Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn kaanapali thành phố mobara tỉnh chiba nhật bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHƯƠNG THÙY
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA KHÁCH SẠN KAANAPALI, THÀNH PHỐ MOBARA,
TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên

Lớp

: K48 - QLTNTN & DLST

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khoá

: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Khoa Quản Lý Tài Nguyên, trung
tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC – trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun
Thấm thốt một khóa học đã trơi qua, một khóa học với biết bao cơng
lao khó nhọc, sự đỡ nâng khuyến khích của gia đình, một khóa học với sự
hướng dẫn, dìu dắt tận tình, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Giờ đây
chúng em phải tự bước đi, đó là con đường trở thành những hướng dẫn viên
thực thụ, những nhà quản lý Khách sạn – Nhà hàng trong tương lai, những lễ
tân khách sạn, những nhà Điều hành du lịch hay là những nhân viên phục vụ
cho ngành du lịch. Và hành trang chúng em mang theo là những kiến thức về
Tour, tuyến, những điểm tham quan Di tích lịch sử – Danh lam thắng cảnh,
kiến thức khách sạn, nhà hàng. Có được những kho tàng kiến thức đó là nhờ
sự nhiệt tình dạy dỗ của các thầy, các cơ.
Được sự nhất trí của BGH nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài
nguyên, cùng với sự hợp tác giữ Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC
và Khách sạn Kaanapali thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản em đã được
đến thực tập tại khách sạn Kaanapali trong thời gian từ tháng 7/2019 –
4/2020. Đến nay, em đã hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp.
Thời gian em thực tập tại Khách sạn KAANAPALI thành phố Mobara,
tỉnh Chiba, Nhật Bản không dài nhưng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các anh chị trong khách sạn cũng như ban lãnh đạo của khách sạn. Quý
công ty đã truyền đạt cho em các kỹ năng làm việc trong khách sạn. Cung cấp
cho em đầy đủ những thông tin về khách sạn để em hồn thành chun đề tốt
nghiệp của mình.
Và một thành viên góp phần khơng nhỏ vào chun đề này, khơng thể

khơng nhắc đến đó là thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nơng, đã giúp đỡ em trong
suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Nhà trường – gia đình, thầy cơ –
bạn bè, khách sạn KAANAPALI thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã
giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Sinh viên
Nguyễn Phương Thùy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 4
2.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch, khách sạn, và kinh doanh khách
sạn...................................................................................................................... 4
2.1.1. Du lịch ..................................................................................................... 4
2.1.2. Khách sạn ................................................................................................ 4
2.1.3.Kinh doanh khách sạn .............................................................................. 5
2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn ...................................... 6

2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn..................... 7
2.2.1. Doanh thu ................................................................................................ 7
2.2.2. Chi phí ..................................................................................................... 9
2.2.3. Lợi nhuận ................................................................................................ 9
2.2.4. Tỷ suất phí ............................................................................................. 10
2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................... 11
2.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp ................................................. 11
2.2.7. Công suất sử dụng buồng phòng ........................................................... 12


iii

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 13
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 13
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 14
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 15
4.1. Khái quát về thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản ........................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
4.1.2. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................... 15
4.2. Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba,
Nhật Bản .......................................................................................................... 15
4.2.1. Lịch sử hình thành ................................................................................. 15
4.2.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................................... 22

4.2.4. Nguồn vốn kinh doanh .......................................................................... 27
4.2.5. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 27
4.2.6. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 28
4.2.7. Các lĩnh vực kinh doanh chính của khách sạn ...................................... 35
4.3. Thực trạng kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019 và 4 tháng đầu
năm 2020 ......................................................................................................... 35
4.3.1. Cơ cấu nguồn khách .............................................................................. 35
4.3.2 Công suất sử dụng buồng phòng ............................................................ 36
4.3.3 Doanh thu của khách sạn........................................................................ 37
4.3.4. Chi phí của khách sạn ........................................................................... 39


