Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM theo hướng tiếp cận năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.62 KB, 5 trang )

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Nguyễn Văn Lễ
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Email:
TĨM TẮT
Hoạt động đánh giá kết quả học tập thể hiện năng lực hiểu biết và vận dụng kiến thức
của người học, qua đó các cơ sở đào tạo có thể nhận định được tính hiệu quả trong cơng tác
dạy và học. Thực tế cho thấy hoạt động đánh giá hiện nay ở một số cơ sở đào tạo cao đẳng đại
học nói chung và Trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói riêng chưa mang lại
hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Bài viết này trình bày phương pháp đánh
giá theo hướng tiếp cận năng lực, từ đó đưa ra những biện pháp có thể áp dụng phương pháp
này tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
Từ khóa: năng lực, đánh giá năng lực, tiếp cận năng lực
1. MỞ ĐẦU
Trong công tác dạy và học, đánh giá được xem là một khâu quan trọng mà bất kỳ một cơ
sở giáo dục đào tạo nào cũng đều thực hiện. Việc đánh giá đúng, đánh giá đủ sẽ phản ánh được
kết quả của quá trình dạy và học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc kiểm tra đánh giá hiện nay
vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều khâu dẫn đến kết quả không như mong đợi. Các khâu có thể ảnh
hưởng đến cơng tác đánh giá là: nội dung chương trình học [4], phương pháp giảng dạy, xây
dựng đề thi, hình thức thi, tổ chức thi. Một số cơ sở giáo dục đào tạo hiện nay vẫn áp dụng
phương pháp đánh giá theo kiểu truyền thống, chưa có đổi mới, tuy có đa dạng về hình thức
nhưng tính hiệu quả chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá, tại Nghị quyêt Hội nghị lần
thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) nhận định: “Đổi mới
căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo
đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng
bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công
nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm
học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh


giá của gia đình và của xã hội” [1].
Theo tinh thần chỉ đạo trên, việc cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá là cấp thiết và
nên tiến hành từng bước ngay từ bây giờ để nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đánh
giá đúng năng lực người học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học tại
trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM. Trong bài viết này, tác giả đề xuất phương
pháp kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học – một phương pháp mới được
các chuyên gia giáo dục đánh giá cao và đang được áp dụng tại một số trường đại học, cao đẳng,
phổ thơng trong và ngồi nước.
2. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Để hiểu và áp dụng được phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
một cách có hiệu quả, trước tiên cần phải làm rõ khái niệm về “năng lực”. Đây được xem là
khái niệm cốt lõi liên quan đến phương pháp này.
82


2.1. Năng lực
Theo DeSeCo (2002), năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc
ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công
nhiệm vụ [5].
Theo Québec (2004), năng lực của một cá nhân là hệ thống các khả năng và sự thành thạo
giúp cho người đó hồn thành một cơng việc hay u cầu trong những tình huống học tập, cơng
việc hoặc cuộc sống. Hay nói cách khác, năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức kinh
nghiệm, kỹ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong
các tình huống đa dạng của cuộc sống [6].
Theo Weinert (2001): năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân
hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm
chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử
dụng một cách thành cơng và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống thay đổi
[7].
Trong các khái niệm trên, có thể nhận thấy rằng ý nghĩa trọng tâm của năng lực chính là

khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học để giải quyết một vấn đề cụ thể
có thực trong cuộc sống.
2.2. Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực
Việc đánh giá kết quả học tập của người học là một cơng tác quan trọng, thể hiện cả một
q trình dạy và học; do đó, đánh giá chính xác sẽ giúp cho người học nhận biết được năng lực
hiện tại của bản thân đang ở mức độ nào, từ đó có hướng phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra
của chương trình học. Ngồi ra, kết quả đánh giá cịn giúp cho cơ sở đào tạo có sự nhìn nhận,
đánh giá lại về chương trình học, về năng lực giáo viên, về phương pháp giảng dạy, về tài liệu
học tập. Từ đó rút ra những điểm hạn chế cần phải thay đổi và đề ra hướng phát triển cho phù
hợp.
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh “Việc đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là đánh
giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… Nhưng sản phẩm đó khơng chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà
chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học
tập đạt tới một chuẩn nào đó” [7]. Với nhận định trên, có thể thấy rằng năng lực người học
được thể hiện ở khía cạnh chính đó là sản phẩm đầu ra mà người học đạt được. Sản phẩm này
là sự kết hợp thống nhất sự vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện nhiệm vụ có
thực trong cuộc sống.
Như vậy, có thể thấy rằng đặt trưng của đánh giá tiếp cận năng lực là sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực hành động về tính tự học, tự giải quyết vấn đề, tư
duy sáng tạo và phát triển bản thân, khả năng vận dụng thực tiễn dựa vào khối kiến thức đã học.
Các phương pháp có thể áp dụng là: quan sát hành động, phỏng vấn và hội thảo chuyên sâu,
xem xét hồ sơ, nhật ký người học, kết quả triển khai bài tập lớn, sản phẩm thực hành, người
học tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau [2]. Để vận dụng được phương pháp đánh giá
này, theo tơi cần phải có nhiều cải tiến ở nhiều cấp độ khác nhau: Thứ nhất, cần có sự thống
nhất quyết tâm từ cấp độ quản lý nhà trường cho đến giáo viên giảng dạy thông qua việc phổ
biến phương pháp đến tất cả giáo viên, từ đó từng bước xây dựng chuẩn sản phẩm đầu ra theo
từng ngành, từng môn học. Thứ hai, cần đổi mới chương trình học để nâng cao chất lượng sản
phẩm đầu ra kết hợp với việc đánh giá người học.
3. THỰC TRẠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TPHCM HIỆN NAY

Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
chủ yếu dựa vào kết quả học tập thông qua những môn học, học phần mà sinh viên đã học bằng
các cột điểm: điểm thi giữa kỳ, điểm tiểu luận, điểm thi cuối kỳ. Các hình thức thi gồm: thi trắc
nghiệm, thi vấn đáp, thi tự luận, báo cáo hết môn, thực hành; trong đó hình thức thi trắc nghiệm
83


là chiếm đa số. Với việc kiểm tra đánh giá như trên cho thấy rằng hình thức đánh giá tương đối
đa dạng, tuy nhiên, kết quả mang lại chỉ có giá trị tương đối, độ chính xác chưa cao vì những
lý do sau:
Hình thức thi trắc nghiệm: đề thi mang tính đánh giá về kiến thức thơng qua việc chọn
đáp án đúng trong các đáp áp A, B, C, D. Trong cách đánh giá này, sinh viên có thể học tủ hoặc
chọn đáp án ngẫu nhiên có thể rơi vào đáp án đúng, sinh viên có thể nhìn bày nhau để chọn đáp
án hoặc dò đáp án với sinh viên ngồi cạnh mặc dù mã đề khác nhau bởi vì tuy mã đề khác nhau
nhưng giữa hai mã đề được trộn từ một tập hợp câu hỏi giống nhau.
Hình thức thi tự luận: đối với các môn khối xã hội có thể đưa ra câu hỏi vận dụng thực
tiễn với những kiến thức đã học, những câu hỏi này có thể giúp giáo viên đánh giá được năng
lực sinh viên thơng qua việc phân tích, lý luận. Tuy nhiên, với những mơn học khối kỹ thuật thì
tính vận dụng thực tiễn rất ít gặp trên đề thi mà đa phần là áp dụng những kiến thức đã học để
giải quyết bài tốn trong phạm vi khối kiến thức đó; ngun nhân có thể là do tính chất đặt thù
của các mơn khối kỹ thuật khó thể hiện tính ứng dụng thực tiễn trên đề thi viết hơn là thể hiện
ở sản phẩm kỹ thuật cụ thể mà sinh viên làm ra. Tuy vậy, nên nghiên cứu phương pháp ra đề
thi thể hiện tính ứng dụng thực tế ở mức cao nhất.
Hình thức thi vấn đáp: có thể nói đây là hình thức thi mở, quá trình thi diễn ra sự giữa hai
đối tượng là thầy và trị, người thầy có thể vấn đáp chuyên sâu, mở rộng từ đó dễ dàng đánh giá
được năng lực thực sự của sinh viên qua kết quả trả lời. Hiện nay, phương pháp này ít được áp
dụng vì lý do: thứ nhất, số lượng sinh viên mỗi nhóm mơn học q đơng nên giáo viên khơng
có đủ thời gian để vấn đáp từng sinh viên một; thứ hai, để sử dụng phương pháp này một cách
hiệu quả địi hỏi giáo viên có kiến thức bao quát và chuyên sâu về lĩnh vực đó, dành nhiều thời
gian để chuẩn bị câu hỏi gợi mở tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn của từng sinh viên, các câu

