Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động của khu công nghiệp hòa khánh đến nguồn nước ngầm của khu vực vành đai khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 59 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
----------

LÊ THỊ THANH LOAN

Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động
của KCN Hòa Khánh đến nguồn nước
ngầm của khu vực vành đai KCN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
Đà Nẵng – 2013


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, đất nước Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã
và đang từng bước phát triển vượt bậc về mọi phương diện, đặc biệt là về phát triển
công nghiệp. Thành phố Đà Nẵng có 6 KCN, trong đó KCN Hịa Khánh phát triển
mạnh và tập trung nhiều loại hình sản xuất cơng nghiệp hơn cả. Hằng năm, KCN
Hịa Khánh đem lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế cũng như xã hội cho thành phố.
Nhưng bên cạnh đó KCN cũng có tác động xấu đến mơi trường trong khu vực cũng
như các khu lân cận. Việc xả nước thải không đúng quy định của một số nhà máy
trong KCN hay trạm xử lý nước thải tập trung làm việc không đúng cơng suất có
thể gây ra ơ nhiễm đến các khu vực dân cư sinh sống lân cận, đặc biệt là đối với


chất lượng nguồn nước ngầm ở khu vực đó.
Nước là nguồn tài ngun vơ cùng q giá đối với con người. Nước chiếm
một phần lớn trong cơ thể con người, là thành phần không thể thiếu trong tế bào của
các sinh vật. Hầu hết các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể
sinh vật đều có sự tham gia của nước. Nước cịn là nguyên liệu cho quá trình quang
hợp của cây xanh. Quan trọng hơn, nước chính là một yếu tố cần thiết cho mọi hoạt
động kinh tế - xã hội của con người. Bởi vậy, nước là nguồn tài nguyên không thể
thiếu, đặc biệt là nước sạch. Nhưng ngày nay, do hoạt động cơng nghiệp ngày càng
phát triển, lợi ích được đưa lên hàng đầu càng làm cho chất lượng nước nói chung
và chất lượng nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nước ngầm sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống của con người và sinh vật sử dụng
nguồn nước đó. Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động
của KCN Hòa Khánh đến nguồn nước ngầm của khu vực vành đai KCN”.
2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các hoạt động sản xuất trong KCN Hòa Khánh.


3
Xác định các địa điểm nguồn nước ngầm có tiềm năng bị tác động, xây dựng
mạng lưới quan trắc mẫu nước ngầm phù hợp có kết hợp điều tra cộng đồng.
Tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu hóa học cơ bản để từ đó đánh
giá hiện trạng chất lượng nước ngầm của khu vực.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường để hạn chế tác động từ hoạt động
của KCN đến nguồn nước ngầm khu vực vành đai.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá mức độ tác động từ hoạt động của KCN Hòa Khánh đến nguồn
nước ngầm khu vực vành đai KCN kết hợp tham khảo ý kiến người dân về chất
lượng sống ở khu vực này.



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ SỰ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM BỞI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP [1, 2, 17, 18]
1.1.1. Tài nguyên nước [1, 2, 18]
Nước là một trong những thành phần cơ bản của hệ sinh thái, là yếu tố không
thể thiếu đối với tất cả các sinh vật trên Trái Đất. Đối với vi sinh vật, nước là nhân
tố không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động sống. Đối với thực vật, nước là
nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh, là phương tiện để vận chuyển và
trao đổi chất khoáng để cây phát triển. Đối với các loài động vật, nước là phương
tiện vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Quan trọng không kém,
đối với con người thì nước là một yếu tố khơng thể thiếu trong các hoạt động kinh
tế - xã hội trong cuộc sống. Con người mỗi ngày cần 1,83 lít nước để ăn uống.
Trong cơ thể con người có khoảng từ 65 – 68% nước; nếu mất nước 12% thì hơn
mê, có thể gây chết. Nước rất cần cho sản xuất: trong nơng nghiệp, muốn sản xuất
1kg lúa cần 750 lít nước; sản xuất 1kg thịt cần 7,5 lít nước. Trong cơng nghiệp, mỗi
ngành, mỗi khu chế xuất, mỗi công nghệ yêu cầu lượng nước khác nhau. Người ta
ước tính để có 1 tấn nhôm cần 1400 m3 nước; 1 tấn dầu, 1 tấn thép cần 600 m3
nước; 1 tấn nhựa cần 500 m3 nước…
Nước là một tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con
người khi nó ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng dạng và đạt chất lượng theo yêu cầu. Hơn
99% trữ lượng nước trên thế giới nằm ở dạng không hữu dụng đối với đa số các
mục đích của con người do độ mặn (nước biển), địa điểm và dạng tồn tại.
Tài nguyên nước bao gồm các nguồn: nước trên mặt đất (nước mặt), nước
dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước). Trong đó bao gồm các
loại: nước mặn, nước ngọt và hơi nước.
1.1.2. Tài nguyên nước ngầm [17, 18]
Nước ngầm là nguồn nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất,
trong các khe nứt, các mao quản, thấm trong các lớp đất đá, có thể tập trung thành



5
bể, thành bồn, thành dòng chảy trong trong lòng đất.
Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.
Một phần nước dưới đất do mưa thấm trực tiếp xuống trong và sau cơn mưa. Nước
mưa khi rơi xuống đất thường mang theo các tạp chất hữu cơ và vô cơ, các vi
khuẩn… Trong quá trình thấm xuống, chất lượng nước ngầm được cải thiện đáng
kể, các hạt lơ lửng được loại bỏ do tác dụng lọc của các lớp đất, các hợp chất hữu
cơ bị phân giải sinh học, các vi khuẩn gây bệnh bị triệt tiêu dần. Vì vậy nước ngầm
được coi là nước sạch và được dùng để cấp nước sinh hoạt, xây dựng …
Nguồn nước dưới đất có hàm lượng khoáng cao và tăng dần theo chiều sâu.
Đây là nguồn nước nghèo chất dinh dưỡng, chất hữu cơ với hàm lượng giảm dần
theo chiều sâu và sự xâm nhập của vi khuẩn là rất ít.
1.1.3. Ơ nhiễm nguồn nước ngầm do hoạt động công nghiệp [1, 2, 18]
Sự ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nguồn nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt q một ngưỡng cho phép thì sự ơ
nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người.
Ơ nhiễm nguồn nước ngầm có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự
nhiên bao gồm các yếu tố như mưa, bão, lũ lụt… làm cho hàm lượng các chất vô
cơ và hữu cơ trong đất tăng mạnh. Các yếu tố tự nhiên xảy ra trên quy mô lớn
nhưng không thường xuyên nên không phải là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm
nguồn nước ngầm.
Nguồn gốc nhân tạo bao gồm các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con
người: nước thải từ khu dân cư ngấm vào đất, nước thải từ các KCN, chôn lấp chất
thải rắn và chất thải nguy hại còn tồn đọng nước thải không đúng yêu cầu gây ảnh
hưởng đến nguồn nước ngầm gần đó… Trong đó thì nguồn gốc từ nước thải KCN
gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến chất lượng nước ngầm khu vực đó.
Nước thải cơng nghiệp là nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khác với nước thải đô thị, nước thải cơng nghiệp
khơng có thành phần cơ bản giống nhau. Thành phần nước thải sản xuất của các cơ