iv

4.3.5. Lợi nhuận của khách sạn ....................................................................... 41
4.3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của khách sạn ....................... 42
4.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn qua mức độ hài lịng của
du khách và cơng tác vệ sinh mơi trường ....................................................... 43
4.4. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2020 – 2025 .......... 444
4.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hoạt động kinh doanh tại khách sạn ............ 444
4.4.2. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách sạn gia đoạn 2020 – 2025 .. 46
4.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn
Kaanapali trong thời gian 2020 – 2025 ......................................................... 477
PHẦN V. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ........................................................... 511
5.1. Kết luận .................................................................................................. 511
5.1.1. Kết luận 1 ............................................................................................ 511
5.1.2. Kết luận 2 ............................................................................................ 511
5.1.3. Kết luận 3 ............................................................................................ 511
5.1.4. Kết luận 4 ............................................................................................ 522

5.2. Kiến nghị, đề nghị .................................................................................. 522
5.2.1. Đối với Ban giám đốc khách sạn Kaanapali ....................................... 522
5.2.2. Đối với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , Khoa Quản lý tài
nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ......................................... 533
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 544


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Bảng giá phòng .............................................................................. 25
Bảng 4.2 Các trang thiết bị trong phòng ......................................................... 26
Bảng 4.3. Bảng tình hình số lượng lao động tại khách sạn Kaanapali ........... 28
Bảng 4.4: Trình độ nguồn nhân lực trong khách sạn ...................................... 29
Bảng 4.5: Độ tuổi lao động trung bình tại khách sạn Kaanapali: ................... 31
Bảng 4.6: Nhân sự theo từng bộ phận: ............................................................ 32
Bảng 4.7: Số lượt khách đến khách sạn từ năm 2019 – 2020:........................ 35
Bảng 4.8: Doanh thu của khách sạn Kaanapali từ năm 2019 – 4/2020 .......... 37
Bảng 4.9 Chi phí hoạt động của khách sạn 2019 – 2020 ................................ 39
Bảng 4.10: Lợi nhuận của khách sạn 2019 – 2020 ......................................... 41
Bảng4.11: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của khách sạn ...................................... 43


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1: Vị trí địa lý tỉnh Chiba – Nhật Bản ................................................. 20
Hình 4.2: Vị trí khách sạn Kaanapali .............................................................. 21
Hình 4.3: Khách sạn Kaanapali ....................................................................... 22
Hình 4.4: Hồ tắm nước nóng Onsen – khách sạn Kaanapali .......................... 23

Hình 4.5: Sơ đồ bố trí các phịng khách sạn Kaanapali .................................. 24
Hình 4.6: Cơ cấu nguồn vốn khách sạn Kaanapali ......................................... 27
Hình 4.7: Sơ đồ bộ máy tổ chức khách sạn Kaanapali. .................................. 27
Hình 4.8: Cơ cấu giới tính nhân viên khách sạn Kaanapali ............................ 28
Hình 4.9: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn ........................................... 30
Hình 4.10: Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ ...................................... 31
Hình 4.11. Cơ cấu lượng khách đến khách sạn 2019 - 2020 .......................... 35
Hình 4.12. Doanh thu khách sạn năm 2019 - 4/2020...................................... 37


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hịa bình và hợp tác giữa
các quốc gia, dân tộc. Con người ngày càng phát triển cả vật chất lẫn tinh thần
nên nhu cầu du lịch cũng khơng kém phần quan trọng.
Vì thế để đáp ứng nhu cầu đó các cơng ty du lịch lữ hành lần lượt ra đời
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay thì du lịch là một trong những nền
kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước. “Du
lịch ngành cơng nghiệp khơng khói” ngày càng được hình thành và phát triển
một cách nhanh chóng với những loại hình du lịch hấp dẫn, phong phú và đa dạng.
Ở Việt Nam trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển ngành du
lịch luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kì đều xác định vị trí
của du lịch trong q trình đổi mới của đất nước như hiện nay thì du lịch đã,
đang và sẽ đạt được những thành quả hết sức to lớn, ngày càng tăng cả về quy
mô và chất lượng dần khẳng định vai trị và vị trí của mình.

