Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Năng lực sức khỏe về tâm thần và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 83 trang )

.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NĂNG LỰC SỨC KHỎE
VỀ TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mã số: 58/18

Chủ nhiệm đề tài: TS. Thái Thanh Trúc

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019

.


.

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG


NĂNG LỰC SỨC KHỎE
VỀ TÂM THẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mã số: 58/18

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019
.


.

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. TS. Thái Thanh Trúc – Phó trưởng bộ mơn Thống kê y học và Tin học
2. CN. Vũ Thị Ly Ly Ngọc

.


.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................... v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................... vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
1

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................... 4
1.1

Sức khỏe tâm thần

4

1.2

Năng lực sức khỏe về tâm thần (Mental health literacy)

5

1.3

Các yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe về tâm thần

6

1.4

Đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần


7

1.4.1

Các thang đo đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần .................................... 7

1.4.2

Đặc điểm thang đo MHLS ............................................................................... 9

1.4.3

Đặc điểm thang đo GHSQ ............................................................................. 10

1.5

Sức khỏe tâm thần và năng lực sức khỏe về tâm thần của vị thành niên

11

1.6

Các nghiên cứu năng lực sức khỏe về tâm thần

13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 17
2.1


Thiết kế nghiên cứu

17

2.2

Đối tượng nghiên cứu

17

2.2.1

Dân số mục tiêu ............................................................................................. 17

2.2.2

Dân số chọn mẫu ........................................................................................... 17

2.2.3

Cỡ mẫu .......................................................................................................... 17

2.2.4

Kĩ thuật chọn mẫu ......................................................................................... 17

2.2.5

Tiêu chí chọn mẫu ......................................................................................... 18


2.2.6

Kiểm sốt sai lệch .......................................................................................... 18

2.3

Thu thập số liệu

19

2.3.1

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 19

2.3.2

Công cụ thu thập ............................................................................................ 19

2.4

Liệt kê và định nghĩa biến số

20

2.5

Phân tích và xử lý dữ liệu

22


2.6

Đạo đức nghiên cứu

23
i

.


.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................................... 24
3.1. Đặc tính học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu

24

3.2. Stress, lo âu, trầm cảm

26

3.2.1. Stress, lo âu, trầm cảm (thang đo DASS21) ....................................................... 26
3.2.2. Vấn đề sức khỏe tâm thần kết hợp ở học sinh trung học phổ thông .................. 27
3.3. Năng lực sức khỏe về tâm thần

28

3.3.1. Năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần (thang đo MHLS) ............................ 28
3.3.2. Năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần (thang đo GHSQ) ................ 32
3.4. Các yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe về tâm thần


34

3.4.1. Các yếu tố liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học sinh
trung học phổ thông...................................................................................................... 34
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần của học
sinh trung học phổ thông .............................................................................................. 36
3.5. Các yếu tố liên quan độc lập đến năng lực sức khỏe về tâm thần

39

3.5.1. Các yếu tố liên quan độc lập đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học
sinh trung học phổ thông .............................................................................................. 40
3.5.2. Các yếu tố liên quan độc lập đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần
của học sinh trung học phổ thơng................................................................................. 41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 42
4.1.

Đặc tính học sinh trung học phổ thông tham gia nghiên cứu

42

4.2.

Stress, lo âu, trầm cảm

44

4.3.


Năng lực sức khỏe về tâm thần

45

4.3.1.

Năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần ..................................................... 45

4.3.2.

Năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần......................................... 48

4.4.

Các yếu tố liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần

49

4.4.1.

Các đặc tính cá nhân học sinh liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm

thần

49

4.4.2.

Các đặc tính gia đình học sinh trung học phổ thông liên quan đến năng lực nhận


thức sức khỏe về tâm thần ............................................................................................ 51
4.4.3.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm

thần của học sinh trung học phổ thông ......................................................................... 51
4.4.4.

Các yếu tố liên quan độc lập đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của

học sinh trung học phổ thông ....................................................................................... 51
4.5.

Các yếu tố liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần
ii
.

52


.

4.5.1.

Các đặc tính cá nhân của học sinh liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức

khỏe về tâm thần .......................................................................................................... 52
4.5.2.

Các đặc tính gia đình học sinh liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức


khỏe về tâm thần ......................................................................................................... 53
4.5.3.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức

khỏe về tâm thần ......................................................................................................... 53
4.5.4.

Các yếu tố liên quan độc lập đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm

thần của học sinh trung học phổ thông ......................................................................... 53
4.6.

Điểm mạnh và hạn chế

55

4.6.1.

Điểm mạnh .................................................................................................... 55

4.6.2.

Hạn chế .......................................................................................................... 55

4.7.

Điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu


56

4.7.1.

Điểm mới ....................................................................................................... 56

4.7.2.

Tính ứng dụng ............................................................................................... 56

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 58
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 66

iii
.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTT

Bệnh tâm thần

CLB

Câu lạc bộ

ĐLC


Độ lệch chuẩn

ICD10

International Classification Diseases 10th
(Phân loại quốc tế về bệnh tật _ phiên bản lần thứ 10)

KTC

Khoảng tin cậy

RLTT

Rối loạn tâm thần

SKTT

Sức khỏe tâm thần

TB

Trung bình

THPT

Trung học phổ thơng

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TTN

Thanh thiếu niên

VTN

Vị thành niên

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới)

iv
.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các thang đo đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần .............................................. 8
Bảng 2.1: Bảng điểm của DASS21 .......................................................................................... 20
Bảng 2.2: Biến số nền ............................................................................................................... 20
Bảng 2.3: Các biến độc lập ....................................................................................................... 22
Bảng 3.1: Đặc tính cá nhân của học sinh tham gia nghiên cứu (n = 1099) .............................. 24
Bảng 3.2: Đặc tính gia đình của học sinh tham gia nghiên cứu (n = 1099) ............................. 25
Bảng 3.3: Mức độ stress, lo âu, trầm cảm ở học sinh THPT (n = 1089) .................................. 26
Bảng 3.4: Đặc tính thang đo MHLS ......................................................................................... 28
Bảng 3.5: Đặc tính thang đo GHSQ ......................................................................................... 32

