Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý thiết kế lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quản lý thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp.
ĐỖ VĂN HÙNG


Quản Lý Công Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Bùi Tuấn Anh
Chữ ký của GVHD

Viện:

Cơ Khí

HÀ NỘI, 09/2020



ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Quản lý thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
Nội dung cụ thể đề tài như sau:
- Yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải: Quy mô, công suất xử lý
- Thiết kế hệ thống: Thiết kế cơ sở, thiết kế chi tiết, thiết kế hệ thống giám
sát hoạt động, … lựa chọn danh mục thiết bị phù hợp với chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Quản lý lắp đặt hệ thống: Yêu cầu về quy trình lắp đặt, kỹ thuật lắp đặt.


- Quản lý vận hành hệ thống: Giám sát hoạt động hệ thống với các chỉ tiêu
đề ra, điều chỉnh, tối ưu hóa các thơng số vận hành cần thiết đảm bảo chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật.

Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên

TS. BÙI TUẤN ANH



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội em đã
được quý thầy cơ, đặc biệt là các thầy cơ Viện Cơ khí và Viện kinh tế quản lý nhiệt
tình giảng dạy giúp đỡ và đã truyền đạt những kiến thức hữu ích giúp em hoàn
thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, cung
cấp thơng tin bổ ích và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn này.
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn này được thực hiện nhằm đáp ứng được yêu cầu đưa ra những
thơng số thiết kế cụ thể, quy trình lắp đặt, quy trình vận hành cho hệ thống nước
thải từ đó đưa ra quy trình quản lý cho một hệ thống xử lý nước thải một cách chi
tiết.
Phần đầu luận văn là nêu lên khái niệm chung của về nước thải, tính chất
độc hại của nước thải và sự cần thiết của việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi
trường tự nhiên.
Phần tiếp theo luận văn đã nêu lên được yêu cầu cho việc xử lý nước thải
và các phương án xử lý nước thải đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt
là các phương pháp xử lý nước thải cho nước thải sinh hoạt.

Phần cuối luận văn đã đi sâu được chi tiết các bước tính toán cho một hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt AAO, các bước lắp đặt và quy trình lắp đặt thiết bị
sử dụng cho hệ thống đồng thời đưa được các công đoạn vận hành cũng như cách
khắc phục sự cố xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý. Cũng trong phần
cuối luận văn này, thể hiện được các phương án quản lý thiết kế, lắp đặt, vận hành
từ đó nhìn ra được các điểm chưa hợp lý trong quá trình hoạt động của hệ thống
mà đưa ra phương án cải tiến hơn, khoa học hơn cho hệ thống xử lý nước thải. Và
cuối cùng là kết luận cho toàn bộ luận văn khẳng định đề tài đã đáp ứng được yêu
cầu của đề tài đưa ra.

HỌC VIÊN
Ký và ghi rõ họ tên

ĐỖ VĂN HÙNG



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................. 1
1.1

Tổng quan về nước thải............................................................................. 1

1.2

Các tính chất của nước thải. ...................................................................... 4

1.3

1.4


1.2.1

Tính chất vật lý ............................................................................. 4

1.2.2

Tính chất hóa học ......................................................................... 5

Sự cần thiết của việc xử lý nước thải. ....................................................... 6
1.3.1

Tác động của nước thải. ............................................................... 6

1.3.2

Sự cần thiết của việc xử lý nước thải. .......................................... 7

Điều kiện xả nước thải vào nguồn tiếp nhận. ........................................... 8

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI .............................. 11
2.1

2.2

Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải. .................................... 11
2.1.1

Các công đoạn xử lý nước thải. .................................................. 11


2.1.2

Công nghệ xử lý nước thải ......................................................... 11

2.1.3

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. ................... 13

Cơ sở lý thuyết tính tốn, xác định các thông số chất lượng nước thải. . 19
2.2.1

Cơ sở lý thuyết tính tốn cho hệ thống bùn hoạt tính ................ 19

2.2.2

Thiết kế hệ thống bùn hoạt tính.................................................. 23

2.2.3 Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo cơng nghệ thiếu
khí – hiếu khí (AO – Anoxic/Aerobic) ................................................... 37
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ THẾT KẾ, LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH CHO KHU
NHÀ Ở PHƯỜNG KIẾN HƯNG ..................................................................... 42
3.1

3.2

Giới thiệu chung về dự án. ...................................................................... 42
3.1.1

Địa điểm ..................................................................................... 42


3.1.2

Địa chất thủy văn của khu vực ................................................... 42

3.1.3

Phạm vi và mục tiêu ................................................................... 43

Sơ đồ tổ chức quản lý thiết kế, lắp đặt và vận hành được áp dụng......... 43
3.2.1

Quyết định phê duyệt đầu tư dự án: ........................................... 46

3.2.2

Thiết kế cơ sở ............................................................................. 46

3.2.3

Kiểm tra thiết kế. ........................................................................ 73

3.2.4

Lựa chọn nhà thầu thiết kế chi tiết, xây lắp, thiết bị. ................. 73

3.2.5

Thiết kế chi tiết dự án. ................................................................ 73

3.2.6


Kiểm tra thiết kế chi tiết. ............................................................ 73


3.2.7

Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ............................................ 73

3.2.8

Hướng dẫn quy trình vận hành trạm xử lý ................................. 82

3.2.9

Kết thúc, bàn giao dự án. ........................................................... 88

3.3

Phương án quản lý cải tiến thứ 1. ........................................................... 88

3.4

Phương án quản lý cải tiến thứ 2. ........................................................... 90

