Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.63 KB, 6 trang )

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HÀ NỘI
Lê Thị Xuân Hƣơng, Phạm Minh Tú, Nguyễn Nguyên Zen,
Trường Đại học Lao động – Xã hội
Tóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để kiểm định mơ hình về tác động
của một số yếu tố tới mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Hà Nội. Phân t ch được thực hiện thông qua kiểm định thang đo hệ số tin cậy
Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Kết quả
phân tích hồi quy đa biến cho thấy có năm nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là (1) nhận thức về lợi ích, (2)
nhận thức về rủi ro, (3) khả năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, (4) quy mô doanh
nghiệp, (5) số năm thành lập. Kết quả nghiên cứu được thảo luận trong bài viết và các gợi ý
được đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.
Từ khóa: mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp nhỏ và vừa
RESEARCH ON THE FACTORS AFFECTING THE LEVEL OF INFORMATION
TECHNOLOGY APPLICATION IN THE MANAGEMENT OF SMALL AND MEDIUM
ENTERPRISES IN HANOI
Abstract:
This study used a survey methodology to test the model on the impact of some factors on
the extent of information technology application in management of small and medium
enterprises in Hanoi. The analysis is done through accreditation Cronbach‟s alpha coefficient
reliability of the scale, factor analysis and discovery EFA, analysis multiple linear regression.
The results of multi-variable regression show that there are five factors affecting the level of
information technology application in the management of small and medium enterprises (1)
cognitive benefits, (2) Risk awareness, (3) the ability to deploy application of information
technology, (4) Scale of enterprises, (5) years of establishment. Research findings are discussed


in the article and suggestions are given to corporate administrators and policy makers.
Keywords: The level of application of information technology, small and medium
enterprises
515


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam hiện nay, số lượng doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) chiếm hơn 98% số doanh nghiệp cả nước. Các DNNVV đóng vai trò quan
trọng giúp tạo nhiều việc làm, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, góp phần
quan trọng trong xóa đói giảm nghèo. Tại địa bàn thành phố Hà Nội, các DNNVV có đóng góp
hơn 40% GDP cho thành phố; tạo công ăn việc làm cho hơn 50% lao động. Trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là một yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực
quản lý và khả năng cạnh tranh của DNNVV. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các DNNVV trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đã xem xét tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, như: nhận thức về lợi ích (Margi Levy and Philip
Powell, 2004); nhận thức về rủi ro (Michael Morrell, 2002; Margi Levy and Philip Powell,
2004). Các yếu tố này đều được đưa vào mơ hình nghiên cứu của nhóm tác giả. Ngồi ra, nghiên
cứu này cũng xem xét tác động của khả năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tới mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin của DNNVV. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được xem xét
như sau:
Nhận th c về lợi ích: nhân tố này bao gồm các chỉ báo "Tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tạo
báo cáo" (LOIICH1), "Tiết kiệm chi phí về nhân lực" (LOIICH2), "Tăng hiệu quả quản lý sản

xuất, kinh doanh"(LOIICH3), "Đáp ứng nhu cầu mở rộng về phạm vi và quy mơ sản xuất, kinh
doanh"(LOIICH4), "Làm tăng uy tín và giá trị thương hiệu"(LOIICH5).
Nhận th c về rủi ro: nhân tố này được thiết lập bởi các chỉ báo là "Mức độ bảo mật
thơng tin giảm" (RUIRO1), "Lợi ích đem lại ít hơn vốn đầu tư" (RUIRO2), "Địi hỏi người quản
lý doanh nghiệp phải có trình độ về tin học và ngoại ngữ" (RUIRO3), "Giảm tính chủ động trong
quản lý vì lệ thuộc vào phần mềm" (RUIRO4), "Gặp rủi ro về virus máy tính, sự cố về phần
cứng, phần mềm làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống" (RUIRO5).
Khả năng triển khai: nhân tố này được xem xét dưới các khía cạnh "Nhu cầu ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong các DNNVV" (KNTK1), "Doanh nghiệp có nguồn quỹ phát triển ứng
dụng công nghệ thông tin" (KNTK2), "Doanh nghiệp nhận thấy cần ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của doanh nghiệp" (KNTK3), "Doanh nghiệp hiểu về tầm quan trọng của
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành doanh nghiệp" (KNTK4).
M c độ ng dụng công nghệ thông tin: Biến phụ thuộc được đánh giá bằng ba biến
quan sát "Mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính" (MDUD1), "Số lượng phần mềm đã ứng
dụng trong quản lý" (MDUD2), "Trong thời gian tới Doanh nghiệp sẽ triển khai ứng dụng các
phần mềm" (MDUD3).
Trên cơ sở đó, các giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất:
H1: Nhận thức về lợi ích đem lại của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin có tác động
thuận chiều tới mức độ ứng dụng.
516