Theo nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn”. Từ nghị quyết 45CP của Thủ Tướng
Chính Phủ cũng khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác
dụng góp phần thực hiện mở cửa của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của
những ngành kinh tế khác. Tạo nên công ăn việc làm, mở rộng mối giao lưu
văn hóa xã hội, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết của sự hiểu biết giữa các
dân tộc”.


2

Từ đường lối và những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang
chuyển mình đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của Đất nước.
Trong những năm qua, với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì
sự đóng góp khơng nhỏ vào thành cơng chung của ngành phải kể đến trước
hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nó làm thỏa mãn những nhu cầu tất yếu
của khách du lịch.
Thực hiện chương trình liên kết giữa trung tâm Đào tạo phát triển quốc
tế ITC cùng đối tác bên phía Nhật Bản nên em đã được thực tập tại khách sạn
KAANAPALI. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 ”
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Khái quát chung về khách sạn Kaanapali thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản.
- Đánh giá thực trạng kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019, so
sánh thực trạng kinh doanh của khách sạn giữa 2 giai đoạn: 4 tháng đầu năm
2019 và 4 tháng đầu năm 2020

- Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của khách sạn Kaanapali,
đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu
khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường
- Củng cố kiến thức cơ sở, cũng như chuyên ngành, giúp nâng cao hiểu
biết về nghiệp vụ khách sạn và phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh của khách sạn.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn Kaanapali năm 2019, so
sánh 4 tháng đầu năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020
- Làm rõ được những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của khách sạn, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2020 – 2025.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch, khách sạn, và kinh doanh
khách sạn
2.1.1. Du lịch
+ “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa
điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức

không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…” (Theo liên
hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International union of official
Travel Oragnization: IUOTO)
+ “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ
nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa”. (Theo I. I. Pirogionic, 1985)
+ “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay người nước họ với mục đích hịa
bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.( Tại hội nghị
Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch)
+ Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có
nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc khơng
kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các
nhu cầu khác”.
2.1.2. Khách sạn
+ “Khách sạn là cơng trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mơ
từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị,


5

dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.( Theo tài liệu TCVN 4391:2009 do
Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có
liên quan" Việt Nam biên soạn)
Tiến trình phát triển của khách sạn trải qua bốn giai đoạn:
- Nhà trọ thời cổ:

Giai đoạn này từ thời kỳ La Mã Cổ đại kéo dài đến giữa thế kỷ XIX. Nhà
trọ thời kỳ này chỉ cung cấp thức ăn, rượu bia cho khách, thiết bị sơ sài và
khơng an tồn.
- Thời kỳ nhà hàng lớn:
Giai đoạn này từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đặc điểm nổi
bật của thời kỳ này là sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp đã tạo
điều kiện cho sự phát triển của khách sạn. Qui mô nhà hàng được mở rộng,
chú trọng sự hoàn thiện về trang thiết bị cũng như chất lượng phục vụ.
- Thời kỳ nhà hàng thương nghiệp
Trong thế kỷ XX, ngành khách sạn nhà hàng tiếp tục phát triển, đối
tượng phục vụ của nó chuyển từ xã hội thượng lưu sang đại chúng hóa,
phương thức kinh doanh từ xa hoa sang thực dụng.
- Thời kỳ khách sạn kiểu mới hiện đại.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển của kinh tế, dân số, thời kỳ
cơng nghiệp hóa, phương tiện giao thông hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của khách sạn. Đối tượng phục vụ chính của giai đoạn này của
khách sạn là đơng đảo dân chúng. Qui mô khách sạn được mở rộng, tập đoàn
khách sạn chiếm lĩnh thị trường ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển của
ngành du lịch, khách sạn sẽ không ngừng phát triển đạt chất lượng cao và tăng
nhanh về số lượng.
2.1.3.Kinh doanh khách sạn
- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ
lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và


6

cuộc cạnh tranh thu hút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn khơng ngừng
được mở rộng và đa dạng hố. Ngoài hai dịch vụ cơ bản trên các nhà kinh
doanh đã tổ chức các hoạt động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục

vụ vui chơi, giải trí...Trong các dịch vụ trên có những dịch vụ do khách sạn
sản xuất ra để cung cấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống, vui chơi
giải trí... có những dịch vụ khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như:
đồ uống, điện thoại, giặt là....Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách
có những dịch vụ và hàng hố khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng
hố khách khơng phải trả tiền như dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân
vác hành lý...Kinh doanh trong ngành du lịch thực hiện thu hút một phần quỹ
tiêu dùng của nhân dân và thực hiện tái phân chia quỹ tiêu dùng của cá nhân
theo lãnh thổ. (Theo Wikipedia)
2.1.4. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn
Khách sạn phải được xây dựng khang trang, hiện đại được trang bị
những tiện nghi tốt để phục vụ cho mọi nhu cầu của du khách, chính vì vậy
mà nhu cầu về vốn xây dựng khách sạn lớn và phải đầu tư một lần ngay từ đầu.
- Sử dụng nhiều lao động
Trong kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Đây là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chi phí về quỹ lương.
- Tính chất phục vụ của khách sạn
Đòi hỏi phải liên tục tất cả thời gian trong ngày, tuần, tháng, năm. Bất kể
thời gian nào có du khách, khách sạn phải ln sẵn sàng phục vụ.
- Đối tượng phục vụ của khách sạn
Du khách với sự đa dạng về cơ cấu dân tộc, cơ cấu xã hội, nhận thức, sở
thích, phong tục tập quán, lối sống.
Trong khách sạn từng bộ phận nghiệp vụ hoạt động có tính độc lập
tương đối trong một quy trình phục vụ.


7

- Khách sạn thường được xây dựng tại nhiều điểm, trung tâm du lịch

nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch. Do vậy khoảng cách
của các khách sạn và cơ quan quản lý thường xa nhau, gây khó khăn trong
cơng tác quản lý, kiểm tra các hoạt động của khách sạn. Điều này đòi hỏi tinh
thần trách nhiệm, ý thức tự chủ, sáng tạo của người quản lý khách sạn.
- Tính khơng thể lưu kho
Khác với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh khách sạn
không thể dự trữ được. Nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho
ngày mai. Dịch vụ không bán được ngày hôm nay không thể bán được cho
ngày hơm sau. Thật vậy, một khách sạn có 100 phịng, nếu cơng suất th
phịng ngày hơm nay là 60 phịng, thì ngày mai khơng thể 140 phịng. Doanh
số sẽ mãi mãi mất đi do việc 40 phịng khơng bán được. Chính vì đặc tính này
mà khách sạn phải để cho khách đăng ký giữ chỗ vượt trội số phòng khách
sạn hiện có, đơi khi việc làm này dẫn đến sự phiền tối cho khách lẫn chủ.
- Tính khơng thể dịch chuyển
Mỗi sản phẩm khác khi chúng ta mua thì chúng ta được sở hữu. Nó
thuộc về người bỏ tiền ra mua. Nhưng những dịch vụ trong kinh doanh khách
sạn thì khơng có quyền sở hữu. Khi chúng ta sử dụng xong chúng ta khơng
thể mang nó theo được. Chúng ta chỉ có thể mua quyền sử dụng mà thơi. Sử
dụng xong để lại vị trí cũ chứ khơng thể đem về nhà được. Ví dụ: Chúng ta
th 1 phịng trong khách sạn ở 2 người trong 3 đêm, hết thời gian 3 đêm
chúng ta sẽ về mà không thể nào mang theo cái phòng đã thuê này được.
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn
2.2.1. Doanh thu
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ
được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Kết quả mà doanh nghiệp thu
được từ các hoạt động tiêu thụ đó thể hiện các lợi ích mà doanh nghiệp thu
được và nó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.