6
sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc
vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu, chất
lượng sản phẩm… Trong nước thải sản xuất, ngoài các loại cặn lơ lửng cịn có
nhiều tạp chất hóa học khác nhau: các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ, chất
hoạt tính bề mặt…), các chất độc (cyanua, asen, thủy ngân…), các chất gây mùi,
các loại muối khoáng và một số chất đồng vị phóng xạ.
Lượng nước thải cơng nghiệp khi khơng được thu gom và xử lí mà đưa trực
tiếp ra các kênh mương, sơng ngịi, hồ đầm sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến
nguồn nước và sau một thời gian tích tụ sẽ ngấm vào nguồn nước ngầm khu vực
xung quanh.
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC [3, 5, 6, 16]
1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý [3, 6]
1.2.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, nó quyết định lồi sinh vật nào tồn tại và phát
triển một cách ưu thế trong hệ sinh thái nước.
Nhiệt độ được xác định bằng nhiệt kế hoặc một bộ phận của các thiết bị đo
nhanh tại hiện trường.
1.2.1.2. Màu sắc
Màu thực của nước là màu tạo ra do các chất hòa tan hoặc ở dạng hạt keo;
màu bên ngồi cịn gọi là màu biểu kiến của nước là do các chất lơ lửng trong nước
tạo nên. Trong thực tế để xác định màu thực của nước, ta lọc bỏ các chất lơ lửng rồi
mới xác định độ màu. Có nhiều cách xác định màu, song phương pháp thường dùng
trong kiểm sốt mơi trường là cách xác định bằng phương pháp so màu với các
thang màu chuẩn.
1.2.1.3. Mùi

Nước có mùi là do các chất hữu cơ, vơ cơ có mùi đặc trưng hòa tan trong
nước.
Mùi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ của mẫu cần xác định, người ta thường
xác định mùi của nước ở 200C và 600C.


7
Mức độ mùi được đánh giá thông qua bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Mức độ mùi của nước
Mức độ mùi

Đặc điểm của mùi

Đánh giá mức
độ mùi (điểm)

Khơng có mùi

Bằng cảm giác khơng cảm nhận được mùi

0

Mùi rất nhẹ

Người bình thường khơng nhận thấy nhưng phát

1

hiện được trong phịng thí nghiệm
Mùi nhẹ


Người bình thường nếu chú ý sẽ nhận biết được

2

Có mùi

Dễ nhận biết và gây cảm giác khó chịu

3

Có mùi rõ

Gây cảm giá khó chịu và lúc uống bị lợm giọng

4

Mùi rất rõ

Mạnh đến nỗi không thể uống được

5

1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học [3, 5, 6, 16]
1.2.2.1. Độ pH
pH chỉ có định nghĩa về mặt tốn học : pH = -log [pH] là một chỉ tiêu cần
được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay
đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat…), các
quá trình sinh học của nước.
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, các dung dịch axit có pH < 7, các dung

dịch bazơ có pH > 7. Đối với nước thiên nhiên, nồng độ cân bằng của ion H+
thường được quyết định bởi tỉ lệ nồng độ của khí cacbonic tự do, của ion
hidrocacbonat HCO3- và ion cacbonat CO32- trong nước. Trong trường hợp này pH
của nước có dao động từ 4,5 đến 8,3. Sự tăng hàm lượng các chất trong nước cũng
là yếu tố ảnh hưởng đến pH của nước. Đây là chỉ số quan trọng của nước và cịn là
đại lượng phụ dùng để tính tốn các kết quả phân tích khác nhau.
Để xác định pH của nước thì ta thường dùng pH meter (máy đo pH) với điện


8
cực thủy tinh. Ngồi ra, có thẻ sử dụng giấy đo pH nhưng độ chính xác thường
khơng cao.
1.2.2.2. Độ axit
Độ axit là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với các
kiềm mạnh NaOH, KOH.
Độ axit của nước được xác định bằng lượng kiềm được dùng để trung hịa mẫu
nước đó.
Đối với các loại nước thiên nhiên thường gặp, trong đa số các trường hợp, độ
axit phụ thuộc vào hàm lượng khí CO2 trong nước. Các chất mùn và các axit hữu cơ
nếu có trong nước cũng tạo nên một phần của độ axit của nước thiên nhiên. Trong
tất cả các trường hợp đó pH của nước thường không nhỏ hơn 4,5.
Đối với các loại nước thải, hàm lượng của các loại axit mạnh tự do thường khá
lớn, không những vậy trong nước thải thường chứa các muối tạo thành bởi bazơ yếu
với axit mạnh, nên độ axit của nước cũng cao. Trong những trường hợp này, pH của
nước thường không lớn hơn 4,5 được gọi là độ axit tự do.
Để xác định độ axit của mẫu nước, người ta chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn
NaOH. Lượng kiềm tiêu tốn để đạt được pH = 4,5 tương ứng với độ axit tự do của
nước; lượng kiềm tiêu tốn để đạt được pH = 8,3 ứng với độ axit chung của nước.
Nếu mẫu nước có độ pH lớn hơn 8,3 thì độ axit của nó bằng khơng. Để nhận ra
điểm tương đương của phép chuẩn độ có thể dùng các chất chỉ thị axit - bazơ hoặc

khi mẫu nước có màu và bị đục thì chuẩn độ với máy đo pH.
1.2.2.3. Độ kiềm
Độ kiềm của nước là hàm lượng của các chất trong nước phản ứng với axit
mạnh HCl.
Đối với nước thiên nhiên, độ kiềm phụ thuộc vào hàm lượng các muối
hidrocacbonat của kim loại kiềm và kiềm thổ. Trong trường hợp này pH của nước
thường không vượt quá 8,3 và độ kiềm chung thực tế trùng với độ cứng cacbonat
và tương ứng với hàm lượng ion hidrocacbonat HCO3-.


