Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giả cổ tích trong sự tích những ngày đẹp trời của hòa vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.27 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

GIẢ CỔ TÍCH TRONG SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI
CỦA HỊA VANG
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Bích Hạnh
Người thực hiện:
Nguyễn Hương Giang

Đà Nẵng, tháng 5/2013


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khơng phải ngẫu nhiên mà Lev Tolstoy - cây đại thụ của nền văn học
Nga đã đặt ra câu hỏi muôn đời cho các nhà văn khi họ bước chân vào làng
văn “anh sẽ đem đến điều gì mới cho văn học?”. Câu hỏi tưởng chừng như
đơn giản ấy lại đặt ra vấn đề sinh tử của văn chương nghệ thuật, bởi “văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tịi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). Nắm bắt được
đòi hỏi ấy của văn chương nghệ thuật, Hòa Vang từ khi thai nghén những đứa
con tinh thần, đã tạo cho mình những bước đi đầy vững chắc bằng những
“phát minh về hình thức, khám phá về nội dung”.


Cuộc “tương phùng” giữa nhà văn Hòa Vang và những huyền thoại, cổ
tích dân tộc đã tạo nên những tác phẩm văn học thực sự có giá trị trong đời
sống văn học sau 1975, trước hết nhìn từ sự tương tác thể loại. Điều đó khơng
những được minh chứng qua hàng loạt những truyện ngắn được giải thưởng
của ông mà còn được khẳng định qua chỗ đứng của những tác phẩm ấy trong
làng văn và trong lòng độc giả. Những mẩu chuyện cổ tích, huyền thoại xưa
được Hịa Vang nhào nặn, lắp ghép một cách đầy sáng tạo thành những bức kí
họa sinh động, mới lạ trong tập Sự tích những ngày đẹp trời từng làm say lòng
bao người yêu văn chương. Chính ma lực của cái “thuở hồng hoang” đan cài
“các lớp hiện thực” ấy đã khiến người nghiên cứu tìm đến với những trang
văn của Hịa Vang, đến với Sự tích những ngày đẹp trời. Hơn thế, lựa chọn
giả cổ tích như một phương thức nghệ thuật, Hịa Vang đã bộc lộ tư tưởng
nghệ thuật của người nghệ sĩ, thể hiện những quan điểm mới mẻ về con người
và cuộc sống. Vì vậy, tác giả khóa luận chọn nghiên cứu đề tài “Giả cổ tích
trong Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang”, với mong muốn khám phá


nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật nhà văn của những khơng gian huyền
thoại này.
2. Lịch sử vấn đề
Hịa Vang nổi danh trên văn đàn Việt Nam từ thập niên 90 với những
truyện ngắn đạt giải của báo Văn nghệ như Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân
sứ (...). Trong những tác phẩm ấy, nhà văn đã trở về với huyền thoại, cổ tích,
đối thoại với nó bằng cách lộn trái vấn đề, lật ngược lại những gì tưởng đã
được lí giải tận tường trong đời sống văn học dân gian. Truyện ngắn của Hịa
Vang có sức hút khá lớn đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học, có lẽ phần
nhiều ở khuynh hướng “giả cổ tích” này.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, trong bài viết “Ánh sáng lạ từ truyện ngắn
Nhân sứ của Hòa Vang”, đã nhận xét “Truyện ngắn Nhân sứ của Hòa Vang,
cùng với những tác phẩm thấm đẫm màu sắc hư ảo, huyền thoại thời đại mới

đã thực sự “đánh thức trí tưởng tượng bị ngủ quên” trong văn học thời trước
đổi mới. Nó đập vỡ cái nhìn phiến diện, cứng nhắc về con người, cuộc đời
thơng qua những phản đề đầy kích thích đối thoại. Sử dụng những chất liệu,
những nguyên mẫu lấy từ tiểu thuyết lịch sử cổ điển nhưng lại soi chiếu nó
dưới ánh sáng và tinh thần “nhận thức lại”, “cắt nghĩa lại”, Hòa Vang đã tạo
sinh nghĩa mới cho huyền thoại xưa” [13, tr. 177].
Văn Giá, trong bài viết “Hòa Vang – một hồn văn cổ tích”, đã nhận
định: “Khơng phải ngẫu nhiên mà những truyện thành cơng nhất của Hịa
Vang đều được gợi tứ từ huyền thoại gốc, hoặc là từ vốn văn hóa, văn học
truyền thống ( Bụt mệt, Sự tích con lợn ống tiền và đỉnh cao là Sự tích những
ngày đẹp trời ). Nhất quán trong một trường nhìn cổ tích, Hịa Vang đã hướng
về lưng vốn văn hóa truyền thống mang tính cổ tích làm đối tượng khám phá.
Mượn cách nói trong âm nhạc, anh đã biến tấu trên chủ đề cổ tích” [4]. Cũng


trong bài viết này, Văn Giá khẳng định: “Văn Hòa Vang tồn những người
đẹp, người tốt, chẳng phải đó là niềm theo đuổi lớn nhất của mọi người, mọi
thời đó sao. Quả đúng là cái nhìn mang màu cổ tích. Hòa Vang đã để cho
những người đẹp, người tốt này thể nào cũng gặp những khổ nạn khôn lường.
Nhưng rồi cuối cùng thể nào cũng lại vượt qua, cũng được đền bù. Cách xử lí
này đặc biệt cổ tích”. Nhận định của Văn Giá đã khẳng định những sáng tác
của Hòa Vang là sự kế thừa và sáng tạo truyền thống văn học dân tộc. Bên
cạnh đó, cịn có ý nghĩa khái quát đặc điểm phong cách nghệ thuật truyện
ngắn Hòa Vang qua kĩ thuật tạo dựng những “biến tấu chủ đề cổ tích”.
Trần Viết Thiện, trong “Một ngả rẽ thú vị của truyện ngắn đương
đại Việt Nam”, đã nhìn thấy giả cổ tích biểu hiện rõ rệt trong Sự tích những
ngày đẹp trời của Hịa Vang. Tác giả bài viết khẳng định: “ Hịa Vang góp
vào dịng truyện ngắn này những thiên huyền thoại mới đầy ấn tượng: Bụt
mệt, Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp trời (…) Tính chất giả cổ tích thể hiện
ngay ở cụm từ “sự tích” trong nhan đề truyện” [17, tr.43] và “Hịa Vang nhại

cổ tích với sự mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa, vào những dịp ấy” đầy tính
chất phiếm chỉ trong Huyền thoại Rồng” [17, tr.42]. Qua nhận định của Trần
Viết Thiện, có thể thấy rằng Hịa Vang đã vận dụng khéo léo những cơng
thức, mơ típ và ngơn ngữ của cổ tích dân gian để làm mới tác phẩm.
Bùi Thanh Truyền lại đưa ra những nhận định về tên gọi “giả cổ tích”
và ý nghĩa của nó trong văn xi đương đại. Tác giả cho rằng “giả cổ tích như tên gọi của nó - khơng phải là truyện cổ đúng nghĩa; chính xác hơn, nó
chỉ là một thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang đầy hơi thở của cuộc sống
hơm nay. Tính chất của truyện cổ làm giả đã tạo cho nhà văn có điều kiện
thuận lợi để thể hiện cá tính, đồng thời bộc lộ quan điểm, thái độ và trách
nhiệm cơng dân của mình. Người đọc cũng khơng mấy khó khăn để nhận ra
kĩ thuật “gia cơng, tái chế” của người viết trên những món đồ “giả cổ” này”...


