Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy bộ môn địa lí lớp 10 – THPT (BCB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

Formatted

-- --

TẠ THỊ HẢINGUYỄN THỊ
HOA HỒNG

Formatted: English (United States)

Formatted: Left

Giáo dục biến đổi khí hậu trong giảng dạy
bộ mơn Địa Lí lớp 10 – THPT (BCB)HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN YÊN MÔ –
NINH BÌNH. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG NƠNG NGHIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

0

Formatted: Font: 22 pt, Bold
Formatted: Font: 22 pt


Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn:


PGS. TS Đậu Thị Hịa đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên em trong quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận.
Q Thầy (Cơ) trong tổ phương pháp, Thầy (Cô) trong Khoa
Địa Lý đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Thầy (Cô) trong tổ Địa Lý
trường THPT Phạm Phú Thứ đã tạo điều kiện và các bạn sinh viên
đã giúp đỡ đóng góp ý kiến giúp em hồn thành đề tài khóa luận.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khơng tránh khỏi thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

1

Nguyễn Thị Hoa Hồng.


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện đại đang sống trong thời kì của những sự biến đổi, trong đó sự quản lí
mơi trường tồn cầu bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi một phần trên
bề mặt Trái đất được thiên nhiên ban tặng cho các thuộc tính mơi trường của riêng
mình song đồng thời cũng lại phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề mang tính tồn
cầu đã và đang liên tục tiếp diễn như: Sự gia tăng dân số, sự biến đổi khí hậu tồn cầu
và tần suất thiên tai gia tăng, sự suy giảm tầng ôzôn , tài nguyên suy thái, suy giảm đa
dạng sinh học…Và trong số đó một vấn đề ln mang tính “thời sự nóng hổi” tại nhiều
diễn đàn, hội nghị quốc tế đó là biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu lâu dài, to lớn và để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng đó là Trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao và nhiều quốc gia có

nguy cơ bị biển tấn cơng và nhấn chìm… Đây khơng phải là vấn đề riêng của một
quốc gia nào nó địi hỏi sự hành động của tất cả chúng ta, khả năng giải quyết vấn đề
này là một thử nghệm kiểm tra năng lực của mỗi con người sống trên hành tinh này
trong việc xử lí hậu quả của chính mình. Biến đổi khí hậu nguy hiểm là một thảm họa,
là một mối đe dọa chứ không phải là thực tế cuộc sống tiền định, chúng ta có thể lựa
chọn đối mặt với mối đe dọa ấy và xóa bỏ hoặc để nó lớn mạnh thành một cuộc khủng
hoảng tồn diện.
Albert Einstein có nói: “Chúng ta phải có phương thức tư duy thật mới nếu nhân
loại muốn tồn tại”.
Con đường có hiệu quả để nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng với những
thách thức của biến đổi cho các cá nhân, các cộng động trong cuộc đấu tranh với biến
đổi khí hậu là tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu trong hệ thống giáo dục. Nhận
thức được sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu (nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng
phó) hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư…
Để có được những hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí
hậu tồn cầu. Nhà trường phổ thơng với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài; cùng với hệ thống chương trình, nội dung và phương pháp giáo
dục, những người làm cơng tác giảng dạy đóng một vai trị to lớn và có tầm ảnh hưởng
sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức của học sinh đối với vấn đề BĐKH.
Trong số các mơn học, Địa Lí là mơn có cơ hội giáo dục biến đổi khí hậu rất tốt cho
học sinh vì nội dung mơn học có liên quan đến vấn đề BĐKH. Nắm rõ được trách
nhiệm của mình cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực như
hiện nay việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục biến đổi khí hậu qua mơn Địa Lí
là điều có thể thực hiện. Với việc lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp trong
chương trình Địa Lí nhiều giáo viên đã thực hiện tốt giáo dục biến đổi khí hậu cho học
2


sinh, làm nâng cao nhận thức của học sinh đối với vấn đề mang tính tồn cầu, hình
thành ở học sinh thái độ, hành vi và nhận thức đúng đắn đối vấn đề biến đổi khí hậu.

