn ngữ và giọng điệu .......................................... 58
3.3.1 Ngôn ngữ đa thanh ............................................................................... 58
3.3.2 Sự đàn cài nhiều giọng điệu .................................................................. 62
3.4 Tạo dựng tình huống và kết thúc bất ngờ để làm nổi bật tính cách nhân vật 66
KẾT LUẬN................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 72



4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những biến đổi của nền văn học Việt Nam từ sau năm 1975 được thể
hiện rất rõ trong sự đổi mới của các thể loại văn học. Trong đó, các thể loại
văn xi là khu vực được xem là có nhiều thành tựu nổi trội. Có thể khẳng
định, tiểu thuyết là một trong những thể loại đã có khá nhiều thành tựu trên
bình diện nội dung và nghệ thuật tạo nên đặc trưng riêng cho văn học dân tộc
giai đoạn này.
Chu Lai được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu đã có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính trong thời kỳ hậu
chiến và thời kỳ đổi mới. Đương nhiên, đóng góp của Chu Lai cịn có truyện
ngắn và kịch nhưng tiểu thuyết vẫn là thể loại sở trường và làm nên tên tuổi
của ông.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai rất đa dạng, phong phú gồm
nhiều hạng người, nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Có những nhân vật vơ
cùng cao thượng nhưng lại cũng có những kẻ vơ cùng đểu giả, độc ác, có số
phận bị đẩy đến tận cùng của sự ngang trái và ranh giới giữa cái tốt và cái xấu
trong bản thân mỗi con người thật mong manh. Nhờ thế, người viết đã đặt ra
nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, ký thác những thông điệp nghệ
thuật nghiêm túc, tâm huyết của mình. Tiểu thuyết Chỉ cịn một lần của ơng


5

khơng nằm ngồi quy luật đó. Tác phẩm đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của Chu Lai.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn

đề “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai”. Đi sâu
vào khai thác vấn đề này, chúng tôi không chỉ đáp ứng ý nghĩa thời sự văn
học, mà cịn góp phần tìm hiểu, đánh giá một cách có hệ thống về những nét
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Chu Lai. Đồng thời,
qua đó chúng ta cũng có sự đánh giá khách quan về vị trí của ơng trong tiến
trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ sau 1975, tiểu thuyết đã có những biến chuyển về nhiều mặt, cả nội
dung lẫn hình thức. Trong tiến trình ấy, nhiều tác giả đã khẳng định được tên
tuổi và vị trí của mình trên văn đàn. Chu Lai là một trong những tác giả như
thế. Cùng với các diễn biến của hiện thực cuộc sống, nhân vật cũng được
khám phá và thể hiện có chiều sâu hơn, đa dạng hơn, phản ánh nhận thức
ngày càng trưởng thành của ông.
Trong gần ba mươi năm cầm bút, Chu Lai đã để lại khối lượng tác phẩm
khá lớn với nhiều thể loại khác nhau thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo
bạn đọc và giới nghiên cứa phê bình. Được đánh giá là cây bút xơng xáo, với
năng lực sáng tạo dồi dào, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng
định thành công của Chu Lai ở thể loại tiểu thuyết và ghi nhận đóng góp của
nhà văn ở mảng đề tài chiến tranh. Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình, bài
viết trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến sự đổi mới của tiểu thuyết Chu Lai nói
chung và tiểu thuyết Chỉ cịn một lần nói riêng. Chúng tơi tạm chia các ý kiến
thành hai loại: Những ý kiến bàn chung về văn xuôi của Chu Lai và những ý
kiến bàn riêng về tiểu thuyết Chỉ cịn một lần.
2.1. Các nghiên cứu về văn xi Chu Lai


6

Cho đến nay, đã có khá nhiều bài báo, bài viết, cơng trình khoa học
nghiên cứu về văn xi của Chu Lai nói chung.

Bích Thu trong Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ
thống mô típ chủ đề cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai là “sự truy đuổi cuối
cùng của quá khứ để tìm ngun nhân cái ác vì chỉ có nhìn thẳng vào quá
khứ, con người mới tránh được thảm họa của cái ác, mới có thể trừng phạt cái
ác để thanh thản sống với hiện tại, hướng tới lẽ phải và điều thiện” [37, tr.25].
Tác giả Nguyễn Hương Giang trong bài Người lính sau hịa bình trong
tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới đã có những nhận xét về số phận người
lính sau chiến tranh qua nhân vật Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, nhân vật
Lãm trong Phố, Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần khá sâu sắc: “Người lính
trong tiểu thuyết chiến tranh của ta trở về cuộc sống đời thường, dẫu có cảm
thấy lạ lẫm giữa phố phường xanh đỏ khi ngọn gió rừng hoang dại vẫn thổi
mãi trong tâm hồn, vẫn cố gắng hòa nhập với cuộc đời mới, khẳng định vị trí
và giá trị người lính trong xã hội. Trên hành trình ấy khơng phải người lính
nào cũng chiến thắng” [8, tr.110]. Ở bài viết này, tác giả đã có sự nhận định
tinh tế về các nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai. Người lính trở về sau
chiến tranh trong các sáng tác của Chu Lai không phải ai cũng gặp được may
mắn trong cuộc sống mới mà cịn có những con người gặp nhiều bất hạnh, bi
kịch.
Cùng chung với mạch cảm hứng khẳng định trên, trong bài Một đề tài
không cạn kiệt Bùi Việt Thắng viết: “Nhân vật của Chu Lai được thể hiện
như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối
thúc bởi sự sám hối, ln tìm kiếm sự giải thốt. Đó là những con người trở
về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn.
Họ sống trong cảm giác khơng bình n… đi vào ngõ ngách đời sống tâm linh
con người. Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của


