Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.83 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ THÚY HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - 2020


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Minh việt
Phản biện 1:……………………………………………………
Phản biện 2:……………………………………………………

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học
viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố


Huế
Số: 201- Đường Phan Bội Châu – TP. Huế – tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web
Ban quản lý đào tạo sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chợ là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, đã xuất hiện từ
rất lâu và đã ăn sâu vào tiềm thức mua bán của người dân. Chợ có vai
trị rất quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội, là nơi thể hiện rõ
nét sự phát triển của các hoạt động thương mại và nhìn vào đó có thể
thấy được nhiều mặt cơ bản của bức tranh kinh tế xã hội của một địa
phương, một vùng, một quốc gia.
Thành phố Huế là một trong những thành phố có tốc độ đơ thị
hố khá nhanh, cùng với tốc độ tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và
cải thiện đời sống nhân dân, nhu cầu mua sắm hàng hoá của dân cư
qua hệ thống chợ trên địa bàn hiện nay đang có xu hướng tăng lên.
Mặt khác, nhu cầu phát triển các chợ đầu mối bán bn địi hỏi ngày
càng lớn để giảm chi phí cho q trình tiêu thụ hàng hố với quy mơ
ngày càng mở rộng.
Ngồi ra, cơng tác quản lý quy hoạch, xây dựng và thực thi các
chính sách phát triển chợ, đến thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc
đầu tư xây dựng còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, việc xây dựng chợ
còn vội vàng, thiếu sự tính tốn, điều tra khảo sát vào nhu cầu thực
tế. Cơng tác quy hoạch chợ cịn chưa đồng nhất và phù hợp với sự

phát triển của từng địa phương. Tình trạng trốn thuế, đầu cơ, mất an
tồn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, chưa đảm bảo an tồn
cháy nổ…Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước chưa đủ mạnh
để khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển. Với những lý
1


do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp chun ngành quản lý
cơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Bài viết: “Đánh giá thực trạng hoạt động của mơ hình chợ đêm
trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố Cần thơ” của các tác giả
Nguyễn Thị Phú Thịnh và Huỳnh Trường Huy được đăng trên tạp chí
Khoa học Đại học Cần Thơ, 2014.
Luận văn tốt nghiệp khoa thương mại và kinh doanh quốc tế Đại học Kinh tế Quốc dân: “Hồn thiện quản lý nhà nước của Sở
cơng thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố” của tác giả Nguyễn Thu Quỳnh, 2012.
“ uản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ
trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo vệ ngư i tiêu d ng” - Luận văn tốt
nghiệp Cao học - Nguyễn Phú Thế, 2015.
“ hực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống chợ trên
địa bàn t nh

nh

h c” – luận văn tốt nghiệp – Ngô Thị Loan

K36F6 ĐHTM, 2016.

“Nh ng giải pháp hoàn thiện ch nh sách thương mại trong
công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn t nh Hưng
Yên” – luận văn tốt nghiệp – Nguyễn Tiến D ng K39 ĐHTM, 2017.
“ uản lý nhà nước địa phương đối với các loại hình chợ trên
địa bàn quận Cầu i ” – luận văn tốt nghiệp – Mai Tiến Tú K43F5
ĐHTM, 2018.
2


3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
thực tiến, phân tích đánh giá thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ
trên địa bàn thành phố Huế
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu, luận văn
phải tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với
hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
+ Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh tại các
chợ trên địa bàn thành phố Huế.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh tại các chợ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác QLNN về hoạt
động kinh doanh tại các chợ thuộc phân cấp quản lý trên địa bàn
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các vấn đề về các loại chợ cóc,
chợ tạm khơng phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

+ Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019
+ Về nội dung: đề tài nghiên cứu thực trạng QLNN đối với
hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để
nhìn nhận, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động kinh doanh tại chợ.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu (đọc tài liệu là sách, bài báo,
văn bản pháp luật, báo cáo ….);
+ Phương pháp thống kê: các số liệu thực trạng về QLNN đối
với hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: nghiên cứu
kinh nghiệm của một số địa phương;
+ Phương pháp xử lý thông tin và xử lý số liệu: thu thập số liệu,
xử lý số liệu để đưa ra những nhận định khách quan về thực trạng
QLNN đối với hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Đánh giá được thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh
doanh của các chợ trên địa bàn thành phố Huế
- Việc nghiên cứu chuyên sâu về nội dung của đề tài đã đề xuất

được số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
4


- Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng phục vụ
các nhà quản lý của địa phương và Ban quản lý chợ trong hoạt động
thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo, học tập trong lĩnh vực quản lý này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh tại các chợ.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố
Huế.

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ C

BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ N ỚC ĐỐI

VỚI HOẠT ĐỘNG


INH DOANH TẠI CÁC CH

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm, phân loại chợ
Có thể hiểu khái quát về chợ như sau: Chợ là loại hình kinh
doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền
thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông
người mua bán, trao đổi hàng hố, dịch vụvới nhau, được hình thành
do u cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội, hoạt
động theo các chu kỳ thời gian nhất định; là nơi phục vụ trao đổi mua
bán, thoả mãn nhu cầu cuộc sống dân sinh của nhiều tầng lớp khác
nhau trong xã hội, tập trung các hoạt động mua bán của nhiều thành
phần kinh tế, dân cư trong xã hội.
1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh tại chợ
Như vậy, hoạt động kinh doanh là các hoạt động thực hiện một
hoặc một số cơng đoạn của q trình sản xuất nhằm mục tiêu sinh lời
của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp) trên thị trường.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại chợ
Thứ nhất, đặc điểm về hàng hóa lưu thông trong chợ.
Thứ hai, về chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ
Thứ ba, đặc điểm về không gian hoạt động.
Thứ tư, phương thức giao dịch (mua bán giữa tiểu thương với
người sản xuất, tiểu thương với tiểu thương và tiểu thương với người
tiêu dùng)
6


1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại
chợ

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh tại chợ
Từ đó, có thể hiểu QLNN về hoạt động kinh doanh tại chợ là
sự tác động có tổ chức vào các hoạt động kinh doanh tại chợ; bằng
quyền lực của nhà nước thông qua pháp luật và cơ chế quản lý để đạt
tới mục tiêu kinh tế - xã hội trước mọi biến động của môi trường
trong và ngồi nước.
1.2.2. Vai trị của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh tại chợ
hứ nh t, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý.
hứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
hứ ba, tạo lập môi trường pháp lý.
hứ tư, phát triển nguồn nhân lực.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh tại các chợ
1.2.3.1. Xâ dựng qu hoạch, kế hoạch về đầu tư, khai thác
và quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ
Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư, xây dựng, khai thác
và quản lý hoạt động kinh doanh của chợ có vai trị quan trọng trong
việc giúp các chủ thể, đối tượng liên quan dễ dàng thực hiện các hoạt
động về xây dựng, khai thác, quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ.
1.2.3.2.

ổ chức bộ má quản lý nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh tại chợ
7


Hầu hết các chợ ở Việt Nam đều là chợ cơng. Vì vậy, việc

quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ này do cơ quan QLNN giao
cho các đơn vị có chức năng quản lý các hoạt động kinh doang của
chợ theo quy định của pháp luật. Thường thì các chợ hạng 3 do
UBND xã, phương, thị trấn giao cho tổ quản lý nhưng có sự phối hợp
của một số cơ quan chức năng: tổ thuế, đội quản lý thị trường, công
an…
1.2.3.3. u ên tru ền chủ trương, đư ng lối, ch nh sách và luật
pháp của nhà nước cho ngư i kinh doanh tại chợ
Việc tuyên truyền phải linh hoạt, hình thức phong phú, dễ hiểu
và phải làm thường xuyên liên tục. Thông qua tuyên truyền các đơn
vị có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những kiến nghị, thắc mắc của
người dân để kịp thời phản ánh với cơ quan có thẩm quyền.
1.2.3.4.

