Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tự chủ tài chính đại học tới việc tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học của người dân (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.6 KB, 11 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA
NGƯỜI DÂN”
CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG
ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (GDĐH)
CỦA NGƯỜI DÂN
Tự chủ tài chính GDĐH
Tự chủ Đại học và tự chủ tài chính GDĐH
-

Tự chủ Đại học là quyền được quyết định tất cả các nội dung hoạt động của cơ

sở GDĐH theo quy định và đi kèm với đó là trách nhiệm giải trình về kết quả của các
quyết định này trước nhà nước cũng như người dân. Nội hàm của tự chủ Đại học bao
gồm: tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính, tự chủ về nhân sự và tự chủ về học thuật.
-

Tự chủ tài chính GDĐH là quyền tự chủ trong hoạt động thu và chi, quản lý

liên quan đến ngân sách của các cơ sở GDĐH, từ đó giảm gánh nặng và sự phụ thuộc vào
nhà nước. Nội hàm của tự chủ tài chính GDĐH trên thế giới gồm tự chủ về phân bổ các
nguồn ngân sách, tự chủ về học phí và tự chủ về tạo ra nguồn thu mới. Tại Việt Nam, các
nội dung của việc thực hiện tự chủ tài chính được trình bày khá cụ thể trong các quyết
định phê duyệt đề án thí điểm tại các trường Đại học. Theo đó, tự chủ tài chính bao gồm
tự chủ về học phí, tự chủ về thu sự nghiệp, tự chủ về tiền lương và thu nhập và tự chủ về
sử dụng nguồn thu.
Cơ sở khoa học và thực tiễn của tự chủ tài chính GDĐH
Cơ sở khoa học
-


GDĐH là dịch vụ có tính đầu tư: GDĐH khơng cịn là một lĩnh vực truyền

thống, được cung cấp một chiều từ phía nhà nước chỉ để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực trong xã hội mà đã và đang trở thành một khoản đầu tư cho tương lai của chính những
người sử dụng dịch vụ. Do vậy, người hưởng lợi cần trả phí cho khoản đầu tư này.


-

GDĐH có tính chất của hàng hóa có ngoại ứng: GDĐH mang lại lợi ích khơng

chỉ là với các cá nhân mà cịn là với xã hội, nếu khơng có can thiệp của xã hội thì số
người đi học sẽ ít hơn mức tối ưu và gây ra tổn thất phúc lợi xã hội. Do vậy, dịch vụ
GDĐH vẫn cần sự quản lý và kiểm soát của nhà nước để đảm bảo các chi phí được tính
tốn đầy đủ cũng như lượng sinh viên được tiếp cận sử dụng dịch vụ nhiều hơn, đạt được
các mục tiêu về công bằng xã hội
Cơ sở thực tiễn của tự chủ tài chính GDĐH
-

Xu thế chung của thế giới về tài chính GDĐH: Tăng sinh viên tất yếu dẫn tới

tăng nhu cầu về vốn để đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy, học phí đã xuất hiện và tăng
dần tại rất nhiều nơi trên thế giới như là một biểu hiện đầu tiên của tự chủ tài chính
GDĐH, giảm sự phụ thuộc vào NSNN. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hình thức trợ cấp
xuất hiện như là một phương pháp để đảm bảo khả năng tiếp cận GDĐH
-

Chi cho GDĐH không đáp ứng nhu cầu: Một khi lượng sinh viên tăng lên, để

đảm bảo chất lượng đào tạo thì chi phí đơn vị (CPĐV) cho một sinh viên cũng tăng lên.

