Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quy trình sản xuất mẫu xét nghiệm tìm ký sinh trùng đường ruột dùng cho ngoại kiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 89 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

TRẦN THỤY NHẬT ANH

QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU XÉT NGHIỆM
TÌM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT DÙNG CHO NGOẠI KIỂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

TRẦN THỤY NHẬT ANH



QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU XÉT NGHIỆM
TÌM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT DÙNG CHO NGOẠI KIỂM

Ngành:
Mã số:

Kỹ thuật xét nghiệm y học
8720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THÀNH ĐỒNG
PSG.TS TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tơi. Các số
liệu là hồn tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong chương trình
nào khác.

Tác giả luận văn


TRẦN THỤY NHẬT ANH

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Tình hình nhiễm giun sán trên thế giới và Việt Nam ............................. 4
1.2. Tổng quan một số giun sán phổ biến trong nước.................................... 5
1.3. Ngoại kiểm tra chất lượng (EQA)......................................................... 15
1.4. Mẫu ngoại kiểm .................................................................................... 17
1.5. Tình hình ngoại kiểm tra chất lượng trên thế giới và Việt Nam .......... 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 22
2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 22
2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu .................................................................................................. 22
2.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu ............................................................................ 22
2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 23
2.7. Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp....................................................... 23
2.8. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất .................................................................... 25
2.9. Quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu phân giả định chứa trứng/ấu trùng

giun sán ĐR .................................................................................................. 28
2.10. Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất thử nghiệm .................................. 32
2.11. Gửi mẫu thử nghiệm đến các đơn vị ................................................... 33
2.12. Vấn đề y đức và tính ứng dụng ........................................................... 37

.


.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................. 38
3.1. Thử nghiệm sản xuất phân giả định ...................................................... 38
3.2. Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất thử nghiệm .................................... 49
3.3. Kết quả phản hồi mẫu thử nghiệm từ các đơn vị .................................. 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 59
4.1. Thử nghiệm sản xuất phân giả định chứa trứng/ấu trùng giun sán cho
ngoại kiểm KST ........................................................................................... 59
4.2. Đánh giá chất lượng mẫu sản xuất thử nghiệm .................................... 62
4.3. Kết quả phản hồi mẫu thử nghiệm từ các đơn vị được gửi .................. 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Tiếng Việt
BN

: Bệnh nhân

BV

: Bệnh viện

BYT

: Bộ Y tế

ĐR

: Đường ruột

KST

: Ký sinh trùng

PXN

: Phòng xét nghiệm

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

Tiếng Anh

EQA

: External Quality Assessment

ISO

: Internationnal Standard Organization

QA

: Quality Assurance

QC

: Quality Control

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Danh mục thiết bị sử dụng
Bảng 2.2 Danh mục vật tư tiêu hao
Bảng 2.3 Hóa chất, thuốc thử
Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá chất nền
Bảng 2.5 Bảng tính điểm soi phân tìm KST ĐR
Bảng 3.1 Mô tả sự biến dạng của trứng/ấu trùnggiun sán khi được bổ sung vào
vật liệu có chứa F2AM theo thời gian

Bảng 3.2 Kết quả soi phân của Ascaris lumbricoides theo tỷ lệ thành phần các
chất trong phân giả định và mật độ KST ĐR
Bảng 3.3 Kết quả soi phân của Trichuris trichiura theo tỷ lệ thành phần các
chất trong phân giả định và mật độ KST ĐR
Bảng 3.4 Kết quả soi phân của Ancylostoma duodenale/Necator americanus
theo tỷ lệ thành phần các chất trong phân giả định và mật độ KST ĐR
Bảng 3.5 Kết quả soi phân của Strongyloides stecoralis theo tỷ lệ thành phần
các chất trong phân giả định và mật độ KST ĐR
Bảng 3.6 Kết quả soi phân của Taenia sp theo tỷ lệ thành phần các chất trong
phân giả định và mật độ KST ĐR
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá tính đồng nhất của lơ 1 chứa Ascaris lumbricoides
Bảng 3.8 Kết quả đánh giá tính đồng nhất của lô 2 chứa Trichuris trichiura
Bảng 3.9 Kết quả đánh giá tính đồng nhất của lơ 3 chứa Ancylostoma
duodenale/Necator americanus
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá tính đồng nhất của lơ 4 chứa Strongyloides stecoralis
Bảng 3.11 Kết quả đánh giá tính đồng nhất của lô 5 chứa Taenia sp
Bảng 3.12 Kết quả đánh giá tính độ ổn định trong điều kiện vận chuyển
Bảng 3.13. Tỷ lệ chính xác của các đơn vị thực hiện bộ mẫu thử nghiệm

.


.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.6. Mơ tả các bước chính của quy trình làm tiêu bản phân
Hình 1.7. Sơ đổ biểu diễn khào sát mẫu phân trên vi trường
Hình 2.3 Đóng gói bộ mẫu ngoại kiểm KST ĐR trước khi vận chuyển
Hình 3.1 Ấu trùng giun lươn Strongyloides stecoralis bị biến dạng trong hỗn
hợp khoai tây nghiền và dd bảo quản

Hình 3.2 Đặc điểm vi thể của bột rau má (a) và bột mỳ (b)
Sơ đồ 2.1 Quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu phân giả định chứa trứng/ấu
trùng giun sán.
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất mẫu thử nghiệm gửi các đơn vị tham gia ngoại
kiểm
Sơ đồ 4.1 Quy trình sản xuất mẫu phân giả định chứa trứng/ấu trùng giun sán
dùng cho ngoại kiểm

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm giun sán đường ruột là một vấn đề quan trọng cho sức khỏe
cộng đồng, chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, người ta đã xác định được trên 100
loại giun tròn và 140 loại sản có khả năng gây bệnh cho người. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO), ước tính trên thế giới có hơn 1 tỷ người nhiễm một hay
nhiều loại giun sán đường ruột và có khoảng 2 tỷ người có nguy cơ bị lây
nhiễm. Hằng năm có khoảng 3,5 triệu trường hợp có triệu chứng liên quan
đến các bệnh giun trịn [36]. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại nhiều nước
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành vấn đề sức khỏe
cộng đồng cần được quan tâm đúng mức.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng ẩm mưa nhiều là
điều kiện thuận lợi cho giun sán đường ruột phát triển và lây lan. Tỷ lệ nhiễm
giun sán cũng rất cao nhiều trường hợp gây biến chứng nguy hiểm có thể tử

vong như: thiếu máu nặng do giun móc, giun chui ống mật, tắc ruột do giun,
viêm tắc đường mật do sán lá gan nhỏ, ho ra máu do sán lá phổi, áp xe gan do
sán lá gan lớn, viêm não, màng não có bạch cầu ái tồn tăng do giun trịn. Hầu
hết giun sán khơng gây được miễn dịch bảo vệ nên sau khi khỏi bệnh, người
bệnh vẫn bị tái nhiễm.
Các kỹ thuật xét nghiệm tìm giun sán gồm: xét nghiệm phân trực tiếp,
kỹ thuật tập trung phân, nhuộm phân, phương pháp Kato, phương pháp KatoKatz, kỹ thuật ELISA... Trong đó, xét nghiệm phân trực tiếp là xét nghiệm cơ
bản và ít tốn chi phí nhất, có giá trị vàng khi cho kết quả dương tính. Để có
kết quả đảm bảo độ tin cậy, các phòng xét nghiệm (PXN) cần thiết tiến hành
nội kiểm tra và tham gia chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm
theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2013/TT-BYT của Bộ Y tế [14].Tuy nhiên,

.


.

2

hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có đơn vị nào triển khai chương trình ngoại
kiểm KST cho xét nghiệm phân trực tiếp.
Nhằm tiến tới lộ trình liên thơng kết quả xét nghiệm trên phạm vi toàn
quốc theo quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai
đoạn 2016-2025, các Trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm phải cung
cấp mẫu đạt yêu cầu về chất lượng và phù hợp với xét nghiệm của đa số PXN
[16].
Với những lý do trên, đề tài “Quy trình sản xuất mẫu xét nghiệm tìm ký
sinh trùng đường ruột dùng cho ngoại kiểm” được thực hiện với mục đích đáp
ứng nhu cầu cần thiết hiện nay.


.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Thử nghiệm sản xuất mẫu phân giả định chứa trứng/ấu trùng giun
sán cho ngoại kiểm ký sinh trùng.
2. Đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của mẫu sản xuất thử nghiệm.
3. Đánh giả độ chính xác của mẫu thử nghiệm từ các đơn vị được gửi.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nhiễm giun sán trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nhiễm giun sán trên thế giới
Theo WHO, ước tính có hơn 1,5 tỷ người, tương đương 24% dân số thế
giới, bị nhiễm bệnh giun sán truyền qua đất [36]. Các loài chính gây bệnh cho
người là giun đũa,giun tóc và giun móc, ước tính 819 triệu người bị
nhiễm giun đũa , 465 triệu với giun tóc và 439 triệu với giun móc [32]. Bệnh
phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, xảy ra nhiều nhất ở

châu Phi cận Sahara, châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Á [36], [29]. Hơn 267
triệu trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và hơn 568 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học sống
ở những khu vực mà các ký sinh trùng này lây nhiễm cường độ cao [36].
1.1.2. Tình hình nhiễm giun sán ở Việt Nam
Năm 2016, kết quả điều tra trên 6135 học sinh tiểu học cho thấy tỷ lệ
nhiễm giun chung tại 21 tỉnh/thành phố là 6,39%, các tỉnh có tỷ lệ nhiễm giun
chung cao nhất là: Quảng Ninh 20,31%; Trà Vinh 18,08%; Ninh Bình 17,46%,
Bình Thuận 17,25%, Hưng n 10,11%; Hải Phịng 9,97%; Sóc Trăng 9,63%.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa chiếm 1,06%, giun móc 2,49%, giun tóc 3,13% [2].
Trong 6 năm từ 2011 – 2016 tại phịng khám Viện Sốt rét – KST – Cơn
trùng Quy Nhơn, gần 2,2 triệu lượt bệnh nhân làm xét nghiệm thì có khoảng
14 ngàn lượt nhiễm giun sán (6,34%). Tỷ lệ nhiễm sán dải lợn chiếm 6,96%,
giun lươn 4,76% [7].

