SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
MỤC LỤC
STT
PHẦN 1:
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
PHẦN 2:
Chương 1
Chương 2
Chương 3
NỘI DUNG
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Lí do chọn đề tài
1
Nhiệm vụ của đề tài
3
Đối tượng nghiên cứu
4
Phương pháp nghiên cứu
4
Thời gian nghiên cứu
4
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
5
Cơ sở lí luận của vấn đề
5
Thực trạng
8
Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học 10
Chương 4
sinh lớp 4
Kết qủa đạt được khi vận dụng “Một số biện pháp
20
hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” và bài
4.1
4.2
4.3
Chương 5
PHẦN 3:
học kinh nghiệm
Kết quả đạt được
Bài học kinh nghiệm
Những vấn đề cần kiến nghị
Tiểu kết
20
22
24
25
KẾT LUẬN CHUNG
Danh mục tài liệu tham khảo
26
28
SKKN: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN RÈN ĐỌC
DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4”.
PHẦN THỨ NHẤT:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
1.1.Lí do chọn đề tài:
Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền
móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển, đặc biệt là môn Tiếng
Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở trường, nó hình thành
khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu vá các môn
học khác.
Tiếng việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, luyện từ và câu, kể
chuyện, tập làm văn, chính tả, tập viết... Mỗi một phân môn đều có một chức
năng khi dạy Tiếng Việt ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học
sinh khi học văn ở lớp trên. Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì
ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt
cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu văn...) kiến thức bước đầu về văn học,
đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn tập đọc ở tiểu học nói chung và
ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc học
thuộc lòng học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự
say mê hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông
qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước,
hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mỹ cảm, học
sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã
hội, cái đẹp trong văn chương. Môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy
trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho
học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc
phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán,
ghi nhớ.
2
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
- Môn tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với
chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được
cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn
gàng sinh động, được luyện về nghĩa âm, chính tả, tập làm văn.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn tập đọc nói
chung việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong
giờ tập đọc, để có kết quả cao mỗi giáo viên phải có nhận thức rõ phương
pháp giảng dạy.
Trong quá trình dạy tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm
của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày
nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người
ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi
người. Mỗi thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một
quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc
cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn
đề: “Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”.
Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy Tập đọc lớp 4 thì việc rèn luyện
kĩ năng đọc trơn – đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết.
Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phổ Hòa đã ba năm liền dạy
lớp 4 và dự giờ thăm lớp khối 4, tôi nhận thấy môn Tập đọc là phân môn khó
trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của
phân môn Tập đọc là: Tiếp tục củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đã được
hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc thầm, đọc
lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài,
cốt truyện, nhân vật, tính cách, … để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một
vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Mở rộng vốn hiểu biết về tự
nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người
3
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
mới.Vì có rèn đọc diễn cảm cho học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn
học khác và cũng là tiền đề để các em bước vào lớp học cuối cấp của bậc Tiểu
học tốt hơn.
1.2.Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm và đưa ra một số biện pháp hướng dẫn rèn đoc diễn cảm cho học
sinh để giảng dạy phân môn tập đọc ở lớp 4 góp trang bị cho những cơ sở lí
luận, vào việc hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy tập đọc ở bậc tiểu học
nói chung, dạy tập đọc lớp 4 nói riêng cụ thể như sau:
Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng môn tập đọc có 2 yêu cầu
chính là:
+ Rèn kĩ năng tập đọc.
+ Giúp học sinh bước đầu cảm thụ tốt bài văn.
- Học môn tập đọc, việc đọc và cảm thụ là 2 khâu có quan hệ mật thiết
với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc diễn
cảm tốt. Ngược lại việc đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm
sâu sắc.
Thật vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu nội dung
câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc có
nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài.
Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy tập đọc lớp 4, việc luyện rèn kĩ năng
đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết đọc
diễn cảm thì tiết học mới có hiệu quả cao và mới thể hiện được tầm quan
trọng của bộ môn.
