Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.26 KB, 8 trang )



MỤC LỤC
I- Đặt vấn đề: Trang-2
II- Thực trạng: 2
III- Nội dung: 5
* Đề xuất một số biện pháp:
1. Đổi mới phương tiện dạy học. 5
2. Đổi mới nội dung dạy học. 5
3. Đổi mới phương pháp dạy học. 8
4 . Kết quả đạt được. 9

IV - Kết luận: 11

1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
I . Đặt vấn đề :
Như chúng ta đã biết. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình
chuyển hoá từ dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó lá quá
trình chuyển hoá trực tiếp, từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa có âm
thanh .
Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập.
Nó là công cụ để học tập các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học
tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời,
nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức sẽ không có tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng
như tư duy của người đọc. Đọc giúp trẻ hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng
yêu cái thiện và cái đẹp. Các em biết suy nghĩ một cách Logic cũng như biết tư
duy có hình ảnh. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.


Trong yêu cầu về kĩ năng đọc cho học sinh bao gồm đọc thông: (đọc thành
tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) và đọc hiểu. Trong đọc hiểu, yêu cầu đọc diễn cảm, khi
các em biết đọc diễn cảm tức là các em đã cảm nhận được nội dung cái đẹp cái
hay của bài thơ, bài văn; các em đã nhận được ra những câu văn, câu thơ, những
hình ảnh, những chi tiết có giá trị nghệ thuật cao. Sự cảm nhận của các em về nội
dung bài, về giá trị nghệ thuật được thể hiện rõ qua từng ngữ điệu trong bước đọc
diễn cảm. Và, yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 5 là yêu cầu cao nhất so với
tất cả khối lớp 4 . Vậy nên có một câu hỏi luôn hiện hữu ở trong tôi: “ Làm thế
nào để các em ở lớp cuối cấp TH có được kĩ năng đọc diễn cảm tốt”? Câu hỏi đó
luôn làm cho tôi phải trăn trở , và cũng chính nó đã giúp tôi có được đề tài: “ Rèn
kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ’’
II . Thực trạng :
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
Năm học 2006 – 2007, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B với tổng số
học sinh 35 em . Mặc dù là năm cuối của trương trình thay sách nhưng trong quá
trình giảng dạy phân môn tập đọc tôi nhận ra một điều đáng lo ngại là kĩ năng đọc
diễn cảm của học sinh nói chung còn yếu. Tất cả các em đều biết đọc đúng nhưng
đa số các em chưa biết đọc diễn cảm, tức là các em chưa có được kĩ thuật ngắt
giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ , cao độ …Khi đọc ngắt giọng các em
cũng mới chỉ biết dùng lại ở những chỗ có dấu câu như: dấu phẩy, dấu chấm
…Còn ở những từ, cụm từ hoặc là ở những dấu câu cần ngưng lâu hơn, cần lắng
giọng để tạo ấn tượngcho người nghe thì các em chưa làm được điều đó.
Mặc dù khi yêu cầu đọc, các em đã đảm bảo đọc đúng tốc độ từ 80 đến
100 tiếng trong một phút nhưng các em lại không nắm được yêu cầu về tốc độ
đọc của từng thể loại văn bản. Chẳng hạn: Tốc độ đọc truyện kể phải đọc nhanh
hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian đọc để bộc lộ cảm xúc …
Hay ở những câu ngắn và câu dài. ở những câu ngắn, câu đã được nén lại
thì các em lại đọc thong thả, còn ở những câu dài; Các em lại đọc với nhịp độ

nhanh, gấp gáp ( nhất là những câu có điệp cú pháp , có tính liệt kê ) .
Khi đọc to, vì đọc trước nhiều người, các em cần phải đọc to, rõ ràng để
cho mọi người cùng nghe nhưng đã có một số học sinh đã không tính đến kĩ năng
đó. Có em thì đọc quá to làm mất đi tính biểu cảm, có em thì lại đọc quá nhỏ làm
cho cô giáo và các bạn xung quanh nghe không rõ … Cường độ đọc luôn phối hợp
với cao độ để tạo ra giọng vang hoặc giọng lắng nhưng khi đọc văn bản, các em
chưa dụng ý nghệ thuật . Trong văn bản các em chưa cảm nhận được đâu là chỗ lên
giọng, đâu là chỗ xuống giọng. Những từ ngữ cần nhấn giọng, những kiểu câu
không giống nhau cần thể hiện giọng đọc khác nhau …Ấy vậy mà các em đọc đều
như nhau làm mất đi cảm xúc của tác giả biểu lộ trong văn bản. Thực trạng trên
không chỉ tồn tại ở lớp tôi chủ nhiệm mà qua dự giờ thăm lớp tôi đã rút ra một kết
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
luận chung: Tất cả học sinh đều mắc phải những tồn tại ấy ở hoạt động luyện đọc
diễn cảm. Một phần các em có thể không nắm được cách đọc nhưng mặt khác cũng
có thể do các em không nắm được nội dung của văn bản. Vì không hiểu được nội
dung câu, từ, đoạn nên mặc dù các em có thể đọc trôi chảy, lưu loát, liến thoắng
nhưng không thể nào lột tả được cái hồn của văn chương .
Không chỉ học sinh mà ở một số giáo viên . Bước đọc mẫu là bước quan
trọng tạo tiền đề, là cơ sở để các em cảm nhận nội dung bài, có kĩ năng đọc tốt
hơn. Ấy vậy mà một số giáo viên lại không làm được điều đó ở bước đọc mẫu, họ
cũng chỉ mới dừng lại ở yêu cầu đọc đúng, đọc lưu loát… Họ đâu biết rằng đây
chính là một trong các nhân tố “góp phần” vào sự thất bại trong kết quả luyện đọc
diễn cảm cho học sinh .
Thông thường khi chuẩn bị để lên lớp , hầu như giáo viên nào cũng chỉ chú
ý đến nội dung bài học: quy trình đã đúng, đủ chưa, khai thác nội dung có sâu và
hợp lý không? Chứ ít ai chú ý tới sự chuẩn bị đồ dùng, phương dạy học của giáo
viên trong bước luyện đọc diễn cảm. Kể cả việc phân loại văn bản để định hướng
cho học sinh đọc, đây cũng là việc làm mà giáo viên thường hay “ quên ’’.

