Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực đồng bằng Sông Hồng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536 KB, 230 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ BẢO KHANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ BẢO KHANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 9340403


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CƠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Bảo Khanh

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, tơi
đã hồn thành luận án tiến sĩ quản lý công. Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới tập thể nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn trong

suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận án: PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết và
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân, Học viện Hành chính Quốc gia.
Đồng thời, tác giả luận án xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban Lãnh đạo
Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về xã
hội, các thầy, cô là giảng viên tại Học viện Hành chính Quốc gia và các tổ chức,
cá nhân liên quan khác đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, góp ý về
chun mơn trong suốt q trình tác giả học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Trường Đại học Cơng
đồn và Khoa Quản trị nhân lực Trường Đại học Cơng đồn nơi tác giả cơng tác
đã tạo mọi điều kiện để tác giả tham gia học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành
chính Quốc gia. Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả
vượt qua mọi khó khăn để hồn thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên
cứu của luận án vẫn cịn những thiết sót nhất định. Tác giả rất mong tiếp tục nhận
được những ý kiến đóng góp để giúp cho luận án được hoàn thiện hơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Bảo Khanh

ii


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

3

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

4

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


5

ĐNGV

Đội ngũ giảng viên

6

ĐTBD

Đào tạo, bồi dưỡng

7

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

8

GDĐH

Giáo dục đại học

9

GVĐH

Giảng viên đại học


10

KHCN

Khoa học - công nghệ

11

KTXH

Kinh tế - xã hội

12

NCKH

Nghiên cứu khoa học

13

NNL

Nguồn nhân lực

14

NNL GVĐH

Nguồn nhân lực giảng viên đại học


15

NXB

Nhà xuất bản

16

QLNN

Quản lý nhà nước

17

UBND

Ủy ban Nhân dân

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Dân số khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn


82

STT
1.

2012 – 2016
2.

Bảng 3.2. Quy mơ và loại hình trường đại học Việt Nam giai

85

đoạn 2012 – 2017
3.

Bảng 3.3. Quy mô đại học khu vực đồng bằng sông Hồng

86

theo tỉnh/thành giai đoạn 2012 – 2017
4.

Bảng 3.4. Quy mô đại học công lập trong tổng số các trường

87

đại học khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 –
2017
5.


Bảng 3.5. Quy mô sinh viên đại học khu vực đồng bằng sông

88

Hồng giai đoạn 2012 – 2017
6.

Bảng 3.6. Quy mô giảng viên đại học công lập khu vực đồng

89

bằng sông Hồng giai đoạn 2012 – 2017
7.

Bảng 3.7. Quy mô giảng viên đại học công lập trực thuộc Bộ

90

khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2017
8.

Bảng 3.8. Cơ cấu trình độ giảng viên đại học công lập trực

94

thuộc Bộ tại mỗi tỉnh/thành khu vực đồng bằng sông Hồng
giai đoạn 2012 – 2017
9.

Bảng 3.9. Cơ cấu trình độ giảng viên đại học cơng lập trực

thuộc Bộ khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 –
2017

iv

95


10. Bảng 3.10. Tỷ lệ giảng viên có học hàm Giáo sư, Phó Giáo

99

sư các trường đại học cơng lập trực thuộc Bộ của các
tỉnh/thành khu vực đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 –
2017
11. Bảng 3.11. Mục tiêu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

102

giảng viên đại học công lập năm 2020
12. Bảng 3.12. Kết quả khảo sát các tiêu chí cần được chú trọng

112

trong tuyển dụng giảng viên đại học
13. Bảng 3.13. Kết quả khảo sát hình thức tạo nguồn làm hạn

113

chế chất lượng đội ngũ giảng viên

14. Bảng 3.14. Chế độ tiền lương đối với giảng viên đại học

118

công lập
15. Bảng 3.15. Kết quả khảo sát khả năng tạo động lực để giảng

120

viên tự phát triển năng lực của các chính sách đối với giảng
viên đại học hiện nay
16. Bảng 3.16. Kết quả khảo sát nội dung cần chú trọng nhất