- So với lớp học dưới, học sinh lớp 4 có điều kiện và kỹ năng để đọc diễn
cảm tốt hơn nhưng chỉ ở mức độ ban đầu (đọc diễn cảm một đoạn văn, khổ
thơ ). Học sinh được thực hành luyện tập từng bước để có thể đáp ứng nhu
cầu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
4
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
* Học sinh: Lớp 4B và 4A trường Tiểu học Phổ Hòa.
Lớp 4B : 34 học sinh trong đó có :11 nữ; 23 nam.
Lớp 4A : 26 học sinh trong đó có :11 nữ; 15 nam.
Lớp 4A : 28 học sinh trong đó có :14 nữ; 14 nam.
Các em học sinh lớp 4B và 4A do tôi thực nghiệm hầu hết các
em đều ngoan ngoãn biết vâng lời thầy, cô giáo, vâng lời cha mẹ, đoàn kết với
bạn bè, biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp đối chứng.
3. Phương pháp thử nghiệm.
4. Phương pháp thực tế.
1.5.Thời gian nghiên cứu:
Từ năm học 2012-2013 đến hết năm học 2014-2015.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHƯƠNG 1:
5
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn
Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Học tốt môn Tập đọc không những giúp cho học sinh rèn luyện
kĩ năng đọc - nghe - nói - viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học
khác.Qua thực tế trong giảng dạy phân môn Tập đọc mặc dù đã được định hướng khá rõ rệt
về nội dung, phương pháp giảng dạy, song khi lên lớp tiết tập đọc ở lớp 4 một số ít giáo
viên còn lúng túng, chất lượng giảng dạy chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực của
học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới.Vì vậy việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4 có tầm quan trọng là bước đầu chuẩn bị cho học sinh đọc tốt hơn ở các lớp 5 và các
lớp trên. Trong 1 giờ dạy tập đọc ở lớp 4 khi dạy cho học sinh bước đầu tiến tới đọc diễn
cảm người giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1.1.Đọc mẫu:
- Đọc toàn bài: Thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm , tạo hứng thú và tâm thế học
đọc cho học sinh.
- Đọc câu, đoạn; Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận
xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
- Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh.
1.2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc:
a) Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài:
- Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa
+ Từ ngữ khó.
+ Từ ngữ phổ thông.
+ Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc.
-
Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.
+ Tìm từ ngữ đồng nghĩa với từ cần giải nghĩa.
+ Tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
+ Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.
+ Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
- Phạm vi nội dung cần tìm hiểu
6
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
+ Nhân vật, tình tiết của câu chuyện, nghĩa đen và nghĩa bóng dễ nhận ra các câu
văn, câu thơ.
-
Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
+ Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập sách giáo khoa, giáo viên tổ chức sao cho
mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm được bài. Trong quá trình tìm hiểu bài,
giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn, rõ
ràng.
1. 3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
1.3.1. Luyện đọc thành tiếng:
Bao gồm các hình thức: từng học sinh đọc, một nhóm đọc, một nhóm học sinh đọc
theo phân vai.
1.3.2. Luyện đọc thầm:
Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định
hướng việc đọc - hiểu.
Có đoạn văn (thơ) , cần cho học sinh đọc 2,3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng
bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu.
1.3.3. Luyện học thuộc lòng - Đọc diễn cảm:
Ở những bài dạy có yêu cầu hộc thuộc lòng, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ hơn.
Có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xoá
dần “ từ điểm tựa” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ.
1. 4. Ghi bảng:
Nội dung ghi bảng cần ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm.
Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục học sinh. Việc ghi
bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan
tốt nhất.
Bên cạnh đó tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những
em học khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường
xuyên khuyến khích không gắt gỏng để các em luống cuống.
- Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi
thường xuyên để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
- Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn các em đọc dứt khoát từng từ,
cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt câu đúng chủ đề, ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra
7
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
lại yêu cầu đã đề ra với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được
ngắt quãng.
