Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khảo sát tác dụng độc tính tế bào của bù dẻ uvaria rufa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 71 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT TÁC DỤNG ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA
BÙ DẺ Uvaria rufa

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thụy

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------



BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

KHẢO SÁT TÁC DỤNG ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA
CÂY BÙ DẺ Uvaria rufa Bl., Annonaceae

Chủ nhiệm đề tài PGS .TS. Huỳnh Ngọc Thụy
Ký tên

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

.


.

TĨM TẮT
KHẢO SÁT TÁC DỤNG ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA CÂY BÙ DẺ
Uvaria rufa Bl., Annonaceae
Trần Thị Minh Tâm; Huỳnh Ngọc Thụy
Mở đầu: Tại Việt Nam, Bù dẻ đang được sử dụng độc vị trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường
tại các phịng khám Bình Dương. Đề tài tiếp tục các nghiên cứu về Bù dẻ trên bộ phận dùng
là lá.
Đối tượng nghiên cứu:
Lá Bù dẻ (Uvaria rufa Bl.,) thu hái tại Tân Uyên – Bình Dương vào tháng 10/2016.
Phương pháp nghiên cứu:
Định danh, lựa chọn nguyên liệu, khảo sát đặc điểm thực vật, thử tinh khiết
Khảo sát hóa học theo định hướng tác dụng chống oxy hóa trên mơ hình DPPH, tác dụng ức

chế α-glucosidase và độc tế bào trên mơ hình MTT với ba dịng tế bào MDA-MB 231, RD,
HepG2 trên đĩa 96 giếng. Phân lập, tinh chế chất tinh khiết.
Kết quả:
Xác định nguyên liệu: nguyên liệu là Bù dẻ đạt các tiêu chuẩn để tiến hành nghiên cứu.
Khảo sát các tác dụng sinh học: thử các cao cồn toàn phần, cao CHCl3, EtOAc, MeOH về
3 tác dụng, cho thấy cao EtOAc mạnh nhất, tiếp đó là CHCl3, tiếp tục tiến hành phân lập.
Bàn luận: cần tiếp tục các thử nghiệm về tác dụng sinh học trên các chất tinh khiết đã phân
lập từ phân đoạn có tác dụng.

.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iiv
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. Tổng quan về thực vật học ............................................................................ 2
1.1.1.

Tổng quan họ Annonaceae ..................................................................2

1.1.2.

Tổng quan chi Uvaria..........................................................................3


1.1.3.

Tổng quan loài Bù Dẻ .........................................................................5

1.2. Tổng quan về hóa học .................................................................................... 6
1.2.1.

Tổng quan hóa học chi Uvaria ............................................................6

1.2.2.

Tổng quan hóa học lồi Uvaria rufa ...................................................9

1.3. Tác dụng dược lý và công dụng .................................................................. 13
Tác dụng chống oxy hóa: ..................................................................................13
Tác dụng ức chế AGEs: ....................................................................................13
Tác dụng điều trị đái tháo đường ......................................................................13
Tác dụng kháng khuẩn ......................................................................................14
Tác dụng làm giảm tăng sinh tiền liệt tuyến (BPH)..........................................14
1.4. Tổng quan về oxy hóa và các phương pháp sàng lọc khả năng chống oxy
hóa 15
1.4.1.

Tổng quan về chất chống oxy hóa .....................................................15

1.4.2.

Một số phương pháp sàng lọc khả năng chống oxy hóa: ..................15


1.5. Tổng quan bệnh đái tháo đường và các phương pháp tiến hành sàng lọc tác
dụng sinh học định hướng hỗ trợ điều trị đái tháo đường ..................................... 16
1.5.1.

Tổng quan về bệnh đái tháo đường ...................................................16

1.5.2.
Phương pháp tiến hành sàng lọc tác dụng sinh học định hướng hỗ trợ
điều trị tiểu đường .............................................................................................18

.


.

i

1.6. Tổng quan về bệnh ung thư và các phương pháp tiến hành sàng học tác
dụng độc tế bào ..................................................................................................... 18
1.6.1.

Tổng quan về bệnh ung thư ...............................................................18

1.6.2.

Phương pháp tiến hành sàng lọc tác dụng độc tế bào .......................19

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 21
2.2. Dung mơi, hóa chất, thiết bị: ....................................................................... 21

2.3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 23
2.3.1.

Phương pháp nghiên cứu về thực vật ................................................23

2.3.2.

Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật trong lá Bù dẻ: ..................23

2.3.3.

Thử tinh khiết ....................................................................................23

2.3.4.

Phương pháp sàng lọc sinh học .........................................................24

2.3.5.

Phương pháp nghiên cứu về hóa học ................................................29

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................32
3.1. Xác định nguyên liệu: .................................................................................. 32
3.1.1.

Đặc điểm hình thái: ...........................................................................32

3.1.2.

Khảo sát vi học: .................................................................................32


3.2. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật lá Bù dẻ hoa đỏ ........................... 36
3.3. Thử tinh khiết .............................................................................................. 37
3.4. Khảo sát tác dụng sinh học của các cao chiết lá Bù dẻ hoa đỏ ................... 37
3.5. Kết quả chiết xuất phân lập theo kết quả sinh học: ..................................... 40
3.5.1.

Quy trình chiết xuất và tách phân đoạn cao lá Bù dẻ hoa đỏ:..........40

3.5.2.

Phântách phân đoạn từ cao CHCl3 ...................................................41

CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN ......................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................53
SỐ LIỆU THỬ SINH HỌC .................................................................................... 1

.


.

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ tắt


Ý nghĩa

Chữ nguyên
13

Cộng hưởng từ hạt nhân C13

1

13

2

1

3

br

broad

Đỉnh rộng

4

d

doublet


Đỉnh đôi

5

DĐVN

6

DEPT

Dược điển Việt Nam
Distortionless Enhancement by
Polarisation Transfer

7

DMSO

dimethyl sulfoxyd

8

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

9

EA


Ethyl acetat

10

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond
Correlation

11

HSQC

Heteronuclear single-quantum
correlation

12

HTCO

Hoạt tính chống oxy hóa

13

IC50

Inhibitor concentration 50%

Nồng độ ức chế 50%


14

IR

Infrared Specroscopy

Phổ hồng ngoại

15

J

Coupling constant

Hằng số ghép

16

m

multiplet

Nhiều đỉnh

17

MDA

Malonyl dialdehyd


18

MeOH

Methanol

19

MHz

Mega hertz

20

MS

Mass Spectroscopy

21

MTT

3- (4,5-dimethylthiazol-2-yl) -2,5diphenyl tetrazolium bromide

22

NMR

Nuclear Magnetic Resonance


23

PNPG

p-nitrophenyl α-D-glucosidase

24

PNP

p-nitrophenol

C-NMR

1

H-NMR

.