9
Nếu trong nước chứa lượng không quá nhỏ các muối cacbonat tan được, cũng
như các hidroxit tan được thì pH của nước lớn hơn 8,3. Trong trường hợp này, độ
kiềm ứng với lượng axit cần phải dùng để làm giảm pH của nước xuống còn 8,3
được gọi là độ kiềm tự do của nước.
Để xác định độ kiềm của mẫu nước, người ta chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn
axit HCl. Lượng axit tiêu tốn dùng để đạt tới pH= 8,3 tương đương với độ kiềm tự
do; lượng axit cần thiết để chuẩn độ đến pH = 4,5 tương đương với độ kiềm chung.
Nếu pH của nước nhỏ hơn 4,5 thì độ kiềm của nước bằng không. Để xác định điểm
tương đương của phép chuẩn độ có thể dùng các chất chỉ thị axit-bazơ hoặc chuẩn
độ với máy đo pH.
1.2.2.4. Chỉ tiêu COD – Nhu cầu oxi hóa học (Chemical oxygen demand)
Trong các nguồn nước tự nhiên và nước thải luôn tồn tại một lượng các chất
hữu cơ nhất định. Việc xác định riêng lẻ từng loại hợp chất hữu cơ là điều không
thể, nên hàm lượng tổng số của chúng được xác định một cách gián tiếp thông qua
chỉ số COD. COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa hóa học các chất hữu
cơ trong nước thành CO2 và H2O bằng chất oxi hóa mạnh (KMnO4 hoặc K2Cr2O7).
COD là một trong những thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
nước, COD càng cao thì mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng nặng nề. Người ta xác
định chỉ số COD của mẫu nước bằng 2 phương pháp: phương pháp chuẩn độ Kali

permanganate, phương pháp chuẩn độ Kali dicromat. Ngồi ra cịn có các máy đo
trực tiếp giá trị COD.
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp chuẩn độ Kali permanganate.
1.2.2.5. Hàm lượng Clorua
Clorua có khá nhiều trong nước tự nhiên, còn trong các nguồn nước thải thì
hàm lượng của nó phụ thuộc vào q trình sản xuất.
Khi hàm lượng Clorua trong nước trên 2 mg/l thì có thể định lượng bằng
phương pháp chuẩn độ với dung dịch chuẩn bạc nitrat theo phản ứng:
Ag+ + Cl1.2.2.6. Độ cứng của nước

AgCl ↓


10
Nước tự nhiên được chia ra thành nước cứng và nước mềm.
Độ cứng của nước là do kim loại kiềm thổ hóa trị II, chủ yếu là canxi và magie
gây nên, được biểu diễn bởi đơn vị mg CaCO3/l.
Nước cứng là nước tự nhiên chứa trên 300 mg CaCO3/l. Nước cứng khơng tạo
bọt với xà phịng vì các cacbonat hoặc hidrocacbonat của Ca, Mg có trong nước kết
tủa với xà phịng. Nước cứng khơng được phép dùng trong nồi hơi vì khi đun sơi
nước cứng thì CaCO3 và MgCO3 sẽ kết tủa bám vào phía trong thành nồi hơi tạo
thành một lớp màng ngăn cách nhiệt, làm giảm hệ số cách nhiệt, có khi cịn làm nổ
nồi hơi.
Nước mềm là loại nước thiên nhiên chứa 150 – 300 mg CaCO3/l, thấp hơn là
nước rất mềm.
Độ cứng của nước thường không được coi là ơ nhiễm vì khơng gây hại đến
sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây ảnh hưởng lớn đến công nghệ và kinh
tế. Độ cứng của nước có 2 dạng chính là độ cứng cacbonat cịn gọi là độ cứng tạm
thời, do các muối HCO-3 của Ca2+ và Mg2+ gây nên, độ cứng này mất đi khi đun sơi
nước vì các muối này bị phân hủy tạo thành kết tủa, lắng cặn ở đáy. Loại thứ hai là

độ cứng phi cacbonat hay độ cứng vĩnh cửu, do các muối sunphat và clorua của
Ca2+ và Mg2+ gây nên.
Độ cứng của mẫu nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ complexon
với dung dịch chuẩn EDTA.
1.2.2.7. Hàm lượng chất rắn
Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản
xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong q trình xử lý. Hàm lượng
chất rắn trong nước được đánh giá thông qua các đại lượng: tổng lượng chất rắn
(TS), chất rắn huyền phù (SS), chất rắn hòa tan (DS), chất rắn dễ bay hơi (VS).
Tổng lượng chất rắn (TS) là trọng lượng khơ tính bằng mg của phần cịn lại
sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1030C – 1050C
cho tới khi trọng lượng khơng đổi, đơn vị tính bằng mg/l.
Lượng chất rắn huyền phù (SS) là những chất rắn dạng lơ lửng trong nước.


11
Hàm lượng của chúng là trọng lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi
thủy tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu lọc Gooch rồi sấy khô ở 1030C – 1050C
cho tới khi trọng lượng khơng đổi, đơn vị tính bằng mg/l.
Lượng chất rắn hịa tan (DS) chính là hiệu số của tổng lượng chất rắn và lượng
chất rắn huyền phù của mẫu nước, đơn vị tính bằng mg/l.
DS = TS – SS
Lượng chất rắn bay hơi (VS) là trọng lượng mất đi khi nung lượng chất rắn
huyền phù (SS) hoặc tổng lượng chất rắn (TS) ở 5500C trong một khoảng thời gian
nhất định. Thời gian này phụ thuộc vào loại nước được xác định (nước thải, bùn,
nước uống).
1.2.2.8. Hàm lượng Nitơ
Trong nước Nitơ thường tồn tại ở các dạng chính sau: trong các hợp chất hữu
cơ, vô cơ dạng NH4+, dạng nitric, nitrat, kể cả nitơ tự do.
Để đánh giá chất lượng nước, người ta thường xác định hàm lượng nitơ ở dạng