hỏi cần được thiết kế sao cho bao quát được kiến thức mà sinh viên đã học.
Báo cáo hết mơn: đây là một hình thức thi diễn ra khá phổ biến ở các trường đại học và
cao đẳng đặt biệt là bậc đào tạo cao học. Thông thường đây là dạng bài tập lớn được giáo viên
đưa ra, sinh viên sẽ vận dụng những kiến thức đã học được để hoàn thiện bài tập này, hết thời
gian quy định thì nhóm sinh viên sẽ báo cáo trước lớp theo sự quan sát của giáo viên. Xét về
mặt tích cực: đây là một trong những hình thức học tập chủ động, sinh viên sẽ tự trao dồi thêm
kiến thức và nâng cao khả năng thảo luận trong nhóm để hồn thiện bài báo cáo của mình. Tuy
nhiên, hình thức này sẽ kém hiệu quả khi số lượng sinh viên trong một lớp quá nhiều dẫn đến
tình trạng giáo viên khơng quản lý được hết các nhóm và khơng có đủ thời gian để vấn đáp đầy
đủ từng nhóm; mặc khác có thể xảy ra việc đùng đẩy cơng việc trong nhóm dẫn đến một sinh
viên làm cho tất cả nhóm.
Mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay đều có những ưu và nhược điểm riêng, hình
thức thi chỉ là phương pháp đánh giá, quan trọng hơn là cách chọn lựa và vận dụng hình thức
thi như thế nào cho phù hợp cần dựa và tính chất đặc thù của từng mơn học. Để làm được điều
này cần có sự nghiên cứu, bàn bạc, thảo luận một cách thấu đáo trong từng bộ mơn, từng khoa
giảng dạy. Ngồi ra việc nhận thức đúng đắng tính hiệu quả và tích cực của kiểm tra đánh giá
là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm tra đánh giá.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN NĂNG LỰC
4.1. Tích cực đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá
Các hình kiểm tra đánh giá truyền thống hiện đang áp dụng như trắc nghiệm, tự luận, báo
cáo, thực hành…khơng nên loại bỏ hồn tồn vì các hình thức này vẫn phát huy tính tích cực
trong việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng của sinh viên. Tuy nhiên, để đánh giá đúng năng lực thực
sự của sinh viên thì các hình thức đánh giá truyền thống này vẫn chưa đủ mà phải kết hợp với
phương pháp kiểm tra đánh giá theo năng lực, trong đó cần chú trọng đến các phương pháp đòi
hỏi sự chủ động, sáng tạo, có tính vận dụng thực tiễn cuộc sống như: quan sát trực tiếp, vấn đáp
chuyên sâu, trình bày thuyết trình tiểu luận, thuyết trình dự án, chấm hồ sơ học tập, nhật ký học
84


tập, chấm bài tập lớn kết hợp vấn đáp,…Thay đổi việc đánh giá từng thời điểm như giữa kỳ,

cuối kỳ thành đánh giá theo quá trình học tập [7].
4.2. Đổi mới nội dụng kiểm tra đánh giá
Nội dung kiểm tra đánh giá là một thành phần quan trọng trong việc đánh giá theo năng
lực, nội dung cần được lựa chọn sao cho đánh giá được năng lực thực sự của sinh viên và thể
hiện đúng trọng tâm kiến thức của mơn học. Điều này có nghĩa là nội dung phải hướng đến việc
vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, nội
dung phải thể hiện tính tồn diện, đúng trọng tâm và sát với yêu cầu nghề nghiệp trong thực
tế; muốn vậy, phải có sự gắn kết, trao đổi thường xuyên giữa nhà trường và doanh nghiệp để
nội dung luôn được cập nhật mới đúng với yêu cầu nhiệm vụ trong thực tế. Bên cạnh đó, cần
lồng ghép những nội dung mang tính mở, tính tự học để sinh viên có thể tự học, nghiên cứu đáp
ứng được nhu cầu nghề nghiệp trong tương lai.
4.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá
Việc kiểm tra đánh giá có chất lượng sẽ phản ánh đúng năng lực thực sự của sinh viên, từ
đó nhà trường có sự định hướng, điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình học cho phù hợp.
Để làm được điều này đòi hỏi cần tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ quản lý và tồn
thể giảng viên nhằm đảm bảo có sự thống nhất từ cấp quản lý cho đến giảng viên; từ đó từng
bước xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá năng lực [3], thực hiện đánh giá theo đúng
quy trình, đáp ứng được yêu cầu của kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.
5. KẾT LUẬN
Trong giáo dục đào tạo, dạy và học phản ảnh cả một quá trình giảng dạy và học tập, mục
tiêu cuối cùng trong công tác này là người học vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện
được một nhiệm vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trong thực tế. Để làm được điều
này, cần phải có sự cải tiến đồng bộ về chương trình học, nội dung giảng dạy, phương pháp
giảng dạy, đặt biệt là công tác kiểm tra đánh giá. Hiện tại, công tác kiểm tra đánh giá tại Trường
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM vẫn theo phương pháp truyền thống là chủ yếu nghĩa
là đang vận dụng đánh giá sinh viên thông qua các hình thức thi như trắc nghiệm khách quan,
tự luận, báo cáo, thực hành,… vào các thời điểm cụ thể là giữa kỳ và cuối kỳ. Các hình thức
này chỉ đánh giá được kiến thức, kỹ năng của sinh viên đạt được trong khuôn khổ khối lượng
kiến thức của môn học, mà chưa đánh giá được sự vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó trong
thực tiễn cuộc sống. Do đó, để đánh giá đúng năng lực thực sự của sinh viên thì phương pháp

kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực là một lựa chọn phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2]. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014). Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực”
và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh, Tạp chí Khoa học
Đại học Sư phạm TP. HCM, 56, tr157–165.
[3]. Nguyễn Thu Hà (2014). Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo
dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục,
Tập 30, Số 2, tr56-64
[4]. Hoàng Thị Tuyết (2013). Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu
thế và nhu cầu, Đại học sư phạm TPHCM
[5]. DeSeCo (2002), Education - Lifelong Learning and the Knowledge Economy: Key
Competencies for the Knowledge Society. In: Proceedings of the DeSeCo Symposium,
Stuttgart.
85


[6]. Québec- Ministere de l’Education (2004), Québec Education Program, Secondary School
Education, Cycle One.
[7]. />
86



×