Chính vì lí những lí do trên mà em chọn đề tài “ Giáo dục biến đổi khí hậu trong
giảng dạy bộ mơn Địa Lí lớp 10 – THPT (BCB)” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục biến đổi khí hậu nâng cao nhận thức về những thách thức của biến đổi khí
hậu, tăng cường các hoạt động nghiên cứu và giáo dục về biến đổi khí hậu trong các cơ
quan nghiên cứu, các trường đại học và phổ thông, tăng cường hợp tác trong nước và
quốc tế trong việc nghiên cứu và giáo dục về biến đổi khí hậu, xây dựng mạng lưới
hợp tác nghiên cứu và giáo dục về biến đổi khí hậu.
Liên quan đến đề tài có một số tài liệu và văn bản sau:
Nguyễn Trọng Đức, trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thơng: Giáo dục biến đổi
khí hậu qua mơn Địa Lí ở trường trung học cơ sở.
Trần Đức Tuấn, trung tâm giáo dục phát triển bền vững, ĐHSP Hà Nội: Tăng
cường giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam; Nhu cầu và
thực tiễn của giáo dục biến đổi khí hậu; Báo cáo đề dẫn tại hội thảo “Giáo dục biến đổi
khí hậu: Kinh nghiệm từ Châu Âu đến Việt Nam” ý tưởng trường ĐHSP Hà Nội
(5/2010).
Nguyễn Thị Minh Phương, Viện khoa học giáo dục Việt Nam: Giáo dục phổ thơng
góp phần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, trường ĐHSP Huế (2009): Kết hợp nghiên cứu và giáo
dục biến đổi khí hậu tại hội thảo nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những
thách thức của biến đổi khí hậu.
Nguyễn Thị Thu Hằng (2009): Giáo dục biến đổi khí hậu cho sinh viên Địa Lí
trường ĐHSP Hà Nội tại hội thảo nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những
thách thức của biến đổi khí hậu.
Đỗ Thị Lý: Tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường THPT Lê Q
Đơn – Hải Phịng.
3. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn được nội dung và phương pháp giáo dục biến đổi khí hậu thích hợp có
hiệu quả trong giảng dạy bộ mơn Địa Lí lớp 10 (BCB).
Làm cho học sinh quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, khơng thờ ơ, vô cảm với

những hiểm họa thiên tai. Từ đó, cho học sinh tiếp cận được với những nguyên nhân,
hậu quả, những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục biến đổi khí hậu qua mơn
Địa Lí lớp 10 trong nhà trường THPT.
3


Điều tra, khảo sát tình hình thực tế ở trường THPT về việc giáo dục biến đổi khí
hậu qua mơn Địa Lí lớp 10 (BCB).
Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Địa Lí lớp 10 (BCB).
Cơ hội giáo dục biến đổi khí hậu qua một số bài trong chương trình Địa Lí lớp 10
(BCB).
Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Chương trình SGK Địa Lí lớp 10 (BCB) và học sinh lớp 10 ở trường phổ thông.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong năm học 2012 – 2013.
+ Không gian nghiên cứu: Một số bài trong chương trình SGK Địa Lí lớp 10
(BCB), địa bàn thực nghiệm tại các trường phổ thông và các tài liệu có liên quan đến
đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu tôi sử dụng các phương
pháp sau đây:
a. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích hệ thống: Là đem đối tượng nghiên cứu và xem xét chúng
trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu tố có liên quan đến nhau theo một cấu
trúc chặt chẽ.
- Phương pháp phân loại: Là tập hợp tất cả các đối tượng và hiện tượng cần nghiên cứu

lại rồi so sánh, phân chia chúng ra từng loại theo dấu hiệu đặc trưng.
- Phương pháp so sánh: So sánh các đối tượng, hiện tượng cùng loại hoặc khác loại để
rút ra những nét riêng biệt, độc đáo, những điểm tương đồng.
Các phương pháp đó được thể hiện qua việc nghiên cứu các tài liệu về lí luận và
phương pháp dạy học Địa Lí, chương trình sách giáo khoa Địa Lí lớp 10 (BCB) và một
số tài liệu có liên quan.
b. Phương pháp điều tra, khảo sát
Tiến hành điều tra, khảo sát tình trạng dạy và học Địa Lí tại các trường THPT về
các mặt:
- Tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm ở các trường THPT đã chọn.
- Lập mẫu phiếu điều tra thái độ học tập, khả năng nhận thức của học sinh trong
giáo dục biến đổi khí hậu qua mơn Địa Lí.
- Tiến hành trao đổi, phỏng vấn một số học sinh tại các trường thực nghiệm.
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp quan sát, trị chuyện,…

