Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.87 KB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KIỀU QUỲNH ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KIỀU QUỲNH ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 9 34 04 03

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải
2. GS. TS. Phạm Văn Đức

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố
khi đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa
học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Kiều Quỳnh Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
4. Phạm vi nghiên cứu: .............................................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án ......................................... 7
6.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ...................................................................... 7
6.2. Giả thuyết khoa học của luận án ..................................................................... 8
6. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 8
6.1. Về lý luận ........................................................................................................ 8
6.2. Về thực tiễn ..................................................................................................... 8
7. Ý nghĩa của Luận án .............................................................................................. 9
8. Cấu trúc của Luận án ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......... 11
1.1.Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ...................... 11
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ..................11

1.1.2. Những công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ........................................................................................................ 20
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án..... 24
1.2.1. Những kết quả đạt được .........................................................................................24
1.2.2. Những khía cạnh, nội dung cần tiếp tục nghiên cứu ...............................................25


Kết luận chương 1 ................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................ 28

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................................................... 28
2.1. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 28
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ...............................................28
2.1.1.1. Nguồn nhân lực nữ..............................................................................................28
2.1.1.2. Nghiên cứu khoa học...........................................................................................30
2.1.1.3. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.............................................................32
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học................................................34
2.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..........................................35
2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học………. 37
2.2.1. Khái niệm & đặc điểm QLNN về phát triển NNL nữ NCKH……………………..…37
2.2.2. Tính cấp thiết của việc quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ...................................................................................................................40
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.42
2.2.3.1. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án về
phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..........................................................43
2.2.3.2. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ...................................................................................................45
2.2.3.3. QLNN về tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ........................................................................................................46
2.2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, quản lý NNL nữ NCKH...51

2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 52
2.3.1. Những yếu tố chủ quan ..........................................................................................52
2.3.2. Những yếu tố khách quan .......................................................................................55

2.4. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam....................................... 57

2.4.1. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học ..........................................................................................................................57
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ ...........................................................................................58
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................................64


2.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .............................................................................67
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...................................................................72

Kết luận chương 2 ................................................................................................ 79
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................ 81
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM .................................................... 81
3.1. Khái quát về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ............................................................................................ 81
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học ...................................................81
3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ..............................................84

3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam .............................................................. 89
3.2.1. Thực trạng việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ....................................................................................89

3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ....................... 93
3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ........................................................................................................96
3.2.4. Thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nguồn
nhân lực nữ NCKH và hợp tác quốc tế về phát triển NNL nữ NCKH.............................. 102
3.2.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách phát

triển đội ngũ cán bộ nữ nghiên cứu khoa học................................................................. 116

3.3. Đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam ....................................................................... 120
3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................... 120
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 122

3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................. 122
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 124
Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 126
CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 128
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM...128
4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa
học ..................................................................................................................... 128


4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học ........................................................................................................................ 136
4.2.1 . Hoàn thiện xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ................................................................................................. 136
4.2.2. Hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học ................................................................................................................. 138
4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nữ NCKH .......................... 143
4.2.4. Đổi mới QLNN về thực hiện một số hoạt động nhằm phát triển NNL nữ NCKH .. 144
4.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học ................................................................................................. 157

Kết luận Chương 4 ............................................................................................. 159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………160


1. Kết luận.......................................................................................................... 160
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 163
2.1. Đối với Chính phủ .................................................................................................. 163
2.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ ........................................................................ 163
2.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ............................................................................. 164
2.4. Đối với các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học .................................................... 164

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 166
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 180
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 180
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 185
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 192
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... 196
PHỤ LỤC 5 ....................................................................................................... 201


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học là một
trong những nội dung của khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lý hành
chính nhà nước nói riêng. Công trình nghiên cứu là kết quả trong thời gian học tập,
nghiên cứu của tác giả tại khoa Sau Đại học, khoa quản lý nhà nước về xã hội,
thuộc Học viện Hành chính Quốc gia.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy cô là giảng viên của Học viện,
các thầy cô công tác tại khoa Sau Đại học, khoa Tổ chức và quản lý nhân sự, đặc
biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải và GS.TS. Phạm Văn Đức, những người
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, từ xây dựng đề cương,
tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực địa đến phân tích số liệu và báo cáo hoàn thành

luận án.
Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các trường Đại học, các
Viện nghiên cứu tại các địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý khoa học, nghiên cứu
viên và bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng góp ý kiến qua
phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu.
Luận án đã được triển khai nghiên cứu nghiêm túc, khoa học và bản thân tác giả
đã có nhiều nỗ lực, song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những
ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện
luận án, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực nữ nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận án