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa năng lực nhận thức và các đặc tính cá nhân ............................. 34
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa năng lực nhận thức và các đặc tính gia đình của học sinh........ 35
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa năng lực nhận thức và các vấn đề sức khỏe tâm thần ............... 36
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa năng lực tìm kiếm trợ giúp và các đặc tính cá nhân ................. 37
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa đặc tính gia đình và năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về
tâm thần của học sinh THPT .................................................................................................... 38
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa năng lực tìm kiếm trợ giúp và các vấn đề SKTT .................... 39
Bảng 3.12: Các yếu tố liên quan độc lập với năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần
(N=1032) .................................................................................................................................. 40
Bảng 3.13: Các yếu tố liên quan độc lập với năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần
(N=1061) .................................................................................................................................. 41

v
.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Một số yếu tố tác động đến sức khỏe ..................................................................... 4
Biểu đồ 3.1: Các vấn đề sức khỏe tâm thần kết hợp................................................................. 27
Biểu đồ 3.2: Điểm TB năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT ............ 30
Biểu đồ 3.3: Điểm trung bình các thuộc tính của thang đo MHLS .......................................... 31
Biểu đồ 3.4: Điểm TB năng lực tìm kiếm sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT ............. 32
Biểu đồ 3.5: Điểm trung bình các thuộc tính của thang đo GHSQ .......................................... 33

vi
.



.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

1. Thơng tin chung:
- Tên đề tài: Năng lực sức khỏe về tâm thần và các yếu tố liên quan ở học sinh
trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài: Thái Thanh Trúc
Điện thoại: 0908381266

Email:

- Đơn vị quản lý về chuyên môn (Khoa, Tổ bộ môn): Khoa Y tế công cộng, Bộ
môn Thống kê y học và Tin học
- Thời gian thực hiện: 04/2018 – 04/2019
2. Mục tiêu:
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định mức độ năng lực sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT tại Tp.HCM
năm 2018 và các yếu tố liên quan.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định mức độ năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học sinh
THPT tại Tp.HCM năm 2018.
2. Xác định mức độ năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần của học
sinh THPT tại Tp.HCM năm 2018.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần
của học sinh THPT tại Tp.HCM năm 2018.
4. Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về
tâm thần của học sinh THPT tại Tp.HCM năm 2018.

3. Nội dung chính:
4. Kết quả chính đạt được (khoa học, đào tạo, kinh tế-xã hội, ứng dụng, ...):
• Về đào tạo (số lượng, chuyên ngành: trình độ BS/DS/CN, ThS, NCS…): 01
Cử nhân Y tế cơng cộng
• Cơng bố trên tạp chí trong nước và quốc tế (tên bài báo, tên tạp chí, năm xuất
bản):
o 01 bài báo trên tạp chí Y học Việt Nam
vii
.


.

Thái Thanh Trúc, Bùi Bình Minh (2019) Tỉ lệ học sinh trung học phổ
thơng có ý nghĩ tự tử và các yếu tố liên quan tại thành phố buôn ma thuột.
Tạp Chí Y học Việt Nam.
o 01 bài đang bình duyệt trên tạp chí quốc tế School Mental Health Journal
Thái Thanh Trúc, Vũ Thị Ly Ly Ngọc, Bùi Thị Hy Hân (2019) Mental
health literacy and help-seeking preferences in high school students in Ho
Chi Minh City, Vietnam. Under Peer-review at School Mental Health
journal.
• Sách/chương sách (Tên quyển sách/chương sách, năm xuất bản): khơng
• Patent, Giải pháp hữu ích (tên; trình trạng nộp đơn đối với giải pháp chưa
đăng ký sở hữu trí tuệ; mã số, ngày cấp, thời gian bảo hộ đối với patent và giải
pháp đã đăng ký sở hữu trí tuệ): khơng
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội do đề tài mang lại:
Đề tài không mang lại hiệu quả về kinh tế nhưng qua việc công bố kết quả nghiên cứu
từ việc tham gia hội nghị khoa học tại Bệnh viện Quận Thủ Đức thì nghiên cứu này
cũng nhận được sự quan tâm của báo chí, truyền thơng và các nhà nghiên cứu về thực
trạng học sinh có ý nghĩ tự tử.

• />• />• />• />• />• />
viii
.


.

MỞ ĐẦU
Sự phát triển của vị thành niên (VTN) luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
các quốc gia trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Để trẻ phát triển tồn diện khơng chỉ
quan tâm chăm sóc sức khỏe về thể chất mà cần phải quan tâm chăm sóc cả sức khỏe
về tinh thần [11]. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) có 10% đến 20% trẻ em và
thanh thiếu niên (TTN) bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) [42],
một nửa bệnh tâm thần (BTT) bắt đầu ở tuổi 14 và ba phần tư vào giữa những năm 20
tuổi [42], một phần ba gánh nặng bệnh tật ở TTN do các rối loạn tâm thần (RLTT) gây
ra [58]. Các vấn đề SKTT nếu khơng được phịng ngừa, can thiệp sớm sẽ để lại nhiều
hậu quả nặng nề cho chính cá nhân, gia đình và xã hội [29, 53].
Vấn đề SKTT ở VTN liên quan đến các giai đoạn phát triển, những thay đổi về
thể chất, tinh thần và tăng sự tiếp xúc về mặt xã hội [49, 50, 52]. Trong nghiên cứu của
Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tỷ lệ trẻ em và VTN Việt Nam có vấn đề
SKTT là 8% đến 29% [28]. Viện Nghiên Cứu Phát Triển điều tra thực trạng SKTT học
sinh trung học phổ thông (THPT) tại Tp.HCM năm 2009 với 21,32% có vấn đề sức
khỏe về tâm thần [9]. Một số nghiên cứu như Nguyễn Cao Minh (2012), Trịnh Thị
Mai (2013), Võ Thị Cẩm Tú (2015) tỷ lệ các vấn đề SKTT ở VTN và học sinh lần lượt
là 18% [12]; 17,9% [13]; 43,6% [20]. Đáng chú ý là vấn đề tự tử và tìm cách tự tử ở
TTN và VTN, tỷ lệ tự tử là 2,3% và đang có xu hướng gia tăng [28]. Hai cuộc điều tra
Quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam (gọi tắt là SAVY 1 năm 2003 và SAVY 2
năm 2008) ở lứa tuổi 14 đến 24, tỷ lệ tìm cách tự tử 0,5% tăng lên 1% và tự gây ra
2,8% tăng lên 7,5% [4].
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và VTN cao, trên 90% ở lứa tuổi đi học

được đến trường [14]. Trẻ em và TTN Việt Nam đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn
là hướng nội (stress, lo âu, trầm cảm) và hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý) tác
động đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần [10]. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM),
một thành phố phát triển nhanh nhất và mật độ dân cư đông nhất cả nước, một trung
tâm kinh tế, giao lưu phát triển trong khu vực và quốc tế [1, 4]. Với hơn 200 trường
THPT, nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, có thể nói
Tp.HCM là một trong những tỉnh/thành phố góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cho đất nước [5]. Được sống trong một đô thị rất phát triển, trẻ em sống tại đây
.

1


.

cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như áp lực học tập cao, sự cạnh tranh, kì vọng
quá lớn của gia đình. Gây ra những áp lực, căng thẳng tinh thần, tác động đến vấn đề
sức khỏe về tâm thần của trẻ.
Trước những con số thống kê về thực trạng SKTT ở TTN và VTN ln có biến
động và có xu hướng ngày càng gia tăng, cho thấy đây là một vấn đề đầy thách thức và
đáng báo động. Hiện nay, các nghiên cứu SKTT ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào mô
tả tỷ lệ dịch tễ, biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ đáp ứng điều trị thuốc [6], các nghiên cứu
nhận thức, kiến thức, hành vi tìm kiếm trợ giúp và các yếu tố liên quan được tìm thấy
ở Việt Nam cịn khá ít. Một số nghiên cứu năng lực sức khỏe về tâm thần nhận thấy
mức độ hiểu biết của người dân, sinh viên và học sinh về vấn đề này chỉ ở mức trung
bình [16, 62, 66]. Trong khi đó, sự hiểu biết khơng đầy đủ hoặc các nhận thức sai về
SKTT có thể dẫn đến nhận diện sai biểu hiện, triệu chứng, làm tăng nặng bệnh, có
những hành vi nguy hại cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Với những lí do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá năng lực
sức khỏe về tâm thần và các yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe về tâm thần của

học sinh THPT tại Tp.HCM. Nghiên cứu là tiền đề giúp hiểu hơn về trẻ VTN, có thể
tiếp cận, chăm sóc, giúp trẻ vượt qua khó khăn tâm lý trong mỗi giai đoạn phát triển,
nâng cao ý thức trong việc coi trọng vấn đề SKTT cá nhân. Nghiên cứu giúp đánh giá
mức độ hiểu biết, mối quan tâm của học sinh THPT, từ đó đưa ra một số giải pháp
nâng cao năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần, chia sẻ các kỹ năng, định hướng
hành vi tìm kiếm trợ giúp khi gặp các vấn đề sức khỏe về tâm thần, phịng tránh sớm
các hành vi có hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu
để xây dựng các chương trình can thiệp, phòng ngừa, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho trẻ VTN. Việc nhận thức đúng, xác định rõ vấn đề SKTT, phịng ngừa, chăm sóc,
điều trị SKTT cho lứa tuổi VTN có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.

.

2


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định mức độ năng lực sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT tại Tp.HCM năm
2018 và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1)

Xác định mức độ năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT

tại Tp.HCM năm 2018.
2)


Xác định mức độ năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần của học sinh

THPT tại Tp.HCM năm 2018.
3)

Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của

học sinh THPT tại Tp.HCM năm 2018.
4)

Xác định các yếu tố liên quan đến năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm

thần của học sinh THPT tại Tp.HCM năm 2018.

.

3


.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN

1
1.1

Sức khỏe tâm thần
Năm 1948, Tổ chức Y Tế Thế Giới đưa ra khái niệm về sức khỏe: “Sức khỏe là

trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ khơng phải chỉ là

tình trạng khơng có bệnh hay tật” [30]. Định nghĩa này phản ánh mối quan hệ của sức
khỏe với nhiều yếu tố như:

Giới
tính

Dịch
vụ sức
khỏe

Dinh
dưỡng

Thể chất
Tinh
thần và
SKTT

Tinh
thần

Mơi
trường

Xã hội
Sức khỏe

Hành
vi


Vận
động

Di
truyền

Nguồn: World Health Organization (WHO) [31]

Biểu đồ 1.1: Một số yếu tố tác động đến sức khỏe

.

4


.

Sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe, một hệ quả quan
trọng trong định nghĩa về sức khỏe. Năm 2014, WHO đưa ra khái niệm “sức khỏe tâm
thần là một trạng thái khỏe mạnh mà một cá nhân nhận thấy mình hoặc khả năng của
mình có thể đối phó với những căng thẳng của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và
có khả năng đóng góp cho cộng đồng” [59]. Các yếu tố tác động đến SKTT như: xã
hội, tâm lí, sinh học, giới tính, điều kiện làm việc căng thẳng, sự phân biệt đối xử,
không được hưởng quyền lợi xã hội, lối sống không lành mạnh, nguy cơ bạo lực, sức
khỏe bệnh tật và sức khỏe thể chất đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của
mỗi người và ở bất cứ thời điểm nào [59].
Vấn đề SKTT gây ra các trở ngại về nhận thức, hành vi, cảm xúc và thay đổi
chức năng xã hội nhưng là dạng nhẹ hơn, ít kéo dài như các RLTT nhưng nó có thể dễ
dàng phát triển thành các RLTT. Các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể do những sang
chấn tâm lí, những phàn nàn của cá nhân hơn mức bình thường gây ra. Để phân biệt

giữa vấn đề SKTT và RLTT rất khó, chủ yếu hiện nay chỉ dựa vào thời gian xuất hiện
triệu chứng, các biểu hiện và mức độ của biểu hiện [52].
1.2