C-Nuclear Magnetic Resonance

H-Nuclear Magnetic Resonance

Cộng hưởng từ hạt nhân
proton

Phổ khối

Cộng hưởng từ hạt nhân



.

STT

Chữ tắt

Ý nghĩa

Chữ nguyên

25

ppm

parts per million

Phần triệu

26

PDA

Photodiode Array

Dãy diod quang

27


s

Singlet

Đỉnh đơn

28

SKC

Sắc ký cột

29

SKĐ

Sắc ký đồ

30

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

31

SKRPT

Sắc ký rây phân tử


32

t

triplet

33

TLTK

Tài liệu tham khảo

34

TT

Thuốc thử

35

UV-Vis

Ultraviolet and Visible

Tử ngoại khả kiến

36

VLC


Vacuum liquid chromatography

Sắc ký (cột) chân không

37

VS

Vanillin-acid sulfuric

.

Đỉnh ba


.

i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Thành phần các chất trong từng mẫu trên đĩa 96 giếng ở thử nghiệm
HTCO. .......................................................................................................................26
Bảng 2.2. Thành phần các chất trong từng mẫu trên đĩa 96 giếng ở thử nghiệm ức
chế α-glucosidase ......................................................................................................27
Bảng 3.3. Độ ẩm bột dược liệu lá Bù dẻ ...................................................................37
Bảng 3.4. Độ tro bột lá Bù dẻ....................................................................................37
Bảng 3.5. Hàm lượng chất chiết được.......................................................................37
Bảng 3.6. Kết quả HTCO các cao chiết lá Bù dẻ trên đĩa 96 giếng ..........................39
Bảng 3.7. Kết quả ức chế α-glucosidase các cao chiết lá Bù dẻ trên đĩa 96 giếng ...39
Bảng 3.8. Kết quả ức chế tế bào của các cao chiết Bù dẻ trên đĩa 96 giếng .............40

Bảng 3.9. Kết quả ức chế tế bào của cao chiết EtOAc lá Bù dẻ ...............................40
Bảng 3.10. Kết quả các phân đoạn chiết rắn – lỏng cao CHCl3................................42
Bảng 3.11. Kết quả HTCO các cao phân đoạn CHCl3 ..............................................43
Bảng 3.12. Kết quả tác dụng ức chế α-glucosdase các cao phân đoạn CHCl3 .........43
Bảng 3.13. Kết quả ức chế tế bào của các PĐ CHCl3 tại nồng độ 100 µg/ml ..........44
Bảng 3.14. Kết quả ức chế tế bào RD của các phân đoạn cao CHCl3 ......................45

.


.

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình lá, hoa, quả lồi Uvaria rufa ...............................................................5
Hình 2.2. Sơ đồ chiết xuất mẫu thử sinh học lá Bù dẻ hoa đỏ ..................................24
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm thử DPPH trên đĩa 96 giếng ..........................................26
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm thử khả năng ức chế α-glucosidase trên đĩa 96 giếng ...28
Hình 3.5. Cây Bù dẻ hoa đỏ (a) bụi cây, (b) chồi, (c) cành và nụ, (d) lá, (e) hoa, (f)
quả .............................................................................................................................32
Hình 3.6. Vi phẫu lá Bù dẻ (a) tổng quát, (b) sơ đồ, (c) vi phẫu chi tiết gân lá, (d)
phiến lá ......................................................................................................................33
Hình 3.7. Vi phẫu thân Bù dẻ (a) tổng quát (b) sơ đồ (c) chi tiết .............................34
Hình 3.8. Vi phẫu rễ Bù dẻ (a) tổng quát, (b) sơ đồ, (c) chi tiết ...............................35
Hình 3.9. Các cấu tử của bột thân, lá, rễ Bù dẻ.........................................................36
Hình 3.10. Sơ đồ chiết xuất mẫu lá Bù dẻ hoa đỏ dùng trong thử nghiệm sinh học 38
Hình 3.11. Kết quả ức chế DPPH các cao chiết lá Bù dẻ trên bản mỏng silica gel ..38
Hình 3.12. Quy trình chiết xuất, phân tách cao phân đoạn từ lá Bù dẻ hoa đỏ ........41
Hình 3.13. Sắc ký đồ các cao phân đoạn lá Bù dẻ ....................................................41

Hình 3.14. Sắc ký đồ các phân đoạn chiết rắn – lỏng cao CHCl3 .............................42
Hình 3.15. Biểu đồ HTCO các cao phân đoạn CHCl3 tại nồng độ 0,1mg/ml...........43
Hình 3.16. Biểu đồ ức chế α-glucosidase các cao phân đoạn CHCl3 tại nồng độ
0,25mg/ml .................................................................................................................44

.


.

MỞ ĐẦU
Những kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng dược liệu giúp việc lựa chọn những
cây thuốc có tiềm năng; những thử nghiệm sàng lọc sinh học giúp cho việc xác minh
những kinh nghiệm sử dụng này. Việc kết hợp tri thức bản địa và thử nghiệm khoa
học là con đường nhanh và ít tốn kém hơn trong việc phát triển thuốc mới hiện nay.
Qua tìm hiểu thực tế và tham khảo tài liệu, nhận thấy các loài trong chi Uvaria (họ
Na – Annonaceae) từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Riêng với loài Bù
dẻ hoa đỏ (Uvaria rufa) trong những năm gần đây đang được các cơ sở chữa bệnh ở
Bình Dương dùng độc vị trong điều trị đái tháo đường bên cạnh tác dụng dùng cho
phụ nữ sau sinh để phục hồi sức khỏe đã được sử dụng lâu năm. Ngoài ra, với những
khảo sát sàng lọc do nhóm thực hiện đề tài tiến hành, bước đầu cho thấy dịch chiết
của rễ, thân, lá Bù dẻ hoa đỏ đều cho hoạt tính độc tế bào.
Năm 2015 nhóm nghiên cứu tại BM Dược liệu, Khoa Dược – Đại học Y Dược TP
Hồ Chí Minh đã tiến hành sàng lọc tác dụng ức chế α-glucosidase của lá, thân, rễ Bù
dẻ hoa đỏ cho thấy tiềm năng của cả ba bộ phận trong việc điều trị đái tháo đường,
nhóm tác giả cũng đã khảo sát phân lập được 6 chất tinh khiết từ cao chiết chloroform
có tác dụng của thân cây bù dẻ (thu hái tại Bình Phước) [12]. Năm 2017, nhóm
nghiên cứu đã tiếp tục khảo sát phân lập được 3 flavonoid từ rễ cây Bù dẻ. [11].
Để tiếp tục đề tài, chúng tôi đặt vấn đề: “Khảo sát tác dụng độc tính tế bào của cây
Bù dẻ (Bù dẻ hoa đỏ) - Uvaria rufa Bl., Annonaceae” nhằm khảo sát sàng lọc tác

