Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận môn QL CSVC và TBDH Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.23 KB, 13 trang )

Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

Phần I: MỞ ĐẦU
Cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học(TBDH) của các trường trong
những năm gần đây đã có những thay đổi rõ rệt, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ
và đồng bộ; công tác quản lý CSVC TBDH của trường được thực hiện tương đối
tốt, phát huy được hiệu quả sư phạm của thiết bị dạy học vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục của trường. Tuy nhiên, thực trạng về công tác quản lý chưa thúc
đẩy được việc khai thác sử dụng chúng, nhất là TBDH; đầu tư , mua sắm TBDH
chưa đồng bộ và phù hợp với nhu cầu giáo dục; chưa phát huy được hết chức
năng, tác dụng của các TBDH vào giờ dạy, hiệu quả sử dụng TBDH không cao.
Vấn đề quản lý và sử dụng CSVC-TBDH luôn được các nhà quản lý giáo
dục quan tâm, nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập, chưa thực sự đảm bảo yêu
cầu phát triển của nhà trường trong thời đại mà nền khoa học – công nghệ phát
triển như vũ bão; kỹ năng sử dụng TBDH của một bộ phận khá lớn giáo viên –
học sinh cịn nhiều lúng túng, hiệu quả khơng cao, địi hỏi phải có sự đổi mới để
phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, sự đổi mới đó được đặt ra như một
yêu cầu cấp thiết trong đổi mới công tác TBDH ở trường học theo quan điểm
hiệu quả hiện nay, bởi lẽ: TBDH chỉ phát huy tác dụng làm cho quá trình giáo
dục diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình
giáo dục – phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục.
Phần II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm cơ sở vật chất-thiết bị dạy học
CSVC-TBDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc
giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác để đạt được mục đích giáo
dục. Bao gồm:
- Trường sở: Các cơng trình xây dựng, lớp học, phịng làm việc, phịng thí
nghiệm-thực hành, thư viện, sân chơi, bãi tập, vườn thực nghiệm,...


Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

1


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

- Thiết bị dạy học: là thuật ngữ chỉ một vật thể hay tập hợp những đối tượng
vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh, còn đới với học sinh thì đây là nguồn tri thức, là
phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định nghĩa,... hình thành tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết.
* Hệ thống thiết bị dạy học
TBDH bao gồm đồ dùng dạy học (Đ DDH) và phương tiện kỹ thuật dạy học
(PTKTDH).
+ Đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học là những hình ảnh, dụng cụ, đồ vật phục vụ cho việc dạy
và học mà học sinh có thể nhìn thấy được đặc biệt là được sử dụng trong công tác
giảng dạy.
Các loại đồ dùng dạy học:
-Vật thật: Tồn tại trong thực tế như mẫu chứa hóa chất, động vật, thực vật.
- Vật tượng trưng: Biểu thị về sự vât, hiện tượng như bản đồ, biểu đồ, sơ
đồ, biểu bảng, đồ thị...
- Vật tạo hình: Tranh ảnh, thí nghiệm, các phần mềm thí nghiệm ảo.
+ Phương tiện kỹ thuật dạy học
Phương tiện kỹ thuật dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được
giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện để tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh, là phương tiện nhận thức cửa học sinh nhằm thực
hiện nhiệm vụ dạy học.
Phương tiện kĩ thuật dạy học được sử dụng trong các trường phổ thơng bao

gồm các phương tiện nghe nhìn, máy kiểm tra, máy dạy học...
Hiện nay chúng ta thường xuyên sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học
sau:
- Các phương tiện đảm nhận vai trò là giá mang thông tin như bản trong,
phim, băng casset, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD-ROM, đĩa DVD...
- Các phương tiện kĩ thuật đảm nhận việc truyền tải thông tin như đèn
chiếu, radio, máy chiếu phim, casset, video, máy thu hình, máy ảnh, máy chiếu
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