Năng lực sức khỏe về tâm thần (Mental health literacy)
Nâng cao hiểu biết sức khỏe về tâm thần là một thành phần quan trọng của bất

kỳ chương trình sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, đặc biệt là ở các nước thu có
nhập thấp và trung bình. Năm 1998, WHO đưa ra khái niệm năng lực sức khỏe là các
kỹ năng nhận thức, động lực và cách tiếp cận, hiểu và sử dụng các thông tin để thúc
đẩy và duy trì sức khỏe tốt. Sự hiểu biết sức khỏe về tâm thần đã phát triển thành một
hướng mới và rộng hơn được coi là vấn đề cơ bản để cải thiện kết quả sức khỏe của
một người, giảm sự bất bình đẳng về sức khỏe trong dân số. Hiện nay, năng lực sức
khỏe về tâm thần quan tâm đến các vấn đề như: năng lực cần thiết của mọi người giúp
có được, duy trì sức khỏe và xác định bệnh tật; hiểu cách thức, địa điểm tiếp cận và
cách đánh giá thông tin sức khỏe, chăm sóc sức khỏe; hiểu đúng về cách điều trị theo
quy định và hướng dẫn; thu thập và áp dụng các kỹ năng liên quan đến vốn xã hội,
chẳng hạn như hiểu các quyền liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe và hiểu cách thay
đổi cải thiện sức khỏe [45, 65].
Năm 2000, Jorm đưa ra khái niệm năng lực sức khỏe về tâm thần là “kiến thức
và niềm tin của cá nhân về các rối loạn tâm thần để từ đó giúp cá nhân phát hiện và có
các biện pháp dự phòng” [47]. Khái niệm này được đưa ra nhằm nhấn mạnh vào vai
.

5


.

trò của kiến thức và niềm tin cá nhân trong việc chủ động nâng cao nhận thức, trau dồi

kiến thức và tìm hiểu các biện pháp dự phịng. Trong khi đó, kiến thức về sức khỏe
tâm thần là một yếu tố quyết định quan trọng của vấn đề sức khỏe tâm thần và là tiềm
năng để cải thiện sức khỏe cá nhân và cộng đồng [61].
Nghiên cứu gần đây chứng minh rằng năng lực sức khỏe tâm thần thấp có liên
quan đến các hệ quả về sức khỏe và thái độ tiêu cực, dẫn đến một số vấn đề như tăng
tỷ lệ mắc bệnh mãn tính; giảm sử dụng dịch vụ y tế; tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và
gia tăng tỷ lệ tử vong sớm [65]. Nếu sự hiểu biết về sức khỏe tâm thần của người dân
không được cải thiện, điều này có thể cản trở sự tiếp cận dịch vụ. Ngoài ra, năng lực
sức khỏe về tâm thần thấp có thể ảnh hưởng đến sự tìm kiếm các nguồn trợ giúp trong
cộng đồng và có thể khơng nhận được sự hỗ trợ thích hợp từ những người khác trong
cộng đồng. Hiểu biết về sức khỏe tâm thần kém và thái độ tiêu cực đối với các cá nhân
bị rối loạn sức khỏe tâm thần có thể tạo ra những rào cản trong việc tìm kiếm sự trợ
giúp tối ưu cho họ để việc giải quyết các vấn đề [47].
1.3

Các yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe về tâm thần
Nâng cao năng lực sức khỏe về tâm thần đem lại những hiệu quả như cải thiện

sức khỏe cá nhân, giảm kì thị xã hội về bệnh tâm thần, giúp người dân có những nhận
định về vấn đề sức khỏe, hiểu đúng về cách điều trị, có thể tìm ra các biện pháp dự
phịng cho chính cá nhân [45, 47, 65]. Trong khi đó tìm kiếm trợ giúp thích hợp được
xem là một yếu tố bảo vệ cho khả năng làm giảm căng thẳng tâm lý và cải thiện các
vấn đề sức khỏe về tâm thần [33]. Chính vì vậy, đã có những nghiên cứu đánh giá
năng lực sức khỏe về tâm thần như xác định mức độ nhận thức và hành vi tìm kiếm trợ
giúp khi gặp một vấn đề sức khỏe về tâm thần. Nghiên cứu tại Anh trên đối tượng sinh
viên Y khoa (năm 2017), Paul tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và năng lực sức
khỏe về tâm thần, cụ thể nữ có năng lực nhận thức cao hơn nam giới p < 0,001 [66]. Ở
những người có vấn đề sức khỏe tâm thần thì nhận thức cao hơn (p < 0,001) và năng
lực tìm kiếm trợ giúp cũng ở mức cao hơn (p = 0,005) so với những người không gặp
các vấn đề về SKTT, ở những người có nhận thức vấn đề sức khỏe về tâm thần cao

hơn sẽ có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp nhiều hơn, kết quả tương tự cũng được tìm
thấy trong nghiên cứu của Matt O’Conner [62, 66]. Ở những người có trình độ học vấn
càng cao thì nhận thức của họ về vấn đề SKTT càng cao như nhóm bác sỹ có năng lực
sức khỏe về tâm thần cao hơn so với nhóm dân số chung [62], sự tăng cấp học cũng có
.

