Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng PHONG TỤC ĐÓN TẾT THÚ VỊ CÁC NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.6 KB, 5 trang )

Những phong tục thú vị ngày Tết khắp thế giới
Mỗi nước đều có phong tục mừng Tết khác nhau nhưng tựu chung lại đều là niềm mong ước hạnh phúc, may
mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới.
Trung Quốc
Tết cổ truyền của Trung Quốc hay còn gọi Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày
này, người dân Trung Hoa từ khắp nơi trên thế giới kéo về quê ăn tết để đoàn tụ với gia đình. Trong năm mới,
người dân có tục đốt pháo để xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Cũng như ở Việt Nam, người dân thường
mua cành đào trang trí trong nhà để cầu mong tài lộc. Trong năm mới, trẻ em và người già được nhận tiền lì xì.
Ngoài ra, người dân thường trang trí ở cửa chữ Phúc treo ngược, với hy vọng cầu mong hạnh phúc đến với gia
đình.
Người Trung Quốc treo ngược chữ Phúc để hy vọng
năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn.
Hàn Quốc
Năm mới là ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc và mọi người đều cố gắng dành thời gian cho người thân và bạn bè.
Người Hàn Quốc có tục lệ mặc trang phục truyền thống là những chiếc Han-Bok trong ngày này. Vào buổi sáng
của năm mới, người dân có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên và ăn món Dduk-gook, một loại súp làm bằng gạo.
Ấn Độ
Năm mới ở Ấn Độ bắt đầu với một lễ hội ánh sáng có tên là Diwali. Trong ngày này, người dân sẽ trao quà,
những tấp thiệp cho nhau và dừng mọi công việc đang dang dở. Ở một số nơi của Ấn Độ, người dân còn có tục
lệ nhịn ăn một ngày một đêm. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người sau khi chúc tụng nhau thì dùng một túi
nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện để cầu chúc cho sự may mắn, hạnh phúc.
Nhật Bản
Người Nhật gọi năm mới là Oshogatsu. Đây là dịp cho các gia đình sum họp và tất cả các cửa hàng, công sở, cơ
quan đều đóng cửa. Theo phong tục truyền thống, người Nhật thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước
cửa nhà với hy vọng mang lại hạnh phúc và may mắn. Khi bắt đầu năm mới, người Nhật gặp nhau và cười thật
to.
Australia
Người dân Australia tổ chức đón Tết vào 1/1 hàng năm, nhưng bữa tiệc thường bắt đầu từ ngày 31/12 năm
trước. Đây là ngày lễ chung trên toàn quốc, nhiều người dân thường dành thời gian để đi nghỉ và cắm trại trên
bãi biển. Đêm giao thừa, người dân sẽ bắt đầu làm ồn ào với còi, lục lạc, còi xe cùng tiếng chuông nhà thờ đổ
chuông để đón chào năm mới.


