1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn biện pháp
Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng 2018. Theo quan điểm xây dựng chương trình sách giáo khoa mới
là hướng đến hình thành và phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cho học sinh.
Trong 10 năng lực gồm có 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù. Một trong 7
năng lực đặc thù cần hình thành đó là năng lực ngơn ngữ. Năng lực ngơn ngữ
được hình thành và phát triển ở tất cả các môn học song trong đó mơn Tiếng
Việt là một mơn học đóng vai trị quan trọng bậc nhất.
Mơn Tiếng Việt hình thành cho học sinh 4 kĩ năng nghe - nói - đọc viết. Trong đó kĩ năng nghe - nói là năng lực đầu tiên, cần thiết phải hình thành
cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ “ như tờ giấy
trắng” lại càng cần phải được quan tâm. Thông qua hoạt động nghe - nói các em
sẽ phát huy được vốn ngơn ngữ mẹ đẻ, nghe đúng và hiểu đúng thông tin cần
tiếp nhận, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc
tiếp thu tri thức sau này.
Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 1, tôi ln trăn trở làm cách nào để hình
thành và phát triển kĩ năng nghe – nói một cách tốt nhất. Bên cạnh đó trong cấu
trúc của Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực mỗi bài học, học sinh phải
thực hiện 4 hoạt động: nghe - nói - đọc - viết. Điều này cho thấy việc hình thành
và phát triển năng lực nghe - nói rất được chú trọng. Nhận thức được tầm quan
trọng đó tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: “ Một số biện pháp tăng cường
năng lực nghe - nói cho học sinh lớp 1 thơng qua mơn Tiếng Việt”.
1.2. Mục đích của biện pháp
Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cốt lõi dạy năng lực “nghe –nói” theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 thơng qua mơn Tiếng Việt.
Tìm ra được một số biện pháp vận dụng trong quá trình dạy kĩ năng nghe
nói. Qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách
chủ động. Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Góp phần nâng cao
chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách
giáo khoa hiện nay.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
2.1.1. Thuận lợi:
2.1.1.1.Về nhà trường:
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía Lãnh đạo nhà trường, sự phối
hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và giáo dục học
sinh lớp 1.
Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
chương trình mới hiện nay như màn hình ti vi, tài liệu tham khảo....
2.1.1.2. Về giáo viên:
Bản thân có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp
một.
Nắm bắt kịp thời các văn bản, chỉ thị về đổi mới chương trình GDPT
2018. Tham gia tập huấn chương trình sách giáo khoa lớp 1 một cách nghiêm
túc và hiệu quả.
Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học trong công cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
2.1.1.3. Về học sinh:
Phần lớn các em đều chăm ngoan và ln có ý thức tốt trong học tập và
các hoạt động.
Đa số học sinh đã được làm quen với bảng chữ cái ở Mầm non. Nhiều em
có kĩ năng nghe – nói khá tốt, mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè.
2.1.1.4. Về phụ huynh:
Phụ huynh quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập của
con em mình, hợp tác tốt với giáo viên.
Đa số phụ huynh đồng thuận cao với định hướng và quan điểm đổi mới
của nền giáo dục, coi trọng việc phát triển năng lực nghe – nói cho học sinh.
2.1.2. Khó khăn
2.1.2.1. Về nhà trường
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học chưa đồng bộ theo yêu cầu đổi
mới.
2.1.2.2. Về phía giáo viên
Một số giáo viên cịn xem nhẹ hoạt động nghe - nói của học sinh , chỉ chú
trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học tiếng Việt thời lượng dành cho
hoạt động nghe - nói của học sinh quá ít nên dẫn đến năng lực giao tiếp còn hạn
chế.
2.1.2.3. Về phía học sinh:
Số lượng học sinh đơng nên việc giành thời gian luyện nghe - nói cho các
em trong tiết học chưa được nhiều lượt.
Học sinh lớp 1 do đặc điểm tâm sinh lí nên chưa chú ý lắng nghe một
cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu dẫn đến trả lời câu hỏi khơng đúng mục
đích hoặc chưa hết ý.
2.1.2.4.Về phía gia đình:
Đa số phụ huynh học sinh là công nhân cạo mủ cao su, điều kiện kinh tế
thu nhập còn thấp nên việc đầu tư cho con em học tập chưa thật đảm bảo.