.


.

5

1.2. Tổng quan một số giun sán phổ biến trong nước
1.2.1. Giun đũa Ascaris lumbricoides
1.2.1.1 Hình thể [8]
Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt. Thân dài đầu và đi có hình
chóp nón. Miệng có 3 mơi hình bầu dục, xếp cân đối gồm có 1 mơi lưng và 2
mơi bụng. Bờ mơi có răng và các gai cảm giác.
- Giun đực: 15 - 31 cm x 2- 4 mm, đi cong lại về phía bụng, có 2 gai
giao hợp ở cuối đuôi.
- Giun đũa cái: 20 – 35 cm x 3 – 6 mm, đi thẳng hình nón, có 2 gai nhú

sau hậu mơn. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trên, mặt bụng. Tại khoảng này
giun cái có 1 vịng thắt quanh thân có vai trị giữ giun đực trong khi thụ tinh.
Trứng giun đũa có 3 loại:
- Trứng thụ tinh cịn gọi là trứng chắc: có hình bầu dục gồm có 3 lớp:
ngồi cùng là lớp albumin dầy đều, xù xì, lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt
được cấu tạo bởi glycogen và 1 lớp vỏ trong cùng là màng dinh dưỡng cấu tạo
bởi lipid, không thấm nước, có vai trị bảo vệ phơi chống các chất độc. Trứng
có kích thước khoảng 45 – 75 µm x 35 – 50 µm, bên trong trứng là phơi bào
chưa phân chia khi trứng mới được đẻ ra. Sau 1 thời gian ngoại cảnh, phôi
phát triển thành giun bên trong vỏ.
- Trứng không được thụ tinh hay trứng lép: có hình bầu dục dài và hẹp
hơn, kích thước từ 88 – 94 µm x 39 – 44 µm. Lớp vỏ chỉ gồm 2 lớp mỏng,
khơng có lớp màng dinh dưỡng, bên trong trứng là những hạt trịn khơng đều,
rất chiết quang. Trứng khơng thụ tinh sẽ bị thối hóa.
- Trứng mất vỏ: do lớp albumin bị tróc mất làm cho vỏ mất trứng trở
nên trơn tru gặp ở những trứng thụ tinh hay không thụ tinh.

.


.

6

1.2.1.2 Chu kỳ phát triển [8]
Giun đũa cái đẻ trứng ở ruột non, đẻ trung bình 200.000 trứng mỗi
ngày. Trứng được thải ra ngồi theo phân.
Ở trong đất ẩm, phơi trong vỏ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong
vòng từ 2 - 4 tháng ở nhiệt độ 36 – 40ºC (tốt nhất là ở nhiệt độ 25ºC chỉ cần 3
tuần). Trứng có ấu trùng có khả năng gây nhiễm.

Khi được nước vào ở dạ dày, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng,
đi xuyên qua thành ruột, vào mạch máu và đi theo dòng máu đến gan, đến tim
phải và lên phổi.
Ở phổi, ấu trùng lột xác 2 lần sau 5 ngày và khoảng 10 ngày. Sau đó, ấu
trùng có chiều dài khoảng 1,5 – 2 mm, đường kính thân 0,02 mm. Ấu trùng
làm vỡ các mau quản phổi và đi qua phế nang để vào phế quản. Từ đây ấu
trùng đi ngược lên đến khí quản và thực quản và được nuốt trở lại ruột non và
trưởng thành tại đây. Từ lúc người bị nhiễm đến khi giun trưởng thành cần
khoảng 5- 12 tuần. Giun đũa sống khoảng 12 – 18 tháng.
Trong quá trình chu du từ ruột non, đi qua các cơ quan khác rồi trở lại
định cư ở ruột non, ấu trùng có thể đi lạc sang các cơ quan khác, gây ra hiện
tượng giun đi lạc chỗ.
1.2.2. Giun tóc Trichuris trichiura
1.2.2.1. Hình thể [8]
- Giun tóc trưởng thành là loại giun nhỏ dài 30 – 50 mm, phần đầu nhỏ
như sợi tóc, phần đi phình to hơn.Con cái đi thẳng, con đực đi cong.
- Trứng hình quả cau, vỏ dầy. Kích thước 22 – 50 µm.
1.2.2.2 Chu kỳ phát triển [8]
- Giai đoạn ở người: Giun ký sinh ở đại tràng. Người nhiễm giun là do ăn
phải trứng giun tóc có ấu trùng vào tới ruột non. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng

.


.

7

di chuyển xuống đại tràng phát triển thành giun tóc trưởng thành. Giun trưởng
thành giao hợp, giun cái đẻ trứng. Trứng ra ngoại cảnh mới phát triển được.