8


Như vậy, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ
nghiên cứu do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung
mang lại cho khách sạn. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản
xuất, phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính
cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạn nhà hàng nói riêng.
Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:
- doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
- doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
- doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch
vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho
du khách. Hiện nay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa
trong khách sạn là nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gẩn
70% tổng doanh thu của toàn ngành.
Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách
sạn có vai trị quan trọng đối với kinh doanh du lịch.
Dịch vụ lưu trú: đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm 70% doanh
thu của khách sạn.
Dịch vụ ăn uống: hầu hết các khách sạn có dịch vụ này. Tuy nhiên dịch
vụ này mang lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngồi vào ăn và
trung bình chỉ chiếm khoảng 15% doanh thu của khách sạn.
Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khách sạn đã
quan tâm khai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thỏa mãn các nhu
cầu của khách. Nhìn chung, trình độ kinh doanh của các dịch vụ này còn ở



9

mức thấp. Tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung trong khách sạn trung
bình chỉ khoảng 10% trong tổng doanh thu.
2.2.2. Chi phí
Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp khách sạn, là biểu hiện
bằng tiền tồn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá
trình hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Phân loại:
- Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú
Chi phí của nghiệp vụ khác
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
Chi phí tiền lương
Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác ( chi phí
điện, nước).
Chi phí vật tư trong kinh doanh
Hao phí về ngun liệu hàng hóa trong q trình vận chuyển, bảo quản,
chế biến.
Các chi phí khác
- Căn cứ tính chất biến động của chi phí
Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản
chi phí khơng hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi
2.2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ
công nhân viên.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:



10

- Giá cả thị trường
- Tính thời vụ
- Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
- Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
- Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ
chun mơn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
- Có phương thức kinh doanh hợp lý
- Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo,
giảm giá.
2.2.4. Tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh
và doanh thu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp.
𝑭

F’ = ∗ 𝟏𝟎𝟎%
𝑫

Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của du lịch khách sạn
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh khách sạn
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:

- Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh
nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp.
So sánh giữa các doanh nghiệp du lịch khách sạn trong cùng một thời kỳ
kinh doanh với nhau.


11

2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh
của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của
doanh nghiệp càng tốt.
KL =

𝑳
𝑫

𝑿 𝟏𝟎𝟎%

Trong đó:
L: Lợi nhuận
D: Doanh thu
KL: Tỷ suất lợi nhuận
KL :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.6. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác
tất cả các mặt trong quá trình kinh doanh.
- chỉ tiêu lợi nhuận:
L’ = D – Mv – F – Tb

Trong đó:
L’ : lợi nhuận
D : tổng doanh thu
Mv: trị giá vốn nguyên liệu, hàng hóa chế biến ăn uống hoặc hàng
hóa chuyển bán.
F: tổng chi phí
Tb: thuế ở các khâu bán
Chỉ tiêu lợi nhuận càng cao, càng tốt. Đó là nguồn thu để mở rộng kinh
doanh nâng cao chất lượng phục vụ, là cơ sở để cải thiện đời sống vật chất
cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp, là thước đo khả năng cạnh tranh.
- Chỉ tiêu kết quả
+ Kết quả theo doanh thu
HD :

𝐷
𝐷𝑉

( D = Mv + F )


12

Trong đó:
HD: Kết quả theo doanh thu
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực doanh nghiệp bỏ ra, doanh nghiệp sẽ thu
về bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Kết quả theo lợi nhuận:
HL = L / Dv
Trong đó:

L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.7. Cơng suất sử dụng buồng phịng
Cơng suất sử dụng buồng trung bình:
Cơng suất :
=

Tổng số i có khách (bán ra, thực hiện)
∗ 100%
Tổng số buồng I có khả năng đáp ứng ( thiết kế))

Số phịng bán ra tại điểm hịa vốn của khách sạn
Q hv=

𝐹𝑐∗𝑡
𝑃∗𝐴𝑉𝐶

=

𝐹𝑐∗𝑡
𝐶∗𝑀

Trong đó: Qhv: số buồng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
CM

: biên phân phối


Fc : chi phí cố định trung bình trong một ngày của cả khách sạn về lưu trú
t: thời gian hoạt động của khách sạn
AVC :chi phí biến đổi trung bình của một buồng khách sạn trong một ngày
Hệ số khách sử dụng buồng trung bình :
=

