Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN xây dựng hệ thống câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn địa lý – phần vùng kinh tế trung du và miền núi bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.74 KB, 23 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn thi học sinh giỏi
môn Địa Lý – Phần vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Hồng Hạnh
Mã sáng kiến: 19.58.04

Vĩnh Phúc, năm 2021
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Địa lí vùng kinh tế Việt Nam là phần kiến thức trọng tâm có nội dung
nhiều và thời lượng giảng dạy lớn trong chương trình Địa lí 12. Tuy khơng
khó nắm bắt nhưng để hiểu sâu được bức tranh kinh tế xã hội của từng vùng
thì địi hỏi người học phải có kĩ năng tổng hợp các phần địa lí tự nhiên, dân cư
và ngành kinh tế đã học ở các chương trước đó. Ngồi ra, học sinh phải biết
so sánh, đối chiếu những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nổi bật giữa các
vùng với nhau cũng như hiểu được vai trò của từng vùng trong sự phân công
lao động theo lãnh thổ của cả nước.
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí, vùng kinh tế ln
xuất hiện với những câu hỏi có nội dung tương đối khó, tập trung vào tìm
hiểu nguồn lực phát triển kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng và
cơ cấu kinh tế của các vùng. Đặc biệt, là các câu hỏi liên quan đến vùng


Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đối với học sinh và giáo viên, ngoài việc trang bị được các kiến thức
cơ bản còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan, giải
các dạng bài tập. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, nội
dung chuyên đề chỉ được trình bày ngắn gọn trong một bài học đã không đáp
ứng được cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các trường
chuyên. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu về nội dung này lại chưa gắn kết
với hoạt động dạy học mà chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tham
khảo.
Xuất phát từ mục tiêu chương trình bồi dưỡng cho học sinh giỏi Địa lí,
trên cơ sở nghiên cứu và kinh nghiệm giảng dạy, tác giả đã hệ thống hoá một
số nội dung kiến thức và bài tập. Việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng
bài tập liên quan đến vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ giúp các giáo viên
và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất về vấn đề
2


phát triển kinh tế xã hội nổi bật của vùng, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong
việc dạy và học ở các trường trong tỉnh.
2. Tên sáng kiến: “Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn Địa
Lý – Phần vùng kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ”
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp học.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: học kì II năm
học 2019-2020.
5. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Về nội dung của sáng kiến:
5.1.1. Câu hỏi ơn tập dạng giải thích
a. u cầu
Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh
giỏi. Đây là một dạng câu hỏi khó, địi hỏi thí sinh khơng chỉ nắm vững kiến

thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa
lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội) của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi.
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của
chúng để tìm ra nguyên nhân.
b. Câu hỏi áp dụng
Câu 1: Tại sao, mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng sự phát triển ngành
công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng với ngành cơng nghiệp nước ta?
 Chiếm tỉ trọng nhỏ (dẫn chứng)
 Giải thích:
o Là vùng tập trung nhiều ngành cơng nghiệp có ý nghĩa then chốt với
công nghiệp Việt Nam’
 Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: là vùng tập trung
nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất, chủng
3


loại đa dạng nhất nước ta  cung cấp cơ sở nguyên liệu đầu vào
cho công nghiệp Việt Nam (dẫn chứng)
 Công nghiệp điện (thủy điện và nhiệt điện): Tiềm năng thủy điện
và nhiệt điện của vùng rất lớn (dẫn chứng)  việc phát triển công
nghiệp điện của vùng đã được chứng minh vai trò trong lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
 Một số ngành công nghiệp khác cũng có ý nghĩa quan trọng: chế
biến chè, đóng tàu,…
o Tập trung các trung tâm cơng nghiệp quan trọng của đất nước, được
hình thành từ sớm gắn với q trình cơng nghiệp hóa của đất nước ở

giai đoạn đầu tiên, hướng chun mơn hóa rõ rệt: Thái Ngun (luyện
kim và cơ khí), Việt Trì (hóa chất, giấy), Hạ Long, Cẩm Phả (cơ khí,
khai thác than, vật liệu xây dựng).
Câu 2: Tại sao, khai thác tài nguyên khoáng sản là thế mạnh nổi bật của
vùng Trung du miền núi phía Bắc? Vấn đề đặt ra khi khai thác tài
nguyên khống sản của vùng là gì?
 Khống sản là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng do:
o Là giàu có về tài ngun khống sản, tập trung nhiều khống sản với
trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất, chủng loại đa dạng nhất nước ta
(dẫn chứng)
o Ý nghĩa:
 Cung cấp cơ sở nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp Việt Nam
ảnh hưởng đến cơ cấu ngành đa dạng (năng lượng, luyện kim, cơ
khí, hóa chất) quy mơ và hướng chun mơn hóa của các trung
tâm cơng nghiệp Thái Ngun, Hạ Long, Việt Trì, Cẩm Phả. Đến
phân bố và sự hình thành các điểm cơng nghiệp trong vùng. Từ
đó tạo động lực cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng CNH – HĐH.
 Tạo mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng, tạo điều kiện thu hút
đầu tư, giải quyết việc làm, thu hút lao động...
 Vấn đề đặt ra trong khai thác và chế biến khoáng sản
4