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

H2: Nhận thức về rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi ứng dụng cơng nghệ thơng tin
có tác động ngược chiều tới mức độ ứng dụng.
H3: Khả năng triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin có tác động thuận chiều tới mức
độ ứng dụng.
Ngồi ra, mơ hình cịn bao gồm các biến kiểm sốt: quy mơ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt

động, số năm thành lập.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu trước.
Các thang đo đều sử dụng dạng Likert 5 điểm; trong đó 1 là rất ít, 2 là ít, 3 trung bình, 4 là nhiều,
5 là rất nhiều.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong nghiên cứu này, 200 phiếu câu hỏi
được gửi tới các DNNVV ở Hà Nội. Nhóm nghiên cứu nhận lại được 191 phiếu và sử dụng cho
phân tích. Trong mẫu có 46 doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm, 101 doanh nghiệp
có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm, 24 doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ đồng/năm và 20
doanh nghiệp có doanh thu dưới 300 tỷ đồng/năm. Về lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp
tham gia điều tra chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (có 84 doanh nghiệp,
chiếm 44%), tỷ lệ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tin học chỉ chiếm phần nhỏ (16,8%), còn lại là
các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác. Về số năm thành lập, có 45 doanh nghiệp có thời gian
thành lập dưới 2 năm, 54 doanh nghiệp có thời gian từ 2 năm đến dưới 5 năm, 49 doanh nghiệp
từ 5 năm đến dưới 10 năm và 43 doanh nghiệp trên 10 năm.
4. Kết quả nghiên cứu
Đánh giá thang đo
Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tin cậy Cronbach‘s alpha để đánh giá độ tin cậy của từng
thang đo và thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của
các thang đo. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.
Cụ thể: Cronbach‘s alpha của thang đo nhận thức về lợi ích là 0,882; của thang đo nhận thức về rủi
ro là 0,911; của thang đo khả năng triển khai là 0,918; của thang đo mức độ ứng dụng là 0,905. Phân
tích EFA được thực hiện riêng cho biến phụ thuộc (Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin) và thực
hiện đồng thời với 14 biến quan sát đo lường 3 biến độc lập. Kết quả phân tích EFA cho thấy các
thang đo đều đạt yêu cầu về số nhân tố trích, tổng phương sai trích và hệ số tải.
Bảng 1: Kết quả đánh giá thang đo
Biến quan sát

Trung bình
thang đo

nếu loại
biến

Phƣơng sai
thang đo
nếu loại
biến

Tƣơng
quan biến
tổng

Hệ số
Cronbach’
s alpha
nếu loại
biến

10.18

15.568

.668

.869

Nhận thức về lợi ch: α = ,882
LOIICH1

517



INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

LOIICH2

10.13

15.030

.818

.833

LOIICH3

10.26

14.542

.744

.851

LOIICH4

10.08

15.961


.702

.860

LOIICH5

10.32

16.934

.669

.868

RUIRO1

12.39

18.629

.750

.895

RUIRO2

12.36

18.306


.732

.900

RUIRO3

12.46

18.450

.803

.885

RUIRO4

12.37

19.182

.725

.900

RUIRO5

12.40

17.789


.863

.872

KNTK1

8.19

12.680

.749

.913

KNTK2

8.41

11.381

.813

.893

KNTK3

8.26

11.868


.845

.882

KNTK4

8.48

11.251

.842

.882

MDUD1

5.51

4.872

.795

.876

MDUD2

5.51

4.809


.796

.875

MDUD3

5.44

4.595

.839

.839

Nhận thức về rủi ro: α = .911

Khả năng triển khai: α = .918

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin:
α = .905

(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên c u
Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được nhóm nghiên cứu sử dụng với sự trợ giúp của
phần mềm SPSS 22 để kiểm định các giả thuyết đề ra trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả phân
tích hồi quy tuyến tính và kiểm định ANOVA cho thấy các thành phần biến độc lập LOIICH,
RUIRO, KNTK và biến phụ thuộc MDUD có mối quan hệ với nhau (R hiệu chỉnh (Adjusted R
square) = 0,501 (>0,5) và giá trị kiểm định F đạt giá trị 64,665 tại mức ý nghĩa sig = 0,000 < α =
0,1). Do đó, mơ hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy "nhận thức về lợi ích" có tác động thuận chiều lên
"mức độ ứng dụng công nghệ thông tin" (β = 0,345; p < 0,001). Tương tự, "khả năng triển khai"
cũng có tác động dương lên "mức độ ứng dụng công nghệ thông tin" (β = 0,417; p < 0,001).
518