iám sát, kiểm tra cơng tác quản lý hoạt động kinh

doanh, công tác thực hiện các qu chế quản lý chợ và xử lý các hành
vi vi phạm
Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện
nội quy chợ và xử lý các vi phạm nội quy chợ. Lập thủ tục đề nghị
cấp có thẩm quyền xử lý những trường hợp vi phạm vượt quá thẩm
quyền của Ban quản lý chợ.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh tại chợ
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
Sự tăng trưởng, ổn định và phát triển chung của nền kinh tế thế
giới, kinh tế trong nước.
8



Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản
lý, định hướng đối với việc quản lý.
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Cơ cấu nhân sự thiếu sẽ gây khó khăn cho việc quản lý.
Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý.
Sự nhận thức về tầm quan trọng của chợ trong phát triển kinh
tế
Sự khó khăn của cơ sở hạ tầng c ng làm giảm hiệu quả của
việc QLNN đối với hoạt động kinh doanh tại chợ.
Vấn đề áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động
kinh doanh cịn khó khăn trong sự triển khai, ứng dụng.
1.3.

inh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra

cho thành phố Huế
1.3.1. Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thị xã Hương Thủy là địa phương được đánh giá làm tốt và đi
đầu trong quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn. Hương
Thủy đã xác định chuyển đổi mơ hình quản lý chợ nhằm quản lý,
khai thác, kinh doanh đạt hiệu quả, tạo điều kiện nâng cấp, cải tạo
theo hướng văn minh, hiện đại là yêu cầu tất yếu
1.3.2. Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Những năm qua được sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Bình, cùng sự
chỉ đạo tập trung của UBND thành phố cùng quyết tâm huy động
nguồn vốn xã hội hóa của các cấp, các ngành, các địa phương và
doanh nghiệp cơ sở hạ tầng chợ của thành phố Đồng Hới đã từng
9



bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo góp phần phục vụ tốt
cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.3.3. Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hội An được đầu tư
khang trang, thuận tiện đã và đang góp phần đẩy mạnh hoạt động
giao thương, tạo thành điểm trung chuyển hàng hóa. Việc chuyển đổi
mơ hình quản lý c ng đã giúp hoạt động khai thác, kinh doanh tại
chợ trên địa bàn thành phố Hội An hiệu quả hơn; hoạt động kết nối,
tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm c ng thuận lợi.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Thứ nhất, về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng
lưới chợ.
Thứ hai, về thu hút vốn đầu tư phát triển chợ.
Thứ ba, về ban hành quy chế hoạt động cho các đơn vị hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý chợ.
Thứ tư, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tiểu
thương, hộ kinh doanh thực hiện tốt các nội quy, quy định của ban
quản lý chợ.
Thứ năm, các mơ hình quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ có
thể đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế tại từng chợ và từng địa
phương.

10


Tiểu kết chương 1
Quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ gồm: ban hành các chính
sách đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ;quản lý

các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo phân cấp quản lý; chỉ đạo,
hướng dẫn các ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác
và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ; tuyên truyền
chủ trương, đường lối, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho
người kinh doanh trong chợ; giám sát, kiểm tra công tác quản lý hoạt
động kinh doanh, công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử
lý các hành vi vi phạm.