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu

ADN

Tiếng Việt
Axit Dezoxyribonucleic

Tiếng Anh

ADP

Adenosine DiPhotphat

AF
AOB

Lọc kỵ khí
Các vi khuẩn oxy hóa amoni

ATP
Aerotank

Ademosin TriPhotphat
Bể bùn hoạt tính hiếu khí

BOD5

Nhu cầu ơ xy sinh hóa trong 5 Biological Oxygen Demand in 5
ngày
day

CBOD

COD

Nhu cầu ô xy sinh hóa để phân Carbonanceous
Biochemical
hủy chất hữu cơ (C)
Oxygen Demand
Nhu cầu ơ xy hóa hóa học
Chemical Oxygen Demand

CWs
DO
DS
F/M
HRT

Bãi lọc ngập nước nhân tạo
Ơ xy hịa tan
Chất rắn hịa tan
Tỷ lệ thức ăn / vi sinh vật
Thời gian lưu nước

NBOD

Nhu cầu ô xy sinh hóa để phân Nitrogenous
Biochemical
hủy Ni tơ
Oxygen Demand

NOB
RAS

SRT
SS
SVI
TOC
TS

Các vi khuẩn ơ xy hóa nitrit
Bùn hoạt tính tuần hồn
Thời gian lưu bùn
Các chất rắn lơ lửng
Chỉ số thể tích bùn
Tổng hàm lượng cacbon hữu

Tổng chất rắn

TSS
VFA
VSS
VSV

Tổng chất rắn lơ lửng
Total Suspended Solid
Axit béo dễ bay hơi
Volatile Fat Acids
Các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi Volatile Suspended Solid
Vi sinh vật

Anaerobic Filter
Ammonia Oxidation Bacteria


Constructed Wetlands
Dissolved Oxygen
Dissilved Solid
Food/Microorganism ratio
Hydralic Residence Time

Nitrogen Oxidation Bacteria
Recycled Actived Solids
Solid Retention Time
Suspended Solids
Sludge Volumn Index
Total Organic Carbon
Total Solid


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Chu trình tuần hồn nước tồn cầu hàng năm ........................................ 2
Hình 2-1 Sơ đồ cơng nghệ hồ sinh học ................................................................ 13
Hình 2-2 Sơ đồ cơng nghệ lọc Aeroten truyền thống .......................................... 14
Hình 2-3 Sơ đồ cơng nghệ thiết bị hợp khối CN-2000 ........................................ 16
Hình 2-4 Sơ đồ công nghệ XLNT trên cơ sở sử dụng cơng nghệ AAO .............. 17
Hình 2-5 Các thành phần hữu cơ có trong nước thải ........................................... 20
Hình 2-6 Các thành phần nitor trong nước thải ................................................... 22
Hình 2-7 Sơ đồ kiểm soát cân bằng sinh khối bùn trong hệ thống: (a) bể lắng đợt
II và (b) bể làm thoáng ......................................................................................... 33
Hình 2-8 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính.............................. 36
Hình 2-9 Tỷ lệ tuần hồn giữa IR và NO3-N ....................................................... 40
Hình 3-1 Sơ đổ tổ chức quản lý dự án khu nhà ở phường Kiến Hưng ................ 45
Hình 3-2 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý AAO ................................................. 52
Hình 3-3 Sơ đồ quản lý dự án đề xuất phương án 1. ........................................... 89

Hình 3-4 Sơ đồ quản lý dự án đề xuất phương án 2. ........................................... 91


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1 yêu cầu về nồng độ cho phép của các chỉ tiêu khi xả nước thải vào sông,
hồ ............................................................................................................................ 8
Bảng 1-2 Nồng độ giới hạn cho phép của các chất độc hại ................................... 9
Bảng 1-3 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mặt (TCVN 5942-1995) ...................................................................... 9
Bảng 2-1. Giới thiệu các cơng trình thường được chọn để thực hiện các quy trình
cơng nghệ xử lý cơ học và hóa học ...................................................................... 12
Bảng 2-2 Giới thiệu các cơng trình thường áp dụng trong xử lý sinh học........... 12
Bảng 2-3 Giá trị đặc trưng của các chỉ tiêu về chất lượng nước thải sinh hoạt đô
thị .......................................................................................................................... 20
Bảng 2-5 Các cơng thức động học về q trình XLNT bằng bùn hoạt tính ........ 23
Bảng 2-6 Các khoảng giá trị SRT của hệ thống bùn hoạt tính ............................ 25
Bảng 2-7 Các thông số thiết kế bể lắng đợt II trong hệ thống bùn hoạt tính a) .... 32
Bảng 2-8 Giá trị của các hệ số động học về quá trình bùn hoạt tính đối với các vi
khuẩn dị dưỡng tại điều kiện 20oC a ..................................................................... 35
Bảng 2-9 Giá trị của các hệ số động học về quá trình bùn hoạt tính đối với các vi
khuẩn nitrat hóa tại điều kiện 20oC a .................................................................... 35
Bảng 2-11 Giá trị của các hệ số động học về quá trình khử nitrat ....................... 38
Bảng 2-12 Quy trình tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thiếu khí/hiếu khí
(AO). .................................................................................................................... 40
Bảng 3-1 Bảng lưu lượng nước thải của dự án. ................................................... 46
Bảng 3-2 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho phép
trong nước thải sinh hoạt. ..................................................................................... 47
Bảng 3-3 So sánh các công nghệ xử lý nước thải. ............................................... 48
Bảng 3-4 Kết quả quan trắc các chỉ tiêu của nước thải ra tại tòa nhà CT1 khu nhà
ở Kiến Hưng. ........................................................................................................ 54