dụng độc tính tế bào để tăng hiệu quả sử dụng của lá cây Bù dẻ nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nguyên liệu này.
Đề tài sẽ được thực hiện với các mục tiêu cụ thể sau:
-

Sàng lọc in vitro các tác dụng chống oxy hóa, Sàng lọc tác dụng ức chế αglucosidase của các phân đoạn chiết xuất
Khảo sát độc tính tế bào của cao chiết toàn phần, các phân đoạn của lá Bù dẻ
hoa đỏ.

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Tổng quan về thực vật học

Theo hệ thống phân loại thực vật Takhtajan (2009), cây Bù dẻ hoa đỏ có vị trí sau
Plantae (Giới thực vật)
Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)
Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)
Magnoliidae (Phân lớp Ngọc lan)
Annonales (Bộ Na)
Annonaceae (Họ Na)
Uvaria (Chi)
Uvaria rufa Bl., (Loài Bù dẻ)
1.1.1. Tổng quan họ Annonaceae
Họ Na (còn gọi là họ Mãng Cầu – Annonaceae) hầu như gặp tất cả các dạng sống chủ

yếu, chỉ trừ các cây thân cỏ và các dạng sống phụ sinh hay ký sinh[2] [5].
Thân: gỗ to hay nhỏ, đứng hoặc leo (dây Công chúa). Lá: đơn, ngun, mọc cách,
khơng có lá kèm. Gân lá hình lơng chim. Lá non thường có lơng tơ. Hoa: riêng lẻ ở
ngọn hay nách lá, kiểu vòng xoắn, đều, lưỡng tính ít khi đơn tính khác gốc hay tạp
tính. Đế hoa lồi. Bao hoa: thường gồm 3 vòng, mỗi vòng có 3 bộ phận, vịng ngồi
là lá đài, 2 vịng trong là cánh hoa. Đài có thể rời hay dính, thường tiền khai van.
Cánh hoa to, dày và mềm; đôi khi hoa chỉ có 3 cánh. Bộ nhị: nhiều nhị rời xếp theo
một đường xoắn ốc. Chỉ nhị rất ngắn. Chung đới tận cùng bằng một phụ bộ hình phiến
đứng hay quặp xuống, hình đĩa lồi hay hình nón nhọn giống như một đầu đinh, rộng
bằng hay to hơn bao phấn. Ô phấn hẹp, mở bằng một đường nứt dọc, hướng ngoài.

.


.

Bộ nhụy: nhiều lá nỗn rời xếp khít nhau, nhưng đơi khi giảm cịn 3 hoặc 1 lá nỗn,
số noãn thay đổi. Vịi nhụy ngắn. Quả: thơng thường theo 2 kiểu:
– Kiểu Annona: Quả tụ, mỗi lá noãn cho một quả mọng riêng biệt và tất cả các quả
này dính vào nhau.
– Kiểu Cananga: Mỗi lá noãn cho một quả mọng có cuống và mỗi hoa cho một chùm
quả mọng. Mỗi quả mọng mang 2 hàng hạt. Ở cây Gié nam (Unona cochinchinensis
Lour.), mỗi lá noãn cho ra một chuỗi hạt thắt lại thành nhiều khúc, mỗi khúc đựng
một hạt.
Hạt có vỏ cứng, láng. Nội nhũ to, xếp nếp.
Cơ cấu học: Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả các mô mềm.
Annonaceae là họ lớn nhất của bộ Magnoliales, hiện nay trên thế giới có khoảng 120
– 130 chi và trên 2000 lồi.
Ở Việt Nam có khoảng 29 chi: Alphonsea, Anaxagorea, Annona, Anomianthus,
Artabotrys, Cananga (Canangium), Cyathocalyx, Cyathostemma, Dasymaschalon,

Desmos (Unona), Drepananthus, Enicosanthellum, Enicosanthum, Fissistigma,
Friesodielsia (Oxymitra), Goniothalamus (Becariodendron), Meiogyne, Melodorum
Rauwenhoffia, Miliusa (Saccopetalum), Mitrella, Mitrephora, Orophea, Phaeanthus,
Polyalthia, Popowia, Pseuduvaria, Sageraea, Uvaria (Uvariella), Xylopia; gần 179
loài.
1.1.2. Tổng quan chi Uvaria
Uvaria là một trong những chi lớn nhất của họ Annonaceae, phân bố rộng rãi ở châu
Á, châu Phi và châu Úc. Số lượng loài theo các tác giả không thống nhất, chúng biến
đổi từ 100 loài (theo Sinclair, 1956) đến 175 loài (theo Fries, 1959).
Dây leo thân gỗ hay bụi trườn. Phần non của cây có lơng hình sao. Lá thường có gân
bên khá rõ ở mặt dưới. Trong các tế bào biểu bì lá có tinh thể họp thành khối nhỏ.
Hoa lưỡng tính, thường đối diện với lá, mọc đơn độc hoặc họp thành cụm hoa dạng
xim. Lá đài 3, xếp van, thường họp ở gốc thành đầu và không hiếm khi đài hồn tồn
bao kín nụ hoa. Cánh hoa thường 6, phần lớn rời nhau, xếp lợp, thành 2 vịng (rất ít
khi cánh hoa 9 và xếp thành 3 vòng); các cánh hoa xòe ra khi hoa nở và gần giống
nhau về hình dạng và kích thước. Nhị nhiều, có trung đới dày (dạng uvarioid); mào
trung đới hình đĩa hay gần hình cầu (lớn hơn bao phấn) hoặc hình lưỡi nhỏ (hẹp hơn
bao phấn); bao phấn hướng ngồi; đơi khi những nhị ngồi khơng có bao phấn (trở
thành nhị lép) và rõ ràng lớn hơn các nhị trong. Hạt phấn từ trung bình đến lớn (40 –

.