Sự độc đáo trong điểm nhìn nghệ thuật đã giúp nhiều nhà văn như Nguyễn
Huy Thiệp, Hòa Vang hay Lê Đạt làm mới hóa cổ tích để từ đó nêu bật lên
những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận đang dằn vặt con
người hiện đại, giúp họ sống nhân hậu, hạnh phúc hơn” [23].
Trong bài viết “Về dòng ý thức phản huyền thoại trong truyện ngắn
Hòa Vang”, Võ Văn Luyến đã khẳng định: “Hòa Vang khơng phải là hiện
tượng độc nhất đi theo dịng ý thức “phản huyền thoại” trong văn học. Nhưng
việc trình làng các truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Bụt mệt… của
ông đã gây “những cơn địa chấn tâm hồn” độc giả. Sự tung tẩy của ngòi bút
Hòa Vang không nhắm đền cái cần “nhận thức lại”, mà chúng tôi thiết nghĩ,
ông muốn cùng với độc giả mở rộng biên độ về tầm nhìn cuộc sống, về con
người đa diện, đa chiều, đa thanh” [9].
Như vậy, qua một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có
thể thấy rằng nhại huyền thoại, nhại cổ tích trong văn xi đương đại Việt
Nam nói chung và truyện ngắn Hịa Vang nói riêng như là một cách tân nghệ
thuật dựa trên sự kế thừa nguồn mạch văn học dân tộc. Đã có nhiều ý kiến
bình luận, đánh giá xung quanh vấn đề giả cổ tích trong Sự tích những ngày

đẹp trời của Hòa Vang nhưng hầu như chỉ mới là những ý kiến khái quát,
chưa đi sâu vào phân tích, nhận xét những biểu hiện của giả cổ tích trong tập
truyện ngắn này. Tuy nhiên, những nhận xét, bình luận trên là gợi ý quan
trọng giúp tác giả khóa luận có cơ sở khoa học để thực hiện đề tài; tiếp tục đi
sâu khám phá những biểu hiện của giả cổ tích trong Sự tích những ngày đẹp
trời của Hòa Vang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những biểu hiện của giả cổ tích trong Sự
tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang.


3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời
(2009), nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống
Đặt tập truyện Sự tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang trong tiến
trình phát triển của văn học Việt Nam sau 1975 để có một cái nhìn tồn diện
và khách quan nhất, từ đó khái quát các luận điểm, triển khai đề tài một cách
khoa học.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, làm sáng rõ đề tài thông qua một hệ thống luận
cứ, luận chứng xác thực, dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận
định về giả cổ tích trong Sự tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang dưới góc
nhìn khách quan.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Không chỉ nghiên cứu, phân tích những biểu hiện của giả cổ tích trong
truyện ngắn Hịa Vang, tác giả khóa luận cịn tiến hành đối chiếu, so sánh
giữa truyện cổ tích dân gian với truyện giả cổ tích của nhà văn; giữa truyện
ngắn Hịa Vang với một số tác giả đương đại để làm nổi bật những nét riêng
hình thành nên phong cách nghệ thuật truyện ngắn Hịa Vang.

5. Bố cục khóa luận:
Luận văn ngồi mở đầu và kết luận, nội dung gồm ba chương
Chương 1: Sự tích những ngày đẹp trời - sự hồi sinh của huyền thoại
dân tộc
Chương 2: Sự tích những ngày đẹp trời - dấu ấn của “folklore hiện đại”
Chương 3: Giả cổ tích trong Sự tích những ngày đẹp trời - nhìn từ
phương thức biểu hiện


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI - SỰ HỒI SINH
CỦA HUYỀN THOẠI DÂN TỘC
1.1. Giả cổ tích - sự “lạ hóa” phương thức tự sự trong dịng truyện
ngắn Việt Nam đương đại
Văn chương là sân chơi của hư cấu. Nhà văn, trong cái sân chơi thú vị
và đầy chất nhân văn ấy ln có ý thức tìm tịi những lối viết mới, những cách
thể hiện mới. Bởi lẽ, để thể hiện thế giới đa chiều và khám phá chiều sâu bí ẩn
nơi con người trong thế giới ấy một cách sâu sắc, nhà văn cần có một phương
thức tiếp cận hiện thực mới mẻ.


Văn học trước 1975 với nhiệm vụ cổ vũ kháng chiến, cổ vũ cách mạng
đã bó hẹp các nhà văn nhà thơ trong phạm vi đề tài đó. Sang thời kì đổi mới,
thốt khỏi “vịng kim cơ” ấy, thế hệ nhà văn đã có sự bứt phá mạnh mẽ về nội
dung và nghệ thuật. Truyện ngắn đương đại Việt Nam có sự thay đổi và phát
triển năng động khơng chỉ về chủ đề tư tưởng, về đề tài mà còn xuất hiện
nhiều văn phong mới với những cách tân độc đáo về phương thức, kết cấu.
Nhại huyền thoại, giả cổ tích được các nhà văn Việt Nam đương đại lựa chọn
như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để thể hiện ý đồ nghệ thuật của

mình và làm nên mùa xuân của những “chuyện xưa tích cũ”. Chủ thể tự sự
mượn phương thức giả cổ tích để “lạ hóa” tác phẩm. Đồng thời nó thể hiện sự
bứt phá của nhà văn ra khỏi lối viết cũ. Đến với truyện ngắn đương đại Việt
Nam, chúng ta chứng kiến sự “thẩm thấu” một cách kì lạ của huyền thoại cổ
tích vào trong đời sống văn học. Nó đem lại cho văn học nói chung và truyện
ngắn đương đại nói riêng nhiều sắc diện. Sự len thấm của huyền thoại, cổ tích
có phần chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phương Tây.
Nhưng phải khẳng định rằng, chủ yếu được tạo nên bởi yếu tố nội sinh, bởi
nội lực mạnh mẽ của truyền thống huyền thoại - truyền kì trong văn học Việt
Nam. Đây là con đường chính yếu, con đường cơ bản.
Tạo nên dòng chảy văn học huyền thoại trong nền văn học viết là sự
cộng hưởng của nhiều cây bút văn xi thời kì đổi mới với Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hồi, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương,… và khơng thể
khơng nhắc đến Hịa Vang, nhà văn có “hồn văn cổ tích” (Văn Giá). Hịa vào
dịng chảy “lạ hóa” đó, Hịa Vang đã dọn cho mình một lối đi riêng góp phần
đưa truyện ngắn huyền thoại, cổ tích đến gần với độc giả hơn.
Hiện nay tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về loại truyện ngắn viết lại
“chuyện xưa tích cũ” này như : “giả cổ tích”, “nhại cổ tích”, “cố sự tân biên”,


