Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.12 KB, 12 trang )

Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong q trình giáo dục
phổ thơng nói chung, bậc Tiểu học nói riêng. Đây là môn học công cụ với nhiệm
vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho học
sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Trong đó, phân mơn tập đọc là phân mơn
quan trọng góp phần hình thành kỹ năng đọc cho học sinh, một trong bốn kỹ
năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần đạt tới.
Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường,
học đọc, học viết… Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các
em. Ngay từ những ngày đầu trẻ cắp sách đến trường, việc dạy và hình thành,
rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh là nhiệm vụ
trọng tâm của thầy cô. Trong đó dạy đọc có ý nghĩa to lớn, nó trở thành một đòi
hỏi cơ bản, đầu tiên với mỗi người đi học.
Trước tiên trẻ phải học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm
lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó cũng là công cụ để học
tốt các môn khác. Qua các lớp, yêu cầu kỹ năng đọc dần dần từng bước được
nâng cao theo mức độ. Ban đầu yêu cầu học sinh đọc đúng, sau đó đọc lưu lốt
và trơi chảy và từ đó các em đọc diễn cảm. Khi học sinh có kỹ năng đọc diễn
cảm tốt thì điều đó đã phần nào cho thấy học sinh đã cảm thụ được nội dung bài
và ngược lại khi học sinh đã cảm thụ được nội dung bài thì các em thể hiện bằng
việc đọc diễn cảm tốt. Như vậy cho thấy việc rèn đọc diễn cảm đối với học sinh
là vô cùng quan trọng.
Từ thực tế ở trường tiểu học, việc dạy tập đọc bên cạnh những thành cơng
vẫn cịn khơng ít những hạn chế. Với học sinh lớp 4, khi học môn tập đọc các
em được làm quen và tiếp xúc với những loại văn bản khác nhau như văn bản
văn xuôi, thơ, kịch… số lượng chữ khá nhiều và yêu cầu cao hơn về tốc độ. Vì
vậy, làm thế nào để các em đọc đúng tốc độ, ngữ điệu, đọc diễn cảm? Làm thế
nào để các em cảm thụ tốt bài văn, bài thơ? Điều đó khẳng định rằng, trong tiết
tập đọc lớp 4 việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần


thiết. Học sinh đọc đúng, biết đọc diễn cảm thì viết chính tả, dùng từ, đặt câu
mới đúng, viết tập làm văn mới hay.
Chính vì việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn tập đọc, tác
dụng to lớn của việc đọc diễn cảm trong giờ dạy tập đọc, đồng thời thấy được
những khó khăn, vướng mắc khi trực tiếp giảng dạy nội dung đọc diễn cảm, tôi
đã mạnh dạn, đổi mới phương pháp áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp và đã
đạt hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày các biện pháp: “Rèn kĩ năng đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 4”.

Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

1

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
1.1. Về giáo viên
- Việc đọc diễn cảm là cái đích cuối cùng của giờ dạy tập đọc, tuy nhiên
không it giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm.
Vì vậy khi dạy giờ tập đọc, giáo viên chưa chú ý đến đọc diễn cảm mà chỉ yêu
cầu học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát còn phần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
còn tiến hành một cách hình thức, qua loa lấy lệ.
- Khơng ít giáo viên lại đưa ra yêu cầu cao hơn đối với học sinh: Yêu cầu
học sinh đọc diễn cảm, thì đọc diễn cảm toàn bài thơ, bài văn trong khi đối với
lớp 4 mới chỉ yêu cầu mức độ ban đầu (đọc diễn cảm được một đoạn).
- Giáo viên chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết

dạy, chưa có sự cơng phu với giọng đọc của bản thân, chưa “kế thừa” hiệu quả
của 2 bước đệm cho luyện đọc diễn cảm tốt là luyện đọc và tìm hiểu bài.
1.2. Về phía học sinh
Ngay từ đầu năm học tôi đã theo dõi chất lượng đọc của lớp 4A (lớp do
tôi chủ nhiệm và giảng dạy). Sau một tháng, tôi tiến hành khảo sát, chất lượng
đọc của học sinh cụ thể như sau:
Sĩ số

