Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN tạo hứng thú học bài chữ người tử tù (nguyễn tuân) bằng cách kết hợp tổ chức dạy học phân hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.07 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG BÌNH SƠN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
TẠO HỨNG THÚ HỌC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ( NGUYỄN TUÂN)
BẰNG CÁCH KẾT HỢP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA.
Tác giả sáng kiến: PHAN THỊ THU YẾN
Mã sáng kiến: 19. 51. 03

Vĩnh Phúc, 2021


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
1. Giáo viên: GV
2. Học sinh: HS
3. Trung học phổ thông: THPT


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cơng nghệ thơng tin, văn hóa đọc ít được giới
trẻ chú ý đến. Đó là một bất lợi rất lớn cho việc đọc –hiểu các tác phẩm văn học ở trường phổ
thơng. Đặc biệt, Chương trình giáo dục tổng thể của Bộ giáo dục cũng chỉ ra rất rõ đó là việc học
khơng phải chỉ là hình thức lặp lại kiến thức mà là sự vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, phát
triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực của học sinh. Để làm được điều đó, một vấn đề đặt ra
với các dạy học văn là cần phải thu hút được học sinh, phải kích thích được tư duy sáng tạo, khả
năng cảm thụ văn học của học sinh. Và như vậy, hình thức dạy học thụ động đọc – chép không


thể tồn tại được nữa.
Hơn nữa, từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy việc tạo môi trường, cung cấp
phương pháp học cho học sinh để học sinh tự tìm hiểu tác phẩm là cách thức rất thú vị, được học
sinh hào hứng hưởng ứng. Qua mỗi tiết dạy đổi mới, chính bản thân giáo viên cũng nhận ra được
nhiều kinh nghiệm mới, thực tế cho những lần dạy tiếp theo. Việc sử dụng những phương pháp
dạy học tích hợp hay phân hóa với nền giáo dục phổ thơng hiện nay ở nước ta tuy chưa phổ biến
nhưng trên thế giới đã được ứng dụng thành công rất nhiều trong giảng dạy. Những phương pháp
này sẽ giúp học sinh tích cực, và chủ động trong việc học nói chung và học bộ mơn văn nói riêng.
Tơi hi vọng, với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp các động nghiệm có thêm được
một số kiến thức về cách thức tổ chức dạy học phân hóa; các bước thực hiện một tiết học cụ thể
nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong việc dạy ngữ văn THPT
2. Tên sáng kiến: TÊN SÁNG KIẾN: TẠO HỨNG THÚ HỌC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(NGUYỄN TUÂN) BẰNG CÁCH KẾT HỢP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Thị Thu Yến
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn
- Số điện thoại:.0362764840/0397763812
- Email:


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phan Thị Thu Yến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy các tác phẩm văn học cấp trung học phổ
thông.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 10/2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. SƠ LƯỢC VỀ DẠY HỌC PHÂN HĨA
1.1. Lí luận dạy học phân hóa
1.1.1 Khái niệm dạy học phân hóa

DHPH là dạy học theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu và
hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của họ; người học được
chủ động lựa chọn các môn học hoặc chủ đề phù hợp với năng lực và sở thích của mình. “DHPH
khơng phải là một xu hướng dạy học mới và cũng không phải là một quan niệm mới về dạy học”,
nhưng DHPH phải được xem như một trong những định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục theo
định hướng phát triển năng lực người học. Để tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân người học,
cần tiến hành dạy học phân hóa trong nhà trường.
Bản chất của việc phân hóa trong dạy học là tạo ra những khác biệt nhất định trong nội dung và
phương thức hoạt động (nghĩa chung bao gồm mục tiêu, phương pháp, phương tiện, môi trường,
kết quả, thời gian) của chương trình giáo dục (tổng thể hoặc ở từng cấp học, môn học) bằng cách
thiết kế và thực hiện chương trình giáo dục theo nhiều hướng khác nhau
1.1.2. Các cấp độ dạy học phân hóa
- Dạy học phân hóa ở cấp độ vi mơ (phân hóa nội tại) là sự tổ chức hoạt động dạy học trong
một tiết học, bài học, một lớp học, từng môn học có tính đến các đặc điểm cá nhân của người
học, là sử dụng các biện pháp thích hợp trong một lớp thống nhất với cùng một kế hoạch, một
chương trình.
- Cấp độ vĩ mơ (phân hóa ngồi) là sự tổ chức q trình dạy học thơng qua các loại hình nhà
trường, các lớp khác nhau, xây dựng các chương trình dạy học khác nhau.
1.1.3. Những tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa
a) Lấy trình độ phát triển chung của người học trong lớp làm nền tảng
Trong dạy học phải lấy trình độ chung và điều kiện chung của người học làm nền tảng, phải
hướng vào những yêu cầu thật cơ bản, tinh giản những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp với
yêu cầu cơ bản. Ngoài việc làm cho mọi HS đều đạt được yêu cầu của chương trình và phát triển
tồn diện cần phát huy sở trường, hứng thú, năng khiếu của từng đối tượng.
b) Sử dụng những biện pháp DHPH để đưa người học yếu kém lên trình độ chung
GV cần sớm phát hiện ra những đối tượng yếu kém để trong quá trình giảng dạy có những
biện pháp phù hợp, cố gắng để họ đạt được mặt bằng trình độ chung.
c) Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp HS khá giỏi đạt được những yêu cầu
cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản



Để HS khá giỏi phát huy được tối đa năng lực, sở trường của mình, GV cần có biện pháp giúp
họ mở rộng, đào sâu kiến thức như hướng dẫn học sinh làm bài tập lớn, tiểu luận, niên khóa,
khóa luận.
Dạy học phân hóa được hiểu là cách tổ chức dạy học linh hoạt dựa trên sự khác biệt cá nhân hay
nhóm người học, từ đó tạo chương trình hoạt động riêng phù hợp với từng đối tượng.
1.1.4. Các kiểu dạy học phân hóa gồm:
-

DHPH dựa vào trình độ nhận thức của người học.

-

DHPH dựa vào loại hình trí tuệ.

-

Phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh

1.2. Một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong dạy học phân hóa
DHPH khơng phải là phương pháp/kĩ thuật dạy học mà là quan điểm dạy học hướng đến sự
phát triển năng lực cá nhân. Từ định hướng đó, GV vận dụng, lựa chọn những phương pháp, hình
thức tổ chức, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Như vậy,
DHPH xuyên suốt và chi phối mọi phương pháp dạy học. Dạy học theo nhóm kết hợp dạy học cá
nhân là cách thức thực hiện quan điểm DHPH.
a) Dạy học theo nhóm
- Phân nhóm theo trình độ: Trong một đơn vị bài học, với những câu hỏi/bài tập phân cấp từ dễ
đến khó, có thể tổ chức cho nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ khác nhau đảm bảo tính vừa sức.
Ví dụ: Với đơn vị kiến thức Tìm hiểu nội dung - tư tưởng truyện ngắn Lỗ Tấn, GV xây dựng
ba vấn đề :

(1) Số phận người nơng dân/người trí thức/người phụ nữ/người cách mạng trong truyện ngắn
Lỗ Tấn.
(2) Lí giải tại sao Lỗ Tấn được coi là người thầy thuốc chữa bệnh tinh thần của nhân dân
Trung Quốc.
(3) Chứng minh nhận định: Lỗ Tấn không chỉ là thầy thuốc tinh thần mà còn là nhà cách mạng
tư tưởng của nhân dân Trung Quốc.
GV giao cho HS trình độ trung bình giải quyết vấn đề số 1 (chủ yếu thể hiện năng lực phân
tích nhóm nhân vật); Nhóm học sinh Khá giải quyết vấn đề số 2 (đòi hỏi khả năng vận dụng,
khái quát trên cơ sở đã giải quyết được vấn đề số 1); Nhóm học sinh Giỏi giải quyết vấn đề số 3
(vận dụng, khái quát nâng cao hơn so với vấn đề số 2).
- Phân nhóm theo quan điểm: Những người có đồng quan điểm trước một vấn đề sẽ được tổ chức
thành một nhóm để tiếp tục bàn luận, bảo vệ ý kiến chung của họ.
Ở Trường THPT, học sinh cần tiếp tục phát triển năng lực phản biện ở mức độ cao qua việc
bày tỏ quan điểm trước những nhận định trái chiều. GV lựa chọn những tình huống gây tranh cãi
để kích thích học sinh tranh biện. Việc hình thành nhóm dựa trên tình hình thực tế của lớp học khi
GV đặt ra tình huống.
Ví dụ: “Hồng Lê nhất thống chí” là tác phẩm tự sự văn xi có quy mơ lớn và nghệ thuật độc
đáo, được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất trong văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại. Nhưng về
vấn đề xác định thể loại của tác phẩm, có nhiều ý kiến trái chiều: Giáo sư Nguyễn
Lộc (1999, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội.)
cho rằng đó là một kí sự lịch sử; Giáo sư Nguyễn Đăng Na (2007, Giáo trình Văn học trung đại
Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.) nhận định tác phẩm là tiểu thuyết chương hồi viết về đề tài
lịch sử. Quan điểm của Anh (Chị) về vấn đề này như thế nào?