Người dân Australia thường đổ dồn về cầu cảng Sidney trong đêm giao
thừa.
Bỉ
Người dân tổ chức các bữa tiệc ấm cúng vào đêm giao thừa, trao cho nhau những nụ hôn và các món quà may
mắn. Trong ngày đầu năm mới, trẻ em viết thư lên các tờ giấy được trang trí đẹp mắt rồi đọc to cho bố mẹ hay
cha mẹ đỡ đầu.
Anh
Người Anh cho rằng người đầu tiên đến nhà xông đất là rất quan trọng. Sau đêm giao thừa, người khách nam
đầu tiên đến thăm ngôi nhà được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn. Họ mang theo các món quà như tiền, bánh
mỳ, hay than đá để cầu mong cho gia chủ được an khang thịnh vượng trong năm mới. Người Anh kiêng kị
người xông đất có tóc vàng hoe, đỏ hay là một phụ nữ vì họ cho rằng điều đó mang lại điềm xấu. Trong đêm
giao thừa tại London, người dân thường tập trung tại quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để nghe tiếng
chuông đồng hồ Big Ben báo hiệu năm mới.
Đức
Người dân để một giọt kim loại nóng chảy vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó để tiên đoán tương
lai. Một ít thức ăn vào đêm giao thừa sẽ được để lại trên đĩa cho ngày hôm sau. Điều này đồng nghĩa với việc họ
mong muốn thức ăn sẽ không bao giờ hết và biểu tượng cho sự sung túc trong năm mới.
Hy Lạp
Trong năm mới, mọi người ôm đá qua cửa nhà mình để cầu mong cho cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Ngoài ra,
người dân còn tập trung tiệc tùng và tặng cho nhau những món quà đặc biệt.
Hungary
Người dân sẽ đốt một hình nộm hay một vật tế thần được gọi là “Jack Straw”, đại diện cho những điều không
may trong năm cũ. Việc làm này tượng trưng cho sự xua đuổi điều xui xẻo và đón chào năm mới may mắn,
hạnh phúc.
Tây Ban Nha
Tất cả các hoạt động như biểu diễn sân khấu và phim ảnh đều dừng lại vào thời khắc giao thừa. Khi những
chiếc đồng hồ điểm 12h đêm là lúc mọi người ăn lần lượt 12 quả nho, cầu mong sự may mắn trong 12 tháng
tiếp theo của năm mới. Người dân Tây Ban Nha còn có tục lệ trước năm mới không được cười trong 5 ngày.
Qua 5 ngày đó phải luôn cười to đón năm mới để cầu mong sự an khang thịnh vượng.
Người dân Tây Ban Nha ăn 12 quả nho trong thời điểm giao thừa để cầu mong

hạnh phúc, may mắn.
Xứ Wales
Khoảng 3-4h sáng trong năm mới, những cậu bé sẽ đi từ nhà này đến nhà khác với một nhánh cây xanh để rắc
lên người và mỗi căn phòng. Tục lệ này được cho là sẽ mang lại điều may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, trẻ em sẽ
đi thăm nhà hàng xóm và ca hát, từ đó chủ nhà sẽ thưởng cho chúng đồng xu và bánh kẹo.
Nga
Người dân sẽ trang hoàng cây thông trong nhà với cầu mong năm mới hạnh phúc. Đây là công việc được người
Nga yêu thích thực hiện cùng cả gia đình. Có khi người lớn trang trí cây thông lúc những đứa trẻ đã đi ngủ để
ngày hôm sau chúng phát hiện điều bất ngờ. Trong ngày tết, trẻ em Nga sẽ được ông già Tuyết và bà chúa Tuyết
tặng quà.
Nam Mỹ
Tại Colombia, người dân làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ, nhét vào đó những thứ tượng trưng cho
điều không may mắn. Sau đó trong đêm giao thừa, người dân sẽ đốt những con búp bê này để cầu mong cho
điều đen đủi trong năm cũ qua đi, may mắn trong năm mới sẽ đến.
Tại Brazil, người dân thường đổ ra các bãi biển để ngắm pháo hoa và tổ chức tiệc tùng suốt đêm. Mọi người
mặc áo trắng vào năm mới để cầu mong nhiều điều may mắn đến với mình. Trong khi tại Mexico, một số
người, đặc biệt là phụ nữ mặc đồ lót màu đỏ đêm giao thừa để hy vọng tìm được tình yêu trong năm mới.|
Người dân Brazil thường đổ ra các bờ biển để chào đón năm mới.
Mỹ
Trong năm mới, người Mỹ thường tổ chức các buổi tiệc, khiêu vũ và ăn uống ở nơi công cộng. Trong đêm giao
thừa, mọi người ôm hôn, cụng li và chúc nhau những điều may mắn. Một điều thú vị là người Mỹ thường ăn
mặc đặc biệt trong năm mới. Những người mặc đồ màu vàng đồng nghĩa với việc mong tìm kiếm người yêu,
người mặc đồ màu bạc lại biểu tượng cho sự tìm kiếm tiền bạc. Ngoài ra trong đêm giao thừa, không chỉ người
Mỹ mà rất nhiều du khách trên thế giới tập trung tại Quảng trường Thời Đại ở New York để tham gia sự kiện hạ
quả cầu thủy tinh nổi tiếng.
Hàng triệu người Mỹ và du khách tập trung tại Quảng trường
thời đại để chào đón năm mới.
Bình An

×