Đọc chậm, phát
âm sai

Đọc đúng
nhưng chậm

Đọc đúng nhưng
chưa diễn cảm

Đọc diễn cảm

22

7
5
8
2
Qua kết quả khảo sát và tìm hiểu tơi thấy:
- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng nên
nhiều em còn ngại đọc bài và học sinh chưa có ý thức tự rèn luyện đọc diễn cảm
mà chỉ mang tính chất chiếu lệ, đối phó.
- Chất lượng đọc ở một số học sinh chưa tốt, học sinh đọc còn chậm, sai,

ngọng, ấp úng.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác
nhau nên một số học sinh thường phát âm sai lỗi (đặc biệt khi đọc các em sai ở
âm đầu: s/x; Vần ân/anh; ât/ach; Thanh hỏi/ thanh ngã…
- Do vốn từ của các em cịn ít, chưa hiểu hết nghĩa của từ, cụm từ trong
bài tập đọc nên đối với những câu văn dài, học sinh chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng
chỗ, chưa biết nhấn giọng một số từ gợi cảm, gợi tả để biểu đạt ý nghĩa, tình
cảm của tác giả gửi gắm trong bài tập đọc.
- HS chưa thể hiện được nội dung và tình cảm bài đọc bằng sắc thái đọc
vui, buồn, trầm, bỗng…
1.3. Về phía phụ huynh
- Hoàn cảnh kinh tế của một số học sinh cịn khó khăn, chưa có điều kiện
cho các em đọc nhiều sách, báo, truyện…
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến chất lượng đọc diễn cảm của
các em, nếu có mới chỉ dừng lại ở việc hướng các em đọc to, rõ ràng chứ chưa
khuyến khích các em đọc diễn cảm.

Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

2

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Nắm rõ được thực trạng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn
cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao
kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
2. Trình bày biện pháp

* Giải pháp 1: Giáo viên đọc mẫu tốt
Trong quá trình rèn đọc diễn cảm cho học sinh, việc đọc mẫũ của giáo
viên có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nói, giáo viên đọc mẫu tốt sẽ giúp cho học
sinh cảm nhận được ngay từ đầu cái hay của tác phẩm, tạo nên cảm xúc và hứng
thú học tập cho các em. Bởi vì giọng đọc của giáo viên ảnh hưởng đến học sinh
rất sâu sắc, các em bắt chước giọng đọc của giáo viên, với các em mọi hoạt động
của thầy cô là “khuôn vàng, thước ngọc”, là tấm gương cho học sinh noi theo.
Nhận thức rõ điều đó, tơi ln tìm tịi, nghiên cứu kỹ bài học, cố gắng đặt mình
vào tâm trạng, tình cảm của tác giả , nhân vật để thể hiện tác phẩm tốt nhất mỗi
khi đọc mẫu. Muốn học sinh đọc tốt thì trước hết người giáo viên phải đọc hay,
đó là đồ dùng trực quan sinh động nhất. Vì vậy người giáo viên phải khơng
ngừng rèn kỹ thuật đọc của mình.
* Giải pháp 2: Rèn đọc đúng, đọc lưu lốt văn bản.
Muốn đọc diễn cảm thì địi hỏi đọc chính xác. Những tiếng, những từ khó
đọc tơi cho học sinh phát hiện ra những tiếng, từ mà mình cảm thấy khó đọc ở
trong bài. Trong thực tế, nhiều giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà
ép học sinh phải chỉ ra những từ khó giống như trong sách nêu ra là không nên.
Tôi thường lên kế hoạch sửa lỗi phát âm cho các em theo các dạng lỗi sau:
- Đọc sai âm đầu: s/x
VD: Bài “Sầu riêng” SGK TV4 tập 2
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi
hương đậm , bay rất xa, lâu tan trong không khí.
- Đọc sai vần: ân/anh; ât/ach; iêu/ươu
VD: Bài “Đơi giày ba ta màu xanh” SGK TV4 tập 1
Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đơi giày, lại
nhìn xuống đơi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất.
- Đọc sai thanh hỏi / ngã.
VD: Bài “Có chí thì nên” SGK TV4 tập 1
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Như vậy, muốn học sinh đọc đúng thì giáo viên cần phải phối hợp nhiều