Tóm laị: Sau mỗi giờ Tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh
thông qua các hình thức đọc thành tiếng (cả 4 đối tượng:Giỏi - Khá- Trung bình - Yếu). Từ
đó có kế hoạch giao cho học sinh.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG
Qua 3 năm giảng dạy ở lớp 4 cũng như quá trình quan sát, dự giờ việc dạy và học
của thầy trò, của các đồng nghiệp trong thời gian qua tôi thấy có những nhận xét sau:
2.1.Về người dạy học:
Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy thiết kế, trò thi công” lấy
học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập
đọc nhưng chất lượng chưa cao. Bởi vì giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng
to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua ít có tranh để giới thiệu bài, rèn
đọc diễn cảm cho học sinh còn ít.
2.2.Về người học:
Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm
khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy không nêu được ý chính của bài,
chưa biết đọc diễn cảm toàn bài văn. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ
như nhau, chưa đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm.
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số
lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Cụ thể:
Trong 3 năm dạy được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp 4 như
sau cụ thể:
Điều tra chất lượng đọc của học sinh lớp 4B đầu năm học 2012-2013, tôi có số liệu
cụ thể như sau:
8
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
Tổng số học sinh Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm
34
10 = 29,4%
19 = 55,9%
5 =14,7%
* Điều tra chất lượng đọc của học sinh lớp 4A đầu năm học 2013-2014, tôi có số liệu cụ
thể như sau:
Tổng số học sinh Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm
26
07 = 26,9%
14 = 53,8%
05 = 19,3%
* Điều tra chất lượng đọc của học sinh lớp 4A đầu năm học 2014-2015 , tôi có số liệu cụ
thể như sau
Tổng số học sinh
28
Đọc nhỏ, ấp úng
Đọc to, rõ, lưu
Đọc diễn cảm
08 = 28,6%
loát
16 = 57,1%
04 = 14,3%
- Trước hiện trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: Phải làm gì?
Làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hớp nhiều phương pháp nghiên cứu
đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng quát. Qua đây
phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai
đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với
kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra
bài học kinh nghiệm.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN RÈN ĐỌC DIỄN CẢM
CHO HỌC SINH LỚP 4
Từ yêu cầu thực tiễn của môn tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói cho học
sinh lớp 4, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ
9
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với yêu
cầu đề ra.
Trong giảng dạy môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên cứu,
học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện kĩ
năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong
mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý
thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy học
những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính
đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang
đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được.
Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi
ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ
cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng người dẫn
chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của
đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở
mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng không nên qua nhấn mạnh ở các
phụ âm: tr – ch; r – gi/d; n – l; s – x làm giọng đọc mất tự nhiên.
Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành phương pháp hướng dẫn rèn đọc
diễn cảm cho học sinh như sau:
BIỆN PHÁP THỨ NHẤT:
PHÂN LOẠI HỌC SINH
Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm hiểu
điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân
loại học sinh theo ba đối tượng:
-
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm
-
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
-
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những
em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu
tạo chương trình môn tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong từng học kì và
cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc
diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng
10
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và
nghệ thuật.
BIỆN PHÁP THỨ HAI:
SỰ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Sau khi tiến hành như vậy, tôi được vào giảng dạy theo các bước sau:
Bước 1: Sự chuẩn bị của học sinh
Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và
chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu
phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Bước 2: Tiền hành bài dạy
Sau phần tìm hiểu bài, tôi yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn nhằm “thăm dò”
khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.
- Qua giọng đọc của học sinh, tôi dẫn dắt, gợi ý để các em phát huy ưu điểm, khắc
phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc hợp lí.
+ Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
“…Em Cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng/ giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi
Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối.”
Bài đọc nói lên tình yêu của người mẹ Tà –ôi đối với con và đối với cách mạng.
Khi đọc bài các em đọc với giọng như thế nào? Vậy để thể hiện tốt điều này chúng ta cần
nhấn giọng vào những từ ngữ nào?