MỞ ĐẦU
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Hằng ngày, trên các phương tiện truyền thông tin
đại chúng, ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, thơng tin về nguồn nước bị ơ
nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ mơi trường, tình trạng ô nhiễm vẫn càng
lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến mọi người ai ai cũng phải suy nghĩ và
lo lắng.
Ơ nhiễm mơi trường nước là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người, động vật nuôi, thực vật và các sinh vật khác đặc biệt là
thuỷ sinh vật. Nó cịn gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và phát triển
của xã hội. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự gia tang nhu cầu
sinh hoạt của con người, lượng nước thải ra các kênh rạch, song ngòi, ao hồ…
ngày càng nhiều làm nguồn nước tại nhưng nơi này bị ơ nhiễm. Đồng thời, các độc
chất có trong nước thải đi vào nguồn nước ngầm và nước mặt mà con người sử
dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Trên thực tế, quá trình làm sạch tự nhiên vẫn diễn ra trong các môi trường
nước ô nhiễm, nhưng quá trình này khơng thể nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
về nước sạch của người dân. Vì thế, hiện nay công nghệ xử lý nước thải đang được
chú trọng và phái triển. Các quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
ngày càng khẳng định sự hiệu quả trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, theo lịch sử phát triển hệ thống xử lý nước thải từ trước tới nay của
thành phố Hà Nội, các nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt… không được tách
biệt rõ rang mà hoà trộn chung vào nguồn nước thải của thành phố, do đó em đã
lựa chọn và thực hiện nghiên cứu trên hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở phường
Kiến Hưng để làm tư liệu thực hiện đề tài luận văn “Quản lý thiết kế, lắp đặt và
vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp” với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lý cho một hệ thống xử lý nước thải
công nghiệp.



CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tổng quan về nước thải
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên trái
đất. Nếu khơng có nước thì chắc chắn khơng có sự sống xuất hiện, thiếu nước thì
cả nền văn minh hiện nay cũng khơng tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến
vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ
bản của vật chất và trong q trình phát triển của xã hội lồi người thì các nền văn
minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông
lớn như: nền văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre
và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền
văn minh sông Hằng ở Ân Độ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc; nền văn
minh sông Hồng ở Việt Nam ...
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất, trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha lỗng các yếu tố
gây ơ nhiễm mơi trường, nó cịn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh
vật, chiếm từ 50% - 97% trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như ở người chiếm 70%
trọng lượng cơ thể và ở sứa biển nước chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt
có trên quả đất thì có hơn ¾ lượng nước mà con người khơng sử dụng được vì nó
nằm q sâu trong lịng đất, bị đóng bang, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng
tuyết trên lục địa…, chỉ có 0.5% nước ngọt hiện diện trong sơng, suối, ao, hồ mà
con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì
chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được. [2]
Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất
khoảng 1,4 tỷ km3; nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng
200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm khơng đến 1%.
Theo chu trình tuần hồn, nước ngọt được chu chuyển qua quá trình bốc hơi
và mưa (thường là ngắn ngày theo hàng năm): lượng bốc hơi hàng năm khoảng
500.000 km3 (trong đó 430.000km3 nước bốc hơi từ đại dương và 70.000 km3 bốc

hơi từ đất liền cân bằng với lượng mưa hằng năm (mưa trên đất liền 390.000 km3
trên biển và 110.000 km3 trên đất liền). Như vậy với chu trình này, lượng nước
được bảo tồn, nhưng nước biển từ dạng lỏng hoặc sang dạng hơi và rắn, hoặc từ
nơi này sang nơi khác ở các thủy vực: biển và đại dương, nước mặt (sông, suối,
1


ao, hồ) và nước ngầm.
• Nước tự nhiên
Nước tự nhiên là nước mà chất lượng nước và số lượng của nó được hình
thành dưới ảnh hưởng của các q trình tự nhiên, khơng có sự tác động của con
người. Nước tự nhiên bao gồm: nước mặt, nước ngầm và nước biển.
- Nước mặt: là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm
ở dạng(chảy) như sông, suối, kênh, rạch và dạng tĩnh hoặc chảy chậm như ao, hồ,
đầm, phá…, Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc do nước
ngầm dưới áp lực chảy ra hay là do dưa thừa độ ẩm trong đất cũng như dư thừa
trong tầng nước ngầm.
- Nước ngầm: tồn tại ở các tầng hay túi trong lòng đất. Nước ngầm là nguồn
tài nguyên quý giá cung cấp cho các vùng đô thị, công nghiệp, tưới tiêu thủy lợi,
đặc biệt là các vùng trồng cây cơng nghiệp tập trung.

Hình 1-1 Chu trình tuần hồn nước tồn cầu hàng năm
- Nước biển: nước biển tương đối đồng đều về thành phần, đặc biệt là giàu
muối NaCl, vì vậy nước biển được gọi là nước mặn. Biển đóng vai trị quan trọng
trong chu trình tuần hồn nước tồn cầu.
• Nước thải
Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng đất
ô nhiễm.
2