biện pháp một lúc, tuỳ thuộc vào âm, thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh mà
giáo viên lên kế hoạch cụ thể giáo viên kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng
giờ...
GV đọc mẫu cho học sinh khá phát âm, gọi học sinh hay phát âm sai
(âm/vần/thanh) đọc lại. Lưu ý nên cho các em phát âm cá nhân để dễ phát hiện
những em phát âm sai để sửa.
Rèn cho học sinh thói quen đọc đúng những từ có các phụ âm, vần, dấu
thanh mà học sinh hay nhầm lẫn là việc làm khơng đơn giản. Bản thân một mình
phân mơn tập đọc cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy theo tôi trong tất cả
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

3

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

các giờ học và trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào tôi và lực lượng nồng cốt
của lớp sẽ giúp các bạn sửa ngay.
* Giải pháp 3: Tốc độ đọc và âm lượng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh tốc độ và âm lượng đọc cho phù
hợp, vừa phải. Đọc chậm quá, đọc ấp úng, ê a hoặc ngược lại đọc liến thoắng,
đọc quá nhanh đều làm cho người nghe khó theo dõi, khơng hiểu đúng và đầy đủ
nội dung của bài đọc.
Theo tôi, giáo viên có thể đọc mẫu để các em có thể ước lượng và điều
chỉnh tốc độ đọc, với nhiều hình thức: đọc nối tiếp, đọc trong nhóm… em có
tốc độ đọc nhanh sẽ được đọc nối tiếp, hay phân nhóm với em đọc có tốc độ
chậm để các em tự điều chỉnh tốc độ đọc của mình.
Để chữa lỗi và thể hiện tốc độ giáo viên cần hướng dẫn:

- Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một cơng việc dồn dập,
khẩn trương thì phải đọc nhanh nhưng khơng có nghĩa là các em phải đọc một
cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể
theo dõi được.
VD: Bài “Thắng biển” SGK TV4 tập 2
Một tiếng reo hò nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn
nữ, một người vác một cái mẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ.
- Khi đọc những văn bản cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ
không quá chậm.
- Là một bài văn xi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải đọc chậm, đọc
với tốc độ chậm hơn bình thường chứ khơng phải các em đọc chậm từng tiếng
một sẽ làm cho người nghe hiểu sai về nội dung văn bản.
Luyện tập về âm lượng đọc: Giáo viên phải tập cho học sinh có thói
quen âm lượng đọc đủ nghe, đọc quá nhỏ (đọc lí nhí, âm thanh khơng thốt khỏi
ra miệng hoặc đọc to q (như gào lên) sẽ làm cho người nghe theo dõi một
cách mệt mỏi, khó chịu. Tuỳ theo số lượng người nghe (một người, một nhóm
hay cả lớp) các em điều chỉnh âm lượng cho phù hợp.
* Giải pháp 4: Luyện tập ngắt giọng đúng chổ
a. Thơ
Khi đọc các văn bản thơ ca việc ngắt giọng trong khi đọc không chỉ phụ
thuộc vào dấu câu mà cịn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca.
- Khi đọc 7 chữ, ở mọi câu thường là ngắt theo nhịp 4/3.
VD: Bài “ Đoàn thuyền đánh cá” SGK TV4 tập 2
Mặt trời xuống biển / như hịn lửa
Sóng đã cài then / đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá / lại ra khơi
Câu hát căng buồm / cùng gió khơi.
-Thơ lục bát thường ngắt nhịp rất linh hoạt, tuỳ theo tiết tấu của câu thơ
để khi đọc có ngắt nhịp phù hợp.
Câu 6 có thể ngắt theo nhịp 2/2/2; 4/2; 2/4; 3/3