NO3- , NO2-, NH4+ vì chúng là các chất dinh dưỡng cho thực vật, thúc đẩy sự phát
triển của các sinh vật như vi khuẩn, nấm nước, tảo, thực vật nổi. Khi nhiều chất
dinh dưỡng chúng sẽ phát triển dày đặc và khi chết đi sẽ làm cho hàm lượng BOD
tăng cao, gây thiếu oxi trong nguồn nước, tạo mùi vị cho nước và hạn chế sử dụng
nguồn nước cho mục đích khác.
Để xác định hàm lượng các ion NO3-, NH4+ trong nước thì người ta thường
dùng phương pháp UV – VIS với các thuốc thử phù hợp.
Trong đề tài này, tôi xác định NH4+ bằng phương pháp UV – VIS với thuốc
thử Netsle.
Khi phân tích chỉ tiêu Amoni cho thấy hàm lượng trong nước cao hơn tiêu
chuẩn cho phép thì chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải động vật, nước
cống và có khả năng xuất hiện các loại vi khuẩn, kể cả vi khuẩn gây bệnh.
Amoni thực ra không độc đối với cơ thể người. Nhưng trong quá trình khai
thác, xử lý và lưu trữ nước thì nó chuyển hóa thành nitrit và nitrat. Nitrit là chất độc


12
rất có hại cho cơ thể. Khi con người uống phải, nó sẽ chuyển hóa thành nitrosamine,
một chất có tiềm năng gây ung thư.
1.2.2.9. Hàm lượng photpho
Photpho tồn tại trong nước ở các dạng H2PO4-, HPO42-, PO43- và các
poliphotphat trong các hợp chất hữu cơ. PO43- là một trong những nguồn dinh
dưỡng cho thực vật dưới nước, làm thúc đẩy q trình phú dưỡng cho thực vật dưới
nước, gây ơ nhiễm môi trường nước.
1.2.3. Chỉ tiêu vi sinh [3, 5, 6]
Trong nước có nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng, chúng xâm nhập từ môi
trường xung quanh hoặc sống và phát triển trong nước. Thực tế không thể xác định
tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh (hay gây ơ nhiễm nước) vì rất phức tạp và tốn
nhiều thời gian. Chính vì vậy chúng ta chỉ xác định loại vi sinh vật gây bệnh có
trong phân người và gia súc được đưa vào môi trường nước. Các công trình nghiên

cứu đã cho thấy khoảng 80% vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Coliform, đặc trưng
bởi vi khuẩn Escherichi Coli (E.coli), chúng gây bệnh tiêu chảy cấp tính, viêm dạ
dày, nhiễm khuẩn đường tiết niệu hay đường sinh dục… Mặt khác, E.coli là loại vi
khuẩn sống dai nên sự có mặt của E.coli trong nước được dùng làm dấu hiệu về khả
năng tồn tại các loại vi sinh vật gây bệnh.
1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG KCN HỊA KHÁNH [7,
8, 9, 13]
1.3.1. Vài nét về KCN Hịa Khánh [8, 13]
Dự án KCN Hoà Khánh thành phố Đà Nẵng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng
phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 199/BXD/KTQH ngày 06/5/1997
với phạm vi lập là 423,5 ha trong đó cơ cấu sử dụng đất:
- Đất xây dựng nhà máy, kho tàng:

249,5 ha

- Đất hạ tầng kỹ thuật:

61,5 ha

- Đất công cộng, dịch vụ:

44,0 ha

- Đất cây xanh, mặt nước:

68,5 ha


13
Cộng:


423,5 ha

Ranh giới của KCN Hịa Khánh:
- Phía Tây Bắc giáp đường ĐT 602 nối từ đường Nguyễn Lương Bằng đi Khu
du lịch Bà Nà
- Phía Đơng Bắc giáp Khu đơ thị CN Hồ Khánh, KDC Quang Thành 3, KDC
Quang Thành 3B, Bệnh viện tâm thần
- Phía Tây Nam giáp đường ĐT 602 cũ đi Khu du lịch Bà Nà
- Phía Đơng Nam giáp KDC phường Hịa Khánh Bắc
Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào KCN: may mặc, điện tử, sắt thép,
cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, bao bì...
Thời gian hoạt động: 50 năm (từ 12/12/1996 đến 12/12/2046)
1.3.2. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN Hòa Khánh [8, 9]
- Giao thơng nội bộ: Đường nội bộ trong KCN Hịa Khánh đã được xây dựng
theo mạng lưới bàn cờ và nối ra quốc lộ 1A tại ngã ba cây xăng. Tổng chiều dài
đường nhựa 6.300m, diện tích 4,6ha, tổng chiều dài đường đất cấp phối là 2.700m,
diện tích 1,35 ha.
- San nền: 1.200.000 m3.
- Hệ thống cấp nước: lấy nước từ sông Nam và sông Bắc (nhánh của sông Cu
Đê).
- Hệ thống cấp điện: lưới điện quốc gia, công suất tối đa 25MW. Các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng điện lấy từ lưới điện hạ thế của KCN, được cung cấp
từ mạng lưới điện quốc gia (110KV) qua trạm biến áp 110/22KV, hệ thống đường
dây điện trung thế (22KV) được lắp đặt sẵn theo các đường nội bộ trong khu công
nghiệp, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho hoạt động của dự án.
- Hệ thống thơng tin liên lạc: KCN đã được phủ sóng điện thoại vô tuyến và
hữu tuyến. Để đảm bảo cho vấn đề thông tin liên lạc được liên tục và ổn định. Mạng
hữu tuyến được thiết kế dây cáp ngầm, mạng vô tuyến sử dụng các mạng điện thoại
hiện hành như: VNPT, Mobifone... Nhìn chung, do Dự án được xây dựng trong