Việc giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học sinh
nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
+ Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “ Tre Việt Nam”.
Giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh nghe và phát hiện cách đọc của cô( Ngắt nhịp
ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào?...Vì sao khi đọc câu thơ
11
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
có dấu chấm hỏi cô chỉ cần nhấn giọng ở các từ: “lũy, thành” mà không cần đọc cao giọng
ở tiếng cuối câu hỏi?...
…Thân gầy guộc lá mỏng manh/
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành đọc diễn cảm ( theo cặp, theo nhóm) để
các em tự rút kinh nghiệm cho mình, hình thành kĩ năng nhận xét và tự nhận xét. Tiếp theo
tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động
viên, uốn nắn.
Tuy nhiên, trước khi dạy bài đọc người giáo viên cần tìm hiểu kĩ bài dạy xem bài
Tập đọc đó là văn bản nghệ thuật hay phi nghệ thuật.
3.1. Đối với văn bản nghệ thuật:
Người giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua dẫn dắt, gợi mở giúp
các em thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc,
tính cách nhân vật trong bài…Cụ thể là:
* Học sinh bước đầu biết làm chủ giọng đọc, nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm,
từ ngữ chìa khóa làm nổi bật ý chính trong câu.
+ Ví dụ: Bài tập đọc: “Con sẻ”
“Bỗng tư trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như
hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm
thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái miệng há rộng đầy răng của con chó”.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung
dữ và khản đặc…”
Khi đọc đoạn 2, đoạn 3, tôi gợi ý học sinh “ Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống lấy thân
mình che chở cho con được tác giả miêu tả rất sinh động, khi đọc đoạn này các em cần
nhấn giọng vào những từ ngữ nào?
Học sinh biết nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻ già
khi lao xuống cứu con.
* Học sinh biết thể hiện ngữ điệu, sự thay đổi tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ,
…phù hợp với từng loại câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
+ Ví dụ: Bài tập đọc: “Ga- vrốt ngoài chiến lũy”.
12
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt, giáo viên lưu ý
học sinh thay đổi giọng đọc như sau:
“- Cậu làm trò gì đấy ? Cuốc- phây- rắc hỏi( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên).
- Em nhặt cho đầy giỏ đây ! ( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh).
- Cậu không thấy đạn réo à ? ( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều
mình).
-Ga- vrốt trả lời:
- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào ? (Khi đọc lên giọng ở cuối câu
thể hiện sự hồn nhiên).
Cuốc- phây – rắc thắt lên:
- Vào ngay! ( Câu khiến thể hiện sự đề nghị, mệnh lệnh kèm sự lo lắng).
- Tí ti thôi ! -Ga-vrốt nói ( thể hiện sự tinh nghịch).
Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cùng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi ngoài việc
đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là
chỗ tách ý.
+ Ví dụ: Bài tập đọc: “Thư thăm bạn”
Học sinh ngắt câu dài: “Mình hiểu Hồng đau đớn / và thiệt thòi như thế nào khi ba
Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào / về tấm gương dũng cảm của ba
/ xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua
nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình.”
* Tôi hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. Đọc
phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của
từng nhân vật ( người già, trẻ em, người tốt, kẻ xấu, người hung, người hiền, kẻ ác, người
thiện…)
+ Ví dụ: Bài tập đọc: “ Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài có 2 nhân vật chính là bác sĩ Ly – một người nhân hâụ, điềm đạm nhưng
nghiêm nghị, cương quyết và tên cướp biển – chúa tàu hung hãn, dữ tợn.
Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi
đó học sinh sẽ đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật
( người tốt, người xấu).
13
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân
vật thể hiện khác nhau hoàn toàn.
“…
Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:
- Có câm mồm không ? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập tay
xuống bàn quát bác sĩ Ly).
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:
- Anh bảo tôi phải không ? ( Giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị).
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói:
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì phải tống anh đi nơi khác.
- Cơn giận của tên cướp biển thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm
lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
( Giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải).