11


Chương 2
TH C TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ N ỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG

INH DOANH TẠI CÁC CH

TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HUẾ
2.1.

hái quát về hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Huế

2.1.1. Về số lượng, quy mô, phân bổ của mạng lưới chợ
Hiện nay, thành phố Huế có 23 chợ trong đó có 03 chợ hạng 1,
07 chợ hạng 2, và 13 chợ hạng 3. Các chợ đã hình thành ban quản lý
(tổ quản lý) chợ; các chợ đều là chợ truyền thống, được hình thành từ
nhiều năm và phân bổ tương đối hợp lý, nhất là các chợ phiên hình
thành từ lâu đời cho đến nay vẫn là điểm họp chợ rất thuận tiện cho

dân cư trong vùng.
2.1.2. Tình hình kinh doanh trên chợ
2.1.2.1. Lực lượng tham gia kinh doanh tại chợ
- Các thành phần tham gia kinh doanh trên chợ: hiện nay, trong
hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Huế chỉ có hai thành phần tham
gia kinh doanh là thương nghiệp tư nhân và người sản xuất trực tiếp
bán sản phẩm.
- Số lượng người đến chợ trên địa bàn thành phố Huế c ng ở
mức trung bình so với mật độ chung của cả nước.
- Số lượng hộ và lao động kinh doanh trên chợ: tổng số lượng
hộ kinh doanh cố định trong hệ thống chợ trên toàn địa bàn thành phố
là 3.818 hộ (chợ Đơng Ba có 2.700 lô hàng lớn nhỏ) với tổng số lao
động là 7.897 người. Ngoài ra, tổng số người bán hàng rong tại các
chợ trên địa bàn thành phố là 1648 người.
12


2.1.2.2. Hàng hố lưu thơng qua chợ
Khối lượng, doanh số hàng hố lưu thơng qua chợ: theo kết quả
điều tra, phần lớn các sản phẩm trao đổi qua hệ thống chợ trên địa bàn là
các sản phẩm nông sản thực phẩm, rau quả, quần áo vải vóc và một số
loại hàng hố khác như hàng thực phẩm cơng nghệ, con giống cây
giống.
2.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế
2.2.1. Công tác xây dựng và ban hành quy hoạch, kế hoạch
về phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ
Phòng kinh tế thuộc UBND thành phố Huế đã bám sát các văn
bản chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở công thương để
tham mưu cho UBND thành phố Huế ban hành các văn bản chỉ đạo,

lãnh đạo các phòng ban, đơn vị, UBND các phường thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc các nội dung liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn.
2.2.1.1. Ch nh sách đầu tư xâ dựng chợ
Tại hầu hết những chợ đã được đầu tư xây dựng lâu năm, cơ sở
vật chất đều bị xuống cấp, ví dụ như: nền chợ thấp hơn đường giao
thơng bên ngồi chợ, hệ thống cống, rãnh thốt nước bị vỡ, hỏng,
nước thải bị ứ đọng; hệ thống mãi bị vỡ dột, sửa chữa chắp vá; hệ
thống điện bị quá tải so với thiết kế, lắp đặt ban đầu, người dân tự ý
mắc thêm các đường điện chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn.
2.2.1.2. Ch nh sách ưu đãi mặt bằng đối với hoạt động kinh
doanh tại chợ
13


Căn cứ để UBND thành phố Huế xây dựng và hướng dẫn thực
thi các chính sách về ưu đãi mặt bằng đối với hoạt động kinh doanh
tại các chợ trên địa bàn thành phố là dựa trên cơ sở phát triển mạng
lưới chợ toàn tỉnh đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt;
căn cứ vào điều kiện, nhu cầu, mục tiêu phát triển hoạt động kinh
doanh tại chợ trên địa bàn thành phố đã có trong quy hoạch, kế hoạch
phân bố các loại hình chợ cho từng địa phương.
2.2.1.3. Ch nh sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm, UBND thành phố Huế đã phối hợp với Sở Công
thương tổ chức các lớp tập huấn công tác QLNN về chợ nói chung và
đối với hoạt động kinh doanh tại chợ nói riêng cho đối tượng là cán
bộ, công chức địa phương làm công tác liên quan đến lĩnh vực hoạt
động kinh doanh, quản lý chợ cho cán bộ ban quản lý, doanh nghiệp,
cán bộ quản lý cấp xã; các công tác tập huấn về vệ sinh an tồn thực
phẩm, vệ sinh mơi trường phịng chống cháy nổ, chống hàng giả,