Một số gia đình chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành năng lực
giao tiếp, năng lực ngơn ngữ. Chưa thấy được tác dụng của việc nói năng lưu
lốt, gãy gọn trong học tập và cuộc sống sau này của học sinh .
Sau 4 tuần học tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng nghe - nói của học sinh
và kết quả như sau:
Năm học
Tháng 01/ 10/ 2020
Số học sinh
Số học sinh Số học sinh Số học sinh
nghe - nói
nghe - nói nghe -nói nhút nhát, ít
TS mạch lạc, diễn
đủ ý
chưa đủ ý
phát biểu
đạt tốt
SL
%
SL %
SL
%
SL
%
32
5
15.6
7
21.9
14
33.7
6
Xuất phát từ những thực trạng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao năng lực nghe - nói cho học sinh cụ thể là:
2.2.Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghe – nói cho học sinh
lớp 1 thơng qua mơn Tiếng Việt
2.2.1.Biện pháp 1: Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nghe – nói
của từng học sinh
Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và năng
lực ngơn ngữ của từng em, em nào có khả năng giao tiếp tốt, em nào cịn rụt rè ít
nói. Đối với những học sinh giao tiếp tốt, trong quá trình dạy học giáo viên đặt
thêm các câu hỏi mở rộng để giúp các em phát triển năng lực giao tiếp. Đối với
những học sinh thiếu tự tin, rụt rè, ít nói giáo viên chia nhỏ câu hỏi và tăng
cường lượt hỏi, động viên kịp thời, ghi nhận những ý kiến dù nhỏ của các em;
với những trường hợp các em nói quá nhỏ giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi hợp lí
(cho các em ngồi bàn ở khoảng giữa lớp) và phân tích để các em hiểu rõ những
hạn chế của việc trình bày rụt rè và âm lượng nhỏ sẽ dẫn tới việc người khác có
thể khơng nghe rõ. Từ đó u cầu các em nói lại, ở mỗi lần nói lại thì yêu cầu
các em nói to hơn, dần dần các em sẽ quen với âm lượng nói thế nào là đủ nghe.
2.2.2.Biện pháp 2: Phân bố thời gian hợp lí trong tiết dạy.
18.8
Giáo viên cần xác định rõ hoạt động nghe - nói là hai trong bốn hoạt động
(nghe, nói, đọc, viết) quan trọng của mơn Tiếng Việt vì vậy cần được quan tâm
đúng mức. Trong giờ dạy Tiếng Việt lớp Một, giáo viên nên phân chia thời
lượng rõ ràng phù hợp với từng hoạt động của bài để đảm bảo nội dung kiến
thức được truyền đạt đúng, đủ và vừa sức đối với học sinh.
Ví dụ: Khi dạy các bài ở sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cùng học và phát triển
năng lực thì giáo viên khơng được cắt xén thời gian hay lướt qua phần nghe - nói
mà phải dành thời gian cho các em hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu của phần
này.
2.2.3. Biện pháp 3: Coi trọng phương pháp làm mẫu, sử dụng tranh
ảnh, clip, vật thật.
Lớp 1 là học sinh đầu cấp Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu là trực
quan, cụ thể do vậy giáo viên cần cho học sinh luyện theo mẫu, quan sát hình
ảnh ( tranh, video, vật thật) để học sinh nghe lời kể mẫu, quan sát tranh và ghi
nhớ từng sự việc của câu chuyện. Giáo viên cũng có thể tham gia với học sinh
cùng đóng vai, cùng hỏi - đáp, một câu chuyện nào đó để học sinh dễ dàng hình
dung và làm theo. Trong các tiết học, giáo viên cần đầu tư sưu tầm thêm vật thật,
tranh ảnh, video,... để minh họa cho bài dạy tạo hứng thú cho học sinh giúp các
em tiếp thu bài một cách hiệu quả.
Ví dụ: Trong bài 1D: d - d sau khi cho học sinh quan sát tranh, giáo viên
nêu yêu cầu của phần nghe - nói trước khi học sinh thực hiện đóng vai theo
nhóm thì giáo viên có thể gọi một em lên đóng vai người mua hàng cịn mình
đóng vai người bán hàng cho cả lớp quan sát và theo dõi.