.

80 µm) hình gần cầu, đơn độc, thường đối xứng tỏa trịn và khơng có miệng; ít khi di
cực (heteropolar) và đối xứng hai bên (bilateral), vỏ ngoài lồi lõm. Lá nỗn nhiều,
khơng có vịi, núm nhụy hình móng ngựa rất đặc sắc. Noãn thường nhiều (5 – 30)
đính thành 2 hàng, dọc theo đường nối bụng (hiếm khi noãn 1 – 4). Phân quả dạng
mọng, thường có cuống rõ (đơi khi cuống rất dài) [2].

Ở Việt Nam có 16 (17?) loài [1]:
-

Uvaria cordata (Dun) Wall ex. Alston – Bù dẻ lá lớn
Uvaria microcarpa Champ ex. Benth – Bù dẻ trườn

-

Uvaria hamiltonii Hook. F & Thoms – Bù dẻ hoa vàng
Uvaria fauveliana (Fin. & Gagnep) Ast – Bù dẻ râu

-

Uvaria rufa Blume. – Bù dẻ hoa đỏ
Uvaria flexuose Ast – Bù dẻ còng queo
Uvaria micrantha (A. DC.) Hook. F & Thoms – Kỳ hương
Uvaria pierrie Fin. & Gagnep – Bù dẻ lá lõm
Uvaria boniana Fin. & Gagnep – Bù dẻ trơn
Uvaria lurida Hook. F & Thoms – Bù dẻ nâu xỉn

-

Uvaria grandiflora Roxb. Ex Hornem – Chuối con chông

-

Uvaria calamistrata Hance – Lá men
Uvaria sphenocarpa Hook. F & Thoms – Bù dẻ gai
Uvaria dac pierrie Fin. & Gagnep – Bồ quả đác
Uvaria varaigneana Pierrie ex Fin. & Gagnep – Bù dẻ varalgn

Uvaria hirsuta Jack – Bù dẻ lông dài
Uvaria pachychila Merr. ex Ast (?) – Bồ quả phiến dày

Các loài được dùng làm thuốc ở Việt Nam [3]
1.1.2.1.

Uvaria calamistrata Hance – Lá men, Bồ quả quăn, Bù dẻ quăn

Dân gian dùng lá chế men rượu, và trước đây cũng thường xuất sang Trung Quốc. Vỏ
cây được sử dụng ở Quảng Tây (Trung Quốc) làm thuốc thu liễm.
1.1.2.2.

Uvaria cordata (Dun) Wall ex. Alston (U. macrophylla) – Bù dẻ lá lớn,
Dất lông, Bồ quả lá to, Nam kỳ hương.

Lá và rễ được dùng làm thuốc. Rễ được xem như có tác dụng chống đau và cầm ỉa
chảy; lá làm giảm đau và tiêu sưng.

.


.

Ở Trung Quốc thường được dụng trị: 1. Khó tiêu, đầy bụng, ỉa chảy; 2. Phong thấp,
lưng gối đau mỏi, chấn thương bầm dập. Thường dùng rễ hoặc lá sắc uống. Nếu dùng
ngoài, dùng lá tươi giã đắp hoặc phơi tán bột rịt.
Đồng bào Tày cũng dùng lá này chế men nấu rượu.
1.1.2.3.

Uvaria grandiflora Roxb. Ex Hornem (U. purpurea Blume.) – Chuối

con chơng, Bù dẻ hoa to

Lồi cầy giơng (chơng) rất thích ăn quả cây này. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ được
dùng làm thuốc trị hầu họng sưng đau.
1.1.2.4.

Uvaria micrantha (A. DC.) Hook. F & Thoms – Bù dẻ hoa nhỏ, Kỳ hương

Vỏ thân dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hóa. Nhân dân ở An Giang thường dùng rễ và
lá làm thuốc thơng hơi, lợi tiêu hóa chữa chứng khó tiêu, đầy bụng và làm thuốc giảm
đau trị đau lưng, nhức mỏi. thường dùng dưới dạng thuốc sắc.
1.1.2.5.

Uvaria microcarpa Champ ex. Benth – Bù dẻ trườn, Bồ quả trái nhỏ

Vỏ cho sợi dùng dệt bao tải. Tại Vân Nam, Quảng Tây và nhiều nơi khác ở Trung
Quốc, rễ và lá được dùng làm thuốc trị tiêu hóa kém, đầy bụng, ỉa chảy, đòn ngã tổn
thương, lưng gối tê đau và phong thấp. Thường dùng dạng thuốc sắc. Lá có thể giã
tươi hoặc phơi khô nghiền thành bột để đắp.
1.1.2.6.

Uvaria rufa Blume – Bù dẻ, Bù dẻ hoa đỏ, Bồ quả hoe, Dây dủ dẻ.

Ở Campuchia, rễ cây được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ
dưỡng để hồi phục sức khỏe.
1.1.3. Tổng quan loài Bù Dẻ

Hình 1.1. Hình lá, hoa, quả lồi Uvaria rufa

Tên khoa học: Uvaria rufa Blume họ Na – Annonaceae.

Tên thông thường: Bù dẻ, Bù dẻ hoa đỏ, Bồ quả hoe, Dây Dủ dẻ

.


.

Mơ tả: Dây leo có thể lên rất cao: Lá thn, trịn hay hình tim ở gốc, có mũi ngắn,
dài 11 cm, rộng 4 cm, ráp ở mặt trên do có nhiều lơng hình sao ngắn, mịn ở mặt dưới
vì có lơng mềm màu hung.
Hoa đỏ, xếp 1-2 cái ở trên các trục. Quả đại chín có cuống dài, hình trụ, vặn, hơi có
lơng nhung, dài 15 mm. Hạt 17, xếp 2 dãy, màu nâu nâu.
Sinh thái: mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng còi, ở độ cao dưới 700 m.
Ra hoa tháng 4 – 8, có quả tháng 6 – 9.
Phân bố: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cịn có ở Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Indonesia, Philippin [4].
1.2. Tổng quan về hóa học
1.2.1. Tổng quan hóa học chi Uvaria
Từ năm 2009 cho đến nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Uvaria tại
Việt Nam bắt đầu được tiến hành và thu được nhiều kết quả:
- Năm 2009, Tống Thị Mai Nhung đã báo cáo trong luận văn thạc sĩ hóa học (Đại học
Vinh) hai hợp chất trong cây Chuối con chồng (Uvaria grandiflora Roxb. & Hornem)
ở Hà Tĩnh là pinostrobin và taraxerol [13].