7

mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi mình, khám phá một bản ngã hay là

một con người trong con người” [34, tr.104]. Ở đây, nhà văn Chu Lai đã
không né tránh mà đi thẳng vào những yếu đuối, bất lực, những góc khuất ở
tận đáy sâu tâm hồn của những người lính thời hậu chiến.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn
từ góc độ thể loại đã đánh giá sự thành cơng của cuốn Ăn mày dĩ vãng của
Chu Lai: “Với Ăn mày dĩ vãng như một tác phẩm tâm huyết nhất, nói như nhà
văn là “của bốn mươi bảy năm sống trên đời và hơn mười năm ở chiến
trường”, Chu Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu thuyết đương đại” [21,
tr. 183]. Tác giả bài viết đi vào đánh giá tiểu thuyết Chu Lai nói chung và
khẳng định vị trí của tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của ơng nói riêng. Có thể
nói, cuốn Ăn mày dĩ vãng là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong hệ thống
sáng tác của Chu Lai, nó chứa đựng tất cả những tâm huyết và đánh dấu tài
năng của nhà văn trong làng tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Tác giả Hồng Diệu với Vấn đề của tiểu thuyết “Vòng tròn bội bạc” đã
nhận định: “Ở tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, Chu Lai đã đưa ra một kiểu
người lính từ chiến trường trở về đã bị chiến tranh làm cho tha hóa, làm cho
biến chất một cách khó có thể tưởng tượng… Chiến tranh có thể làm cho nhân
cách con người tốt đẹp hơn, cũng có thể làm cho nhân cách con người xấu xa
hơn, xuất phát điểm của những trạng thái ấy là quan điểm sống, là ý tưởng”
[3, tr.107]. Với bài viết này, tác giả Hồng Diệu khẳng định Chu Lai đã có phát
hiện khá tinh tế về hiện thực và con người. Đó là Chu Lai đã nhìn nhận chiến
tranh và người lính với cái nhìn chân thật, tồn diện. Chiến tranh một mặt làm
cho nhân cách con người tốt đẹp hơn, nhưng nó cũng tồn tại mặt trái, cũng có
thể làm cho nhân cách con người biến dạng, xấu xa hơn.
Nhìn chung, các bài viết, bài phê bình, cơng trình khoa học này đã đánh
giá và nghiên cứu về đề tài nhân vật, cảm hứng trong các sáng tác của Chu


8


Lai. Điểm chung dễ nhận thấy là đa phần người viết đều khẳng định được
năng lực sáng tạo của Chu Lai trong việc tiếp cận, nắm bắt hiện thực đời sống
của người lính trong chiến tranh và trong thời bình.
Bên cạnh các ý kiến khẳng định năng lực sáng tạo của Chu Lai trong việc
tiếp cận, nắm bắt hiện thực đời sống của người lính trong chiến tranh và trong
thời bình, cịn có một số ý kiến đã chỉ ra những dấu hiệu đổi mới về phương
diện nghệ thuật của Chu Lai.
Phan Cư Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới
cho rằng, tiểu thuyết Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp
cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý
thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành cơng nhất định” [5]. Nhà
nghiên cứu đã khẳng định tài năng của Chu Lai trong việc xây dựng các thủ
pháp nghệ thuật. Trong đó, thủ pháp đồng hiện, dòng ý thức, độc thoại nội
tâm là một trong những thủ pháp tiêu biểu của nhà văn.
Về tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, Hồng Diệu đánh giá cao nghệ thuật
xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những xung đột, đặc biệt là cách nhìn
khá mạnh dạn của Chu Lai. Theo Hồng Diệu, Vòng tròn bội bạc của Chu Lai
“có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu
chuyện đến cùng” [3].
Trên tạp chí Nhà văn, số 8, năm 2006, Bùi Việt Thắng với bài Nội lực
Chu Lai đã nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Chu Lai người ta nhận ra một giọng
nồng nhiệt bàn luận, giọng nồng nhiệt và đắm đuối, giọng từng trải và chiêm
nghiệm…” [35, tr.65]. Có thể nói, trong sáng tác của mình, Chu Lai đã sử
dụng đan cài nhiều giọng điệu khác nhau. Điều đó tạo hiệu quả rất lớn trong
việc phản ánh, phân tích tâm lý nhân vật của nhà văn.
Khi đề cập đến những thành tựu nghệ thuật không thể phủ nhận của văn
học viết về chiến tranh từ 1986 đến nay, Phạm Xuân Thạch trong bài “Nỗi


9


buồn chiến tranh” viết về chiến tranh thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng
đến nhu cầu đổi mới bút pháp cũng nhận định Chu Lai là một trong những
nhà văn “khẳng định cho một con đường tìm tịi nghệ thuật: nhìn thẳng vào
hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại
cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc khơng thể quy giản của chiến
tranh, nhưng đồng thời, phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự
chịu đựng và sức mạnh anh hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc
kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong
chiến tranh. Ở điểm đó, có thể khẳng định về sức sống khơng thể phủ nhận
của một con đường nghệ thuật” [21, tr.251].
Như vậy, tuy Chu Lai là một nhà văn “mới” sau 1975 nhưng sáng tác của
ông khá dày dặn và bề thế. Các sáng tác của ông đã và đang ngày càng thu
hút, làm tốn khơng ít bút mực của giới nghiên cứu, phê bình. Hầu hết, các nhà
nghiên cứu, phê bình đã đi vào khảo sát và đánh giá, nhận xét các sáng tác
của Chu Lai cả về mặt nội dung, tư tưởng và cả về phương diện nghệ thuật.
Chính những lời đánh giá, ý kiến này là những gợi ý, là tiền đề để chúng tơi đi
vào tìm hiểu tiểu thuyết Chu Lai nói chung và tiểu thuyết Chỉ cịn một lần của
ơng nói riêng.
2.2. Những ý kiến về tiểu thuyết Chỉ còn một lần
Cuốn tiểu thuyết Chỉ còn một lần do mới được xuất bản vào tháng 10
năm 2006 nên vẫn còn nhiều vấn đề “hấp dẫn tiềm ẩn” để người đọc đến
khám phá và khai hoang. Có lẽ vì thế mà cho đến nay, chưa có một cơng
trình, bài báo nào chun biệt về “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn
một lần của Chu Lai”. Nhìn chung, chỉ có một số cơng trình điểm qua về thế
giới nhân vật trong tác phẩm. Ví dụ như: Lê Thị Thanh Nga với Phong cách
tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh (2008). Tác giả đã nhận
xét: “Đến Chỉ còn một lần Chu Lai đã đề cập đến nhân vật tha hóa do cám dỗ



10

của địa vị, quyền lực và tiền bạc với nhiều cấp độ khác nhau: có người tha
hóa từ trong bản chất, lại tìm được sự thích ứng với nhu cầu của xã hội; có
những người khơng vượt qua được chính mình trước sự cám dỗ của danh
vọng; lại có những người cơ hội, lợi dụng được nhiều mối quan hệ để tiến
thân” [26, tr.60].
Tống Thị Thu Qun trong cơng trình Những cách tân nghệ thuật trong
tiểu thuyết Chu Lai, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh (2008) đã có những nhận
định khá sâu sắc về cuộc sống người lính thời hậu chiến trong tiểu thuyết Chỉ
còn một lần của Chu Lai: “Cuộc sống mới, nền kinh tế mới với nhiều điều
khác trước đã thể hiện khá rõ nét trong Chỉ còn một lần. Cuộc chiến mới giữa
những người từng là đồng đội của nhau trong quá khứ, giờ đây trong thời
bình, khi cả nước đang trong thời kì xây dựng kinh tế, những con người này
lại giáp mặt nhau nhưng ở hai chiến tuyến khác nhau. Một bên là những
người đứng trên quyền lợi của đất nước, của nhân dân, một bên là những
người vì cái giàu có cho chính họ chứ không phải cho quê hương, đất nước ”
[32, tr.47].
Ngồi ra, cịn có một số bài báo mang tính cảm nhận và giới thiệu đơi nét
về tác phẩm. Ví dụ như: Phan Ngọc Dỗn với bài viết “Chỉ cịn một lần” của
nhà văn Chu Lai: “Đây là một tiểu thuyết độc lập với các sự kiện, các số phận
riêng biệt được đẩy cao hơn, quyết liệt hơn mà phần viết trước chỉ đóng góp
như một cái nền. Mặc dù tác giả cố tình lấy lại tất cả các tên nhân vật, cũng
như đôi chỗ sử dụng cả những mảng ký ức của các nhân vật ở phần trước, tạo
thêm một bề dày cho câu chuyện mà khỏi phải đi cắt nghĩa, miêu tả dài dịng”
[4].
Tóm lại, có thể nói đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn
một lần của Chu Lai” là một vấn đề khá mới. Vì vậy, với đề tài này chúng tơi
hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết



11

Chỉ cịn một lần một cách có hệ thống và tồn diện. Từ đó, góp một cái nhìn
cụ thể về sự đóng góp của Chu Lai vào tiến trình đổi mới của văn học sau
chiến tranh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn
một lần của Chu Lai.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu cuộc đời và quan niệm văn chương của Chu Lai, đề
tài hướng trọng tâm nghiên cứu thế giới nhân vật tiểu thuyết Chỉ còn một lần
ở một số phương diện cơ bản như : Các dạng thức và những thủ pháp chủ đạo
để việc dựng chân dung nhân vật của nhà văn trong cuốn tiểu thuyết này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tơi đặt tiểu thuyết Chỉ cịn một lần của
Chu Lai trong tồn bộ sáng tác của ơng đồng thời gắn nó với tiến trình phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 để thấy được mối quan hệ giữa các
hiện tượng văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi đặt tác phẩm vào trong chỉnh thể
nghiên cứu, sắp xếp các vấn đề theo một hệ thống lôgic, chặt chẽ nhằm khái
quát các luận điểm.
4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích giúp chúng tơi làm sáng rõ đề tài thông qua hệ
thống các luận cứ, luận chứng xác thực trên cơ sở biểu hiện của thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai. Trong khi trình bày, chúng



12

tơi phân tích làm rõ từng luận điểm sau đó rút ra nhận xét, đánh giá để khái
quát vấn đề.
4.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành so sánh thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai với những tiểu thuyết khác
trước đó của ơng nhằm thấy được nét độc đáo riêng của từng tác phẩm. Đồng
thời, so sánh phương diện thế giới nhân vật giữa sáng tác của ông và các tác
giả khác nhằm khẳng định phong cách Chu Lai trong dòng chảy tiểu thuyết
hiện đại.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề tài
gồm có ba chương:
Chương 1: Nhà văn Chu Lai trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt
Nam đương đại.
Chương 2: Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần.
Chương 3: Một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn
một lần.


13

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

NHÀ VĂN CHU LAI TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG
CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Chu Lai - con người và niềm đam mê sáng tác

1.1.1 Vài nét về tiểu sử của Chu Lai
Nhà văn Chu Lai tên khai sinh là Chu Ân Lai, sinh ngày 5.02.1946 tại xã
Hưng Đạo, huyện Phù Yên, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình
có truyền thống văn học, cha là nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi. Bản thân ông
cũng sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Gia đình ông chuyển lên Hà Nội sinh
sống từ những ngày ông còn nhỏ. Bởi thế, nếu như mảnh đất Hưng Yên ngọt
ngào, bình n đã cho ơng kí ức đẹp về q hương làng mạc thì Hà Nội tạo
cho ơng cốt cách lịch lãm, tài hoa của con người đất kinh thành.
Học hết phổ thông, Chu Lai thi đỗ vào đại học, nhưng hồn cảnh nước
nhà lúc bấy giờ đang chìm trong khỏi lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, cũng như bao thanh niên khác, Chu Lai lên đường nhập ngũ khi
mới học hết năm nhất đại học. Có thể nói, những năm ở chiến trường là tiền
đề, cơ sở để sau này độc giả được đón nhận hơn chục cuốn tiểu thuyết của
ông. Những ngày đầu của đời lính, ơng được điều về làm diễn viên của Đồn
kịch nói Tổng cục Chính trị. Được một dạo thì thơi, có lẽ những tố chất nhà
văn đang ươm nhú trong tâm hồn đã thôi thúc Chu Lai bỏ nghề diễn để nằng


14

nặc xin được làm lính chiến. Từ đó, Chu Lai trở thành một chiến sĩ đặc công
hoạt động ở vùng ven Sài Gòn trong những ngày tháng ác liệt và gian khổ
nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sau 1975, Chu Lai về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm
1976, ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại
trường viết văn Nguyễn Du khóa I. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng
tác cho Tạp chí Văn nghệ quân đội cho đến nay. Bên cạnh đó, nhà văn Chu
Lai còn viết một số kịch bản phim và tham gia đóng phim.
1.1.2 Hành trình sáng tác của Chu Lai
Chu Lai sáng tác từ rất sớm, ngay từ khi 17 tuổi nhà văn đã cho ra đời vở

kịch ngắn Hũ muối người Mơ Nông (sáng tác 1963) được đăng trên tờ báo
ngành nhưng không mấy tiếng vang. Phải đến năm 1975, khi truyện ngắn Kỉ
niệm vùng ven được đăng trên báo Văn nghệ, tên tuổi Chu Lai mới bắt đầu
gây được sự chú ý. Hành trình sáng tác của Chu Lai chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn tiền đổi mới (1975 – 1986); Giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay).
Giai đoạn 1975 đến 1986, Chu Lai cho ra mắt bạn đọc các tác phẩm:
Người im lặng (Tập truyện – 1976), Nắng đồng bằng (Tiểu thuyết – 1977),
Đôi ngả thời gian (Tập truyện –1975), Đêm tháng hai (Tiểu thuyết – 1982),
Út Teng (Tiểu thuyết – 1983), Gió khơng thổi từ biển (Tiểu thuyết – 1985). Ở
giai đoạn đầu này, mặc dù có sự đổi mới nhưng ngịi bút Chu Lai về cơ bản
vẫn trượt theo quán tính văn học của giai đoạn trước, âm hưởng chung của
các tác phẩm này chủ yếu là âm hưởng sử thi. Người đọc vẫn gặp trong tác
phẩm cách miêu tả quen thuộc về con người ở văn xi trước 1975 – đó là sự
phân định tính cách rõ ràng, ở tính cách anh hùng trận mạc đã được phổ quát.
Giai đoạn từ 1986 đến nay, ngịi bút Chu Lai đã thực sự có nhiều thay
đổi và khẳng định được vị trí của mình trong chặng đường văn học nhiều biến
động này. Nhắc đến Chu Lai là người ta nhắc đến dòng tiểu thuyết chiến tranh


15

và người lính. Ngịi bút Chu Lai hướng đến nhiều vấn đề của đời sống nhưng
xoay quanh cuộc sống của người lính trở về sau chiến tranh. Đó là một loạt
tiểu thuyết: Sông xa (1990), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Ăn mày dĩ vãng
(1991), Phố (1992), Ba lần và một lần (2000), Cuộc đời dài lắm (2002), Chỉ
còn một lần (2006)…
Có thể thấy, các tác phẩm này đã có nhiều đổi mới trong quan niệm về
hiện thực và con người nhằm phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ mới của cơng
chúng hiện đại. Ngịi bút Chu Lai đã dần thốt khỏi cảm hứng sử thi. Đi sâu
vào khám phá cuộc sống đời tư với nỗi niềm thật nhất, con người nhất, đặc

biệt ơng nói nhiều đến số phận những người lính trở về sau chiến tranh.
Phải thừa nhận rằng, trong quan điểm đổi mới văn học, so với những nhà
văn mặc áo lính cùng thời, với sức sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào, Chu Lai đã
vươn lên là một cây bút tiêu biểu cho những nhà văn của thời kỳ đổi mới. Với
Chu Lai, nghề văn chỉ là công việc bất đắc dĩ, nhưng cái nghiệp văn hình như
gắn với ơng từ khi cịn nằm trong bụng mẹ, nó được hình thành từ trong huyết
thống gia đình. Ngay từ khi lên bảy, Chu Lai đã rất thích nghe lỏm chuyện
đàm đạo văn chương giữa cha mình với các cụ Đào Mộng Long, Thế Lữ…
Từ một diễn viên trở thành chiến sĩ đặc công lăn lội trên chiến trường hơn
mười năm, Chu Lai đã tích lũy được những kinh nghiệm dày dặn và vốn sống
phong phú, để khi trở về với tài năng và thực tế trải nghiệm ông trở thành một
người lao công cặm cụi khổ đau trên cánh đồng chữ nghĩa, ông đã cho ra mắt
bạn đọc một khối lượng tác phẩm đồ sộ và gặt hái được những thành cơng
đáng kể. Dù rất khiêm tốn tự nhận mình như con tôm nuôi trong hồ nước lợ
nhưng tác phẩm của ông đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của công
chúng. Nhiều tác phẩm của ông đã tạo ra luồng tranh luận gay gắt trong giới
nghiên cứu phê bình và bạn đọc, nó đã kiểm chứng qua thời gian và cuối cùng
đã khẳng định được vị trí xứng đáng trong đời sống văn học với những tác


16

phẩm đoạt giải: Ăn mày dĩ vãng (Giải A của Hội đồng văn học về đề tài chiến
tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Hội nhà văn năm 1993, giải thưởng
văn học Bộ quốc phòng năm 1994), Phố (Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất
bản Hà Nội – 1993); Ba lần và một lần (Tặng thưởng cuộc thi tiểu thuyết do
Hội Nhà văn tổ chức, năm 1998 – 2000); Cuộc đời dài lắm (Giải thưởng của
Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2002). Trong đó, có một số tác phẩm được
chuyển thành kịch bản phim truyền hình như Ăn mày dĩ vãng, Phố, Ba lần và
một lần. Đặc biệt, Ăn mày dĩ vãng là những trang viết được nhà văn dành

nhiều tâm huyết nhất. Cuốn tiểu thuyết này đạt hai giải thưởng Văn học, khi
chuyển thể thành kịch bản sân khấu và điện ảnh cũng đạt được nhiều giải cao.
Gần đây nhất, cuối năm 2007, bằng những cống hiến của mình, nhà văn Chu
Lai được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Là nhà văn tâm huyết, tận tâm với nghề, Chu Lai như đã tạo cho mình
“một nốt nhạc trầm” đủ sức gây “xao xuyến” trong tình cảm của công chúng.
Với những thành tựu đã đạt được, Chu Lai đã khẳng định được tài năng sáng
tạo của mình và xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi
đương đại Việt Nam.
1.2 Tiểu thuyết – thể loại sở trường của Chu Lai
Trong quá trình sáng tác, Chu Lai đã thử nghiệm qua nhiều thể loại:
truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu và kịch bản phim. Tuy nhiên, tiểu
thuyết là thể loại mà Chu Lai gặt hái được nhiều thành tựu nhất và tên tuổi
của ông cũng được khẳng định ở thể loại này. Là người lính từng lăn lội trên
chiến trường, với một bề dày thực tế, vốn sống phong phú nhưng Chu Lai
không tự bằng lịng với những gì đã có, ơng ln khao khát làm mới chính
mình để tạo một phong cách riêng khơng lẫn và cũng khơng bị “cùn mịn”
trong cách viết. Chính nhờ thế, tiểu thuyết của Chu Lai khơng nhàm chán mà
luôn gây được ấn tượng mới mẻ với độc giả. Để tạo được sức hấp dẫn nhằm


17

đáp ứng thị hiếu của người đọc cũng như bắt kịp bước chuyển mình của thời
đại, Chu Lai đã có những cách tân đổi mới trên nhiều phương diện: đổi mới
quan niệm về hiện thực, đối mới quan niệm về con người…
1.2.1 Tiểu thuyết trong văn vuôi Việt Nam hiện đại
Tác giả Bùi Việt Thắng đã cho rằng: “Tiểu thuyết từ lâu vẫn được xem là
“máy cái” của văn học vì nó có khả năng lưu giữ hình ảnh lịch sử, vì nó là thể
loại ln ở thì hiện tại, hơn thế nó là một nghệ thuật khám phá đời sống” [21,

tr.182].
Có thể nói, trong các thể loại văn xi thì truyện ngắn đáp trả nhạy bén
hơn trước những khúc ngoặt đời sống thường nhưng tạo nên những chấn
động, cao trào văn học thì phải là tiểu thuyết. Văn học Việt Nam sau 1975 có
sự đổi mới rõ nét trên nhiều phương diện. Hành trình đổi mới tiểu thuyết gắn
liền với tiến trình vận động của văn học dân tộc.
Quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 bắt đầu khá sớm nhưng
thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo trong Miền cháy, Lửa từ những
ngơi nhà của Nguyễn Minh Châu; Cha và con và… của Nguyễn Khải, Đất
trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 1975 họ đã sống như thế của Nguyễn
Trí Huân, Họ cùng thời với những ai của Thái Bá Lợi… Các tác phẩm này đã
mạnh dạn chọn những thời điểm khốc liệt, gay cấn của chiến tranh làm bối
cảnh để khám phá tâm lý, tính cách con người. Việc chọn bối cảnh như vậy
giúp nhà văn khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa một chiều về hiện thực, có điều
kiện soi chiếu hiện thực qua những hy sinh, mất mát và nhất là có thể khám
phá sâu hơn những va đập của hoàn cảnh vào tâm lý con người.
Từ thời điểm cao trào đổi mới (1986) đến cuối thế kỷ XX, tiểu thuyết nở
rộ, đội ngũ người viết ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, nhiều
cuốn nhận được giải thưởng từ các cuộc thi hoặc giải thường niên của Hội
Nhà văn, nhiều cuốn đã làm xôn xao dư luận: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bên kia


18

bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Thiên sứ (Phạm Thị Hồi), Đám cưới khơng
có giấy giá thú, Ngược dịng nước lũ (Ma Văn Kháng), Chim én bay (Nguyễn
Trí Huân), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Phố, Ăn mày dĩ vãng
(Chu Lai), Bến không chồng (Dương Hướng), Người và xe chạy dưới ánh
trăng (Hồ Anh Thái), Cơ hội của chúa (Nguyễn Việt Hà), Tuổi thơ dữ dội
(Phùng Quán), Ngày thường (Phùng Khắc Bắc)…