Tổng số khách lưu trú tại khách sạn(tổng ngày khách sạn thực hiện)
Tổng số buồng có khách (Tổng số ngày buồng thực hiện)


13

PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh của khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số
lượng khách, cơng suất phịng buồng, doanh thu, thu nhập trong năm 2019 và
4 tháng đầu năm 2020) của khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản
- Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh
khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam.
3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các tài liệu liên quan phần tổng quan: thu thập qua mạng Internet.
- Các số liệu, tài liệu về tổng quan, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
vùng: thu thập qua mạng Internet
- Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh của khách sạn: thu thập qua báo
cáo thống kê lưu trữ của khách sạn( số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức, hệ
thống khách sạn, số lượng buồng bàn, cơ sở vật chất, số lượng, thành phần
khách tỷ lệ buồng bàn, giá cả dịch vụ…).


14

3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn và các yêu tố ảnh hưởng
qua việc điều tra trực tiếp khách du lịch và cán bộ nhân viên khách sạn.
- Đánh giá chất lượng kỹ năng chuyên môn học hỏi được thông qua nhận
thức, quan sát, chụp ảnh, chất lượng tay nghề của bản thân.


15

PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Mobara nằm ở phí Đơng tỉnh Chiba. Phía Đơng giáp Thái
Bình Dương, phía Bắc giáp Yamachimata, phía Nam giáp Katsuura, phía Tây
giáp Chiba, Kisarazu.
Mobara có diện tích 99,92km2, dân số 88.847 người.
(Theo />Điều kiện kinh tế xã hội

Mobara là thành phố ven biển, có ngành du lịch phát triển. Có nhiều khu
vui chơi giải trí lớn như Tokyo Disneyland, Tokyo Disneysea. Sân bay
Narita là sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản cũng nằm gần Mobara, cách
khoảng 1 giờ đi ô tô. (Theo Wikipedia)
4.1.2. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Là một thành phố có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế như công nghiệp
nặng, lọc dầu, chế tạo máy. Đặc biệt với vị trí địa lý nằm ngay sát bờ biển, lại
thành phố gần với sân bay Narita – sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản,
Mobara có tiềm năng phát triển ngành kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách
sạn rất lớn.
4.2. Khái quát chung về khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh
Chiba, Nhật Bản
4.2.1. Lịch sử hình thành
Tháng 2/1980 doanh nghiệp có tên Khách sạn là Hotel KAANAPALI,
địa chỉ Nakazato 4519, Shirako, tỉnh Chiba, Nhật Bản. Do vốn kinh doanh
chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị cịn nghèo nàn, hoạt
động với qui mơ nhỏ.


16

Ngày nay, nền kinh tế Nhật Bản càng ngày càng phát triển, vị trí địa lí
thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận với các địa điểm tham quan du lịch nổi
tiếng của thành phố. Nên đã thu hút được nhiều du khách đến để trải nghiệm
và nghỉ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu đó, tháng 5/1984 Giám đốc cơng ty đã
quyết định mở rộng quy mô khách sạn của mình và tiến hành xây dựng khách
sạn 3 sao quy mơ như hiện nay. Tháng 2/1986 khách sạn chính thức đi vào
hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Với kiến trúc xây dựng hiện
đại được trang bị các thiết bị tiên tiến.
4.2.1.1. Chức năng của khách sạn

- Chức năng sản xuất
Con người tồn tại và phát triển được phải thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn
nhu cầu tinh thần. Trong đó nhu cầu ăn uống là khơng thể thiếu được. Khi xã
hội phát triển thì nhu cầu du lịch của con người cũng tăng lên, khi đó nhu cầu
ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú tất yếu sẽ tăng lên. Cơ sở này tạo điều kiện cho
khách sạn chức năng sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng. Ở chức năng này nó giải quyết 3 vấn đề sau:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất cho ai?
- Sản xuất như thế nào?
Sản phẩm dịch vụ là một danh từ nói lên chất lượng hoặc trạng thái của
mọi sự vật hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng, vì thế sản phẩm du lịch được
hiểu như là món hàng cụ thể (bầu khơng khí, nơi nghỉ mát, chất lượng phục
vụ của khách sạn, vận chuyển hoặc các bài hướng dẫn về các di tích văn hóa
lịch sử - danh lam thắng cảnh của hãng dịch vụ du lịch…)
- Chức năng tiêu dùng
Các khách sạn du lịch tổ chức tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, do đặc
điểm tiêu dùng của nó: khơng tiêu thụ tại chỗ, thời gian tiêu dùng tương đối
ngắn, nhu cầu tiêu dùng không đồng bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thời gian tiêu