124

trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đại học
17. Bảng 3.17. Kết quả khảo sát nguyên nhân dẫn tới những hạn
chế trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học

v

125


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

I


LỜI CẢM ƠN

ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

iv

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


5

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

8

7. Những đóng góp mới của luận án

9

8. Cấu trúc của luận án

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

11

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

11

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đại học


11

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực giảng
viên đại học và phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học

16

1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về phát
triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giảng viên đại học

24

1.2. NỘI DUNG CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐỀ CẬP VÀ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

29

1.2.1. Những nội dung các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã
đề cập

29

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

31

vi


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


32

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

33

2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

33

2.1.1. Giáo dục đại học

33

2.1.2. Đại học công lập

34

2.1.3. Nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

36

2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

42

2.1.5. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học
công lập


49

2.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

56

2.2.1. Định hướng sự phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

56

2.2.2. Điều chỉnh sự phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

57

2.2.3. Bảo đảm sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Nhà nước đối với phát triển
nguồn nhân lực giảng viên đại học

57

2.2.4. Phát huy vai trò và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng viên
đại học công lập

58

2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

61


2.3.1. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại
học cơng lập

61

2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát
triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

62

2.3.3. Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

64

2.3.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền lương và phụ cấp đối
với nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

65

2.3.5. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

66

2.3.6. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính phát triển nguồn nhân lực

vii


giảng viên đại học công lập


67

2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phát triển nguồn nhân
lực giảng viên đại học

68

2.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

69

2.4.1. Thể chế quản lý

69

2.4.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

69

2.4.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

70

2.4.4. Điều kiện phát triển của quốc gia, khu vực, địa phương

71

2.4.5. Hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa


72

2.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN
ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ VÙNG TRONG NƯỚC

73

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực giảng viên đại học một số
vùng trong nước

73

2.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực đồng bằng sông Hồng

78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

80

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

81

3.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ HỆ
THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC ĐỒNG


81

BẰNG SƠNG HỒNG
3.1.1. Khái qt về khu vực đồng bằng sơng Hồng

81

3.1.2. Khái quát về hệ thống các trường đại học công lập ở khu vực đồng
bằng sông Hồng

84

3.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG
3.2.1. Quy mơ và cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu

viii

89


vực đồng bằng sông Hồng

89

3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực
đồng bằng sông Hồng

96


3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ở VIỆT NAM

100

3.3.1. Thực trạng quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực
giảng viên đại học công lập

100

3.3.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

103

3.3.3. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực giảng viên đại
học công lập

110

3.3.4. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền lương và
phụ cấp đối với nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập

118

3.3.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng viên đại học
công lập


120

3.3.6. Thực trạng hỗ trợ và huy động các nguồn lực phát triển nguồn nhân
lực giảng viên đại học công lập

126

3.3.7. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phát triển
nguồn nhân lực giảng viên đại học

129

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

131

3.4.1. Những kết quả đạt được

131

3.4.2. Những hạn chế

134

3.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

141


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

144

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG

ix


VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG

145

4.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG VÀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

145

4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục và phát triển khu vực
đồng bằng sông Hồng

145

4.1.2. Định hướng của ngành Giáo dục về phát triển nguồn nhân lực giảng
viên đại học

149


4.1.3. Quan điểm của tác giả luận án trong việc hoàn thiện quản lý nhà
nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực
đồng bằng sông Hồng

150

4.1.4. Bối cảnh, yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực đồng bằng sơng Hồng

152

4.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

154

4.2.1. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại
học công lập phải gắn với yêu cầu phát triển giáo dục đại học và phát triển
khu vực đồng bằng sông Hồng