Nếu như văn học thời chiến tranh, tư duy sử thi trở thành chủ đạo và chi
phối các sáng tác của các nhà văn thì đến đầu những năm 80, đề tài lịch sử và
cách mạng khơng cịn giữ vị trí độc tơn nữa, văn học đã chuyển sự quan tâm
chủ yếu sang thể tài thế sự và đời tư. Xu hướng chung là các nhà văn không
muốn tự trói mình vào một quan niệm đơn giản, nhất thành bất biến về hiện
thực. Trong văn xi thời kì đổi mới, các nhà văn nhận thấy rằng hiện thực
không chỉ là hiện thực cách mạng, là các biến cố lịch sử và đời sống cộng
đồng mà đó cịn là hiện thực của đời sống hàng ngày với những vấn đề riêng
tư, với khát vọng, hạnh phúc và cả bi kịch. Trong mạch chảy ấy, tiểu thuyết
thời kỳ đổi mới hòa nhập để phản ánh chân thực, gần gũi những vấn đề mà
các nhà văn trăn trở... Tính chất khốc liệt của chiến tranh không chỉ thể hiện
qua những đau thương, tang tóc mà cịn được thể hiện qua những di chứng
tinh thần của con người thời hậu chiến. Đó là Kiên (Nỗi buồn chiến tranh –
Bảo Ninh), mãi mãi anh khơng thể tìm lại được con người trước đây của mình
khi bước ra khỏi cuộc chiến, bởi chiến tranh đã vĩnh viễn lấy đi của anh tuổi
trẻ, tình yêu và cái nhìn chân thành, trong sáng vào cuộc đời hơm nay. Đó cịn
là số phận của Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Sáu Nguyện (Ba lần và một lần,
Chỉ còn một lần – Chu Lai)…, mỗi người với một số phận tinh thần khác
nhau đã cho người đọc thấy rõ hơn cách tiếp cận mới của các nhà văn đối với
hiện thực. Ở những cuốn tiểu thuyết đó đã cho thấy đời sống xã hội không là
một chiều, giản đơn, dễ hiểu mà chúng luôn biến chuyển phức tạp, sinh động


19

và đa thanh đặt ra yêu cầu về ý thức, trách nhiệm, lương tri trước những biến
động ghê gớm của các chuẩn mực giá trị đạo đức, góp phần làm cuộc sống
hoàn thiện, tốt đẹp hơn.
Cùng với việc thay đổi quan niệm về hiện thực các nhà tiểu thuyết
đương đại đã có sự thay đổi quan niệm về con người. Trong văn học chiến

tranh cách mạng, con người chủ yếu được nhìn nhận ở tư cách cơng dân, con
người chính trị, con người giai cấp. Cá nhân tự nguyện hòa tan trong cộng
đồng. Nhà văn muốn thông qua con người để biểu hiện lịch sử, con người trở
thành phương tiện để khám phá lịch sử. Sau 1975, sự thức tỉnh ý thức cá nhân
diễn ra mạnh mẽ khi giá trị cá nhân được coi trọng. Đặc biệt, được soi sáng
bởi tư tưởng của Đảng tại Đại hội VI và VII, văn xi thời kì đổi mới ngày
càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người. Con người
vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối
cùng của văn học đồng thời là điểm quy chiếu, thước đo giá trị của mọi vấn
đề xã hội.
Phát triển thể tài thế sự đời tư văn chương có khả năng đi sâu vào ngõ
ngách tâm hồn con người, suy nghĩ cặn kẽ về các trạng thái nhân thế, nhất là
trong hoàn cảnh một xã hội từ trong chiến tranh ba mươi năm bước sang đời
sống hịa bình đầy phức tạp và thử thách. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch rịi
là cách nhìn đa chiều, phức hợp. Quan niệm kiểu con người sử thi chuyển
sang con người đời tư, cá nhân được nhà văn mổ xẻ giải thiêng khơng thiêng
tiếc. Hình ảnh những mẫu anh hùng lý tưởng, thần thánh và tuyệt đối ít đi.
Thay vào đó là hình ảnh con người cá nhân xuất hiện với sự phức tạp, đa diện
như vốn có. Con người được miêu tả như một thực thể với những “cái đã
biết” và với cả những “cái chưa biết”. Để phản ánh con người đa dạng như
thế, nhà văn đã nhìn ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều mối quan hệ phức tạp:
con người với xã hội, con người với lịch sử, con người với gia đình, con


20

người với tự nhiên, với những người xung quanh và đặc biệt là với chính
mình. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời
đại. Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con người
như: Dương Hướng với Vạn (Bến không chồng), Bảo Ninh với Kiên (Nỗi

buồn chiến tranh), Chu Lai với Sáu Nguyện (Ba lần và một lần và Chỉ còn
một lần)… Khi con người trở về với cuộc sống đời thường, trong hàng loạt
tác phẩm của Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng… đã
thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với hạnh phúc riêng, giữa con
người cá nhân và con người xã hội.
Bên cạnh đó, các nhà văn cịn đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá
chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện con người đích thực. Sự xuất hiện con
người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người
của văn học. Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận, khám phá đằng sau thế giới hiện
thực đó là thế giới tâm linh, vơ thức, tiềm thức, giấc mơ để khai thác “con
người ở bên trong con người” (Chim én bay của Nguyễn Chí Huân, Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thiên sứ của Phạm
Thị Hoài…)
Việc phát hiện con người phức tạp, con người lưỡng diện, tiểu thuyết sau
1975 đã khước từ lối biểu hiện công thức, đề xuất hệ giá trị mới để đánh giá
con người: hệ giá trị nhân bản. Có thể xem đây là sự đổi mới của tiểu thuyết
theo hướng tăng cường dân chủ hóa và hiện thực hóa. Giờ đây, các nhà văn đã
vượt qua được lối suy nghĩ giản đơn, sơ lược của một thời lãng mạn để khám
phá, đi sâu vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân,
dám nhìn thẳng vào những bi kịch cá nhân, mổ xẻ và phơi bày nó bằng cái
nhìn trung thực. Và tiếp cận với thế giới nhân vật trong các sáng tác, người
đọc như được tiếp xúc với những con người thực ở ngoài đời, cũng sinh động,
phong phú và không kém phần phức tạp. Sự chuyển hướng trong nhận thức,