O

O

OH


O

Pinostrobin

HO

Taraxerol

- Năm 2010, Đỗ Ngọc Đài, Trần Đình Thắng của trường Đại học Vinh tiến hành
nghiên cứu về thành phần tinh dầu có trong lá Chuối con chồng (Uvaria grandiflora
Roxb. & Hornem) ở Hà Tĩnh. Kết quả thu được những thành phần chính trong tinh
dầu gồm: bicyclogermacen (35,7%), β-caryophyllen (13,9%) và (Z)-β-ocimen
(10,7%) [6].
- Năm 2013, Trần Đình Thắng và cs đã cơng bố thành phần tinh dầu có trong lá và
vỏ thân của loài Uvaria rufa và Uvaria cordata. Theo đó, thành phần chính của tinh
dầu trong lá U. rufa là δ-3-carene (12.8 %), n-hexadecanoic acid (9.1 %), βcaryophyllene (5.9 %), (Z)-β-ocimene (5.7 %) and γ-terpinene (5.4 %), trong khi tinh

.


.

dầu vỏ thân chứa phần lớn germacrene D (38.4 %), benzyl benzoate (18.1 %) và neicosane (5.5 %). Trong tinh dầu U. cordata, hợp chất chính là n-heneicosane (10.3
%), aristolone (9.8 %), bicycloelemene (6.5 %) và 2,4-bis(1,1- dimethylethl)-phenol
(6.2 %) trong lá, cùng với n-eicosane (14.8 %), n-heneicosane (9.3 %), 2,6-di-t-butyl4-methylene-2,5-cyclohexadiene-1-one (6.7 %) và β-caryophyllene (6.6 %) trong vỏ
thân [22].
- Năm 2015, luận án tiến sĩ hóa học của Hồ Việt Đức, Viện khoa học và công nghệ
Việt Nam đã phân lập được 10 hợp chất từ lồi Bù dẻ tía (U. grandiflora), 9 hợp chất
từ loài Bù dẻ lá lớn (U.cordata) và 6 hợp chất từ loài Bù dẻ râu (U.fauveliana), trong

đó có các chất mới [7]:
O

O

O

OH

OH
HO

HO

O

O
O

HO
HO
OH

HO

Grandionoside A

(−)-3-O-Debenzoylzeylenone
MeO


O

O

OMe

HO

OH

O
MeO

O

OH

OMe

O
O

Me
HO

0

O
HO


Cordauvarin A

OH

Ufaside

Trong khi đó, trên thế giới, các lồi trong chi Uvaria đã được nghiên cứu từ những
năm 70 của thế kỷ 20. Cho đến nay, rất nhiều cơng trình đã được tiến hành về hóa
thực vật cũng như tác dụng dược lý của chi Uvaria, nhiều hợp chất mới đã được công
bố, đặc biệt trong nhưng năm gần đây.
- Năm 2010, tại Trung Quốc, Zhang Chuan-Rui và cs cũng đã phân lập từ cành non của

loài Uvaria tonkinensis var. subglabra hai seco-cyclohexenes bão hòa oxy là
uvarisubols A và B, cùng với 7 hợp chất đã biết là zeylenol, 1,6-desoxypipoxide, 1epizeylenol, uvamalol G, uvarirufol C, uvamalol F và ferrudiol [50].
- Năm 2011, tại Trung Quốc, Lu Zi-Ming và cs đã phân lập được một dẫn chất
diphenylmethane mới từ cành và lá của loài Uvaria kurizz[27].

.


.

O
R

O

HO

O


O
H2
C

O

H3C(H2C)6
O

OH

(CH2)6CH3

1 R = -O

Dẫn chất diphenylmethane

2 R = -OH
O

Uvarisubols A (1)
Uvarisubol B (2)

- Năm 2015, tại Đài Loan, Yu-Ming Hsu và cs đã phân lập được 7 chất trong dịch
chiết methanol lá Uvaria flexuosa, gồm 3-methyl-4,5-dehydro-oxipene
(flexuvaroxepine A), bốn polyoxygenated seco-cyclohexene (flexuvarin A–D) và hai
polyoxygenated cyclohexene (flexuvarol A–B) derivatives, cùng với 4 flavone đã biết
[26].
O

O

O

O
O
O

O

O

O

OH

O

O
O

HO

O

OAc

MeO

O


OH

flexuvaroxepine A

flexuvarin A

flexuvarol A

- Cũng năm 2015, tại Thái Lan, Wirongrong Kaweetripob và cs đã phân lập được hai
acid béo mạch dài cyclohexene, tên Dulcisenes A và B, từ cành non của loài Uvaria
dulcis cùng với 7 chất đã biết [25].
1R=

O

(CH2)14
CH3
O

O
OH

2R=
HO

(CH2)16
CH3

OR


O
O

Dulcisenes A (1)
Dulcisenes B (2)

O

- Năm 2017, tại Philippin, Allan Patrick G. Macabeo và cs đã phân lập được một một
hợp chất có hoạt tính oxy hóa cao là dẫn chất của seco–cyclohexene tên valderepoxide
và sáu hợp chất đã biết là uvamalols D và G, grandiuvarone, 20-hydroxy- 30,40,60 -

.