Thực hiện theo Thông tư 27/2020 của Bộ GD&ĐT về đánh giá thường
xuyên, trong mỗi tiết học, mỗi hoạt động tôi tăng cường nhận xét học sinh bằng
lời. Trong quá trình nhận xét giáo viên phải thực sự gương mẫu trong lời nói, nói
đủ ý, diễn đạt gãy gọn . Phải hết sức cởi mở, thân thiện với các e, động viên,
khích lệ để các em cố gắng. Như vậy thì hoạt động nghe - nói của các em mới
diễn ra một cách tự nhiên. Điều đó góp phần quan trọng để phát triển năng lực
nghe - nói cho học sinh .
2.2.4. Biện pháp 4: Thiết kế hệ thống câu hỏi theo cấu trúc từ dễ đến
khó phù hợp với năng lực học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp.
Khi tổ chức đàm thoại ở lớp, giáo viên cần nêu yêu cầu, câu lệnh một
cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều nghe và hiểu được vấn đề mà giáo viên đặt
ra. Giáo viên cần đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, khơng chỉ tập
trung vào những học sinh hồn thành tốt mà phải tạo điều kiện cho mọi đối
tượng học sinh đều được tương tác với cô giáo và bạn. Đối với học sinh hoàn
thành tốt, giáo viên cần đặt thêm các câu hỏi mở rộng, nâng cao để giúp các em
phát triển năng lực tư duy. Đối với học sinh hoàn thành hoặc chưa hoàn thành,
giáo viên cần dẫn dắt hệ thống câu hỏi, đơn giản, dễ hiểu để giúp các em giải
quyết nhiệm vụ học tập. Từ đó giúp các em hứng thú học tập, tăng cường năng
lực nghe – nói của bản thân.
Ví dụ: Khi dạy hoạt động nghe - nói ở bài 1C: ô - ơ giáo viên xây dựng hệ
thống câu hỏi dành cho mọi đối tượng trong lớp như sau:
+ Tranh vẽ gì ? (Tranh vẽ thầy cơ giáo, học sinh, lá cờ) Dành cho học sinh
trung bình - yếu.
+ Mọi người trong tranh đang đứng trong tư thế như thế nào? (tư thế
nghiêm)Dành cho học sinh trung bình - yếu.
+ Mọi người trong tranh đang làm gì ? (đang tham gia lễ chào cờ) Dành
cho học sinh khá
+ Hai bạn học sinh đang làm gì? (đang kéo cờ) Dành cho học sinh giỏi.
Nếu các em trả lời đúng nhưng chưa thành câu, giáo viên chú ý uốn nắn
sửa chữa ngay và cho học sinh nói lại để các em nhớ.
Ví dụ: Khi giáo viên hỏi: + Bức tranh vẽ gì ?
Học sinh trả lời: thầy cơ giáo, học sinh
Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cho thành câu như sau:
+ Bức tranh vẽ thầy cô giáo và các bạn học sinh).
2.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực nghe - nói cho học sinh thơng
qua hoạt động nhóm, đóng vai, trị chơi học tập, tạo cơ hội cho học sinh trao
đổi, nhận xét, góp ý lẫn nhau.
Khi tiến hành lập kế hoạch dạy học cho hoạt động nghe - nói giáo viên
phải xác định được hoạt động nói và hoạt động nghe ln gắn với nhau như hai
mặt của một tờ giấy. Do đó học sinh học nói đồng thời với học nghe trong mối
quan hệ tương tác, mỗi em vừa là người nói đồng thời vừa là người nghe nên
cần tăng cường tổ chức cho học sinh học theo nhóm, đóng vai, tổ chức, trị chơi.
Việc học theo nhóm giúp các em tương tác lẫn nhau, trao đổi, đánh giá nhận xét
lẫn nhau, hỗ trợ cùng nhau phát triển từ đó mở rộng vốn ngơn ngữ, nâng cao kĩ
năng nghe – nói. Qua hoạt động đóng vai, học sinh sẽ phát triển tư duy sáng tạo,
linh hoạt xử lý tình huống, diễn đạt bằng ngơn ngữ nói. Trị chơi học tập giúp
các em hào hứng thi đua học tập lẫn nhau, tạo cơ hội cho các em phát triển năng
lực nghe - nói của mình một cách tự nhiên.
Ví dụ: Khi dạy bài 14C: Ôn tập. Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi:
Nói nhanh tiếng chứa có vần kết thúc bằng ng hoặc ngh. Hoặc tổ chức các trò
chơi khác phù hợp với nội dung của bài.
