Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã hòa tiến – huyện hòa vang – thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 57 trang )

-1-

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải dọc khắp chiều dài đất nước, với 31,31 triệu ha (chiếm 95,2% diện tích
cả nước) và 70,4% dân số (2009) [21], các vùng nông thôn mang những nét đặc
trưng riêng của đất nước Việt Nam. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
đã đem lại những thành tựu to lớn cho đời sống của nhân dân ở hầu khắp các vùng
quê. Đồng hành với sự phát triển này là những áp lực lớn về ô nhiễm môi trường
đang đặt gánh nặng cho những vùng nông thôn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt
chưa được quản lý, thu gom và xử lý triệt để. Mặt khác, hầu hết ở đây, trình độ dân
trí của người dân cịn thấp, nhận thức về bảo vệ môi trường chưa được nâng cao lại
càng làm gia tăng thêm tình trạng ơ nhiễm.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Đà Nẵng là một thành phố
trung tâm và trọng điểm trong khu vực miền Trung - Tây nguyên, gồm 6 quận nội
thành và 2 huyện ngoại thành với tổng diện tích tự nhiên 1285,43km2 và dân số
ước tính năm 2012 là 979.697 người trong đó dân số đơ thị khoảng 853.837 người
(chiếm 87.1% tổng số dân) và dân số ở nông thôn khoảng 125.860 người (chiếm
12.9% tổng số dân), mật độ dân số 762 người/km2 [18,19]. Cùng với q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa liên tục trong nhiều năm qua, Đà Nẵng đã có nhiều thay
đổi đáng kể và những tiến bộ vượt bậc về kinh tế xã hội. GDP năm 2012 đạt 1.837,3
tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt
2283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả
nước [20].Tuy vậy, Thành phố Đà Nẵng đang phải đối diện với những vấn đề của
một đô thị lớn: dân số tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao nên đời
sống nhân dân từng bước được cải thiện, do vậy nhu cầu tiêu dung, tiện nghi trong
sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng kể, kết quả dẫn đến là khối lượng rác thải
chất sinh hoạt tăng lên liên tục đã tạo nên một áp lực rất lớn cho công ty thu gom
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Không những ở khu vực thành thị mà rác thải sinh
hoạt ở nông thôn cũng đang là một vấn đề nhức nhối đáng quan tâm và lo ngại của
Thành phố Đà Nẵng.




-2-

Hòa Tiến là một xã trọng điểm của huyện Hòa Vang. Trước đây, nhân dân
chủ yếu sống bằng nghề nông. Hiện nay, bên cạnh trồng trọt, chăn ni; Hịa Tiến
đang hình thành và phát triển theo hướng dịch vụ, đời sống nhân dân ngày càng
khởi sắc và trong tương lai Hòa Tiến sẽ trở thành một vùng trọng điểm về phát triển
kinh tế xã hội của huyện Hòa Vang. Trong khi đó hệ thống quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại đây hoạt động chưa tốt, công tác quản lý ở xã dựa trên giấy tờ là chủ
yếu, đặc biệt quản lý chất thải rắn thì cịn rất mới mẻ làm cho q trình quản lý đạt
hiệu quả thấp. Địi hỏi cần có những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Hịa Tiến
Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các
bộ phận liên quan đến môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn tại xã Hòa Tiến, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh
giá nghiêm túc về vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải tại khu vực này, trên cơ sở
đó đề xuất các biện pháp cải thiện, bảo vệ mơi trường ở đây. Nhằm góp phần đánh
giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường ở địa phương, tôi đã
chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp cải thiện công tác quản lý
chất thải rắn sinh hoạt ở xã Hòa Tiến – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng” với
mục tiêu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Hịa Tiến
đồng thời định hướng cho cơng tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tại xã trong
tương lai.

2. Mục tiêu của đề tài
Xã Hòa Tiến tuy là một xã đã được thành lập từ năm 1997 nhưng đến năm
2011 thì kinh tế của xã mới có bước phát triển vượt bậc. Vì vậy, cơng tác bảo vệ
môi trường, nhất là quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng dân
cư đơng và thành phần phức tạp chính là thách thức lớn trong việc quản lý chất thải

rắn sinh hoạt. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Hòa Tiến,
đề tài tập trung vào các mục tiêu sau:
- Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Hòa Tiến.