2


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

phim trong - Overhead và trong thời gian gần đây các phương tiện kĩ thuật CNTT
như máy chiếu đa năng Projector, máy quay phim, máy ảnh kĩ thuật số, máy vi
tính, máy chiếu vật thể, hệ thống đa phương tiện - Multimedia... ngày càng được
sử dụng rộng rãi.
2.1.2. Vị trí, vai trò cuả CSVC-TBDH trong quá trình dạy học
2.1.2.1. Vị trí, vai trò cuả CSVC
- CSVC-kỹ thuật trường học là phương tiện lao động sư phạm của nhà giáo
dục và học sinh.
- CSVC-kỹ thuật là điều kiện của quá trình dạy học, giáo dục.
2.1.2.2. Vị trí, vai trị cuả thiết bị dạy học quá trình dạy học
a) Vị trí
TBDH là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học, có mối quan
hệ với nội dung DH, phương pháp DH,...
TBDH là công cụ, điều kiện để truyền tải nội dung DH.
Phương pháp DH học quy định phương tiên DH. Mối phương pháp DH khác
nhau quy định phương tiện DH khác nhau.

Mặt khác, PTDH là điều kiện để thực hiện phương pháp, là một trong những điều
kiện thiết yếu để thực hiện đổi mới phương pháp DH.
b) Vai trò
- Đối với quá trình nhận thức của học sinh:
Giúp HS nhận thức chính xác, đầy đủ, dễ dàng về đối tượng, nắm được nội dung
bài học sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn.
Nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư
duy...giúp học sinh có khả năng nối dài sự nhận thức.
Vì vậy, PTDH vừa là cơng cụ nhận thức của HS, vừa là động lực, nguồn tri thức
đối với HS.
- PTDH đối với luyện kỹ năng, kỹ xảo của học sinh:
Sư dụng PTDH giúp HS có điều kiện vận dụng tri thức vào thực tiễn.
Giúp học sinh phát triển năng lực hành động, năng lực tư duy sáng tạo cho HS.
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

3


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

-Phương tiện DH đối việc nâng cao năng suất lao động sư phạm, chất lượng
hiệu quả DH.
Sử dụng PTDH giúp HS nhận thức tốt hơn.
Sử dụng PTDH hiện đại làm thay đổi phương pháp làm việc của GV và HS, giúp
GV điều khiển tối ưu quá trình DH, quá trình làm việc của GV,... từ đó nâng cao
hiệu quả trong DH.
Sử dụng PTDH hiện đại giúp góp phần nâng cao hiệu quả tro việc đổi mới
phương pháp DH.
PTDH tạo môi trường học tập tích cực.

- Đối với giáo dục đạo đức HS:
Sử dụng PTDH có thể hình thành và rèn luyện cho HS những phẩm chất, nhân
cách của con người mới.
PTDH tạo niềm tin vào chân lý, vào khoa học,...
2.2. Thực trạng trang bị, quản lý sử dụng CSVC-TBDH ở trường THCS
trên địa bàn huyện A Lưới
2.2.1.Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
quản lý và xây dựng cơ sở vật chất.
- Thấy được tầm quan trọng của cơ sở vật chất trong hoạt động dạy
học, nhận thức được việc quản lý xây dựng cơ sở vật chất là cần thiết.
- Chưa thực sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tập thể và cá
nhân trong việc quản lý xây dựng cơ sở vật chất, vấn đề quản lý xây dựng
và bảo vệ còn tuỳ tiện, quản lý thiếu khoa học và ít sát sao.
- Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, phân công trách nhiệm,
bàn giao tài sản.... chưa được quan tâm thường xuyên
2.2.2. Thực trạng trang bị, sử dụng và quản lý đồ dùng dạy học ở các trường
THCS
* Về số lượng thiết bị dạy học:
Có thể nói, các trường đã được đầu tư khá lớn các thiết bị dạy học cần thiết để
phục vụ công tác giảng dạy của thầy và trò. Bên cạnh việc đầu tư về thiết bị dạy
học theo quy định chuẩn của Bộ, các trường cũng đã có sự đầu tư về phương tiện
kỹ tḥt dạy học. Tính trung bình mỗi trường có khoảng 25 máy tính, 02 máy
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