o Các mỏ khống sản có trữ lượng nhỏ, nhiều tạp chất phân bố phân tán
ở các vùng miền núi nên khó khai thác và địi hỏi cơng nghệ hiện đại.
o Phần lớn khoáng sản khai thác được xuất khẩu đi các lãnh thổ khác mà
không được chế biến tại chỗ gây nên tình trạng thất thốt và lãng phí
tài ngun
o Việc quản lí nhà nước cịn lỏng lẻo nên xuất hiện tình trạng khai thác

chui, tự phát của người dân gây nguy hiểm tính mạng và mất an ninh
trật tự.
o Khai thác khống sản tác động mạnh đến mơi trường: thu hẹp diện tích
rừng, mất cân bằng sinh thái, xói mịn đất, ơ nhiễm mơi trường nước
và khơng khí.
Câu 3: Tại sao trên hệ thống sông Hồng việc trị thủy gặp nhiều khó
khăn? Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý
nghĩa gì và gặp phải những khó khăn như thế nào?
 Việc trị thủy gặp nhiều khó khăn do tính chất lũ của Sông Hồng phức tạp:
o Thượng lưu lũ lên nhanh do là sơng lớn và dài có dạng hình nan quạt,
3 phụ lưu với mùa mưa trùng nhau cùng về mùa hạ đổ về một điểm
(Việt Trì). Ngồi ra sơng chảy qua vùng đá cứng khó thấm nước, bề
mặt đất trống đồi núi trọc Ngoài ra do diện mưa bão rộng nên lũ từ các
sông lớn đổ về một thời điểm gây lũ đột ngột.
o Hạ lưu sông chảy qua vùng đồng bằng có mặt đất thấp, sơng ít chi lưu
và cửa biển, xung quanh có đê sơng, biển bao bọc. Ngồi ra mức độ đơ
thị hóa cao, dân số đơng cũng làm mức độ ngập lụt càng nghiêm trọng,
thốt nước chậm.
 Ý nghĩa của cơng trình thủy điện
o Cung cấp năng lượng, nguồn năng lượng giá rẻ cho vùng và cho cả
nước
o Tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp dặc biệt là công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản.

5


o Các hồ thủy điện sẽ điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vùng hạ lưu,
cung cấp nước tưới về mùa khô, tạo điều kiện phát triển thủy sản, du
lịch...

 Khó khăn của việc phát triển thủy điện.
o Địa hình chia cắt, địa chất phức tạp khó khăn cho việc thiết kế và xây
dựng
o Thủy chế phân mùa rõ rệt, mùa khơ thiếu nước, mùa mưa có nguy cơ
vỡ đập
o Trữ năng lớn nhưng phân bố không đều, tập trung ở hệ thống Sông
Hồng
o Đồng bào dân tộc thường sống ở thung lũng sơng khó khăn cho việc di
dân
o Môi trường sinh thái bị biến đổi nghiêm trọng thu hẹp diện tích rừng,
mất cân bằng sinh thái, xói mịn đất.
c. Câu hỏi tương tự
Câu 4: Tại sao hiệu quả chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
chưa thật cao và ổn định? Việc mở rộng diện tích cây ăn quả có tác động
gì đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng?
Câu 5: Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phải đẩy mạnh phát
triển các khu kinh tế cửa khẩu? Vì sao mức độ tập trung hóa sản xuất
cây cơng nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn thấp?
Câu 6: Tại sao, khai thác tài nguyên khoáng sản là thế mạnh nổi bật của
vùng Trung du miền núi phía Bắc? Vấn đề đặt ra khi khai thác tài
nguyên khống sản của vùng là gì?
Câu 7: Tại sao ngành du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng?
5.1.2. Câu hỏi dạng phân tích, trình bày
a. u cầu
Dạng phân tích và trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là
dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết và ít khi gặp trong đề thi học
sinh giỏi nhưng khơng đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đạt điểm tối đa nếu
6