Tuy nhiên, NSNN có hạn nên việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này là một thách thức
lớn. Tại Việt Nam, với CPĐV tại mức khoảng 500-550 USD/ sinh viên, GDĐH Việt
Nam khó có thể đáp ứng được nhu cầu về một chất lượng đào tạo xứng tầm và khả năng
cạnh tranh tốt so với các nước trên thế giới. Khi đó khuyến khích sự tự chủ đặc biệt là về
tài chính tại các cơ sở Đại học là vơ cùng cần thiết.
-

Bên cạnh đó, tự chủ cũng chính là nhu cầu các cơ sở GDĐH

Tiếp cận dịch vụ GDĐH
Khái niệm, nội hàm và thước đo
-

Tiếp cận dịch vụ GDĐH có thể hiểu là khả năng được tiếp cận các thông tin và

được sử dụng dịch vụ này một cách dễ dàng tương xứng với trình độ của các cá nhân.
Trong phạm vi luận văn, dịch vụ GDĐH được hiểu là việc đào tạo cử nhân tại các cơ sở
GDĐH.
-

Tiếp cận dịch vụ GDĐH gồm cơ hội được lựa chọn và ghi danh vào ngành và

trường mà mình mong muốn (việc các cá nhân được quyết định trường Đại học và ngành


học đúng theo mong muốn của mình dựa theo năng lực và các tiêu chí hợp lý khác) và cơ
hội hồn thành chương trình học
-

Khả năng tiếp cận GDĐH được đo lường qua tỷ lệ sinh viên nhập học tại


các trường (GER) và tỷ lệ sinh viên hoàn thành chương trình học

Lượng sinh viên hồn thành chương trình
Tỷ lệ hồn thành = Đại học
Lượng sinh viên nhập học

Các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận dịch vụ GDĐH
Các nhân tố chủ quan
- Học lực của học sinh
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy học lực làm thước đo để lựa chọn những
sinh viên ưu tú nhất. Do vậy, học lực trở thành yếu tố cốt yếu tác động tới khả năng tiếp
cận GDĐH của mỗi cá nhân. Tùy theo hệ thống thi tuyển, xét tuyển của mỗi nước mà kết
quả thi Đại học và kết quả học Trung học (phản ánh học lực) được cân nhắc để lựa chọn
sinh viên.
- Mức chi tiêu dự kiến cho GDĐH
Sự sẵn sàng chi trả cho dịch vụ GDĐH thể hiện qua mức chi tiêu dự kiến mà các
gia đình chuẩn bị về mặt tinh thần và tài chính cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận
GDĐH của học sinh. Điều này có thể dễ dàng lý giải do việc học Đại học là một q trình
dài địi hỏi chỗ dựa tài chính vững chắc. Do vậy, nếu mức chi tiêu dự kiến cho việc học
Đại học của con lớn thì việc học sinh được tự do đăng ký trường học, ngành học của
mình sẽ dễ dàng hơn.
- Trình độ học vấn của cha, mẹ
Khi cha, mẹ cũng tốt nghiệp Đại học hoặc cao hơn thì họ thường đề cao tầm quan
trọng của việc học và họ cũng chính là tấm gương để con cái họ theo đuổi việc học. Hơn


nữa, những người này thường có nguồn thu nhập vững chắc, có thể tạo điều kiện để con
cái họ tiếp cận với giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng dễ dàng hơn.
Các nhân tố khách quan