Câu 8 có thể ngắt theo nhịp 2/2/2/2; 4/4; 3/5; 2/4/2
VD: Bài “ Truyện cổ nước mình” SGK TV4 tập 2
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

4

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Tôi yêu / truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa
Thương người / rồi mới thương ta
Yêu nhau / dù mấy cách xa / cũng tìm.
-Thơ 5 chữ nhịp thơ thường là 2/3, 3/2.
VD: Bài “ Bè xuôi sông La” SGK TV4 tập 2
Sông La ơi sông La
Trong veo / như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Cần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp bài thơ thì giáo viên cần
phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết theo thể thơ nào. Cách ngắt
nhịp chung của toàn bài ra sao. Song cũng cần phát hiện những câu, những đoạn
có cách ngắt nhịp khác biệt để hướng dẫn học sinh.
b.Văn xuôi:
Thực tế giảng dạy cho thấy mọi bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt
giọng ở các câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, hoặc mắc lỗi ở những câu
ngắn mà các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Do vậy các em
thường lấy giọng, ngắt hơi một cách tuỳ tiện mà khơng tính đến nghĩa.

Với những câu văn dài, khơng có dấu phẩy thì phải hướng dẫn học sinh
chổ ngắt giọng để lấy hơi đọc. Chú ý những chỗ ngầm nghỉ hơi giữa các cụm từ
để không gây hiểu lầm hoặc gây mơ hồ về nghĩa. Ở vị trí “Dấu chấm” lời nói đã
trọn vẹn, khi đọc ngắt giọng dài hơi hơn.
VD: Bài “ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” SGK TV4 tập 2
Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ
nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. //
Dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu hai chấm, dấu gạch ngang… trong văn bản
cũng là dấu hiệu cần ngắt câu.
VD: Bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” SGK TV4 tập 1
Một buổi chiều,/ ơng nói với mẹ An-đrây-ca: / “Bố khó thở lắm!...”/ Mẹ
liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.//
VD: Bài “Quà tặng cha” SGK TV4 tập 2
Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - / một viên quan chức
tài chính - / vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.//
Mỗi bài văn, bài thơ giáo viên cần phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ về cách
ngắt, nghỉ hơi đúng thì sẽ giúp các em đọc đúng, thể hiện diễn cảm được, hiểu
văn bản được cụ thể sâu sắc hơn.
* Giải pháp 5: Luyện nhấn giọng, ngữ điệu đọc phù hợp với từng kiểu câu.
Ngữ điệu có giá trị lớn để bộ lộ cảm xúc, sử dụng ngữ điệu rất quan trọng
trong đọc diễn cảm. Người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái giá trị của
bài chính là nhờ một phần lớn ở giọng điệu người đọc. Khi cần lên giọng, xuống
giọng,… sao cho phù hợp với ý nghĩa cảm xúc của đoạn, của bài, tuỳ theo nội
dung mà đọc với giọng điệu vui, buồn, chậm rãi, dồn dập hay thiết tha…
a. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