rơi vào kiến thức phần vung du và miền núi Bắc Bộ. Đối với dạng này, cần
chú ý một số yêu cầu sau đây:
- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12. Đây là yêu cầu
tối thiểu bởi một lí do đơn giản khơng học bài, khơng nắm được kiến thức cơ
bản thì khơng nên tốn thời gian và cả công sức, tiền bạc vào việc thi cử.
- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo
yêu cầu câu hỏi. Điều này chủ yếu nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và
thêm mạch lạc.
b. Câu hỏi áp dụng
Câu 1: Phân tích hiện trạng sản xuất cơng nghiệp của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ?
Khái quát vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và khẳng định ngành công
nghiệp của vùng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
 Vị trí, vai trị: Vùng cơng nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng
o Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước thấp: có 9/15
tỉnh chiếm dưới 0.1%, có 3 tỉnh chiếm 0.1- 0.5%, 2 tỉnh 0,5 – 1%, chỉ
có Quảng Ninh (2,5 – 10%)
o Trong vùng, cơng nghiệp đóng góp tỉ trọng thấp nhất trong các ngành
kinh tế 29,5% % GDP trong khi tỉ trọng này của cả nước là 43,1%…
 Quy mơ; có 4 trung tâm cơng nghiệp nhưng chủ yếu là nhỏ và vừa, dưới 9
nghìn tỉ đồng, cịn lại phần lớn là các điểm công nghiệp.
 Cơ cấu
o chủ yếu bao gồm các ngành công nghiệp nặng như: khai khống, điện
lực, luyện kim, hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng…,
o có sự khác nhau giữa các trung tâm với hướng chun mơn hóa rõ rệt
(dẫn chứng)... Hạ Long, Cẩm Phả (khai thác than....), Việt trì (hóa chất,
vật liệu xây dựng...), Thái Nguyên (Luyện kim, vật liệu xây dựng....)
 Phân bố: Hoạt động cơng nghiệp phân hóa rõ rệt theo lãnh thổ

7


o Khu vực có mức độ tập trung cơng nghiệp cao: thuộc trung du Bắc Bộ
phụ cận với Đồng bằng sông Hồng và duyên hải (tập trung tất cả các
trung tâm công nghiệp của vùng, giá trị sản xuất công nghiệp so với cả
nước cao)
o ở các tỉnh vùng núi đặc biệt là vùng biên giới và vùng Tây Bắc: công
nghiệp hạn chế, không phát triển chủ yếu là điểm công nghiệp, giá trị
sản xuất công nghiệp dưới 0.1%…
 Phân bố khác nhau giữa các phân ngành:
o Công nghiệp khai khống: Sắt ở n Bái, kẽm - chì ở Bắc Kạn, đồng vàng ở Lào Cai, bô- xit ở Cao Bằng. Thiếc Tĩnh Túc, sản
xuất1000tấn/năm tiêu dùng trong nước & xuất khẩu. Apatid Lào
Cai, khai thác 600000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón. - Đồngniken ở Sơn La.
o Cơng nghiệp điện lực: là ngành công nghiệp trọng điểm của vùng:
 Thủy điện: tập trung ở hệ thống sông Hồng (dẫn chứng các nhà
máy đã hoạt động, đang xây dựng) , Hịa Bình (Sơng Đà)
1920MW, Thác bà (Sơng Chảy 110MW), Tuyên Quang (Sông Gâm
342MW), Sơn la (Sông Đà 2400MW),
 Nhiệt điện: có 2 nhà máy cơng suất nhỏ (dưới 1000MW) là ng
Bí (Quảng Ninh) và Na Dương (Lạng Sơn) ..
o Công nghiệp luyện kim phát triển ở Thái Nguyên, công nghiệp hóa
chất, phân bón ở Việt Trì, Bắc Giang
o Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: (Việt Trì, Sơn La...)
o Công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng
 Công nghiệp chế biến lương thực phân bố ở nhiều nơi nhưng chủ
yếu ở các trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ và các điểm công
nghiệp: Hạ Long, Thái Nguyên. Công nghiệp chế biến chè: phát
triển trong vùng nguyên liệu dồi dào ở Thái Nguyên ,Yên Bái:
Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi: Mộc Châu, Hạ Long,

công nghiệp chế biến thủy sản (Hạ Long)

8


 Cơng nghiệp dệt may: Việt Trì, sản xuất gỗ, giấy, xenlulo ở Việt
Trì, n Bái. Cơng nghiệp giấy in – văn phịng phẩm chỉ có ở Hạ
Long...
Câu 2: Dựa vào Atlat Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích khả
năng và hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi gia súc ở trung du miền
núi Bắc Bộ?
1. Khả năng:
 Thuận lợi:
o Cơ sở thức ăn khá dồi dào:
 Thức ăn tự nhiên: Vùng có nhiều đồng cỏ chủ yếu trên các cao
nguyên ở độ cao 600-700m như Mộc Châu, Sơn La.Đồng cỏ xanh
tố quanh năm và năng suất đồng cỏ được nâng cao, có thể phát
triển chăn ni trâu bò lấy thịt, lấy sữa và các gia súc khác như
ngựa, dê...
 Thức ăn từ ngành trồng trọt : vùng có tỉ lệ trồng hoa màu >40%
cao nhất cả nước, nhiều vùng trồng lương thực trên quy mô lớn có
thể đảm bảo lương thực tại chỗ và dành 1 phần cho chăn nuôi lợn.
 Thức ăn công nghiệp : khá phổ biến ở vùng trung du
o Giống gia súc : Giống địa phương, giống ngoại nhập, (dẫn chứng)
o Khí hậu có mùa đơng lạnh và địa hình đồi núi là chủ yếu: thuận lợi cho
phát triển đàn trâu vì trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi, thích hợp với điều kiện
chăn thả rộng trong rừng.
o Cơ sở vật chất phục vụ ngành chăn nuôi ngày càng phát triển : dịch vụ
thú y, hệ thống chuồng trại, công nghiệp chế biến...Thị trường tiêu thụ
rộng lớn, Đường lối chính sách : ưu tiên phát triển : hỗ trợ về vốn, khoa