2.2.6. Biện pháp 6: Nêu gương và khen thưởng
Tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen, thích được động viên
nên giáo viên cần thường xuyên khen ngợi, khích lệ và nêu gương những em có
kĩ năng nghe - nói tốt để các bạn trong lớp noi theo. Bên cạnh giáo viên gần gũi
luôn động viên, tạo cơ hội cho những em nói chưa lưu loát, dẫn dắt, mạnh dạn tự
tin bày tỏ ý kiến trước lớp.
Giáo viên có thể tặng một cây bút, một lá cờ hay một ngôi sao cho mỗi
học sinh có những ý kiến đặc sắc, lời nhận xét hay.
Thông qua biện pháp nêu gương, khen thưởng tạo cho các em động lực
hứng thú trong học tập và phát triển năng lực nghe nói hiệu quả hơn.
2.2.7. Biện pháp 7: Phối hợp tốt với phụ huynh và các lực lượng trong
và ngoài nhà trường để tăng cường năng lực nghe nói cho học sinh.
Giáo viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin kịp thời với phụ huynh
thông qua nhiều kênh như trực tiếp, qua điện thoại từ đó tác động tích cực để gia
đình nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của việc hình thành và
phát triển kĩ năng nghe - nói. Bên cạnh việc giáo dục, động viên các em thì phụ
huynh phải thực sự gương mẫu trong lời ăn tiếng nói hằng ngày với trẻ con,
trong việc lắng nghe người khác nói và lắng nghe tâm sự của con, nói năng có
chừng mực, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh để các em học tập, noi
theo.
Phối hợp tốt vơi Liên đội và Thư viện để tổ chức các sân chơi cho các em
như: Trại đọc, Thi kể chuyện…..
Gia đình, nhà trường và xã hội là cầu nối giúp các em phát triển năng lực
nghe nói, hồn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn.
3. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Bằng tâm huyết của mình tơi đã thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra, qua
thời gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Giờ đây trong hoạt động nghe
- nói phần lớn các em đã tự giác giơ tay để phát biểu, nói đủ nghe, diễn đạt vấn
đề khá gãy gọn, những em trước đây còn hạn chế về năng lực nghe - nói nay đã
nói được thành câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình chứ
khơng rụt rè, nhút nhát như trước. Đó là điều làm cho tơi cảm thấy rất vui vì việc
sử dụng các biện pháp trên đã đáp ứng được mục tiêu của môn Tiếng Việt, tạo
điều kiện cho các em học tốt các môn học khác và ở bậc học cao hơn.
Sau đây là bảng so sánh đánh giá chất lượng vềnăng lực nghe - nói của
học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Năm học
01/10/ 2020
(Trước khi áp dụng)
30/01/ 2020
(Sau khi áp dụng)
Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh
nghe - nói mạch nghe - nói nghe -nói nhút nhát, ít
TS lạc, diễn đạt tốt
đủ ý
chưa đủ ý phát biểu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
5
15.6
7
21.9
14
33.7
6
18.8
32
10
31,2
15
46.9
4
12.5
3
9,4
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1.Ý nghĩa của biện pháp:
"Nâng cao năng lực nghe – nói thơng qua mơn Tiếng Việt cho học sinh
lớp Một " là một nội dung hết sức mới mẻ đối với bộ sách giáo khoa mới này.
Nó có tác dụng tốt trong việc hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, góp
phần hồn thiện bản thân các em. Một tiền đề vô cùng quan trọng để các em học
tập các môn học khác, các lớp học trên cũng như giao tiếp hằng ngày. Đồng thời
cũng góp phần vào thực hiện thành cơng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường:
Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng thêm về đổi mới phương pháp
dạy học lớp Một.
* Đối với Phòng Giáo dục:
Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lớp Một
(Nhất là chuyên đề môn Tiếng Việt) để GV giữa các trường được học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Mặc
dù bước đầu đã có những kết quả khá khả quan song bởi đây là năm đầu tiên
thực hiện đổi mới chương trình nên việc dạy và học phần nào còn bỡ ngỡ và
chắc chắn những biện pháp mà tôi đã áp dụng cũng không tránh được những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của q Ban giám khảo và các đồng
chí đồng nghiệp để các biện pháp trên được hoàn thiện hơn, được chia sẻ và áp
dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng đúng như quan điểm
và định hướng đổi mới mà chương trình GDPT 2018 đã đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn !