Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm hình ảnh x quang cắt lớp vi tính của áp xe vùng cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 110 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X-QUANG CẮT
LỚP VI TÍNH CỦA ÁP XE VÙNG CỔ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------

NGUYỄN THỊ KIM HƯƠNG



ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X-QUANG CẮT
LỚP VI TÍNH CỦA ÁP XE VÙNG CỔ
Chun ngành: CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH (X QUANG)
Mã số: CK 62 72 05 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn: PGS. TS. PHẠM NGỌC HOA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả và số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào.

Nguyễn Thị Kim Hương

.


.

MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắc

i

Bảng đối chiếu việt anh

iii

Danh mục các bảng

iv

Danh mục các biểu đồ

vi

Danh mục các hình

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Giải phẫu của mạc cổ và các khoang cổ sâu ........................................... 3
1.1.1. Mạc cổ ............................................................................................... 3
1.1.2. Các khoang cổ sâu ............................................................................ 6
1.2. Nhiễm trùng cổ sâu ............................................................................... 12

1.2.1. Sinh bệnh học của nhiễm trùng cổ sâu ........................................... 12
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng cổ sâu ............................... 13
1.2.3. Cận lâm sàng chẩn đoán nhiễm trùng cổ sâu.................................. 13
1.2.4. Tiến triển và biến chứng ................................................................. 18
1.2.5. Điều trị ............................................................................................ 18
1.2.6. Một số dạng đặc biệt của nhiễm trùng cổ sâu................................. 19

.


.

1.3. Hình ảnh X quang cắt lớp vi tính áp xe vùng cổ .................................. 20
1.3.1. Đặc điểm hình ảnh XQCLVT của áp xe vùng cổ ........................... 20
1.3.2. Tác động và khuynh hướng lan áp xe giữa các khoang cổ ............. 22
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 24
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................. 24
1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 27
2.1.1. Dân số mục tiêu .............................................................................. 27
2.1.2. Dân số mẫu ..................................................................................... 27
2.1.3. Chọn mẫu ........................................................................................ 27
2.1.4. Tiêu chí chọn mẫu........................................................................... 27
2.1.5. Tiêu chí loại trừ ............................................................................... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 27
2.2.2. Cỡ mẫu: ........................................................................................... 27
2.2.3. Thu nhập dữ kiện ............................................................................ 28
2.2.4. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu......................................... 28

2.2.5. Các biến số ...................................................................................... 29
2.2.6. Kiểm soát sai lệch ........................................................................... 34
2.2.7. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu............................................. 34
2.2.8. Vấn đề y đức ................................................................................... 35
2.2.9. Tính ứng dụng ................................................................................. 36

.


.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ....................................................................................... 37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 38
3.1.1. Đặc điểm về giới ............................................................................. 38
3.1.2. Độ tuổi ............................................................................................ 38
3.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................... 39
3.1.4. Hoàn cảnh nhập viện....................................................................... 39
3.1.5. Nguyên nhân áp xe ......................................................................... 40
3.1.6. Bệnh đái tháo đường kèm theo ....................................................... 41
3.1.7. Thời gian nằm viện: ........................................................................ 41
3.2. Hình ảnh XQCLVT và phẫu thuật của áp xe vùng cổ .......................... 42
3.2.1. Đặc điểm hình ảnh XQCLVT của áp xe cổ .................................... 42
3.2.2. Dấu hiệu gợi ý nguyên nhân trên hình XQCLVT .......................... 47
3.2.3. Sự phân bố các khoang bị áp xe trên XQCLVT và phẫu thuật ...... 48
3.2.4. Biến chứng áp xe lan trung thất trên hình XQCLVT: .................... 52
3.3. Vi trùng học .......................................................................................... 53
3.3.1. Kết quả cấy vi trùng ........................................................................ 53
3.3.2. Vi trùng gặp trong khoang bị áp xe ................................................ 54
3.3.3. So sánh đặc điểm vi trùng ở nhóm có ĐTĐ và không ĐTĐ .......... 55
3.3.4. So sánh đặc điểm vi trùng ở nhóm có SR và khơng SR ................. 57

3.4. Kết quả giải phẫu bệnh ......................................................................... 58
3.5. Mức độ đồng thuận của hai bác sĩ đọc kết quả XQCLVT độc lập ....... 58
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 61
4.1. Đặc điểm chung của tối tượng nghiên cứu. .......................................... 61

.