* Ngoài ra tôi giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái
độ cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, nghiêm trang, giận dữ…)
+ Ví dụ: Bài tập đọc: “ Con sẻ”
Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chom sẻ bé nhỏ “ Vâng,
lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ
bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó”.
Học sinh đọc với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân thể hiện sự trân
trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với sẻ con.
* Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn học sinh cách đọc ngắt nhịp thơ theo từng thể loại
thơ trong chương trình của phân môn tập đọc.
Một số người lầm tưởng hướng dẫn đọc ngắt nhịp trong thơ là hướng dẫn đọc diễn
cảm. Không phải như vậy, mà đó mới chỉ là cách đọc đúng trong thơ mà thôi. Vậy muốn
hướng dẫn học sinh đọc ngắt nhịp thơ đúng thì giáo viên phải nắm vững cách đọc các thể
thơ. Các bài thơ ở phân môn Tập đọc lớp 4 thường được viết ở thể thơ lục bát, song thất
lục bát và các thể thơ khác.
14
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
- Đọc thơ lục bát ngắt nhịp theo nhiều cách:
+ Câu 6 có thể ngắt theo nhịp: 2 / 2 / 2 – 4 / 2 – 2 / 4
+ Câu 8 có thể ngắt theo nhịp: 2 / 2 / 2 / 2 – 4 / 4 – 3 / 5 – 2 / 4 / 2
Thế nhưng trong bài có những câu hoặc những khổ thơ không ngắt theo nhịp, thông
thường thì giáo viên phải chọn những câu đó để hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp.
+ Ví dụ: Trong bài đọc “Truyện cổ nước mình”là một bài thơ lục bát. Thông thường
câu 6 ngắt theo nhịp 2/4; câu 8 ngắt theo nhịp 2/4/2 hoặc 4/4. Thế nhưng trong bài cũng có
những câu phá lệ (có cách ngắt nhịp khác). Do vậy ta phải đưa những câu đó ra hướng dẫn.
Đời cha ông / với đời tôi
3/3
Như con sông / với chân trời đã xa
3/5
Do vậy tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần phải cho
học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp chung của toàn bài
ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những khổ có cách ngắt nhịp khác biệt
trong bài để hướng dẫn học sinh. Thực chất ngắt nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sở ngắt
nhịp theo cụm từ. Do vậy nếu ngắt nhịp thơ không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa.
Nếu như mỗi giáo viên làm tốt khâu rèn đọc đúng thì đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp
học sinh hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm được.
Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng
của từng em. Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo khuôn mẫu.
3.2.Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định được ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với
mục đích thông báo, làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những
vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. Điều này giúp cho học sinh khắc phục được
những cách đọc thiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện.
+ Ví dụ: Bài tập đọc “Vẽ về cuộc sống an toàn”
Học sinh biết đọc đúng bản tin ( thông báo tin vui) đọc rõ ràng, rành mạch, vui tốc
độ khá nhanh, lưu ý ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách cụm từ
trong những câu khá dài.
“ UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh
15
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
của thiếu nhi với chủ đề / Em muốn sống an toàn.
Để học sinh lớp 4 từng bước hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, giáo viên đọc mẫu,
giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc.
Ngoài việc thống nhất cách đọc chung, mỗi học sinh có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc
diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo riêng theo từng chất giọng đọc của mỗi học sinh.
Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm cách tốt nhất là giáo viên
tổ chức cho học sinh luyện tập “tự bộc lộ” ( trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả
tìm hiểu bài). Qua đó giáo viên điều chỉnh cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi
tiết về cách đọc. ( Ví dụ: Xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng,…) rồi sau đó mới
chuyển sang luyện đọc và đọc theo một cách giống hệt nhau.
Khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thỏa mái
để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và
cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước thầy.