21

tư duy về bản thể đã tạo nên cái nhìn mở về con người. Chính sự đa dạng
trong thể hiện, trong các góc nhìn đó đã nói lên rằng: con người đang được
thơng hiểu, đang được nhìn nhận từ nhiều phía để hiện lên đúng như những gì

nó có. Tiểu thuyết đương đại đóng vai trị quan trọng trong hành trình đưa văn
học trở về viết cho con người, vì con người.
Sự đổi mới về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết sẽ dẫn đến hệ quả tất
yếu là thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của văn xuôi như bút pháp, cốt
truyện, lời văn… Tiểu thuyết từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản
ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn trong cách dựng
truyện. Nếu như nghệ thuật đồng hiện, kĩ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý
thức, đa giọng điệu… là những vấn đề còn mới mẻ trong văn xi Việt Nam
trước đây thì nó đã được tiểu thuyết vận dụng, biến hóa một cách linh hoạt.
Sự thay đổi vai kể, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, đảo ngược thời gian
đã tạo ra được hiệu quả nghệ thuật mới.
Với những đổi mới quan niệm về hiện thực và con người cũng như
những cách tân nghệ thuật, tiểu thuyết đã và đang ngày càng khẳng định vị trí,
vai trị của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.2.2 Chỉ cịn một lần – một cách nhìn mới về hiện thực và con người của
Chu Lai sau 1975
Hiện thực đa dạng và phức tạp của cuộc sống luôn là đối tượng phản ánh
của văn học. Trong mỗi giai đoạn, các nhà văn lại có quan niệm riêng về hiện
thực. Trước 1975, trong bối cảnh chiến tranh, hiện thực được lựa chọn là hiện
thực chính trị rộng lớn. Từ sau 1975, quan niệm về hiện thực của các nhà tiểu
thuyết cũng có sự đổi mới. Hiện thực được thể hiện không đơn giản, xuôi
chiều như trước mà đa dạng, phong phú và được soi chiếu nhiều chiều. Với
Chu Lai, dù viết về nhiều đề tài khác nhau nhưng chiến tranh cách mạng và
người lính thời hậu chiến vẫn luôn là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác


22

của nhà văn. Tiểu thuyết Chỉ còn một lần của ơng cũng khơng nằm ngồi điều
đó. Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một hiện thực đa chiều mà

nhà văn khám phá, nghiền ngẫm. Cuốn tiểu thuyết đã đào xới vào biết bao
vấn đề phức tạp của hiện thực, phản ánh một bức tranh rộng lớn của đời sống
nhân sinh thế sự ở thời bình. Nền kinh tế thị trường nhiều biến động này cũng
tồn tại nhiều mặt trái của nó. Những người lính bước ra từ khói lửa chiến
tranh trở về với cuộc sống thời bình tưởng chừng họ sẽ được sống hạnh phúc,
vui vẻ nhưng không hẳn, rất nhiều người đã khơng tìm được niềm vui hay hịa
nhập với cuộc sống thời bình. Hiện lên trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần là
cuộc chiến mới giữa những con người mà trước đây họ là những đồng đội của
nhau. Một bên là đại diện cho những con người hết lịng vì cuộc sống nhân
dân, vì sự phồn vinh của đất nước, khơng quản khó khăn, mất mát, đau
thương. Đó là Sáu Nguyện, Ba Đẩu, Út Thêm, Hồng, Lan Thanh, Cầu… Còn
bên kia là những con người chỉ vì lợi ích cá nhân mà qn hết tình nghĩa. Đó
là Năm Thành – giám đốc cơng ty Thành Long, Chu Thiên và những thế lực
ẩn đằng sau Năm Thành… Chu Lai đã chứng tỏ sự am hiểu khá rõ về mảng
đề tài kinh tế thời mở cửa. Tác phẩm lấy bối cảnh của xã hội Việt Nam những
năm cuối thiên niên kỷ 2000, cụ thể là thành phố Sài Gòn với một nền kinh tế
mới phát triển. Trong bức tranh của những ngày đất nước chuyển mình từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Chu Lai đã xoáy sâu vào một hiện thực xã
hội với những điều mới mẻ, tốt – xấu lẫn lộn đã xảy ra. Và cuối cùng, chân lí
giá trị đích thực đã được khẳng định.
Có thể nói, nhìn hiện thực, phản ánh hiện thực qua số phận cá nhân là
điểm nổi bật trong tiểu thuyết Chu Lai nói chung và trong tiểu thuyết Chỉ cịn
một lần nói riêng. Từ góc nhìn này, bức tranh đời sống được tái hiện không
phải lúc nào cũng tươi đẹp, ánh sắc hồng mà là một hiện thực đa diện, đa


23

chiều với những mảng tối sáng đan xen, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc trong
lịng người đọc.

Cùng với cái nhìn mới về hiện thực, tiểu thuyết Chỉ còn một lần cũng
phản ánh quan niệm mới của Chu Lai về con người. Thế giới nhân vật ở đây
được khám phá, thể hiện toàn diện hơn từ những vấn đề hết sức riêng tư, thầm
kín đến những vấn đề thuộc thế giới tâm linh…
Chiến tranh có bi kịch của chiến tranh, hịa bình lại có bi kịch của hịa
bình. Cuộc đời nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai
đã vì một ngun nhân nào đó mà rơi vào bi kịch. Đọc tiểu thuyết, ta thấy
Chu Lai đã đề cập tinh tế sự cô đơn của bao phận người. Đó là Tư Chao hình ảnh của một con người luôn cam chịu và cô đơn. Sau những day dứt,
triền miên ân hận, cơ đã tìm đến cửa chùa để tìm lại sự n tình trong tâm
hồn, để có thể quên đi những khổ đau mà mình phải chứng kiến và chịu đựng.
Nhưng cơ càng trốn chạy thì càng nặng lịng hơn. Chính vì thế, Tư Chao càng
trở nên cơ đơn, càng thu mình lại với thế giới bên ngoài. Hay Út Thêm – một
phụ nữ thành đạt nhưng cũng cô đơn. Chu Lai đã diễn tả thành công những
góc khuất của con người. Năm Thành hiện lên trong tác phẩm là một nhân vật
lưỡng diện. Đằng sau một kẻ ranh mãnh, đầy âm mưu và thủ đoạn này là một
người đau khổ về tình yêu, khao khát được đón nhận một tình u chân thành
nhưng lại vơ vọng… Hay đó cịn là bi kịch do bị cái xấu, cái ác vùi dập như ở
nhân vật Sáu Nguyện…
Thể hiện đời sống của cá nhân với biết bao bi kịch đã xảy ra, không bi
kịch nào giống bi kịch nào khiến cho tiểu thuyết Chỉ còn một lần của Chu Lai
thêm phong phú, sâu sắc về nội dung và có sức ám ảnh về tư tưởng. Đặt cá
nhân con người vào trung tâm quan sát và thể hiện, tiểu thuyết đã đi sâu vào
cả những miền tối của con người, của cuộc đời. Thay đổi cách nhìn về hiện
thực, nhìn nhận con người đậm dấu ấn nhân tính, con người trong sáng tác