Hiện nay các khu công nghiệp đang ngày càng được mở rộng, q trình đơ
thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tương ứng với các quá trình sinh hoạt và sản
xuất của con người như vậy đã làm phát sinh ra ngày càng nhiều các chất thải ở
dạng rắn, lỏng và khí.
Các chất thải dạng lỏng hay cịn được gọi là nước thải có thể chia thành hai
loại: nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Nước thải sinh hoạt là nước sau khi được dùng cho các nhu cầu sống sinh
hoạt của con người thải ra như: Nước từ phòng bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh, nước tắm
rửa, giặt giũ…
Nước thải cơng nghiệp do các xí nghiệp có sử dụng nước trong các quy trình
sản xuất thải ra, thông thường nước thải công nghiệp được xử lý ngay trong phạm
vi các nhà máy để sử dụng lại hoặc thải ra các nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước
thải từ các nhà máy trước khi đưa ra môi trường tự nhiên đã được các nước trên
thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm và yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt.
Thành phần của nước thải rất da dạng; ngoài các hợp chất hữu cơ, vô cơ tan
hoặc không tan độc hại, cịn có các vi khuẩn gây bệnh hoặc khơng gây bệnh, xác
chết động vật, thực vật, vũ khí sinh học, chất độc, vv…
Do sự phát triển đô thị tăng nhanh và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngày càng mạnh mẽ, dẫn tới nhu cầu sử dụng nước sạch ngàng càng tăng cao, trong
khi nguồn tài nguyên nước lại không tăng lên, điều này đã làm suy giảm nghiêm
trọng về cả chất và lượng của nước.
• Các chất gây nhiễm bẩn nước.
Nước bị ô nhiễm bởi rât nhiều chất hoa học khác nhau, bao gồm các yếu tố vật lý,
hóa học và sinh học.
- Các yếu tố vật lý: nhiệt độ cao hay thấp, pH, biến đổi màu nước.
- Các yếu tố hóa học: các chất hữu cơ (dễ phân hủy sinh học, khó phân hủy
sinh học và các chất vơ cơ có độc tính cao), các chất vô cơ, các hợp chất chứa nitor,
các hợp chất chứa photpho, các kim loại nặng.
+ Các chất hữu cơ bền vững, khó bị phân hủy: Các chất này thuộc các chất

hữu cơ có vịng thơm (hydrocarbon của dầu khí), các chất đa vòng ngưng tụ, các

3


hợp chất Clo hữu cơ… chúng tồn tại lâu ngày trong mơi trường và cơ thể sinh vật
gây độc tích lũy. Hàm lượng các chất này trong nguồn nước tự nhiên rất thấp.
+ Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, chủ yếu do tác nhân sinh học: là các hợp
chất protein, hydratcacbon, chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật. Đây là các
chất gây ơ nhiễm chính có nhiều trong nước thải sinh hoạt, từ các xí nghiệp chế
biến thực phẩm. Các chất này chủ yếu làm suy giảm ơ xy hịa tan trong nước.
+ Các kim loại nặng: hầu hết kim loại nặng đều có độc tính tương đối cao đối
với người và động vật. Trong nước thải công nghiệp thường chứa các kim loại
nặng là chì, thủy ngân, crom, cadimi, asen…
+ Các ion vơ cơ: các ion vơ cơ có nồng độ cao trong nước tự nhiên, đặc biệt
là nước biển. Trong nước thải có một lượng khá lớn các chất vô cơ tùy thuộc vào
các nguồn nước thải.
- Các yếu tố sinh học: viruts, vi khuẩn gây bệnh, vi nấm, nguyên sinh động
vật, các loại giun, sán…
1.2 Các tính chất của nước thải.
Các tính chất của nước thải sẽ được chia thành: tính chất vật lý và tính chất
hóa học cụ thể như sau:
1.2.1

Tính chất vật lý

Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc,
mùi, nhiệt độ và lưu lượng (dịng chảy).
Màu: nước thải mới có màu hơi nâu sáng, tuy nhiên nhìn chung màu nước
thải thường là màu xám có vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ bị thay đổi đáng kể

nếu như nó bị nhiễm khuẩn, khi đó nước thải sẽ có màu đen tối.
Mùi: mùi có trong nước thải sinh hoạt là do có khí sinh ra từ q trình phân
hủy các hợp chất hữu cơ hay do có một số chất được đưa thêm vào trong nước thải.
Nước thải sinh hoạt thơng thường có mùi mốc, nhưng nếu nước thải bị nhiễm
khuẩn thì nó sẽ chuyển sang mùi trứng thối do sự tạo thành H2S trong nước.
Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nhiệt độ của nguồn
nước sạch ban đầu, bởi vì có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình
và các máy móc thiết bị cơng nghiệp. Tuy nhiên, chính những dòng nước thấm qua
đất và lượng nước mưa đổ xuống mới là nhân tố làm thay đổi một cách đáng kể
nhiệt độ của nước.
4


Lưu lượng: thể tích thực của nước thải cũng được xem là một trong những
đặc tính vật lý của nước thải, có đơn vị là m3/người.ngày. Hầu hết các thiết bị xử
lý được thiết kế để xử lý nước thải có lưu lượng 0,378 - 0,756 m3/người ngày. Vận
tốc dịng chảy ln thay đổi trong ngày.
1.2.2

