Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tình yêu trong thơ tagore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.76 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ HẰNG

Tình u trong thơ Tagore

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự ưu ái của tạo hóa và sức mạnh huyền diệu chảy trên dịng sông Hằng
linh thiêng đã hun đúc và nuôi dưỡng cho văn minh nhân loại những “đứa con
của thiên thần” và Rabindranath Tagore được khai sinh từ đó. Giải Noben văn
học 1913 trao cho tập Thơ Dâng (Gitanjali) là sự công nhận mang tính tồn
cầu đối với R.Tagore, đưa ơng lên tầm vóc một nhà thơ nhân loại. Bằng tài
năng siêu việt R.Tagore đã tạo nên một thời đại mới trong văn học Ấn Độ “thời đại R.Tagore” (the epoch of r.tagore), đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào
thế giới hiện đại. Từ đây, thế giới có một cái nhìn khác hẳn về Ấn Độ, đất
nước mà trước đó chỉ được biết đến như xứ sở của những ngôi đền thiêng và
cổ tích thần kì.
Trong tư cách một nghệ sĩ, R.Tagore đặt bút trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh
vực nào ông cũng đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. Sau hơn 80
năm sáng tạo không ngừng, ông đã để lại cho đời 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12
bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, hơn



2

2000 ca khúc, hàng ngàn bức tranh. Tuy nhiên, xét một cách tổng qt nhất
thì thơ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Từ ngàn xưa tình u ln là nguồn đề tài vơ cùng hấp dẫn, nó làm tốn
khơng biết bao nhiêu tâm tư tình cảm cũng như giấy mực của giới văn nghệ
sĩ. Có tới hàng trăm ngàn bài thơ, tiểu thuyết, ca khúc, tranh vẽ…về chủ đề
tình yêu với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Và có lẽ, khi nào thế gian cịn tồn tại
thì khi đó người ta cịn nói đến tình u. Một danh nhân đã nói rằng: Trên đời
chỉ có một việc đáng nói là tình u vì nó là mầm mống của mọi sung sướng
và là nguyên nhân của mọi đau khổ.
Rabindranath Tagore được mệnh danh là H. Haino của Ấn Độ, là thánh
nhân trên trần thế, nhà thơ tình được xếp vào loại nhất nhì thế giới, ơng khơng
chỉ nói nhiều về tình u mà ơng cịn nói rất đúng rất hay về tình u. Trong
52 tập thơ ơng dâng cho đời thì có tới hai tập là Người làm vườn và Tặng
phẩm của người yêu viết về chủ đề này. Dạo bước và khám phá vườn hoa tình
ái trong thơ Tagore chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều thú vị, tuy nhiên, ở
Việt Nam vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ lĩnh
vực này. Với hi vọng nghiên cứu sâu hơn về “con người thần thánh” và đặc
biệt là chủ đề tình u trong thơ ơng, chúng tơi đã mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu đề tài “Tình yêu trong thơ Tagore”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Rabindranath Tagore không chỉ là niềm tự hào của người dân Ấn Độ
mà còn là niềm tự hào ái mộ của toàn nhân loại. Ông là nhà thơ Á Châu đầu
tiên được người Tây phương trao giải Noben văn chương, là bậc kỳ tài đã để
lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị về nhiều mặt. Các
tác phẩm của Tagore, mà đặc biệt là thơ ca chính là mảnh đất màu mỡ đầy bí
ẩn có sức thu hút đặc biệt đối với giới nghiên cứu cả trong và ngoài Ấn Độ.



3

Thơ Dâng – “kỳ công thứ hai” của văn học Ấn đã vinh dự được trao
giải Noben cao quí vào năm 1913 và vinh danh chủ nhân của nó trở thành nhà
thơ của thế giới. Từ đây, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã bước sang một
trang khác, các sáng tác của ông đã vượt qua biên giới Ấn Độ được dịch và
phổ biến rộng khắp đến nhiều nước trên thế giới. Chỉ riêng tập Thơ Dâng ở
các nước Anh, Pháp, Liên Xô đã tái bản trên dưới 100 lần, tiếp đó là nhiều
Tuyển tập R. Tagore đã ra đời. Tuy nhiên, ở Châu Á và nhất là ở Việt Nam thì
văn học Ấn Độ vẫn chưa được đánh giá đúng tầm, nhắc đến tên tuổi của
Tagore người ta thường nghĩ đến ơng là nhà thơ tình nổi tiếng mà chưa có
nhiều cơ hội được tiếp xúc với ơng ở các lĩnh vực khác, và theo đó, những
cơng trình nghiên cứu và các bài viết về ông cũng hạn chế rất nhiều. Chúng
tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu về R. Tagore mà chúng tơi thu
thập được.
Theo Giáo sư Lê Tự Hiển thì Ở Việt Nam đề cập đến R. Tagore sớm
nhất có lẽ vào năm 1924 trên báo Nam Phong số 81, 84 với bài viết Một đại
thi sĩ Ấn Độ - ông Rabindranath Tagore. Và cũng trên số báo này, trong bài
Bàn phiếm về văn hố Đơng Tây, Thượng Chi đã nói đến R.Tagore như một
tài năng siêu việt của văn hố phương Đơng, người đã chủ trương hồ hợp hai
nền văn hố Đơng - Tây. Tuy nhiên, phải đến năm 1943, khi cuốn Thi hào
R.Tagore của Nguyễn Văn Hai được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành, độc giả
việt nam mới có cái nhìn đầy đủ hơn về Tagore. Năm 1958, trong chuyến
thăm Ấn Độ đầu tiên, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm bảo tàng R.Tagore ở
thành phố Cancutta, quê hương ông. Ghi lại chuyến đi này, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết trên báo nhân dân số ngày 19/3/1958: “đại thi hào R.Tagore cả
thế giới đều kính trọng”. có thể xem đây là cột mốc quan trọng quá trình giới
thiệu nghiên cứu R.Tagore ở Việt Nam.