4


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

chiếu đa phương tiện, 02 màn ảnh, 02 đầu đĩa. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi

cho công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh ở các trường. Tuy nhiên, việc
đầu tư vẫn chưa thật sự đầy đủ. Qua thống kê hàng năm cho thấy: số lượng thiết
bị dạy học cịn thiếu khá nhiều. Điều này có thể giải thích được vì điều kiện kinh
tế, tài chính của địa phương và nhà trường còn nhiều hạn chế. Nhưng điều đáng
bàn hơn cả là danh mục tên các thiết bị dạy học còn thiếu lại tập trung chủ yếu ở
một số môn như: Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Lịch sử - những môn mà trước
đây chúng ta vẫn thường có tư tưởng sai lầm khi ít quan tâm, xem nhẹ. Điều này
địi hỏi các trường cần có các chính sách đầu tư hơn nữa về thiết bị dạy học để
khắc phục tình trạng thiếu thiết bị hiện nay cũng như sự đầu tư hợp lý hơn nữa
trong việc mua sắm thiết bị để khơng có sự chênh lệch khá lớn về số lượng các
thiết bị ở các môn học.
* Thực trạng chất lượng thiết bị dạy học ở các trường
Các phương tiện dạy học trực quan như: tranh ảnh, lược đồ, bản đồ có chất
lượng tương đối tốt, màu sắc hài hoà, phù hợp với nội dung bài học. Các dụng cụ
thể dục, thể thao Giáo dục quốc phòng đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Các
phương tiện kỹ thuật dạy học như: máy tính, máy chiếu đa phương tiện, đầu đĩa,
máy catset đều đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên các dụng cụ thí nghiệm thì chưa đảm bảo u cầu về chất
lượng, độ chính xác khơng cao.
Phịng bộ mơn, phịng thí nghiệm: Ít có sự đầu tư, đa số các trường chưa
có, chỉ có ở một số trường đạt chuẩn quốc gia.
Về tính đồng bộ: Thiếu tính đồng bộ, xuất phát từ tính cung-cầu chưa hợp
lý. Đây là thực trạng chung của đa số các trường hiện nay.
Về việc tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh: chủ yếu mang
tính chất tự phát, chưa tạo được phong trào. Vì vậy chất lượng chưa đảm bảo.
* Ngun nhân thực trạng trên:
- Nhà nước đã có chính sách đầu tư cho giáo dục đặc biệt là việc đầu tư về thiết
bị dạy học tuy nhiên đầu tư chưa đầy đủ. Điều kiện tài chính của nhà trường và

Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế


5


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

địa phương cịn hạn hẹp. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng thiếu thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay.
- Nhận thức của chúng ta chưa đúng về vị trí, vai trò của các thiết bị cũng như
vai trò của một số mơn học nên ít đầu tư, đầu tư chưa đồng bộ.
- Công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường vẫn chưa khoa học.
- Quy trình sản xuất các thiết bị chưa đồng bộ dẫn tới tình trạng chất lượng
các thiết bị chưa cao.
* Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học ở trường THCS
Qua số liệu thống kê của phòng GD hằng năm thấy được số tiết có sử dụng
thiết bị dạy học chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, con số đó chưa đánh giá sát thực
thực trạng, vì thực tế vẫn cịn nhiều những tiết không sử dụng thiết bị dạy học, số
này chiếm tỷ lệ khá lớn.
Thiết bị dạy học có vai trị rất lớn trong quá trình tổ chức, thiết kế các hoạt
động lên lớp của giáo viên theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh, nhưng giáo viên chưa khai thác hết tính quả của nó, chẳng hạn: phương
pháp sử dụng của đa số GV là đa số sử dụng để trình chiếu, minh họa là chính,
chưa sử dụng thiết bị dạy học như "là một nguồn tri thức", vì thế nên nhìn chung
vẫn chưa kích thích được trí tị mị, óc sáng tạo của học sinh, chưa thu hút học
sinh tham gia vào quá trình dạy học để học sinh tự mình phát hiện ra các tri thức
khoa học mới, hiệu quả dạy học chưa cao.
Việc sử dụng thiết bị dạy học vẫn chưa trở thành điều kiện để đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.
Một số giáo viên lại lạm dụng dụng CNTT trong dạy học.
Một số giáo viên không thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình

dạy học cũng do quỹ thời gian quá ít trong khi muốn sử dụng phương tiện dạy
học trong quá trình lên lớp thì giáo viên phải chuẩn bị rất công phu từ hôm trước,
từ việc soạn bài đến việc thiết kế các hoạt động học tập sao cho phù hợp với thiết
bị dạy học. Thiết bị dạy học chưa đủ nếu tự làm thì rất tốn kém. Một số bài học có
nội dung khá trừu tượng nên khó khăn trong việc sử dụng thiết bị dạy học phù
hợp. Số lượng học sinh trong mỗi lớp đơng nên làm thí nghiệm hướng dẫn học
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

6


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

sinh quan sát rất khó khăn. Do đó, một số tiết dạy giáo viên vẫn phải dạy chay,
học sinh học chay.
* Nguyên nhân thực trạng trên:
- Trình độ nhận thức của giáo viên chưa cao, giáo viên chưa nhận thức được
hết vai trị của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học. Chính điều này đã dẫn
đến thực trạng “dạy chay và học chay” . Hoặc có sử dụng thì sử dụng một cách
hình thức, kém hiệu quả, gây tốn kém, mất nhièu công sức và thời gian.
- Các thiết bị kỹ thuật dạy học đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị cơng phu, khi
sử dụng thì cồng kềnh nên gây ra tư tưởng ngại khi sử dụng. Vì thế, các phương
tiện này chỉ được sử dụng khi tham gia thi giảng, giảng mẫu chứ rất ít khi được
sử dụng ở trên lớp.
- ở các trường chưa có các hình thức kiểm tra thường xuyên việc sử dụng
thiết bị của giáo viên nên chưa nâng cao được ý thức sử dụng thiết bị của giáo
viên trong dạy học.
- Số lượng thiết bị dạy học chưa đủ nên một số tiết giáo viên vẫn phải dạy
chay, học sinh phải học hay.
2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc trang bị, quản lý và sử dụng

thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới hiện nay
Biện pháp 1: Quản lý chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học.
Trước hết muốn quản lý tốt việc sử dụng thiết bị dạy học thì nhà trường
cần thành lập Ban chỉ đạo gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách
chun mơn làm trưởng ban và các thành viên gồm tổ trưởng, người phụ trách
thiết bị, một số giáo viên lâu năm có kinh nghiệm.
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phụ trách thiết bị lên từng danh mục thiết
bị hiện có của từng khối lớp, từng môn học để giáo viên thuận tiện tìm và mượn
sử dụng trong các tiết dạy.
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ý thức và kỹ năng sử
dụng thiết bị dạy học.
Để sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả cao cần chú trọng cơng tác bồi
dưỡng cho giáo viên về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sử
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

7


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

dụng các thiết bị dạy học. Chỉ có trên cơ sở có trình độ chuyện mơn vững vàng,
sử dụng thành thạo thiết bị dạy học, người giáo viên mới dạy tốt, mới có thể cải
tiến phương pháp dạy học. Hiện nay trong giai đoạn đổi mới giáo dục và phát
triển của khoa học kĩ thuật thiết bị dạy học cũng ngày càng thêm phong phú, hiện
đại. Điều đó yêu cầu giáo viên cần được bồi dưỡng kịp thời các kỹ năng sử dụng .
Nếu giáo viên không nắm vững được kỹ năng sử dụng sẽ dẫn tới tình trạng ngại
sử dụng thiết bị dạy học. Vì vậy có hiện tượng nhà trường có thiết bị dạy học
nhưng chỉ để cất trong kho, giáo viên không sử dụng. Chúng ta cần thực hiện
những biện pháp cụ thể sau:
+ Tổ chức các buổi tập huấn kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học ngay từ đầu