Tính chất hóa học

Các thơng số mơ tả tính chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ,
chất vơ cơ và chất khí. Để đơn giản hơn, ta có thể xác định tính chất hóa học của
nước thải thơng qua các thơng số: độ kiềm, BOD, COD, các chất khí hịa tan, các
hợp chất Nito, pH, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ, huyền phù và không tan), và
nước.
Độ kiềm: đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, thường là độ kiềm
bicarbonate, carbonate, và hydroxide. Độ kiềm thực chất là môi trường đệm (để
giữ pH trung tính) của nước thải trong suốt q trình xử lý sinh hóa.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh

hóa trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 20oC. BOD5 trong
nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng 100 - 300mg/l.
Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong
nước thải. COD thường nằm trong khoảng 200 - 500 mg/l. Tuy nhiên, trong nước
thải công nghiệp, nồng độ này có thể gia tăng một cách đáng kể.
Các chất khí hịa tan: đây là những khí có thể hịa tan được trong nước thải.
Nước thải cơng nghiệp thường có nồng độ oxy tương đối thấp.
Hợp chất chứa N: số lượng và các loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi trong
từng dạng nước thải khác nhau (nước thải chưa xử lý và nước thải sau xử lý ở dòng
ra). N thường đi kèm vịng tuần hồn oxy hóa và nồng độ của nó sẽ giảm dần. Phần
lớn N chưa được xử lý trong nước thải sẽ chuyển sang dạng N hữu cơ hay N-NH3.
Nồng độ N trong nước thải thường là 20 - 85 mg/l; trong đó N hữu cơ thường ở
khoảng 8-35 mg/l, còn nồng độ N-NH3 thường từ 12 - 50 mg/l.
pH: đây là cách để nhanh chóng phát hiện tính axit của nước thải. Giá trị pH
dao động trong khoảng từ 1 - 14. Để xử lý nước thải một cách có hiệu quả thì pH
chỉ nên nằm trong khoảng 6,5 - 9 (lý tưởng hơn là từ 6,5 - 8).
Phospho: đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa, nhưng chỉ nên hiện
diện với một lượng tối thiểu, hoặc sẽ được loại bỏ sau quá trình xử lý bậc hai. Số
5


lượng P dư thừa có thể gây rối dịng chảy và làm tăng trưởng quá mức các loại tảo.
Nồng độ P thường trong khoảng 6 - 20 mg/l. Quá trình loại bỏ hợp chất photphat
trong các chất tẩy rửa có ảnh hưởng quan trọng đến khối lượng P trong nước thải.
Các chất rắn: hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể được xem là
các chất rắn. Mục đích của việc xử lý nước thải là nhằm loại bỏ các chất rắn hoặc
chuyển chúng sang dạng ổn định hơn và dễ xử lý. Các chất rắn có thể được phân
loại dựa vào thành phần hóa học của chúng (hữu cơ hay vơ cơ), hoặc bởi các đặc
tính vật lý (có thể lắng đọng, nổi trên mặt nước, hay ở dạng keo). Nồng độ tổng
các chất rắn trong nước thải thường dao động trong khoảng 350 - 1200 mg/l.

+ Các chất rắn hữu cơ: bao gồm C, H, O, N, và có thể được chuyển thành
CO2 và H2O khi cháy ở nhiệt độ 550oC.
+ Các chất rắn vô cơ: thường không bị ảnh hưởng bởi sự cháy.
+ Các chất rắn lơ lửng: loại chất rắn này thường bị giữ lại bởi các bể lọc đệm
vật liệu xơ, và có thể được phân loại nhỏ hơn như: tổng các chất răn lơ lửng (TSS),
các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS), và các chất rắn lơ lửng cố định. Ngồi ra
chúng cịn được phân loại thành 3 thành phần dựa vào khả năng lắng đọng: các
chất rắn có khả năng lắng đọng, các chất rắn nổi trên mặt và dạng keo. Tổng hàm
lượng các chất rắn lơ lửng trong nước thải thường từ 100 - 350 mg/l.
+ Các chất rắn tan: loại chất rắn này sẽ đi qua được các bể lọc đệm vật liệu
xơ, và cũng được phân loại thành: tổng hàm lượng các chất rắn tan được (TDS),
các chất rắn tan dễ bay hơi, và các chất rắn tan cố định. Tổng hàm lượng các chất
rắn tan được nằm trong khoảng 250 - 850 mg/l.
Nước: luôn là thành phần cấu tạo chính của nước thải. Trong một số trường
hợp, nước có thể chiếm đến từ 99,5% - 99,9% trong nước thải (thậm chí ngay cả
trong nước thải ô nhiễm nặng nhất thì hàm lượng các chất bẩn cũng chỉ chiếm
0,5%; còn đối với nguồn nước thải được xem là sạch nhất thì nồng độ này là 0,1%).
1.3 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải.
1.3.1 Tác động của nước thải.
1.3.1.1. Đối với môi trường.
Trong điều kiện kỵ khí, q trình phan hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải
chưa được xử lý sẽ dẫn đến tình trạng mất vệ sinh như sản sinh ra các mùi hơi thối,
gây khó chịu. Tất cả các động thực vật song trong nước đề cần phải có một lượng
ơ xy hịa tan nhất định phục vụ cho q trình sống của chúng. Một trong những
mục đích chính của việc xử lý nước thải là hạn chế việc xả thải các hợp chất hữu
6


cơ “có tiêu thụ oxy’ đến mức có thể vào nguồn tiếp nhận. Mặt khác, khi nước thải
có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, sẽ kích thích q trình sinh trường và phát triển