4

Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, năm 1961, NXB Văn hóa
Hà Nội đã cho ra mắt bạn đọc “Tuyển tập thơ Tagore” do Cao Huy Đỉnh giới
thiệu sơ lược. Năm 1969, NXB An Tiêm đã ấn hành các bản dịch thơ của ông
như Lời Dâng, Người làm vườn, Tặng vật do Đỗ Khánh Hoan dịch, từ đó đến
nay thơ Tagore đã đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Trong tuyển tập “Mười nhà thơ lớn của thế kỷ”, (NXB Hội nhà văn,
1982), đã chọn và giới thiệu những tên tuổi thuộc hàng lớn nhất của thế kỷ
XX mà sự nghiệp đã hình thành hoặc đã hoàn thành căn bản ở nửa đầu thế kỷ
và được công nhận đánh giá cao một cách rộng rãi. Họ là những người đã tạo
ra bộ mặt đa dạng, độc đáo và hết sức rực rỡ cho nền thơ ca thế giới. Cuốn
sách đã dành một vị trí xứng đáng cho vị đại thi hào Tagore với 22 trang . Tuy
nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyển chọn và giới thiệu.
Có thể nói, chuyên gia đầu nghành về văn học Ấn Độ nói chung và về
Tagore nói riêng ở nước ta là Cao Huy Đỉnh, mà những nghiên cứu của ơng
đã có ảnh hưởng ít nhiều đến các học giả sau này về mặt này mặt khác với
“Tuyển tập tác phẩm”, (NXB Lao động, trung tâm ngôn ngữ Đông – Tây,
2004). Nhưng một điều rất lấy làm tiếc là ông lại qua đời quá sớm, do đó, các
cơng trình của ơng vẫn cịn đang ở dạng bản thảo. Đặc biệt là những cơng
trình nghiên cứu thơ Tagore mới dừng lại ở mức độ khái quát nhất.
Năm 2002, NXB Trẻ, hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí
Minh đã ấn hành cuốn sách “R. Tagore trong nhà trường” do giáo sư Lưu
Đức Trung chủ biên. Cuốn sách đã điểm qua một số ý kiến đánh giá của một
số nhà nghiên cứu phê bình về những thành tựu của Tagore, bên cạnh đó cũng
giới thiệu một số hướng tiếp cận tác phẩm của Tagore trong nhà trường của
một số thầy cơ giáo có uy tín về việc giảng dạy văn học Ấn Độ.
Trong cuốn 100 năm giải Nôben văn chương do nhiều tác giả tuyển tập
và giới thiệu, (NXB Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 2003), đã dành tặng cho



5

nhà thơ vĩ đại này những ý hay lời đẹp: “Thơ Tagore có những linh cảm cao
q, sâu xa với hình thức dùng Anh ngữ đã phát huy tài thi ca và đã hòa hợp
sự đẹp đẽ và sự trong sáng giữa văn học Âu - Ấn”; “Thơ ca của ông kế thừa
truyền thống ưu tú của dòng văn học dân gian và cổ điển, cách điệu rõ ràng,
tình cảm chân thực, ý tứ sâu xa, ngôn từ trong sáng mang đậm tính trữ tình và
triết lí. Tác phẩm của ông mang nặng tinh thần yêu nước, giá trị nghệ thuật
rất cao, có vị trí rất quan trọng trong văn học Ấn Độ” [15, 35]
Năm 2004, Lưu Đức Trung tiếp tục cho ra mắt “Giáo trình văn học Ấn
Độ,(NXB Giáo Dục) và R. Tagore, Tuyển tập tác phẩm”, (NXB Lao động,
trung tâm ngơn ngữ Đơng – Tây). Cuốn “Giáo trình văn học Ấn Độ” là một
thành công lớn của tác giả Lưu Đức Trung, cuốn sách cho ta thấy một cái
nhìn tồn diện hơn về bộ mặt nền văn học Ấn và cũng đã dành 29 trang để
giới thiệu về Tagore cùng với các sáng tác của ơng. Tuy có điểm qua được
những nét cơ bản nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Tagore, song nhìn
chung, cũng chưa thể nói hết được tất cả và cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ
khái quát nhất.“Tagore tuyển tập” là công trình có qui mơ hơn cả. Cuốn sách
đã tuyển chọn các tác phẩm của Tagore ở nhiều thể loại và một số bài nghiên
cứu của các tác giả trong và ngồi nước nói về Tagore được in rải rác ở một
số sách báo, tạp chí. Nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp một cách c ó
hệ thống chứ chưa thực sự mang đến những nét mới mẻ đặc sắc của một cơng
trình nghiên cứu.
Trong “Những nhà thơ nổi tiếng thế giới”, (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2005) do Vương Bá Cung chủ biên đã dành nhiều trang nói về Tagore.
Tác giả nhận định: “Ơng là tác giả vĩ đại nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử văn học Ấn Độ, có ảnh hưởng rất lớn đến trong và ngoài nước”
[2, 137]. Năm 2008, Hồ Anh Thái cho ra mắt bạn đọc cuốn “Namaskar! Xin
chào Ấn Độ”, (NXB Văn nghệ) cũng cho thấy thêm những nét hết sức thú vị



6

và mới mẻ về văn hóa Ấn Độ, cuốn sách cũng dành những trang viết về văn
học Ấn nói chung và viết về Tagore nói riêng: “Người Ấn Độ cho rằng: Ấn
Độ có hàng trăm ngơn ngữ, nhưng chỉ có một số ngôn ngữ như Bengan, Urdu
là ngôn ngữ của thơ ca, của nghệ thuật, của triết học. Tagore đã tự dịch thơ
mình từ tiếng Bengan ra tiếng Anh, nhưng trên hết thơ ơng là ngơn ngữ mang
tính nhân loại, cho nên được sự chia sẻ trên khắp hành tinh …” [13, 192];
“Thơ Dâng là sự kết hợp hài hòa sự giản dị và cao siêu, bình thường và mới
lạ. Đó là cảm xúc và trí tuệ, là đạo và đời, trữ tình và triết lí, tư duy và mơ
mộng…” [13, 190]
Gần đây nhất, trong cuốn “Đến với tác phẩm văn chương phương
đơng”, (NXB Giáo Dục, 2009), Nguyễn thị Bích Hải đã có những lời nhận
định hết sức sắc sảo: “Trong thiên tài kỳ diệu và phong phú của Tagore, thơ
viết về đề tài tình u có một tiếng nói đặc biệt, và có lẽ khơng nên so sánh
Tagore với nhà thơ nào hết…” [4, 172]; “Cùng với người làm vườn Tagore
dạo trong vườn tình, ta cứ gặp mãi sự bất ngờ. Đó là những chỗ ngoặt được
đánh dấu bằng những chữ “nhưng”,“mà”; Sau mỗi chữ “nhưng”,“mà” đó là
một thế giới mới lạ và bất ngờ. Nhưng sự bất ngờ nào cũng thân thuộc và
đáng yêu, gần gũi mà ta đã gặp” [4, 177].
Nhìn chung, những gì đã làm được ở các cơng trình nghiên cứu mà
chúng tơi thu thập được ở trên vẫn chưa thực sự xứng với tầm vóc vĩ đại như
R. Tagore. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi tài liệu nghiên cứu về ơng vẫn cịn quá
ít ỏi và mới mẻ, thực sự đã gây cho chúng tơi những khó khăn lớn khi tiến
hành thực hiện đề tài về mặt tư liệu. Rất hi vọng với cơng trình nghiên cứu
này, chúng tơi sẽ đóng góp được một tiếng nói nhỏ bé của mình trong việc tìm
hiểu và giới thiệu về Tagore cũng như thể hiện niềm ngượng mộ sâu sắc nhất
của mình với danh tài thi ca lỗi lạc này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


7

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tập trung chủ yếu vào đề tài “Tình
yêu trong thơ Tagore”
Đề tài tình yêu được Tagore thể hiện trong rất nhiều tập thơ, do điều
kiện chủ quan và khách quan nên chúng tôi không thể khảo sát hết được 52
tập thơ của ông mà chỉ giới hạn nghiên cứu trong 2 tập thơ tiêu biểu là
“Người làm vườn” và “Tặng phẩm của người yêu”, qua bản dịch của tác giả
Đỗ Khánh Hoan, 2001, NXB Đà Nẵng .