154

4.2.2. Tăng cường sự phối hợp trong tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học

156

4.2.3. Tuyển dụng và sử dụng giảng viên đại học công lập theo đúng tiêu
chuẩn chức danh và vị trí việc làm


158

4.2.4. Cụ thể hóa, điều chỉnh và triển khai thực hiện chính sách tiền lương
và phụ cấp cho nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực đồng
bằng sông Hồng

160

4.2.5. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập
theo chuẩn và theo yêu cầu thực tế của đại học công lập ngành và khu vực
đồng bằng sông Hồng

162

x


4.2.6. Huy động, phân bổ hợp lý và đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực
tài chính, cơ sở vật chất cho phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học
công lập

164

4.2.7. Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
quy định pháp luật liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại
học công lập

167


4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

168

4.3.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

168

4.3.2. Đối với các Bộ và chính quyền các địa phương khu vực đồng bằng
sơng Hồng

169

4.3.3. Đối với các trường đại học công lập khu vực đồng bằng sông Hồng

170

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

172

KẾT LUẬN

173

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

176

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


177

PHỤ LỤC

188

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Giáo dục đại học có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân Việt Nam, có nhiệm vụ cơ bản là đào tạo đội ngũ NNL trình độ
cao phục vụ phát triển KTXH của đất nước. Tại Việt Nam, GDĐH đã cung cấp
hàng triệu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học, hàng vạn lao động có trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ cho đất nước. Đây là lực lượng chủ lực, nòng cốt của quá trình
CNH, HĐH đất nước, của phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập
quốc tế.
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển và
hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay đòi hỏi các cơ sở GDĐH phải cung cấp đội
ngũ NNL chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển đất nước. Bối cảnh đó cũng
đang đặt ra nhiều thách thức đối với GDĐH, đặc biệt phải coi trọng lực lượng
nòng cốt và quyết định chất lượng đào tạo, khẳng định giá trị, thương hiệu của
cơ sở đại học đó là nguồn nhân lực GVĐH.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế, trong đó xác định: “Đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo dục
góp phần nâng cao chất lượng NNL là một trong ba khâu đột phá để bảo đảm
cho thắng lợi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ 2011 đến
2020”. Nghị quyết chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với sự nghiệp
đào tạo NNL cho đất nước.
Tại Đại hội XI, Đảng ta đã xác định phát triển NNL, nhất là NNL chất
lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã
hội trong thời gian tới: “Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL
chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững”.

1


Để có được NNL chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội đòi hỏi phải bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng NNL giảng viên đại học vì
đây được coi là “máy cái” sản sinh ra NNL bậc cao của đất nước. Ở Việt Nam,
các trường đại học công lập vẫn đang chiếm số lượng áp đảo trong hệ thống các
cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng NNL GVĐH cơng lập do đó sẽ có vai trị
quyết định đối với chất lượng NNL phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển NNL
GVĐH cho cả nước nói chung và cho khu vực ĐBSH nói riêng. Trong chiến
lược đổi mới giáo dục, có rất nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện đồng bộ, trong
đó phát triển ĐNGV có chất lượng cao là một nhiệm vụ cần được quan tâm
hàng đầu.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định: “Phát triển đội ngũ nhà
giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Một số nhiệm vụ cụ thể cần

triển khai gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD đội ngũ nhà giáo gắn với
nhu cầu phát triển KTXH; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo; giảng viên cao
đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được ĐTBD nghiệp vụ sư
phạm; có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo; lương của nhà giáo được ưu tiên xếp
cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ
cấp tùy theo tính chất cơng việc, theo vùng.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định nhiệm vụ
phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,
đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội
của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Hoạt động QLNN về phát triển NNL giáo dục – đào tạo nói chung và
NNL GVĐH nói riêng là một trong những hoạt động đảm bảo cho giáo dục đào
tạo phát triển bền vững, chất lượng ngày càng cao đáp ứng được những yêu cầu
của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn, QLNN về phát triển NNL GVĐH nói
chung và NNL GVĐH khu vực ĐBSH còn nhiều hạn chế. Thể chế pháp luật về