-3-

- Dự báo tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát sinh CTR của xã đến năm 2025.
- Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả trong cơng tác kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý
theo phương thức tốt nhất. Thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đơ thị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chất thải rắn có nhiều loại: CTR y tế, CTR sinh hoạt, chất thải rắn xây
dựng,… nhưng do điều kiện về thời gian, khả năng....còn hạn chế nên đối tượng tập
trung nghiên cứu chủ yếu là CTR sinh hoạt bao gồm:
+ Chất thải rắn từ hộ gia đình
+ Chất thải rắn phát sinh từ chợ
+ Chất thải rắn phát sinh từ cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học.
Trên cơ sở khảo sát thu thập tài liệu và số liệu sẵn có về hệ thống thu gom,
vận chuyển CTR trên địa bàn xã Hòa Tiến.
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn xã (nguồn phát
sinh, quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý…).
- Dự báo tốc độ phát sinh CTR, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý CTR đến năm
2025.
- Đưa ra các biện pháp quản lý để nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu hệ thống
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt của xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang,
Thành phố Đà Nẵng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận
Mục tiêu chính của đề tài là nhằm thu thập thơng tin đầy đủ về khối lượng và
các quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn xã. Tiến đến kiểm kê
các chất thải này và dự báo sự phát sinh chất thải trong tương lai (đến năm 2025).
Việc thu gom, vận chuyển hiện nay đã được thực hiện trên địa bàn xã nhưng
chưa thật sự có hiệu quả cao. Trong q trình xây dựng nơng thơn mới sẽ kéo theo
nhiều nhu cầu sống; gia tăng dân số, đất ở, khối lượng sản phẩm cũng như nảy sinh


-4-

nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt phát sinh
ngày càng nhiều. Vì vậy cần “nghiên cứu và cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh
hoạt cho xã”, để đảm bảo lượng rác được thu gom một cách triệt để và giữ vệ sinh
công cộng, đem lại nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng rác hiệu quả góp phần
đem lại mỹ quan đơ thị cho xã nói riêng và lợi ích mơi trường nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hồn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tơi sử dụng các phương pháp
và nguồn lực hỗ trợ sau để nghiên cứu:
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu và tổng hợp thông tin
Phương pháp này sẽ giúp nắm bắt được những thông tin cần thiết liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu. Tài liệu phục vụ cho đề tài này được thu thập từ những
nguồn sau:
- Từ các báo cáo, tư liệu của huyện Hòa Vang;
- Từ các báo cáo, tư liệu của xã và các thôn trong xã Hịa Tiến;
- Từ Cơng ty Mơi trường đơ thị Thành phố Đà Nẵng;
- Từ Xí nghiệp mơi trường huyện Hòa Vang;
- Từ các nguồn tài liệu khác: sách; báo, tạp chí và những tư liệu trên mạng
internet...
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm kiểm tra các thông tin đã thu thập
được qua tài liệu và thu thập những thông tin từ thực tế để củng cố vấn đề nghiên
cứu. Trong thời gian làm đề tài, tôi đã đến địa phương để thu thập tất cả các thông
tin cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể là: Theo dõi hoạt động thu gom rác, khảo sát điều kiện vệ sinh mơi
trường của xã, qua đó đánh giá được hiệu quả của tổ vệ sinh môi trường và hệ thống
quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn xã. Các công việc thực hiện:
- Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đình từ 11 thơn trong xã dưới hình thức
dùng phiếu điều ra để lấy về một số thơng tin có liên quan.


-5-

+ Sau đó từ 100 hộ gia đình trên tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ dựa trên chỉ
tiêu thu nhập bình quân đầu người.
Từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng: 10 hộ
Từ 2.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng: 10 hộ
Từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng: 10 hộ
Dưới hình thức dùng phiếu điều tra để lấy thông tin về khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh trung bình hàng ngày, thành phần của chúng.
- Lấy mẫu rác tại các hộ gia đình
+ Chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình, chia thành 3 nhóm dựa trên chỉ tiêu thu nhập
bình qn đầu người (trong đợt phát phiếu điều tra lần 1), để tiến hành cân tất cả
các loại rác do hộ gia đình thải ra trong ngày (24 giờ), liên tục trong 7 ngày.
+ Trước khi cân, hướng dẫn hộ gia đình cách phân loại rác thành 4 loại là rác hữu
cơ (thực phẩm, rác vườn), nilon, chất thải có thể tái chế được (thủy tinh, nhôm,
sắt..) và các loại rác thải cịn lại.
+ Mỗi ngày, mỗi hộ gia đình được phát 4 túi nilon có 4 màu khác nhau để chứa 4
loại rác theo phân loại: xanh: rác hữu cơ; trắng: rác nilon; hồng: rác tái chế; vàng:
rác khác.

+ Hằng ngày, cân rác vào 7 giờ 30 đến 9 giờ. Ngày đầu tiên cân và bỏ đi. Bắt đầu
cân và được ghi chép đầy đủ vào phiếu điều tra từ ngày thứ hai.
+ Các số liệu thu được từ phiếu điều tra được xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học.
- Tiến hành phỏng vấn người dân, phỏng vấn công nhân thu gom để đánh giá tình
hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
4.2.3. Phương pháp đánh giá, xử lý số liệu
Từ số liệu và thông tin thu được có liên quan sẽ tiến hành phân tích và so
sánh, đánh giá để làm tư liệu cho đề tài.
5. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát sinh và công tác quản lý CTR sinh hoạt
tại xã; đề tài đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
CTR sinh hoạt trên địa bàn xã Hòa Tiến.