học kĩ thuật....
o Dân cư có truyền thống kinh nghiệm chăn ni gia súc
 Khó khăn :
o Cơ sở thức ăn chưa thực sự vững chắc: đồng cỏ nhỏ, nhiều cỏ tạp, lượng
thực cho người nhiều vùng thiếu, thức ăn công nghiệp hạn chế
o Khí hậu nhiều thiên tai, dịch bệnh hại gia súc, đàn gia súc chất lượng
chưa đáp ứng được u cầu, Cơng nghiệp chế biến cịn thiếu và yếu
9


o Khác : thiếu vốn, KHKT.....
2. Hiện trạng:
 Sự phát triển: số 1 cả nước
o Bị sữa ni nhiều ở Mộc Châu, Sơn La. Tổng đàn bò 900nghcon,
chiếm 16% cả nước.
o Trâu 1,7 triệu con, chiếm 1/ 2 đàn trâu cả nước, nuôi rộng khắp.
o đàn lợn trong vùng, hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước
(2005).
 Phân bố:
o Bị: ni nhiều ở vùng trung du, bị sữa ni nhiều ở cao ngun Mộc
Châu. Các tỉnh có đàn bị lớn nhất: Phú Thọ (163 nghìn con), Sơn La,
Bắc Giang...
o Trâu: nuôi nhiều ở vùng cao như: Lạng Sơn, Sơn La, Hà Giang, Tuyên
Quang.
o Lợn: các tỉnh trung du: Bắc Giang, Phú THọ
Câu 3. Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc phát triển
kinh tế – xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vị trí địa lí :
+ Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (gần 101 nghìn
km2), nằm liền kề với nước láng giềng Trung Quốc, Lào, có nhiều cửa khẩu

thơng thương.
+ Nằm liền kề với vùng kinh tế phát triển ở nước ta (Đồng bằng sơng
Hồng), có mạng lưới giao vận tải đang được đầu tư nâng cấp.
+ Phía đơng và đơng nam giáp biển thuộc khu vực vịnh Bắc Bộ.
+ Trong vùng có tỉnh Quảng Ninh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc.
- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế -xã hội
+ Thuận lợi :
Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại nhờ có mạng
lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi
cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở ;
10


thu hút đầu tư trong và ngồi nước.
Vị trí nằm tiếp giáp với biển, vùng biển khá giàu tiềm năng thuận lợi
cho phát triển các ngành kinh tế biển (du lịch, giao thông, nuôi trồng, đánh bắt
hải sản...) và mở rộng giao lưu kinh tế-xã hội với các vùng trong nước và giữa
vùng với các nước láng giềng, các nước trong khu vực.
+ Khó khăn :
Lãnh thổ có diện tích rộng lớn, việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi sản
phẩm hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng và với vùng khác phần nào cịn khó
khăn vì mạng lưới giao thơng vận tải của vùng cịn nhiều hạn chế.
Vùng có đường biên giới dài cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế
-xã hội, vấn đề quốc phịng an ninh ln luôn phải đề cao.
c. Các câu hỏi tương tự:
Câu 4: Căn cứ vào Átlát địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại
sao Trung du miền núi Bắc Bộ lại có vai trị quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của cả nước.
Câu 5: Phân tích nguồn lực để phát triển ngành chăn nuôi của cùng

Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 6: Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công
nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
5.1.3. Câu hỏi ôn tập dạng chứng minh
a. Yêu cầu
Dạng câu hỏi chứng minh cũng là dạng câu hỏi thường gặp trong các đề
thi tuyển sinh cũng như các đề thi học sinh giỏi. Để đạt được kết quả tốt câu
hỏi chứng minh phần vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cần phải đảm bảo
các yêu cầu sau đây:
- Nắm vững kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên. Đối với dạng chứng minh,
ngồi lượng kiến thức cịn phải sử dụng các số liệu chủ yếu liên quan tới yêu
cầu câu hỏi. Số liệu về Trung Du và miền núi Bắc Bộ có thể khai thác trong
Atlat trang 26 và nhiều trang khác. Ngồi ra cịn số liệu cịn được tìm thấy
11