Đây là tình huống địi hỏi học sinh cần vận dụng kiến thức lí luận văn học về thể loại tiểu
thuyết chương hồi, kí sự và đặc trưng của văn học trung đại để xác định thể loại của một tác
phẩm cụ thể.
GV tổ chức cho học sinh tự hình thành nhóm trên cơ sở đồng quan điểm. Nhóm 1: Hồng Lê
nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi; Nhóm 2: Hồng Lê nhất thống chí là kí sự lịch sử;

Nhóm 3: Hồng Lê nhất thống chí vừa là tiểu thuyết chương hồi vừa là kí sự lịch sử. SV sẽ phải
đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm bằng cách soi chiếu từng đặc điểm thể loại
vào tác phẩm, phân tích, kết luận…)
- Phân nhóm theo nhu cầu học tập:
+ Là hình thức phân nhóm trên cơ sở tổ hợp những học sinh có nhu cầu trùng/gần nhau trước
một bài học/vấn đề học tập.
+ Cách thức tiến hành: GV cấp cho mỗi học sinh một phiếu u cầu học sinh điền thơng tin. Sau
đó, GV thu hồi và tiến hành phân loại. Thực tế, mỗi học sinh có vốn kiến thức khác nhau và do
đó nhu cầu cũng hết sức đa dạng. Số lượng nhóm về lí thuyết là khơng giới hạn. Nhưng cần tính
đến không gian lớp học và khả năng tổ chức của GV. GV tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm: Chỉ dẫn nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nhóm quan tâm, hỗ trợ nếu có u cầu.
Ví dụ: Chủ đề Thơ Đường, GV chia thành bốn nhóm nhu cầu như sau:
Nhóm

K (Điều đã biết)
Người
học
điền
những điều đã biết về
bài học, chủ đề trước
khi học

W (Điều muốn biết)
Người học điền những
điều muốn biết về bài học,
chủ đề trước khi học

Nhóm 1

- Các bài thơ Đường

được giới thiệu trong
Sách giáo khoa ở
THCS và THPT
- Nguyên nhân hưng
thịnh và lịch sử phát
triển của Thơ Đường.

1. Cách tạo dựng tứ thơ
Đường?
2. Tại sao nói Thơ Đường
là thơ của các mối quan
hệ?

Nhóm 2

- Luật Thơ Đường
1. Quy định về đối trong
- Tên tuổi các nhà thơ thơ Đường, các kiểu đối
nổi tiếng: Lí Bạch, trong thơ Đường.
Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

L (Điều đã học
được)
Sau khi học xong
bài học/chủ đề,
người học điền
những điều đã học
được
1. Tập cổ và tạo
dựng quan hệ

2. Thơ Đường chủ
yếu xây dựng tứ thơ
bằng cách tạo dựng
các mối quan hệ gữa
các cặp phạm trù đối
lập. Đặc biệt việc
đồng nhất các mặt
đối lập trong tạo
dựng tứ thơ được coi
là độc hữu của thơ
Đường.
1. Đối thanh, đối ý,
đối từ giữa câu 3 và
4, 5 và 6
Đối có nhiều dạng:
Bên cạnh chính đối
(đối chỉnh) cịn có
khoan
đối
(đối
khơng
chỉnh),
thường gặp nhất là:
Đối lưu thuỷ (đối tẩu


mã) và Tiểu đối (Tự
đối hoặc Đương cú
2. Tại sao nói thơ Đường đối)
là “Thi trung hữu họa” ?

2. Cả hai loại nghệ
thuật này đều phải
tuân thủ quy luật
thẩm mĩ cơ bản về
xử lí mối quan hệ
giữa Hư và Thực.
Nhóm 3
- Các bài thơ Đường 1. Tại sao đề tài thiên 1. Tính nhân loại,
được giới thiệu trong nhiên là đề tài chiếm vị trí tính kế thừa, tính
Sách giáo khoa ở quan trọng nhất trong thơ thời đại; Đặc điểm:
THCS và THPT
Đường? Thiên nhiên trong Hiện lên qua những
- Luật thơ Đường
thơ Đường có gì đặc sắc? nét chấm phá; Gợi
cảm quan tĩnh tại
2. Lí giải đặc điểm ngơn 2. Từ: dùng nhiều
từ và cú pháp trong thơ thực từ, hạn chế
Đường.
dùng hư từ. Vì
khn khổ bài thơ
nhỏ gọn, phải ưu
tiên dùng thực từ (từ
mang nghĩa); Dùng
nhiều điển cố, điển
tích vì đó là những ý
tượng giàu sức gợi.
3. Cú pháp: dùng
nhiều cú pháp tỉnh
lược. Lí do: bị hạn
định câu chữ, phải

tối giản ngơn từ.
Hiệu quả: tạo sự
cộng hưởng, tính đa
nghĩa cho câu thơ.
Nhóm 4
- Các bài thơ Đường 1. Những điểm đặc biệt 1. Nhãn tự: thường
được giới thiệu trong cần chú ý khi phân tích là chữ thứ ba trong
Sách giáo khoa ở thơ Đường luật?
thơ ngũ ngôn, chữ
THCS và THPT
thứ năm trong thơ
- Luật thơ Đường
thất ngôn; những
- Những đặc điểm
chữ thất niêm, thất
ngôn từ và cú pháp
luật.
trong Thơ Đường
2. Phân tích thơ Đường 2. Tùy thuộc nội
theo bố cục nào?
dung bài thơ: Thơ
tuyệt cú: 2/2, 1/3,
3/1; Thơ thất ngơn
bát cú: 4/4, 2/6, 6/2,
2/4/2.
Việc phân nhóm theo nhu cầu như trên cho GV biết được trình độ và mong muốn của HS để
có định hướng tổ chức hoạt động phù hợp với từng nhóm, giúp HS bù đắp khoảng trống trong