“phản huyền thoại”, “folklore hiện đại”,... Tuy tên gọi khác nhau nhưng đều
hướng đến việc khái quát hình thức truyện ngắn này bằng một tên gọi làm sao
thể hiện đầy đủ những đặc trưng của nó.
Chúng ta biết rằng, truyện cổ tích là những chuyện xa xưa, những mảnh
rời cấu tạo nên được viết bởi người dân lao động. Đó là thế giới con người
tưởng tượng ra giúp cắt nghĩa làm sao mà có, mà sinh thành. Cổ tích có tính
cách lạc quan, tin ở con người, nhân bản tự tại. Kết thúc cổ tích bao giờ cũng
là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Tức là nó bộc lộ quan niệm cho rằng sự
thật nhất định sẽ thắng dối trá, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác; đồng thời
cổ tích ca ngợi sự thơng minh, tài trí, sự ngay thẳng của những người lương

thiện và phê phán những thế lực tàn ác. Cổ tích như là một cơng cụ để đấu
tranh, một phương tiện để góp phần vào việc giáo dục đạo đức, nhân cách con
người. Thấm nhuần tinh thần nhân đạo, cổ tích thường mơ tưởng đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn, khao khát sự công bằng xã hội.
Giả cổ tích trong truyện ngắn đương đại nói chung, trong văn chương
Hịa Vang nói riêng có thể hiểu là hình thức “bình cũ rượu mới”. Nghĩa là
những tác phẩm giả cổ tích là những tác phẩm dựa trên những mẩu chuyện cổ
tích, huyền thoại xưa làm chất liệu để kiến tạo nên tác phẩm mới. Vẫn là nhân
vật ấy, vẫn những địa danh ấy nhưng các nhà văn bằng sự tài hoa của mình đã
viết lại, viết tiếp cổ tích để tạo nên một cốt truyện đầy mới lạ và hấp dẫn.
Những con người, những địa danh,... là sự lắp ghép từ nhiều “mảnh vỡ”, được
đưa vào một môi trường mới và đã được khúc xạ nhiều. Tuy nhiên, đó là sự
lắp ghép có sáng tạo. Những huyền thoại dân gian, cổ tích đã tồn tại trong đời
sống của biết bao thế hệ, họ đón nhận và tin tưởng theo những ngun mẫu
ấy. Khơng bằng lịng với hiện thực đã có sẵn, lại thêm mối nghi ngờ của con
người hiện đại trước thực tế xã hội, vì vậy mà cổ tích, huyền thoại đã được cắt
nghĩa, lí giải lại. Các tác giả tiếp nhận và khám phá những cổ tích ấy theo một


góc độ khác. Ta vừa tìm thấy trong những nhân vật ấy khả năng biến hóa của
một thế lực siêu nhiên, vừa tìm thấy những gì rất người, rất đời của họ trong
mối quan hệ với thế giới xung quanh. Ta cũng tìm thấy trong những địa danh
ấy có lớp sương mù hư ảo của cõi tiên, lại cũng tìm thấy những nét thân thuộc
gần gũi như chính khơng gian chúng ta đang sống vậy. Thực - mộng lẫn lộn
trong những trang viết đầy lạ lẫm ấy. Sự sáng tạo bằng hệ thống thi pháp hiện
đại đã làm cho những cổ tích, huyền thoại mang màu sắc hiện thực, chuyên
chở những thông điệp, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Những giá trị xưa
nay vốn được xem như những tiền đề nay lại được Hòa Vang lật ngược lại để
xem xét, đánh giá. Trong quá trình nhận thức lại ấy, tác giả đã mang đến cho
độc giả bao phát hiện thú vị, mới mẻ và hơn thế là sự sâu sắc.

Với dạng truyện ngắn viết lại các truyện cổ, các yếu tố của truyện cổ
được phối trộn với những yếu tố hiện đại tạo nên một tác phẩm mới. Nhân
vật, cốt truyện, tình tiết đều được xử lí và đưa vào những môi trường mới. Đôi
khi, trái với kết thúc có hậu trong tích cũ, phần hậu truyện khiến người ta phải
suy ngẫm khi nhân vật bộc lộ nỗi niềm hay tự bạch về những việc làm trong
quá khứ, tác giả cũng lồng vào đó cách đánh giá của người đương thời về
những yếu tố đã định hình. Các nhân vật đều đối thoại hoặc độc thoại bằng
ngôn ngữ hiện đại, với tư duy hiện đại. Truyện giả cổ tích vừa tác động vào trí
nhớ người đọc về những điều chưa biết, vừa khơi gợi trí tưởng tượng và cảm
nhận mới của họ.
Văn học Việt Nam đương đại là dòng chảy tiếp nối nguồn mạch văn
học quá khứ trên nền hiện thực mới của dân tộc, của đất nước. Giả cổ tích
trong truyện ngắn đương đại khơng phải là một sự sao chép nô lệ mà là một
bước tiếp nối, sáng tạo và bổ sung. Các nhà văn, “chưa bao giờ như bây giờ
họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho
ngày mai” [15, tr. 54].


Nhà văn thường sử dụng những tác phẩm dân gian nổi tiếng để tiến
hành cải biên, bằng cái nhìn hiện thực để thẩm định lại hình tượng nhân vật,
tình tiết câu chuyện, nội dung tư tưởng trong những cổ mẫu để phản ánh hiện
thực cuộc sống đương đại. Hay nói cách khác, tác giả đã dùng chính truyền
thống để phản tư truyền thống. Điều này khiến các truyện ngắn giả cổ tích
vừa có âm hưởng hồi cố lại, vừa có sự hướng vọng về thực tại. Chính vì vậy
đã đem đến cho người đọc cảm giác vừa gần gũi, lại vừa mới mẻ, hấp dẫn.
Như vậy, giả cổ tích trong truyện ngắn Hòa Vang chẳng những là
phương tiện nghệ thuật mà còn là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, có khả
năng đem lại những nhận thức mới và nhiều khoái cảm thẩm mĩ lâu dài cho
độc giả; là cách “lạ hóa” phương thức tự sự; mang lại gương mặt mới, ấn
tượng cho văn xuôi đương đại Việt Nam.