4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sau:
- Tiếp cận hệ thống
- Khảo sát, phân tích, tổng hợp
- So sánh, đánh giá
5. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận của chúng tơi ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Rabindranath Tagore – “Người tình của cuộc đời”
CHƯƠNG 2: “Vườn hoa tình ái” trong thơ Tagore
CHƯƠNG 3: Phương thức thể hiện tình yêu trong thơ Tagore


8

CHƯƠNG 1: RABINDRANATH TAGORE - “NGƯỜI TÌNH CỦA

CUỘC ĐỜI”
1.1. Rabindranath Tagore – “Thiên tài thức dậy từ nỗi đau”
1.1.1. Nơi khởi phát và hành trình cuộc đời
Ngày 7 tháng 5 năm 1861, tại thành phố Calcutta xinh đẹp, Rabindranath
Tagore cất tiếng khóc chào đời trong một gia đình đại q tộc - Một gia đình
có truyền thống văn hóa và được cả nước biết đến như “gia đình của những vĩ
nhân”. Ông nội nhà thơ – ngài Dwarkanath Tagore (1794-1846) là một đại
điền chủ, một trí thức có đầu óc cấp tiến. Ông đã tạo lập được một danh tiếng
lẫy lừng, khơng chỉ là sự giàu có mà cịn ở sự lịch lãm thông thái, đặc biệt là ở
ý thức dân tộc, sự nhạy cảm với cái mới cùng với một tinh thần cách mạng
mạnh mẽ. Chính niềm tin sẽ có sự kết hợp hài hịa giữa phương Đơng và
phương Tây của Dwarkanath Tagore đã ảnh hưởng rất lớn đến Tagore sau
này. Thân phụ ông, ngài Debendranath Tagore (1817-1905) là một hiền triết,
một nhà cải cách xã hội có tinh thần dân tộc, một con người hiểu sâu biết rộng
nhưng cuộc đời ông lại là một mối mâu thuẫn lớn chứa đầy nghịch lí. Là một
hiền triết phương Đơng, ơng ln tìm cách vượt ra khỏi mọi hệ lụy của cuộc
đời, không màng danh lợi, mải miết trên con đường tìm kiếm những giá trị
tuyệt đối của đời sống; Là nhà cải cách xã hội, ông mong muốn mang lại cho
nhân dân, đất nước một cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa vào dòng chảy chung của
thời đại. Suy đến cùng đó cũng chính là mâu thuẫn của thời đại ơng, một mâu
thuẫn có nguồn gốc trong cội nguồn văn hóa Ấn Độ và cuộc tiếp xúc với
phương Tây đã làm cho nó trở nên sâu sắc hơn. Đó là mâu thuẫn giữa cái cũ


9

và cái mới, giữa những giá trị tinh thần vĩnh cữu và những giá trị mang tính
nhất thời, thực dụng của đời sống vật chất. Theo cách nói của các nhà nghiên
cứu Ấn Độ thì ơng là “đỉnh núi lẻ loi trên biên giới giữa cái cũ và cái mới”.
Bản lĩnh và trí tuệ; Lịng nhân ái, khoan dung và sự nghiêm khắc, khiêm

nhường… những phẩm chất tinh thần ấy của ơng đã có ảnh hưởng rất lớn đến
Tagore, đứa con ngay từ khi mới chào đời ơng đã ví như vầng mặt trời chói
lọi. Debendranath Tagore được người Ấn Ðộ đương thời tôn sùng gọi là
Maharishi, là đại vĩ nhân.
Là người con thứ 13 trong gia đình có 14 anh chị em, Tagore luôn nhận
được sự ưu ái, quan tâm của các anh chị và những người giúp việc trong gia
đình. Sau cái chết của người em trai út và người mẹ nhân từ, mọi tình cảm
trong gia đình đều dồn lại vào Tagore. Được sống trong môi trường gia đình
với nhiều anh chị là nhà thơ, nhà triết học, họa sĩ lớn ở Bengan thời bấy giờ
cùng với vương quốc của những người đầy tớ, những con người đã góp phần
ni dưỡng tâm hồn ơng bằng những câu chuyện kể, những khúc hát dân ca
thấm đượm tình yêu giữa con người với con người và giữa con người với tạo
vật, quê hương đất nước. Tất cả họ đã tạo nên một nguồn suối trong lành mát
dịu tắm mát tâm hồn Tagore, là môi trường thuận lợi cho sự nảy nở và trưởng
thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, một nhân cách văn hóa rực rỡ ở
Tagore. Từ nhỏ Tagore là cậu bé thông minh, chăm chỉ, tuy nhiên, ba lần gia
đình gửi đến ba trường khác nhau nhưng Tagore không chịu ngồi yên ở một
trường nào cả, vì ơng khơng chịu nổi cảnh thầy giáo người Anh đánh đập,
hành hạ học trò bắt học trò hát những bài hát tiếng Anh vơ nghĩa. Và có lẽ
cũng do quan điểm và cách nhìn của cha ơng đối với nền giáo dục lúc bấy giờ
không mấy thiện cảm. R. Tagore bác bỏ lề lối giáo dục áp đặt duy lý của
phương Tây: Vì theo quan niệm thơng thường ở nhà trường là gì? Là xem sự
sống cũng như sự chết có thể đem giải phẫu ra, đem cắt vụn ra thành từng


10

mảnh một thì họ mới cho là sống hồn tồn. Nhà trường đã cưỡng bức trẻ em,
vội vàng đưa nó ra ngoài thế giới chứa đựng đầy mầu nhiệm của hố cơng, là
nơi mà tất cả cái gì cũng có thể dùng tâm linh mà cảm biết được. Và R.

Tagore kết luận dứt khoát : Lề lối giáo dục tốt nhất, hay nhất, chẳng những là
dạy cho chúng ta biết mà lại cịn giúp cho chúng ta hồ hợp với vạn vật nữa.
Không nên để học sinh sa lầy vào ảo tưởng duy lý, quá tôn sùng khoa học tự
nhiên, coi khinh khía cạnh chủ yếu của con người là vơ thức, đó là phía ẩn
của bản chất người. Học văn là khơi gợi cho các em học sinh biết ngạc nhiên
trước những bí ẩn sâu xa của vũ trụ. Ấy chính là cách học tập của R. Tagore,
nguyên nhân chính dẫn đến tài năng của thi hào, cũng là nguồn dinh dưỡng
chủ yếu để cây đời xum xuê trái ngọt. Chính vì thế, Tagore chỉ thích tự học.
Ơng đã tự học lấy tiếng cổ Sanskrit và đọc được các tác phẩm văn học cổ, tự
trau dồi ngôn ngữ và chẳng bao lâu đã nổi tiếng là cậu bé giỏi văn nhất vùng
Bengan.
Năm 16 tuổi, Tagore được gửi sang học Luật ở Anh nhưng không hứng
thú, ông trở về làm cộng tác viên tạp chí Pharati. Năm ơng 22 tuổi, theo quyết
định của cha mẹ, ông kết hôn với con gái của một người đầy tớ làm công
trong trang trại của gia đình. Cơ vợ nhỏ bé mới 10 tuổi, kém nhan sắc và ít
học. Nói về cuộc hơn nhân này Krishna Klipanali, người viết tiểu sử Tagore
đã có một nhận xét thú vị: Lịch sử vốn trào lộng và cuộc hôn nhân không một
chút lãng mạn này lại được thu xếp cho một trong những con người lãng mạn
nhất thời đại. Nhưng rồi, mối tình của ơng với người vợ nhỏ Mrilalini Đêvi
ngày càng thắm thiết, Tagore đã tìm thấy được hạnh phúc của chính cuộc đời
mình. Song, hạnh phúc là cái gì đó mong manh lắm và nó đã không mỉm cười
với ông trong suốt cuộc đời, trong 5 năm (từ 1902 tới 1907), Tagore phải liên
tiếp gánh chịu những tổn thất thật to lớn: Vợ, con gái, cha, rồi cậu con trai út
của ông cứ thế lần lượt bỏ ông mà về bên kia thế giới. Sự mất mát ngỡ tưởng