- Giai đoạn ở ngoại cảnh: Trứng giun tóc ra ngoại cảnh theo phân, gặp
điều kiện thích hợp (tº 25 -30ºC, độ ẩm > 80%, O2 đủ), thì sau 17 ngày, trứng
sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Trên 50ºC trứng sẽ bị diệt, nhưng ở tº
lạnh trứng chịu đựng tốt (nên bệnh có cả các nước xứ lạnh). Tº -3ºC trứng
sống 9 ngày. Các chất sát trùng khó diệt trứng vì trứng có vỏ dầy. Người ăn
phải trứng có ấu trùng sẽ bị nhiễm giun. Thời gian hoàn thành chu kỳ là 1
tháng, giun sống 5 – 6 năm.
1.2.3. Giun lươn Strongyloides stercoralis
1.2.3.1. Hình thể [8]
Giun trưởng thành: gồm có ký sinh trùng và thể sống tự do với một vài
điểm khác biệt ở con giun cái về hình thái học.
- Thể sống tự do (Free-living forms): con giun cái chắc, khỏe, kích
thước khoảng 1mm x 0,05mm với thực quản ngắn có kích thước khoảng 1/4
chiều dài cơ thể. Tử cung chứa khoảng 40 trứng đang phát triển nằm bên
trong, theo một hàng dài. Âm hộ mở ra gần điểm giữa cơ thể gần phía hấp
khẩu bụng; con giun đực giống như thể ký sinh trùng trưởng thành.
- Thể ký sinh trùng (Parasitic forms): Con giun cái mảnh, mỏng giống
hình sợi chỉ, trong suốt, kích thước 2,2mm x 0,05mm. Thực quản hình sợi, dài
chiếm khoảng ¼ chiều dài cơ thể và có các điểm nối ở ruột, lỗ mở ra ở đoạn
ngắn sau đuôi. Các con giun đang chửa, dạng bào thai chứa khoảng 10-20
trứng nằm đơn độc bên trong tử cung. Âm hộ mở ratương ứng với gai nhọn ở
vị trí 1/3 sau của cơ thể; con giun đực có dạng hình thoi, kích thước 0.7mm x
0.04mm, thực quản mỏng nhỏ. Hai gai nhọn tương xứng, đuôi nhọn và sắc
cạnh và cong xuống cố định ở bụng.

.


.


8

- Trứng (Eggs): hình vỏ sị mảnh, trong suốt, hình oval, kích thước 5060 x 35-40micron. Chúng chứa các ấu trùng dạng rhabditiform phát triển đầy
đủ, đẻ trứng trên biểu mô niêm mạc, di trú vào trong thành ruột và cuối cùng
đào thải qua phân. Trứng hiếm khi hoặc chưa bao giờ được nhìn thấy trong
phân bình thường nhưng đơi khi tìm thấy phơi thai phát triển đầy đủ trong
phân bệnh nhân đang tiêu chảy.
- Ấu trùng dạng hình que, gậy (Rhabditiform larvae): kích thước
380micronx20micron, khoang miệng có thực quản ngắn, một mầm sinh dục
hình trứng rất to ở phía bụng gần giữa ruột non và đuôi nhọn.
- Ấu trùng giai đoạn gây nhiễm (Filariform larvae) có hình dáng thanh
mảnh, mềm mại, kích thước 630micron x16micron và thiếu một vỏ bọc. Thực
quản dài kéo đến tận chiếm gần ½ chiều dài cơ thể, đi khơng nhọn với một
vết khía hình chữ V.
1.2.3.2. Chu kỳ phát triển [1][8]
Giun cái xuyên vào lớp niêm mạc ruột non vùng tá tràng, hỗng tràng
trên, đào đường hầm ngoằn ngoèo đẻ trứng và ký sinh ở đó. Trứng giun lươn
nở ra ấu trùng giai đoạn một ở trong ruột non, ấu trùng này có thể thực hiện
chu trình phát triển theo một trong ba đường sau:
- Chu trình trực tiếp:
Ấu trùng giai đoạn 1 theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng giai
đoạn 2 sau 2-3 ngày. Ấu trùng giai đoạn 2 xuyên qua da người, vào tĩnh mạch,
đến tim phải, lên phổi, khí quản, thực quản, dạ dày rồi xuống phần đầu ruột
non, định vị và ký sinh ở đó. Ấu trùng trải qua 2 lần lột xác trong thời kỳ di
chuyển trong máu trước khi trưởng thành. Giun cái bắt đầu đẻ trứng sau 28
ngày kể từ lúc ấu trùng xâm nhập vào người.
- Chu trình gián tiếp:

.



.