kiến thức, kĩ năng của họ. Đó là cách thức hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm thời gian cho người học,

tránh được sự nhàm chán, thừa thãi không cần thiết.
- Phân nhóm hỗn tạp: Trong q trình dạy học, bên cạnh các hình thức phân nhóm có sự phân
hóa đối tượng theo các tiêu chí trên, nên đan xen phân nhóm hỗn tạp. Mục đích của việc phân
nhóm này là để các em chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau trong giải quyết một vấn đề ở mức độ trung
bình.
b) Hình thức dạy học hợp đồng:
- Khái niệm: Học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi HS (hoặc mỗi nhóm
nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (bắt buộc và tự chọn) trong một khoảng thời
gian nhất định. Người học được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài
tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
- Cách thức tiến hành:
TT Nhiệm vụ
Bắt
Nhó Đáp án
Hồn
Tự đánh giá
buộc m
thành
(cá
nhân
/
cặp/
nhó
m)
1
Phân tích diễn biến tâm
trạng nhân vật tôi. (**)
2
Phát hiện và phân tích ý
nghĩa của những hình ảnh

mang nghĩa biểu tượng. (*)
3
Trao đổi về nhận định: Với
Cố hương, Lỗ Tấn thể hiện
vai trò kép - vừa là thầy
thuốc tinh thần vừa là nhà
cách mạng tư tưởng - của
nhân dân Trung Quốc.
4
Nêu quan điểm trước hai ý
kiến sau:
- Cố hương là truyện ngắn
đậm chất thơ.
- Cố hương có hình hài một
truyện ngắn nhưng mang
cốt tủy của một truyện dài
5
Thử tài của bạn: Cắt nghĩa
vì sao có thể coi Cố
hương là một trun ngắn
có cấu tứ được xây dựng
theo kiểu cấu tứ thơ Đường?
+ Giai đoạn chuẩn bị:
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo hợp đồng đạt hiệu quả
Chọn nội dung: bài ôn tập/ thực hành/bài học mới, trong đó HS có thể thực hiện các nhiệm vụ
khơng theo thứ tự bắt buộc; Thời gian: Tùy theo độ dài ngắn hay độ phức tạp của nội dung.
Bước 2: Thiết kế các dạng bài tập và nhiệm vụ học theo hợp đồng


Các nhiệm vụ: Cần có nhiều dạng (bắt buộc và tự chọn; cá nhân và hợp tác; độc lập và được

hướng dẫn...)
Bước 3. Thiết kế văn bản hợp đồng
Văn bản hợp đồng bao gồm các nội dung: mô tả nhiệm vụ cần thực hiện, hướng dẫn thực hiện,
phần tự đánh giá những hoạt động người học đã hoàn thành và kết quả.
+ Các giai đoạn tổ chức cho HS học theo hợp đồng:
GV giới thiệu hợp đồng - HS nghiên cứu hợp đồng - Kí kết hợp đồng - Thực hiện hợp đồng Thanh lí hợp đồng.
Ví dụ:
Hợp đồng: Thực hành phân tích truyện ngắn Cố hương (Lỗ Tấn)
Thời gian: 100 phút
Họ tên:
Lớp:
Tôi xin cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong hợp đồng.
Ngày tháng năm
GV kí tên
HS kí tên
Chú thích:
: HS đối chiếu đáp án, tự chỉnh sửa
: HS đánh giá chéo
: Các nhóm thảo luận đánh giá

* : Có 01 phiếu hỗ trợ
** : có 02 loại phiếu hỗ trợ (ít/nhiều)

Nội dung hợp đồng như trên có tác dụng:
ž Kết hợp được dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm.
ž Tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực, hứng
thú.
ž Tạo điều kiện cho người học được hỗ trợ cá nhân.
ž Rèn luyện khả năng làm việc độc lập của người học và tự kiểm soát, tự đánh giá kết quả
học tập.

ž Phân hố trình độ của học sinh.
c) Dạy học theo dự án:
- Khái niệm: Là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, có mục tiêu rõ ràng, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. học sinh được
hướng dẫn để thực hiện các công việc như: tự lập kế hoạch, tự triển khai thực hiện kế hoạch, tự
đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm; kết quả của dự án là những sản phẩm
cụ thể, được trình bày rõ ràng, có thể giới thiệu được.
- Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xác định chủ đề, nhiệm vụ học tập và nghiên cứu gắn với yêu cầu của mơn học hoặc
học phần.
Bước 2: Các nhóm hình thành đề cương và lập kế hoạch thực hiện.
Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm trước tập thể lớp.
Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu xác định.
Ví dụ: (Dự án) Hưởng ứng tuần lễ văn hóa Pháp tại Việt Nam, giới thiệu một nhà văn Pháp
có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học và văn hóa Việt Nam. (Sau khi HS học xong các bài về văn
học Pháp)
- Nội dung: HS tự chọn giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của một trong số nhà văn
Pháp trong chương trình Văn học thế giới có ảnh hưởng sâu rộng đến văn học và văn hóa Việt