11

có thể làm Tagore khơng gượng dậy được, nhưng, nói theo cách của thi sĩ
Pháp Musset, thiên tài thức dậy từ chính nỗi đau. Năm 1910, Tagore cho xuất

bản bằng tiếng Bengan tập "Thơ Dâng", rồi đích thân dịch tập thơ sang tiếng
Anh và cho xuất bản ở London năm 1912. Tập thơ nhanh chóng gây tiếng
vang lớn trong giới văn sĩ châu Âu và người ta biết về ông, nói về ơng như
nói về một thiên tài.
Năm 1916, ơng lần lượt đi thăm các nước như : Anh, Pháp, Nhật, Mỹ,
Trung Quốc… nhưng không phải để ngắm cảnh mà để làm nhiệm vụ con ong
hút mật ngọt bồi bổ cho dân tộc mình, để được “tái sinh mãi mãi” trên quê
hương Ấn Độ nghèo khổ và đau thương. Hay nói cách khác, các chuyến đi
vịng quanh thế giới đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của văn
minh các dân tộc. Ơng được xem là ví dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế
giữa phương Đơng và phương Tây trong văn chương. Trong đó, chuyến thăm
Liên Xơ, đất nước mà vào thời điểm đó giai cấp vơ sản đang làm chủ, là
chuyến đi có ảnh hưởng nhiều nhất đến tư tưởng và hành động của Tagore về
sau. Năm 1929 ơng đã đến thăm Sài Gịn trong 3 ngày và có bài diễn thuyết
về sự hài hịa của vũ trụ tại đây.
Thời kì sau “Thơ dâng”, Tagore bắt đầu được tơn vinh ở Tổ quốc của
mình như một vị thánh. Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và
Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư.
Tagore được trao học vị danh dự của bốn trường đại học tổng hợp Ấn Độ và
trường Đại học Tổng hợp Oxford. Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và
triển lãm ở Munich, New York, Paris, Maxitcova và nhiều nơi khác.
* Những bóng hồng – Suối nguồn của những bản tình ca tuyệt diệu
Nhắc đến tên tuổi của Tagore người ta thường nghĩ đến ơng là nhà thơ
tình nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới, và một trong những suối nguồn bất tận
cho những vần thơ đẹp là những bóng hồng đến rồi đi trong cuộc đời thi nhân.


12

Là một thanh niên tài năng, đa sầu đa cảm, Tagore được nhiều cơ gái trẻ và có

học u mến. Sau mỗi lần gặp gỡ, ông đều để lại những tình cảm tốt đẹp trong
lịng họ. Năm 1877 trước khi qua Anh học luật, Tagore đến Bombay sống
trong gia đình của một vị bác sĩ là bạn của cha để học hỏi lối sống phương
Tây. Ở đó, con gái của vị bác sĩ, cô Annapurna đã giúp đỡ ông rất nhiều. Ơng
thường làm những ca khúc trữ tình hát cho cô nghe. Annapurna thường khen
những bài hát của Tagore và nói : Nếu như tơi đang nằm chờ cái chết thì
những bài ca của anh sẽ lay tơi trở lại với cuộc đời. Hơn một năm học ở Anh,
Tagore làm quen với một cô gái người Anh, cô thường dạy cho ông hát những
bài hát Anh, khi trở về quê hương Tagore vẫn làm thơ tặng cô, những bài thơ
thấm đượm tình cảm lưu luyến:
Giọng ai nghẹn ngào ứa lệ
Anh ơi! Phải chăng xa nhau.
Năm 22 tuổi Tagore kết hôn, người vợ nhỏ bé cũng là nguồn đề tài bất
tận cho ơng sáng tác nên những bản tình ca tuyệt diệu. Những vần thơ chân
thành đầy cảm xúc: “Em ơi thi sĩ của em định tặng em một bản trường ca.
Nhưng than ơi, anh đã vơ tình để bản trường ca đó đụng phải mắt cá chân em
và tai hại nó đã tan thành mảnh thơ rơi dưới chân em..”
Năm 1902, vợ ông qua đời để lại cho ông nỗi sầu muộn khôn nguôi, từ
niềm tiếc thương vô hạn ông đã viết nhiều bài thơ tưởng nhớ người vợ thủy
chung, bé nhỏ. Tập thơ Tưởng nhớ nàng là sự bày tỏ những tình cảm chân
thành, giản dị, những hồi niệm của thi nhân về người vợ u q của mình.
Năm 1924, lúc Tagore 63 tuổi, một mối tình đặc biệt đến với ơng: Đó là
tình u với nữ sĩ Victoria Ocampo người Achentina. Bà đã yêu ông trong
mộng sau khi đọc tập “Thơ Dâng” bằng tiếng Pháp. Nhân dịp đi dự lễ 100
năm ngày chiến thắng Peru và không may Tagore bị ốm ở thu đô của
Achentina. Bà đã tổ chức tiếp đón ơng rất nồng nhiệt, vì tình u và niềm


13


kính trọng bà đã khơng một chút do dự bán chiếc mũ nạm kim cương của
mình lấy tiền thuê một biệt thự bên bờ sông để ông nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Biết được thói quen của Tagore là thích ngắm dịng sơng nên bà đã đặt một
chiếc ghế bành ở lan can cho ơng ngồi ngắm cảnh, mối tình của hai người sâu
đậm từ đó. Tagore sống êm đềm bên Victoria Ocampo được một thời gian
ngắn, nhưng, vì trách nhiệm với tổ quốc, ơng phải mang tình cảm của mình về
nước. Từ đó hai người chỉ sống với nhau trong mộng. Trước khi mất, ông đã
nhớ tới bà và gửi tặng một bài thơ như lời tạm biệt:
Từ mảnh đất xa xơi
Với tình u nồng thắm
Nàng đặt ghế ta ngồi
Cột tình ta mãi mãi
Nghe giọng nói thì thầm
Lời nàng ta chẳng hiểu
Chỉ hiểu đôi mắt nàng
Đôi mắt buồn rười rượi
Ẩn hiện trong giấc mơ.
Đó là một số mảnh ghép nhỏ trong cuộc đời của thi sĩ thơ tình Tagore,
cũng là ngọn nguồn, là mạch nguồn cho ông sáng tác nên những bản tình ca
tuyệt diệu.
Năm 1941, sau hai năm khơng nhìn thấy ánh sáng mặt trời bằng đơi mắt,
ngày 07 tháng 8, Tagore vĩnh viễn rời xa thế giới, kết thúc cuộc đời mình như
kết thúc một bản hợp tấu hùng hồn và vĩ đại, một bản hợp tấu mang ý chí và
nghị lực của một thiên tài.
1.1.2. R. Tagore - hành trình sáng tạo
Tagore khởi đầu sự nghiệp sáng tạo của mình từ năm 08 tuổi, với
những dịng thơ ghi lại cảm xúc của một đứa trẻ trước thiên nhiên vạn vật mà