5

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng



Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

VD: Bài “Chợ Tết” SGK TV4 tập 2
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết .
Để đọc được diễn cảm bài thơ này, giáo viên hướng dẫn học sinh phải biết
nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh đẹp của thiên nhiên hơm có phiên chợ và
khơng khí vui tươi của người đi chợ.
b. Lên giọng, xuống giọng theo từng loại câu.
Trong các bài tập đọc của học sinh, có nhiều câu phân theo mục đích nói
thể hiện qua dấu câu. Với các câu này cần phải có ngữ điệu đọc phù hợp.
Muốn khắc phục tình trạng đọc lên xuống, giọng tuỳ tiện thì giáo viên
phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu.
- Câu kể: Ở cuối câu có dấu chấm khi đọc phải xuống giọng ở cuối câu.
VD: Bài “Điều ước của vua Mi- đát” SGK TV4 tập 1
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt
một quả táo, quả táo cũng biến thành vàng.
- Câu hỏi: Ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu.
- Câu kể có dấu chấm lửng, khi đọc ta phải kéo giọng dài.
VD: Bài “Trăng ơi… từ đâu đến?” TV4 tập 2
Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
- Câu cảm, câu khiến ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên
giọng ở cuối câu.

VD: Bài “ Bài con chuồn chuồn nước” SGK TV4 tập 2
Ôi chao!Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
Hay bài “Trong quán ăn “Ba cá bống”SGK TV4 tập 1
Bu-ra-ti-nô hét lên:
- Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!
Đối với các kiểu câu này, tôi sẽ cho học sinh khá đọc mẫu theo cách đọc
đó rồi cho học sinh khác luyện đọc. Việc làm này phải làm thường xuyên khi
gặp những bài tập đọc có các kiểu câu như vậy. Có như thế mới hình thành được
thói quen đúng.
c. Thể hiện sắc thái giọng đọc theo từng nội dung bài đọc, từng nhân vật.
VD: Bài “Khúc hát ru nhữngem bé lớn lên trên lưng mẹ”SGK TV4 tập 2
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Với nội dung ca ngợi tình yêu nước, yêu con người sâu sắc của người phụ
nữ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hướng dẫn học sinh cần
đọc với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

6

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Hay khi dạy bài “Kéo co”SGK TV4 tập 1
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi
kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng

dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở
những tiếng hị reo khuyến khích của người xem hội.
Hướng dẫn học sinh đọc với giọng sôi nổi hào hứng để làm rõ kéo co là một
trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Bài “Khuất phục tên cướp biển” SGK TV4 tập 2
Tên cướp trừng mắt nhìn bác sĩ, qt:
- Có câm mồm khơng?
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:
- Anh bảo tôi phải không?
Giáo viên hướng dẫn giọng đọc thể hiện tính cách nhân vật: Tên cướp biển
thì cộc cằn, hung dữ, lời bác sĩ điềm tĩnh nhưng kiên quyết.
* Giải pháp 6: Giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung của bài
Đọc diễn cảm và cảm thụ nội dung bài là hai bước có quan hệ mật thiết với
nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, diễn cảm
tốt. Ngược lại, đọc đúng và diễn cảm tốt giúp cho các em cảm thụ bài văn thêm
sâu sắc. Muốn vậy giáo viên cần chú ý:
a. Bám sát yêu cầu bài tập đọc
Bám sát được yêu cầu bài tập đọc, giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp
mình giảng dạy thì bài dạy mới thực sự hiệu quả.
b. Giảng từ, khai thác nghệ thuật
Trong bài Tập đọc thường có nhiều từ, vậy ta cần phải giảng những từ
nào? Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân mơn Tập đọc, tơi thấy có thể chia
những từ để giảng làm ba loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và
loại từ chìa khố (từ trung tâm).
Từ khó: Thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong,
giáo viên cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ
này khi bắt đầu tiếp xúc với bài tập đọc.
Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần
lưu ý bởi đó là những từ làm tốt lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó.
Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ

trung tâm trong quá trình khai thác.
Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để
làm tốt lên nội dung bài học.
Ta chia những từ cần giảng làm ba loại như vậy để dễ phân biệt, trong
thực tế, nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.
Theo tôi, bài Tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ
thuật, do vậy phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung
của tác phẩm. Khai thác nghệ thuật của một bài Tập đọc là khai thác những gì?
Tơi cho rằng tùy từng bài mà giáo viên xem có những nét gì nổi bật về nghệ
thuật cần khai thác.
VD: Bài “Chợ Tết” SGK TV4 tập 2
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