trong sách giáo khoa ở bài thực hành so sánh thế mạnh cây công nghiệp lâu
năm và chăn nuôi gia súc lớn sau bài Tây Nguyên.
- Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứng
minh. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm tránh sự sa đà, dàn trải và tập
trung vào việc tìm ra đủ chứng cứ chứng minh.
- Đưa ra các bằng chứng "tâm phục, khẩu phục" dựa trên cơ sở kiến thức cơ
bản và số liệu thống kê đã được chọn lọc. Chất lượng của bài thi trong trường
hợp này phụ thuộc nhiều vào các bằng chứng có sức thuyết phục.
b. Câu hỏi áp dụng
Câu 1: Chứng minh sự nghịch lí về tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển
công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Lí giải sự nghịch lí đó?
 Chứng minh
o Khống sản phong phú và giàu có nhất cả nước thuận lợi để xây dựng
cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, nhiều ngành cơng nghiệp cơ bản:

năng lượng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng...
 Nhóm kim loại (dẫn chứng)
 Nhóm phi kim (dẫn chứng)
 Nhóm năng lượng (dẫn chứng)
 Nhóm vật liệu xâu dựng (dẫn chứng)
o Thủy năng hàng đầu cả nước (dẫn chứng)
o Tài nguyên rừng, biển, nông nghiệp tạo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (dẫn chứng)
 Công nghiệp của vùng kém phát triển
o Tỉ trọng cơng nghiệp trong cơ cấu GDP cịn thấp (dẫn chứng)
o Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng so với cả nước nhỏ (dẫn chứng)
o Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước rất thấp (dẫn
chứng)

12


o Số lượng trung tâm cơng nghiệp ít, chủ yếu là điểm công nghiệp (dẫn
chứng)
o Cơ cấu công nghiệp kém đa dạng tập trung cơng nghiệp khai khống
và chế biến, thủy điện.
o Phân bố phân tán, thưa thớt, chủ yếu tập trung ở vùng trung du và ven
biển.
 Giải thích:
o Về tự nhiên:
 Tài nguyên thiên nhiên phân bố ở vùng miền núi cao hiểm trở,
khó khai thác....
 Nhiều thiên tai: lũ quyét, sạt lở dất, sương muối, sương giá....
o Về kinh tế -xã hội
 Dân cư thưa thớt, chủ yếu đồng bào dân tộc ít người nên thiếu lao

động tại chỗ, đặc biệt là lao động có chun mơn kĩ thuật,
 Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn đặc biệt là mạng lưới
giao thông,
 Thị trường tiêu thụ tại chỗ hạn chế, thiếu vốn đầu tư
 Khó khăn khác: nhiều địa phương khơng giáp biển, chính sách
chậm đổi mới
Câu 2: Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để
phát triển loại hình du lịch sinh thái.
 Khái quát: Giới thiệu vùng
 Vị trí địa lí: liền kề Đồng bằng sơng Hồng, tiếp giáp Trung Quốc, Lào,...
thuận tiện giao lưu, phát triển du lịch qua hệ thống giao thông
 Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú và đa dạng:
o Vùng có di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long
o Địa hình đa dạng:
 Địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước (Tây Bắc) tạo điều kiến để
phát triển du lịch sinh thái mạo hiểm leo núi như Phansipang...
 Hệ thống các hang động đá vôi (dẫn chứng)
13


 Các bãi biển đẹp: Trà Cổ, Bãi Cháy…
 Hệ thống các đảo ven bờ có giá trị du lịch
o Khí hậu phân hóa đa dạng một số vùng núi có khí hậu đặc trưng hấp
dẫn khách du lịch: Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...
o Nguồn nước:
 Nhiều hồ đẹp có giá trị du lịch: hồ Ba Bể, hồ Thác Bà, hồ Hịa
Bình…
 Nhiều suối nước nóng, nước khống thuận lợi cho du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng: Quang Hanh, Kim Bơi…
o Sinh vật: phong phú, đa dạng, có nhiều vườn quốc gia như: Ba Bể,

Hoàng Liên, Bái Tử Long…
 Thế mạnh về kinh tế - xã hội
o Hệ thống cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng
được nâng cấp, hoàn thiện, đặc biệt là các yếu tố: giao thông vận tải,
các cơ sở lưu trú….
o Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, làm gia tăng nhu cầu
du lịch của người dân trong vùng cũng như của cả nước.
o Các chính sách ưu đãi: vấn đề quảng bá du lịch của vùng, của cả nước.
Câu 3: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều khả năng để phát triển cơng
nghiệp.
o Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, mở cửa nền kinh tế, phát triển công
nghiệp (liền kề Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, giáp Lào và
Trung Quốc, giáp biển Đơng, có Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc)
o Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng:
 Khống sản: giàu có bậc nhất nước ta: tập trung nhiều loại khoáng
sản (dẫn chứng), các loại có giá trị kinh tế, trữ lượng lớn (dẫn
chứng) làm cơ sở thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp khai thác và
chế biến khống sản.
 Trữ năng thuỷ điện lớn nhất trong các vùng (dẫn chứng). Nguồn
thuỷ năng lớn này đã và đang được khai thác (dẫn chứng).
14


 Các tài nguyên khác (dẫn chứng và nêu giá trị đối với phát triển
công nghiệp).
o Bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp quan trọng:
 Các cơ sở cơng nghiệp khai khống (dẫn chứng).
 Các nhà máy thuỷ điện hàng đầu của Việt Nam (dẫn chứng).