- Học phí
Học phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá rõ rệt đối với khả năng tiếp
cận dịch vụ GDĐH, đặc biệt là với nhóm sinh viên có hồn cảnh khó khăn. Theo xu thế
và nhu cầu, học phí cần được điều chỉnh tăng thêm. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra
nhiều lo ngại về sự ảnh hưởng tới cơ hội học Đại học của một nhóm người trong xã hội.
Nhóm những sinh viên và gia đình khơng có điều kiện chi trả học phí Đại học sẽ khơng
thể tiếp cận dịch vụ này.
- Khoảng cách địa lý
Khoảng cách địa lý là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá rõ ràng tới khả
năng tiếp cận dịch vụ GDĐH của người dân. Những học sinh tại các vùng nông thơn
thường gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và hồn thành các bậc học sau THPT. Trong khi
đó, học sinh ở những vùng trung tâm không phải chi trả các chi phí đi lại, nhà ở hay tiếp
cận với thơng tin của trường Đại học dễ hơn.
- Các hình thức trợ cấp, cho vay ưu đãi
Rõ ràng, để giảm gánh nặng của rào cản về chi phí trong tiếp cận GDĐH, các
chương trình trợ cấp, cho vay ưu đãi là cơng cụ hữu hiệu. Những chương trình này sẽ
giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính của các gia đình và sinh viên, thu hẹp khoảng cách
về kinh tế giữa các sinh viên có hồn cảnh khó khăn và sinh viên có điều kiện. Từ đó,
thúc đẩy họ ghi danh cũng như cố gắng hoàn thành bậc học Đại học.
Ảnh hưởng của tự chủ tài chính GDĐH tới khả năng tiếp cận dịch vụ GDĐH của
người dân
Ảnh hưởng của tự chủ tài chính GDĐH tới chi phí của người học
Học phí tăng trong điều kiện tự chủ tài chính khiến cho tổng chi phí mà người học
và gia đình họ phải trả sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, sự khác biệt về chi phí đi lại phải chi trả
giữa những người ở gần trung tâm và những người ở xa trường sẽ dẫn đến những gánh
nặng về chi phí cho mỗi cá nhân ở các khu vực này là khác nhau. Trong điều kiện tự chủ


tài chính, các trường cũng được tự chủ về các nguồn thu sự nghiệp khác nhau để đảm bảo
chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu. Do vậy, người học có thể phải chi trả các chi phí

khác, tùy thuộc vào từng trường mà họ theo học. Tất cả những khoản chi phí này ảnh
hưởng tới tổng mức chi trả mà người học và gia đình họ phải gánh chịu, từ đó ảnh hưởng
tới khả năng tiếp cận GDĐH.
Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới cơ hội lựa chọn và ghi danh vào các trường
Đại học của người dân
Tác động tới quyết định sử dụng dịch vụ GDĐH của người dân
Trong điều kiện mức chi phí tăng lên, người sử dụng dịch vụ sẽ quan tâm nhiều
hơn tới lợi ích mà họ nhận được. Nếu như người học và gia đình họ khơng nhận thấy
được chất lượng đào tạo tăng lên hay cơ hội về nghề nghiệp cũng như thu nhập sau này
thì họ sẽ có thể quyết định không sử dụng dịch vụ GDĐH. Bên cạnh đó, cũng có những
hộ gia đình cân nhắc tới mức chi tiêu dự kiến mà họ có. Nếu như mức chi phí là quá cao,
vượt qua khả năng đáp ứng của họ thì họ sẽ khơng thể sử dụng dịch GDĐH
Tác động tới quyết định lựa chọn trường học và ngành học
Trong điều kiện tự chủ tài chính, người dân có thể vẫn sẽ quyết định sử dụng dịch
vụ GDĐH vì những lợi ích mà nó mang lại nhưng phải điều chỉnh lựa chọn để phù hợp
với điều kiện kinh tế của mình. Đó là chọn một trường Đại học khác hoặc một ngành đào
tạo khác. Hay, khả năng tiếp cận dịch vụ GDĐH của họ đã bị giảm đi, khi họ không thực
hiện được nguyện vọng ban đầu của mình. Họ có thể khơng chọn học một trường xa nhà
như nguyện vọng ban đầu mà thay vào đó là một trường gần nhà để tiết kiệm chi phí. Hay
họ có thể chọn một ngành học khác thay vì những ngành có mức học phí cao và thời gian
học dài như ngành Y, Dược…
Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới khả năng hồn thành chương trình học của
sinh viên
Trước tiên, mức chi phí phải chi trả cao trong thời gian vài năm học Đại học sẽ có
thể khiến cho nhiều sinh viên phải bỏ dở việc học vì khơng đủ khả năng tài chính. Bên
cạnh đó, để có khả năng chi trả chi phí, nhiều sinh viên đã làm thêm trong khi đang học
Đại học, điều đã được chứng minh có những ảnh hưởng tới khả năng hồn thành của họ.


Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới nhu cầu về một dịch vụ GDĐH chất lượng

cao và cơ hội nghề nghiệp
Khơng phải lúc nào tăng học phí nói riêng hay tự chủ tài chính GDĐH nói chung cũng
dẫn tới giảm sút mong muốn về việc sử dụng dịch vụ GDĐH mà ngược lại tăng học phí
có thể dẫn tới việc tăng nhu cầu của những người có khả năng chi trả, sẵn sàng trả phí cao
hơn cho một dịch vụ tốt hơn và kỳ vọng về thu nhập trong tương lai


CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ
TÀI CHÍNH GDĐH TỚI VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ GDĐH
Tự chủ tài chính GDĐH và học phí
Lộ trình tăng của học phí
Học phí trong điều kiện tự chủ tài chính có sự tăng lên rõ rệt, gấp 4-5 lần mức học
phí trong điều kiện khơng tự chủ tài chính. Nếu như mức học phí quy định trong Nghị
định 49/2010/NĐ-CP cho các cơ sở GDĐH khơng tự chủ tài chính ở mức trần là 550.000
đồng/ tháng cho nhóm ngành kinh tế, luật thì theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP, các trường
tự chủ tài chính có mức học học phí khoảng 950.000 -1,3 triệu đồng/ tháng. Mức trần học
phí trung bình tối đa được quy định sau đó trong nghị định 86/2015/NĐ-CP cịn tăng lên
2,05 triệu đồng năm học 2020-2021 cho nhóm ngành kinh tế, luật. Mức học phí đang
thực hiện được đánh giá là cao hơn thu nhập bình quân và sẽ gây ra những khó khăn cho
việc tiếp cận dịch vụ GDĐH
Tự chủ tài chính GDĐH và chi phí cho việc sử dụng dịch vụ GDĐH của người
dân
Khi mức học phí tăng đáng kể thì tổng chi phí mà người dân phải chi trả cho dịch
vụ GDĐH là khá cao. Nếu như trước đây, phụ huynh chỉ phải chi trả khoảng 500.000800.000 đồng/ tháng cho học phí cho con mình thì nay mức này tăng khoảng 500.000 –
1.000.000 đồng/ tháng. Chi phí này sẽ cịn cao hơn khi cộng các chi phí khác cho việc
học tập tại trường như chi phí bảo hiểm, thẻ thư viện, đồng phục. Bên cạnh đó, các em
học sinh từ những vùng xa xôi sẽ phải chi trả một mức chi phí cao hơn đáng kể do nhà ở
và đi lại.
Kết quả điều tra
Mô tả về nghiên cứu

Hà Nội là Tỉnh đại diện cho khu vực trung tâm, thuận lợi về kinh tế, điều kiện địa
lý. Hà Nội có mức thu nhập bình qn đầu người cao so với cả nước và có những lợi thế
về giáo dục nói riêng. Trong khi đó Vĩnh Phúc đại diện cho các Tỉnh có trình độ phát
triển kinh tế trung bình với những điều kiện của một Tỉnh “vệ tinh”. Trong khi đó, Nam
Định là một Tỉnh có trình độ phát triển thấp nhất với kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu


nhập cũng như trình độ dân trí của người dân thấp hơn so với 2 Tỉnh còn lại. Tuy nhiên,
Nam Định là Tỉnh có bề dày về truyền thống hiếu học cũng như thành tích thi Đại học
của học sinh.
Bảng hỏi được chia ra làm 2 phần lớn với 13 câu hỏi. Phần I là phần thông tin
chung với các câu hỏi về họ tên, nghề nghiệp và nơi ở. Các nội dung được tập trung
nghiên cứu trong phần II là mức thu nhập hộ gia đình, tiêu chí chọn trường, quan điểm về
đầu tư cho GDĐH, lựa chọn trong điều kiện tự chủ tài chính GDĐH cũng như hình thức
hỗ trợ ưa thích và kiến nghị đề xuất.
Kết quả nghiên cứu
Ảnh hưởng của tự chủ tài chính GDĐH tới chi phí của người học
Kết quả đã cho thấy phần đơng phụ huynh cho rằng mức học phí này là cao (74%
trên tổng số 321 phụ huynh được hỏi lựa chọn câu trả lời có). Trong đó, Nam Định (tỉnh
có số người có thu nhập hộ gia đình dưới 5 triệu đồng cao nhất) có số người lựa chọn câu
trả lời có là cao nhất. Bên cạnh đó, học phí đã được lựa chọn là một trong những tiêu chí
quan trọng để chọn trường, điều này dự báo những ảnh hưởng của việc tăng học phí trong
điều kiện tự chủ tài chính đến khả năng tiếp cận GDĐH
Mức chi tiêu cần chi trả trong điều kiện tự chủ tài chính được phần lớn các phụ huynh
cho rằng đó là mức cao với 74% trong những người đã có con học Đại học. Trong đó, ở cả 2
nhóm, tỷ lệ phần trăm những người cho rằng tổng chi phí hàng tháng họ phải trả là cao tại
Nam Định và Vĩnh Phúc cao hơn tại Hà Nội gấp tới 3-4 lần
Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới quyết định sử dụng dịch vụ GDĐH của người
dân tại địa bàn nghiên cứu
Có tới 99% những người được hỏi vẫn chọn sử dụng dịch vụ GDĐH trong điều

kiện tự chủ tài chính với mức chi tiêu và mức học phí mà họ đã cho là cao. Họ không
thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ GDĐH nhưng chọn những cách khác nhau để thực
hiện nguyện vọng học Đại học của con em mình. Chỉ có 4 trường hợp chọn sẽ khơng cho
con học Đại học vì mức học phí và chi tiêu cao
Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới quyết định lựa chọn loại trường, trường và
ngành học của người dân tại địa bàn nghiên cứu


Đã có 20% những người được hỏi sẽ chọn một trường khác có mức phí phù hợp
hơn trong điều kiện tự chủ tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý có tới 90% những người
đã lựa chọn đăng ký một trường khác có mức phí phù hợp hơn sẽ thay đổi quyết định nếu
nhận được các chương trình trợ cấp, giảm nhẹ gánh nặng chi phí.
Tác động của tự chủ tài chính GDĐH tới khả năng hồn thành chương trình học của
người dân tại địa bàn nghiên cứu
Có những người sẽ cho con mình vừa đi học vừa đi làm để giảm chi phí (57%).
Nói cách khác, khả năng hồn thành chương trình học Đại học của những sinh viên này
có nguy cơ bị ảnh hưởng. Có đến 81% sẽ thay đổi quyết định để không cho con đi làm
thêm và tập trung vào việc học nếu có các chương trình trợ cấp, hỗ trợ giảm chi phí học
tập. Điều này chứng tỏ, cơ hội hoàn thành của sinh viên có thể tăng lên nếu được tham
gia vào những chương trình này.
Kết luận chung
Có thể thấy học phí tăng trong điều kiện tự chủ tài chính sẽ làm giảm khả năng
tiếp cận của người dân nhưng một chương trình hỗ trợ phù hợp có thể đảm bảo khả năng
này và thay đổi quyết định của phụ huynh cũng như sinh viên. Ba tỉnh thuộc phạm vi
điều tra là ba tỉnh đại diện cho ba mức phát triển kinh tế, điều kiện hộ gia đình, điều kiện
giáo dục, do vậy, khả năng đại diện của mẫu với địa bàn điều tra khá lớn.