Nam như: đại văn hào Vichto Huygô, nhà viết kịch lỗi lạc Môlie, cây bút truyện ngắn xuất sắc thế
kỉ XIX - Guyđơ Mơpatxăng…
- Thời gian: 2-3 tuần
- Hình thức sản phẩm: Phim ngắn; Tọa đàm bàn tròn; Hội thảo; Thuyết trình kết hợp trình
chiếu; Sân khấu tương tác kết hợp phỏng vấn đạo diễn, diễn viên…
Với dự án này, HS được tự lựa chọn hình thức sản phẩm, kế hoạch, thời gian để tạo lập một
sản phẩm tùy theo hứng thú, năng lực và điều kiện của mỗi nhóm HS; tạo cơ hội cho các em trải
nghiệm sáng tạo; sản phẩm thu được thiết thực, gắn kết với đời sống.
1.3. Kiểm tra đánh giá

KTĐG cần phân hóa được đối tượng và tạo cơ hội cho người học khẳng định được năng lực
bản thân.
- Đánh giá thường xuyên:
+ GV cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức đánh giá: bài tập cá nhân, hồ sơ học tập, bài tự
nghiên cứu, bài thực hành, kết quả làm việc nhóm, thảo luận…, đánh giá thông qua một dự án
học tập, một hợp đồng học tập …; Sử dụng nhiều công cụ đánh giá: bảng quan sát, bảng hỏi,
bảng kiểm, đáp án - biểu điểm....
+ Nên sử dụng hình thức đánh giá cho học sinh được tự chọn một năng lực sở trường để thể
hiện như: sáng tạo thẩm mỹ (chuyển thể kịch bản văn học, viết tiếp/ thay đổi đoạn kết tác phẩm;
năng lực sử dụng ngơn ngữ nói (giới thiệu/hùng biện về tác phẩm/nhà văn/hiện tượng văn học…
yêu thích); năng lực sử dụng ngơn ngữ viết (viết bài bình luận một vấn đề tự chọn...; năng lực
trình diễn (trình diễn thơ, trình diễn tiểu phẩm)...
II. KẾT HỢP TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO GÓC BÀI CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ( NGUYỄN TUÂN)
2.1. Sơ lược về dạy học theo góc
Dạy học theo góc là PPDH theo nhóm hoặc dự án. Một lớp học học sinh chia thành nhiều
nhóm và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau được giao ở các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học
nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học tập khác nhau.
2.1.1.Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này gồm 2 bước.
Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả. Ở bước
này, giáo viên (GV) cần lưu ý, khơng phải bài học nào cũng có thể tổ chức cho
học sinh (HS) học theo góc có hiệu quả. Tùy theo môn học, dạng bài học, GV
cần cân nhắc xác định những nội dung học tập cho việc áp dụng dạy học
theo góc có hiệu quả.
Một yêu cầu nữa là nơi tổ chức học phải có khơng gian đủ lớn và số HS vừa
phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ hơn và có nhiều HS. Đối
tượng HS tham gia học theo góc cần có khả năng tự định hướng, mức độ làm
việc chủ động, tích cực.
Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học với những nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu bài học: Đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, làm việc độc lập, chủ
động của HS khi thực hiện học theo góc.


- Các phương pháp dạy học chủ yếu: Phương pháp học theo góc cần phối hợp
thêm một số phương pháp khác như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp
tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa
phương tiện…
- Chuẩn bị: Thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết
quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động. Xác
định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp. Căn cứ vào nội dung, GV cần xác định
3- 4 góc để HS thực hiện học theo góc.
Ở mỗi góc cần có:
+ Bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phảm cần có và tư liệu thiết bị cần
cho họat động của mỗi góc phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung
hoạt động khác nhau.
+ Căn cứ vào nội dung cụ thể mà HS cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để
khai thác thơng tin GV cần: Xác định số góc và đặt tên cho mỗi góc; xác định
nhiệm vụ ở mỗi góc và thời gian tối đa dành cho HS ở mỗi góc;
+ Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động;
hướng dẫn để HS chọn góc và ln chuyển theo vịng trịn nối tiếp;
+ Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự
đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ kc
nhau.
2.1.2. Tổ chức cho HS học theo góc
Khi tổ chức học sinh học theo góc, giáo viên lưu ý 4 bước sau:
Bước 1: Bố trí khơng gian lớp học
Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù
hợp với không gian lớp học. Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dung học tập
cần thiết ở mỗi góc. Lưu ý đến lưu tuyến di chuyển giữa các góc.

Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập
Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc. Nêu sơ lược
nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. Dành thời
gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS
cùng chọn một góc.
GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã
quen với phương pháp học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc
theo sơ đồ sau:
Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc


HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt
động. GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần)
2.2. Dạy học theo góc tìm hiểu cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù.
2.2.1. Tìm hiểu, khảo sát phong cách học tập của học sinh trong lớp thông qua phiếu trắc
nghiệm.
Em hãy chọn một kiểu tìm hiểu tác phẩm bằng cách điền (X) vào một trong các cột sau:
Họ và tên

Thích minh họa tác Thích minh họa tác Thích minh họa tác
phẩm bằng hành động phẩm bằng tranh vẽ
phẩm bằng việc phân
tích, thuyết trình
Nguyễn Văn A
….
2.2.2. Bố chí khơng gian lớp học: GV chia khơng gian lớp học thành 3 góc khác nhau để 3
nhóm hoạt động sao cho khoảng cách giữa các nhóm đảm bảo khơng bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

2.2.3. Nếu nhiệm vụ bài học hoặc nêu vấn đề cần giải quyết của bài học, giới thiệu phương
pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn các góc: mỗi nhóm có 20 phút để thực hiện.
Góc thứ 1: Góc hoạt động: HS xây dựng kịch bản kịch diễn theo kịch bản sau đó hồn thành các
nội dung trên phiếu học tập. Góc này dành cho những HS có cách học theo kiểu nhìn và kiểu
nghe.
-

HS hình dung tạo khung cảnh kịch: có thể chỉ tượng trưng bằng hình ảnh ngọn đuốc hoặc
phông nền màu đen( gợi ý học sinh chuẩn bị trước ở nhà)
Học sinh phân chia các thành viên theo vai kịch: Huấn Cao, Quản ngục, Thầy thơ lại.
Tìm hiểu hành động, lời nói của từng nhân vật.
Diễn kịch – có học sinh cùng nhóm quay video lại.
Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn để rút ra ý nghĩa cảnh cho chữ.

Góc thứ 2: Góc đọc hiểu: HS đọc kĩ văn bản trên cơ sở khả năng phân tích cao, các em sẽ lần
lượt thực hiện các nội dung trên phiếu học tập.
-

Cùng bàn bạc và trả lời các câu hỏi trên giấy A0 về không gian – thời gian cảnh cho chữ,
các nhân vật cho và nhận chữ …theo câu hỏi phiếu bài tập.


-

Cử một thành viên thuyết trình sản phẩm.


Góc thứ 3: Góc hội họa: Gồm những HS u thích hội họa. HS dựa trên nội dung văn bản về
cảnh cho chữ vẽ lại khung cảnh cho chữ trong tác phẩm theo các câu hỏi gợi dẫn.
-

Trình bày sản phẩm trên giấy A0 bằng tranh vẽ. Chú ý màu sắc, đường nét để bộc lộ được
những đặc điểm của nhân vật theo phiếu bài tập gợi dẫn.
Nhóm thực hiện kĩ thuật Khăn trải bàn để rút ra ý nghĩa chung cho bức tranh

Phiếu học tập số 1: Góc hoạt động
HS đọc kĩ văn bản phần cảnh cho chữ, xây dựng kịch bản, phân vai nhân vật cho một số
HS trong nhóm, diễn kịch. Một số quan sát và trả lời phiếu HT:
1. Khung cảnh của cảnh cho chữ như thế nào?
2. Hành động, lời nói và thái độ của Huấn Cao như thế nào?
3. Hành động và lời nói và thái độ của quản ngục như thế nào?
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ

Viết ý kiếncá nhân

Viết ý kiếncá nhân

Ý nghĩa cảnhcho
chữ
Viết ý kiếncá nhân

Viết ý kiếncá nhân

Yêu cầu sản phẩm:
-

-


Khung cảnh: diễn tả được sự tối tăm của tù ngục và sự đối lập của hình ảnh ngọn đuốc.
NHân vật Hấn cao: tư thế đĩnh đạc, hành động cử chỉ toát lên được phong thái ung dung,
tự tại, đặc biệt là hành động viết chữ. Lời nói khuyên răn rõ ràng, ấm áp, chân thành.
Nhân vật quản ngục: bộc lộ được tâm trạng lo lắng, kính cẩn, hành động khúm núm bê
chậu mực, nhín vào từng nét chữ của Huấn Cao. Hành động bái lĩnh nghiêm túc, thể hiện
sự ghi nhận bằng tâm can.
Nhân vật thầy thơ lại: giơ cao ngọn đuốc, chăm chú vào việc cho chữ.
Sản phẩm nộp là video được ghi lại kịch bản nhóm đã diễn.
Giấy A0 ghi ý kiến cuối cùng của cả nhóm.


Phiếu học tập số 2: Góc đọc hiểu
1. Thời gian, khơng gian diễn ra cảnh cho chữ có gì đặc biệt?
Thông thường

Trong cảnh cho chữ

Thời gian
Địa điểm
Không gian
Kết luận
2. Vị thế và tâm thế của Huấn Cao và Quản ngục có gì thay đổi?
Thơng thường

Trong cảnh cho chữ
Huấn cao – kẻ tử tù

Quản ngục


Vị thế xã hội
Hành động
Tư thế
Tâm thế

-

Kết luận
3. Huấn Cao khuyên viên quản ngục điều gì ? ý nghĩa của lời khuyên?
4. Thái độ quản ngục như thế nào trước lời khuyên của Huấn Cao?
5. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tái hiện cảnh cho chữ?
6. Ý nghĩa của cảnh cho chữ ?
Yêu cầu sản phẩm phải đạt được nội dung sau:
1.Khung cảnh

Thời
gian

Thông thường

Trong cảnh cho chữ

Ban ngày

Lúc đêm khuya


Địa
điểm


Thư phịng

Nơi tù ngục

Khơng
gian

Thống đãng

Tối tăm, trật chọi, hơi hám

KL

Việc cho chữ được diễn ra trong một khung cảnh đặc biệt – cái đẹp đã
được ra đời từ nơi tối tăm, hôi hám, đầy tội ác.

2.Đối tượng
Thông thường

Trong cảnh cho chữ
Huấn cao – kẻ tử tù

Quản ngục

Vị thế xã hội Quản ngục có vị thế Người có quyền
cao nhất ở nơi tù
ngục - Quản ngục
là người có quyền

Người bị lệ thuộc


Hành động

- Vái lạy kẻ tử tù.

Quản ngục cai
quản tù nhân, đánh
đập, dọa nạt…

Viết chữ

- Đậm tô từng nét - Nghe theo lời khuyên
chữ.
của Tử tù.
- Khuyên bảo QN.

Tư thế
Tâm thế

Kết luận

-

Quản ngục làm chủ - Cổ đeo gông, chân - Khúm núm bê chậu
hoàn cảnh. Kẻ tử tù vướng xiềng – ung mực.
bị lệ thuộc vào dung, tự tại.
- Quản ngục bị động
hoàn cảnh.
- Làm chủ hoàn cảnh
trước hoàn cảnh.

Đối tượng cho – nhận chữ trong cảnh cho chữ có sự đảo lộn về vị
thế - hành động – tư thế và tâm thế =>khẳng định sự thắng thế
của cái đẹp giữa bóng tối, sự xấu xa, tội ác nơi tù ngục.

3. Lời khuyên của Huấn Cao và ý nghĩa:
Từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn,
Tìm về chốn thanh tao
Giữ thiên lương cho lành vững rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ.


-Tư tưởng của nhà văn :
Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương.
Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại.
Chơi chữ đâu chỉ là chuyện chữ nghĩa.Đó là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.
4.Thái độ của Viên quản ngục – ý nghĩa:
- Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ
miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
- Ý nghĩa:
Ngục quan hoàn toàn tâm phục, khẩu phục trước lời khuyên của Huấn Cao.
Cái đẹp, cái thiện có sức mạnh cảm hóa con người.
Niềm tin vững chắc vào con người, nhà văn khẳng định : thiên lương là bản tính tự nhiên của
con người.
Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ.
giá trị nhân văn của tác phẩm.
5. Nghệ thuật tái hiện cảnh cho chữ
a. Thủ pháp tương phản :
- Sự đối lập giữa :
+ ánh sáng >< bóng tối ;
+ cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn >< cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp đẽ.
.

+ kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện >< viên quan coi ngục đang khúm
núm, lĩnh hội, vái lạy.
=> Làm nổi bật hình ảnh Huấn Cao, sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với
bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác.
b. Nhịp điệu câu văn chậm rãi, giàu hình ảnh:
Nhịp điệu gợi liên tưởng một đoạn phim quay chậm :
-“Một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân
gián”.


-“Trong một khơng khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực như một bó đuốc tẩm
dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch…”
- “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng trên mảnh ván”.
 Từ bóng tối đến ánh sáng.
 Từ hôi hám, nhơ bẩn đến cái đẹp.
Phiếu học tập 3: Góc hội họa
1. Em nhận xét gì về độ tương phản mầu sắc trong cảnh cho chữ?
2. Hình ảnh Huấn Cao được khắc họa trong cảnh cho chữ là người như thế nào?
3. Hình ảnh quản ngục trong cảnh cho chữ được khắc họa là người như thế nào?
4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ?( thực hiện sau khi vẽ tranh)

Viết ý kiếncá nhân

Viết ý kiếncá nhân

Ý nghĩa cảnhcho
chữ
Viết ý kiếncá nhân


Viết ý kiếncá nhân

Yêu cầu sản phẩm cần đạt:
-

Tổng thể: bức tranh phải thể hiện được sự đối lập tương phản giữa các gam màu sáng –
tối để thể hiện được ý tưởng của nhà văn.
Chi tiết: nhân vật Huấn Cao được phác họa với tư thế ung dung, thu thái khi viết chữ.
NHân vật quản ngục và thầy thơ lại phác họa với tư thế của người được ban phát ân huệ,
quản ngục bê chậu mực.
Tấm lụa trắng và chữ viết trên tấm lụa cũng có thể được sử dụng để làm nổi bật sự đối lập
tương phản nơi tù ngục.
Trình bày sản phẩm là bức tranh và ý nghĩa tác phẩm

HS lắng nghe, lựa chọn góc phù hợp và di chuyển nhanh, tránh tình trạng gây hỗn loạn, mất thời
gian. GV có thể hướng dẫn học sinh ln chuyển góc sau khi hồn thành nhiệm vụ và yêu cầu
góc báo cáo kết quả sau khi hoàn thành.