mạnh của các loại cây trồng trong nước, dẫn tới sự giảm lượng oxy có trong nước
và gây hiện tượng phú dưỡng trong nguồn nước. Vì vậy, loại bỏ các hợp chất hữu
cơ và vô cơ trong nước thải trước khi xả ra nguồn là mục đích đầu tiên trong q
trình phát triển mơi trường bền vững, giữ cho môi trường trong sạch cho ngày nay
và tương lai.
1.3.1.2. Đối với sức khỏe.
Nước thải không được xử lý chứa nhiều các chất vi sinh gây bệnh. Tồn tại rất nhiều
loại dịch bệnh từ các hoạt động thiếu vệ sinh như tắm rửa, bơi lội trong nước nhiễm
bẩn hoặc việc tiêu thụ các động thực vật thủy sinh sống trong môi trường các nguồn
nước bị ô nhiễm. Hơn nữa, trong nước thải cịn chứa các chất độc hại có khả năng
làm biến đổi gen hay gây ung thư. Vì những lý do trên, việc loại bỏ các vi sinh vật
gây hại là việc cần thiết cho sức khỏe cộng đồng.
1.3.1.3. Đối với kinh tế.
Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý cho nơng nghiệp khơng chỉ có ý nghĩa về mặt
mơi trường mà cịn là động lực phát triển cho các mục tiêu quốc gia, tạo ra một
nền nông nghiệp phát triển bề vững trong khi bảo vệ được nguồn nước đang ngày
càng khan hiếm. Một ưu điểm của việc sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới tiêu
trong nông nghiệp là giảm mức độ xử lý nước thải, đồng nghĩa với việc làm giảm
đáng kể chi phí cho q trình xử lý nước thải, nhờ vào vai trò của đất và cây trồng
như một dạng cơng trình lọc sinh học tự nhiên. Ngồi ra, việc tận dụng các chất
dinh dưỡng có sẵn trong nước thải cịn giúp cắt giảm chi phí phan bon cho cây
trồng.
Nước có vai trị quan trọng đối với con người. Nước góp phần làm tăng giá trị về
cảnh quan, tạo điều kiện vui chơi và giải trí cho con người. Do đó nhiều người lựa
chọn nơi sinh sống gần nguồn nước tự nhiên trong sạch.
1.3.2 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải.
Do xu thế phát triển xã hội cũng với q trình đơ thị hóa diễn ra, các ngành
cơng – nông nghiệp, vùng kinh tế ra đời, các độ thị mới được mở rơng, … địi hỏi
cần rất nhiều nước sạch. Trên thực tế, thế giới chỉ có khoảng 30 triệu km3 nước
ngọt, nguồn dự trữ này không thay đổi trong khi nhu cầu sử dung nước luôn tăng;

nhu cầu nước hàng năm của thế giới hiện nay vào khoản 3.500 -3.900 tỷ m3 nước
sạch, và một nửa trong số đó trở thành nước thải, cịn một nửa khơng quay trở lại;
1m3 nước thải có thể làm nhiễm bận mạnh 10m3 nước sạch. Do đó, nguồn nước
đã mất dần khả năng tự làm sạch, nhanh chóng bị kiệt đi, gây ra nạn thiếu nước
trần trọng.
Hiện nay, giải quyết nước cho đời song con người và nền kinh tế quốc dân
đã trở thành vấn đề thưc sự bức thiết. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những
quy định pháp lý nghiêm ngặt về vấn đề này. Việc sử dụng tỏng hợp nguồn nước:
sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ môi trừng, … đang rất được quan tâm. Dựa trên nguồn
gốc và đặc tính của nước hải của một số ngành nghệ sản xuất có thể nhận thấy hầu
7


hết các giá trị thông số ô nhiễm vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, gây
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước nói chung, và có thể gây ra tác hại cho sức
khỏe con người kh sử dụng. Chính vì vậy xử lý nước thải đã đạt tiêu chuẩn quy
định hiện nay là vấn đề cấp thiết, không những bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ
mơi trường sống mà cịn đảm bảo thực hiện theo đúng chính sạch, quy định ban
hành của nhà nước.
1.4 Điều kiện xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Trong điều kiện Việt Nam, nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt hay nước thải
công nghiệp gồm chủ yếu là các nguồn nước mặt (sông hồ, ao, suối, biển ven bờ…)
và được phân chia thành 2 loại: nguồn loại A (sông, hồ làm nguồn nước cho ăn
uống sinh hoạt nhưng phải qua xử lý) và nguồn loại B (Sơng, hồ dùng cho mục
đích khác như tắm, bơi lội, du lịch…).
Khi xả nước thải vào các nguồn nước mặt phải tuân thủ theo các quy định ở
phụ lục A “Nguyên tắc vệ sinh khi xả nước thải vào sông hồ” trong tiêu chuẩn Xây
dựng – Mạng lưới thốt nước bên ngồi và cơng trình TCXD-51-84 (có thể tham
khảo ở 2 bảng sau)
Bảng 1-1 yêu cầu về nồng độ cho phép của các chỉ tiêu khi xả nước thải vào sông,

hồ
Chi tiêu nước thải
pH
Màu, mùi, vị

Tính chất sơng, hồ loại
I sau khi xả nước thải
vào

Tính chất sông, hồ loại
II sau khi xả nước thải
vào

Trong phạm vi

6.5÷8.5

Khơng màu, mùi vị

Hàm lượng chất lơ lửng

0,75 ÷ 1,00 mg/L

1,5÷ 2,000 mg/L

Hàm lượng chất hữu cơ

≤ 5mg/L

≤ 7mg/L


Lượng oxy hịa tan
Nhu cầu oxy sinh hóa
NOS,
Vi trùng gây bệnh(nước
thải sinh hoạt đô thị,
nước thải ở các bệnh
viện, nhà máy da, nhà
máy len,…)

Khơng làm giảm lượng ơ xy hịa tan dưới
4mg/L(tính trung bình trong ngày theo mua hè)
≤ 4mg/L

8÷10 mg/L

Cấm xả nước thài vào sông, hồ nếu chưa qua xử lý
và khử trùng triệt để

Tạp chất nổi trên mặt Nước thải sau khi xả vào sông, hồ không được chứa
nước
dầu mỏ, bọt xà phòng và các chất nổi trên bề mặt
nước từng mảng dầu lớn hoặc mảng bọt lớn.
Chất độc hại

Câm xả thải vào sơng, hồ các loại nước thải cịn chứa
những chất độc kim loại hay hữu cơ, mà sau khi hòa
8



trộn với nước sông, hồ gây độc hại trực tiếp với
người, động thực vật, thủy sinh trong nguồn nước và
ở hai bên bờ. Nồng đồ chất độc hại cho phép được
quy đinh ở bảng 2.2
Bảng 1-2 Nồng độ giới hạn cho phép của các chất độc hại
Nồng độ giới hạn cho phép (mg/L)
xả vào:
Sông, hồ
Sông, hồ dùng để
dùng cho sinh
nuôi cá
hoạt

Tên các chất

1.