6


.

liên quan đến năng lực sức khỏe về tâm thần như trong nghiên cứu của Paul, những
sinh viên năm nhất có năng lực sức khỏe về tâm thần thấp hơn năm cuối và sinh viên
đại học thấp hơn sau đại học [62, 66].
Tại Việt Nam, nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên về các rối loạn
tâm thần, tìm thấy các yếu tố liên quan như các yếu tố mơi trường sống, kinh nghiệm
của bản thân, giới tính và ý thức của cá nhân có những ảnh hưởng nhất định đến nhận
thức và thái độ của sinh viên đối với các RLTT [15]. Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh
giá năng lực sức khỏe về tâm thần gồm đánh giá năng lực nhận thức và năng lực tìm
kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm thần tiến hành trên học sinh THPT của tác giả Đặng Thị
Thu Trang khơng tìm thấy các yếu tố liên quan như trường học (công lập hay dân lập),
khối lớp (10, 11 hay 12), giới tính và nơi ở (nội thành hay ngoại thành).
1.4

Đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần

1.4.1 Các thang đo đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần
Hiện nay, có nhiều thang đo để đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần chung
hoặc đánh giá từng vấn đề cụ thể, có bộ cơng cụ phục vụ cho nghiên cứu định lượng
và có cả những bộ cơng cụ dùng để đánh giá trong nghiên cứu định tính. Qua quá trình

hồi cứu y văn, tìm thấy thang đo MHLS (Mental Health Literacy Scale) đã được chuẩn
hóa và thích nghi với văn hóa Việt Nam [16], đồng thời có độ tin cậy cao trong các
nghiên cứu trước và MHLS đánh giá chung cho vấn đề sức khỏe về tâm thần, không
thiên về một rối loạn hay một bệnh, đánh giá tổng quan nhiều vấn đề trong một thang
đo với 35 câu hỏi [16, 62, 66]. Nên nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn thang đo MHLS
để đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT tại Tp.HCM.

.

7


.

Bảng 1.1: Các thang đo đánh giá năng lực sức khỏe về tâm thần
Độ tin cậy
Thang đo
Tác giả
(Cronbach’s
Mục đích sử dụng
Alpha)
1 Depression
Gabriel &
0,68
Trắc nghiệm về trầm cảm.
Multiple Choice Violato, 2009
Mục đích để đo lường các lĩnh vực kiến thức ở
những bệnh nhân bị trầm cảm được phát hiện. Với
Question (MCQ)
27 câu hỏi, dành cho đối tượng chính là bệnh nhân

đã xác định có vấn đề về trầm cảm [51]
2 Mental Health
Evans 0,65
Một công cụ để đánh giá kiến thức sức khỏe tâm
Knowledge
Lacko et al.,
thần liên quan đến kỳ thị trong cộng đồng. Gồm 12
Schedule (MAKS) 2010
câu hỏi. Tuy nhiên, công cụ này khơng thể đánh giá
sự kì thị 1 mình mà phải đi kèm và có sự kết hợp với
các thang đo khác [54].
3 Mental health
Swami et
Kappa 0,94; Nhận thức về rối loạn tâm thần: nghiên cứu gặp hạn
disorder
al., 2011
0,96
chế là sự khó phân biệt trong các rối loạn giả và rối
recognition
loạn thật sự của người tham gia trả lời và các từ ngữ
questionnaire
như “có thể” dẫn đến nhiều khó khăn trong việc sử
(MDRQ)
dụng thơng tin định tính [56].
4 Multiple-Choice
Compton et
0,68
Bảng câu hỏi nhiều lựa chọn về bệnh tâm thần MCKnowledge
al., 2011
KOMIT, tập trung vào kiến thức về bệnh tâm thần

of Mental Illnesses
theo nghĩa rộng, nhưng trong một số trường hợp phù
Test (MC hợp đánh giá kiến thức ở các vấn đề cụ thể. Kết quả
KOMIT)
thiên về đưa ra một chương trình giảng dạy hơn là
áp dụng cho các nghiên cứu cộng đồng [55].
5 Mental Health
Wang et al.,
0,69
Gồm 20 câu hỏi đánh giá kiến thức chung năng lực
Knowledge
2013
sức khỏe về tâm thần. Điểm số cao hơn cho thấy khả
Questionnaire
năng hiểu biết về sức khỏe tâm thần tốt hơn. Độ tin
(MHKQ)
cậy và hiệu lực của MHKQ vẫn chưa được đánh giá
một cách chặt chẽ. Tác giả nhận thấy cần tinh chỉnh
thang đo trước khi tiến hành trên mẫu cộng đồng
[57].
6 The Mental
Matt
0,87
Đánh giá kiến thức chung năng lực sức khỏe về tâm
Health Literacy O’Conner
thần. Với 35 câu hỏi, đánh giá các khía cạnh như
Scale (MHLS)
et al., 2015
nhận diện các rối loạn tâm thần, nhận diện nguy cơ
và nguyên nhân, hiểu biết về cách điều trị các vấn đề

liên quan sức khỏe tâm thần, khả năng tìm kiếm
thơng tin về bệnh tâm thần và đồng thời đánh giá cả
thái độ của đối tượng nghiên cứu đến bệnh tâm thần
cho thấy sự kì thị và hành vi tìm kiếm trợ giúp sức
khỏe về tâm thần. Điểm số của thang đo càng cao thì
nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần của đối tượng
nghiên cứu càng cao [62].

.

8


.

1.4.2

Đặc điểm thang đo MHLS
MHLS (The Mental Health Literacy Scale) được xây dựng qua ba giai đoạn: đo

lường, thử nghiệm thí điểm, đánh giá chất lượng tâm lý và chất lượng phương pháp
luận. Gồm 35 câu hỏi, dễ dàng quản lý và ghi kết quả. MHLS có thể được sử dụng để
đánh giá sự khác nhau giữa cá nhân và nhóm dân cư [61]. Sau nhiều lần đo thử và
kiểm tra lại, MHLS đã chứng minh được độ tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê, lần 1
Cronbach’s alpha là 0,87; lần 2 Cronbach’s alpha là 0,797; p<0,001. Khả năng đọc và
hiểu được MHLS được xác định bằng cách sử dụng Flesch – Kincaid, cho thấy học
sinh từ khối 6, khối 7 trở lên có thể đọc hiểu được. Phiên bản cuối cùng của MHLS
bao gồm 35 câu hỏi: khả năng nhận diện các rối loạn tâm thần (câu 1 đến câu 8), kiến
thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân (câu 9 và câu 10), kiến thức về trợ giúp
chuyên môn (câu 11, 12), kiến thức về tự điều trị (câu 13, 14, 15), kiến thức về nguồn