.

4.1.1. Đặc điểm về giới ............................................................................. 61
4.1.2. Độ tuổi ............................................................................................ 62
4.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................... 63
4.1.4. Hoàn cảnh nhập viện....................................................................... 63
4.1.5. Nguyên nhân áp xe cổ..................................................................... 64
4.1.6. Tiền căn đái tháo đường ................................................................. 66
4.1.7. Thời gian nằm viện ......................................................................... 67
4.2. Hình ảnh áp xe vùng cổ trên XQCLVT và so với kết quả phẫu thuật.. 68
4.2.1. Đặc điểm hình ảnh trên hình XQCLVT ......................................... 68
4.2.2. Dấu hiệu gợi ý nguyên nhân trên hình XQCLVT .......................... 74
4.2.3. Khoang bị áp xe trên hình XQCLVT và phẫu thuật ....................... 76
4.2.4. Biến chứng lan trung thất trên hình XQCLVT ............................... 77
4.3. Vi trùng học .......................................................................................... 79
4.3.1. Kết quả cấy vi trùng ........................................................................ 79
4.3.2. Liên quan vi trùng và khoang bị áp xe ........................................... 80
4.3.3. Liên quan vi trùng và bệnh đái tháo đường kèm theo .................... 81
4.3.4. Liên quan vi trùng và nguyên nhân sâu răng .................................. 81
4.4. Kết quả giải phẫu bệnh ......................................................................... 82
4.5. Sự tương hợp của hai bác sĩ đọc kết quả XQCLVT độc lập ................ 82
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 84

KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
BN

bệnh nhân

DH

dấu hiệu

ĐTĐ

đái tháo đường

K

khoang

SHS


số hồ sơ

SR

sâu răng

STT

số thứ tự

TMH

Tai Mũi Họng

XQCLVT

X quang cắt lớp vi tính

Tiếng Anh
CECT

contrast – enhanced computed tomography

CT

computed tomography

HU


Hounsfield unit

MRI

magnetic resonance imaging

MRI Gd(+)

magnetic resonance imaging with gadolinium

NECT

non-contrast enhanced computed tomography

NPV

negative predictive value

PPS

parapharyngeal space

PPV

positive predictive value

PS

parotid space


RPS

retropharyngeal space

.


ii

.

SMS

submandibular space

SLS

sublingual space

STIR

short time inversion recovery

.


iii
.

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT ANH

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Cơ treo

strap muscle

Cộng hưởng từ

magnetic resonance imaging

Cộng hưởng từ có tiêm

magnetic resonance imaging with

gadolinium

gadolinium.

Đơn vị Hounsfield

Hounsfield unit

Giá trị tiên đoán âm

negative predictive value

Giá trị tiên đoán dương


positive predictive value

Khoang cạnh hầu

parapharyngeal space

Khoang dưới hàm

submandibular space

Khoang dưới lưỡi

sublingual space

Khoang mang tai

parotid space

Mặt phẳng đứng dọc

sagittal

Mặt phẳng ngang

axial

Mặt phẳng trán

coronal


Chuỗi xung hồi phục đảo chiều

short time inversion recovery

với thời gian T1 ngắn
X quang cắt lớp vi tính

computed tomography

X quang cắt lớp vi tính có tiêm

contrast enhanced computed

thuốc cản quang

tomography

X quang cắt lớp vi tính không

non-contrast computed tomography

tiêm thuốc cản quang

.


iv
.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Hướng tác động của các tổn thương kế cận lên khoang cạnh hầu. .... 23
Bảng 1. 2. Kết quả giá trị tiên đoán của nghiên cứu ............................................ 25
Bảng 2. 1. Bảng yếu tố kỹ thuật chụp XQCLVT ................................................. 29
Bảng 2. 2. Bảng biến số đặc điểm chung và lâm sàng ......................................... 29
Bảng 2. 3. Bảng biến số cận lâm sàng ................................................................. 30
Bảng 2. 4. Bảng biến số điều trị ........................................................................... 31
Bảng 2. 5. Định nghĩa các dấu hiệu áp xe trên hình XQCLVT ........................... 32
Bảng 3. 1. Bảng độ tuổi của bệnh nhân áp xe cổ ................................................. 38
Bảng 3. 2. Bảng nghề nghiệp của bệnh nhân áp xe cổ......................................... 39
Bảng 3. 3. Bảng hoàn cảnh nhập viện của bệnh nhân áp xe cổ ........................... 40
Bảng 3. 4. Bảng phân bố nguyên nhân áp xe cổ .................................................. 40
Bảng 3. 5. Bảng phân bố bệnh đái tháo đường kèm theo .................................... 41
Bảng 3. 6. Bảng so sánh độ tuổi của bệnh nhân có ĐTĐ và khơng ĐTĐ ........... 41
Bảng 3. 7. Bảng so sánh số ngày điều trị ở nhóm áp xe một và nhiều khoang ... 42
Bảng 3. 8. Bảng so sánh số ngày điều trị ở nhóm có ĐTĐ và khơng ĐTĐ......... 42
Bảng 3. 9. Bảng đặc điểm hình ảnh XQCLVT của áp xe cổ ............................... 43
Bảng 3. 10. Bảng thống kê đặc điểm ổ tụ dịch và tổn thương giảm đậm độ. ...... 44
Bảng 3. 11. Bảng thống kê DH gợi ý nguyên nhân trên hình XQCLVT ............ 47
Bảng 3. 12. Bảng phân bố DH hủy vỏ xương chân răng trên hình XQCLVT .... 48
Bảng 3. 13. Bảng số khoang bị áp xe trên hình XQCLVT và theo phẫu thuật ... 48
Bảng 3. 14. Bảng phân bố khoang bị áp xe trên XQCLVT và phẫu thuật .......... 49
Bảng 3. 15. Bảng so sánh khoang bị áp xe theo XQCLVT với phẫu thuật ......... 50
Bảng 3. 16. Bảng phân bố biến chứng áp xe lan trung thất ................................. 52

.


v

.


Bảng 3. 17. Bảng phân bố khoang gây áp xe lan trung thất ................................ 52
Bảng 3. 18. Kết quả cấy vi trùng.......................................................................... 53
Bảng 3. 19. Liên quan khoang bị áp xe với kết quả cấy vi trùng ........................ 54
Bảng 3. 20. Bảng đặc điểm vi trùng ở nhóm có ĐTĐ và không ĐTĐ ................ 55
Bảng 3. 21. Bảng đặc điểm vi trùng ở nhóm có sâu răng và khơng sâu răng ...... 57
Bảng 3. 22. Kết quả giải phẫu bệnh của bệnh nhân áp xe cổ .............................. 58
Bảng 3. 23. Bảng hệ số Kappa các dấu hiệu đặc điểm áp xe trên XQCLVT ...... 58
Bảng 3. 24. Bảng hệ số Kappa các khoang áp xe trên XQCLVT ........................ 59
Bảng 4. 1. Độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu trong và ngoài nước. ......... 62

.


vi
.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Biểu đồ phân bố giới tính trong áp xe cổ ....................................... 38
Biểu đồ 3. 2. Phân bố vi trùng ở khoang áp xe thường gặp ................................. 55
Biểu đồ 3. 3. Phân bố vi trùng ở nhóm có ĐTĐ và khơng ĐTĐ ......................... 56

.


vii
.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1. Thiết đồ cắt ngang qua đốt sống cổ 7 ................................................... 5

Hình 1. 2. Thiết đồ đứng dọc qua cổ ...................................................................... 5
Hình 1. 3. Thiết đồ đứng dọc giữa qua cổ.............................................................. 6
Hình 1. 4. Các khoang trên móng – cắt ngang ....................................................... 7
Hình 1. 5 Các khoang dưới móng – cắt ngang..................................................... 10
Hình 1. 6. Hình ảnh dày mơ mềm (A) và hẹp khí quản (B) trên Xquang cổ. ...... 14
Hình 1. 7. Ổ áp xe trên siêu âm (A) và siêu âm hướng dẫn sinh thiết (B) .......... 15
Hình 1. 8. Hình ảnh viêm mô tế bào (A) và ổ áp xe (B) trên CECT ................... 15
Hình 1. 9. Ổ áp xe PPS phải trên STIR T2 (A) và viêm mô tế bào PS phải trên
MRI Gd+ (B) ........................................................................................................ 16
Hình 1. 10. Áp xe ở SMS phải (A) và RPS (B) trên CECT................................. 21
Hình 1. 11. Hủy vỏ xương chân răng (A), sỏi ống tuyến nước bọt (B) trên CT.. 22
Hình 2. 2. Các dấu hiệu áp xe cổ trên hình XQCLVT ......................................... 33
Hình 4. 1. Khơng có DH bắt quang viền trên CECT (B) so với NECT (A) ........ 71
Hình 4. 2. Hình ảnh bờ khơng đều đang bóc tách trên CECT ............................. 72
Hình 4. 3. Dấu hiệu bờ khơng rõ trên axial (A) và sagittal (B) CECT ................ 72
Hình 4. 4. Hình dấu hiệu bờ không rõ trên NECT (A) và CECT (B) .................. 73
Hình 4. 5. DH hủy vỏ xương chân răng hàm dưới phải trên CT xương (A) và ổ
áp xe SMS phải trên CECT (B) ........................................................................... 75
Hình 4. 6. Dị vật cản quang (A) và sỏi ống tuyến dưới hàm (B) trên CECT. ..... 76
Hình 4. 7. Áp xe lan trung thất sau từ áp xe RPS trên sagittal (A) và axial (B)
CECT .................................................................................................................... 79

.


1

.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Áp xe vùng cổ là bệnh lý nhiễm trùng có tạo mủ xảy ra ở các khoang và
mạc vùng cổ. Ngày nay, mặc dù có nhiều loại kháng sinh diệt khuẩn hiệu quả
cao nhưng áp xe vùng cổ vẫn còn là bệnh lý nặng, đòi hỏi phải được chẩn đốn
đúng, kịp thời và xử trí thích hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm. Các
nghiên cứu gần đây tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy nhiễm trùng cổ sâu và áp xe
vùng cổ là bệnh lý thường gặp và có khuynh hướng ngày càng tăng [1], [21], [5],
[7], [9]. Bệnh phân bố rãi rác khắp các mùa trong năm, tập trung nhiều hơn vào
mùa đông (46,1%) và mùa xuân (28,2%) [7].
Về giải phẫu vùng cổ rất phức tạp, với nhiều tổ chức mô liên kết lỏng lẻo
nên không có khả năng tự giới hạn và khoanh vùng ổ viêm. Do đó, ổ nhiễm
trùng có thể lan từ khoang này sang khoang khác qua hệ thống bạch huyết, mạch
máu hoặc lan trực tiếp giữa các khoang và dọc theo các lớp mạc [39]. Việc đánh
giá nhiễm trùng cổ sâu chỉ dựa vào lâm sàng thường ước đoán dưới mức thực tế
sự lan rộng của tổn thương, dẫn đến việc điều trị khơng thích hợp [17]. Gần đây,
với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chẩn đốn hình ảnh, đặc biệt là vai trị của
X quang cắt lớp vi tính đã giúp chẩn đốn chính xác bệnh lý này, định khu tổn
thương, phát hiện biến chứng và theo dõi điều trị [33].
Phương pháp điều trị áp xe vùng cổ hiện nay là phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe
và kết hợp với liệu pháp kháng sinh, trong đó phẫu thuật là chính [39]. Ngồi vai
trị chẩn đốn, X quang cắt lớp vi tính cịn cung cấp vị trí giải phẫu khoang bị
ảnh hưởng, giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn đường vào thích hợp nhằm định
hướng cắt lọc, tưới rửa và dẫn lưu ổ áp xe. Mặt khác, việc lựa chọn kháng sinh
điều trị dựa vào kết quả kháng sinh đồ là tối ưu nhất, tuy nhiên kháng sinh theo

.


2

.


kinh nghiệm vẫn đóng một vai trị quan trọng trong giai đoạn đầu khi chưa có kết
quả vi trùng. Một vài nghiên cứu về vi trùng của áp xe vùng cổ đã cho thấy đặc
điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính có liên quan đến chủng vi trùng gây bệnh
dựa vào hình ảnh có hiện diện của khí và vị trí khoang bị áp xe, qua đó giúp nhà
lâm sàng có hướng lựa chọn kháng sinh ban đầu một cách thích hợp [25], [30],
[32].
Tại Việt Nam đã có vài nghiên cứu đánh giá về lâm sàng, cận lâm sàng
cũng như kết quả điều trị của nhiễm trùng cổ sâu và áp xe vùng cổ lan xuống
trung thất [1], [5], [7], [9]. Tuy nhiên, việc đánh giá vai trò của X quang cắt lớp
vi tính trong chẩn đốn, định khu tổn thương và đặc điểm gợi ý chủng vi trùng
gây bệnh thì chưa được thực hiện. Để góp phần giúp cho nhà hình ảnh học có
những đặc điểm gợi ý chẩn đoán áp xe vùng cổ và nhà lâm sàng điều trị bệnh
hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X
QUANG CẮT LỚP VI TÍNH CỦA ÁP XE VÙNG CỔ” với các mục tiêu như
sau:
1. Mơ tả đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính của áp xe vùng cổ.
2. Đánh giá vị trí khoang bị áp xe trên hình X quang cắt lớp vi tính gợi ý
chủng vi trùng gây bệnh.

.


3

.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu của mạc cổ và các khoang cổ sâu
1.1.1. Mạc cổ

Mạc cổ quan trọng vì vùng cổ là một cấu trúc nối tiếp giữa đầu và thân
[10]. Các lớp mạc cổ phân chia vùng cổ thành các khoang thật và các khoang ảo.
Mạc cổ được chia làm hai lớp là mạc cổ nông và mạc cổ sâu, trong đó mạc cổ
sâu lại được chia thành 3 lớp là lớp nông, lớp giữa và lớp sâu [39].
1.1.1.1. Mạc cổ nông
Mạc cổ nông nằm ngay dưới da và là lớp nơng nhất, nó bao bọc cơ bám da
cổ và các cơ biểu hiện nét mặt. Mạc cổ nơng bám từ xương gị má đi xuống dưới
liên tiếp với mạc của vùng nách, xương đòn và vùng đen ta – ngực. Bên dưới cơ
bám da cổ là một khoang ảo, phân chia mạc cổ nông và mạc cổ sâu. Khoang này
chứa mô mỡ, thần kinh cảm giác, tĩnh mạch cảnh trước, tĩnh mạch cảnh ngoài.
Ngoài ra, mạc cổ nơng cịn hỗ trợ cho sự di động của da.
1.1.1.2. Mạc cổ sâu
Được chia thành 3 lớp là lớp nông, lớp giữa và lớp sâu [39].
Lớp nông:
Lớp nông bao quanh cổ, nó bao bọc các cơ thang và cơ ức địn chũm. Phía
sau, nó gắn vào đường gáy ở trên, dây chằng gai của các đốt sống cổ và mỏm
chũm. Phía trước trên, nó gắn vào bờ dưới cung gị má, sau đó di chuyển xuống
phía dưới và lại tách ra để bao bọc tuyến mang tai và đi tiếp dọc theo xương thái
dương đến ống cảnh ở sâu hơn. Lớp mạc nông này bao phủ các cơ nhai và tuyến
dưới hàm. Lớp này cũng tạo thành dây chằng trâm – hàm dưới, giúp ngăn cách
tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Phía dưới, lá nơng mạc cổ sâu bao gân trung

.


4

.

gian của cơ vai móng, sau đó nó đi tiếp xuống dưới bám vào xương móng,

xương địn, mỏm cùng vai và mỏm gai xương bả vai. Lớp nông mạc cổ sâu góp
phần tạo nên mặt ngồi bao cảnh.
Lớp giữa mạc cổ sâu:
Được chia thành hai lá: lá mạc bao cơ và lá mạc bao tạng [39].
Lá mạc bao cơ bao quanh các cơ treo bao gồm cơ ức móng, cơ ức giáp, cơ
giáp móng và cơ vai móng.
Lá mạc bao tạng bao quanh cơ mút, các cơ khít hầu trên, thanh quản, khí
quản, thực quản, tuyến giáp và tuyến cận giáp. Mạc tạng gồm mạc trước khí
quản và mạc má hầu. Mạc má hầu nằm phía sau thực quản và tạo thành bờ trước
của khoang sau hầu. Lớp giữa mạc cổ sâu cũng góp phần tạo nên mặt trong của
bao cảnh.
Lớp sâu của mạc cổ sâu:
Được chia thành hai lớp là mạc trước sống và mạc cánh [39].
Mạc trước sống bao quanh khoang quanh sống. Mạc trước sống bám vào
mỏm ngang các đốt sống và ngăn khoang quanh sống thành phần trước sống và
phần cạnh sống. Nó bao phủ các cơ bậc thang và tạo thành nền của tam giác cổ
sau. Khi đi ra phía trước trong, nó góp phần tạo thành mặt sau của bao cảnh và
tách ra để tạo thành mạc cánh.
Mạc cánh nằm lót giữa mạc trước sống và mạc má hầu, nó phân cách
khoang sau hầu với khoang nguy hiểm và bao bọc thân giao cảm cổ.
Bao cảnh đi từ nền sọ đến ngực và tạo bởi các lớp của mạc cổ sâu

.


5

.

Hình 1. 1. Thiết đồ cắt ngang qua đốt sống cổ 7

“Nguồn: Atlas of human anatomy, 2007, tr 35”[37]

Hình 1. 2. Thiết đồ đứng dọc qua cổ
“Nguồn: Atlas of human anatomy, 2007, tr 35”[37]

.


6

.

1.1.2. Các khoang cổ sâu
Các mạc cổ cùng với các cấu trúc ở cổ tạo nên các khoang cổ, trong đó có
nhiều khoang thơng nhau và một số khoang tiếp giáp với những vùng khác ở xa,
tạo ra sự lan truyền nhanh chóng khi bị nhiễm trùng [39]. Các khoang cổ được
chia làm hai nhóm bao gồm khoang trên móng và khoang dưới móng [22] .
Khoang cả

K trên móng:

trên và dưới

K cạnh hầu

móng:

K niêm mạc hầu

K cảnh


K mang tai

K sau hầu

K cơ nhai

K quanh sống

K dưới hàm
K dưới lưỡi
K dưới móng:
K tạng

Hình 1. 3. Thiết đồ đứng dọc giữa qua cổ
“Nguồn: Diagnostic imaging head and neck, 2016, tr 209” [22]
1.1.2.1. Khoang cổ trên móng
Điều quan trọng trong đánh giá giải phẫu vùng cổ trên móng là sự tiếp xúc
trực tiếp với nền sọ, ổ miệng và vùng dưới móng. Thêm vào đó, sự xác định mối
liên quan của khoang trên móng với mỡ khoang cạnh hầu là chìa khóa phân tích
tổn thương vùng trên móng [23].

.


7

.

Hình 1. 4. Các khoang trên móng – cắt ngang

“Nguồn: Diagnostic imaging head and neck, 2016, tr 202” [22]
- Khoang cạnh hầu:
Khoang cạnh hầu là khoang đôi, trải dài từ bờ dưới xương đá đến sừng bé
của xương móng. Khoang cạnh hầu tiếp xúc phía trên với nền sọ bởi một vùng
hình tam giác nằm ở mặt dưới vùng đỉnh của xương đá và khơng có lỗ nền sọ
thốt ra ở vùng tiếp xúc này. Thành trong của khoang cạnh hầu tạo bởi lớp giữa
mạc cổ sâu, thành trước và thành ngồi là tạo bởi lớp nơng mạc cổ sâu và thành
sau là các lá của lớp sâu mạc cổ sâu. Trên mặt phẳng ngang thì khoang niêm mạc
hầu nằm bên trong, khoang cơ nhai phía trước, khoang mang tai phía ngồi,
khoang cảnh phía sau và khoang sau hầu phía sau trong so với khoang cạnh hầu.
Do khơng có mạc ngăn cách phía dưới của khoang cạnh hầu với khoang dưới
hàm và dưới lưỡi nên tồn tại đường thông giữa các khoang này.
Khoang cạnh hầu chủ yếu chứa mỡ, ngoài ra cịn có thể chứa tuyến nước
bọt nhỏ lạc chổ và đám rối tĩnh mạch chân bướm.

.


8

.

- Khoang niêm mạc hầu:
Khoang niêm mạc hầu kéo dài từ đáy sọ đến sụn nhẫn, bao gồm niêm và
cấu trúc dưới niêm của hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. Khoang niêm
mạc hầu có một vùng tiếp giáp với nền sọ và trong vùng này có lỗ rách cho động
mạch cảnh trong đi vào sọ. Lớp giữa của mạc cổ sâu bao bọc bờ sâu của khoang
niêm mạc hầu và khơng có mạc bao bọc ở bờ niêm mạc. Phía ngồi khoang niêm
hầu là khoang cạnh hầu và ngay phía sau là khoang sau hầu.
Khoang niêm mạc hầu chứa niêm mạc, mơ bạch huyết thuộc vịng bạch

huyết Waldeyer, tuyến nước bọt phụ, phần sụn của vòi nhĩ, cơ khít hầu trên, cơ
khít hầu giữa và cơ nâng khẩu cái [22].
Đối với chuyên khoa Tai mũi họng, khoang quanh amiđan được xem như
là một phần của khoang niêm mạc hầu, chứa mô liên kết lỏng lẻo nằm giữa bao
amiđan và cơ khít hầu trên. Trụ trước và trụ sau amiđan là giới hạn trước và sau,
đáy lưỡi là giới hạn phía dưới [39].
- Khoang cơ nhai:
Khoang cơ nhai là khoang lớn nhất của vùng cổ trên xương móng, kéo dài
từ đỉnh xương thái dương đến góc của xương hàm dưới. Lớp nông của mạc cổ
sâu tách thành lá trong và lá ngoài để bao bọc khoang cơ nhai. Ở phía trên,
khoang cơ nhai có một vùng tiếp xúc rộng với nền sọ ở nền xương thái dương và
trong vùng tiếp xúc này có hai lỗ nền sọ là lỗ bầu dục và lỗ gai. Về liên quan,
phía trước của khoang cơ nhai là mỡ của khoang má, phía ngồi là mỡ dưới da,
phía sau ngồi là khoang mang tai và phía sau trong là khoang cạnh hầu.
Khoang cơ nhai chứa ngành lên và phần sau thân xương hàm dưới, bốn cơ
nhai, đám rối tĩnh mạch chân bướm, nhánh hàm dưới của dây thần kinh sinh ba,
động mạch và tĩnh mạch ổ răng dưới [22].

.


9

.

- Khoang mang tai:
Khoang mang tai là khoang cổ trên móng nằm ngồi nhất. Khoang mang
tai có hình tháp, nằm trải dọc theo nền mặt, đáy ở phía ngồi và đỉnh của nó
quay vào trong. Khoang mang tai được bao bọc bởi lớp nông của mạc cổ sâu.
Khoang mang tai phân chia thành phần nông và phần sâu bởi đường đi của dây

thần kinh mặt. Về liên quan giải phẫu, phía trước khoang mang tai là khoang cơ
nhai, phía sau trong là khoang cảnh và phía trong là khoang cạnh hầu.
Khoang mang tai chứa chủ yếu là tuyến mang tai, ngồi ra cịn có hạch
bạch huyết trong tuyến, thần kinh mặt đoạn trong tuyến mang tai, động mạch
cảnh ngoài và tĩnh mạch sau hàm [22].
- Khoang dưới lưỡi:
Khoang dưới lưỡi là một khoang hình móng ngựa với hai bên thơng với
nhau phía trước và ở bên dưới dây hãm lưỡi. Khoang dưới lưỡi khơng có mạc
bao phủ và có giới hạn phía trong là cơ cằm lưỡi, phía dưới ngồi là cơ hàm
móng. Do khơng có mạc ngăn cách phía sau khoang dưới lưỡi với khoang dưới
hàm và khoang cạnh hầu nên cả ba khoang này thông với nhau ở mép sau cơ
hàm móng.
Khoang dưới lưỡi chứa động mạch và tĩnh mạch lưỡi, đoạn xa của thần
kinh sọ IX và XII, thần kinh lưỡi, mô liên kết, ống tuyến và tuyến dưới lưỡi, ống
tuyến và phần sâu của tuyến dưới hàm [22].
- Khoang dưới hàm:
Khoang dưới hàm có hình móng ngựa theo chiều dọc, nằm dưới ngồi cơ
hàm móng và sâu hơn cơ bám da cổ. Lớp nông của mạc cổ sâu lót mặt nơng và
sâu của khoang dưới hàm. Do khơng có mạc ngăn cách ở giữa nên hai khoang

.


10
.

dưới hàm thông với nhau ở giữa và bên dưới cơ hàm móng. Khoang dưới hàm
thơng với phía sau khoang dưới lưỡi và với phía dưới khoang cạnh hầu.
Khoang dưới hàm chứa phần nông của tuyến dưới hàm, bụng trước cơ nhị
thân, mô mỡ, động mạch và tĩnh mạch mặt, nhánh tận của thần kinh sọ XII và

nhóm hạch dưới cằm và dưới hàm [22].
1.1.2.2. Các khoang cổ dưới xương móng:

Hình 1. 5 Các khoang dưới móng – cắt ngang
“Nguồn: Diagnostic imaging head and neck, 2016,tr 206”[22]
- Khoang cảnh:
Khoang cảnh có dạng ống đơi, từ lỗ động mạch và tĩnh mạch cảnh trong ở
nền sọ kéo dài đến cung động mạch chủ ngực. Giải phẩu mạc của khoang cảnh
phức tạp, bao gồm các lớp của mạc cổ sâu tạo thành bao cảnh. Bao cảnh bao bọc
khoang cảnh suốt đường đi trong mô mềm vùng cổ. Khoang cảnh chia ra bốn
đoạn gồm đoạn hầu mũi, đoạn hầu họng, đoạn cổ và đoạn trung thất. Phần trên

.


11
.

móng, phía trong khoang cảnh là khoang sau hầu, phía sau là khoang quanh
sống, phía ngồi là khoang mang tai và phía trước là khoang cạnh hầu. Phần
dưới móng, phía trước trong khoang cảnh là khoang tạng, phía sau trong là
khoang sau hầu và phía sau là khoang quanh sống.
Khoang cảnh chứa động mạch và tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh sọ IX,
X, XI và XII, đám rối giao cảm và nhiều hạch bạch huyết ở vùng trên xương
móng. Ở vị trí dưới xương móng, khoang cảnh chứa thần kinh X, động mạch
cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong [22].
- Khoang sau hầu:
Về mặt hình ảnh, khoang sau hầu và khoang nguy hiểm có thể được xem
là một khoang chung [22]. Khoang sau hầu thực sự chạy dọc bờ sau khoang
niêm mạc hầu, kéo dài từ nền sọ đến đốt sống ngực 3 và được bao bọc phía trước

bởi mạc tạng và phía sau bởi mạc cánh. Khoang sau hầu dưới móng chỉ chứa mỡ
trong khi phần trên móng chứa mỡ và hạch bạch huyết [41].
Khoang nguy hiểm là khoang ảo nằm ngay sau khoang sau hầu và còn
được gọi là khoang sau của khoang sau hầu. Khoang nguy hiểm kéo dài từ nền
sọ đến cơ hồnh và có bờ trước là mạc cánh, bờ sau là mạc trước sống. Khoang
nguy hiểm không chứa thành phần nào cả, chỉ trở nên rõ ràng khi bị xâm lấn hay
phù [41].
- Khoang quanh sống:
Khoang quanh sống là một khoang hình trụ bao quanh cột sống, kéo dài từ
nền sọ đến trung thất trên ngang mức đốt sống ngực 4 [22]. Lớp sâu mạc cổ sâu
bao bọc hoàn toàn khoang quanh sống và phân chia khoang quanh sống thành
phần trước sống và phần cạnh sống. Lớp mạc này rất dày giúp ngăn tổn thương

.


×