9

Ấu trùng giai đoạn 1 theo phân ra ngoài, phát triển thành giun lươn
dạng sống tự do ở ngoại cảnh trong điều kiện môi sinh thuận lợi. Giun cái
dạng sống tự do sau khi thụ tinh, đẻ trứng, trứng sẽ nở ra ấu trùng giai đoạn 1
thế hệ sau. Phần lớn ấu trùng giai đoạn 1 sẽ lặp lại chu trình ở ngoại cảnh, trở
thành giun lươn sống tự do. Trong một số trường hợp, ấu trùng giai đoạn 1 lột
xác thành ấu trùng giai đoạn 2 rồi lại xâm nhập qua da người để thành giun
lươn sống ký sinh.
- Chu trình tự nhiễm:
Trong nhiều trường hợp, ấu trùng giai đoạn 1 khơng theo phân ra ngồi,
phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 ngay trong ruột ký chủ. Ấu trùng này
xuyên qua thành ruột, vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch, đến gan, tim và tiếp tục
chu trình để trưởng thành ở ruột non giống như các chu trình trên.
Có khi ấu trùng giai đoạn 1 theo phân ra ngoài cịn dính lại ở rìa hậu
mơn, sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 ngay tại đó, xuyên qua niêm mạc
hậu môn vào hệ tĩnh mạch, tiếp tục phát triển như trên để trưởng thành.
1.2.4. Giun móc/mỏ Ancylostoma duodenale/Necator americanus
1.2.4.1. Hình thể [8]
- Giun trưởng thành:
Giun móc/mỏ có màu trắng sữa, hồng, màu đỏ nâu tùy theo tình trạng
hút máu. Con đực dài 6 -11mm, con cái dài 10 – 13mm. Trong bao miệng có
2 đơi răng hình móc ở bờ trên của miệng, bố trí cân đối. Bờ dưới là các bao
cứng giúp giun móc ngoạm chặt vào niêm mạc miệng để hút máu.
Thực quản tiếp theo phần miệng chiếm 1/6 chiều dài cơ thể, sau thực
quản là ruột đổ ra hậu môn. Bộ máy sinh dục cái gồm 2 buồng trứng và 2 ống
dẫn trứng để đổ vào lỗ đẻ ở 1/3 trước của thân giun. Bộ máy sinh dục đực

gồm 1 tinh hoàn và ống dẫn tinh đổ tới lỗ sinh dục ở hậu môn. Giun đực cịn
có 2 gai sinh dục dài Một đặc điểm của họ Ancylostoma là con đực có đi

.


.

10

xoè như chân vịt, đuôi xoè này bao gồm các gân cứng, gân sau chia 3
nhánh. Đối với họ giun móc ở phần đầu có 2 tuyến bài tiết dài trong xoang
thân có nhiệm vụ tiết ra chất chống đơng máu giúp giun hút máu dễ dàng. Giun
mỏ: Nhỏ và ngắn hơn giun móc. Miệng giun mỏ khơng có 2 đơi móc mà thay
vào đó là 2 đơi răng. Gân sau của đuôi giun mỏ đực chỉ chia 2 nhánh
- Trứng:
Trứng giun móc hình bầu dục, kích thước 40 x 60 µm, màu xám , vỏ
mỏng, bên trong là khối nhân phát triển tuỳ theo từng giai đoạn mà có từ 2- 4
múi nhân. Giun mỏ bé hơn trứng giun móc và nhiều tác giả cho rằng trứng
giun mỏ có 4 - 8 múi nhân.
1.2.4.2. Chu kỳ phát triển [8]
Vị trí ký sinh: Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, nếu nhiều có thể ký
sinh ở đầu và giữa ruột non.
Diễn biến chu kỳ: Giun móc/ mỏ đực cái giao hợp rồi đẻ trứng,. Trứng
theo phân ra ngoài. ở nhiệt độ thích hợp 25-35ºC có đủ độ ẩm và oxy trứng sẽ
phát triển thành trứng có ấu trùng sau 24 giờ. Sau đó ấu trùng thốt vỏ đây là
ấu trùng giai đoạn I. ấu trùng giai đoạn I sống trong đất, sau 3 ngày thay vỏ
phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, Sau 2-5 ngày ấu trùng giai đoạn II phát
triển thành giai đoạn III có khả năng lây nhiễm.
Ấu trùng có hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ:

- Hướng lên cao
- Hướng tới nơi có độ ẩm cao
- Hướng tới vật chủ: Khi gặp vật chủ, ấu trùng xâm nhập qua da, theo
đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi về
phổi.Từ các phế nang, ấu trùng theo các nhánh phế qun di chuyển đến khí
quản, lên hầu họng và được nuốt xuống ruột. ấu trùng dừng lại ở tá tràng ký

.


.

11

sinh phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành. Thời gian hồn thành chu kỳ
khoảng 42-45 ngày.
Tuổi thọ trung bình của giun móc 4-5 năm, giun mỏ 10-15 năm.
1.2.5. Sán dải heo Taenia solium
1.2.5.1. Hình thể [8]
- Sán trưởng thành:
Sán dải heo trưởng thành có thân dẹp, màu trắng đục, dài từ 2-4 m, có
khoảng 800-1000 đốt. Cấu tạo cơ thể gồm có đầu, cổ và thân đốt sán. Đầu nhỏ,
hình cầu, kích thước khoảng 1mm, có 4 giác bám. Trên đầu có chùy và chân
chùy có hai vịng móc, mỗi vịng từ 25-35 móc.
Cổ của sán mảnh khảnh nối tiếp với đầu, là nơi sản sinh ra đốt sán bằng
cách nảy chồi. Thân gồm các đốt sán, đốt sán non ở gần cổ, đốt sán càng xa
cổ thì càng to và già, ở gần cổ đốt sán chiều ngang rộng hơn chiều dài, chỉ có
cơ quan sinh dục đực. Đốt trưởng thành có chiều ngang bằng chiều dài chứa
cơ quan sinh dục đực và cái. Các đốt già cơ quan sinh dục đực tiêu biến chỉ
còn thấy tử cung phân nhánh.