1.2. Hịa Vang - một hồn văn cổ tích
Có thể nói rằng, từ khi truyện ngắn Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp
trời,… được trình làng thì cái tên Hịa Vang cũng bắt đầu nổi tiếng trên văn
đàn. Ông là một trong số không nhiều những tác giả mà tên tuổi gắn liền với
làn sóng mới trong văn học từ sau 1986. Ngay từ những bước đi đầu tiên, Hòa
Vang đã nhanh chóng tạo cho mình một văn phong độc đáo, một lối viết tài
tình và hết sức hấp dẫn.
Trên mảnh đất văn chương nghệ thuật bao la, mỗi nhà văn từ trong ý
thức đã chọn cho mình một “miền đất hứa” và họ dùng ngòi bút làm tay chèo
đẩy con đị ý tưởng của mình vào mảnh đất đầy hứa hẹn ấy. Hòa Vang cũng
vậy. Cây bút của Hòa Vang đã phủ lên toàn bộ hiện thực đời sống một bầu
khơng khí huyền thoại, cổ tích khi nhà văn chọn phương thức giả cổ tích để
sáng tác.
Giả cổ tích, giả huyền thoại trong văn chương Hịa Vang khơng phải là
điều mới lạ với độc giả bởi lúc ấy trên văn đàn nó đã hình thành nền một dịng


truyện ngắn - dịng truyện ngắn huyền thoại. Đó là sự góp mặt của Võ Thị
Hảo với Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, Nữ hồng cơ đơn, Y Ban với
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Lê Minh Hà với Gióng, An Dương Vương,… Hịa
Vang đã gặp phải những trở ngại nhất định, đó là làm thế nào để “sáng tạo
những gì chưa có” bởi nghệ thuật vốn khơng chấp nhận sự sao chép và cũng
không đi theo lối mòn. Và nhà văn, bằng tư duy nghệ thuật nhạy bén đã biến
những cổ mẫu trong văn học dân gian thành những sản phẩm tinh thần của
riêng mình một cách linh hoạt, độc đáo.
Bước vào thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hịa Vang, ta bắt gặp một thế
giới cổ tích đầy mê hoặc. Có thể nói rằng, sự gặp gỡ giữa Hịa Vang và
những truyện cổ tích là một cái “duyên kì ngộ” đến lạ lùng. Hầu hết các
truyện ngắn của nhà văn đều có mặt của những cổ tích, huyền thoại, ca dao và
tục ngữ. “Hạt bụi Hòa Vang” bay ngược về nguồn cội, lấy những huyền thoại,

cổ tích dân tộc làm đối tượng thẩm mĩ. Lặng lẽ trở về vốn văn hóa truyền
thống của dân tộc, ơng “đánh thức trí tưởng tượng bị ngủ quên” bao thế kỉ qua
để rồi dựng nên một thế giới cổ tích sinh động và đa chiều.
Trong hành trình bay ngược ấy, Hịa Vang đã tìm tịi và phát hiện để rồi
lật ngược lại vấn đề, xáo trộn những thứ đã định hình mà giới nghiên cứu phê
bình gọi là “phản huyền thoại”. Song Sự tích những ngày đẹp trời khơng đơn
giản chỉ dừng lại ở việc vợ chồng Sơn Tinh và Mị Nương sống hạnh phúc bên
nhau, Bụt mệt không đơn giản chỉ là Bụt lúc nào cũng ra tay cứu khổ cứu nạn
và cũng không phải Tấm chăm chỉ làm lụng nên Bụt động lòng thương,… Cứ
thế, tác giả đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khiến ta phải
chững lại và suy ngẫm. Từ đó, người đọc tìm được những giá trị trầm tích
cùng những ý nghĩa mới trong mê cung ấy của nhà văn. Chính những lối viết
ấy đã tạo nên thành công cho sự nghiệp văn học của Hòa Vang.


Hịa Vang sáng tác khơng nhiều. Nhưng điều quan trọng là ông đã theo
đuổi sự nghiệp văn chương đến cuối đời mình, giành được khá nhiều giải
thưởng về truyện ngắn. Sự nghiệp văn chương Hòa Vang chủ yếu trên hai thể
loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm chính của ơng gồm có các
tiểu thuyết: Tai quỷ (1993), Hiện tượng Hveya (2006), Năm tháng và mẹ
(2006) và hai tập truyện ngắn Hạt bụi người bay ngược (2005) và Sự tích
những ngày đẹp trời (2009). Ngồi ra cịn có truyện ký Thầy Vũ (1982). Tác
phẩm của Hòa Vang chủ yếu là mảng truyện khai thác cổ tích, huyền thoại.
Mảng đề tài này chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp văn chương của ơng.
Bên cạnh đó là mảng truyện hướng trực tiếp đến đời sống hiện đại. Đó là
những trang văn chất đầy những phức tạp của hiện thực xô bồ, những giá trị
đạo đức đổ vỡ. Nhưng dù viết về mảng đề tài nào thì niềm tin cổ tích vẫn tràn
đầy trong những trang viết của nhà văn.
Cùng dòng truyện ngắn huyền thoại với nhiều tác giả đương đại nhưng
không sắc sảo như Lê Đạt, không gay gắt như Nguyễn Huy Thiệp, không nhẹ

nhàng như Lê Minh Hà,... mà văn phong Hịa Vang có cái trữ tình, hồn hậu
của một tấm lịng tha thiết với đời; có cái nhẹ nhàng, đằm thắm của một hồn
văn cổ tích và có cái hoài nghi của một con người đầy trăn trở trước những
đổi thay của thế thái nhân tình. Văn Giá gọi Hịa Vang là một “hồn văn cổ
tích” bởi trong từng trang viết của ơng, có sự tràn đầy của cái gọi là niềm tin
cổ tích. Nhân vật của ơng cũng gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời
nhưng rồi lại được những thế lực siêu nhiên hoặc những con người bình
thường giúp đỡ và vượt qua. Các nhân vật tìm thấy hạnh phúc trong cuộc
sống của mình, hoặc nhận ra những chân giá trị mới sau khi trải qua những
biến động ấy. Chính niềm tin cổ tích chi phối cách lựa chọn, miêu tả nhân vật,
không gian, thời gian, tình huống. Có thể thấy những yếu tố này trong các
truyện cổ ít biểu cảm, thiên về tả và nhân vật được miêu tả thiên về ngoại


hình, hành động chứ khơng có diễn biến nội tâm. Trong khi đó, những truyện
cũ viết lại, nhân vật đã được đề cập với những cá tính rất riêng và có đời sống
nội tâm vơ cùng phong phú. Chính sự sáng tạo thêm nhiều yếu tố mới đó góp
phần thể hiện ý tưởng nghệ thuật của chủ thể tự sự.
Cũng bởi mang trong mình một hồn văn cổ tích nên có thể thấy lượng
truyện ngắn của nhà văn được khai thác từ những cổ tích, huyền thoại xưa khá
dày dặn. Bởi vậy, bước vào thế giới nghệ thuật Hòa Vang, ta bắt gặp rất nhiều
yếu tố kì ảo - đặc trưng của truyện cổ tích dân gian. Đó là cơ sở thể hiện một
quan niệm mới của nhà văn về thế giới, là sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện
thực hết sức sinh động.
Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Hòa Vang khá đa dạng về đề tài nhưng
đều thống nhất ở phong cách nghệ thuật độc đáo đó là một hồn văn cổ tích.
Sự hài hịa giữa trữ tình và triết lí, hiện thực và huyền ảo đã tạo nên những
dấu ấn thẩm mĩ nhất định cho truyện ngắn của ơng. Bút pháp giả cổ tích cho
phép nhà văn nhìn sâu hơn vào thế giới, tạo ra sự lạ hóa để thu hút người đọc.
1.3. Sự tích những ngày đẹp trời – sự trở về với huyền thoại