Chì (Pb)

0,10

0,10

2.

Thạch tín (As)

0,05

0,05


3.

Đồng (Cu)

3,00

0,01

4.

Kẽm (Zn)

5,00

0,01

5.

Niken (Ni)

0,10

0,01

6.

Crom hóa trị 3

0,50


0,50

7.

Crom hóa trị 6

0,10

0,01

8.

Cadmi (Cd)

0,01

0,005

9.

Xianua

0,01

0,05

10.

Ma giê (Mg)


30,00

50,00

11.

Phenol

0,001

0,001

12.

Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ

0,1÷0,3

0,05

Tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt (TCV5942-1995)
được giới thiệu ở bảng 1-3.
Bảng 1-3 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mặt (TCVN 5942-1995)
STT

Thơng số

Đơn vị đo


Giá trị giới hạn
A

B

1.

pH

mg/L

6 ÷8,5

5,5 ÷ 9

2.

BOD5(200C)

mg/L

<4

< 25

3.

COD


mg/L

< 10

< 35

4.

Oxy hòa tan

mg/L

≥6

≥2

5.

Chất rắn lơ lửng

mg/L

20

80

6.

Asen


mg/L

0,05

0,1

7.

Bari

mg/L

1

4
9


8.

Cadmi

mg/L

0,01

0,02

9.


Chì

mg/L

0,05

0,1

10.

Crom (VI)

mg/L

0,05

0,05

11.

Crom (III)

mg/L

0,1

1

12.


Đồng

mg/L

0,1

1

13.

Kẽm

mg/L

1

2

14.

Mangan

mg/L

0,1

0,8

15.


Niken

mg/L

0,1

1

16.

Sắt

mg/L

1

2

17.

Thủy ngân

mg/L

0,001

0,002

18.


Thiếc

mg/L

1

2

19.

Amoniac (tính theo N)

mg/L

0,005

1

20.

Florua

mg/L

1

1,5

21.


Nitrat (tính theo N)

mg/L

10

15

22.

Nitrit (tính theo N)

mg/L

0,01

0,05

23.

Xianua

mg/L

0,01

0,05

24.


Phenola (tổng số)

mg/L

0,001

0,02

25.

Dầu, mỡ

mg/L

Khơng

0,3

26.

Chất tẩy rửa

mg/L

0,5

0,5

27.


Coliform

MPN/100mL

5000

10000

28.

Tổng hóa chất bảo vệ
thực vật (trừ DDT)

mg/L

0,15

0,15

29.

DDT

mg/L

0,01

0,001

30.


Tổng hoạt độ phóng xạ α

mg/L

0,1

0,1

31.

Tổng hoạt độ phóng xạ β

mg/L

1,0

1,0

Kết luận: Qua chương này có thể nhận thấy rằng tình trạng nước sạch ngày
càng khan hiếm, việc xử lý nước thải là vô cùng cấp thiết trước sự ảnh hưởng tới
tất cả các mặt như môi trường sống, sức khỏe và kinh tế của con người hiện tại nói
chung và của đất nước Việt Nam ta nói riêng. Đồng thời nắm được các bước tính
tốn thiết kế cơ sở để làm căn cứ vận dụng phát triển các phương pháp xử lý nước
thải mới hiệu quả, kinh tế hơn được trình bày ở chương tiếp theo.

10


CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải.
2.1.1 Các công đoạn xử lý nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm một số cơng trình đơn vị hoạt động nối
tiếp nhau để đạt được chất lượng nước sau xử lý đáp ứng yêu cầu đã định, Theo
mức độ xử lý và tập hợp các loại cơng trình đơn vị hoạt động nối tiếp trong một hệ
thống xử lý nước thải có thể chia ra thành ba cơng đoạn xử lý nước thải như sau:
xử lý sơ bộ hay tiền xử lý, xử lý bậc hai, xử lý bậc ba (hay xử lý tăng cường).
Các cơng trình trong cơng đoạn xử lý sơ bộ là các cơng trình hoạt động dựa
trên lực cơ học và vật lý là chủ yếu, như là: Song chắn, lưới chắn, bể điều hòa, bể
lắng, lọc, tuyến nối.
Các cơng trình trong cơng đoạn xử lý bậc hai gồm các cơng trình xử lý bằng
hóa chất và sinh học. Các cơng trình xử lý nước thải bằng hóa chất là các cơng
trình dung hóa chất trộn vào nước thải để chuyenr đổiacách ợp chất haowcj các
chất hịa tan trong nước thải thành các chất có tính trơ về mặt hóa học hoặc thành
các hợp chất kết tủa dễ lắng và lọc để loại chúng ra khỏi nước thải. Các cơng trình
xử lý sinh học được áp dung để khử các chất hữu cơ ở dạng kéo và dnagj hịa tan
trong nước thải nhờ q trình đồng hóa của vi sinh để biến các chất hữu cơ này
thành khí hoặc thành vỏ tế bào của vi sinh dễ keo tụ và lắng rồi loại chúng ra khỏi
nước thải. Q trình xử lý sinh học cịn được áp dụng để khử nitrogen và phối pho.
Các cơng trình trong công đoạn xử lý bậc ba được áp dụng để khử tiếp các
chất hố học có tính độc hại hoặc khó khử bằng các cơng trình xử lý sinh học thông
thường. Khử tiếp nitrogen, phôt pho và các hợp chất vơ cơ và hữu cơ cịn lại sau
xử lý bậ hai để thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước xả ra nguồn tiếp nhận hoặc
sử dụng lại cho các mục đich khác. Các cơng trình trong coong đoạn xử lý bậc ba
thường là: Bể lọc hấp thu bằng than hoạt tính, bể lọc trao đổi ion và lọc qua màng
thẩm thấu ngược, lọc qua màng bán thấm bằng điện phân v.v… Nước thải sau khi
qua công đoạn xử lý bậc ba thường được tuần hoàn lại cho các quá trình sản xuất
cơng nghiệp hoặc dùng để tưới đường, tưới cây, và cấp cho các hồ tạo cảnh quan
và giải trí.
Sau các quy trình xử lý, cịn lại cặn trong các cơng trình, cần phải tập trung