-6-

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học, biện pháp tối ưu cho công tác quản
lý chất thải rắn tại xã Hòa Tiến trên cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp tại
xã như:
- Đề xuất biện pháp phân loại rác tại nguồn;
- Nâng cao nhận thức của người dân;
- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý;
- Xã hội hóa cơng tác vệ sinh mơi trường;
Mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước trong chi phí xử lý rác, đồng thời tìm
ra được biện pháp để giải quyết cho vấn đề đất chôn lấp rác đang thiếu hụt do khối
lượng rác gia tăng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham

khảo và phụ lục; đề tài gồm 3 chương.


-7-

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
1.1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được
định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đơ thị
mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được
coi là chất thải rắn đơ thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành
phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy [1].
1.1.1.2. Nguồn gốc chất thải rắn
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, cơng trình cơng cộng;
- Từ các dịch vụ đơ thị, sân bay;
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại khác nhau của chất thải
rắn được sinh ra. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn sẽ giúp sẽ giúp ta dễ thực
hiện việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, tăng khả năng tái chế và tái sử dụng các
vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Các chất thải
rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau nên được phân theo nhiều loại khác

nhau như:
1.1.1.3.1. Theo vị trí hình thành [11]
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường
phố, chợ.


-8-

1.1.1.3.2. Theo thành phần hóa học và vật lý [11]
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không
cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo...
1.1.1.3.3. Theo bản chất nguồn tạo thành [11]: Chất thải rắn được phân thành các
loại sau:
* Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm thương mại.
* Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
* Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tơng vỡ do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng cơng trình….
* Chất thải nơng nghiệp: Là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nơng nghiệp, thí dụ như trồng trọt, chăn ni, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ….
1.1.1.3.4. Theo mức độ nguy hại [11]: Chất thải rắn được phân thành các loại:
* Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh
học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
* Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới
môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

* Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn
Việc tính tốn được tốc độ phát thải là một trong những yếu tố quan trọng
trong việc quản lý rác thải bởi vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát
sinh trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, đồng thời dự báo được trong tương lai để
có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom, trung chuyển, vận


-9-

chuyển đến xử lý. Vì thế để quản lý tốt lượng rác phát sinh ta cần biết tốc độ phát
sinh chất thải rắn. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng gần giống như
phương pháp xác định tổng lượng rác. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau
đây để định lượng rác thải ra ở một khu vực [1], đó là:
- Đo khối lượng.
- Phân tích thống kê.
- Dựa trên các đơn vị thu gom rác (ví dụ thùng chứa).
- Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải.
- Tính cân bằng vật chất.
1.1.1.5. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn đơ thị theo tính chất vật lý
% Trọng lượng

Thành phần

Khoảng giá trị


Trung bình

Chất thải thực phẩm

6-25

15

Giấy

25-45

40

Catton

3-15

4

Chất dẻo

2-8

3

Vải vụn

0-4


2

Cao su

0-2

0,5

Da vụn

0-2

0,5

Sản phẩm vườn

0-20

12

Gỗ

1-4

2

Thủy tinh

4-16


8

Can hộp

2-8

6

Kim loại không thép

0-1

1

Kim loại thép

1-4

2

Bụi, tro, gạch

0-10

4

Tổng hợp

100
(Nguồn:GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, Hà Nội 2001)



-10-

1.1.1.6. Tính chất của chất thải rắn
1.1.1.6.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đơ thị gồm: khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước và độ xốp. Trong đó khối lượng riêng và độ ẩm là những
tính chất được quan tâm nhất trong cơng tác quản lý CTR đô thị ở Việt Nam.
- Khối lượng riêng: hay mật độ của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén
chặt của chất thải. Khối lượng riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác
thu gom vận chuyển và xử lý. Qua đó có thể phân bố và tính được nhu cầu trang
thiết bị chuẩn cho công tác thu gom, vận chuyển rác thu gom, thiết kế quy mô bãi
chôn lấp. Đối với rác thực phẩm, khối lượng riêng khoảng 100-500 kg/m3. Khối
lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120-590 kg/m3. Đối với xe vận
chuyển rác có thiết bị ép rác lên đến 830 kg/m3 [12].
- Độ ẩm: Là thơng số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, được
xem xét khi lựa chọn phương án xử lí, thiết kế bãi chon lấp và lị đốt. Độ ẩm rác
thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thành phố có độ ẩm từ
50-80%, rác thải là thủy tinh, khối lượng có độ ẩm thấp. Độ ẩm trong rác cao tạo
điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây thối rữa [2,4].
1.1.1.6.2. Tính chất hóa học và giá trị nhiệt lượng
Khi lựa chọn phương án xử lí chất thải, thời gian thu gom, vận chuyển rác
thông thường, rác thải có giá trị nhiệt lượng cao như: gỗ, cao su, trấu,…sẽ được sử
dụng làm chất đốt, rác thải có thành phần lữu cơ dễ phân hủy phải thu gom trong
ngày và ưu tiên xử lí theo phương pháp sinh học. Để có số liệu về tính chất hóa học
và giá trị nhiệt lượng người ta thường xác định thông số sau:
* Tính chất hóa học [11,12]
- Thành phần lữu cơ: được xác định là thành phần thất thoát (chất bay hơi) sau khi
nung rác ở nhiệt độ 9500C.