Các đốt sán già của sán dải heo có 7-12 nhánh chứa 30.000 đến 50.000
trứng. Mỗi đốt sán có lỗ sinh dục xen kẽ hai bên hông khá đều, chiều dài đốt
sán gấp rưỡi chiều ngang (1-2 cm x 0,5-0,7 cm), Các đốt sán thường rụng
thành từng khúc, mỗi khúc 5 đến 6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài.
Bên trong mỗi đốt sán dải chứa các cơ quan nội tạng bao gồm: cơ quan
bài tiết, cơ quan thần kinh, cơ quan sinh dục. Sán dải khơng có cơ quan tiêu
hóa, cơ quan hơ hấp hay cơ quan tuần hồn. Dưới tác dụng của các cơ, sán dải
có thể co dãn.
Sán dải sinh sản lưỡng tính, sự thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một
đốt sán (tự thụ tinh) hoặc giữa hai đốt khác nhau trong cùng một con hoặc
giữa hai con (thụ tinh chéo). Sán tiêu hóa bằng cách chất dinh dưỡng đi qua

.


.

12

vỏ để thẩm thấu vào thân sán. Những dịch tiêu hóa khơng thể thẩm thấu vào
thân sán khi sán cịn sống nhờ đó sán khơng bị tiêu diệt.
- Trứng: Trứng của sán heo rất giống sán dải bị, trứng hình cầu, màu
vàng xám, bên trong là khối nhân có hạt, chiết quang nằm trong nhân, có vỏ
dày có đường kính khoảng 35 µm, bên trong chứa phơi 6 móc.
- Nang ấu trùng: Nang ấu trùng sán dải heo (tên khoa học
là Cysticercus cellulosae) được gọi là “gạo heo” (phổ biến và dễ nhận biết).
Nang chứa dịch và đầu sán rất giống với đầu sán trưởng thành. Dịch gồm
nước, albumin và các thành phần khác nên có màu trắng đục, kích thước từ
0,5-1,5 cm. Tuy nhiên, cũng có những nang lớn kích thước từ 3-4 cm, nhưng
loại này hiếm. Hình dạng nang cũng khác nhau tùy thuộc vị trí: ở não hình

dạng nang tùy thuộc vào áp suất, ở cơ có hình bầu dục giống như hạt gạo, ở
mơ dưới da có hình hạt đậu, ở thủy tinh dịch - não thất có hình cầu.
1.2.5.2. Chu kỳ phát triển [3][8]
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người (người là ký chủ vĩnh viễn).
Nhờ các giác hút và móc, sán bám vào niêm mạc ruột ở đoạn trên hỗng tràng,
là nơi có sẵn các chất dinh dưỡng dễ hấp thu. Chất dinh dưỡng từ đây ngấm
vào cơ thể sán. Trước đây, người ta thường cho rằng người chỉ nhiễm một con
sán vì sán thứ nhất tạo miễn dịch tương đối chống lại sự phát triển của con
sán thứ hai. Tuy nhiên, bội nhiễm khi ta ăn phải miếng thịt chứa nhiều ấu
trùng một lúc. Hiện nay có những trường hợp nhiễm từ 2 đến 5 con sán, cá
biệt có người bị nhiễm đến 17 sán. Một người có thể nhiễm nhiều loại sán
khác nhau như sán dải heo, sán dải bò, sán dải cá. Hàng ngày, người nhiễm
sán dải heo trưởng thành thải ra môi trường các chuỗi từ 5-6 đốt sán già theo
phân. Đốt sán vỡ, phát tán trứng ra mơi trường. Có 3 chu trình nhiễm sán dải
heo ở người:

.


.

13

- Thứ nhất: Ký chủ trung gian là heo nuốt đốt sán già chứa trứng vào
ruột, tại ruột phôi được phóng thích, đi xun qua vách ruột vào máu, từ đây
chúng phát tán khắp cơ thể. Khi phôi đến vị trí ký sinh tạo thành nang gọi là
“gạo heo”. Gạo heo thường gặp ở dưới lưỡi, cơ cổ, cơ vai. Khoảng một năm
sau nang ấu trùng chết và hóa vơi khơng cịn khả năng gây nhiễm. Người ăn
phải thịt heo có gạo khơng nấu chín, gạo đến dạ dày ruột dưới tác dụng của
các men tiêu hóa đầu sán được phóng thích, lộn đầu ra ngồi bám vào niêm