các loại cặn để xử lý bằng các biện pháp: Khử nước, làm khô hoặc đốt trước khi
đưa đến nơi chôn lấp để đảm bảo an tồn cho mơi trường.
Hiệu quả xử lý sau các công đoạn:
- Xử lý sơ bộ <50%
- Xử lý bậc hai ~ 90%
- Xử lý bậc ba 98%-99%.
(Theo “Xử lý nước thải Công Nghiệp 2009- NXB Xây Dựng” Trinh Xn Lai)
2.1.2 Cơng nghệ xử lý nước thải
Hiện nay có rất nhiều loại cơng trình với các cơng nghệ khác nhau để xử lý
nước thải. Từ các hồ lắng đơn giản đến các cơng trình với các thiết bị tiên tiến sử
11


dụng cơng nghệ cao và địi hỏi có trình độ quản lý hiện đại. Việc lựa chọn đúng
quy trình cơng nghệ và thiết bị xử lý nước thải để đạt được các chỉ tiêu xử lý mong
muốn và tiết kiệm kinh phí trong xây dụng và quản lý là nhiệm vụ hang đầu của
các kỹ sư xử lý nước.
Trong một quy trình cơng nghệ xử lý nước thải bảo gồm nhiều cơng trình và
thiết bị hoạt động nối tiếp theo đặc tính kỹ thuật có thể chia ra làm ba loại: Cơ học,
hóa học và sinh học.
Trong mỗi loại quy trình cơng nghệ kể trên, có rất nhiều phương pháp chọn
cơng trình và thiết bị theo cách sắp xếp khác nhảu để thực hiện quy trình xử lý có
hiệu quả.
2.1.2.1. Xử lý cơ học và hóa học
Bảng 2-1. Giới thiệu các cơng trình thường được chọn để thực hiện các quy trình
cơng nghệ xử lý cơ học và hóa học
Phương pháp
Xử lý cơ học

Cơng trình

Song chắn rác, lưới chắn
Bể lắng cát, tách dầu bằng trọng lực
Lắng sơ bộ không phèn
Tuyển nổi
Lọc
Hấp thụ bằng than hoạt tính

Xử lý hóa học

Trung hịa
Keo tụ và lắng
Keo tu và tuyển nổi
Lọc trao đổi ion
Trích y
Oxy hóa khử
Lọc qua màng
Điện phân

2.1.2.2. Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là quy trình xử lý nước thải lợi dụng sự hoạt động, sống và
sinh trưởng của vi sinh để đơng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải, biến các
chất hữu cơ thành khí và vỏ tế bào của vi sinh để loại ra khỏi nước, có thể chia làm
hai loại quy trình xử lý: Xử lý hiếu khí và xử lý yếm khí.
Bảng 2-2 Giới thiệu các cơng trình thường áp dụng trong xử lý sinh học
Quy trình xử lý
Xử lý hiếu khí

Các cơng trình có thể chọn
Xử lý bằng quy trình dùng bùn hoạt tính, bể
aerotank thơng thường.

Bể aerotank làm thống theo bậc.
12


Bể aerotank tải trọng cao, cường độ làm
thoáng cao.
Hấp thụ bằng bùn hoạt tính.
Làm thống kéo dài.
Mương ơ xy hóa.
Bể lọc sinh học thông thường.
Bể lọc sinh học tải trọng cao
Hệ thống đĩa quay quanh trục nằm ngang
Xử lý bằng hệ thống hồ sinh học hiếu khí
Xử lý yếm khí

UUASB bể lắng yếm khí có lớp bùm lơ
lnawgr.
Bể lọc yếm khí có lớp hạt cố định
Bể lọc yếm khí có lớp hạt chuyển động trong
dòng chất lỏng
Bể tự hoạt
Bể lắng 2 bỏ
Hồ sinh học yếm khí

2.1.3 Các cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay.
2.1.3.1. Công nghệ hồ sinh học
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp hồ sinh học: Là một
hình thức lâu đời để xử lý bằng phương pháp sinh học. Công nghệ gồm hai thành
phần chính là hồ kỵ khí và hồ sinh học hiếu khí (làm thống nhân tạo bằng cấp khí
cưỡng bức), kết hợp với khử trùng. Bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý sẽ được

thu gom và đưa về sân phơi bùn để làm khô và chuyển đi chơn lấp.

Hình 2-1 Sơ đồ cơng nghệ hồ sinh học

13


×