tìm kiếm thơng tin (câu 16 - 19) và thái độ với bệnh tâm thần (thái độ tiêu cực: câu 20
– 28; thái độ tích cực: câu 29-35) [62].
MHLS có điểm số tối thiểu là 35 điểm và tối đa là 160 điểm, trong đó điểm số
cao hơn cho thấy năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần tốt hơn. Câu 9 và câu 10
được sửa đổi để phù hợp với bối cảnh Việt Nam, nơi “Úc” được chuyển thành “Việt
Nam”. Điểm số của MHLS được tính bằng tổng điểm của từng câu hỏi trong thang đo.
Gồm các điểm:
• Đối với câu hỏi 4 lựa chọn: 1 = 1 điểm, 2 = 2 điểm, 3 = 3 điểm, 4 = 4 điểm.
• Đối với câu hỏi 5 lựa chọn: 1 = 1 điểm, 2 = 2 điểm, 3 = 3 điểm, 4 = 4 điểm, 5 = 5
điểm.
Riêng câu 10, 12, 15, câu 20 đến 28 có cách tính điểm ngược, như sau:
• Các câu 10, 12 và 15: 1 = 4 điểm, 2 = 3 điểm, 3 = 2 điểm, 4 = 1 điểm.
• Câu 20 - 28: 1 = 5 điểm, 2 = 4 điểm, 3 = 3 điểm, 4 = 2 điểm, 5 = 1 điểm [62].
Xét về độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tại Anh trên 380 sinh viên Y khoa
kiểm tra độ tin cậy của MHLS với Cronbach’s alpha 0,83 [66]. Thang đo MHLS
phiên bản tiếng Việt trong nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang với Cronbach’s
alpha là 0,77. Cho thấy MHLS có độ tin cậy nhất quán bên trong và được nhiều
nghiên cứu áp dụng. MHLS tương quan tích cực với thang đo tìm kiếm trợ giúp sức
khỏe về tâm thần (GHSQ) với hệ số tương quan r = 0,234, p < 0,001 và có sự tương

.

9


.

quan với hai nhân tố của thang đo GHSQ là nguồn chính thống với r = 0,146, p <
0,005 và nguồn khơng chính thống với r = 0,185; p < 0,001 [62].
Một số vấn đề sức khỏe của thang đo MHLS

Ám sợ xã hội (Social Phobia): là việc một người quá lo sợ bị người khác đánh
giá, cảm thấy lo lắng, bối rối. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến công việc, học
tập hoặc cả cuộc sống hàng ngày [35].
Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalised Anxiety Disorder): là cảm giác lo lắng về
các vấn đề trong cuộc sống, đơi khi sự lo lắng của họ có, nhưng họ khơng biết lý do
gây lo lắng là gì và gây cho họ cảm giác sợ hãi [8].
Rối loạn nhân cách (Personality Disorders): là đối tượng có cách sống, cách
suy nghĩ khác biệt với người bình thường, nhưng khơng đủ các triệu chứng của RLTT
đặc trưng [44].
Ám sợ nơi đông người (Agoraphobia): là một dạng rối loạn lo âu, người mắc
cảm thấy sợ trước những tình huống hoặc những nơi mà việc thốt khỏi nơi đó, tình
huống đó gây cho họ cảm giác bất lực, xấu hổ và họ cảm thấy bị mắc kẹt [36].
Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder): là sự thay đổi về tâm trạng, năng
lượng hoạt động, khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Trải qua giai đoạn vui,
phấn khởi, tràn đầy sinh lực, xuống thấp, buồn rầu, chán nản, thất vọng [43].
Phụ thuộc chất gây nghiện (Drug Dependence): là việc cần một lượng chất
hoặc nhiều chất để đáp ứng mong muốn của cá nhân về cả hành vi và nhận thức [32].
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): là một liệu pháp dùng cách nói chuyện,
thay đổi suy nghĩ và cách hành xử của người có vấn đề liên quan sức khỏe về tâm thần
[37].
1.4.3 Đặc điểm thang đo GHSQ
GHSQ (General Help - Seeking Questionnaire) thang đo giúp xác định đối
tượng đích hướng đến khi gặp một vấn đề về tâm lý cần chia sẻ, GHSQ giúp nhà
nghiên cứu biết được sở thích, các nguồn tìm kiếm trợ giúp khác nhau. GHSQ là một
phương pháp hỗ trợ thực hành lâm sàng và hỗ trợ đưa ra các biện pháp phịng ngừa.
Trợ giúp tìm kiếm thích hợp được xem là một yếu tố bảo vệ cho khả năng làm giảm
căng thẳng tâm lý và cải thiện sức khỏe tâm thần. Trợ giúp tìm kiếm là quá trình tìm
kiếm và nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Trợ giúp tìm kiếm giúp giảm sự căng
thẳng thơng qua quá trình chia sẻ giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp ứng phó, xây
.