mạc ruột và phát triển thành sán trưởng thành sau 8-10 tuần.
- Thứ hai: Người vơ tình ăn phải rau sống, thức ăn, nước uống bị vấy
bẩn phân người có chứa trứng sán. Lúc này người đóng vai trị ký chủ trung
gian trong chu trình phát triển của sán dải heo, cịn gọi là bệnh gạo ở người.
Từ người, gạo không thể hồn thành chu trình phát triển, đi vào thế ngõ cùng.
- Thứ 3: Bệnh tự nhiễm xảy ra ở người nhiễm sán trưởng thành từ ruột,
khi nôn, do phản nhu động ruột, đốt sán già trào ngược lên dạ dày. Đốt sán bị
vỡ ra, phóng thích trứng có phơi. Trứng sẽ nở ra phơi thai 6 móc, chui qua
niêm mạc vào vách ruột, theo máu về tim rồi theo hệ tuần hoàn mà phát tán
khắp cơ thể, tạo thành gạo ở người. Các vị trí gạo thường định vị là mắt, não,
mơ dưới da.
1.2.6. Sán dải bị Taenia saginata
1.2.6.1. Hình thể [8]
Sán dây bị trưởng thành: có thân dẹp, màu trắng đục, dài khoảng 4-12
m, có 1000-2000 đốt, gồm 3 phần: đầu, cổ, thân.
- Đầu sán: hình trái lê đường kính 1-2 mm, có 4 giác bám, khơng có
thùy và móc.
- Cổ sán: dài 5 mm là nơi sinh ra các đốt sán non.
- Thân sán: gồm các đốt non phía cổ có chiều ngang lớn hơn chiều dọc
và đốt già có chiều dọc lớn hơn chiểu ngang, có tử cung với 15-32 nhánh và

.


.

14

chứa 80.000-100.000 trứng. Đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái.
Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, theo phân hoặc chủ động bò

ra ngồi hậu mơn, rồi bị ra quần áo, giường chiếu, chuyển động nhờ những
cơ rất khỏe. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3-28 đốt. Người là vật
chủ chính, nguồn lây nhiễm chính và trâu, bị là vật chủ trung gian. Sán dây
bị có thể sống trong cơ thể người từ 20-50 năm. Con người thường bị mắc
bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán dây bị hầu như khơng
gặp ở người.
Trứng: Hình cầu, vỏ dày, đường kính 30-40 µm, bên trong chứa phơi
có 4 giác bám.
Nang ấu trùng: (Cysticercus bovis) Kích trước 6-8 mm x 3-5 mm, màu
đỏ, có ấu trùng bên trong với đầu sán có 4 giác bám, khơng có vịng móc.
Nang ấu trùng sán bị thường khơng ký sinh ở người.
1.2.6.2. Chu kỳ phát triển [8]
Các đốt sán già chui ra khỏi hậu môn người, rơi vào ngoại cảnh, vỡ ra
giải phóng hàng trăm ngàn trứng sán. Trâu, bị ăn phải trứng sán vào ruột nở
ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi
đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường
được gọi là “gạo bò” (cysticercus bovis). Nang ấu trùng sán bị thường hay
xuất hiện nhiều ở cơ lưỡi, cơ hồnh, cơ tim, cơ mơng... của trâu, bị.
Khi người ăn thịt trâu, bị có nang ấu trùng sán dây bị chưa được nấu
chín, cịn tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra
khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường
ở phần trên hỗng tràng. Tại đây sán hút các chất bổ dưỡng và phát triển,
chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu
protein có trong ruột non. Thường thì chỉ có một con sán trong một người, từ
khi xâm nhập cần 3 tháng để trưởng thành và sản xuất đốt sán.

.


.


15

1.3. Ngoại kiểm tra chất lượng (EQA)
1.3.1. Định nghĩa
Ngoại kiểm tra chất lượng (EQA) là một công cụ quan trọng của kiểm
tra chất lượng được sử dụng để giám sát chất lượng xét nghiệm của các PXN
thông qua so sánh liên phịng các PXN [37].
1.3.2. Lợi ích của việc thực hiện ngoại kiểm
EQA cho phép so sánh việc thực hiện và các kết quả giữa các PXN
khác nhau [37], [24]:
- Cung cấp cảnh báo sớm về lỗi hệ thống liên quan đến sinh phẩm và
việc vận hành;
- Đưa ra bằng chứng khách quan về chất lượng xét nghiệm;
- Chỉ ra những lĩnh vực cần cải tiến;
- Xác định nhu cầu đào tạo.
1.3.3. Các phương thức ngoại kiểm tra chất lượng
Hiện tại trên thế giới có 3 phương thức được sử dụng trong ngoại kiểm
tra chất lượng: Thử nghiệm thành thạo (Proficiency testing – PT), kiểm tra lại/
phân tích lại (Rechecking/Retesting) và đánh giá tại chỗ (On – site evaluation)
[30][37].
1/ Thử nghiệm thành thạo là đơn vị triển khai ngoại kiểm sẽ phân phối
mẫu ngoại kiểm cho các PXN tham gia. Các PXN phân tích mẫu ngoại kiểm
và gửi kết quả về đơn vị triển khai để phân tích thống kế, đánh giá kết quả
thực hiện. Sau đó PXN nhận bản phân tích kết quả ngoại kiểm tra từ đơn vị
triển khai để xem xét và khắc phục sai số.
2/ Kiểm tra lại/ phân tích lại là PXN lựa chọn mẫu nghiệm ngẫu nhiên
gửi đến PXN tham chiếu hoặc đơn vị kiểm chuẩn để phân tích và đánh giá lại
các kết quả phân tích mà PXN đã thực hiện.