 Các trung tâm công nghiệp (dẫn chứng).
o Cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm phát triển (dẫn chứng).
o Lực lượng lao động ngày càng dồi dào, chất lượng ngày càng được nâng
cao. Chính sách phát triển vùng của Nhà nước.
c. Các câu hỏi tương tự
Câu 4: Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên
nhiên phong phú, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển đa
dạng chun mơn hóa sản xuất nơng nghiệp.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Đại lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
và giải thích vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ nước ta có ngành dịch vụ
phát triển thấp nhất cả nước.
5.1.4. Câu hỏi ôn tập dạng so sánh:
a. Yêu cầu
Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó và có tần suất xuất hiện
cao nhất trong câu hỏi phần vùng của đề thi học sinh giỏi nhưng nếu như nắm
vững cách giải thì khơng phải là khơng thể đạt được điểm cao. Đối với dạng
này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối
với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì khơng có
"ngun liệu" thì mọi cách "chế biến"đều là vơ nghĩa.
- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá,phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ
dàng cho việc so sánh.
- Cuối cùng, biết cách khái qt hố kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so
sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có

15



ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và đỡ bỏ
sót ý.
b. Phân loại và cách giải
Mặc dù các câu hỏi thuộc dạng so sánh được chia thành 2 loại, nhưng
cách giải đều có cùng một quy trình. Dù đó là so sánh chỉnh thể hay so sánh
bộ phận đều phải theo quy trình gồm có 3 bước sau đây:
+ Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần
phải so sánh.Về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự
giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và
xem u cầu của nó là gì. Có thể có 2 cách hỏi và tuỳ theo từng cách hỏi cụ
thể mà chọn cách trả lời cho thích hợp.
Ở cách thứ nhất, yêu cầu của câu hỏi là so sánh (thí dụ, so sánh 2 vùng núi:
Đơng Bắc và Tây Bắc, hoặc so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp:
Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ). Khi câu hỏi yêu cầu so sánh
thì bắt buộcphải làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau.
Ở cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự khác nhau (hoặc giống nhau) mà
thơi. Thí dụ, tìm sự khác nhau về các nguồn lực giữa 3 vùng chuyên canh cây
công nghiệp hàng đầu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây
Nguyên với Đông Nam Bộ. Rõ ràng, tuỳ theo yêu cầu câu hỏi mà thí sinh sẽ
có định hướng trả lời.
+ Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí để so sánh.
Xác định các tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng
bài thi bởi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho
bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việcbỏ sót ý.
Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu bỏ qua bước này bài làm sẽ rất lộn xộn, bỏ sót
nhiều ý và kết quả là điểm rất thấp. Trongquá trình làm bài, mặc dù có thể đã
nhận dạng được câu hỏi, nhưng do khơng xác định các tiêu chí để so sánh nên
thường rơi vào tình trạng nhớ đến đâu viết đến đấy.

16



Muốn xác định tương đối chính xác cáctiêu chí để so sánh, cần phải
biết hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học.Mặt khác, cũng cần chú ý đến
loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho
phù hợp. Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việcxác định được các tiêu chí
có tầm quan trọng đặc biệt.
+ Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.
Sau khi định hướng trả lời và xác định được tiêu chí, bước cuối cùng là
dùng kiến thức cơ bản đã học để "lấp đầy" các tiêu chí được lựa chọn. Kinh
nghiệm chỉ ra rằng, đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu
có q ít tiêu chí thì dễ bị sót ý, nhưng nhiều tiêu chí q dẫn tới sự phức tạp
hố khơng cần thiết, hay không đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. Tất
nhiên, việc quyết định số lượng tiêu chí phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của câu
hỏi.
Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần
phải so sánh lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm
rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu
chí. Sau đó, tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khác nhau.
Khi làm bài, có thể có 2 cách thể hiện. Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy
thi theo chiều dọc, một bên trình bày sự giống nhau và bên kia là sự khác
nhau. Cách này khơng nên sử dụng vì sự hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ
giấy thi. Cách thứ hai là lần lượt phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác
nhau theo từng tiêu chí. Nên chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết,
đầy đủ nội dung cần phải so sánh, mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.
Một điểm nữa cần lưu ý là tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng
và về cả số điểm giữa hai phần (giống nhau, khác nhau). Ở phần giống nhau,
lượng kiến thức thường ít hơn, bởi vì đây là những điểm chung, tương đồng
giữa các đối tượng phải so sánh. Vì thế, trong cơ cấu tổng số điểm dành cho
cả câu hỏi, phần này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (thường vào khoảng 1/3 tổng số