Kiều Quỳnh Anh


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1. ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)

2. CBQL

Cán bộ quản lý

3. CBQLKH


Cán bộ quản lý khoa học

4. HĐND

Hội đồng nhân dân

5. NCKH

Nghiên cứu khoa học

6. NNL

Nguồn nhân lực

7. OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)

8. QLNN

Quản lý nhà nước

9. UBND

Ủy ban nhân dân

10. UNESCO

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc

(United

Nations

Educational

Scientific

and

Cultural

Organization)
11. UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)

12. VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

13. WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)

14. XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thống kê NNL nghiên cứu khoa học theo loại hình kinh tế & vị trí hoạt
động…………………………………….…………...………………………….… 81
Bảng 3.2.Thống kê NNL nghiên cứu khoa học theo khu vực và vị trí hoạt động...82
Bảng 3.3.Thống kê về chất lượng NNL nghiên cứu khoa học theo trình độ và theo
khu vực công tác..……………………………………………………….…….…..83
Bảng 3.4. Thống kê về quy mô, số lượng NNL nữ NCKH theo khu vực kinh tế &
theo chức năng làm việc………………………..………………………….………85
Bảng 3.5. Thống kê về chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực kinh tế & theo
trình độ chuyên môn……………………………………………………….………86
Bảng 3.6. Thống kê chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực hoạt động KH & theo
trình độ chuyên môn……………………..………………………………….……..87
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về quy mô & chất lượng NNL nữ NCKH….………...88
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về số lượng & chất lượng của các kế hoạch chiến lược,
quy hoạch phát triển NNL nữ NCKH………………………………..…………….92
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng thể chế pháp luật về phát triển
NNL nữ NCKH ………………………………………………………………..…..95
Bảng 3.10. Bậc lương & hệ số lương của các nhà KH ………………….………106
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát về thực trạng việc thực hiện đào tạo& bồi dưỡng NNL
nữ NCKH………………………………………………………….…………..…110
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra & xử lý những
khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực phát triển NNL nữ NCKH……………………....119
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới hoạt động đào tạo & bồi
dưỡng NNL nữ NCKH…………………………………………….…………….144
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các nội dung hợp tác quốc tế trong
phát triển NNL nữ NCKH……………………………..…………………………156
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển NNL nữ NCKH.……….…157



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thống kê về số lượng NNL nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực NCKH...84
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát về chính sách tôn vinh đội ngũ các nhà khoa học nữ...112
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải hoàn thiện thể chế pháp luật liên
quan đến phát triển NNL nữ NCKH………………………………………………….139
Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải cải cách hành chính trong hoạt
động NCKH……………………………………………………………………….….152


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng nhất của
một quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên quý nhất, có giá trị nhất và là động lực quan
trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững. Vì vậy, việc xây
dựng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực (NNL), đặc biệt là NNL có chất lượng
cao là mối quan tâm của mọi nhà nước trên thế giới, nhất là trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và kỷ nguyên kỹ thuật số.
Nguồn nhân lực hay nguồn lực con người của một quốc gia bao gồm những
người lao động làm việc trong tất cả các ngành, các lĩnh vực xã hội khác nhau, trong
đó có lĩnh vực nghiên cứu phát triển (nghiên cứu khoa học). NNL nghiên cứu khoa
học là tập hợp đội ngũ các nhà khoa học tham gia vào hoạt động sáng tạo, tìm kiếm,
phát hiện ra những quy luật của tự nhiên, của xã hội; tìm tòi, phát minh, sáng chế ra
những phương tiện, máy móc để từng bước làm thay đổi cuộc sống con người, cải
thiện lao động, cải thiện đời sống của loài người. Sản phẩm khoa học và công nghệ
được tạo ra bởi NNL khoa học. Vì vậy, nói đến khoa học và công nghệ không thể
không đề cập đến NNL khoa học và công nghệ, trong đó, quan trọng nhất là NNL
nghiên cứu khoa học. Có thể khẳng định những công nghệ hay các máy móc,
phương tiện công cụ lao động sản xuất mới đều được hình thành từ kết quả lao động