14


như ơng nói là: ghép chữ thành thơ. Một tuần trước khi qua đời Tagore vẫn
làm thơ. Như vậy, có thể thấy, hành trình sáng tạo của Tagore trải dài suốt
cuộc đời ông và vắt qua hai thế kỷ. Không chỉ là một tài năng trác việt mà
Tagore còn sở hữu một năng lực sáng tạo tiềm tàng, bền bỉ, điều mà khơng
phải người nghệ sĩ nào cũng có được.
Trên bình diện nghệ thuật, Tagore là một nghệ sĩ thuần túy và đa hiệu
được nền văn học Ấn Ðộ - và cả văn học thế giới - sắp lên hàng đầu các vĩ
nhân của thế kỷ XX. Ông viết văn, làm thơ, viết kịch, soạn nhạc, sở trường về
truyện ngắn, tranh đấu bằng văn học và tư tưởng cho quốc gia và xã hội Ấn
Ðộ, và cao hơn tất cả, Tagore là một lãnh tụ của đức tin.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh
vực đã là một môi trường vô cùng thuận lợi cho tài năng của Tagore phát
triển. Mặt khác, bấy giờ Calcutta lại là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ, có
rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để
đàm luận các vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Do vậy, ngay từ nhỏ ông
đã được tiếp xúc với nghệ thuật một cách rất tự nhiên. Tagore xuất hiện lần
đầu tiên trên văn đàn Ấn Độ vào năm 1873 khi mới 12 tuổi. Thời gian này
ông đã thôi đến trường, thay vào đó là những buổi học văn học, tơn giáo, triết
học, ngôn ngữ ở nhà với sự giúp đỡ của các thức giả, các nhà thông thái và
những chuyến hành hương cùng cha về các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh ở
Bengan hay cùng lên dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng. Nhờ đó, thiên hướng
văn học của ơng ngày càng được bộc lộ, mà rõ nhất là ở khả năng quan sát
tinh tế, sự nhạy cảm và mối cảm tình đặc biệt với thiên nhiên, với những con
người ở tầng lớp dưới của xã hội. Tầm hiểu biết của ông được mở rộng không
chỉ trong sách vở mà còn trong cả trường đời. Năm 8 tuổi, Tagore nổi tiếng
giỏi văn nhất vùng Bengan, 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, họa, đọc sách cổ
bằng tiếng Phạn và dịch kịch của Sêchxpia. Năm 15 tuổi Tagore xuất bản tập



15

thơ đầu tiên mang tên Bông hoa dại, sự xuất hiện của tập thơ ngay lập tức thu
hút được sự chú ý đơng đảo cơng chúng văn học trong đó có nhiều nhà văn,
nhà phê bình nổi tiếng ở Bengan bấy giờ và Tagore được nói tới như một tài
năng xuất chúng, một hiện tượng văn học đặc biệt ở Bengan, một tài năng thơ
ca đầy triển vọng và đáng khâm phục.
Có thể nói, trong sự nghiệp sáng tác của Tagore thơ chiếm ưu thế hơn cả
với 52 tập mà Thơ Dâng (Gitannjali) là tập thơ có một vị trí vơ cùng đặc biệt
trên hành trình sáng tạo của ơng. Nó là kết quả của sự suy nghiệm về đớn đau
của con người, về ý nghĩa sinh tử, nhất là sau khi những người u q nhất
của ơng lần lượt lìa xa nhân thế. Và vì đau khổ quá khiến tâm hồn ông chai
cứng gần như chết đi, sau cùng vì ơng vẫn cịn tiếp tục sống nên ơng thấy lóe
ra một lối thốt cho sự đớn đau, khiến ơng như tái sinh ra lần nữa trên cõi đời
này bằng một quan niệm sống mới mẻ. Ông trở về trước Thượng đế mà ông
gọi là bậc thầy của thi nhân và xin được sống trọn vẹn trong vẻ đẹp nhiệm
màu của thi ca. Tập thơ được viết vào khoảng tháng 6 tháng 7 năm 1909 và
xuất bản lần đầu vào tháng 9-1910, gồm 51 bài thơ và được chính nhà thơ
dịch sang tiếng Anh (1912) hay nói cách khác là sáng tạo lại bằng tiếng Anh
như một sự ngẫu nhiên. Đánh giá về bản tiếng Anh của tập thơ, chủ tịch ủy
ban giải Nôben, Viện Hàn Lâm Thụy Điển cho rằng, Tagore “đã khoác lên
chúng một chiếc áo mới, cũng hồn thiện trong hình thức và độc sáng trong
cảm hứng không kém nguyên tác”. Sự tinh tế và sâu sắc, mơ mộng và suy
tưởng, dân tộc và nhân loại là những đặc trưng cơ bản của Thơ Dâng, được
kết tinh ở cái tơi trữ tình - triết lí của nhà thơ. Tập thơ được xem như là một
hợp lưu của những dòng cảm xúc suy tưởng miên man của nhà thơ trước
những vấn đề muôn thủa của nhân thế. Tập thơ như một bài ca bất tận, nồng
nàn và say đắm về con người, về cuộc sống. Xuyên suốt và bao trùm tập thơ
là một cảm hứng lãng mạn mang đậm tính triết lí. Đó là niềm hứng khởi, nỗi