- Thành phần vơ cơ: là thành phần tro cịn lại sau khi nung rác thải.
- Thành phần phần trăm của C, H, O, N, S và tro được xác định để tính nhiệt lượng của
rác.


-11-

Bảng 1.2.Số liệu thường thấy khi phân tích các thành phần cơ bản của chất thải đô thị

Thành phần rác thải

Trọng lượng
C

H

O

N

S

Tro

48

6

38


2.5

0.5

5

Giấy

43.5

6.0

44

0.3

0.2

6

Nhựa

60

7

23

Thủy tinh


0.5

0.1

0.4

< 0.1

99

Kim loại

5

0.6

43

0.1

90

Da, cao su, vải

55

7

20


5

0.2

3

Bụi tro gạch

26

3

2

0.5

0.2

68

Thực phẩm

10

(Nguồn: Environment engineering,Gerad Kiely, 1998)
* Giá trị nhiệt lượng [12]
Theo Frank Kreith, giá trị nhiệt lượng trong thành phần rác thải đơ thị được
trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3.Giá trị nhiệt lượng trong thành phần của rác thải đô thị
Thành phần


Giá trị nhiệt lượng (Btu/1b)
Khoảng giá trị

Trung bình

Chất thải thực phẩm

1500-3000

2000

Giấy

5000-8000

7200

12000-16000

14000

Thủy tinh

50-100

60

Kim loại


100-500

300

Da

6500-8500

7500

Cao su

9000-12000

10000

Vải

6500-8000

7500

Bụi tro gạch

1000-5000

3000

Rác đô thị


4000-6500

4500

Gỗ

1000-8000

2500

Rác làm vườn

7500-8500

8000

Plastic

(Nguồn: Handbook of solid waste management, 1994)


-12-

1. 1.1.6.3. Tính chất sinh học
Tính chất sinh học quan trọng nhất của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị
hầu như tất cả các hợp phần hữu cơ đều có thể bị phân hủy sinh học tạo thành các
khí đốt và khí trơ, các chất rắn vơ cơ có liên quan đến. Thành phần chất rắn dễ bay
hơi được xác định bằng cách đốt ở 5500C, thường được sử dụng như một thước đo
khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn đô thị [12].
Bảng 1.4.Khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ dựa vào thành phần lignin

Phần phân

Chất rắn bay hơi

Thành phần lignin

(% tổng chất rắn)

(% chất rắn bay hơi)

Chất thải thực phẩm

7-15

0,4

0,82

Giấy báo

94,0

22

0

Giấy văn phịng

96,4


0,4

0,82

Bìa cứng

94,0

12,9

0,47

Chất thải vườn

50-90

4,1

0,72

Hợp phần

hủy
sinh học

(Nguồn: George Tchbanous, etal, Mc Graw - Hill inc, 1993)
Khả năng phân hủy chung của các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn đô thị
dựa vào thành phần lignin được trình bày ở bảng 1.4. Những chất hữu cơ có thành
phần lignin cao, khả năng phân hủy thấp đáng kể so với chất khác.
1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường

1.1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
Chất thải rắn đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy
nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước trong bãi rác sẽ tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt, hình thành nước rị rỉ. Nước rò rỉ
di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như
trong q trình vận chuyển các chất gây ơ nhiễm ra mơi trường xung quanh.
Các chất ơ nhiễm trong nước rị rỉ gồm các chất được hình thành trong quá
trình phân hủy sinh học, hóa học. Nhìn chung mức độ ơ nhiễm trong nước rò rỉ rất
cao (COD: từ 3000-45000 mg/l; N-NH3: từ 10-800 mg/l; BOD5: từ 2000-30000


-13-

mg/l; TOC (cacbon hữu cơ tổng hợp): từ 1500-20000 mg/l; phospho tổng cộng: từ
1-70 mg/l; …và lượng lớn các vi sinh vật) [1,4].
Đối với bãi rác thông thường các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm
gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm cho con người khi sử dụng
tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngồi ra chúng cịn rỉ ra bên ngồi
bãi rác gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng lên men acid sẽ
cao hơn so với giai đoạn lên men metan. Các hợp chất hydroxyt vòng thơm, acid
humic và acid fulvic có thể tạo phúc với Feralit, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Vì vậy khi
kiểm sốt chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng
độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm [9].
Ngồi ra, nước rị rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại: chất hữu cơ bị
Halogen hóa, các hyrocacbon đa vịng thơm, chúng có thể gây đột biến gen, gây
ung thư.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất ở hai
điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra các hàng loạt sản

phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khống đơn giản H2O, CO2, CH4,…
Với một lượng rác và nước rỉ rác vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành những chất ít ơ nhiễm hoặc khơng ơ
nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì mơi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại
nặng, các chất độc hại cùng với vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn
nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước.
1.1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến mơi trường khơng khí
Các chất thải rắn thường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ơ
nhiễm khơng khí. Cũng có thể có những chất thải có khả năng phát tán vào khơng
khí gây ơ nhiễm khơng khí trực tiếp, cũng có loại rác dễ phân trong điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350C và độ ẩm thích hợp là 70-80%) [9]