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN DỊCH VỤ GDĐH CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ

CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Dự báo xu hướng tự chủ tài chính
Việt Nam cũng khơng nằm ngoài xu hướng về ngân sách eo hẹp trong điều kiện
yêu cầu cho GDĐH ngày một tăng. Nếu như không có phương án tăng nguồn quỹ này thì
khoảng cách giữa mức chi tiêu hiện tại (giả định không đổi) và mức chi tiêu cần sẽ ngày
càng lớn, dự đoán tăng lên tới 518,1% năm 2019.
Lượng cầu về GDĐH sẽ còn tăng lên trong những năm tiếp theo nối tiếp với xu
hướng tăng dần đã được chứng minh qua các số liệu trên quy mơ tổng sinh viên nói
chung và theo ngành, theo loại hình nói riêng.
Mức học phí của tất cả các ngành đều sẽ tăng dần trong những năm học tiếp theo
khơng cịn là một xu hướng trong dự báo mà đã trở thành thực tế được quy định bởi nhà
nước trong điều kiện tự chủ tài chính GDĐH.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về tự chủ tài chính và khả năng tiếp cận
dịch vụ GDĐH
Các nước trên thế giới có những cách rất đa dạng để tạo ra nguồn thu, xác định
học phí cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ GDĐH. Về tạo ra nguồn thu, các cơ
sở GDĐH rất năng động trong việc tận dụng nguồn lực của mình như phối hợp với khu
vực tư nhân để thực hiện các dự án hay mở các cơ sở y tế, khám chữa bênh… Tuy nhiên
học phí cũng chứng tỏ vai trị quan trọng của mình trong nguồn thu của các trường. Về
cách xác định học phí, rất nhiều quốc gia có một cơ quan trung gian được giao quyền
kiểm sốt mức học phí này. Bên cạnh đó cũng nhiều trường đã được giao quyền quyết
định học phí như tại một số nước châu Âu
Giải pháp để đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ GDĐH của người dân trong điều
kiện tự chủ tài chính tại Việt Nam
Giải pháp về học phí


Học phí cần được xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí cần thiết, khả năng chi trả
của người dân và nhu cầu của thị trường cũng như mức học phí hiện tại. Đối tượng thu
học phí là tất cả những người sử dụng dịch vụ GDĐH trừ những đối tượng thuộc gia đình

chính sách hoặc các ngành đào tạo đặc thù. Giải pháp tín dụng về học phí gồm có giải
pháp cho vay ưu đãi và cho vay ưu trả trả nợ theo thu nhập. Đây là những giải pháp vừa
giúp giảm gánh nặng của NSNN vừa giúp tăng khả năng tiếp cận GDĐH của người dân
Giải pháp về học bổng
Đây là một giải pháp cũng đã và đang được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chính
sách này cũng nhận được sự ưa thích của nhiều sinh viên và phụ huynh do không cần
phải lo về khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, thực tế lại gây ra gánh nặng cho NSNN. Do vậy,
cần giảm dần số lượng học bổng, chỉ dành cho những con em có hồn cảnh thật sự khó
khăn và chương trình sẽ chỉ mang ý nghĩa khyến học.
Giải pháp về các nguồn thu khác
Việc kêu gọi tài trợ của các doanh nghiệp tư nhân vừa làm giảm gánh nặng về chi
phí cho các cơ sở GDĐH và nhà nước, vừa giúp tạo ra nguồn lao động giỏi về kiến thức
và chuyên môn phù hợp với công việc đặc thù của công ty hỗ trợ. Các cơng ty có thể cấp
học bổng hoặc cho sinh viên vay để làm việc tại công ty sau đó.
Kiến nghị về việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính GDĐH
Để thực hiện chính sách tự chủ tài chính GDĐH đạt hiệu quả và đảm bảo được khả
năng tiếp cận, cần thực hiện việc tăng học phí có lộ trình. Bên cạnh đó, cần cơng khai
thơng tin về học phí, lệ phí, chương trình đào tạo với người học. Tự chủ tài chính đi cùng
với tăng chất lượng là một hình thức để đảm bảo được lợi ích của người sử dụng dịch vụ
khi họ chi trả một khoản chi phí lớn cho GDĐH, từ đó họ sẽ vẫn quyết định sử dụng dịch
vụ này. Tự chủ tài chính cũng cần gắn liền với tự chịu trách nhiệm với người dân và nhà
nước.



×