17

dùng sản phẩm ăn uống, các dịch vụ khác thì việc phục vụ tiêu dùng sản
phẩm dịch vụ phải do chính các cở sở kinh doanh khách sạn đảm nhiệm, phấn
đấu có chất lượng cao.
Chức năng này là chức năng đặc biệt, nó ngày càng được mở rộng cùng
với sự phát triển của xã hội và đời sống văn hóa của con người.
- Chức năng lưu thông
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Kaanapali cũng tổ chức quá

trình lưu thơng sản phẩm của mình. Lưu thơng là q trình thay đổi hình thái
giá trị của hàng hóa dịch vụ từ hàng hóa dịch vụ sang tiền.
Tổ chức q trình lưu thông nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội về hàng hóa
dịch vụ tại các mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu mặt hàng, dịch vụ theo
không gian và thời gian một cách liên tục với chi phí thấp nhất. Mục tiêu đó
được thể hiện tại khách sạn thơng qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Chức
năng này được biểu hiện khác nhau trong từng thời kì, lưu thơng là do sản
xuất quyết định và ngược lại nó cũng tác dụng trả lại đối với sản xuất, nó
cung cấp cho sản xuất những thông tin về nhu cầu hàng hóa trên thị trường.
Tóm lại: Mỗi cơng ty kinh doanh khách sạn du lịch thường thực hiện 3
chức năng, các chức năng xảy ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, mỗi chức năng có vị trí, vai trò riêng quyết định đến sự phát triển và tồn
tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.
4.2.1.2. Nhiệm vụ của khách sạn
- Đối với nhà nước
+ Hồn thành các chỉ tiêu pháp lệnh của cơng ty, nhà nước giao cho: lợi
nhuận, thuế, khấu hao tài sản cố định và các chỉ tiêu khác.
+ Chấp hành bảo vệ tốt tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước, tơn trọng
mọi chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


18

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch không ngừng nâng cao hiệu quả quả
quá trình kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa dịch vụ cho thị
trường, tự bù đắp chi phí.
- Đối với khách hàng:
+ Tiếp đón khách đến nghỉ tại chỗ và thực hiện các dịch vụ: giặt ủi, giới
thiệu các sân gold, tennis …
+ Phục vụ tốt các nhu cầu của khách, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong

khách sạn. Nghiêm túc thực hiện các hoạt động đã ký kết với khách.
- Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong khách sạn:
+ Thực hiện phân theo hoạt động và cân bằng xã hội
+ Tổ chức tốt đời sống văn hóa xã hội
+ Khơng ngừng nâng cao đời sống, trình độ văn hóa và chun mơn
nghiệp vụ cho nhân viên trong đơn vị.
+ Đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với vấn đề bảo vệ môi trường:
Khách sạn Kaanapali được hoạt động năm 1980 đến nay, khách sạn ra
đời trong hồn cảnh đang cịn khó khăn. Nhưng với tiến bộ của kĩ thuật và
khoa học của Nhật Bản hệ thống xử lý nước thải đã đáp ứng được với yêu cầu
hiện nay.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường khách sạn đã từng bước cải tạo
duy trì để đảm bảo kỹ thuật theo hướng dẫn về việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi
trường trong q trình sửa chửa sản xuất kinh doanh.
4.2.1.3. Nguyên tắc hoạt động của khách sạn
- Khách sạn hoạt động theo phương thức hoạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, có tư các pháp nhân,
mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại, được chủ
động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán kinh


×