Thực tế đó đã thể hiện rất rõ ở lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm qua kết quả khảo
sát đầu năm như sau :
Từ thực trạng trêntôi thấy cần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng về
rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinhnên tôi đã tìm tòi nghiên cứu. Sâu đây tôi
xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm để phụ huynh đồng nghệp cùng tham
khảo.
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
+ ở lớp Đối chứng: hoạt động chính là giáo viên truyền thụ tri thức và đưa ra
một hệ thống các câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào ngữ liệu và kết quả phân tích của
sách giáo khoa để trả lời. Vì vậy học sinh tham gia học tập một cách thụ động, máy
móc và chỉ tập trung vào nhóm học sinh khá, giỏi nên việc rèn luyện kĩ năng đọc cho
học sinh vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, khi hướng dẫn học sinh đọc với giọng đều
đều rời rạc, không có trong âm từ, không có trong âm câu, không cảm xúc, nên giờ
học học sinh đọc diễn cảm bài văn, bài thơ có kết quả chưa cao.
+ ở lớp Thực nghiệm: mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học
được biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ
choc lớp học linh hoạt lấy học sinh làm trung tâm đã nâng cao hiệu quả của việc dạy
cho học sinh đọc diễn cảm một cách rõ rệt. Cụ thể: trong giờ học, học sinh hầu hết
được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng. Học sinh nhút nhát,
học sinh yếu được chú ý một cách đúng m, khuyến khích động viên kịp thời. Vì vậy
kết quả học tập được nâng cao. Trong giờ thực nghiệm, không có hiện tượng học
sinh làm việc riêng, các em đều bị thu hút vào các hoạt động học tâp. Trong quá quá
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
trình thực nghiệm, sự tập trung chú ý của học sinh trong giờ học của hai lớp Thực
nghiệm và Đối chứng cũng khác nhau. Qua đó chúng ta thấy rõ sự khác biệt về kết
quả học tập giữa hai lớp Thực nghiệm và Đối chứng. Kết quả học tập của học sinh

nói chung ở lớp Thực nghiệm: học sinh hứng thú học, thực sự mang lại cho cá em
điều kiện rèn kĩ năng đọc đọc diễn cảm.
IV
.Phần kết luận
Qua nghiên cứu tài liệu tham khảo, nội dung chương trình sách giáo khoa kết
hợp với thực tế dạy học, tôi thấy là giáo viên chúng ta nên cần:
- Tìm hiểu và nắm được một số vấn đề cơ bản về dạy học, đổi mới phương
pháp học ở Tiểu học nói chung và đổi mối phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở
lớp 5 nói riêng.
- Tìm hiểu việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
-Tìm hiểu thực trạng việc dạy - học đọc diễn cảm của giáo viên – học sinh ở
lớp 5 để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc dạy – học đọc diễn cảm. Lựa
chọn phương pháp dạy học thích cho bài học nhằm gây hứng thú học tập cho học
sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
- Trong giảng dạy, người giáo viên luôn phải tự học, tự rèn luyện để không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
- Trong giảng dạy, chúng ta không nên xem nhẹ bất cứ môn học nào bởi tất cả
các môn học đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
-Sự nhiệt tình, yêu nghề, tìm hiểu đặc điểm tâm lí, quan tâm đến mọi đối tượng
học sinh…cũng góp phần không nhỏ cho thành công trong quá trình dạy học.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Tiểu học là bấc học nền tảng, là tiền đề cho
sự phát triển xã hội mà con người là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi. Bởi vậy,
nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng
trong trường học là rất quan trọng vì học tốt môn này các em mới có nền tang học tốt
các môn học khác.
Trong xã hội, con người luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy
nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng

trong trường học là rất quan trọng vì môn học này mới có nền móngđể học tốt các
môn học khác.
Như vậy để nâng cao hiệu quả đào tạo thì mỗi giáo viên Tiểu học cần nắm
chắc mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”
- Giáo viên Tiểu học cần nắm vững nội dung, kiến thức của các mạch kiến
thức về việc dạy đọc cho học sinh.Biết vận dụng và thực hành tốt khi hướng dẫn
cho học sinh.
- Tránh dạy chay, rập khuôn, máy móc và biết cách tổ choc để học sinh tự
tiếp cận và khám phá ra kiến thức mới.
- Cần đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy học.
- Đổi mới cách nhận xét, đánh giá giáo viên và học sinh.
Sau một thời gian làm đề tài, nghiên cứu các tài liệu và qua thực tế giảng
dạy, bản thân tôI đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc rèn kĩ năng
đọc diễn cảm cho học sinh. Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, tôi
biết trong đề tài này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự
góp ý chân thành của hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này
được hoàn thiện hơn và vận dụng vào thực tế giảng dạy ngày một tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
8

×