3.3. Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
Tôi chép đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ (phải chuẩn bị trước). Sau khi hỏi học sinh
về nội dung của đoạn, tôi yêu cầu học sinh nêu giọng đọc hay của đoạn và học sinh lắng
nghe giáo viên đọc mẫu để phát hiện những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch dưới những
từ cần nhấn giọng và gọi học sinh khác luyện đọc lại.
* Ví dụ : Ở khổ 1 của bài “Chợ Tết”
Tôi hỏi: Đoạn thơ này nói lên điều gì ? (Tả cảnh đẹp của thiên nhiên vào hôm có phiên
chợ)
Hỏi: Vậy khi đọc ta cần đọc như thế nào cho hay ? (Đọc chậm rãi, đồng thời nhấn giọng
vào những từ có sức gợi tả)
Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ tết.
Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt là phải giúp học sinh cảm thụ
tốt nội dung bài tập đọc. Cách thức giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc chính là
các bước tiến hành mà tôi đã nêu ra ở trên. Song học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu
16
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
như học sinh được nghe cô giáo mình đọc hay, đọc tốt. Cách đọc của cô chính là một thứ
phương tiện trực quan có hiệu quả nhất góp phần minh chứng cho những gì mà cô và trò
thống nhất ở trên. Để rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm tôi thường soạn bài thật kĩ (bài
soạn của tôi dựa trên gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế
của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh để có một bài soạn
phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn đọc và cảm thụ).
3.4. Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến:
- Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để
các em luống cuống.
- Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi
thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp.
- Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ, với
câu dài cho học sinh ngắt hơi đúng chủ đề ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu
cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt
quãng.
Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông
qua đọc thành tiếng (cả 4 đối tượng Giỏi + Khá + Trung bình + Yếu) xem các em đã đọc
diễn cảm chưa.
CHƯƠNG 4:
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI VẬN DỤNG “MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HƯỚNG DẪN RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4”
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Kết quả đạt được:
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bên bỉ áp dụng những biện pháp rèn đọc
17
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
*Năm học: 2012-2013 - Kết quả Lớp 4B:
Thời gian
Đọc nhỏ, ấp úng
Đầu năm
10 = 29,4%
Cuối học kì I 5 = 14,7%
Cuối học kì II
0
*Năm học: 2013-2014 - Kết quả Lớp 4A:
Thời gian
Đọc nhỏ, ấp úng
Đầu năm
7 = 26,9%
Cuối học kì I 4 = 15,4%
Cuối học kì II
0= 0%
*Năm học: 2014-2015 - Kết quả Lớp 4B:
Thời gian
Đọc nhỏ, ấp úng
Đầu năm
8 = 28,6 %
Cuối học kì I
%
Cuối học kì II
%
Sĩ số: 34 học sinh
Đọc to, rõ, lưu loát
19 = 55,9%
21= 61,8%
22 = 64,7%
Đọc diễn cảm
5 = 14,7%
8 = 23,5%
12 = 35,3%
Sĩ số: 26 học sinh
Đọc to, rõ, lưu loát
14 = 53,8%
15 = 57,7%
17 = 65,4%
Đọc diễn cảm
5 = 19,3%
7= 26,9%
9= 34,6%
Sĩ số: 28 học sinh
Đọc to, rõ, lưu loát
16 = 57,1 %
%
%
Đọc diễn cảm
4 = 14,3 %
%
%
Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ tập
đọc học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng đọc diễn cảm được nâng cao rõ rệt.
Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy, đến cuối năm các em đã đọc to,
rõ ràng, lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc diễn cảm bài văn theo
đúng yêu cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công
bước đầu nghiên cứu, mày mò ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.
Sau đây là một số ví dụ điển hình:
* Năm học 2012-2013:
- Có em Nguyễn Tuấn Nguyễn học hết học kì 1 nhưng em vẫn chưa biết đọc diễn
cảm ở các kiểu câu. Tôi đã kiên trì củng cố cho em vốn kiến thức về các kiểu câu và luyện
cho em tập đọc các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, câu khiến vào lúc 15 phút sinh hoạt đầu giờ
của các buổi học trên lớp. Đến giữa học kì hai em đạt điểm khá phần đọc thành tiếng.