.

trimethoxychalcone, valderramenol B and benzoic acid từ lá của loài

Uvaria

valderramensis [19].
O
O
O
O
OH
O


Valderepoxide

1.2.2. Tổng quan hóa học lồi Uvaria rufa
Cây Bù dẻ hoa đỏ (Uvaria rufa) đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới và ngay
tại Việt Nam. Từ năm 1968, đã có những nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học
của lồi này tại Philippin [48]. Từ đó đến nay, các nhóm chất chính đã được phân lập
trong Bù dẻ hoa đỏ là tinh dầu, flavonoid, alkaloid và dẫn chất đa oxy hóa của
cyclohexen, ngồi ra cịn có những nhóm chất phụ khác.
Tinh dầu
Năm 2004, Brophy và cộng sự đã xác định thành phần tinh dầu trong lá U.rufa trồng
ở Queensland, Úc giàu sesquiterpen, trong đó α-humulen chiếm 50%, benzyl benzoat
chiếm 4% [29].
Năm 2013, Trần Đình Thắng nghiên tiến hành nghiên cứu thành phần tinh dầu trong
lá và vỏ thân U.rufa tại Việt Nam, thành phần chính của tinh dầu trong lá U. rufa là
δ-3-carene (12.8 %), n-hexadecanoic acid (9.1 %), β- caryophyllene (5.9 %), (Z)-βocimene (5.7 %) and γ-terpinene (5.4 %), trong khi tinh dầu vỏ thân chứa phần lớn
germacrene D (38.4 %), benzyl benzoate (18.1 %) và n-eicosane (5.5 %) [22].
Flavonoid
Năm 2005, những chất chống oxy hóa từ rễ cây Bù dẻ hoa đỏ đã được phân lập và
xác định cấu trúc, sáu flavonoid là: 2,5-dihydroxy-7-methoxy flavanon, tectochrysin,
5-hydroxy-7-methoxy flavanon, 6,7-O,O-dimethylbaicalein, 7-O-methylwogonin và
2,5-dihydroxy-6,7-dimethoxy flavanon [20].
Năm 2009, 5 flavonol glycosid trong cao ethyl acetat của lá Bù dẻ hoa đỏ đã được
phân lập gồm rutin, isoquercitrin, kaempferol 3-O-β-D-galactopyranosid, astragalin,
and isoquercitrin-6-acetat [18].
Năm 2013, tại Malaysia, Andy Rosandy và cs đã nghiên cứu và phân lập được 4
flavonoid từ vỏ thân Bù dẻ hoa đỏ, bao gồm 5-hydroxy-7-methoxyflavon, 5-hydroxy6,7-dimethoxyflavon, 2,5-dihydroxy-7-methoxyflavanon và 5,7-dihydroxyflavanon.
5,7-dihydroxyflavanon lần đầu tiên được báo cáo tìm thấy trong vỏ thân loài này [41].

.



.

0

Năm 2015, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Nhị thực hiện tại trường Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã phân lập được 3 flavonoid từ cao phân đoạn
CHCl3 của thân Bù dẻ hoa đỏ gồm tectochrysin, 6,7-dimethoxybaicalein và một chất
mới 5-hydroxy-6-acetyl-7-methoxy-dihydrobaicalein [12].
Năm 2017, Nguyễn Hồng Đức tiếp tục đề tài trên và phân lập thêm 2,5-dihydroxy-7methoxyflavanon [11].
OH

OH

OH

OH

HO
HO

O

HO

O
OH

O


O
O

OH
OH

Glc

O

rutinose

Glc

O

OH

O

O

Isoquercitrin

Astragalin

rutin

OCH3


OH
H3CO

H3CO

O

OH

O

OH

7-O-methylwogonin

H3CO

O

O

O

2,5-dihydroxy-7methoxyflavanon
H3CO

HO

O


H3CO

O

OH

O

5,7-dihydroxyflavanon

H3CO

O

H

H3COO
H

OH

OH

O

Tectochrysin

O

6,7-dimethoxybaicalein


OH

O

5-hydroxy-6-acetyl-7methoxy-dihydrobaicalein

Alkaloid
Năm 2005, 7 alkaloid cũng được phân lập từ rễ Uvaria rufa và được xác định là:
liriodenin, lanuginosin, oxoanolobin, roemerin, anonain, xylopin và roemerolin [20].
Những alkaloid này sau đó cũng được phân lập trong một nghiên cứu khác vào năm
2010 [47].
Năm 2010, Allan Patrick G. Macabeo và cs đã tìm ra một số chất chuyển hóa của
benzoylated trong lá loài Uvaria rufa thu hái tại Philippin là kweichowenol B,
microcarpin A, microcarpin B và anabellamid, trong đó ananellamid là một alkaloid
thuộc dẫn chất của N-benzoylated phenylalanin [34].

.


.

1

O

O

O


O

N

N

O

NH

O

N
O

O

O

O

O
H
N

O

O

OCH3


liriodenin

OH

lanuginosin

oxoanolobin

anabellamid
O

O

O

O

NH

N
O

N
O

O

NH


CH3

O

H

CH3

H

H

H

OCH3

OH

roemerin

roemerolin

anonain

xylopin

Dẫn chất đa oxy hóa cyclohexen (polyoxygenated cyclohexene – PC)
Đây là nhóm hợp chất đặc trưng cho chi Uvaria và có sự đa dạng về cấu trúc nhờ vị
trí của nối đơi trong vịng cyclohxen và các nhóm thế gắn trên vịng.
Năm 2006, bốn dẫn chất đa oxy hóa cyclohexen mới gồm uvarirufon A, uvarirufol A

– C cùng 10 hợp chất đã biết gồm tonkinenin A, 2-O-benzoyl-3-Odebenzoylzeylenon, uvarigranol B, zeylenol, uvarigranol F, 1-epizeylenol,
grandifloracin, grandifloron, 1,6-desoxypipoxyd và tingtanoxyd được phát hiện từ
loài U. rufa bởi Zhang và cộng sự [51].
Năm 2007, tại Đức, Florie A. Tudla và cs đã phân lập được nhóm dẫn chất cyclohexan
từ lá lồi Uvaria rufa là (+)-zeylenol, ellipeiopsol B và ferrudiol [48].
BzO

BzO

HO

BzO

HO

HO

O

BzO

HO
HO

AcO

HO

AcO


BzO

BzO

HO
OH

BzO

H

OBz

uvarirufon A

uvarirufol A

Uvarirufol B

OBz

O

BzO

OH
O

O


.

OBz

O

OH

AcO

OBz

BzO

O
BzO

H

grandifloracin

Uvarirufol C

OBz

OH

OBz

HO


OH

grandifloron

1,6-desoxypipoxyd

tingtanoxyd


.