.


.

16

3/ Đánh giá tại chỗ là đoàn đánh giá được thành lập bởi các cơ quan có
thẩm quyền (Bộ Y tế, Sở Y tế…) hoặc tổ chức được công nhận của quốc gia
(Văn phịng cơng nhận chất lượng, Trung tâm kiểm chuẩn Xét nghiệm…) sẽ
đến đánh giá PXN định kỳ hoặc đột xuất. Việc đánh giá này căn cứ vào bảng
kiểm, những tiêu chí đã được duyệt. Bảng kiểm sẽ khác nhau tùy thuộc vào
từng lĩnh vực xét nghiệm.
Trong 3 phương pháp trên, thử nghiểm độ thành thạo được sử dụng phổ
biến nhất, các vật liệu (mẫu ngoại kiểm) dùng phân phối cho các PXN phải
đảm bảo tính đồng nhất và độ ổn định trong từng mẫu từ giai đoạn sản xuất,
lưu trữ và vẫn chuyển đến phòng xét nghiệm.
1.3.4. Nguyên tắc thực hiện ngoại kiểm
Theo tiêu chuẩn ISO 15189 về năng lực và chất lượng đối với PXN y tế,
việc thực hiện ngoại kiểm tra là quy định bắt buộc của nhiều PXN nhằm đảm
bảo sự tin cậy chất lượng kết quả xét nghiệm. Vì vậy mỗi PXN cần tham gia
ngoại kiểm tra để đủ điều kiện công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để tham gia
ngoại kiểm tra chất lượng, PXN cần chú ý các nguyên tắc sau [13] [17]:
 Trước khi tham gia ngoại kiểm
Trước khi tham gia xét nghiệm, PXN có thể tìm hiểu rõ về các thông
tin của đơn vị triển khai ngoại kiểm như về các chương trình ngoại kiểm, các
lĩnh vực, các thơng số, mẫu ngoại kiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu ngoại
kiểm và bản phân tích kết quả ngoại kiểm…
 Trong khi tham gia ngoại kiểm
PXN cần tuân thủ quy định của đơn vị triển khai ngoại kiểm về các

biểu mẫu, khai báo đúng phương pháp phân tích, thiết bị, thuốc thử. Tuân thủ
các điều kiện về quy trình bảo quản, phục hồi và phân tích mẫu ngoại kiểm để
tránh làm hỏng hoặc biến tính mẫu. Phân tích mẫu ngoại kiểm trong điều kiện
bình thường khi chạy mẫu xết nghiệm thường quy. PXN cần hiểu rõ về các

.


.

17

chỉ số thống kê và biểu đồ phân tích thơng dụng để xem xét kết quả thực hiện,
phát hiện sai số (nếu có) tìm ra ngun nhân và khắc phục sai số cùng với sự
tham vấn của đơn vị triển khai ngoại kiểm. Dựa vào kết quả ngoại kiểm tra để
phát hiện sự thay đổi bất thường của kết quả, xác định sai số tiềm ẩn, tìm
hiểu ,có biện pháp khắc phục và phòng ngừa sai số xảy ra. Liên hệ với đơn vị
triển khai ngoại kiểm để có hướng dẫn kịp thời
 Sau khi kết thúc một chương trình ngoại kiểm
Sau khi kết thúc chương trình ngoại kiểm, PXN nên tự kiểm tra, đánh
giá lại quá trình thực hiện, xác định lại các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hệ
thống chất lượng xét nghiệm như: phương pháp, chất lượng thuốc thử, tình
trạng thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh phí, thao tác thực
hiện của nhân viên, quy trình thao tác chuẩn…Lưu trữ tất cả hồ sơ ngoại kiểm,
theo dõi và cải thiện công tác đảm bảo chất lượng tại phòng xét nghiệm.
1.4. Mẫu ngoại kiểm
1.4.1. Mẫu chuẩn
Vật liệu hoặc chất có một hay nhiều giá trị về tính chất của nó được xác
định đủ đồng nhất và tốt hiệu chuẩn một thiết bị, đánh giá một phương pháp
đo hoặc để ấn định các giá trị của vật liệu. Vật liệu, đủ đồng nhất và ổn định

về một hoặc nhiều tính chất quy định, được thiết lập phù hợp với việc sử dụng
đã định trong một q trình đo [10].
1.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
Việc đánh giá tính đồng nhất ln địi hỏi thiết lập tính đồng nhất của
mẫu chuẩn đối với tính chất quan tâm là phù hợp với mục đích. Nhà sản xuất
mẫu chuẩn cần tiến hành đánh giá tính đồng nhất của mẫu chuẩn bằng cách
phân tích ngẫu nhiên, có hệ thống hoặc phân lớp ngẫu nhiên một số đại diện
của mẫu chuẩn. Việc thử nghiệm, hiệu chuẩn, đo lường, lấy mẫu hoặc các
hoạt động khác được thực hiện để đánh giá tính đồng nhất phải phù hợp với

.


×