7

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Giáo viên giúp học sinh hiểu được nghệ thuật dùng từ của tác giả khi miêu
tả những người đến chợ Tết, tác giả đã chọn tả những nét rất riêng của từng
người, đó là:
“Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Người hai thôn gánh lợn chạy đi đầu
Vài cụ già chống gậy bước lom khom
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau”…
Bên cạnh cách dùng từ giàu sức gợi cảm như vậy tác giả còn chọn tả

những màu sắc rất tươi, rất trong sáng: trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm,
vàng, tía son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm,
son. Với cách dùng từ như vậy tác giả đã phác họa ra trước mắt chúng ta bức
tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó, ta thấy
được sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp tết.
Khi khai thác nghệ thuật vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật
khác nhau như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn,
khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn… có như thế phần khai thác nội
dung bài mới đầy đủ. Giáo viên cần đặc biệt chú ý khai thác biện pháp tu từ.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi thấy các biện pháp tu từ ở Tiểu học cần tập
trung khai thác là: so sánh, điệp từ, nhân hoá…. Nếu giáo viên khai thác tốt các
biện pháp tu từ này thì nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh
cảm thụ bài văn.
VD: Bài “Dịng sơng mặc áo” SGK TV4 tập 2
Tôi tập trung khai thác các biện pháp nhân hố thơng qua các từ: mặc áo,
điệu, thơ thẩn, nép, cười… để giúp học sinh thấy được nét đẹp dịu dàng của dịng
sơng q hương. Nét đẹp ấy mang đậm vẻ duyên dáng của một người thiếu nữ.
Với các bước tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì tập luyện,
việc dạy học của giáo viên sẽ thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của
bài, hiểu bài tiến tới đọc diễn cảm tốt.
* Giải pháp 7: Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin vào khả năng của mình.
Giáo viên cần nhẹ nhàng, tôn trọng, gần gũi với học sinh giúp học sinh có
cảm giác thân thương, tin tưởng cơ giáo. Đây cũng là yếu tố tâm lý quan trọng
khi học sinh tham gia luyện đọc diễn cảm. Tránh tình trạng giáo viên phê bình
gay gắt học sinh đọc sai mà cần nhất là giáo viên phải nhẹ nhàng, động viên
hướng dẫn học sinh đọc lại. Khi học sinh đọc tốt, giáo viên cần có lời khen ngợi
xứng đáng để động viên phát huy khả năng đọc để các em khác noi theo.
Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường
xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động
viên để các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tơi ln tạo

cho lớp học một khơng khí thoải mái để các em phấn khởi học tập. Trong việc
rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi khơng sử dụng sự gị ép, áp đặt, mà
thường xun sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính chủ động, tích cực
và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em có điều kiện để thể hiện mình.
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

8

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

* Giải pháp 8: Tổ chức các cuộc thi đọc diễn cảm
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hiếu động, thích vui chơi giải trí
nhiều hơn là học tập gị bó. Các em được khen ngợi, động viên, thích được tự
hào về bản thân. Giáo viên đã có kế hoạch tổ chức các cuộc thi giữa các cá nhân,
giữa các nhóm. Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm qua các trò chơi:Thả thơ,
phát thanh viên nhí…trong các giờ ngoại khố. Đây cũng là hình thức khuyến
khích học sinh thi đua với bạn, nhân số lượng học sinh đọc tốt lên nhằm đáp ứng
một phần kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
PHẦN III: HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC
Trải qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng những giải pháp nêu trên, đã
đem đến cho tôi những kết quả đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện ở chất
lượng đọc lớp tôi như sau:
Giai
đoạn