16

khát khao được giao hòa với thiên nhiên, cuộc sống; Là lời khẳng định, ngợi
ca cuộc đời trần thế với với muôn vàn niềm vui, hạnh phúc. Năm 1913, Thơ
Dâng được vinh dự trao giải Noben văn chương, đây là một trong những sự
kiện lớn lao thực sự làm thay đổi cách nhìn của phương Tây về Ấn Độ, nơi
trước đó chỉ biết đến như xứ sở của tơn giáo và cổ tích thần kì. Tầm ảnh
hưởng của Thơ Dâng là hết sức rộng lớn. Nó đã vượt ra ngồi lãnh địa của thơ
ca, trở thành biểu tượng rực rỡ của văn hóa Ấn Độ trong thời kì phục hưng
dân tộc. Ngồi Thơ Dâng cịn có các tập thơ nổi tiếng khác như: Người làm
vườn (1914), Mùa hái quả, Trăng non, Tặng Phẩm của người yêu (1915),
Tưởng nhớ nàng (1903)…
Tagore đến với truyện ngắn muộn hơn làm thơ và khi ông đã xác lập
được một vị thế rõ ràng trên văn đàn Ấn Độ trong tư cách của một nhà thơ.
Năm 1891, hai tập truyện ngắn đầu tay của ông ra đời: Ông chủ bưu điện và
Sự trở lại của Khobababur. Cả hai tác phẩm đều được viết bằng tiếng
Bengan. Đây được xem là một bước ngoặt không chỉ trong hành trình sáng
tạo của Tagore mà cịn cả với nền văn học Ấn Độ. Ông là nhà văn đầu tiên
viết truyện ngắn bằng tiếng Bengan và là người xác lập vị trí rõ ràng cho văn
xi viết bằng tiếng bản địa trong q trình hiện đại hóa văn học. Sau hai
truyện ngắn đầu tay, Tagore tiếp tục cho ra đời hàng loạt truyện ngắn viết về
nhiều đề tài khác nhau, từ đó trở đi, Tagore vươn cao khám phá một lĩnh vực
mới, và với sự đa tài của mình, ơng đã tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Truyện ngắn của Tagore chan chứa tinh thần nhân đạo, nhẹ nhàng, tinh tế
trong việc phơi bày bộ mặt tàn ác của xã hội. Mỗi câu chuyện đều để lại trong
lòng người đọc những cảm xúc khác nhau: buồn đau, giận dữ, xót xa, thương
cảm rồi u uất, căm hờn. Ơng để lại cho nhân loại hàng trăm truyện ngắn có
giá trị, mà tiêu biểu là các tác phẩm: Một đêm (1982), Đền tội, Mây và mặt
trời (1894), Chúng tôi tôn anh làm vua (1898)…



17

Không chỉ là những nhà thơ nhà văn lớn mà ông còn là nhà soạn kịch,
nhạc sĩ, họa sĩ thiên tài… Tagore viết kịch khá sớm và nhiều, trong 42 vở kịch
ơng để lại thì Sự trả thù tự nhiên (1883), Vua và Hoàng hậu (1889), Lễ máu
(1890), Sitra (1914), Xuân tuần hoàn (1992)…là những vở kịch đặc sắc. Về
tiểu thuyết, Tagore có 12 cuốn, trong đó cuốn Gơra, Đắm thuyền, Binodini
được sáng tác vào những năm 1905 -1910 là những tác phẩm tiêu biểu. Ngồi
ra ơng cịn để lại 63 tiểu luận, 2230 ca khúc, trên 3000 bức họa có giá trị…
Các “Sáng tác của Tagore cho thấy trí tuệ thâm nhập thật sâu xa, chất
thơ thật huyền hoặc và tinh thần thật tha thiết. Những sáng tác ấy thực sự đã
bộc lộ được những gì nhân loại hằng mơ và khao khát” (Rahahirina, Ấn Độ).
Tagore “được gọi là Leonad Vinci của thời phục hưng Ấn Độ. Nhưng không
phải là con người chỉ biết mơ mộng, ngồi nhàn rỗi trong chiếc ghế dựa của
mình mà ca hát về vẻ đẹp của thiên nhiên và bí ẩn của đời sống con
người…Ơng là, như Gandi vẫn gọi rất đúng, “người lính canh vĩ đại của nhân
gian” (Tatsuo Morimoto). Bạn đọc một trăm năm sau hay bạn đọc mọi thế hệ
của các thời đại thuộc về tương lai sẽ mãi cịn tìm thấy trong thơ Tagore – con
người duy nhất hóa thân thành huyền thoại – “tinh thần nhân đạo cao cả, tầm
vĩ đại hồn nhiên và sự thầm lặng cổ điển” tuyệt vời. Tagore, người châu Á
đầu tiên đoạt giải Nobel văn học, mà tác phẩm của ông đang vượt qua thời
gian, đổ bóng xuống thời đại, thức tỉnh lương tri của con người trên khắp trái
đất, đồng cảm và an ủi họ trong những góc khuất của những cuộc đời bất
hạnh” (nhà thơ Lê Thành Nghị)
1.2. Quan niệm của Tagore về cuộc sống, về tình yêu.
1.2.1. Tình yêu – “Nhân tính thiêng liêng” kỳ diệu
M. Gorki từng nói: “Tình u là thơ ca của cuộc đời. Cuộc sống thiếu
tình yêu không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Con người khơng thể sống thiếu

đi tình u vì con người sinh ra có một tâm hồn để u”. Chính vì vậy mà từ


18

xưa đến nay tình u ln là chủ đề bất hủ và luôn luôn tươi mới trong thơ ca
mọi thời đại. Biết bao thi sĩ đã đem tình yêu vào thơ ca, xây dựng nên những
thế giới muôn màu muôn vẻ. Họ say sưa ca hát, hát cho tình yêu vĩnh cửu của
mình và hát cho tình yêu vĩnh hằng của người.
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của
mọi người. Trong cuốn “Giáo dục công dân lớp 10”(NXB Giáo dục, 2006)
định nghĩa: “Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người
khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi,
gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cả
cuộc sống của mình” [1, 77]. Nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng
thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự
thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía
cạnh hay mức độ nhất định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất,
đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất, ngay cả khi đem ra so
sánh với các loại cảm xúc khác. Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường
hợp được nhân cách hóa, cịn lại đều là con người. Cịn chủ thể tác động của
tình u thì rất đa dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ
nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình đến vơ hình...
R. Tagore - thi sĩ của tình yêu, H. Hainơ của Ấn Độ cho rằng: tình yêu là
quyền của con người, là nhân tính thiêng liêng, là nhu cầu cuộc sống. Ví như
ngọn lửa và mặt trời vậy, nếu thiếu tình yêu trái đất sẽ hoang tàn như màu tro
xám. Trên định hướng ấy Tagore quan niệm hết sức đúng đắn với tình yêu,
một quan niệm đơn giản như là chân lí cuộc sống “tình yêu là hạnh phúc”,
người ta chỉ thật sự hạnh phúc khi sống trong tình yêu, yêu và được yêu:
Tình yêu ơi khi người đến

Với ngọn đèn bừng sáng trong tay
Thì tơi có thể nhìn thấy mặt người


19

Và biết người là tuyệt vời và hạnh phúc
Tình yêu là tuyệt vời và hạnh phúc cho nên con người ngoài nghĩa vụ và
trách nhiệm, thẳm sâu trong bản chất con người khơng thể thiếu tình u cho
đến khi đi vào cõi chết:
Cõi đời ơi khi tơi đã chết rồi
Thì trong cõi vắng lặng của người
Chỉ một lời này còn lại
Tơi đã từng u
Tình u là hạnh phúc điều này ai cũng dễ chấp nhận, nhưng trong thực
tế, đạt được hạnh phúc trong tình u thì khơng phải ai cũng có, khơng dễ gì
tìm được. Thơ Tagore khơng phải đạo đức luân lí, tâm lí, mà thơ Tagore chỉ là
một bản tình ca đủ mọi giai điệu nồng thắm, ngọt ngào, cay đắng để từ đó mỗi
con người nhận thức lại tình u của mình và biết cách điều hồ cho hợp lí.
Tập thơ Người làm vườn viết năm 1914 khi R. Tagore 53 tuổi đã thể hiện tập
trung quan niệm của nhà thơ về tình yêu. R. Tagore hết sức chân thành, hết
sức giản dị, không hề trang sức, nhưng chính vì thế người ơng u bao giờ
cũng hiện lên chân thực, hiện hữu, khơng phải là những gì không đạt tới: “Cứ
thế mà đi đừng dềnh dang chải chuốt. Nếu vịng tóc vấn cịn lỏng, đường ngơi
rẻ chưa xuôi, dải lụa thắt lưng không chặt cũng đừng bận tâm, em ạ. Cứ thế
mà đi đừng dềnh dang chải chuốt…Hồi cơng em chong đèn trang điểm – đèn
chập chờn và gió thổi tắt ngay. Ai sẽ biết mí mắt em sẽ khơng bị muội đèn
chạm tới? Vì mắt em còn đen hơn mây trời mọng nước… Cứ thế mà đ i đừng
dềnh dang chải chuốt. Nếu vòng hoa em kết chưa xong, nào ai để ý, n ếu lắc
tay em gài chưa chặt, chớ nên cầu kì… Cứ thế mà đi đừng dềnh dang chải