năm. Đồng thời tổ chức các tiết dạy chuyên đề nhằm đúc rút kinh nghiệm sử
dụng nhằm nâng cao hiệu qủa thiết bị.
Lưu ý giáo viên: phải xác định mục tiêu của bài học và mục tiêu từng hoạt
động để đưa đồ dùng dạy học vào phục vụ sao cho có hiệu quả nhất. Bố trí thời
gian sử dụng hợp lý với tính chất và khối lượng kiến thức. Cần nghiên cứu đặc
điểm và khả năng riêng của từng loại đồ dùng để có thể phối hợp một cách hiệu
quả. Hiện nay, Tổ Ngoại ngữ đã có bộ tranh đầy đủ phục vụ các tiết dạy Reading
và Language Focus của các khối, để tránh việc hư hỏng thì nên ghi lại thành đĩa
để sử dụng đầu đĩa và dùng trong các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
Song song với việc làm đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng cần chỉ đạo bộ phận
thư viện thiết bị đưa các tranh vào đĩa vi tính theo các file lớp, file bài theo thứ tự
chương trình quy định và phải do máy chủ quản lý. Sau đó bằng hệ thống nối
mạng giáo viên khi dạy đến bài nào thì chỉ việc lấy dữ liệu từ máy chủ về để phục
vụ cho quá trình tiết dạy hoặc sử dụng đĩa tranh. Với cách quản lý này, giáo viên
đỡ tốn thời gian lục tìm, đỡ thao tác treo tranh, gài bảng mà học sinh cảm thấy
hứng thú hơn với việc học mà Ban giám hiệu chỉ cần mở máy cá nhân có thể
kiểm tra được các giáo viên đang chuẩn bị đồ dùng gì cho tiết dạy của mình.
+ Khi có những thiết bị dạy học mới, hiện đại, nhà trường cần tổ chức cho
giáo viên được tập huấn cách sử dụng; có thể mời những người biết sử dụng
thành thạo đến hướng dẫn.
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

8


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

+ Động viên, khuyến khích các giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị
dạy học trong giờ học để tránh tình trạng “dạy chay-học chay”.
+ Cán bộ thiết bị phải thường xuyên nghiên cứu và tự học tập để nâng cao

trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Tìm hiểu các thiết bị để chuẩn bị sẵn và đem lên
lớp cho giáo viên trước các tiết dạy và giáo viên chỉ việc tới dạy hoặc tới phòng
nhận và trả.
+ Cán bộ thiết bị phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đề xuất việc thanh lý và
mua sắm, sửa chữa, bảo quản các thiết bị để nhà trường đề xuất với phòng giáo
dục và xin kinh phí của huyện.
Biện pháp 3: Tổ chức khai thác, sử dụng:
Việc sử dụng thiết bị dạy học và giáo dục đã được quy định trong chương
trình của từng môn học. Đây là quy định bắt buộc đối với giáo viên và học sinh.
Ban Giám hiệu cùng với tổ trưởng chun mơn nghiên cứu chương trình
giáo dục của từng mơn ở mỗi tổ mình phụ trách để lập ra kế hoạch sử dụng thiết
bị dạy học từng môn học ở mỗi khối lớp, nắm được số lần sử dụng, số giờ sử
dụng các thiết bị đó.
Tổ trưởng cũng cần thường xuyên đối chiếu với những thiết bị dạy học đã
có để chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học.
Việc sử dụng thiết bị dạy học của từng giáo viên cũng cần đưa vào kế
hoạch dạy học từng bài học, ngày học, có như vậy người giáo viên chủ động
chuẩn bị tốt thiết bị dạy học cho từng tuần.
Giáo viên cần triển khai cụ thể trong bài soạn: hoạt động nào sử dụng
đồ dùng nào, ở thao tác nào ? Khi đưa thiết bị dạy học vào giáo viên có thể sử
dụng ngay ở phần giới thiệu bài để thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú tìm hiểu
của học sinh. Đặc biệt giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học trong trò chơi ở
đầu tiết dạy hoặc cuối tiết dạy để kiểm tra, củng cố kiến thức về nội dung bài học
của học sinh. Chính hoạt động trị chơi có thiết bị dạy học sẽ kích thích sự phát
triển trí tuệ của học sinh và giúp học sinh có những thao tác nhanh nhẹn, hoạt bát.
Muốn sử dụng thiết bị dạy học vào đầu tiết dạy hoặc cuối tiết dạy có hiệu quả cao
địi hỏi giáo viên phải có lịng say mê, óc sáng tạo, có kiến thức và sự tổng hợp
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