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trong khi đó, "nhận thức về rủi ro" tác động ngược chiều đến "mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin" (β = -0,255; p < 0,001). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận. Nhân tố
"khả năng triển khai" có tác động mạnh nhất trong các biến độc lập tới "mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin".
Kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
DNNVV có quy mô, số năm thành lập khác nhau trong mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin;
đồng thời khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực khác nhau.
Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Trọng số hồi quy
Mơ hình

Hằng số

Chưa chuẩn
hóa

Sai lệch
chuẩn

1.484


.291

Nhận thức
về lợi ích

.377

.059

Nhận thức
về rủi ro

-.256

Khả
năng
triển khai

.393

Đã chuẩn hóa
Beta

Giá trị t

Giá trị p

5.106


.000

.345

6.391

.000

.054

-.255

-4.751

.000

.050

.417

7.842

.000

Biến phụ thuộc: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, R2hiệu chỉnh = 0,509; p <0,001
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
5. Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất
Bàn luận
Nghiên cứu này xem xét tác động của một số nhân tố tới mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý của các DNNVV ở Hà Nội. Cụ thể, nghiên cứu đề xuất mơ hình với 3 giải thuyết

nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố "nhận thức về lợi ích", "nhận thức về rủi ro", "khả năng
triển khai". Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra các giả thuyết này được chấp nhận.
Tương tự các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu đã khẳng định tác động thuận chiều
của nhân tố "nhận thức về lợi ích" và tác động ngược chiều của nhân tố "nhận thức về rủi ro" tới
"mức độ ứng dụng công nghệ thông tin" trong quản lý của các DNNVV. Nghiên cứu góp phần
củng cố nhận định rằng nếu nhà quản lý doanh nghiệp có đánh giá cao về những lợi ích mà ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý đem lại thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy q trình ứng
dụng cơng nghệ thơng tin cao hơn; ngược lại nếu nhà quản lý doanh nghiệp có đánh giá thấp về
những lợi ích đem lại thì cũng sẽ tạo ra một rào cản đối với quá trình ứng dụng cơng nghệ thơng
tin của các DNNVV. Cùng với đó, việc đẩy mạnh đầu tư ứng dụng cơng nghệ thông tin sẽ bị hạn
chế nếu nhà quản lý doanh nghiệp càng nhận thức được nhiều những rủi ro gặp phải khi triển
519


INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES
IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0

khai ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết về tác động thuận chiều của nhân tố "khả năng
triển khai" tới "mức độ ứng dụng công nghệ thơng tin". Hơn nữa, đây là nhân tố có tác động
mạnh nhất trong số các nhân tố ảnh hưởng trong mơ hình. Điều này cũng phản ánh xu hướng
trong thực tế khi các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu ứng dụng cơng nghệ thơng tin, trong điều
kiện có nguồn quỹ phát triển ứng dụng tin học và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nghĩa là khả năng triển khai được nâng cao
hơn thì mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng được gia tăng.
Đề xuất
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý của DNNVV, để nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng DNNVV, trước hết
là đối với đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Cần tăng cường hoạt động truyền thơng, khuyến

khích ứng dụng cơng nghệ thơng tin của các doanh nghiệp. Nội dung cần tập trung vào những lợi
ích cụ thể khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành.
Trong nghiên cứu này, khả năng triển khai là nhân tố có tác động mạnh nhất tới mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp về vốn, cơ chế, chính sách, pháp luật, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại...
nhằm tăng khả năng triển khai ứng dụng công thông tin trong quản lý của DNNVV; tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp cơng nghệ thơng tin có cơ hội tiếp cận, giới thiệu sản phẩm với khách
hàng; giao lưu, trao đổi và học hỏi các doanh nghiệp khác, góp phần giúp việc ứng dụng công
nghệ thông tin trở nên hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Levy, M., & Powell, P. (2004). Strategies for Growth in SMEs: The Role of Information and
Information Sytems. Elsevier.
2. Morrell, M., & Ezingeard, J. N. (2002). Revisiting adoption factors of inter-organisational
information systems in SMEs. Logistics Information Management, 15(1), 46-57.
3. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2010).Vấn đề tin học hóa trong các doanh nghiệp Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế và phát triển, 155 (2), 113-210
4. Trương Văn Tú (2015). Hệ thống thông tin và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hội
thảo quốc gia về vai trò của hệ thống thông tin quản lý đối với sự phát triển của các tổ chức”,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 25-38
5. Trịnh Hoài Sơn (2016). Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân.

520



×