2.2.4. Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc và dịch chuyển
GV hướng dẫn hoạt động của nhóm và các cá nhân trong mỗi góc để hồn thành nhiệm vụ được
giao. Mỗi nhóm sẽ có kết quả chung
- Theo dõi, hướng dẫn và trợ giúp HS tại mỗi góc
GV theo dõi hoạt động của mỗi góc để hướng dẫn, hơc trợ, giải đáp khó khan của HS.
- Hướng dẫn học sinh ln chuyển góc:
Nhóm nào hồn thành nhiệm vụ tại góc của mình có thể ln chuyển góc để học hỏi. HS có thể
chuyển góc để học hỏi. HS có thể chuyển góc theo chiều nhất định để tạo nên vịng trịn ln
chuyển hoặc cũng có thể cho HS tùy ý trao đổi giữa các góc, các nhóm HS.
2.2.5. Hướng dẫn HS báo cáo kết quả.
Tại mỗi góc, HS sẽ có kết quả làm việc chung. Mỗi nhóm HS sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc

hoặc có thể trình bày trên bảng.
Nhóm 1: Diễn kịch trực tiếp hoặc chiếu video kịch bản và rút ra ý nghĩa của kịch bản.
Nhóm 2: Thuyết trình kết quả trên giấy A0, rút ra ý nghĩa cảnh cho chữ.
Nhóm 3: Thuyết trình bức tranh đã vẽ, rút ra ý nghĩa cảnh cho chữ.
Các HS khác chú ý lắng nghe và đưa thông tin phản biện.
2.2.6. GV đánh giá
GV chốt lại những điểm cần chỉnh sửa và bổ sung thêm một số vấn đề quan trọng.
Ra đề đánh giá cả về chất và lượng kiến thức của học sinh: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc
của em về một chi tiết ấn tượng nhất trong cảnh cho chữ. ( kết quả sẽ công bố giờ học sau)
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Dạy học theo góc là một trong các biện pháp dạy học phân hóa hiệu quả, dễ áp dụng và
thiết thực đối với dạy học ngữ văn. Với biện pháp này sẽ phát huy tối đa năng lực tư duy, khả
năng sáng tạo và sự hứng thú của người học. Tuy nhiên, dạy học theo góc địi hỏi phải có khơng
gian phù hợp nên trong q trình dạy học Gv cần linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp dạy
học theo góc, theo trạm, dạy học hợp đồng, dạy học theo nhóm…
Trên thực tế, sáng kiến của tơi đã được áp dụng kết hợp với các bài giảng ở trên lớp. Tùy
vào đặc điểm của từng lớp mà việc sử dụng và khai thác các phần kiến thức ở mức độ khác nhau
và đã đem lại những kết quả đáng khả quan như:
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học.


- Học sinh phát huy được tối đa năng lực cảm thụ văn học.
- Học sinh rất hứng thú với bài học có thể vận dụng kiến thức tìm hiểu tác phẩm này vào
tìm hiểu những tác phẩm khác tương tự một cách linh hoạt.
- Học sinh có nền tảng phương pháp đọc hiểu văn bản văn học
Mặc dù sáng kiến của tơi chưa được hồn chỉnh và cịn có rất nhiều điểm có thể khai thác hơn
nữa nhưng những nội dung trên hồn tồn có thể được sử dụng như một kênh tham khảo cho việc
giảng dạy môn ngữ văn tại các trường trung học phổ thông.
8. Những thông tin cần được bảo mật:
Những thông tin trong sáng kiến của tơi khơng cần được bảo mật. Đó là cơ hội để những

người giáo viên như tơi có cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau để cùng nâng chất lượng cũng như
niềm yêu thích của học sinh với môn sinh học.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
-

Để học sinh có thể thực hiện được sáng kiến này đòi hỏi các em học sinh học chương
trình sách giáo khoa theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo hiện hành.

- Phải có nền tảng kiến thức về văn học; từ đó các em có thể tiếp nhận các kiến thức trên đây
do giáo viên truyền tải từ cấp độ cơ bản nhận biết đến rèn luyện các kĩ năng cao hơn.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu,
kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả:
Sáng kiến này giúp đem lại một nguồn tài liệu hữu ích, khoa học về phương pháp giảng
dạy có tính thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp học sinh có thể u thích bộ mơn văn, bồi dưỡng kiến
thức và làm tâm hồn phong phú, lành mạnh từ việc tìm hiểu được những giá trị của tác phẩm văn
học.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến có khả năng được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn dạy đọc – hiểu các văn bản
văn học.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu:
Khơng có


......., ngày.....tháng......năm......


........, ngày.....tháng......năm......

........, ngày.....tháng......năm....

Thủ trưởng đơn vị/

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tác giả sáng kiến

Chính quyền địa phương

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

PHAN THỊ THU YẾN



×