9



Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

các kiến thức. Biết nhập vai khi cần thiết để cùng các em khám phá và giải quyết
tốt các tình huống bất ngờ nảy sinh trong quá trình tiết dạy.
Mỗi giáo viên lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học theo thời gian biểu
hàng tuần. Chúng ta đã biết rằng thiết bị dạy học là phương tiện chuyển tải thông
tin và nó cịn là nội dung của quá trình truyền thụ tri thức giáo dục tư cách, rèn
luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức
của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó tác động to lớn
trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của
thầy và trò. Nhưng giáo viên không nên quá lạm dụng thiết bị dạy học để rồi nó
bị phản tác dụng. Vì vậy trang thiết bị phải được đưa ra đúng lúc và phù hợp với
nhận thức của học sinh, phải đảm bảo được tính chất học tập, ôn luyện, củng cố
các tri thức, kĩ năng kĩ xảo là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng
nhằm:
- Tạo cho học sinh thay đổi hình thức hoạt động trên lớp ( thơng qua hình
thức trao đổi phiếu theo nhóm).
- Tạo ra sự vui vẻ thoải mái (học mà chơi-chơi mà học)
- Tạo ra một khơng khí đoàn kết thơng hiểu lẫn nhau. Nếu biết kết hợp
khéo léo các bước hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị dạy học với nội dung bài
giảng thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài nhanh hơn.
+ Người giáo viên cũng ln có ý thức học tập nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
+ Nhà trường cũng nên có chế độ khen thưởng cho những giáo viên thường
xuyên sử dụng thiết bị dạy học và có hiệu quả
+ Bản thân Ban giám hiệu hoặc giao cho tổ chuyên môn dự giờ, theo dõi
việc sử dụng thiết bị dạy học.
+ Hiệu trưởng cũng cần tổ chức để các tổ chuyên môn tổng kết, rút kinh

nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy
học.

Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

10


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

Kiểm tra đánh giá là một khâu cần có trong cơng tác quản lý thiết bị dạy
học với ba chức năng cơ bản là đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.
+ Ban giám hiệu triển khai cho các tổ trưởng hoặc cùng tổ trưởng thường
xuyên kiểm tra giáo viên và học sinh về việc sử dụng thiết bị dạy học. Dựa trên
các tiêu chí thi đua khen thưởng để thúc đẩy giáo viên và học sinh ý thức tốt việc
sử dụng trang thiết bị dạy học. Đồng thời khiển trách, kỉ luật đối với giáo viên và
học sinh chưa có ý thức bảo quản trang thiết bị dạy học.
+ Kiểm tra và đánh giá dựa vào sổ mượn thiết bị dạy học; dựa vào sổ theo
dõi sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên; kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo
trước....
+ Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm vào sinh hoạt chun mơn hàng tháng.
+ Sơ kết học kì và cuối năm, Hiệu trưởng cần đưa công tác sử dụng đồ
dùng dạy học vào báo cáo đánh giá nhằm rút ra những mặt làm được và những
mặt còn hạn chế để có kế hoạch bổ sung vào năm học tới.
Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức Hội thi thiết kế đồ dùng dạy học.
+ Mỗi năm nhà trường cần tổ chức một Hội thi thiết kế đồ dung dạy học
nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của cá nhân, tập thể cán bộ,
giáo viên trong trường, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất
lượng giáo dục.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. Tạo
điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các cá nhân trong cùng môn dạy
trong trường và giữa các trường THCS trên địa bàn.
Biện pháp6: Giữ gìn và bảo quản có hiệu quả thiết bị kỹ thuật dạy học.
Các thiết bị có rất nhiều loại và có các yêu cầu rất khác nhau về việc sử dụng
và bảo quản nhất là các thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại. Vì vậy, phải thực hiện
nghiêm chỉnh quy chế về quản lý thiết bị, giữ gìn và bảo quản thiết bị phải đảm
bảo u cầu sử dụng được, có đầy đủ, khơng bị mất, bị hư hỏng.
Các biện pháp bảo quản thiết bị:
- Trên cơ sở quy chế của Bộ xây dựng nguyên tắc sử dụng và giữ gìn thiết
bị, coi trọng việc hướng dẫn và phổ biến để mọi người thực hiện.
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