-14-

sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hơi, nhiều loại khí ơ nhiễm có tác động
xấu đến môi trường độ thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Thành
phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chơn lấp rác được thể hiện ở bảng 1.5
Bảng 1.5.Thành phần khí thải chủ yếu ở bãi chơn lấp
Thành phần khí

% thể tích

4

54-60

CO2


40-60

CH
N2

2-5

NH3

0.1-1.0

SO3C, H2O, Mercaptan

0.1-10

H2

0-1.0

CO2

0-0.20

Chất hữu cơ bay hơi

0.01-0.6
(Nguồn: Handbook of solid waste management, 1994)

1.1.2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe con người
Chất thải phát sinh từ các đô thị nếu không được thu gom, vận chuyển và xử

lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan xấu và nghiêm trọng hơn là
ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, có vơ số mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn
do chất thải phát sinh từ nhiều nguồn. Khi chúng phân hủy sẽ tạo ra nhiều khí độc,
trong đó có cả vi khuẩn, vi sinh vật và kí sinh trùng gây bệnh cho con người. Nhiều
thống kê cho thấy rằng người dân sống gần các bãi rác bừa bãi, mất vệ sinh thường
có nguy cơ nhiễm bệnh do sinh vật gây ra hơn nơi khác. Một số bệnh mắc phải như
sốt rét, sốt xuất huyết, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, và một số bệnh ngoài
da…[12].
Một cách ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng khác là sự giải phóng mùi hơi thối.
Mùi hơi thối có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của con người, cũng như
gây ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế lên giá trị các khu nhà đất xung quanh.
1.1.3. Quá trình thu gom – Vận chuyển chất thải rắn
1.1.3.1. Quá trình thu gom


-15-

Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở
hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển
tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải có thể chia ra thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp.
- Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó và
chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp [1].
- Thu gom thứ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm
thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần
hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp
bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ [1].
1.1.3.2. Quá trình vận chuyển
Quá trình vận chuyển bao gồm bốc xếp chất thải rắn từ thùng lên xe rồi

chuyển chở chất thải rắn từ các vị trí đặt các thùng chứa tới điểm tập trung (trạm
trung chuyển, trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp). Thời gian thao tác tại bãi thải bao gồm
thời gian bốc dỡ và thời gian chờ đợi. Ngồi ra q trình vận chuyển cịn tính đến
thời gian hoạt động ngồi hành trình (thời gian tính tốn đển kiểm tra phương tiện,
thời gian đi từ cơ quan tới vị trí bốc xếp đầu tiên, thời gian khắc phục do ngoại cảnh
gây ra, thời gian bão dưỡng, sửa chữa thiết bị…) [11].
Sơ đồ tổng quát của quá trình vận chyển chất thải rắn:

Thu gom

Vận
chuyển

Trung
chuyển

Bãi rác

Hình 1.1.Sơ đồ tổng quát quá trình vận chuyển chất thải rắn
1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
1.1.4.1. Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996),
công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm
phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hồ polyme và sử dụng


-16-

áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu chuyển về nhà

máy, chất thải rắn không cần phân loại được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển
tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất
trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được
bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với nhau sau khi thành phần polymer
được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột được chuyển đến nhà máy ép khuôn và
cho ra sản phẩm mới, cơng nghệ này an tồn về mặt môi trường và không độc hại
[11,1].
- Ưu điểm:
+ Cơng nghệ đơn giản, chi phí khơng lớn;
+ Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm;
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi chơn
lấp.
Tuy nhiên, đây là một công nghệ xử lý rác chưa áp dụng rộng rãi trên thế
giới nên chưa thể đánh giá hết được ưu, khuyết điểm của công nghệ này. Các sản
phẩm Hydromex mới ở dạng trình diễn.
1.1.4.2. Phương pháp đốt
Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất
thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng
nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro…đồng thời giải
phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Các chất khí được làm sạch hoặc khơng được
làm sạch thốt ra ngồi khơng khí, CTR cịn lại thì được mang đi chơn lấp [11].
- Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất thải y
tế cũng như chất thải nguy hại khác.
- Nhược điểm:
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc



-17-

thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần khơng cháy cao thì
việc đốt rác không thuận lợi.
1.1.4.3. Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng
phương pháp này thực chất là một cơng nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau
khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau
đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra q trình lên
men sinh học kỵ khí và hiếu khí.
Q trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí
metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Cịn tại q
trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Xử lý
bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất
nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chơn lấp nhưng tính tổng thể
lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chơn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20%
diện tích bãi chơn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống. Theo các
nhà chun mơn thì 1 tấn rác thải tạo ra 1,854 m3 khí; mỗi m3 khí sẽ cho khoảng
1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.1.4.4. Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được
về mặt mơi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải,
tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải
cịn lại ra bãi chơn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR [1].
- Ưu điểm:
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể

xử lý triệt để hoặc không xử lý được;


-18-

+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi giữ xe,
sân chơi, cơng viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với
các phương pháp khác;
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
- Nhược điểm:
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất khan hiếm;
+ Khó khăn trong việc kiểm sốt lượng khí thải và nước rỉ rác;
+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S;
+ Phải quan trắc chất lượng mơi trường sau khi đóng cửa.
1.1.4.5. Phương pháp nhiệt phân
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân
với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than
tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy
nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên
tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao [11].
1.1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Đà Nẵng
1.1.5 1. Thực trạng phát thải CTR tại Thành phố Đà Nẵng
Bảng 1.6.Khối lượng CTR phát sinh và tỷ lệ thu gom tại TP. Đà Nẵng
Năm

Phát sinh (tấn/ngày)

Thu gom (tấn/ngày) Tỷ lệ thu gom (%)

2010


267.873

228.700

87

2011

269.255

242.330

90

2012

277.045

252.504

92

( Nguồn: Công ty Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng)
Tổng thải lượng chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng ước khoảng 260.000 –
280.000 tấn/năm, chỉ bằng 1/10-3/10 so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Rác
thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao: 77,23% [10] trong tổng lượng rác thải của thành phố.
Tỷ lệ này cho thấy rác thải ở Đà Nẵng chủ yếu là chất thải hữu cơ.
Tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo đầu người ở Đà Nẵng thay đổi từ 0,83
kg/ng/ngày (ở đô thị) và 0,4 kg/người/ngày (ở nông thôn) [10], xấp xỉ tỷ lệ phát



-19-

sinh rác thải tại các đô thị thuộc các quốc gia đang phát triển và thấp hơn rất nhiều
so với các đô thị của các quốc gia phát triển.
Trong tương lai không xa, thành phố Đà Nẵng sẽ phát triển các khu đơ thi
mới thì tổng lượng rác, chủng loại rác và tỷ lệ phát sinh rác thải sẽ gia tăng nhanh
chóng. Điều này đặt chúng ta trước những thách thức môi trường trong việc quản lý
chất thải rắn.
1.1.5.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.1.5.2.1. Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, chất thải rắn trên địa bàn thành phố do công ty Môi trường Đô thị
Đà Nẵng chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý với 694 công nhân trực
tiếp làm công tác vệ sinh môi trường đô thị cho 6 quận và 1 huyện.
1.1.5.2.2. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng
Hiện nay công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng thu gom chất thải
rắn bình quân được 692 tấn/ngày [10], tỷ lệ thu gom khoảng 90-92% lượng rác phát
sinh trên địa bàn thành phố (gồm 6
quận và 1 huyện). Toàn bộ chất thải
rắn thu gom chưa tiến hành phân loại
tại nguồn.
* Hình thức thu gom: 3 hình thức
- Thu gom bằng xe thơ sơ bagac kéo
và đạp có trang bị thùng 660L thông
qua trạm trung chuyển trước khi vận
chuyển lên bãi đổ bằng hệ thống

Hình 1.2.Xe bagac có gắn thùng chứa
660L


Container và vận chuyển bằng xe Hoolik.
- Thu gom bằng xe cuốn ép trực tiếp có cịi loại xe 3,5 tấn. Loại xe này sử dụng thu
gom tại các vùng ven, ngoại ô thành phố.
- Thu gom trực tiếp bằng thùng 240L được đặt dọc trên các đường chính và các khu
dân cư, tái định cư mới mở.


-20-

- Thu gom bằng thùng 660L bằng xe bagac đưa về điểm trung chuyển và tất cả 2
loại thùng 240L và 660L đều được nâng gấp và vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn
bằng xe Huyndai 5 tấn và Hino 9 tấn dọc các đường phố bắt đầu từ 7 giờ sáng hơm
nay đến 2 giờ sáng hơm sau.