- Có em Nguyễn Văn Đạt học hết học kì 1 nhưng em vẫn chưa biết đọc diễn cảm
ở các kiểu câu. Tôi đã kiên trì củng cố cho em vốn kiến thức về các kiểu câu và luyện cho
em tập đọc các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, câu khiến vào 15 phút phụ đạo học sinh yếu của
18
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
các buổi học. Và phối hợp cùng gia đình đến giữa học kì hai em đã có nhiều tiến bộ phần
đọc thành tiếng.
- Có em Nguyễn Văn Hậu quê ở ngoài Bắc chuyển vào, em phát âm nhầm lẫn l – n,
tôi đã luyện đọc cho em rất nhiều và em đã phát âm đúng nhưng khi đọc vào bài văn thì em
lại phát âm nhầm lẫn. Tôi đã trực tiếp gặp phụ huynh của em và cùng bàn biện pháp hướng
dẫn em tập đọc cùng với gia đình ở nhà. Kết quả cuối năm em đã phát âm đúng l – n và
đọc diễn cảm rất hay.
* Năm học 2013-2014:
- Có em Mai Văn Vương luôn phát âm sai phụ âm đầu tr – ch; tôi đã cho em tập
đọc tiếng, từ ở tất cả các môn học, ở mọi lúc, mọi nơi và giữa học kì II em đã sửa được,
đọc phát âm rõ tr – ch và em đã có nhiều tiến bộ vượt bậc ở cuối năm học.
- Có em Cao Thị Mỹ Linh học hết học kì 1 nhưng em vẫn chưa biết đọc diễn cảm
ở các kiểu câu. Tôi đã kiên trì củng cố cho em vốn kiến thức về các kiểu câu và luyện cho
em tập đọc các kiểu câu: câu hỏi, câu cảm, câu khiến vào 15 phút phụ đạo học sinh yếu của
các buổi học. Và phối hợp cùng gia đình đến giữa học kì hai em đã có nhiều tiến bộ phần
đọc thành tiếng.
* Năm học 2014-2015 này :
- Có em Nguyễn Hà Bình An quê ở ngoài Bắc chuyển vào, em phát âm nhầm lẫn l n, tr - ch tôi đã luyện đọc cho em rất nhiều và em đã phát âm đúng nhưng khi đọc vào bài
văn thì em lại phát âm nhầm lẫn. Tôi đã trực tiếp gặp phụ huynh của em và cùng bàn biện
pháp hướng dẫn em tập đọc cùng với gia đình ở nhà. Kết quả trong thời gian gần đây em
đã phát âm đúng l – n và đọc diễn cảm rất hay.
4.2. Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một vài phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, để đạt được
những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi tự rút ra một số kết luận sư phạm như
sau:
- Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết người thầy phải có nghiệp vụ
sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh vì trong
khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em
sẽ theo dõi lắng nghe thầy đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước để so sánh đánh giá
với giọng đọc của mình. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ
ngữ cô đọc, nói đều phải chuẩn mực.
- Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt
19
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo
gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học
sinh.
- Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ
cách đọc từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa
Tiếng việt, sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật.
Tìm hiểu phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của
phương pháp giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại
không ít. Do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa
đủ còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng
học sinh khác nhau mới đem lại hiệu quả cao.
- Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp
soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trọng học sinh. Giáo viên phải kiên trì
uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo.
- Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng
triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn yếu.
- Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc
trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường
vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải có
quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng dẫn
của giáo viên.
- Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn tập đọc với các môn học khác như:
Tập làm văn, kể chuyện...
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Phổ Hòa tôi đã áp dụng thành công trong những năm
học qua. Với phương pháp rèn đọc này sẽ có tiền đề để tiếp tục dạy môn tập đọc ở lớp 5
đạt kết quả tốt. Vì vậy nếu có thể cải tiến mở rộng cách hướng dẫn thì sáng kiến kinh
nghiện này có thể áp dụng tốt khi dạy môn tập đọc lớp 5 đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi
cao hơn.