2


phát triển NNL GVĐH còn phức tạp, chồng chéo. QLNN về phát triển NNL
GVĐH còn phân tán giữa cơ quan có chức năng QLNN về giáo dục và cơ quan
chủ quản. Chưa có quy hoạch riêng cho phát triển NNL GVĐH nói chung và
NNL GVĐH cơng lập nói riêng gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
của cả nước và của khu vực ĐBSH. Các chính sách về tuyển dụng, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, trả lương và phụ cấp chưa đủ mạnh để tạo động lực cho đội ngũ
GVĐH và chưa tính đến các yếu tố đặc thù của môi trường hàn lâm.
Khu vực ĐBSH, nơi tập trung nhiều trường đại học cơng lập có uy tín và
ĐNGV và các nhà khoa học tinh hoa của cả nước, nơi đào tạo nhiều ngành nghề

kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội quan trọng cho cả nước, là một trong những
địa bàn quan trọng nhất trong việc cung cấp NNL chất lượng cho đất nước. Tuy
nhiên, chất lượng và hiệu quả GDĐH tại khu vực ĐBSH chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự mong đợi của nhân dân. Có nhiều
nguyên nhân cho thực tế này, trong đó có ngun nhân từ cơng tác QLNN về
phát triển NNL GVĐH các trường đại học cơng lập cịn hạn chế. Việc nghiên
cứu, phân tích, đề ra các giải pháp về QLNN nhằm phát triển NNL GVĐH cơng
lập khu vực ĐBSH do đó có ý nghĩa thực tiễn cao.
Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý
nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực
đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam” để thực hiện. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay. Những giải pháp của luận án có thể góp
phần hồn thiện QLNN đối với các trường đại học công lập cũng như nâng cao
năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu luận án góp phần hồn thiện QLNN về phát triển
NNL GVĐH công lập khu vực ĐBSH ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên, luận án tập trung thực
hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

3


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về phát triển NNL GVĐH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong QLNN về phát triển NNL GVĐH công lập khu vực ĐBSH ở nước ta
hiện nay.

- Tổng hợp các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện QLNN về phát triển NNL GVĐH cơng lập khu vực ĐBSH ở Việt Nam trong
giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung QLNN về phát triển NNL GVĐH
công lập.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Quản lý nhà nước về phát triển NNL GVĐH công lập gồm
nhiều nội dung nhưng Nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu 07 nội dung: (1)
Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển NNL GVĐH cơng lập; (2) Xây dựng và tổ
chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát triển NNL GVĐH công lập;
(3) Tuyển dụng và sử dụng NNL GVĐH công lập; (4) Tổ chức thực hiện chính
sách tiền lương và phụ cấp đối với NNL GVĐH công lập; (5) Đào tạo và bồi
dưỡng NNL GVĐH công lập; (6) Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính phát
triển NNL GVĐH cơng lập; (7) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong phát
triển NNL GVĐH công lập.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN về phát triển NNL GVĐH
công lập ở khu vực ĐBSH ở Việt Nam. Trong đó, phần thực trạng tập trung nghiên
cứu đối với nhóm trường đại học cơng lập trực thuộc sự quản lý của các Bộ.
Không nghiên cứu đối với các trường đại học công lập trực thuộc cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu và phân tích thực trạng QLNN về phát
triển NNL GVĐH cơng lập khu vực ĐBSH ở Việt Nam từ khi có Luật Giáo dục
đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13 của Quốc hội), trong đó, phần số liệu được
sử dụng để phân tích thực trạng lấy từ năm 2012 đến 2017. Các giải pháp và

4



khuyến nghị được đề xuất cho giai đoạn tiếp theo, chủ yếu từ năm 2018-2025.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu và thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lê nin về phép duy vật biện chứng và lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực các ngành, lĩnh vực; quan điểm của
Đảng, định hướng của ngành Giáo dục về phát triển NNL và NNL giáo dục.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng
các phương pháp cụ thể như sau:
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Luận án đã sử dụng các phương pháp phân tích, xử lý thông tin và tổng hợp
khi nghiên cứu các văn kiện của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, tài
liệu, giáo trình, cơng trình, bài viết có liên quan nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa
lý luận cũng như xác định cơ sở thực tiễn của QLNN về phát triển NNL GVĐH.
Luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng, bổ sung và phát triển
các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
- Để đảm bảo tính xác thực của đề tài, tác giả luận án sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi đối với người có thẩm quyền QLNN về
GDĐH; người có thẩm quyền quản lý tại các trường đại học công lập khu vực
ĐBSH và đội ngũ GVĐH công lập khu vực ĐBSH. Cơ cấu 3 mẫu phiếu như sau:
+ Phiếu dành cho giảng viên: Tác giả thiết kế phiếu dành cho giảng viên
gồm các phần chính với nội dung như sau: Phần thông tin của giảng viên bao gồm:
thơng tin về hạng giảng viên, trình độ, thâm niên cơng tác. Phần nội dung chính
bao gồm: (i) Hoạt động phát triển giảng viên của các cơ sở đào tạo, (ii) Phương
thức phát triển nguồn nhân lực giảng viên, (iii) Các tiêu chuẩn của giảng viên, (iv)
Nâng cao năng lực giảng viên, (v) Các chính sách phát triển giảng viên.
+ Phiếu dành cho vị trí lãnh đạo thuộc trường đại học: Phần thông tin của
giảng viên bao gồm: Thông tin về cán bộ lãnh đạo, trình độ, thâm niên cơng tác.

Phần nội dung chính bao gồm (i) Nhận thức về tầm quan trọng phát triển giảng

5


viên, (ii) Hoạt động phát trển đội ngũ giảng viên; (iii) Cách thức tạo nguồn giảng
viên có chất lượng, (iv) Tiêu chuẩn tuyển dụng, (v) Nâng cao năng lực giảng viên,
(vi) Các chính sách phát triển giảng viên.
+ Phiếu dành cho người công tác tại cơ quan QLNN về GDĐH: Phần thông
tin chung bao gồm: Thông tin về cán bộ lãnh đạo, trình độ, thâm niên cơng tác.
Phần nội dung chính bao gồm (i) Nhận thức về tầm quan trọng phát triển giảng
viên, (ii) Đánh giá về hoạt động phát trển đội ngũ giảng viên (iii) cách thức tạo
nguồn giảng viên có chất lượng, (iv) tiêu chuẩn tuyển dụng, (v) Nâng cao năng lực
giảng viên, (vi) Các chính sách phát triển giảng viên, (vii) Kiểm định chất lượng
giảng viên.
- Tác giả thực hiện khảo sát tại 20 trường ĐHCL vùng ĐBSL, với đối tượng
và số lượng các phiếu như sau:
- Đội ngũ giảng viên: Tác giả đã lựa chọn và đảm bảo đủ về cơ cấu trình độ
đội ngũ GV từ trình độ cử nhân đến học hàm giáo sư.
Tác giả đã phát ra 700 phiếu, thu về được 660 phiếu có chất lượng được đưa
vào phân tích. Trong đó cử nhân 48 người, thạc sĩ 542 người, tiến sĩ 56 người, giáo
sư, phó giáo sư là 32 người.
- Cán bộ quản lý tại các trường đại học: tác giả đã lựa chọn các cán bộ lãnh
đạo cơ sở đào tạo từ cấp lãnh đạo, quản lý nhà trường đến cấp bộ môn, cụ thể như
sau: Số phiếu phát ra 215 phiếu, thu về được 200 phiếu, trong đó lãnh đạo trường
(19 phiếu), khoa (46 phiếu), bộ môn (135 phiếu).
- Cán bộ, công chức làm ở cơ quan QLNN về GDĐH: Tác giả lựa chọn các
cán bộ công chức giữ các ngạch từ chuyên viên đến chuyên viên cao cấp đang làm
việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm Vụ Giáo dục Đại học, Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (nay là Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục),

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (nay là Cục Quản lý chất lượng),
Bộ GD&ĐT, cụ thể như sau: Số phiếu phát ra 90 phiếu, thu về được 86 phiếu,
trong đó, 45 người ở ngạch chuyên viên, 37 người ở ngạch chuyên viên chính và
04 người ở ngạch chuyên viên cao cấp.
4.2.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu hồi cứu thu thập được và thông tin thống

6


kê chính thức từ cơ quan QLNN về GDĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và cơ quan
thống kê của Việt Nam (Tổng cục Thống kê), nghiên cứu sinh đã sử dụng phương
pháp này trong tính tốn, đánh giá, phân tích thống kê thứ cấp các số liệu liên quan
được sử dụng trong luận án, để minh chứng cho số lượng, quy mô, mạng lưới các
trường đại học tại khu vực ĐBSH và số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của đội
ngũ GVĐH tại khu vực này.
Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích và
tổng hợp hệ thống quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định
hướng và mục tiêu của ngành GD&ĐT về phát triển NNL giảng viên và NNL
GVĐH cơng lập, phân tích và tổng hợp các số liệu minh chứng cho tình hình, thực
trạng QLNN, tổng hợp những kết quả đạt được trong QLNN về phát triển NNL
GVĐH cơng lập, phân tích ngun nhân của những kết quả đạt được hay những
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của QLNN về phát triển NNL
GVĐH cơng lập, từ đó đề ra các giải pháp hồn thiện QLNN về phát triển NNL
GVĐH cơng lập khu vực ĐBSH.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp
chuyên gia, trực tiếp trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản
lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu, những người có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan
tới đề tài luận án. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia giúp tác giả tập hợp được các

quan điểm, nhận định thực tế về QLNN đối với phát triển NNL GVĐH cơng lập từ
các góc nhìn khác nhau, từ đó tác giả phân tích, nghiên cứu theo định hướng hợp
lý, khoa học để đề xuất các giải pháp QLNN phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
4.2.5. Kỹ thuật xử lý thông tin, số liệu
Để xử lý số liệu thu thập được thông qua các bảng hỏi điều tra đã tiến hành
trong quá trình nghiên cứu và số liệu thống kê chính thức của cơ quan QLNN về
GDĐH, tác giả luận án đã sử dụng phần mềm Excel, phần mềm chuyên dụng xử lý
số liệu SPSS.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- QLNN về phát triển NNL GVĐH đã được nghiên cứu như thế nào?

7


- QLNN về phát triển NNL GVĐH công lập được thực hiện dựa trên những
cơ sở lý luận nào?
- Thực trạng QLNN về phát triển NNL GVĐH công lập ở khu vực ĐBSH
đã đạt được những kết quả và hạn chế như thế nào? Nguyên nhân của những kết
quả đạt được và hạn chế là gì?
- Để hồn thiện QLNN về phát triển NNL GVĐH công lập khu vực ĐBSH
ở Việt Nam hiện nay cần dựa vào quan điểm, định hướng nào và cần những giải
pháp gì?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nguồn nhân lực GVĐH ln đóng vai trị quan trọng quyết định chất lượng
đào tạo của bất kỳ cơ sở GDĐH nào. Phát triển NNL GVĐH công lập khu vực
ĐBSH ở Việt Nam thời gian qua vẫn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức.
Trình độ, năng lực đội ngũ GV vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và
nâng cao chất lượng GDĐH. Có nhiều nguyên nhân của thực tế trên, trong đó
nguyên nhân cơ bản là do quản lý nhà nước về phát triển NNL GVĐH công lập

khu vực ĐBSH chưa được thực hiện hiệu quả. Vì vậy, cần nghiên cứu đề xuất các
giải pháp hồn thiện QLNN về phát triển NNL GVĐH cơng lập khu vực ĐBSH
theo hướng tập trung vào các nội dung cơ bản: quy hoạch và kế hoạch hóa, thể chế,
chính sách tuyển dụng và sử dụng, chính sách tiền lương và phụ cấp, chính sách
đào tạo và bồi dưỡng, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính. Nếu các giải pháp
được đề xuất trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ góp phần phát triển NNL GVĐH
cơng lập khu vực ĐBSH, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đại học
phục vụ phát triển KTXH khu vực ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và phát triển được cơ sở lý luận QLNN
về phát triển NNL GVĐH công lập.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về phát triển NNL
GVĐH công lập khu vực ĐBSH.
- Luận án đã tổng hợp được các quan điểm, định hướng phát triển khu vực
8


ĐBSH và GDĐH, đồng thời đề xuất được 07 giải pháp hồn thiện QLNN về phát
triển NNL GVĐH cơng lập khu vực ĐBSH trong thời gian tới, đó là: (i) Quy
hoạch, kế hoạch hóa phát triển NNL GVĐH cơng lập phải gắn với yêu cầu phát
triển GDĐH và yêu cầu phát triển của khu vực ĐBSH; (ii) Tăng cường sự phối
hợp trong tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển NNL
GVĐH; (iii) Tuyển dụng và sử dụng GVĐH công lập theo đúng tiêu chuẩn chức
danh và vị trí việc làm; (iv) Cụ thể hóa, điều chỉnh và triển khai thực hiện chính
sách tiền lương và phụ cấp cho NNL GVĐH công lập khu vực ĐBSH; (v) Đào tạo
và bồi dưỡng NNL GVĐH công lập theo chuẩn và theo yêu cầu thực tế của đại học
công lập ngành và khu vực ĐBSH; (vi) Huy động, phân bổ hợp lý và đảm bảo sử
dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho phát triển NNL GVĐH công

lập; (vii) Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm quy
định pháp luật liên quan đến phát triển NNL GVĐH cơng lập.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích
đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách phát triển GDĐH trong cải cách
GDĐH thời gian tới, đồng thời, có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu
tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy trong QLNN về giáo dục và chính sách
cơng.
7. Những đóng góp mới của luận án
- Tổng quan được nội dung cơng trình đã được nghiên cứu của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước về GDĐH, NNL GVĐH, phát triển NNL GVĐH và
QLNN về phát triển NNL GVĐH cơng lập.
- Hệ thống hóa, phân tích, bổ sung và làm rõ những cơ sở lý luận QLNN về
phát triển NNL GVĐH công lập trong bối cảnh đổi mới, cải cách QLNN về giáo
dục ở nước ta hiện nay.
- Hệ thống, phân tích và đánh giá được thực trạng các trường đại học công
lập và NNL GVĐH công lập trực thuộc Bộ tại khu vực ĐBSH cả về số lượng, chất
lượng và cơ cấu.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá được thực trạng QLNN về phát triển NNL
giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực ĐBSH ở nước ta, xác định
được kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
9


- Tổng hợp các quan điểm của Đảng, định hướng, mục tiêu của ngành Giáo
dục và Đào tạo, đề xuất được 07 giải pháp và một số khuyến nghị đối với các cơ
quan chức năng liên quan nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển NNL GVĐH
công lập khu vực ĐBSH ở nước ta trong những năm tới.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
giảng viên đại học công lập.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng
viên đại học công lập khu vực đồng bằng sông Hồng.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát
triển nguồn nhân lực giảng viên đại học công lập khu vực đồng bằng sông Hồng.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đại học
Giáo dục đại học có vị trí, vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, các nghiên cứu liên quan đến
GDĐH đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước thực hiện và được
cơng bố dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong tác phẩm “Self-Study processes: A guide to self-evaluation in higher
education (Các tiến trình tự học: Hướng dẫn tự đánh giá trong giáo dục đại học)”,
Phoenix, AZ: Oryx Press, tác giả Kells, H. R. (1995) giới thiệu khía cạnh tự đánh
giá trong GDĐH, một nội dung trong quá trình đo lường và bảo đảm chất lượng
GDĐH [125]. Các nội dung trong cuốn sách mô tả cụ thể các bước và hướng dẫn
cách thức thiết kế, xây dựng một chương trình tự đánh giá trong GDĐH phù hợp
với điều kiện của tổ chức GDĐH.
Báo cáo “Greater Expectations: A New Vision for Learning as Nation Goes

to College-National Panel Report (Kỳ vọng lớn: Tầm nhìn mới về học tập khi tiếp
cận báo cáo của Hội đồng giáo dục đại học quốc gia)” (2002) của American
Association of Colleges and Universities đã tóm tắt những nội dung và nguyên tắc
cho việc tổ chức GDĐH trong tương lai cần được hướng tới của hệ thống GDĐH
[117]. Tài liệu “Characteristics of excellence in higher education (Những đặc
trưng tốt của giáo dục đại học)”, Philadelphia, PA, Middle States Commission on
Higher Education (2002) cũng đã làm rõ những vấn đề cơ bản và hiện đại trong
xác định đặc trưng, vai trò, ý nghĩa của GDĐH trong xã hội hiện đại [127].
Southeast Asian Ministers of Education Organization (2003) trong tác phẩm
“Framework for regional quality assurance cooperation in higher education
(Khuôn khổ hợp tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học khu vực)” đã đề cập tới
khía cạnh quản lý, hợp tác giữa các chủ thể và phạm vi khác nhau trong bảo đảm
11


chất lượng GDĐH. Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho GDĐH có thể đến từ
các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính
phủ, tổ chức tơn giáo, nhà từ thiện. Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các
trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như
xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên [132].
Đứng trước bối cảnh của q trình tồn cầu hóa và sự bùng nổ của tri thức,
các trường đại học ở Hoa Kỳ, một quốc gia được xem như có hệ thống đại học tiên
tiến nhất thế giới cũng đứng trước những khủng hoảng. Hệ thống giáo dục bậc cao
đã và đang có những thay đổi to lớn để thích ứng với mơi trường mới. Tác giả
Donald E. Hanna (2003) trong tác phẩm “Building a Leadership Vision: Eleven
Strategic Challenges for Higher Education (Xây dựng tầm nhìn lãnh đạo: Mười
một thách thức chiến lược đối với giáo dục đại học)” đã phân tích 11 thách thức
chiến lược trong phát triển các trường đại học và chỉ rõ những xu hướng thay đổi
trong văn hóa hàn lâm của các trường đại học trong bối cảnh của tồn cầu hóa và
sự bùng nổ của khoa học và công nghệ đang diễn ra trên toàn thế giới [121].

Ngân hàng thế giới World Bank trong báo cáo “Việt Nam: Giáo dục đại học
và kỹ năng cho tăng trưởng” (2008) đã phân tích những vấn đề từ thực tiễn GDĐH
ở Việt Nam dưới góc nhìn quốc tế. Báo cáo đã chỉ ra những bất cập, hạn chế của
GDĐH Việt Nam hiện nay trong mối tương quan so sánh trên nhiều số liệu về
GDĐH của các quốc gia trên thế giới gắn với những thiếu hụt về kỹ năng của
NNL. Đồng thời, báo cáo đã chỉ ra mối quan hệ của trình độ NNL với mức thu
nhập của họ và làm rõ lợi ích mà NNL có trình độ kỹ năng cao có thể đem lại trong
chiến lược chung về phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra những
khuyến nghị quan trọng để phát triển GDĐH hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế quốc
gia [98].
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu trong nước về lĩnh vực này cũng rất
phong phú, bao gồm các nhóm cơng trình sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về giáo dục đại học Việt Nam trong xu
hướng cải cách giáo dục.
Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI.
Tác giả cuốn sách đã giới thiệu chung về lịch sử văn hóa Việt Nam, bối cảnh môi

12


×