Hình 1.4.Xe nâng
Hình 1.3.Xe cuốn ép
* Quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng

Dựa trên tuyến thu gom chính, việc bố trí quy trình thu gom và vận chuyển
rác được khái quát bằng sơ đồ như sau:
Rác thải sinh hoạt

Thùng rác 240L,
660L

Xe
nâng


Xe
bagac

Trạm trung
chuyển

Xe bagac và thùng
rác

Xe cuốn ép

Xe nâng
thùng

Xe Container

Bãi chôn lấp
Khánh Sơn

Hình 1.5.Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng


-21-

1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hịa Tiến
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Xã Hồ Tiến là một trong 14 xã thuộc huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng. Hoà
Tiến nằm về phía Tây Nam cách trung tâm thành phố 14 km., cách huyện lỵ khoảng
8 km [18]. Với một vị thế thuận lợi, có tiềm năng lớn về du lịch, thuận lợi về giao

thơng, nhiều di tích lịch sử văn hố và các danh lam thắng cảnh ... Hoà Tiến đang
dần trở thành một xã có cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ, là một xã giàu mạnh, văn minh, mang đậm bản sắc q hương.
- Phía Bắc giáp với xã Hịa Thọ.
- Phía đơng giáp xã Hịa Châu.
- Phía Nam giáp xã Điện Hịa, Điện
Tiến, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.
- Phía Tây giáp xã Hịa Khương, Hịa
Phong.
Là một xã có địa hình đồng bằng
hẹp, tương đối bằng phẳng, có tiềm
năng để phát triển các vùng sản xuất

Hình 1.6.Bản đồ xã Hịa Tiến
chun canh và chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng cơng nghiệp, với quy mơ hộ
gia đình, nơng trại vừa và nhỏ với tổng diện tích đất tự nhiên của Hịa Tiến là 1449
ha chiếm 1,89% diện tích tự nhiên của huyện Hịa Vang. Trong đó: đất nơng nghiệp
chiếm 55,45%, đất chuyên dùng 14,35%, đất lâm nghiệp 3,19%, đất ở chiếm 17,72
%, đất chưa sử dụng chiếm 9,29 % [7]. Đất đai của Hòa Tiến gồm các loại đất chủ
yếu sau: đất phù sa, đất cát, đất đỏ vàng, đất xám, đất mùn ... trong các loại đất trên,
nhóm đất phù sa chiếm tỷ trọng cao nhất, thích hợp cho việc trồng cây lương thực,
thực phẩm và các loại cây cơng nghiệp hàng năm.
1.2.1.2. Điều kiện khí tượng, thủy lợi
1.2.1.2.1. Điều kiện khí tượng
Xã Hịa Tiến nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, có mùa mưa và


-22-

mùa nắng rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 2

đến tháng 9, đặc biệt từ tháng 12 đến tháng 2 thường xuất hiện các đợt gió mùa
Đơng Bắc kèm theo mưa và nhiệt độ xuống thấp, thỉnh thoảng xuất hiện các đợt rét
đậm, nhiệt độ xuống dưới 200C ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp [7].
Mạt khác, nằm trong khu vực miền Trung nên Hòa Tiến còn chịu ảnh hưởng của
bão, trung bình hằng năm khu vực miền Trung có khoảng từ 2 đến 6 cơn bão sẽ ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của khu vực.
1.2.1.2.2. Chế độ thủy lợi
Trên địa bàn xã có 01 trạm bơm lớn (Đập Dâng), 02 trạm bơm nhỏ, hệ thống
kênh chính được bê tơng hóa, năng lực tưới tiêu tương đối đảm bảo. Diện tích sản
xuất nơng nghiệp của xã 803,4 ha; trong đó diện tích cấy lúa 500ha. Có 58,6 km
kênh mương thủy lợi. Hiện nay, hệ thống kênh do địa phương quản lý chưa được
kiên cố [16].
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng lên nhanh. Tổng giá trị
sản xuất năm 2012 đạt 112,2 tỷ đồng [16] tăng 12% so với năm 2011.
Hiện nay cơ cấu kinh tế của xã đã có những bước chuyển dịch sang hướng
tăng các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng các
ngành nông nghiệp. Các số liệu tổng hợp được thể hiện ở bảng 1.7
Bảng 1.7.Cơ cấu các ngành kinh tế ở xã Hòa Tiến
Các ngành kinh tế

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2012

Nông nghiệp


87,5%

75,6%

67, %

Tiểu thủ công nghiệp

5,6%

9,7%

14,5%

Thương mại – dịch vụ

6,9%

14,7%

17,8%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của xã giai đoạn 2005-2010, năm 2012)
1.2.2.2. Dân số
Dân số xã Hòa Tiến là 16.668 người với 4264 hộ, sinh sống tại 11 thơn. Trong

đó, thơn có số hộ đơng nhất là thơn Lệ Sơn 1 có 1.853 hộ, ít nhất là thơn Bắc An có