hàng kém chất lượng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý…trên địa bàn thành phố Huế.
2.2.1.4. hực trạng bố tr , sắp xếp khu vực kinh doanh và hoạt
động dịch vụ chợ
Những năm qua với sự tăng lên nhanh chóng số lượng người
tham gia kinh doanh buôn bán tại chợ trên địa bàn thành phố Huế, thì
việc quy hoạch, kế hoạch bố trí sắp xếp tổ chức lại cáccơ sở kinh
doanh trong phạm vi chợ đã được doanh nghiệp, Ban quản lý, Tổ
quản lý chợ quan tâm.

14


2.2.1.5. ổ chức đ u thầu, ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh
doanh
Qua thống kê hầu hết các chợ trên địa bàn thành phố Huế
không tổ chức đầu thầu các điểm kinh doanh tại chợ. Các cơ sở kinh
doanh khi có nhu cầu kinh doanh trong chợ liên hệ với doanh nghiệp,
Ban quản lý, Tổ quản lý ký hợp đồng thuê quầy, sạp, ki-ốt, điểm kinh
doanh trong chợ. Ðơn vị quản lý kinh doanh, khai thác chợ xây dựng
phương án giá thuê, thời hạn thuê địa điểm kinh doanh phù hợp với
mặt bằng giá thời điểm, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2.1.6. hực trạng quản lý và sử dụng các khoản thu, chi từ
hoạt động kinh doanh chợ
Nguồn thu chủ yếu từ chợ là thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu.
Doanh nghiệp, Ban quản lý, Tổ quản lý thu tiền thuê điểm kinh
doanh, phí và lệ phí chợ và các hoạt động khác như vệ sinh, trông giữ
xe đạp, xe máy… Nguồn thu từ hoạt động chợ được thu theo quy
định tại mục I, phần B Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày11/7/2003
của Bộ Tài chính; Giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ

theoQuyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 21/06/2017 của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế Quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán
hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.1.7. uản lý các hoạt động đảm bảo an toàn tại chợ
Các hoạt động khác tại chợ gồm: trang bị các thiết bị cần thiết
để phịng chống cháy nổ, vệ sinh mơi trường, an toàn vệ sinh thực
phẩm, chống hàng giả hàng kém chất lượng…

15


2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với
hệ thống chợ
Phòng Kinh tế thành phố Huế được giao nhiệm vụ là cơ quan
tham mưu giúp việc cho UBND thành phố trong lĩnh vực thương mại
– phát triển và quản lý chợ. Phịng kinh tế có tổng số 10 người, trong
đó: Trưởng phịng (01), phó trường phịng (02), chuyên viên (07).
Đối với công tác quản lý thuộc lĩnh vực thương mại giao nhiệm vụ
cho 01 đồng chí phó trường phịng và 01 chun viên phụ trách giúp
việc.
2.2.3. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và
pháp luật của nhà nước cho người kinh doanh tại chợ
Trong thời gian qua, UBND thành phố Huế cùng với Ban quản
lý chợ, Tổ quản lý chợ và doanh nghiệp tại địa phương đã thực hiện
nhiều chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về mơi
trường, tài ngun, phịng cháy chữa cháy và an toàn thực phẩm đến
các tiểu thương, các doanh nghiệp và người dân tại các chợ trên địa
bàn thành phố Huế, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
2.2.4. Hoạt động giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ,
công tác thực hiện các quy chế quản lý chợ và xử lý các hành vi vi

phạm
Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ của chợ đối với đời sống và sản xuất trên địa bàn
thành phố Huế. Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh
tại chợ trên địa bàn thành phố trong thời gian qua tập trung vào việcc
hấp hành pháp luật quy định về chợ; về chất lượng hàng hóa, dịch vụ
16