14
KCN và gần các khu trung tâm nên việc thông tin liên lạc với các vùng khá thuận
lợi.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước thải KCN đã
được xây dựng hoàn chỉnh. Toàn bộ nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp đều
phải được đấu nối vào hệ thống cống thoát nước thải và dẫn về trạm xử lý tập trung
có cơng suất 5000m3/ngày đêm do Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường đô
thị (URENCO) – Hà Nội quản lý vận hành. Ngoài ra, hệ thống thu gom đường số 4
đang hư hỏng xuống cấp, UBND thành phố đồng ý chủ trương về viê ̣c kiến nghị xử
lý ô nhiễm tại các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của Công ty TNHH MTV
Thốt nước đơ thị thành phố Hồ Chí Minh. Cơng ty Phát triển và Khai thác hạ tầng
KCN Đà Nẵng đã ký Hợp đồng với Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Đơ thị Thành
phố Hồ Chí Minh để thực hiện nạo vét, khảo sát hư hỏng, sửa chữa 53 hố ga bị hư
hỏng tuyến ống này.
- Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa được thốt ra ngồi theo từng hệ thống
riêng biệt sau khi qua xử lý sơ bộ. Tại khu vực dự án chia làm 4 khu vực thoát nước
chính:
+ Lưu vực dọc theo quốc lộ 1A: Diện tích 50 ha thoát về Bàu Tràm.
+ Lưu vực tại KCN : Diện tích 100 ha, thốt chủ yếu về Bàu Tràm.
+ Lưu vực phía Bắc: Diện tích 150 ha thốt về sơng Cu Đê.
+ Lưu vực phía Nam: Diện tích cịn lại một phần thốt ra Bàu Tràm, một phần
thốt về sơng Cu Đê.
- Các cơng trình kiến trúc và cây xanh
+ Các cơng trình dịch vụ KCN: Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ;
trưng bày quảng cáo sản phẩm KCN; dịch vụ khách sạn, y tế, thể dục thể thao; dịch
vụ giải trí cho cơng nhân, bãi đậu xe chung.
+ Các cơng trình kỹ thuật phục vụ chung tại KCN: Trạm xử lý nước sạch cấp
cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp; trạm bơm và xử lý nước thải; trạm

biến áp sử dụng trong giai đoạn đầu và đất dự trữ phát triển cho giai đoạn sau; khu


15
đất tập kết, phân loại và xử lý bước đầu chất thải rắn; trạm cứu hỏa; dải cây xanh
cách ly, bãi đậu xe; mạng lưới đường dây điện, đường ống chính dọc theo đường
giao thơng và dãy cây xanh kỹ thuật phục vụ chung cho KCN.
+ Về việc trồng cây xanh, KCN đã trồng theo quy hoạch trên tất cả các tuyến
đường đã xây dựng. Ngoài ra, Ban quản lý KCN còn vận động các Doanh nghiệp
trồng thêm cây xanh, thảm cỏ mặt tiền của mỗi Doanh nghiệp, tỷ lệ cây xanh đạt đủ
tỷ lệ theo quy định.
1.3.3. Tình hình sản xuất trong KCN Hịa Khánh [8, 9]
Đến nay, có tổng số 151 Dự án tại KCN Hoà Khánh. Ngành nghề hoạt động
trong KCN Hòa Khánh đa dạng, chủ yếu là sản xuất sắt thép, thiết bị điện, điện tử,
dệt may... Tổng diện tích đất đã giao cho Doanh nghiệp 280,24 ha tỷ lệ lấp đầy
94%. Các Doanh nghiệp được phân theo các ngành khác nhau được thể hiện trong
bảng 1.2 sau đây:
Bảng 1.2. Phân ngành sản xuất trong KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng
STT Phân ngành Số DN
1

2

Vật liệu xây
dựng
Dệt - nhuộm may

3 Thực phẩm

4


Chế biến gỗ
và lâm sản

7

12

5

23

5 Nhựa

15

6 Hóa chất

4

7 Sắt – thép

28

Loại hình sản xuất
SX và KD Gạch block, gạch ốp
lát, xi măng…
May mặc, dệt nhuộm, SX và
KD các loại sợi vải…
SX mì ăn liền, sữa, cà phê, bia

và các loại nước giải khát.
SX giấy, chế biến gỗ…
SX các bao bì và đồ dùng bằng
nhựa…
SX và KD phân bón, hố chất,
các sản phẩm CN hố chất…
SX và KD sắt thép các loại

Số lao động Diện tích
1000

169415.66

5834

419727.90

610

246398

1708

284879.63

6377

278768.90

305


112340

1879

296404.20


16

8

9

Cơ khí, lắp
ráp
Điện – Điện
tử

22

7

SX các sản phẩm cơ khí, lắp ráp
các linh kiện xe máy…
SX các thiết bị điện, điện tử, cơ
điện lạnh…

6151


457103.90

2897

160995

118

68965.16

3662

293822.70

SX gạch thuỷ tinh và thuỷ tinh
10 Thủy tinh

4

dân dụng, các sản phẩm sau
kính…

11

Các ngành
khác

XD các cơng trình: nhà xưởng,
24


kho trung chuyển vật tư thiết
bị…

1.3.4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Khánh [7]
Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh được thiết kế có cơng suất xử
lý 5000 m3/ngày.đêm với cơng nghệ xử lý kết hợp hóa sinh đã được điều chỉnh và
xử lý hóa lý giai đoạn cuối trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Trạm đảm bảo năng lực công nghệ tiếp nhận xử lý nước thải với nồng độ chất
ô nhiễm đại diện COD 700 – 1000 mg/l đảm bảo công suất 5000 m3/ ngày.đêm và
đạt QCVN 40: 2011/BTNMT đạt loại B và cận mức A – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải công nghiệp.
Hiện tại trạm xử lý nước thải Hòa Khánh chỉ tiếp nhận và xử lý 1200 – 1500
m3/ngày.đêm với nồng độ chất ô nhiễm đại diện COD 600 – 800 mg/l. Vì vậy, trong
năm nay, công ty URENCO là công ty tiếp nhận quản lý và vận hành hệ thống xử lý
nước thải tập trung, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải của công ty VBL Đà Nẵng
và các doanh nghiệp trong KCN Hịa Khánh với cơng suất dự kiến như sau:
- Năm (2012-2013) cao nhất là 2700 – 3350 m3/ngày.đêm
- Năm (2014-2015) cao nhất là 3900 – 4500 m3/ngày.đêm
1.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC VÀNH ĐAI XUNG QUANH KCN HÒA
KHÁNH [10, 11]