-23-


94 hộ [16]. Với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,08% vào năm 2011.
Nguồn lao động của xã khá dồi dào. Thống kê đến hết năm 2012, tồn xã có
9853 người lao động chiếm 59,1% dân số…
Năm 2012, bình quân lương thực đầu người đạt 412,5 kg/người; thu nhập
bình quân đầu người đạt 21,63 triệu đồng/người/năm [16]. Các chính sách xã hội
được thực hiện đầy đủ. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
1.2.2.3. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội
Giáo dục và đào tạo: Hiện nay tồn xã có 2 trường mẫu giáo chính quy và
một trường mẫu giáo tư thục, 2 trường tiểu học,1 trường THCS. Ngồi ra xã cịn có
trung tâm học tập cộng đồng hàng quý có mở các lớp bổ túc văn hóa cấp III, 01 lớp
nghề điện dân dụng.
Y tế: Xã có một trạm y tế được xây dựng và tầng hóa với quy mơ 12 giường
bệnh. Tổng số cán bộ nhân viên là 11 người, trong đó có một bác sỹ, hai y sĩ.
Văn hóa: Hịa Tiến có 11/ 11 thơn văn hố và 3825/4264 hộ được cơng nhận
danh hiệu gia đình văn hóa đạt 89,7% so với số hộ trên địa bàn xã [16]. Trên địa
bàn xã có thư viện, tủ sách xã, điểm bưu điện văn hố xã và câu lạc bộ thơn, xã.
Đình làng thơn Yến Nê được cơng nhận là di tích lịch sử đình làng cấp thành phố.
Hệ thống phát thanh của xã ln đảm bảo các Nghị định, chính sách của Đảng và
Nhà nước đến sớm với người dân. Các phong trào văn hóa văn nghệ, phong trào
xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa…từng bước phát triển làm chuyển
hóa mạnh mẽ đời sống văn hóa của người dân, góp phần lành mạnh hóa đời sống
và tích cực phịng chống các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra , trên địa bàn xã cịn có 3 hợp tác xã với 02 hợp tác xã nông nghiệp
thực hiện tốt chức năng bà đỡ cho hộ xã viên sản xuất nông nghiệp, 01 hợp tác xã
nấm tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường và tăng thu nhập cho người lao động.
1.2.2.4. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
Giao thơng: Hồ Tiến có những điều kiện thuận lợi về giao thơng như là
đường giao thông liên tỉnh đi Quảng Nam và Hồ Tiến chỉ cách trung tâm thành
phố Đà Nẵng có 14 km nên có những thuận lợi trong phát triển kinh tế. Hòa Tiến

được thừa hưởng phần thuận lợi khi có tuyến đường liên xã nối giữa quốc lộ 1A và
14B (đường Miếu Bơng – Hịa Khương) dài 4 km. Đoạn đường tỉnh lộ DT 605 (Cầu


-24-

Đỏ đi Điện Tiến) với chiều dài 4km. Điều kiện giao thơng thuận lợi này có ảnh
hưởng đến sinh hoạt, kinh tế cũng như đời sống xã hội của người dân. Hiện nay,
100% con đường trong xã đã được rải nhựa và bê tơng hóa. Năm 2012 xã đã tiến
hành thi công mở rộng và nâng cấp 4.873m đường giao thơng kiệt trong xóm [16].
Đảm bảo nền đường rộng 5m.
Cấp điện, nước: Tồn xã có 8 trạm biến áp với tổng cơng suất 1.850KVA, có
hệ thống đường dây nhánh trung thế 15KV dài 5.280m, đường dây hạ thế 0,4KV
dài 23.750 đi đến các thôn. Đến nay, 100% số hộ trong xã được cấp điện bằng mạng
lưới điện quốc gia. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn xã tính đến năm 2012 là
88,7% [16].


-25-

Chương 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
XÃ HÒA TIẾN - HUYỆN HÒA VANG - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Hòa Tiến - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã
Theo kết quả nghiên cứu, các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Hòa Tiến gồm:
- Chất thải đổ ra từ 11 thôn (4.264 hộ). Trong đó có:
+ 3006 hộ gia đình (13.839 người) sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

buôn bán nhỏ. Các nghề phụ như: xay xát, làm mộc dân dụng, may mặc, giết mổ gia
súc, buôn bán hàng tiêu dùng,…..
+ 323 hộ gia đình kinh doanh (1.298 người). Các hộ kinh doanh bao gồm: nhà hàng
ăn uống, phương tiện vận tải bộ, sửa chữa cơ khí, xăng dầu, vật liệu xây dựng, kinh
doanh hàng điện tử…trong đó có 14 cơng ty trách nhiệm hữu hạn chủ yếu là thuộc
lĩnh vực vật liệu xây dựng
+ 935 hộ gia đình cơng nhân viên chức (1531 người).
- Chất thải phát sinh từ 2 chợ lớn (Lệ Trạch, Yến Nê 1) và một số chợ nhỏ;
- Chất thải từ các nhà trẻ, mẫu giáo, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 1
trụ sở, 1 trạm y tế của xã….
2.1.2. Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã
2.1.2.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn
Tiến hành khảo sát điều tra 30 hộ từ 100 hộ trong đợt phát phiếu lần 1, một
cách ngẫu nhiên theo bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi hộ.
Từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng :10 hộ
Từ 2.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng: 10 hộ
Từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng: 10 hộ
Từ việc phát phiếu điều tra và tiến hành cân rác tại 30 hộ trên trong vịng 1
tuần thì tổng hợp kết quả cho thấy như sau:


×