24

của nhà văn không phải là những anh hùng thời đại nữa mà là con người với
đầy đủ chất người như nó vốn có. Nhân vật vì thế được thể hiện có chiều sâu

và gần với sự thật hơn.
1.3 Vị trí của Chu Lai trong đời sống văn xi Việt Nam đương đại
Văn xuôi Việt Nam đương đại thực sự đổi mới trên nhiều phương diện,
thể hiện được nội lực của các nhà văn trong việc làm mới mình và đưa lại
những hiệu quả trong cách tân nghệ thuật. Có thể kể đến những đóng góp nổi
bật của đội ngũ nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn
Kháng, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Lê Lựu… Trong đó,
với hơn mười cuốn tiểu thuyết xốy sâu vào một đề tài chủ lực là người lính
thời bình, mối quan hệ đa chiều của họ với những lĩnh vực phức tạp của cuộc
sống hiện nay, Chu Lai là một trong những người ở vị trí hàng đầu trong dịng
chảy văn học Việt Nam đương đại về đề tài người lính thời hậu chiến. Dường
như chưa có nhà văn Việt Nam nào viết nhiều tiểu thuyết chuyên một đề tài
với số lượng lớn như Chu Lai. Vẫn biết rằng, chiến tranh và người lính là
“một đề tài khơng cạn kiệt” và số lượng tác phẩm không phải là yếu tố quyết
định vị trí người cầm bút nhưng khơng phải Chu Lai khơng có những tác
phẩm xuất sắc. Mỗi nhà văn đều ghi lại dấu ấn của mình qua những “đứa con
tinh thần”. Chẳng hạn, nhắc đến Lê Lựu, người ta nhớ đến Thời xa vắng, nhắc
đến Bảo Ninh người ta nhớ đến Nỗi buồn chiến tranh, nhắc đến Nguyễn Khắc
Trường người ta nhớ đến Mảnh đất lắm người nhiều ma… và khi nói tới Chu
Lai, khơng thể khơng nhắc đến Ăn mày dĩ vãng. Ăn mày dĩ vãng được xem là
một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi
mới. Ngồi ra, cịn phải kể đến hàng loạt tác phẩm giá trị khác của ông như
Vòng tròn bội bạc, Cuộc đời dài lắm, Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần…


25

Chu Lai luôn thể hiện sự nỗ lực cách tân nghệ thuật, bởi ý thức làm mới
nghệ thuật cũng là làm mới chính mình. Sự cách tân nghệ thuật của Chu Lai
không phải tạo ra những đột phá, chuyển biến có tính chất bước ngoặt mà

trong xu hướng đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Chu Lai đã có
những cách thể hiện mới về những vấn đề hiện thực, con người, nhân vật, đổi
mới về thi pháp thể loại… tạo nên sự phong phú, đa dạng về sắc thái cho diện
mạo chung của tiểu thuyết đương đại.
Với tư cách là người từng tham chiến, vốn sống ở chiến trường đủ để
Chu Lai tái hiện hiện thực chiến tranh với tất cả hình thái, đặc thù của nó.
Mười năm thanh xuân trên chiến trường nhìn thấy cái chết nhiều hơn sự sống,
Chu Lai khơng chỉ có cơ hội quan sát mà cịn sống đến tận cùng nỗi đau.
Khơng né tránh sự thật, những mất mát đau thương được nhà văn miêu tả đến
cùng. Qua các trang viết của Chu Lai, người đọc nhận thấy sinh mệnh con
người thật nhỏ nhoi trong khói lửa chiến tranh. Cái chết khơng tránh, chừa bất
cứ ai dù người đó thuộc chiến tuyến nào. Người lính ngồi chiến trường phải
đón nhận cái chết dưới mn nghìn dạng thái khác nhau. Cái chết thảm
thương của Bảo trong Ăn mày dĩ vãng thật xót xa và đau đớn, cái chết đã bất
ngờ đến với anh chỉ vì sự bất cẩn của đồng đội. Hay có người bị thương nặng
không muốn trở thành gánh nặng của đồng đội đã tự tìm đến cái chết như
Tồn trong Nắng đồng bằng. Nhiều cái chết lại do sự vô trách nhiệm, tính nhu
nhược của người chỉ huy. Năm Thành (Ba lần và một lần) vì nóng vội và vì
một chút kiêu hãnh, tự phụ cá nhân đã tung cả đại đội vào một trận đánh mà
chưa nghiên cứu tình hình địa bàn, lực lượng địch, chưa có phương án tác
chiến phù hợp đã dẫn đến cái chết của hàng chục con người.
Việc Chu Lai chú giải nguyên nhân dẫn đến cái chết của người lính từ
phía những người đồng đội đã khiến cho sự hy sinh, mất mát trong chiến
tranh trở nên xót xa, ám ảnh. Cái chết của họ khơng cịn mang màu sắc sử thi


×