2

BzO

OBz
OH

BzO

HO

HO

O

HO

HO


BzO

OH

HO

HO

BzO

tonkinenin A

BzO

OH

HO

BzO

BzO

(+)-zeylenol

OBz

ellipeiopsol B

ferrudiol


Các nhóm chất khác
Acetogenin: mặc dù đã phân lập được nhiều hợp chất acetogenin từ các loài khác
trong chi Uvaria, nhưng năm 2016, Phạm Thị Phương Thúy mới lần đầu phân lập
được Uvaricin B từ thân của loài Bù dẻ hoa đỏ [14].
OH
O

O

OH

OH

O

O

Chất chuyển hóa benzoylated: trong lá lồi Uvaria rufa có kweichowenol B,
microcarpin A, microcarpin B và anabellamide [34].
O

R1 = benzoyl, R2 = H – microcarpin A
R1 = H, R2 = benzoyl – microcarpin B

OR1

O

OR2

OH

OH

Lignan: một lignan glycosid đã được phân lập trong phần trên mặt đất của Bù dẻ
hoa đỏ tên là ufaside [36].
MeO

OMe

HO

OH

MeO

Me
HO

O

OH

OMe

0

HO
OH


Ngồi ra, cịn một số hợp chất khác như caryophyllene oxide, glutinol trong vỏ thân
[41], asperphenamat, glut-5(6)-en-3-on trong phân đoạn CHCl3 của thân Bù dẻ hoa
đỏ [12] cũng đã được báo cáo.
H

O

H

caryophyllene oxide

.

glutinol


.

3

O
O
H
N

NH
O

O


O

glut-5(6)-en-3-on

1.3.

Asperphenamat

Tác dụng dược lý và công dụng

Quả của Bù dẻ hoa đỏ ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm, rễ cũng được dùng nấu
nước cho phụ nữ sau khi sinh như là thuốc bổ dưỡng để phục hồi sức khỏe [4].
Tác dụng chống oxy hóa:
Năm 2005, tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan, trong một nghiên cứu của
Kanogporn P. về tác dụng chống oxy hóa từ dược liệu trên hơn 40 cây thuốc của Thái
Lan, dịch chiết butanol của Uvaria rufa đã thể hiện tiềm năng chống oxy hóa tốt. Kỹ
thuật sắc ký lớp mỏng với thuốc thử 2,2-diphenyl-1-[2,4,6-trinitrophenyl] hydrazy
(DPPH) được dùng để đánh giá tác dụng chống oxy hóa quét gốc tự do của các dược
liệu và các phân đoạn chiết từ dược liệu. Từ dịch chiết butanol của rễ Bù dẻ hoa đỏ
đã phân lập được 6 flavonoid có khả năng chống oxy hóa, trong đó 2,5-dihydroxy6,7-dimethoxy flavanone có hoạt tính cao nhất trên DPPH ở nồng độ 0,16 và 1,03
mg/ml [20].
Tác dụng ức chế AGEs:
Tăng đường huyết kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường sẽ dẫn tới sự hình thành các
sản phẩm chuyển hóa gây hại là AGEs (advanced glycation end-products), đây là
những chất góp phần vào sự tiến triển các biến chứng đái tháo đường cũng như đẩy
nhanh q trình lão hóa. Năm 2009, Deepralard và cs khi tiến hành sàng lọc sơ bộ tác
dụng ức chế sự tạo thành AGEs đã nhận thấy phân đoạn ethyl acetat của lá Uvaria
rufa Blume (họ Annonaceae) có hoạt tính này. Phân đoạn chiết xuất có 5 flavonol
glycosid trong đó isoquercitrin và dẫn chất 6-acetate của nó tương đương với
positivecontrol, quercetin, trong khả năng ức chế sự hình thành AGEs trong xét

nghiệm glucose huyết thanh bị (BSA), có nồng độ ức chế 50% (ICs50) tương ứng là
8,4, 6,9 và 10,9 μM [18].
Tác dụng điều trị đái tháo đường

.


.

4

Năm 2015, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Nhị thực hiện tại trường Đại học
Y Dược đã tiến hành sàng lọc in vitro tác dụng ức chế alpha-glucosidase của các cao
phân đoạn CHCl3, EtOAc và MeOH của thân Bù dẻ hoa đỏ thu hái tại Bình Phước,
Việt Nam. Kết quả cho thấy ở nồng độ 0,025 mg/ml, tỷ lệ ức chế lên tới 90% và kết
quả có sự lặp lại, ổn định cao [12].
Tác dụng kháng khuẩn
Năm 2012, Allan Patrick G Macabeo và cs đã tiến hành thử nghiệm in vitro tác dụng
của dịch chiết CHCl3 của lá Uvaria rufa thu hái tại Philippin về hoạt tính ức chế
Mycobacterium tuberculosis H37RV. Kết quả cho thấy cao chiết có khả năng ức chế
trực khuẩn lao ngay ở nồng độ 8 µg/ml [35].
Tác dụng làm giảm tăng sinh tiền liệt tuyến (BPH)
Năm 2016, Wararut Buncharoen và cs đã tiến hành khảo sát khả năng làm giảm tăng
sinh tiền liệt tuyến của thân Uvaria rufa thu hái tại Thái Lan thông qua khả năng ức
chế 5α-reductase (enzyme xúc tác phản ứng tạo dihyrotestosterol (DHT) từ
testosterol, khi sự sản sinh DHT tăng quá mức sẽ dẫn tới sự tăng lên của tế bào biểu
mơ mà gây phì đại tiền liệt tuyến) và chống oxy hóa (stress oxy hóa được coi là yếu
tố thúc đẩy nhanh quá trình tăng sinh tiền liệt tuyến).
Các nghiên cứu in vitro đã kiểm tra hiệu quả ức chế 5α-reductase (5αR) và hoạt động
chống oxy hoá của phân đoạn ether dầu hỏa, ethyl acetate, ethanol và nước từ thân