17
Khu vực vành đai xung quanh KCN Hòa Khánh đều thuộc địa bàn phường
Hòa Khánh Bắc và Hòa Hiệp Nam.
1.4.1. Vài nét về phường Hòa Khánh Bắc [10]
Năm 1997, khi tái lập thành phố Đà Nẵng thành thành phố trực thuộc trung
ương từ thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, phường Hòa Khánh
cũng được thành lập từ xã Hòa Khánh của huyện Hòa Vang.
Thực hiện Nghị định số 24/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập

phường thuộc các quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu, ngày 2 tháng 3
năm 2005, phường Hòa Khánh được chia tách thành hai phường là Hòa Khánh Bắc
và Hịa Khánh Nam.
Phường Hịa Khánh Bắc có diện tích tự nhiên 9,7 km2 được chia thành 188 tổ
dân phố với dân số (kể cả dân cư tạm trú) là 40742 người (tính đến ngày
10/10/2012). Là phường trung tâm của quận Liên Chiểu; có chợ Hịa Khánh, KCN
Hịa Khánh và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thu hút hàng
vạn công nhân, học sinh, sinh viên thường xuyên lưu trú sinh hoạt và làm việc.
 Về lĩnh vực kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế và lạm phát nên ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của địa phương. Ngành Thương mại - dịch vụ được xác định là thế mạnh của địa
phương nên tiếp tục được chỉ đạo đầu tư, khuyến khích phát triển. Các loại hình
kinh doanh chủ yếu là dịch vụ nhà trọ, tạp hóa, bn bán nhỏ tại hộ gia đình, góp
phần tạo nên việc làm, có thu nhập ổn định cho nhân dân.
Giá trị Công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn tồn phường ước tính
đạt 1.862 tỷ/1.960 tỷ đồng, đạt 94,98%, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị Thương mại – Dịch vụ ước tính đạt 231 tỷ/207,3 tỷ đồng, đạt 111,4%,
tăng 51,97% so với cùng kỳ năm trước.
Về Nông nghiệp, trên địa bàn phường hiện nay diện tích đất nơng nghiệp bị
thu hẹp do q trình đơ thị hóa, nên việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu
là các dịch vụ về nông nghiệp, sản xuất các loại nấm, chăn ni bị, dê, cá trê lai, ba


18
ba; một số hộ tận dụng diện tích đất cịn lại để trồng các loại rau xanh; năm 2012
giá trị sản xuất Nông nghiệp đạt 925 triệu/810 triệu, đạt 114,2% kế hoạch.
 Về lĩnh vực văn hóa – xã hội
Địa phương đã thực hiện tốt các công tác về đài truyền thanh, công tác giảm
nghèo, lao động thương binh xã hội, các công tác tuyên truyền về dân số, kế hoạch

hóa gia đình, cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm và y tế - giáo
dục. Trong đó đáng kể nhất là y tế - giáo dục trong việc làm tốt cơng tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân; quản lý, điều trị kịp thời cho các bệnh nhân mắc
các bệnh xã hội như lao, HIV/AIDS, tâm thần, động kinh. Đến hết tháng 10,
phường đã tổ chức khám bệnh cho hơn 11.594 lượt người. Thường xun kiểm tra
cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm các cơ sở dịnh vụ ăn uống trên địa bàn phường,
tổ chức tốt công tác thi học kỳ, xét tốt nghiệp tại các trường; kết quả năm học 20112012 có 100% học sinh cấp 1 lên lớp, 100% học sinh lớp 9 được xét tốt nghiệp.
 Về công tác bảo vệ môi trường đô thị
Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường luôn được UBND phường quan tâm.
Các kiến nghị của nhân dân liên quan đến công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại
các khu dân cư trong các cuộc họp giao ban tổ dân phố định kì do phường tổ chức,
đều được UBND phường chỉ đạo bộ phận chuyên môn tham mưu giải quyết kịp
thời.
Tổ chức duy trì phong trào Ngày Chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp, tuyên truyền
vận động nhân dân định kì ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các tổ dân phố,
khu dân cư.
1.4.2. Vài nét về phường Hòa Hiệp Nam [11]
Cũng như phường Hòa Khánh Bắc, phường Hòa Hiệp Nam được thành lập từ
năm 2005 với diện tích tự nhiên là 7,49 km2. Vào cuối năm 2012, UBND phường
Hòa Hiệp Nam đã phê chuẩn thành lập mới 05 tổ dân phố tại khu chung cư Hòa
Hiệp Nam, nâng tổng số tổ dân phố trên toàn phường là 132 tổ gồm có 4168 hộ với
16926 nhân khẩu.
 Về lĩnh vực kinh tế


19
Về Nơng nghiệp, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tại khu vực cánh đồng
Xuân Thiều còn lại là 22,8 ha, trong đó có 14 ha thuộc dự án quy hoạch khu nhà
liền kề cho công nhân đã được kiểm định, nhưng chưa áp giá đền bù và không sản
xuất được vì mùa mưa nước ngập do vây bọc xung quanh bởi các dự án; về mùa hè

bị khô cạn vì khơng có hệ thống tưới tiêu; cịn lại 8,8 ha không nằm trong khu vực
dự án nào, người dân tranh thủ tận dụng một số diện tích để trồng rau màu nhưng
gặp khó khăn do ngập úng và khơ hạn.
Về chăn nuôi, tổng đàn gia cầm trên địa bàn phường là 4450 con.
Về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, do sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng bởi
việc thu hồi đất sản xuất để mở rộng KCN, khu tái định cư nên việc khai thác đánh
bắt hải sản còn nhỏ lẻ, giá trị ngành Nông – Thủy sản đạt 1,5 tỷ/1,78 tỷ, đạt 84,26%.
Bên cạnh đó, các loại hình sản xuất khác cũng được chú trọng, góp phần giải quyết
được đời sống cho người dân như trồng nấm rơm, nấm sị, hoa các loại, mơ hình
ni nhím, kỳ đà, kỳ nhông, bồ câu, ba ba…
Về Tiểu thủ công nghiệp, các ngành xây dựng, dịch vụ, gia công mộc, sản xuất
chổi đót, các ngành nghề cơ khí hoạt động có hiệu quả. Làng nghề nước mắm Nam
Ô được cấp trên chú trọng và hỗ trợ, giá trị đạt 6,5 tỷ/5,9 tỷ, đạt 110,16% kế hoạch.
Về Thương mại – Dịch vụ thực hiện giá trị 88 tỷ/83,7 tỷ, đạt 105,13% kế
hoạch với các loại hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, các hàng hóa phục
vụ tiêu dùng.
 Về lĩnh vực văn hóa – xã hội
Lãnh đạo phường và người dân cùng nhau nỗ lực nâng cao chất lượng về giáo
dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống, nâng cao ý thức cho người dân về dân
số gia đình, phịng chống tệ nạn xã hội…
 Về cơng tác bảo vệ môi trường đô thị
Công tác bảo đảm vệ sinh môi trường đã được UBND tổ chức lễ ra quân
hưởng ứng Ngày Chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp gồm có 4 đợt cụ thể trong năm 2012
vừa qua: tổ chức dọn vệ sinh tại các tổ dân phố trong khu vực Nam Ô, tổ chức nạo