10


.

dựng các mối quan hệ và giúp ngăn chặn các hành vi có hại cho cá nhân, gia đình và
xã hội. GHSQ cho phép sửa đổi theo mục đích và nhu cầu của nghiên cứu [33]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, GHSQ chỉ sử dụng một câu hỏi đánh giá ý định tìm kiếm trợ
giúp cho các vấn đề SKTT, câu hỏi còn lại đánh giá về hành vi tự tử mà phạm vi
nghiên cứu của chúng tôi không áp dụng. Câu hỏi được sử dụng “nếu bạn gặp một vấn
đề cá nhân hay cảm xúc, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ những nguồn nào dưới đây?”.
Người tham gia sẽ lựa chọn các câu trả lời có sẵn với 5 mức độ đánh giá:
1 = không bao giờ, 2 = hiếm khi, 3 = thỉnh thoảng, 4 = thường xuyên và 5 = rất thường
xuyên. Điểm của GHSQ được tính bằng cộng điểm thành phần của từng câu hỏi. Điểm
số cao hơn cho thấy ý định tìm kiếm trợ giúp cho các vấn đề sức khỏe tâm thần tốt hơn
[16].
Độ tin cậy Cronbach’s alpha của GHSQ được đánh giá khá cao lần lượt là 0,77
trong nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang [16] và 0,92 trong nghiên cứu của Wilson
và cộng sự [33, 66]. Thang đo GHSQ gồm có hai thuộc tính là nguồn tìm kiếm trợ
giúp chính thống và nguồn tìm kiếm trợ giúp khơng chính thống. Nguồn chính thống
trong thang đo gồm: tổng đài tư vấn, bác sỹ tâm thần, chuyên gia tâm lý, bệnh viện,
người thân trong gia đình. Nguồn khơng chính thống gồm: bạn bè trên diễn đàn, mạng
xã hội, thầy, cô giáo, bạn học cùng lớp, bạn trai – bạn gái, bạn thân, là tập hợp các
nguồn hỗ trợ khác liên quan đến những mối quan hệ sẵn có trong cuộc sống [16].
1.5

Sức khỏe tâm thần và năng lực sức khỏe về tâm thần của vị thành niên
Có 10% đến 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới bị ảnh hưởng bởi các


vấn đề sức khỏe về tâm thần và tự tử trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở vị
thành niên [42]. Tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề SKTT là 8% đến
29% [28]. Viện Nghiên Cứu Phát Triển tiến hành điều tra thực trạng sức khỏe về tâm
thần của học sinh THPT tại Tp.HCM vào năm 2009 có khoảng 21,32% học sinh có
vấn đề SKTT [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm
thần ở trẻ vị thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ này là 18% [12]. Bên cạnh đó
vấn đề lo âu, trầm cảm, stress là những vấn đề học sinh và lứa tuổi vị thành niên đang
có xu hướng gia tăng về tỉ lệ gặp phải, nghiên cứu của Lê Thị Thảo Nhu tại Châu
Thành, Tiền Giang năm 2017 trên học sinh khối 12 có 47% có stress [23], có 43,6%
gặp vấn đề về lo âu trong nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hà [17] và 35,4% học sinh
THPT thành phố Tân An qua sàng lọc bằng thang đo CES-D năm 2015 gặp vấn đề về
.

11


.

trầm cảm [26]. Nghiên cứu của Võ Văn Thương nhận thấy học sinh khối 12 Tp.HCM
có 57% gặp phải stress, 60% gặp phải vấn đề về lo âu và 45% gặp phải vấn đề trầm
cảm [24].
Hiện nay, các nghiên cứu SKTT ở nước ta tập trung chủ yếu vào mô tả tỷ lệ
dịch tễ, biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ đáp ứng điều trị thuốc [6], các nghiên cứu nhận
thức, kiến thức, hành vi tìm kiếm trợ giúp khi gặp các vấn đề SKTT và các yếu tố liên
quan được tìm thấy ở Việt Nam cịn khá ít. Các nghiên cứu đánh giá năng lực sức khỏe
về tâm thần giúp xác định mức độ nhận biết, các yếu tố liên quan đến năng lực sức
khỏe về tâm thần để tìm ra các giải pháp giảm tỷ lệ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm
thần cho học sinh và vị thành niên. Nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang thu được kết
quả năng lực nhận thức sức khỏe về tâm thần của học sinh THPT chỉ ở mức trung bình
[16], nghiên cứu của Trần Lí Ngọc Thanh ở học sinh trung học cở tại Tp.HCM mức độ

nhận biết về vấn đề SKTT của các em chỉ đạt mức trung bình [22]. Vì thế, cần tiến
hành thêm các nghiên cứu năng lực sức khỏe về tâm thần trên đối tượng trẻ vị thành
niên, học sinh để thấy được vấn đề này chịu sự tác động của các yếu tố nào và cách
giải quyết nào đem lại hiệu quả, giảm gánh nặng vấn đề SKTT học đường.
Một số vấn đề sức khỏe tâm thần đáng báo động ở vị thành niên và học sinh:
Stress: Cuộc sống ln có những vấn đề gây lo lắng và sự lo lắng có thể do
chính chúng ta tạo ra, có thể là những căng thẳng hay phiền muộn trong công việc và
cuộc sống. Nhưng không phải căng thẳng nào cũng có hại, căng thẳng giúp chúng ta
thúc đẩy tiến độ hoàn thành mục tiêu, kế hoạch. Tuy nhiên, về lâu dài căng thẳng có
thể tác động đến sức khỏe về cả thể chất và tinh thần. Stress là một vấn đề tâm lí bình
thường nhưng nó sẽ biến thành mãn tính và có thể gây ra một số bệnh tật. Hậu quả của
những sức ép này có thể làm cho chúng ta gặp vấn đề về trầm cảm hoặc suy giảm trí
nhớ hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến hành vi tự tử, tìm cách tự tử [38].
Một số dấu hiệu của stress: suy giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm khả năng phán
xét, có thái độ tiêu cực, ln lo lắng q mức hoặc có suy nghĩ ganh đua. Về cảm xúc:
không vui, lo lắng và kích động, buồn rầu, cáu kỉnh/giận dữ, cảm thấy quá tải, cô
đơn/cô lập. Thể chất: đau ngực, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nơn, tiêu chảy hoặc
táo bón, giảm ham muốn, thường bị cảm lạnh/cảm cúm. Hành vi: thay đổi thói quen ăn
uống, ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn, sống thu mình,

.

12


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

chậm trễ cơng việc hoặc chối bỏ trách nhiệm, sử dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá,
ma túy) để thư giãn [39].
Lo âu: Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu các lo âu hàng ngày.