17


điểm). Ngược lại, ở phần khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số
điểm cũng cao hơn (thường vào khoảng 2/3 tổng số điểm).
Đối với câu hỏi so sánh, có 2 trường hợp thí sinh dễ bị mất điểm do bỏ
sót ý với những nguyên nhân hầu như trái ngược nhau. Trường hợp thứ nhất
là ở phần giống nhau. Để tìm ra sự tương đồng, lượng kiến thức sử dụng tuy ít
nhưng lại địi hỏi mức độ khái qt hố cao. Đó chính là lí do dễ dẫn đến bỏ
sót ý và mất điểm. Trường hợp thứ hai, ngược lại là ở phần khác nhau. Ở phần
này đòi hỏi phải có sự chi tiết, tỉ mỉ về kiến thức cơ bản để lấp đầy các tiêu
chí giữa hai (hay nhiều) đối tượng phải so sánh. Nếu như không lưu ý đầy đủ
thì cũng dễ sót ý và mất điểm.
c. Câu hỏi
Câu 1. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
điều kiện phát triển công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ với
Tây Nguyên.
 Giống:
o Vị trí địa lí: đều tiếp giáp với các nước láng giềng, thuận tiện cho
việc giao lưu thông qua các cửa khẩu, đều gần các vùng công
nghiệp phát triển nhất của nước ta.
o Tự nhiên: tiềm năng thủy điện lớn, khống sản, ngun liệu nơng
– lâm sản. Khó khăn: mùa khơ, địa hình chia cắt.
o Kinh tế- xã hội: cơ cấu ngành công nghiệp đang trong giai đoạn
hình thành, khó khăn về lao động, csvc kĩ thuật và cơ sở hạ tầng,
vốn….
 Khác:
o Vị trí địa lí:
 Trung du và miền núi Bắc Bộ thuận lợi hơn có Quảng

Ninh giáp biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có
nhiều cửa khẩu hơn..
 Tây Ngun hạn chế không giáp biển.
o Tự nhiên:

18


 Trung du và miền núi Bắc Bộ: khoáng sản giàu có hơn,
thủy năng trữ lượng lớn hơn, nguồn lợi lớn về hải sản ở
vùng biển, chè (phân tích)
 Tây Ngun: khống sản nghèo hơn, chỉ có bơ xít là đáng
kể; thủy năng nhỏ hơn; rừng có diện tích lớn nhất cả nước,
vùng chuyên canh cây công nghiệp thứ 2 cả nước (dẫn
chứng cụ thể)
o Kinh tế - xã hội:
 Trung du và miền núi Bắc Bộ: trung du có lợi thế hơn Tây
Nguyên: lao động có tay nghề, cơ sở vật chất, cơ sở hạ
tầng tốt hơn (phân tích)
 Tây Nguyên: phát triển muộn hơn, chủ yếu dân tộc ít
người…
Câu 2. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh cơ
cấu công nghiệp, nông nghiệp của vùng Tây Nguyên với vùng Trung du
và miền núi phía Bắc.
* Giống nhau
 Cơ cấu ngành thể hiện trình độ phát triển kinh tế cịn thấp:
o Cơ cấu ngành, nhất là cơ cấu cơng nghiệp cịn chưa đa dạng (dẫn
chứng).
o Chưa cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp cũng như trong nội
bộ ngành. Các ngành, lĩnh vực địi hỏi cơng nghệ cao chưa nhiều.

 Cơ cấu ngành mang đặc điểm của miền núi, cao nguyên:
o Trong nơng nghiệp: đều có các hoạt động sản xuất khai thác thế
mạnh của miền núi, cao nguyên như trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả dài ngày, trồng và tu bổ rừng, chăn nuôi đại gia súc…
o Trong công nghiệp: sự có mặt của các ngành gắn với thế mạnh của
miền núi, cao nguyên như khai thác và chế biến lâm sản, chế biến
sản phẩm cây công nghiệp, thuỷ điện…
* Sự khác nhau
 Trong nơng nghiệp:
o TDMNBB có cơ cấu cân đối hơn Tây Nguyên (dẫn chứng).
19


o Hướng chun mơn hóa khác nhau do sự khác nhau của điều kiện
sản xuất. Trung du và miền núi Bắc Bộ thiên về trồng các cây có
tính chất cận nhiệt, Tây Nguyên thiên về các cây công nghiệp nhiệt
đới (dẫn chứng).
 Trong công nghiệp:
o Trung du và miền núi phía Bắc có cơ cấu đa dạng hơn, nổi bật là
cơng nghiệp khai thác khống sản, nhiệt điện, có những cơ sở thuỷ
điện có quy mơ lớn nhất nước (dẫn chứng).
o Tây Nguyên: cơ cấu công nghiệp đơn điệu hơn với vai trò nổi bật
thuộc về khai thác, chế biến gỗ, chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
 Về tổ chức sản xuất: ở Tây Nguyên nổi lên vai trò của các liên kết nông lâm - công nghiệp.
Câu 3. So sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và
Đồng bằng sơng Hồng, từ đó nêu ảnh hưởng của sự phân bố dân cư đến
phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng.
* So sánh
 Giống nhau: Mật độ phân bố không đều, đều có 1 số điểm dân cư quy mơ
nhỏ.