Sự tiếp nhận văn học dân gian của văn học viết được xem như là quy
luật của lịch sử văn học. Vì vậy, tiếp thu chất liệu của văn học dân gian là
hiện tượng phổ biến trong văn học viết. Những tác phẩm văn học viết nổi
tiếng, giàu tính dân tộc nhất, thường tiếp thu có sáng tạo nhiều chất liệu từ
văn học dân gian.
Văn học nghệ thuật khai thác đề tài quá khứ hay đề tài từ văn học dân
gian là vấn đề không mới. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy những đề tài cổ
xưa làm cội nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật của mình. Đặc biệt là
truyện ngắn sau 1986 có sự nở rộ của những đề tài lịch sử, dân gian như đã
nói trên mà Trần Lê Bảo gọi là những “Liêu trai hiện đại” [8, tr. 307]. “Chưa
bao giờ truyện ngắn lại tung tẩy và biến ảo như thời kì này” (Hồng Minh


Tường) [8, tr. 307]. Tuy nhiên đó là những liêu trai hiện đại Việt Nam, phù
hợp với tâm hồn dân tộc và có nhiều sự cách tân mới mẻ theo yêu cầu mới
của đời sống văn học.
Những tên truyện Huyền thoại thìa, Huyền thoại Rồng, Sự tích con lợn
ống tiền, Sự tích những ngày đẹp trời,… đã làm cho tập truyện ngắn của Hòa
Vang trở thành một chùm huyền thoại, chùm cổ tích. Mỗi tác phẩm ra đời như
một “giấc mộng con” độc đáo, như một “đoản văn” của truyện ngắn đương
đại, mang đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ và thú vị.
Tập truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa vang gồm 19
truyện như những bài thơ Haiku nhỏ gọn chứa đựng nhiều tầng nghĩa sâu sắc.
Bao trùm lên 19 “đoản văn” ấy là một màn sương huyền thoại, cổ tích đậm
đặc. Ta có dịp gặp lại vị thần cai quản núi Tản Sơn Tinh, vị thần biển Thủy
Tinh, nàng Mị Nương xinh đẹp trong Sự tích những ngày đẹp trời, gặp Tấm
dịu dàng hay Bụt nhân từ trong Bụt mệt, nàng Bân trong Áo độc… Tuy nhiên,
nhà văn đã hóa thân cho nhân vật của mình bằng cách rũ bỏ đi lớp xiêm y
lộng lẫy của những bậc thần thánh, tiên vương để họ được sống như mình vốn
là như thế.

Cái khơng khí huyền thoại, hơi thở cổ tích trong truyện ngắn Hịa Vang
đơi khi làm người ta lạc vào trong cái u mê của những nẻo đường. Cổ tích,
qua ngịi bút của nhà văn được khúc xạ nhiều. Tất cả đều được soi chiếu qua
lăng kính huyền thoại. Ơng đã biết cách phối ghép các gam màu có thể nói là
đối chọi nhau để tạo nên cảm giác mới lạ, cuốn hút. Nơi cổ tích dân gian kết
thúc là nơi truyện ngắn Hịa Vang bắt đầu. Nếu trong cổ tích dân gian, truyền
thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dừng lại ở sự kiện Sơn Tinh cưới được Mị Nương
về làm vợ, còn Thủy Tinh hàng năm vẫn cứ dâng nước lên để đòi lại Mị
Nương thì trong truyện ngắn của mình, Hịa Vang đã tiếp tục huyền thoại
bằng sự kiện nỗi nhớ nhà của Mị Nương khi lấy chồng xa và nỗi niềm của


Thủy Tinh trong tình u. Từ cuộc gặp gỡ khơng hẹn trước giữa Mị Nương và
Thủy Tinh bên dòng suối nhỏ, nhà văn đã dựng lên một câu chuyện tình đầy
cảm động. Thủy Tinh là giọt mưa thu thánh thót ngoài hiên nhà Mị Nương,
cũng là giọt mưa thu thánh thót trong sự tích mà Hịa vang đã tạo tác (Sự tích
những ngày đẹp trời). Hay như truyện ngắn Áo độc, rét nàng Bân được lưu
truyền trong dân gian có nguồn gốc từ việc nàng Bân đan áo cho chồng nhưng
khi đan xong thì mùa đơng rét mướt đã đi qua. Trước tấm lòng của nàng Bân,
như cảm động thấu trời, một đợt rét mới ùa về để chiếc áo ấy sưởi ấm cho
người chồng nơi biên ải xa xôi. Thế nhưng, nàng Bân trong truyện ngắn Hịa
Vang lại khơng lo đan áo cho chồng mà lên trời chơi, do làm theo ý trời nên
được trời ban cho một tấm áo rét gửi cho chồng,… Trong những truyện ngắn
này, nhà văn liên tục đưa ra những phản đề làm tăng tính đối thoại. Đây vừa
là cái nhìn mới mẻ của Hòa Vang, cũng là sự đánh giá của con người hiện đại
về những chuyện tưởng đã thuộc về lịch sử.
Sự tích những ngày đẹp trời như một miền đất hứa mà ở đó cổ tích,
huyền thoại được phát lộ trong việc lựa chọn chủ đề, đề tài; trong không gian,
thời gian nghệ thuật, trong nhân vật, cốt truyện, và cả ngơn ngữ, giọng điệu.
Hịa Vang đã thổi vào dịng văn của mình bao điều bí ẩn, bao cảm xúc huyền

thoại. Sử dụng chất liệu là những huyền thoại, cổ tích dân tộc, Hòa Vang đã
khéo léo kết hợp với tư duy nghệ thuật hiện đại để tạo nên những huyền thoại
mới. Đó là sự hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại. Sự đan
cài giữa cổ tích và hiện thực đã làm mờ nhịe đi ranh giới giữa chúng. “Nó tạo
ra cái khơng khí lạ nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta thích bởi cái trời thực,
trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta” [15, tr. 57].
Phong vị cổ tích đã mang lại cho Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa
Vang chất thơ nhẹ nhàng và thấm đượm chất trữ tình. Đồng thời bao bọc các
nhân vật bởi thứ khơng khí huyền hoặc, bí ẩn. Thế giới trong tập truyện hiện


lên vừa trần trụi, nghiệt ngã; vừa gần gũi, bình dị, lại vừa thẳm sâu, mông
lung,… Không - thời gian này đã khiến nhân vật được tồn tại ở nhiều thế giới
khác nhau, nhiều cuộc đời khác nhau. Điều này đã tạo nên sự luân chuyển
nhiều điểm nhìn, đa dạng trong giọng điệu trần thuật, từ đó dẫn đến sự đa
nghĩa cho tác phẩm.
Cổ tích trong truyện ngắn hiện đại nói chung và Hịa Vang nói riêng đã
cho thấy sự đổi mới của văn học trên nhiều bình diện. Đó chính là sự mở rộng
đề tài phản ánh của văn học. Nó là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi
sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con
người. Hơn nữa, nó hướng người đọc đến thế giới tâm linh, đó là một vùng bí
ẩn nhưng được thừa nhận như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của
con người ngày nay.