từ chợ; an tồn thực phẩm, phịng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường…Hàng năm UBND thành phố kết hợp với các đơn vị có liên
quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với từng loại
chợ và tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát theo kế hoạch hoặc đột xuất
khi có những diễn biến phát sinh trên địa bàn thành phố.
2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát
triển và quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ.
Thứ hai, nhân viên của Ban quản lý, tổ quản lý chợ.
Thứ ba, về việc tổ chức thực hiện các chính sách trong quản lý
hoạt động kinh doanh tại chợ.
Thứ tư, nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo sát, đúng thực tế và toàn diện
của UBND thành phố và các ban phòng, ngành cấp quận, huyện, sự
phối hợp chặt chẽ giữa các tổ, đội; đội ng quản lý chợ đã giáo dục
phẩm chất đạo đức, nâng cao hiệu quả cơng tác, hồn thành vượt mức
chỉ tiêu kế hoạch thu phí được giao.
Thứ năm, cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại chợ đã
được tổ chức thường xuyên, có sự phối hợp với các cơ quan chức
năng trong quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành

phố.
2.3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, mơ hình tổ chức quản lý không thống nhất.
17


Thứ hai, việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp hay
cá nhân cịn khó khăn.
Thứ ba, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của chợ
cần được cải thiện, đổi mới tích cực hơn nữa.
Thứ tư, tính văn minh thương mại trong chợ cịn kém.
Thứ năm, sự hạn chế của các dịch vụ trong chợ.
Thứ sáu, đối với vấn đề ô nhiễm tại các chợ, hầu hết các ban
quản lý thừa nhận, đây là vấn đề khá phổ biến.
Thứ bảy, vấn đề đội ng cán bộ quản lý chợ cả ở những cơ
quan quản lý nhà nước và đơn vị quản lý trực tiếp tại các chợ còn hạn
chế
2.3.2.2. Ngu ên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân khách quan:
Một là, trong những năm vừa qua tình hình phát triển kinh tế
xã hội của thành phố Huế chuyển dịch, phát triển mạnh mẽ.
Hai là, nguyên nhân xuất phát từ thói quen tiêu dùng của dân
cư.
- Nguyên nhân chủ quan
Một là, QLNN đối với hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa
bàn thành phố Huế chậm được đổi mới.
Hai là, sự quan tâm của các cấp chính quyền các ngành còn
chưa đầy đủ từ khâu thực hiện quy hoạch, kế hoạch phân bố chợ; đầu
tư xây dựng; tổ chức hoạt động quản lý chợ; xây dựng, thực thi các

chính sách ưu tiên cho chợ.

18


Ba là, việc thiếu kiên quyết trong việc xử lý các vấn đề lấn
chiếm trái phép và hình thành chợ trái phép của các cơ quan chức
năng là một nguyên nhân đến sự hình thành nhiều chợ tự phát.
Bốn là, các biện pháp huy động vốn đầu tư và xây dựng chợ
còn chưa thực sự hấp dẫn c ng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp
của các chợ.
Năm là, trình độ nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý của một số
các cán bộ còn yếu kém, chưa được đào tạo, tập huấn thường xuyên,
thiếu tính thực tiễn.
Tiểu kết chương 2
Từ những phân tích trên đây về thực trạng QLNN đối với hoạt
động kinh doanh tại chợ trên địa bàn thành phố Huế cho thấy, cùng
với quá trình phát triển kinh tế - xãhội của thành phố, hoạt động kinh
doanh tại các chợ phát triển khá nhanh và cơ bản đáp ứng được sự gia
tăng của nhu cầu mua bán, trao đổi và tiêu dùng của dân cư trên địa
bàn.

19


Chương 3
ĐỊNH H ỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ N ỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TẠI CÁC CH


INH DOANH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

3.1. Quan điểm và định hướngphát triển hoạt động kinh
doanh tại chợ trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2025
3.1.1. Quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh tại chợ
trên địa bàn thành phố Huế
Quan điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ
Quan điểm phát triển ngành hàng và lực lượng kinh doanh
trên chợ
Quan điểm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hệ thống chợ
3.1.2.