Đọc chậm,

phát âm sai

Đọc đúng nhưng
chậm

Đọc đúng nhưng
chưa diễn cảm

Đọc diễn cảm

Đầu
năm
Cuối
kì I

7 em

5 em

8 em

2 em

2 em

7 em

8 em

5 em


*Kết quả trước khi sử dụng biện pháp:
Bảng 1: Khảo sát tốc độ đọc đầu lớp 4A (năm học 2020 -2021)
Nội dung khảo sát
TSHS Đọc chậm, phát Đọc đúng nhưng Đọc đúng nhưng Đọc diễn cảm
chậm
chưa diễn cảm
lớp 4A âm sai
SL
%
SL
%
SL
%
29
Bảng 2: Khảo sát tốc độ đọc GHKI lớp 4A (năm học 2020 -2021)
Nội dung khảo sát
TSHS Đọc chậm, phát Đọc đúng nhưng Đọc đúng nhưng Đọc diễn cảm
chậm
chưa diễn cảm
lớp 4A âm sai
SL
%
SL
%
SL
%
29
Như vậy nhìn vào bảng khảo sát kết quả đọc của học sinh trước và sau khi
sử dụng biện pháp cho thấy hiệu quả của biện pháp mà tôi áp dụng là rất cao.

- Việc đọc đúng, đọc diễn cảm của HS lớp tơi đã có chuyển biến rõ rệt so với
đầu năm học. Học sinh khơng cịn đọc ngắc ngứ, đọc không để ý đến nghĩa hoặc
sai nghĩa, giọng đọc đều đều, rời rạc… lên xuống giọng tuỳ tiện. Dần dần từng
bước các em đã biết đọc diễn cảm ở mỗi bài. Việc biết đọc diễn cảm giúp các em
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

9

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

bồi bổ thêm các kỹ năng giao tiếp, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn khi tham
gia vào các hoạt động tập thể, … khi giao tiếp với người lớn, thầy cô, với bạn bè
và mọi người xung quanh như: nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, lời mời, lời đề
nghị, lời yêu cầu…
PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
Như vây biện pháp: “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”.
đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt. Việc rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh không chỉ trong phân môn Tập đọc mà cịn đối với tất cả các mơn học khác.
Trong trường Tiểu học, việc rèn luyện đọc diễn cảm cho học sinh là điều
hết sức cần thiết, nó mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của các em.
Việc đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương
đất nước, con người; biết phát huy và giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc.
Đối với giáo viên, việc đọc diễn cảm lại càng có ý nghĩa quan trọng, bởi nó lột
tả được “cái hồn. cái thần” của văn bản và truyền lại được cái hồn, cái thần” đó
đến người nghe, nó giúp giáo viên truyền thụ tác phẩm văn học tốt hơn, từ đó

mang lại cho học sinh sự cảm nhận về bài đọc cũng tốt hơn, khơi gợi những
rung động thẩm mỹ nơi người đọc. Hay nói cách khác: Năng lực đọc diễn cảm
chính là một trong những thước đo tay nghề đối với người giáo viên Tiểu học.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để có kết quả rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt hơn, tôi mạnh dạn đề xuất
một vài ý kiến như sau:
+ Đối với nhà trường:
Khơi dậy phong trào đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên bằng cách cần tổ
chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi đọc diễn cảm, ngâm thơ, thi dẫn
chương trình, thi tuyên truyền viên,…để các em học sinh và giáo viên có điều
kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau, phát huy năng lực sẵn có.
+ Đối với Phịng giáo dục:
Phịng giáo dục mở thêm nhiều chuyên đề với nội dung sinh hoạt về kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn cảm,…để giáo viên có cơ
hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là một vài biện pháp của bản thân trong việc Rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 4 mà tôi đã đúc rút ra từ thực tế giảng dạy. Rất mong
sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng
Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

10

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4


Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

11

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng


Biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

12

Giáo viên: Nguyễn Thị Hằng



×