20
vét bùn, mương thoát nước tại tổ dân phố số 6 và số 7, tổ chức 02 đợt nạo vét dọc
tuyến ven biển đường Nguyễn Tất Thành và tuyến ven biển thuộc khu vực Nam Ô.
1.5. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM VÀ TÌNH HÌNH SỬ

DỤNG NƯỚC TẠI CÁC KHU VỰC CỘNG ĐỒNG XUNG QUANH [14, 15]
Thành phố Đà Nẵng là khu vực có điều kiện địa chất thủy văn rất phức tạp, có
nhiều phức hệ chứa nước với mức độ nước khác nhau, từ nghèo nước đến giàu
nước. Khu vực Quận Liên Chiểu nói chung và khu vực vành đai KCN Hịa Khánh
nói riêng thuộc tầng chứa nước có diện tích khoảng 32 km2, trong đó diện tích chứa
nước nhạt khoảng 17 km2, còn lại bị mặn do ảnh hưởng của thủy triều. Chiều dày
của tầng này biến đổi từ Tây sang Đơng, nó dày dần về phía Vũng Đà Nẵng và phía
Tây gần núi Khánh Sơn dày khoảng 5m, chiều dày trung bình là 15m. Trong khu
vực, trữ lượng nước ngầm không lớn, chất lượng nước thay đổi theo diện tích khá
phức tạp. Nhưng có một cụm tại khu vực Hịa Khánh có khoảnh nước nhạt, chất
lượng tốt, có thể khai thác ở qui mơ nhỏ, mỗi lỗ khoan có thể khai thác từ 200 – 250
m3/ngày.
Chất lượng nước dưới đất ở khu vực diễn biến rất phức tạp. Nước dưới đất bị
nhiễm mặn. Ở khu vực phường Hịa Hiệp Nam có hiện tượng bị nhiễm mặn có độ
tổng khống hóa từ 0,99 g/l đến 10,75 g/l. Khoảnh nước nhạt từ phía Bắc Hồ Bàu
Tràm khoảng 250m đến ngã ba Huế có độ tổng khống hóa từ 0,03 g/l đến 0,18 g/l;
trung bình là 0,15 g/l. Nước ngầm ở khu vực này bị nước mặn xâm nhập ở ngang độ
sâu 80 – 100m, nước mặn xâm nhập từ dưới sâu đi lên thì chưa được phát hiện.
Ngồi ra, do ảnh hưởng từ hoạt động của KCN Hòa Khánh nên chất lượng
nước ngầm có thể bị suy giảm ở một số khu vực lân cận.
Trước đây, khi các KCN chưa đi vào hoạt động thì người dân sử dụng chủ yếu
là nguồn nước ngầm. Người dân tiến hành đào các miệng giếng sâu từ 5m đến 10m
để phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như công việc. Đến khi các KCN chính
thức đi vào hoạt động đã đem đến nhiều tác động xấu đến chất lượng nguồn nước
ngầm tại đây. Người dân không thể sử dụng nguồn nước ngầm có nguy cơ bị nhiễm
bẩn để phục vụ mục đích ăn uống mà chỉ sử dụng để tưới cây hoặc tắm rửa.


21
1.6. XÁC ĐỊNH KHU VỰC CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÁC ĐỘNG BỞI HOẠT

ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA KCN HÒA KHÁNH
Như đã trình bày ở trên, KCN Hịa Khánh có một trạm xử lý nước thải tập
trung. Toàn bộ nước thải ở các doanh nghiệp được đấu nối và xả nước thải đến trạm
và sẽ được xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Trạm xử lý nước thải tập trung
được đặt ở trên Đường số 4 KCN Hòa Khánh, hệ thống đường ống thu gom và dẫn
nước thải ra sông tiếp nhận đang bị hư hỏng xuống cấp. Mặt khác, nền móng tại
Đường số 4 nói riêng và KCN Hịa Khánh nói chung trước đây là đầm lầy, có nhiều
túi bùn nên bị sụt lún gây đứt gẫy hệ thống thu gom, có hiện tượng nước thải thấm
ra mơi trường.
Ngồi ra, khi Dự án KCN Hòa Khánh được triển khai và xây dựng cho đến
nay, một phần nước thải của KCN đã xả thải trực tiếp vào hồ Bàu Tràm làm cho
khu vực hồ cũng như khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dựa vào 2 điểm trên, khu vực có khả năng bị tác động nhất bởi hoạt động sản
xuất của KCN Hòa Khánh là:
- Khu vực 1 : Dân cư sinh sống dọc theo Đường số 4 của KCN Hòa Khánh
thuộc phường Hòa Khánh Bắc; bắt đầu từ khu vực giao nhau giữa Đường số 4 và
Đường số 9 đến khu vực giao nhau giữa Đường số 4 và Đường số 7.
- Khu vực 2 : Dân cư sinh sống xung quanh hồ Bàu Tràm thuộc phường Hịa
Hiệp Nam.
1.7. CƠNG TÁC THU THẬP THƠNG TIN ĐIỀU TRA TỪ CỘNG ĐỒNG [4, 12]
1.7.1. Điều tra thống kê [4]
Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống
nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong
điều kiện cụ thể về thời gian, không gian.
Theo Luật thống kê của Việt Nam cũng định nghĩa: “Điều tra thống kê là hình
thức thu thập thơng tin thống kê theo phương án điều tra”. Định nghĩa này hoàn
toàn phù hợp với khái niệm trên bởi lẽ phương án điều tra thống kê sẽ qui định rõ