U. rufa. Sau đó, phân đoạn ethyl acetate (UR-EtOAc) của U. rufa được sử dụng để
đánh giá hiệu quả điều trị trong mơ hình in vivo. BPH được gây ra bằng cách tiêm
dưới da testosterone propionate (3 mg/kg) cho chuột đực trong 30 ngày. Sau 30 ngày
uống UR-EtOAc liều 10 và 20 mg/kg và finasteride ở liều 1 mg/kg, khối lượng tuyến
tiền liệt, chỉ số prostate (PI), testosterone và mức độ thụ thể androgen (AR) được xác
định để đánh giá sự thay đổi mơ học của tuyến tiền liệt. Ngồi ra, tình trạng oxy hóa
và độc tính cũng được đánh giá. Kết quả in vivo cho thấy, dịch chiết EtOAc thân
Uvaria rufa làm giảm đáng kể khối lượng tuyến tiền liệt, PI và AR ở tất cả các nhóm
được điều trị khi so sánh với nhóm chứng BPH (p < 0,001). Ngồi ra, nhóm điều trị
UR-EtOAc và finasteride đã làm tăng mức testosterone trong tuyến tiền liệt và huyết
thanh khi so sánh với nhóm chứng BPH. Nghiên cứu mơ học của tuyến tiền liệt cũng
hỗ trợ các kết quả trên. UR-EtOAc tăng các enzyme chống oxy hoá và làm giảm mức
malondialdehyde ở chuột do BPH gây ra. Hơn nữa, điều trị UR-EtOAc ở tất cả các

.


.

5

liều lượng khơng gây độc tính lên các cơ quan nội tạng và các chỉ số sinh hóa khác
[24].
1.4.

Tổng quan về oxy hóa và các phương pháp sàng lọc khả năng chống oxy

hóa
1.4.1. Tổng quan về chất chống oxy hóa
[45]Stress oxy hóa là kết quả của sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và các chất

chống oxy hóa. Khi các gốc tự do được tạo ra trong hệ thống cơ thể của con người nó
gây ra một loạt các rối loạn trong hoạt động của tế bào và dẫn đến nhiều bệnh lý khác
nhau như AIDS, lão hóa, viêm khớp, hen suyễn, bệnh tự miễn, ung thư, rối loạn tim
mạch, đục thủy tinh thể, tiểu đường, Parkinson, Alzheimer’s. Các nghiên đã chỉ ra
rằng lượng chất chống oxy hoá thích hợp sẽ giúp giải quyết tất cả những gốc tự do
không thể tránh khỏi trong cơ thể và do đó cải thiện sức khoẻ bằng cách giảm nguy
cơ mắc các bệnh khác nhau.
Chất chống oxy hóa là những chất ở nồng độ thấp làm trì hỗn q trình oxy hóa các
protein, carbohydrat, lipid và DNA. Chúng có thể được phân thành ba loại chính:
-

Các chất chống oxy hóa đầu tiên bao gồm superoxide dismutase (SOD),
catalase (CAT), glutathione reductase (GR) và các khoáng chất như Se, Cu,
Zn.

-

Các chất chống oxy hoá thứ hai trong cơ thể bao gồm glutathione (GSH),
vitamin C, albumin, vitamin E, carotenoid, flavonoid.

-

Các chất chống oxy hoá thứ ba bao gồm một nhóm các enzym phức tạp để sửa
chữa DNA bị hư hỏng, các protein bị hư hỏng, lipid bị oxy hóa và peroxide.
Ví dụ: lipase, protease, enzym sửa chữa DNA, transferases, methionine
sulphoxide reductase.

Những ứng dụng của chất chống oxy hóa trong nghiên cứu và điều trị:
1.4.2. Một số phương pháp sàng lọc khả năng chống oxy hóa:
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chống oxy

của dược liệu, dưới đây là một số phương pháp in vitro thông dụng dựa vào kỹ thuật
đo quang (Kỹ thuật đo quang dựa vào phản ứng của các gốc, gốc cation hay phức hợp
với một phân tử chống oxy hóa có khả năng cho một nguyên tử hydro) [40]:
Phương pháp DPPH:

.


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

16

DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) là một gốc tự do ổn định, hình thành sự mất
electron tự do trong tồn bộ phân tử. Do đó, DPPH khơng có sự dimer hoá như thường
xảy ra với hầu hết các gốc tự do. DPPH cho màu tím trong dung dịch với bước sóng
hấp thu tối đa khoảng 520nm.
Khi DPPH phản ứng với một chất cho hydro, số lượng phân tử DPPH giảm, cùng với
sự giảm màu tím. Do đó, sự giảm hấp thu tại bước sóng quy định phụ thuộc trực tiếp
vào hàm lượng chất oxy hóa. Trolox được sử dụng làm chất chống oxy hóa tiêu chuẩn.
Phương pháp ABTS:
Thành phần cation ABTS (ABTS + +) hấp thụ ở bước sóng 743 nm (tạo ra màu xanh
lá nhạt) được hình thành bởi sự mất điện tử của nguyên tử nitơ của ABTS (2,2'-azino
-bis (3-etylbenzthiazolin-6-sulfuric acid)). Với sự có mặt của Trolox (hoặc một chất
chống oxy hóa hydro khác), nguyên tử nitơ được cho một nguyên tử hydro, tạo ra
dung dịch có màu giảm.
ABTS được oxy hóa bởi kali sulfat hoặc mangan dioxit, làm tăng lượng cation ABTS
(ABTS + +) có sự giảm hấp thụ ở 743 nm với sự có mặt của Trolox được chọn là chất
chống oxy hóa tiêu chuẩn.
Phương pháp FRAP (ferric reducing antioxidant power)
Phương pháp FRAP dựa vào việc giảm các chất chống oxy hoá của phức hợp ion sắt

-TPTZ (2,4,6-tri (2-pyridyl) -1,3,5-triazin). Việc gắn Fe2 + với phối tử tạo ra một
màu xanh rất mạnh. Độ hấp thụ có thể được đo để kiểm tra lượng sắt bị giảm và có
thể tương quan với lượng chất chống oxy hố. Trolox hoặc acid ascorbic có thể được
sử dụng như chất đối chứng.
Phương pháp ORAC (oxygen radical absorption capacity)
ORAC là phương pháp định lượng các chất chống oxy hóa bằng cách đo khả năng
hấp thu các gốc tự do peroxy, gây ra bởi 2,2'-azobis- (2-amidino-propan)
dihydrochloride (AAPH), ở 37 oC. Fluorescein được sử dụng làm đầu dò huỳnh
quang. Sự mất huỳnh quang cho biết mức độ phân hủy, từ phản ứng của chất chống
oxy hóa với gốc peroxyl.
Tổng quan bệnh đái tháo đường và các phương pháp tiến hành sàng lọc
tác dụng sinh học định hướng hỗ trợ điều trị đái tháo đường
1.5.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường
1.5.

.


×