 Khác nhau:
o Mật độ dân số ĐBSH cao gấp nhiều lần TDMNBB (dẫn chứng).
o Phân bố:
 ĐBSH tương đối đều hơn, trừ 1 số thành phố lớn có mật độ
cao, cịn lại mật độ trung bình (dẫn chứng). Các điểm dân cư
thành thị có số lượng nhiều hơn, qui mơ lớn hơn (dẫn chứng)
 Trung du và miền núi Bắc Bộ: mật độ cao nhất 501-1000ng/km 2,
thấp nhất <50ng/km2 (dẫn chứng), điểm dân cư thành thị có số
lượng ít, qui mơ nhỏ (dẫn chứng)
 Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động
o Trung du và miền núi Bắc Bộ: giàu tài nguyên, dân cư thưa nên
thiếu lao động, khó khăn khai thác tài nguyên
o ĐBSH: dân cư đơng, mật độ cao nhưng diện tích nhỏ, tài ngun
hạn chế gây sức ép việc làm, suy thoái tài nguyên…
20


d. Các câu hỏi tương tự:
Câu 4: Căn cứ vào Átlát địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
sự giống nhau và khác nhau của 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp:
Trung du - miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp của hai vùng Trung du miền
núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với
Đông Nam Bộ.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
mạng lưới đô thị giữa hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây
Nguyên.

Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh
việc phát triển thủy điện giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
5.2. Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng sáng kiến trong học kì II năm học 2019 – 2020, chúng
tôi đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận:
- Đối với GV: giáo viên có thêm nguồn tài liệu bồi dưỡng HSG các cấp
và ơn thi THPTQG. Trường THPT Bình Sơn đã xếp thứ 14 tồn tỉnh trong kì
thi THPTQG năm học 2019 – 2020, HSG 12 đạt 1 giải Nhì, 3 giải Ba và 1
giải Khuyến khích.
- Đối với HS: Việc vận dụng các dạng câu hỏi vùng Trung du và miền
núi bắc bộ đã giải quyết các nhiệm vụ học tập giúp HS nâng cao chất lượng
học của mình, phát triển các năng lực ở các em, các em cảm thấy hứng thú
hơn với môn học và nhận thức được vị trí quan trọng của mơn Địa lý và từ đó
học sinh biết cách trả lời các câu hỏi ở vùng kinh tế khác tương tự.
5.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

21


+ Một là: Hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập về nội dung vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ, hướng dẫn các bước cơ bản để giải quyết từng dạng
câu hỏi, bài tập.
+ Hai là: Đưa ra các ví dụ cụ thể cho từng dạng câu hỏi, bài tập và có
hướng dẫn trả lời chi tiết cho từng ví dụ.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể dễ dàng áp dụng rộng
rãi, phù hợp với nhiều đối tượng HS với điều kiện cơ sở vật chất khơng q
cao.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
+ Hệ thống câu hỏi có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT và THCS

trong quá trình ơn luyện HSG các cấp. Nó khơng địi hỏi đầu tư nhiều về kinh
tế, bởi giáo viên chủ động nghiên cứu tư liệu sử dụng các phương tiện dạy
học hiện có của nhà trường để giảng dạy
+ Việc xây dựng hệ thống câu hỏi ôn thi học sinh giỏi vùng Trung du và
miền núi bắc bộ có thể vận dụng được trong các điều kiện khác nhau mà ít
phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Giúp cho việc dạy học đảm bảo tốt việc thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ
năng, thái độ.
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): khơng
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đòi hỏi người GV phải biết phân tích đặc điểm và trình độ học sinh
để đưa ra các dạng câu hỏi phù hợp trong q trình ơn luyện
- HS phải có kiến thức nền tảng của vùng Trung du và miền núi bắc bộ
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội
dung sau: khơng.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
22


+ Việc sử dụng hệ thống câu hỏi này vào bài giảng góp phần giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh, sẽ giúp HS phát huy khả năng suy nghĩ, tư duy,
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
+ Cụ thể, đối với bài học này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh tự
tìm hiểu từ thực tế các yêu cầu của bài học như: hiểu được thế nào là dạng
câu hỏi chúng minh, giải thích…. Từ nội dung kiến thức sẽ giúp các em vận
dụng vào giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống để hòa nhập, hợp
tác với mọi người xung quanh,…

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân (nếu có):
Việc vận dụng các dạng câu hỏi vùng Trung du và miền núi bắc bộ đã
giải quyết các nhiệm vụ học tập giúp HS nâng cao chất lượng học của mình,
phát triển các năng lực ở các em, các em cảm thấy hứng thú hơn với môn học
và nhận thức được vị trí quan trọng của mơn Địa lý và từ đó học sinh biết
cách trả lời các câu hỏi ở vùng kinh tế khác tương tự.

23



×