Định hướng phát triển

Định hướng về tổ chức quản lý chợ
Định hướng về phát triển lực lượng kinh doanh trên chợ
Định hướng chủ yếu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chợ
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố Huế
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, pháp luật về phát triển và quản lý
hoạt động kinh doanh tại chợ
Thứ nhất, đối với hệ thống văn bản pháp luật về phát triển và
quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ.
Thứ hai, để có thể thu hút ngày càng nhiều nguồn lực của các
tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để phát triển chợ cần

20



phải khẩn trương sửa đổi,bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu
đãi đối với lĩnh vực này.
Thứ ba, để phát triển hoạt động kinh doanh tại chợ theo hướng
hiệu quả, bền vững cần phải sửa đổi, bổ sung các chính sách quản lý
đối với chợ.
3.2.2. Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng
chợ
Để công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn
thành phố Huế được triển khai hiệu quả, UBND thành phố cần nâng
cao hiệu quả của bộ máy quản lý. Đẩy mạnh phân cấp quản lý theo
quy định, đặc biệt nâng cao vai trò của UBND các phường trong
công tác QLNN về hoạt động kinh doanh tại chợ hạng 3 trên địa bàn.
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức
của các hộ kinh doanh và người tiêu dùng
Một là, đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
bảo vệ môi trường, tài ngun và an tồn thực phẩm, phịng cháy
chữa cháy đối với các hộ kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn
thành phố.
Hai là, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật đối với tiểu thương tại các chợ và người dân về bảo vệ môi
trường, tài ngun và an tồn thực phẩm, phóng chống cháy nổ.
Ba là, sử dụng mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, tài ngun và an tồn thực
phẩm, phịng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Huế.
21


3.2.4. Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện quy chế quản lý

hoạt động kinh doanh tại chợ
Giải pháp tăng hiệu quả khai thác điểm kinh doanh
Quản lý và sử dụng các khoản thu chi từ hoạt động kinh doanh
tại chợ
Một số giải pháp đảm bảo an toàn tại chợ
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và xử
lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp
Hai là, đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi
phạm pháp luật
Ba là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Công
Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các
phường và các đơn vị có liên quan.
Bốn là, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
tham gia thực hiện xã hội về quản lý, giám sát chặt chẽ
3.3.

iến nghị

3.3.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề nghị UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị
xã, thành phố rà soát lại hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa
bàn để tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình
thực tế: mở rộng quy mơ đối với những chợ đang sử dụng vượt quá
số chỗ bán hàng theo thiết kế, cân đối lại mức thu của các chợ hàng
năm theo hoạt động thực tế của chợ.

22



3.3.2. Đối với UBND thành phố Huế
UBND thành phố Huế cần tăng cường chỉ đạo Phòng kinh tế
thường xuyên theo dõi việc thực hiện quy hoạch mở rộng, cải tạo các
chợ trên địa bàn.
3.3.3. Đối với phòng kinh tế thuộc UBND thành phố Huế
Phịng cần có nhiều hoạt động thiết thực trong việc phổ biến
các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định liên quan đến hoạt
động quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ.
Phòng cần thường xuyên chỉ đạo, hỗ trợ Ban quản lý, tổ quản
lý chợ c ng như các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vướng
mắc, khó khăn trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến hoạt động quản lýchợ.
Tiểu kết chương 3
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,
cùng với triển vọng phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố, nhu cầu
mua bán sẽ ngày càng tăng lên cả về quy mô, phạm vi không gian
c ng như sự đa dạng hoá của các phương thức, hình thức kinh doanh,
các yêu cầu về phục vụ văn minh, các dịch vụ hỗ trợ cho việc mua
bán hàng hố... Trong đó, hoạt động mua bán hàng hố qua mạng
lưới chợ sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khơi lượng hàng hố
lưu thơng trên địa bàn

23


×