11


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

- Đảm bảo điều kiện vật chất như: tủ, giá, cửa có khoá, phương tiện phịng
cháy chữa cháy, chống ẩm, mối mọt, các phương tiện an toàn như: hạ hiệu điện
thế, có sổ ghi chép hướng dẫn sử dụng các thiết bị.
- Đảm bảo số lượng nhân viên theo quy định. Nhân viên được đào tạo, bồi
dưỡng về nghiệp vụ một cách cơ bản và có hệ thống.
- Thực hiện chế độ kiểm kê mỗi năm học, kỳ học. Thực hiện hình thức
khen thưởng và kỉ luật đối với việc sử dụng thiết bị theo quy chế.
Bên cạnh đồ dùng dạy học thông thường các thiết bị kỹ thuật dạy học góp
phần đổi mới phương pháp dạy học như: giáo án điện tử, phần mềm dạy học,
thiết bị nghe - nhìn. Tất cả cái đó cần phải được triển khai và giới thiệu ở những
nơi có điều kiện, quan tâm vận dụng những thành tựu đó vào trong dạy học. Cần
có những bước đi thích hợp để tạo ra những chuyển biến thực sự hiệu quả trong

việc đổi mới phương pháp dạy học, cần tăng cường thiết bị kỹ thuật vào trong
dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện.
Sử dụng đồ dùng dạy học nhằm biến đổi phương pháp dạy học là một nhu
cầu cấp bách cần phải có nhận thức đúng toàn diện trên quan điểm đổi mới. Đặc
biệt, phải nắm vững nguyên lý và sử dụng thành thạo các thiết bị. Kết hợp thiết bị
được trang bị với thiết bị tự làm. Quán triệt quan điểm cho học sinh được nghe,
được thấy, được làm, không làm thay học sinh tạo điều kiện cho học sinh tự tìm
tịi, tự phát hiện kiến thức. Tích cực sử dụng thiết bị một cách hiệu quả không gây
tốn kém công sức, thời gian. Đây là định hướng cơ bản để đổi mới phương pháp
dạy học.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
3.1. Kết luận
Yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội địi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải có
những đổi mới chiến lược tổ chức quá trình đào tạo cho phù hợp. Trong đó, đổi
mới phương pháp dạy học, nội dung dạy học, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật dạy
học là một trong những yếu tố quan trọng. Vấn đề đặt ra là phải đầu tư như thế
nào, sử dụng thiết bị như thế nào để nâng cao vai trò chủ động nhận thức của
Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

12


Quản lý sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện A Lưới

người học. Việc đổi mới này phải dạy được cho học sinh cách học và thích học để
các em hoà nhập vào ''xã hội học tập'' đang hình thành trên thế giới.
3.2. Một sớ ý kiến đề x́t
- Cần phải có các chính sách nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị
dạy học ở các trường hiện nay.

- Cần có giải pháp tuyển dụng cán bộ thiết bị cho các trường, thay vì giáo viên
làm cơng tác kiêm nhiệm phụ trách thiết bị như đa số các trường hiện nay.
- Hằng năm, Sở GD, phòng GD cần tổ chức tập huấn việc sử dụng thiết bị dạy
học mới, hiện đại cho cán bộ thiết bị các trường./.

Học viên: Hoàng Văn Liêm - Lớp Cao học Quản lý giáo dục K24, ĐHSP Huế

13



×