chuốt”. [bài 11, Người làm vườn].
Nhìn một cách bao qt có thể nhận thấy rằng, tồn bộ thơ tình Tagore là
một hành trình tìm kiếm hạnh phúc bằng cách đồng nhất hoà hợp những mặt


20

dường như mâu thuẫn, đối lập, đầy nghịch lí trong trái tim của những đơi tình
nhân: giữa sự giản dị mộc mạc và sự hoa mĩ, giữa thể xác và tâm hồn, giữa sự
tự do và ràng buộc, giữa cho và nhận, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa cái
hữu hạn và cái vơ biên…Hành trình hồ hợp những mặt dường như đối lập
này trước hết xuất phát từ quan niệm: tình u được ví như ngọn lửa có hai
ngọn. Nó vừa rất bao dung mà vừa rất vị kỉ, vừa muốn cho đi rất nhiều vừa
muốn chiếm hữu riêng mình. Như mọi sáng tạo lớn của con người, tình yêu là
hoạt động kép. Nó vừa là tột cùng của hạnh phúc, vừa là bất hạnh cùng cực.
Các tình nhân thường xuyên chuyển từ cực này sang cực kia: từ phấn chấn
sang ủ dột, từ buồn sang vui, từ giận hờn sang hiền dịu, từ thất vọng đến khát
vọng. Tất cả những mặt đối lập này nó xuất phát từ trái tim giàu xúc cảm,
giàu sự đòi hỏi, cho nên Tagore mới gọi “tình yêu là một vết thương, một vết
thương khơng kín miệng nhưng lại rất dễ chịu”. Trong nhận thức của Tagore,
tình u, đó là vấn đề thuộc về nhân loại, tự nhiên, tuyệt đẹp. Bản chất của
tình yêu là tuyệt vời hạnh phúc – một hạnh phúc có sự thống nhất giữa các
mặt đối lập.
Quan niệm về tình u của Tagore có gì đó giống với quan niệm của
Kalidasa, nhà thơ cổ đại lỗi lạc Ấn Độ, tác giả của thiên tình sử Sơkuntala nổi
tiếng sống cách R.Tagore gần mười lăm thế kỷ, ca ngợi tình yêu chân thành
trong một xã hội mà chế độ đẳng cấp khắc nghiệt đang ngự trị và chi phối
triệt để các giá trị tinh thần. Tình yêu trong quan niệm của R.Tagore vượt qua
những giới hạn đẳng cấp, vượt qua những quan niệm của cái tôi tư sản đương
thời, nơi tận cùng của ý thức về cái bản ngã, luôn hướng con người đến những

dục vọng cá nhân, hoặc hướng đến những phiêu lưu tình ái, được vẽ lên theo
trí tưởng tượng. Trái lại, R.Tagore đã từng nếm trải những ngọt ngào, cay
đắng của tình u, nhưng khơng vì thế mà ông xa lánh cuộc đời, ông tìm thấy
niềm vui lớn lao khi gắn với cuộc đời:


21

Tôi đã từng khổ đau thất vọng
đã từng biết chết chóc
nhưng tơi rất sung sướng rằng
tơi đã ở trong cõi đời to lớn này
[Những con chim bay lạc, Đào Xuân Quý dịch]
Nếu như trong những năm tháng tuổi trẻ, Tagore đã xem tình yêu là
ngày hội của đời mình thì khi đã nếm trải qua bao vui buồn trong trò chơi của
thần tình ái, ơng lại nhìn nhận tình u như một thứ quyền năng đặc biệt làm
nên sức mạnh tinh thần cho con người. Bất chấp mọi thử thách và những
nghiệt ngã của cuộc đời, đối với nhà thơ, “em, tơi, chúng ta mãi mãi bên
nhau”. Đó là sự thể hiện niềm tin thiêng liêng như một lời nguyện cầu về sự
bất tử của tình u. Có lẽ khơng có gì ngạc nhiên khi ta biết rằng những bài
thơ tình thuộc vào hay nhất của Tagore được ơng sáng tác khi tuổi đã ngoài
40, cái tuổi mà thi nhân đã nếm trải đủ đầy bao dư vị của tình u. Và ơng
khơng viết về tình u mà chiêm nghiệm tình yêu. Cảm xúc và suy tư, trữ tình
và triết lí đã thống nhất hài hịa làm một trong mỗi hình tượng thơ, mà trước
hết là ở cái tơi trữ tình của nhà thơ.
1.2.2. Cuộc sống – “ly rượu tràn đầy”
Tagore sinh ra và lớn lên trong một bầu không khí ngột ngạt, chết chóc,
đói khổ, bệnh hoạn của xã hội thuộc địa bất công. Tuy nhiên, cái tù túng ngột
ngạt ấy không khiến ông đối lập với cuộc sống mà vẫn ln tin rằng con
người có thể thay đổi nó và có thể làm chủ nó. Vì vậy ơng rất u cuộc sống,

lạc quan, tin tưởng và hịa mình với cuộc sống. Ông quan niệm cuộc sống như
“ly rượu tràn đầy”, luôn luôn nồng nàn, luôn tươi mới và khơng bao giờ vơi
cạn:
Người đã tạo tơi vơ tận, đó là ý thích của người
Cái li mảnh khảnh này, Người khơng ngớt rót.