Nhưng những lo âu kéo dài, gây ảnh hưởng đến thời gian, cảm xúc, hiệu quả làm việc
và các mối quan hệ, chúng ta cần phải chú ý và quan tâm đến những lo âu có thể gặp
phải.
Một số triệu chứng của rối loạn lo âu như: bồn chồn, cảm thấy bị tổn thương
hoặc chán nản, dễ mệt mỏi, khó tập trung, tâm trí trống rỗng, cáu gắt, căng cơ, khó
kiểm sốt nỗi lo, khó ngủ, hoặc khơng ngủ được [34]. Nhịp tim nhanh hoặc có bất
thường về nhịp tim, thở nhanh, yếu cơ, căng thẳng, đổ mồ hôi, đau dạ dày hoặc ruột,
chóng mặt, khơ miệng [40].
Trầm cảm: Là trạng thái giảm cảm xúc, cảm thấy đau buồn, buồn bã, chán nản
mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ và hành
xử trong hơn hai tuần [67].
Một số triệu chứng có thể gặp phải: tâm trạng buồn bã, lo lắng, trống rỗng liên
tục, cảm giác tuyệt vọng, hay bi quan, cáu gắt, cảm giác tội lỗi, vô giá trị, bất lực, mất
hứng thú, giảm năng lượng, mệt mỏi, các hoạt động như di chuyển hay nói trở nên
chậm chạp hơn, cảm thấy bồn chồn, gặp khó khăn khi ngồi yên, khó tập trung, ghi nhớ
và ra quyết định, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm, hoặc ngủ quá nhiều, cảm giác thèm
ăn, thay đổi trọng lượng, đau nhức, đau đầu, chuột rút, gặp các vấn đề về tiêu hóa, suy
nghĩ về cái chết hoặc tự tử và nỗ lực tự tử [41].
1.6

Các nghiên cứu năng lực sức khỏe về tâm thần

Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về năng lực sức khỏe về tâm thần trên đối
tượng sinh viên hoặc người dân, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu trên lứa tuổi vị thành
niên hay học sinh THPT.
Một cuộc khảo sát trực tuyến tại Anh trên 380 sinh viên Y khoa đo lường năng
lực sức khỏe về tâm thần và năng lực tìm kiếm trợ giúp, sự đau khổ và hạnh phúc. Kết
quả mức độ năng lực nhận thức và tìm kiếm trợ giúp của sinh viên ở mức độ trung
bình, điểm TB năng lực nhận thức là 122,88 ± 12,06 điểm, điểm TB năng lực tìm kiếm

trợ giúp 33,55 ± 7,89 điểm [66], thấp hơn so với nghiên cứu của O’Conner. O’Conner
nhận thấy nhận thức chung của người dân ở mức trung bình và tìm kiếm chung của
.

13


Bản quyền tài liệu thuộc về Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.

người dân 17 - 55 tuổi cũng chỉ ở mức trung bình, với 372 người tham gia, độ tuổi
trung bình là 21,5 tuổi, điểm TB năng lực nhận thức là 127,38 ± 12,6 điểm. Cả hai
nghiên cứu trên chỉ ra rằng những cá nhân có nhận thức về SKTT cao hơn sẽ có xu
hướng tìm kiếm trợ giúp nhiều hơn đối với cả nguồn trợ giúp chính thống hay khơng
chính thống [62]. Nghiên cứu về năng lực tìm kiếm trợ giúp của Boldero & Fallon
năm 1995, chỉ ra rằng bạn bè là nơi chia sẻ đầu tiên và gia đình chỉ đứng thứ hai sau
bạn bè khi gặp một vấn đề về sức khỏe tâm thần mà họ muốn tìm nơi giải quyết [46].
Tại sao lại có sự hạn chế trong việc tiếp cận đến các nguồn trợ giúp như vậy? Một
nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những lo ngại gây lo lắng và làm giảm sự tìm kiếm trợ
giúp như: chi phí đi lại, di chuyển bất tiện, lo lắng về tính bảo mật thông tin, hoặc sợ
người khác phát hiện ra vấn đề của mình [48].
Nhìn chung, năng lực nhận thức và năng lực tìm kiếm trợ giúp sức khỏe về tâm
thần của các đối tượng trong các nghiên cứu chỉ ở mức trung bình. Một số hạn chế có
thể gặp phải như khảo sát trực tuyến gây mất mẫu, trả lời thiếu thông tin là những vấn
đề không thể tránh khỏi, đồng thời việc sử dụng cả 4 thang đo trong 1 khảo sát dễ dẫn
đến sai lệch thông tin như trong nghiên cứu của Paul nhận thấy [66].
Tại Việt Nam
RLTT là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng cũng bắt đầu nhận được sự
quan tâm của toàn xã hội bởi những ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống. Các
nghiên cứu năng lực sức khỏe về tâm thần ở nước ta tập trung chủ yếu vào một rối
loạn nhất định. Đã có những kết quả nghiên cứu đánh giá năng lực sức khỏe về trầm

cảm như: sinh viên có nhận thức tốt về biểu hiện của rối loạn trầm cảm, các yếu tố ảnh
hưởng đến rối loạn trầm cảm, hậu quả của rối loạn trầm cảm, các biện pháp chữa trị và
biện pháp hạn chế nguy cơ mắc trầm cảm. Bên cạnh đó cũng có một số những nội
dung sinh viên còn nhận thức chưa tốt như: bản chất của trầm cảm, nguyên nhân dẫn
đến trầm cảm [18]. Trong 400 sinh viên được khảo sát đánh giá nhận thức và thái độ
về các RLTT của tác giả Ngô Thị Mỹ Duyên, 45% sinh viên biết về RLTT và 55%
sinh viên chưa biết về RLTT, đa số sinh viên có thái độ tích cực với các RLTT và
người gặp phải các RLTT [15]. Trong nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang, xác định
mức độ năng lực nhận thức và năng lực tìm kiếm trợ cũng chỉ ở mức trung bình tương
đồng với nghiên cứu ở Anh và Úc [62, 66], phần lớn học sinh THPT có nhận thức
trung bình về SKTT chiếm 72,89%, học sinh nhận thức thấp chiếm 12,89% và học
.

14


×