CHƯƠNG 2
SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI - DẤU ẤN CỦA
“FOLKLORE HIỆN ĐẠI”
2.1. Không gian nghệ thuật - sự phối kết thực và mộng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5,

tr.146]. Khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật.


Nó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể
hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Như vậy, không gian nghệ thuật
trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, mang ý nghĩa biểu tượng nghệ
thuật. Việc tổ chức không gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn chịu sự chi
phối và tác động trực tiếp từ quan niệm thời đại và yếu tố thể loại. Bởi vậy mà
trong Sự tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang, khơng gian nghệ thuật là sự
phối kết thực và mộng để phù hợp với đặc trưng truyện ngắn giả cổ tích trong
việc phản ánh những vấn đề của thực tại. Không gian nghệ thuật trong tập
truyện có sự đối lập nhưng đồng thời chúng cũng thống nhất với nhau. Bởi đó
là các phương diện của không gian nghệ thuật, làm nên chỉnh thể của không
gian truyện cổ tích.
2.1.1. Khơng gian thực tại
Khơng gian hiện tại trong truyện ngắn Hịa Vang là khơng gian tồn tại
khách quan ngồi cuộc sống; tức là khơng gian của sự sống, nơi diễn ra các
hoạt động của con người. Không gian thực tại, trước hết là khơng gian địa lí
với những tên làng, tên sơng, tên đất quen thuộc. Đó là một dịng sơng nơi
gắn liền với kí ức thuở biết nhớ, biết yêu của Mị Nương (Sự tích những ngày
đẹp trời); đó là một cánh rừng xanh thẳm, nơi Thiết Cật bắt đầu mối tình tuyệt
đẹp với Búp Chè Tiên (Lý ngựa bay); đó là cơng viên ngập tràn hoa lưu ly và
sự lãng mạn của mối tình Mây - Thụ (Quyền khơng điên); đó là Hồ Gươm nơi
những người Hà Nội sáng sáng vẫn tập thể dục,... Không gian thực tại chính
là khơng gian của cuộc sống trần thế, được khúc xạ qua lăng kính người nghệ
sĩ. Sự xuất hiện của những làng quê đem lại cho thế giới cổ tích hơi ấm nhân
sinh, màu sắc dân tộc, dân dã. Đây chính là bối cảnh chung được miêu tả
trong những truyện ngắn này. Mị Nương với căn nhà trên núi Tản, những
tưởng rằng đó sẽ là nơi sống lí tưởng của nàng với Sơn Tinh. Ấy vậy mà nàng
đã bỏ lại căn nhà, bỏ lại khung cửa sổ đầy những giọt mưa thu thánh thót để



bay ra với biển cả khơn cùng. Biển chính là nơi trở về đích thực trong tâm
hồn nàng sau bao nhiêu ngày tháng. Trở về nơi ấy, nàng được sống thực nhất
với lịng mình, là mình chứ khơng phải một Mị Nương ngoan ngỗn, nết na
trong vai trị một người vợ. Khơng cịn là hình ảnh tưởng tượng, khơng gian
tưởng tượng như trong truyện cổ tích nữa mà giờ là khơng gian cuộc đời, hình
ảnh cuộc đời nghĩa tình, thân thiết. Trong ảo giác Hồng Ngọc, Kẻ đạo văn,
Tâm hồn chó,... lại là những bức tranh sáng ngời về tình người; ở đó, con
người biết sống vì nhau, sống cho nhau.
Khơng gian thực tại trong tập truyện này cịn là không gian nhỏ hẹp của
những căn nhà. Kiểu không gian này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hòa Vang
khai thác triệt để cái hằng ngày của đời sống. Đời sống thật của các nhân vật
hiện lên cụ thể, sinh động, chân thật trong khơng gian riêng tư của chính
mình. Những biến cố, những sự kiện, những hành động, những suy nghĩ của
nhân vật chủ yếu diễn ra trong không gian này. Với không gian căn nhà, các
nhân vật của Hòa Vang đã phải đối diện với biết bao mâu thuẫn trong chính
bản thân. Trong hồn cảnh đó, sự cơ đơn của nhân vật đã tạo điều kiện cho nó
bộc lộ cái bản tính cốt yếu nhất. Dưới mái nhà riêng với bốn đứa con, người
quả phụ thường miên man trong những cảm xúc, những lo toan, suy nghĩ độc
thoại nội tâm triền miên, âm thầm, chua chát “Cứ như là nếu vậy thì hóa ra tơi
cốt tẩy rửa Anh thật sao?”, “Ơi cái cánh cửa nhà tơi, mở khép, mở khép thế đã
đủ chưa?”, [25, tr. 193]. Không gian ấy chìm vào cõi n lặng khi về đêm và
đơi khi cũng bị khuấy lên bởi những tiếng thở dài đến não ruột. Trong truyện
Tâm hồn chó, căn nhà cũng là nơi bao phủ hạnh phúc và cả những đổ vỡ trong
cuộc sống vợ chồng của nhân vật. Những đắm say ngày mới yêu giờ nhường
chỗ cho những lời đay nghiến, gắt gỏng trong cuộc sống vợ chồng mà chị
dành cho anh và kết thúc là chữ kí hằn như nét dao chém của anh trong lá đơn
li dị. Có thể nói, khơng gian căn nhà là nơi thuận tiện để nhà văn phân tích



diễn biến tâm lí và q trình suy tưởng của nhân vật sâu sắc nhất. Dường như
với Hòa Vang, những không gian ấy tuy nhỏ hẹp nhưng chứa đựng trong nó
là cả một hiện thực lớn lao của cuộc sống mới.
Đặc biệt là sự xuất hiện khá nhiều lần của hình ảnh con đường trong tập
truyện ngắn này. Con đường như một vùng cấm địa mà Từ Trang không được
phép bước vào đó bởi biết bao nguy hiểm đang chờ đợi. Cái ranh giới đó, hễ
bước qua là dường như nhận về mình tai họa. Bởi vậy mà suốt truyện ngắn
Gióng chắn, hình ảnh con đường là một nỗi ám ảnh lớn đối với cơ bé. Cái
gióng chắn chính là hàng rào bảo vệ nó khỏi nguy hiểm. Nhưng rồi một chiều,
cơ bé đã lao ra lịng đường đầy xe cộ để cứu búp bê Tóc Vàng. Hành động tự
phát ấy khiến Trang đã vượt qua cái giới hạn của bình yên để đối mặt với
những bất trắc và trưởng thành hơn. Con đường trong đêm trăng cũng là con
đường mang đến hạnh phúc cho nhân vật hư ảnh trong tác phẩm cùng tên.
Đêm ấy, trăng sáng lắm, độc bước trên con đường vắng đêm dài, hư ảnh đã
gặp cô gái mù. Khi cả hai đang trong tình cảnh tuyệt vọng về sự tồn tại của
mình, họ đã gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng. Niềm hạnh phúc nhỏ
bé, giản dị ấy đã cùng lúc cứu vớt hai con người, hai cuộc đời bất hạnh. Hình
ảnh con đường trong tập Sự tích những ngày đẹp trời là một thức nhận của
nhà văn về không gian. Con đường vừa là hình tượng cụ thể, vừa mang ý
nghĩa biểu trưng thể hiện tư tưởng của nhà văn.
Trong truyện cổ tích dân gian, khơng gian cung điện lộng lẫy, tráng lệ
ít xuất hiện mà không gian làng quê, không gian đời sống giữ vị trí chủ đạo.
Ảnh hưởng từ những cổ mẫu, trong truyện ngắn Hịa Vang cũng ít thấy khơng
gian cung đình xa hoa, có chăng cũng chỉ xuất hiện thống qua. Khơng gian
thực tại trong tập truyện ngắn hiện lên gần gũi, bình dị với hình ảnh con người
cũng thân thuộc trong cuộc sống thường nhật. Kiểu không gian này luôn được
đặt trong mối quan hệ với đời sống bởi vậy nó mang trong mình sức chứa lớn.



Trong không gian ấy, hiện thực cuộc sống được khơi mở, làm hiện ra trước
mắt ta những hiện thực nghiệt ngã nhưng không kém phần xúc động. Không
gian thực tại góp phần quan trọng trong việc giúp tác giả nhìn nhận và khái
quát hiện thực thời đại.
2.1.2. Không gian huyền thoại
Đặc điểm chung của khơng gian trong truyện cổ tích là mơ hình ba
giới, ba tầng, ba cõi: thiên đình, trần gian và địa ngục với thần linh, người và
ma quỷ. Ở đó, con người có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp chướng
ngại vật nào. Không gian huyền thoại là đặc trưng của không gian truyện cổ
tích. Và nay, khơng gian ấy lại một lần nữa xuất hiện trong các truyện ngắn
đương đại.
Bước vào thế giới Sự tích những ngày đẹp trời của Hịa Vang, người
đọc như lạc vào một thế giới hão huyền. Dù không chất đầy trăng, tràn đầy
mộng nhưng cái lớp sương mù hư ảo như vẫn bảng lảng quanh đây. Không
gian ở đây được khắc họa đa dạng, phong phú, đan xen giữa các mặt đối lập:
ảo - thực, hiện hữu - hư vô, trên cao - mặt đất - cõi âm; có cả các kiểu khơng
gian tâm trạng, khơng gian ước mơ, hồi tưởng, khát vọng... Tất cả đã làm
thành một thế giới muôn màu sắc, luôn vận động và biến ảo.
Trăn trở, hồi niệm về q khứ nên khơng gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Hịa Vang là khơng gian cổ xưa mang màu sắc kì ảo. Ta bắt gặp nhiều
nhất trong Sự tích những ngày đẹp trời là hệ thống khơng gian phi thực của
thế giới thiên đình, thủy cung, hay chùa đền,… - nơi ở của những bậc thần
thánh. Không gian thủy cung - nơi ở của chàng Thủy Tinh đầy những nước,
những sinh vật biển như Cá ngựa, Thuồng luồng, Ba ba,… và cả những loài
thủy quái sinh sống “Dưới nước là những điệu múa huyền ảo của Rắn biển
nương theo nhịp sóng uốn, của Sứa tha thướt xiêm váy mỏng tang và của trăm
ngàn loài cá tơm lấp lánh mn hồng ngàn tía, bơi lội, reo vui trên nền ánh


sáng hắt từ dưới lên của hàng trăm Trai sò mở miệng phơi ngọc tỏa hào quang

lung linh” [25, tr. 199]. Nơi ngàn năm sóng vỗ ấy, chàng Thủy Tinh si tình đã
thương nhớ, ấp ủ tình yêu với Mị Nương trong sự chờ đợi. Cũng chính nơi ấy,
Mị Nương tìm đến với lịng biển xanh thẳm để một lần được sống là mình khi
đã thốt khỏi sự u huyền, trầm mặc của núi. Thủy cung cũng là nơi Cụ Rùa
ngàn tuổi, nơi Cá Chép ra đi để lên bờ rũ bỏ những bộ vảy óng ánh bảy sắc
cầu vồng dát lên hình Rồng với khát vọng tạo nên một con vật đẹp nhất. Như
vậy, không gian thủy cung cũng là một trong những kiểu không gian huyền
thoại làm xuất hiện những tình tiết kì ảo, hoang đường giúp tăng thêm tính cổ
tích cho truyện ngắn.
Khơng gian thứ hai là thiên đình - nơi ngự trị của Ngọc Hồng, của các
bậc thần tiên. Đó là một chốn bồng lai đầy những mây ngũ sắc, những ngơi
sao sáng chói, những tiếng sấm rền vang của Thiên Lôi,… Không gian cõi
niết bàn là một thế giới huyền thoại phiêu linh, đậm chất tây du. Chốn an
bằng cực lạc, thế giới tinh thần siêu thốt, thanh khiết và lí tưởng dành riêng
cho những vị Phật, những đấng tối cao đó gợi lên cảm giác vừa thiêng liêng
vừa rùng rợn. “Ngồi cửa thiên đình chỉ thấy một dạo hào quang ngũ sắc vút
đi, tua nhẹ như tơ trong ngó sen khi ngắt bẻ, kéo ra, phơ phất” [25, tr. 71].
Bầu khí quyển này mang đến cho độc giả những hiệu ứng thẩm mĩ mới lạ,
gần đấy mà lại xa đấy. Nó gợi lại bầu khơng khí cổ tích trong văn học dân
gian.
Khơng gian huyền thoại thứ ba là không gian đêm trăng khi mà nhân
vật Y trong Hư ảnh chìm vào để rồi khơng còn ai nhận ra Y nữa bởi Y tồn tại
trong tâm thế của một con người - hư ảnh. Hình ảnh dịng sơng trong đêm
trăng sáng lóa, nơi cơ gái mù trầm mình cũng là một khơng gian hư ảo. Trăng
là hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong tập truyện này. Trăng soi rõ khung
cửa sổ nhà Thiết Cật, nơi chú ngựa thần Pêgazơ hạ cánh, mang cảm hứng thi


ca đến cho con người (Lý ngựa bay). Trong ánh sáng bồng bềnh của trăng,
mênh mang của nước, chàng hư ảnh đã cứu cơ gái mù thốt khỏi ý nghĩ dại