4.3.Những vấn đề cần kiến nghị:
- Để đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi mạn phép đưa ra một vài ý kiến
20
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
đề xuất với các cấp chỉ đạo như sau:
- Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là môn tập đọc.
- Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
- Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo
viên, cho học sinh trong khối, trong trường và toàn huyện.
- Những vấn đề còn bỏ ngỏ: Qua qúa trình giảng dạy môn tập đọc đặc biệt về rèn
đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 tôi thấy còn nhiều khó khăn và có những mặt hạn chế.
- Về học sinh: Một số em học sinh còn đọc ngọng đọc vẫn chưa được hay lắm, bản
thân cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn.
-Về phía phụ huynh: Phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập của con em, nên
gặp giáo viên trực tiếp giảng dạy để thống nhất biện pháp giảng dạy.
- Cần tạo mọi điều kiện để con em học tập, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giúp đỡ
con em lúc học ở nhà.
- Nên tạo điều kiện, khuyến khích các em đọc sách, báo…
CHƯƠNG 5:
TIỂU KẾT
Tập đọc là một môn khó dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách
quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn,
phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn.
Phía khách quan, Tập đọc là phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú
ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai
thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy muốn dạy
tốt phân môn Tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận
21
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kĩ
năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề thì chúng ta sẽ có những giờ dạy
thành công.
PHẦN THỨ BA:
KẾT LUẬN CHUNG
Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn
luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt thì vai trò của người thầy giáo đặc biệt quan trọng bởi
người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh bắt
chước. Trong mỗi giờ tập đọc, người thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ
từng từ ngữ, từng câu văn, từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tuỳ theo
từng đối tượng học sinh thật tận tình chu đáo.
Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong
phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm của các bạn
22
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là môn tập đọc ở tiểu
học.
Mỗi bước tiến dù rất nhỏ của mỗi học sinh thân yêu là niềm vui, hạnh phúc và vinh
dự lớn lao của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Chúng ta nguyện mãi mãi cố gắng làm tròn
trọng trách “trồng người”; luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Trên đây mới là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm cho
học sinh trong giờ tập đọc lớp 4, trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh
nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất
lượng dạy và học.
Trong nhiều năm qua, tôi đã học hỏi ở đồng nghiệp cộng với kinh nghiệm của bản
thân tôi đã áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy, kết quả đem lại rất đáng mừng. Sáng kiến
này đã được thông qua toàn trường trong lúc sinh hoạt chuyên đề và vận dụng có hiệu quả
ở Trường Tiểu học Phổ Hòa. Theo tôi nếu được nhân rộng ra vẫn có thể áp dụng đại trà
trong toàn ngành giáo dục tiểu học sẽ đem lại kết quả khả thi hơn. Có lẽ sáng kiến kinh
nghiệm của tôi còn nhiều thiếu sót và hạn chế, tôi mong được các cấp trên cùng các bạn
đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn
thiện góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phổ Hòa, ngày 20 tháng 11 năm 2014.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đỗ Thị Nguyệt Nga
23
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
2. Để học tốt Tiếng Việt 4 tập, 1: Ngô Trần Ái, Nguyễn Qúy Thao (chủ biên) Nhà
xuất Báo Giáo Dục và Thời đại.
3. Bồi dưỡng học Văn - Tiếng Việt tiểu học: Nguyễn Kim Dung – Hồ Thị Vân
Anh: Nhà Xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Bài tập thực hành trắc nghiệm Tiếng Việt 4, tập 1, 2 : Đinh Ngọc Bảo (chủ biên),
Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm.
5.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003-2007) –
Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học giai đoạn (2013-2015) –
Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo về phương pháp
dạy và học Tiếng Việt của các tác giả khác nhau,..
8. Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
24
GV: Đỗ Thị Nguyệt Nga – Trường TH Phổ Hòa.