sáng tạo của những người làm công tác khoa học.
Xã hội loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ 4.0, điều này ngày càng đặt ra những yêu cầu cấp
thiết đối với NNL nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, phát triển khoa học và công
nghệ được Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đặc biệt quan tâm với hàng
loại các chủ trương, chính sách được xây dựng và tổ chức thực hiện. Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định:“Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững”[5]. Với sự quan tâm của Đảng ủy các cấp, sự
quản lý của các cơ quan nhà nước NNL nghiên cứu khoa học nói chung, NNL nữ
nghiên cứu khoa học nói riêng đã có sự phát triển nhanh cả về mặt số lượng và chất
lượng, đã đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn công
1


nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày một cao
của xã hội thì NNL nữ nghiên cứu khoa học (NCKH) của Việt Nam còn hạn chế:
yếu và thiếu về chuyên môn nghiệp vụ NCKH; đội ngũ cán bộ nữ NCKH còn thiếu
chuyên gia đầu ngành giỏi; cơ cấu nhân lực khoa học theo ngành nghề và lãnh thổ
còn mất cân đối. Ở nhiều tổ chức NCKH, đội ngũ nữ chuyên gia đầu ngành ngày
một ít đi do thiếu nguồn kế cận. Những nhà khoa học nữ có trình độ chuyên môn
cao, có những công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới
còn khiêm tốn hơn các nước trong khu vực và thế giới. Trình độ, kỹ năng ngoại
ngữ, tin học ở nhiều nhà khoa học nữ, kể cả ở nhiều người có chức danh giáo sư và
phó giáo sư, còn hạn chế.
Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, ở nhiều quốc gia, việc phát triển
NNL nữ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương diện: trên bình
diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động của xã hội; trong
gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ
nam giới để phát triển và khẳng định bản thân. Những thập kỷ gần đây, hiện tượng
cần ghi nhận ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm

giữ các chức vụ chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNL nữ nghiên
cứu khoa học ở các lĩnh vực khác nhau tăng lên rõ rệt như Thụy Điển “phụ nữ Thụy
Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, từ giáo dục cho đến các
quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị viện, chính phủ
và ban lãnh đạo các địa phương” [58,tr.107]. Thực tế chứng minh, NNL nữ không
thua kém nam giới, xét trên phương diện trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác.
Như vậy, việc phát triển NNL nữ, đặc biệt NNL nữ nghiên cứu khoa học là một trong
những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh
của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất nước đã trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà
nước đã có những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh
to lớn của NNL nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát
triển được NNL nữ nghiên cứu khoa học trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn: khắc phục hậu quả chiến tranh; điều kiện xuất phát của đất nước vốn
2


đã lạc hậu; tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNL
nữ nghiên cứu khoa học là một nội dung quan trọng cần được quan tâm, nghiên cứu.
Hiện nay, những cơ hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng
quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNL nữ, đặc biệt là NNL nữ nghiên
cứu khoa học.
Đất nước ta đã có những chủ trương, chính sách, pháp luật để đạt được sự bình
đẳng giới và phụ nữ đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của đất
nước. Song, thực tế số cán bộ nữ tham gia hoạt động NCKH đạt hiệu quả cao còn ít.
Sự bình đẳng trong hoạt động NCKH giữa nam và nữ còn một khoảng cách khá xa.
Điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, tỷ lệ phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài
cấp bộ trở lên năm 2010 chiếm khoảng 10% trong tổng số đề tài từ cấp bộ trở lên của
khoa học và công nghệ, trong đó phụ nữ làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước chỉ
chiếm 0,2% [169]. Số liệu thống kê của UNESCO và tổ chức L’OREAL trong

chương trình “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” cho thấy, trên thế giới chỉ có
30% số sinh viên theo học các ngành khoa học là nữ giới; các nhà khoa học là nữ chỉ
chiếm khoảng 25% tổng số các nhà khoa học toàn cầu và chỉ có 2,9% chủ nhân các
giải Nobel là các nhà khoa học nữ. Vậy tại sao lại có sự mất cần đối trong hoạt động
NCKH giữa hai giới như vậy? Và làm thế nào để khắc phục thực trạng trên, khơi dậy
sức mạnh của phụ nữ trong NCKH? Đây thực sự là một bài toán đã và đang đặt ra
cần phải giải quyết trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, cụ thể hơn là
vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên và từ vị trí công tác của bản thân nên tác giả đã
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa
học ở Việt Nam” để làm luận án Tiến sĩ nhằm giải quyết những vấn đề có tính lý
luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án có mục đích nghiên cứu là những cơ sở lý luận quản lý nhà nước
(QLNN) về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu thực trạng thực
3


Luận án đủ ở file: Luận án full













×