dột muốn chết để quên hết sự đời. Đêm trăng dưới ngòi bút Hòa Vang bỗng
trở nên lung linh, gợi lên khơng khí nửa hư nửa thực như trong mộng.
Như vậy, ba kiểu không gian trên đặc trưng cho truyện ngắn giả cổ tích
với sự đan xen của nhiều yếu tố kì ảo. Hầu hết truyện ngắn Hịa Vang trong
tập truyện này đều đặt sự kiện trong không - thời gian quá khứ huyền ảo. Thế
giới cổ tích, huyền thoại từ ngàn năm nay lại được đánh thức. Những hình
thức không gian trên không tồn tại trong thực tế nhưng nó tồn tại trong ý thức,
trong quan niệm của con người và mang tính chất biểu trưng. Chính khơng
gian nghệ thuật mang tính phiếm chỉ khơng xác định này là một thủ pháp
nghệ thuật quan trọng của Hịa Vang. Nó có tác dụng cách li khơng gian thực
tại và khơng gian câu chuyện để nhà văn dễ bề hư cấu; đan xen yếu tố kì ảo
vào nhằm tạo ra những chân trời mới mẻ kích thích trí tị mị của người đọc.
Khơng gian kì ảo chính là quan niệm về tính nhiều tầng của thế giới có thiên
đình, có thủy cung, có âm phủ,… Đây là kiểu khơng gian đặc trưng trong
truyện ngắn đương đại Việt Nam nói chung. Con người khi đặt vào một thế
giới siêu thực sẽ bộc lộ nhiều góc khuất mà cuộc sống thường ngày khó có thể
nhận ra.
Khơng gian thực tại giúp con người tồn tại và tỉnh ngộ nhưng khơng
gian kì ảo lại giúp con người nuôi dưỡng những khát vọng đẹp đẽ, làm thức
dậy những giấc mơ. Khơng gian cổ tích, huyền thoại đã làm nên đặc trưng
cho truyện ngắn Hòa Vang. Lạc vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, người
đọc được sống trong một khơng gian đầy mộng mị. Ơng đem không gian ấy
đến với thế giới hiện đại để con người tìm về thời q vãng đã qua. Nhờ có
khơng gian đầy mộng ảo này mà con người như được trôi lạc giữa miền hư
ảo, huyền hoặc để được lắng lại, suy nghĩ; tìm lại chính mình.


Như vậy khơng gian nghệ thuật trong Sự tích những ngày đẹp trời của
Hòa Vang được khai thác ở nhiều chiều kích: từ khơng gian hẹp đến khơng
gian rộng, từ không gian cõi âm đến không gian sự sống, từ không gian bị

lãng quên đến không gian suy tư của tác giả,… Tất cả đã đưa người đọc vào
một thế giới nghệ thuật rất riêng của nhà văn. Hai loại khơng gian thực và
mộng trong Sự tích những ngày đẹp trời luôn tồn tại, đan xen vào nhau. Sự
tồn tại của không gian này không tách rời không gian kia và ngược lại. Thơng
qua đó, tác giả bộc lộ quan điểm về một thế giới đa chiều; có chiều sâu của
thế giới tâm linh, có sự phức tạp của cuộc sống hiện tại. Sự phối kết không
gian thực và mộng trong truyện ngắn Hịa Vang thật tự nhiên, khơng gian cổ
tích được đặt cạnh bên khơng gian đời thực. Nhân vật đi từ khơng gian cổ tích
sang khơng gian đời thường. Sự đối lập, đan xen giữa hai kiểu không gian
trên giúp độc giả tránh cách nhìn đơn giản, một chiều về con người dù chỉ là
con người trong những chuyện xưa tích cũ. Con người cũng cần có tình yêu,
cần được chia sẻ, cảm thông; cần được thỏa mãn những nhu cầu bức thiết
trong cuộc đời. Không gian nghệ thuật - đó là phương tiện để chuyển tải
những quan niệm của nhà văn về thế giới, về con người. Mỗi kiểu khơng gian
có một tác dụng khác nhau làm cho nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ;
tạo nên điểm nhấn từ những diễn biến tâm lí, mâu thuẫn giằng xé trong nội
tâm nhân vật.
2.2. Thời gian nghệ thuật - sự phối trộn đương đại và quá vãng
Thời gian nghệ thuật, theo như Từ điển thuật ngữ văn học, “là hình
thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5, tr.
322]. Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ; có thể vượt tới
tương lai xa xơi; có thể dồn nén trong một khoảng thời gian dài trong chốc lát,
lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vơ tận. Nó gắn liền với tổ chức bên trong
của hình tượng nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật


xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời
sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả.
Nếu như trong tập truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, không gian
nghệ thuật được xây dựng là không gian thực tại và khơng gian huyền thoại

thì tương ứng với kiểu không gian ấy là thời gian hiện tại và thời gian hư vô.
2.2.1. Thời gian hiện tại
Hiện tại là những gì thuộc về hơm nay. Tuy nhiên, vì là truyện giả cổ
tích nên hầu hết các tác phẩm đều được đặt trong không gian và thời gian quá
khứ. Nhưng nó vẫn được soi sáng dưới lăng kính hiện tại. Điều làm nên tính
chất giả cổ tích của loại truyện này chính là yếu tố thời gian - thời hiện tại.
Cảm giác về thời hiện tại được vật chất hóa qua khơng gian. Bên cạnh đó, nó
cịn thể hiện trên lớp vỏ ngơn ngữ nửa cổ nửa kim. Song có lẽ cảm giác về
thời hiện tại rõ nhất là do sự biến hóa của hình tượng nhân vật. Các nhân vật
trong truyện được nhìn nhận ở góc độ khác so với truyền thống.
Việc xác định thời gian bằng cách đưa trực tiếp người kể chuyện vào
cùng với diễn biến hành động và tâm lí nhân vật đã khiến khoảng cách thời
gian và không gian giữa người kể và thế giới trong truyện được hòa làm một:
“Sao Bụt lại đến nỗi thế kia? Nằm bẹp dưới một gốc Tùng Bách chết khơ sát
mí một hồ nước trong vắt, áo quần lấm láp, đơi hài mịn vẹt thủng hở cả gót
chân, hơi thở hổn hển, mắt lờ đờ, tay quờ quạng mấy cụm lá sống đời đưa lên
miệng nhấm nháp” [25, tr. 71]. Nhưng trong khi người đọc đang chìm đắm
trong thế giới huyền thoại với những Bụt, những Thiên Lơi, thì nhà văn đột
ngột kéo họ trở về hiện tại bằng sự xuất hiện bóng dáng người kể chuyện với
những quan điểm, đánh giá, lí giải đầy tính triết lí của con người hiện đại:
“Nghiêm khắc nhưng không được thô lậu dữ ác, khuyến thiện trừng tà với
người đồng sự chứ không phải là tận hận tuyệt diệt như quân hằn quân thù”
[25, tr. 71]. Hay nhà văn đề cập đến những câu chuyện hiện thực cuộc sống:


×