Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.59 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11
Thời gian: 90 phút( Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Quê hương đẹp mãi trong tơi
Dịng sơng bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình n thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Bức tranh quê – Thơ Hà Thu)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ. (0.75 điểm)
Câu 2. Nêu một biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ cuối và tác dụng của nó. (1.25 điểm)
Câu 3. Trong bài thơ quê hương được gắn liền với những hình ảnh nào? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Dựa vào bài thơ anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về quê hương?
Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh
-----------------------------HẾT----------------------------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

1


TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2019 - 2020
MÔN NGỮ VĂN 11

I. Hướng dẫn chấm
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
CÂU
I.
ĐỌC
HIỂU:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-

Xác định phương thức biểu đạt chính: miêu tả, biểu cảm

ĐIỂM
0,75
điểm

1
2

-

Biện pháp: so sánh (Bức tranh đẹp tựa thiên đường)
Tác dụng: Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương

1,25
điểm


Quê hương gắn liền ví những hình ảnh:
Dịng sơng, cánh cị, đàn bị gặm cỏ, đồng xanh mượt mà, sáo diều

3

1,0 điểm

LÀM
VĂN
Thí sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau đây:
(7điểm) a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận :
c. Nội dung đoạn văn:
Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn
Câu 1: đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,...).
(2.0
điểm)
- Giải thích khái niệm: Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, gắn
liền với những kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Mỗi người cần phải biết
yêu quê hương của mình
- Biểu hiện:




Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình
cũng là một phần của quê hương đất nước.
Trong tình làng nghĩa xóm.
Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh

đồng lúa chín,...).
2

0,25
0,25
0.25

0,25
0,5






Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để
0,25
làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.
Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những
lúc gian nguy.

Vai trị của tình u q hương đất nước:






Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ
cộng đồng của mỗi cá nhân.
Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ
thân hữu tốt đẹp.
Góp phần quan trọng trong cơng tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát
triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

0,25

Bàn luận mở rộng:






Câu2
(5.0
điểm)

Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong
mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình u q hương đất
nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm
đẹp cho q hương.
Nếu khơng có tình u thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống
con người khơng cịn hồn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm,
sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất

nước ngược lại cịn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng
đồng,...

 Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan
trọng, cần thiết,...). Đưa ra lời khuyên cho mọi người.
* Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc;
khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát đoạn
trích và tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
* Yêu cầu cụ thể:
0,25
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần
Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành
3


nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0,0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Chiều tối- Hồ Chí Minh
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0,0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm

được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các
thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa khai thác
nghệ thuật để làm rõ nội dung.
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Giới thiệu chung
- Giới thiệu Nhật kí trong tù: hồn cảnh ra đời, những giá trị cơ bản.
- Vị trí của bài thơ: bài thứ 31 của Nhật kí trong tù; sáng tác vào cuối mùa
thu năm1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
Chia nhỏ vấn đề :
- Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
+ Bức tranh thiên nhiên chiều muộn: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ và
chịm mây cơ đơn trơi lững lờ giữa tầng khơng (so sánh với hình ảnh cánh chim,
chòm mây trong thơ cổ). Đây là những cảnh thực trong cảm nhận của tù nhân –
thi sĩ (chú ý sự tương đồng giữa người và cảnh).
+ Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại (chú
ý cảnh ngộ của tù nhân và những rung động dào dạt, bản lĩnh chiến sĩ, chất thép
ẩn đằng sau chất tình).
- Hai câu cuối: bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
+ Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con
gái xóm núi xay ngơ bên lị than. Cuộc sống đời thường đã đem đến cho người tù
hơi ấm, niềm vui(so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ
khơng tả, thủ pháp điệp liên hồn).
- Câu 4: sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng thơ
Hồ Chí Minh: chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh
sáng rực hồng (phân tích chữ hồng – nhãn tự của bài thơ). Cùng với sự vận động
của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ; từ tối đến
sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo, cô đơn sang ấm nóng
tình người.
* Đánh giá chung

4

0,25

(4,0)

0,5

1,5

1,5

0,5


- Từ ngữ cô đọng hàm súc; Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,…
- Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên,
yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hồn cảnh, ln ung dung, tự
tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Lưu ý : Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm, đặc biệt đối với những bài
0,5
viết có những đánh giá, lí giải mới mẻ, sâu sắc mang tính phát hiện.

-------------------------HẾT--------------------

5




×