22

Vơi đi và khơng ngớt lại rót đầy sự sống tươi mới.
Nặng tình yêu với con người, với cuộc đời, Tagore khơng có cái mà
phương Tây gọi là “cá nhân luận” - cá nhân con người, cái tôi là cái cao nhất.
Tagore trách nhiệm đến cùng đối với con người bằng một tình u tha thiết,
cao rộng, vơ tư. Thơ xưa nay, nhất là thơ lãng mạn Pháp, đề cập đến cái chết
như một chủ đề lớn. Chủ nghĩa hiện sinh coi con người là một hạt cát nhỏ
thảm hại đang đứng trước hư vô, và thật là buồn, bi quan. Tagore khơng thế,
Tagore quyện chặt số phận mình với số phận mọi người. “Ủa, thi nhân, chiều
xuống dần; tóc anh đang ngả mầu xam xám. Trong trầm tư cô đơn, anh có
nghe lời gọi vọng từ kiếp sau?”. “Chiều đến rồi”. Thi nhân đáp, “tôi đang
lắng nghe, lắng nghe vì lẽ dẫu muộn màng, có lẽ từ thơn làng vẫn có người
đứng gọi. Tơi dõi mắt nhìn, liệu những trái tim trẻ dại, lạc lồi có gặp nhau
chăng, liệu những đôi mắt hăm hở đang mong cầu giai điệu, giai điệu có đến
để đánh tan màn im lặng, rồi thay họ mà nói nên lời. Ai sẽ ở đó để dệt những
bài ca đắm đuối họ đang cất tiếng hát nếu tôi cứ ngồi ở trên bờ cuộc đời trầm
ngâm nghĩ đến sống chết cùng thế giới bên kia?”. [bài 2, Người làm vườn]
Tình yêu trong thơ Tagore, tạo vật trong thơ Tagore, cõi người trong thơ
Tagore, và cái chết trong thơ Tagore…Tất cả đều mang trong nó một triết lý
sâu thẳm: Khơng gì q hơn, đẹp hơn là cuộc sống của con người. Nhà thơ
khẳng định giá trị cuộc sống, nhận thấy bản chất cuộc sống là tràn trề hạnh
phúc và bất tận niềm vui. Qua cái nhìn của Tagore thiên nhiên hiện lên thật

đẹp tràn đầy ánh sáng và rực rỡ sắc màu, còn cuộc sống tràn ngập tiếng cười
chan chứa niềm vui. Nhưng bằng sự trải nghiệm của chính mình, nhà thơ cảm
nhận trong cuộc đời này cũng có nhiều bất hạnh, khổ đau: “Đời chẳng qua chỉ
là giọt sương mai đọng trên cành lá sen” [Bài 27, Người làm vườn]. Sự sống
và cái chết chính là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập của sự tồn tại: “Hãy


23

để cuộc đời tươi đẹp như hoa mùa hạ. Hãy để cái chết về như lá mùa thu” Và
nhà thơ u cuộc sống bằng chính tình u:
“Tơi đã hơn cõi đời này với chân tay và đôi mắt của tôi.
Tôi đã ơm nó vào lịng tơi, xiết chặt nó vào lịng.
Tơi đã cho những ý nghĩa của tơi tràn ngập cả ngày và đêm của nó. Cho đến
lúc cõi đời này với đời tôi chỉ là một mà thôi. Và tôi yêu cuộc đời tôi” [Bài
53, Hái quả]
Sự sống và cái chết, một chặng đường đầy ý nghĩa của con người. Dù là
miêu tả sự sống hay cái chết, các bài thơ của Tagore đều rực sáng, chói ngời ý
nghĩa nhân văn. Ơng thể hiện tình u say đắm đối với cuộc đời, biến cuộc
đời thành những bản tình ca. Và bằng chính cuộc đời lao động nghệ thuật
khơng mệt mỏi cùng với những cống hiến lớn lao của mình, Tagore đã thể
hiện đầy đủ ngun lí sống đó. “Chính vì u cuộc đời, tơi hiểu tơi cũng u
cái chết” (Thơ Dâng), ơng khơng tin có tồn tại một cuộc sống thực trong một
thế giới ảo của linh hồn con người nhưng lại tin với một cuộc sống hữu ích thì
con người sẽ bất tử: “Tơi đã sống trong tình yêu chứ không phải sống trong
thời gian”. Thần sẽ hỏi tơi rằng: Các bài ca của người có tồn tại khơng. Tơi
sẽ nói: “Tơi khơng biết nhưng tơi biết là khi tôi hát, tôi cảm thấy bất tử”. Nếu
như cái chết là điểm kết thúc đánh dấu sự có mặt của con người ở thế giới hữu
hạn thì con người sẽ lại bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới của tâm linh,
thế giới của những bài ca, của sự sáng tạo đã biến thành hương hoa dâng cho

cuộc đời. Người ta nói, R. Tagore vĩ đại trước hết tư tưởng nhân văn của ơng
vĩ đại, tình u thương của ông vĩ đại, sự dũng cảm của ông vĩ đại, nó dám
vượt qua tất cả, dám chấp nhận tất cả. Chính điều này đã giải thích vì sao ơng
được chào đón và kính trọng trên tồn thế giới.
CHƯƠNG 2: “VƯỜN HOA TÌNH ÁI” TRONG THƠ TAGORE


24

2.1. Vị trí của đề tài tình u trong thơ Tagore.
Nếu như bao nhiêu quyết liệt, dữ dội, bi tráng được Tagore thể hiện trong
văn xi thì cũng bấy nhiêu ngọt ngào, ngân rung và diễm lệ đã được ông
biểu lộ trong thơ. Và để cho vẻ đẹp trữ tình của ông trở nên mầu nhiệm, thơ
ông luôn luôn thổn thức như một lời cầu nguyện. Ơng nói về Chúa run rẩy và
nồng nàn như nói về tình u và nói về tình u cũng thành kính và nghiêm
trang như nói về Chúa. Chính vì thế, tình u của ơng là sự khăng khít hài hồ
giữa lý tưởng và trần thế, giữa những cao vọng và những cái ở ngay trước tầm
tay. Trong sự nghiệp văn chương, Tagore thành công trên nhiều lĩnh vực và
thể hiện tài năng ở nhiều đề tài khác nhau nhưng đề tài tình yêu lứa đơi vẫn
chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Ơng sẵn sàng “bỏ những việc đang làm,
đem giáo gươm đã dùng vứt vào cát bụi” [bài1, Người làm vườn]…chỉ xin
được làm kẻ chăm sóc vườn hoa tình ái. Bởi nhà thơ xác định được vị trí đặc
biệt của mình trong cuộc đời này: “Tơi đang lắng nghe, lắng nghe, vì lẽ dẫu
muộn màng, có thể từ thơn làng vẫn có người đứng gọi. Tơi để mắt nhìn liệu
những trái tim trẻ dại, lạc lồi có gặp nhau chăng, liệu những đôi mắt hăm
hở đang mong cầu giai điệu, giai điệu có đến để đánh tan màn im lặng, rồi
thay họ mà nói nên lời?” [bài2, Người làm vườn].
Ronsard đã nói rất hay rằng: Trên đời chỉ có một việc đáng nói là tình
u vì nó là mầm mống của sung sướng và là nguyên nhân của đau khổ. Mọi
người đều thừa nhận tình u thật tuyệt vời và vơ cùng cần thiết nhưng lại

chưa một ai định nghĩa được tình u là gì. Tình u là gì? Đó là một câu hỏi
mà ngàn đời vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Cái tha thiết, rạo rực, nồng cháy,
buồn đau trong tình u ai trên thế gian này cũng ít nhất một lần trải qua.
Khát vọng tận hiểu luôn luôn thường trực trong tình yêu nhưng trong thực tế,
một sự hiểu biết trọn vẹn trái tim người tình là khơng có. Vì vậy tình u ln
là một khoảng khơng gian huyền bí, địi hỏi cơng việc khám phá. Chưa một ai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×