22

mục đích, ý nghĩa tồn bộ q trình tổ chức, điều kiện thời gian, không gian,… của
cuộc điều tra được thể hiện rõ trong phương án này.
Điều tra thống kê có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, đặc
điểm của điều tra và điều kiện thực tế mà có thể sử dụng loại điều tra phù hợp như:
- Điều tra thường xuyên hay không thường xuyên (căn cứ vào tính liên tục,
tính hệ thống của cuộc điều tra).
- Điều tra tồn bộ hay điều tra khơng tồn bộ (căn cứ vào phạm vi của đối
tượng được điều tra thực tế).
1.7.2. Hình thức thu thập thơng tin điều tra từ cộng đồng [4, 12]
Tiến hành thu thập thông tin điều tra từ cộng đồng trong đề tài này là một hình
thức điều tra thống kê khơng thường xun hay điều tra khơng tồn bộ.
Phương pháp điều tra được áp dụng đó chính là lập bảng câu hỏi có liên quan
đến đề tài và tiến hành phỏng vấn trực tiếp với số phiếu đã được chọn.
Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được
thực hiện thơng qua q trình hỏi – đáp trực tiếp giữa người điều tra và người cung
cấp thông tin.
Số phiếu điều tra được tính theo cơng thức sau:

Trong đó: n là số phiếu điều tra
N là tổng số dân
e là độ sai số, được tính bằng phần trăm sai số của số gốc, e biến
thiên trong khoảng 10%, 20%, 30% đến 40%


23
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HĨA CHẤT
2.1.1. Hóa chất
- EDTA tinh thể (đinatri etylen diamin tetra axetat)

- NH4Cl tinh thể
- NH4OH 25%
- Chỉ thị ET-OO
- NaCl
- AgNO3 tinh thể
- K2CrO4 tinh thể
- Phenolphtalein
- KMnO4 tinh thể
- H2C2O4.2H2O
- H2SO4 đậm đặc (98%)
- NH4Cl tinh thể
- HgCl2
- KI
- NaOH tinh thể
- KNaC4H6O6.4H2O (Kali Natri tatrat)
- Nước cất
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ
- Máy đo quang UV – VIS
- Máy pH meter
- Cuvet
- Bình định mức loại 50 ml, 100 ml,500 ml, 1000 ml
- Bình tam giác 250 ml
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml
- Đũa thủy tinh


24
- Pipet các loại 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml
- Buret loại 25 ml
- Bếp điện

- Cân phân tích
- Nhiệt kế 1000C
2.2. PHA CHẾ HĨA CHẤT
 Dung dịch EDTA 0,05N: Cân chính xác 9,306g EDTA hịa tan vào trong một
ít nước cất, định mức thành 1000 ml. Nếu dung dịch bị đục phải đem lọc trước khi
dùng.
 Dung dịch đệm amoni: Hòa tan 10g NH4Cl vào trong một ít nước cất, thêm
50 ml dung dịch NH4OH 25% và thêm nước cất đến 500 ml. Bảo quản trong chai
thủy tinh đậy kín.
 Chất chỉ thị ET – OO : Cân 0,25g ET – OO trộn vào 50g NaCl đã được sấy
khô, nghiền nhỏ. Bảo quản trong chai thủy tinh và đậy kín.
 Dung dịch AgNO3 0,05N: Cân chính xác 8,4934g AgNO3 (tinh khiết phân
tích) đã được sấy khơ ở 1050C. Hịa tan trong một ít nước cất và định mức thành
1000 ml. Bảo quản trong chai nâu và bóng tối.
 Dung dịch K2CrO4 5%: Cân 5g K2CrO4 hòa tan trong 95 ml nước cất.
 Dung dịch chuẩn KMnO4 0,1N: Cân khoảng 3,16g KMnO4 hịa tan thành 1
lít dung dịch, để khoảng 7 – 10 ngày cho ổn định, nếu có cặn thì lọc bỏ, trước khi sử
dụng thì chuẩn hóa lại nồng độ bằng dung dịch chuẩn axit oxalic H2C2O4.
 Dung dịch chuẩn H2C2O4 0,1N: Cân 6,3g axit H2C2O4.2H2O và hịa thành
500 ml dung dịch trong bình định mức.
 Dung dịch H2SO4 1 : 2 : lấy 1 thể tích H2SO4 đậm đặc hịa tan vào 2 thể tích
nước cất.
 Dung dịch Amoniac tiêu chuẩn: Cân chính xác 0,297g NH4Cl tinh khiết cho
vào cốc thủy tinh và hịa tan trong một ít nước cất, sau đó định mức thành 1000 ml,
lắc đều. Ta được dung dịch chuẩn amoni, 1 ml dung dịch này có 0,1 mg NH4+.
Tiến hành pha loãng 10 lần dung dịch trên để được dung dịch có nồng độ 0,01


25
mg NH4+ trong 1 ml.

 Thuốc thử Netsle:
Hòa tan 0,678g HgCl2 vào trong 10 ml nước cất nóng (1)
Hịa tan 1,75g KI vào trong 20 ml nước cất (2)
Cho từ từ dung dịch (1) vào dung dịch (2) và khuấy không cho dung dịch tạo
kết tủa. Ta được dung dịch (3)
Hòa tan 12,5g NaOH vào 25 ml dung dịch nước cất (4)
Cho từ từ 7,5 ml dung dịch (4) vào dung dịch (3). Ta được dung dịch (5) và
định mức thành 50 ml.
 Dung dịch muối Raynhet: Cân 30g muối kali-natri tactrat cho vào trong cốc
thủy tinh, hòa tan trong một ít nước cất, thêm 5 ml thuốc thử Netsle để loại hét
ammoniac, sau đó pha thành 70 ml. Lọc và bảo quản trong chai trủy tinh màu.
 Dung dịch NaCl 0,1N: Cân 0,2925g NaCl hịa tan trong bình định mức 50
ml.
 Dung dịch MgSO4 0,02N: Cân 0,06g MgSO4 hòa tan trong bình định mức 50
ml.
2.3. CÁC QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HĨA HỌC ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC
2.3.1. Độ pH
Lấy 50 ml mẫu phân tích cho vào cốc 100 ml, sau đó để yên 30 phút cho dung
dịch ổn định rồi đem đo bằng máy pH meter.
2.3.2. Độ cứng tổng số
Lấy chính xác 100 ml mẫu nước cho vào bình tam giác dung tích 250 ml, thêm
vào 5 ml dung dịch đệm NH4Cl + NH4OH lắc đều, cho lượng nhỏ chất chỉ thị ETOO vào.
Đem chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,05N, khi dung dịch chuyển từ màu đỏ
nho sang màu xanh biếc thì kết thúc chuẩn độ. Ghi thể tích dung dịch EDTA tiêu
tốn cho q trình chuẩn độ.


×