4


c. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức dạy thực nghiệm ở một số lớp 10 tại trường phổ thông để kiểm chứng hiệu
quả của các phương pháp dạy học đã lựa chọn và kiểm tra tính khả thi của đề tài.
d. Phương pháp toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lí, phân tích các kết quả điều tra, thực
nghiệm.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 (BCB)
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm khí hậu – thời tiết
Khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển được đặc trưng bằng các giá trị
trung bình nhiều năm của các yếu tố khí tượng và các cực trị của các yếu tố đó (nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa…) do quan trắc nhiều năm mà có… Theo Hann nhà khí tượng
học định nghĩa “khí hậu là tồn bộ các hiện tượng khí tượng đặc trưng cho trạng thái
trung bình của khí quyển ở một địa điểm nào đó trên Trái đất”.
Thời tiết được biểu hiện bằng các hiện tượng: nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh…
tại bất kì nơi nào, thường thay đổi nhanh chóng trong một ngày hay từ ngày này qua
ngày khác, năm này qua năm khác.
Khí hậu thường ít thay đổi và có tính ổn định tương đối, cịn thời tiết thay đổi
mạnh.
1.1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu
BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay
thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác
định, thường là vài thập kỉ, thậm chí là thế kỉ (Ví dụ: nóng lên, lạnh đi…).
Theo cơng ước khung của LHQ về BĐKH đã định nghĩa: “BĐKH “là những ảnh
hưởng có hại của biến đổi khí hậu” là những biến đổi trong mơi trường vật lí hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hay
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc bên ngoài, hoặc do hoạt
động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển.
Theo báo các mới nhất của LHQ, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90% là do
con người gây ra, 10% do tự nhiên.
1.1.3. Khái niệm giáo dục biến đổi khí hậu
Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục BĐKH, như:
- Giáo dục BĐKH là quá trình giúp cho học sinh, sinh viên nhận dạng và hiểu rõ
các nguyên nhân của BĐKH cũng như những khả năng để có thể hạn chế, giảm thiểu

và ứng phó với BĐKH.
- Giáo dục BĐKH là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận biết và nhận
thức về BĐKH trên tồn cầu và những giải pháp ứng phó với BĐKH. Từ đó, các em
có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với BĐKH nói
riêng và thiên tai nói chung.
6


- Giáo dục BĐKH là định hướng dạy học đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của
học sinh, tạo cơ hội để cho giáo viên tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động liên
quan đến nội dung BĐKH.
Giáo dục BĐKH cần được biến đổi và chuyển hóa theo những định hướng được
UNESCO phát triển trong văn bản “Giáo dục phát triển bền vững và BĐKH” và cần
liên kết ba trụ cột chính sau đây:
+ Về kiến thức và kĩ năng: Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kĩ
năng cơ bản về mức độ biến đổi của BĐKH, các hậu quả có thể xảy ra, các giải pháp
có thể thực hiện và con đường, chiến lược để đạt tới sự phát triển bền vững.
+ Về giá trị và sự sáng tạo: Trở thành một công dân toàn cầu, một cá nhân của một
cộng đồng sáng tạo, sống có cảm xúc, thân thiện với tự nhiên và bảo vệ hịa bình trên
Trái Đất… được xem là những giá trị cần khuyến khích và phát triển khi tiến hành
giáo dục BĐKH trong nhà trường. Qua việc giáo dục BĐKH, giáo viên cần giúp cho
người học hiểu rằng khơng chỉ tự nhiên và tồn bộ Trái Đất của chúng ta đang ở tình
trạng nguy hiểm mà những điều kiện cho việc duy trì một nền hịa bình bền vững của
hàng triệu người trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng do BĐKH và hiện tượng
nóng lên tồn cầu.
+ Về hành vi và năng lực của công dân: Cần thay đổi hành vi – thái độ theo hướng
tích cực bảo vệ khí hậu, bảo vệ mơi trường và nâng cao năng lực thích ứng với những
thách thức của BĐKH là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong giáo dục BĐKH.
1.1.4. Khái niệm giáo dục biến đổi khí hậu vì sự phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con

người nhưng không làm tổn hại sự thỏa mãn tới nhu cầu của thế hệ tương lai.
PGS.TS Trần Đức Tuấn, Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự phát triển
bền vững, ĐHSP Hà Nội cho rằng: “Giáo dục biến đổi khí hậu là một trong những nội
dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những
tác động của hiện tượng nóng lên tồn cầu; đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi
để ứng phó với BĐKH”.
Khẳng định GDBĐKH vì sự phát triển bền vững khơng đơn thuần là dạy học về
biến đổi khí hậu, PGS. TS Trần Đức Tuấn Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục
vì sự phát triển bền vững, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng “GDBĐKH thông qua các
hoạt động đa dạng của mình phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với
biến đổi khí hậu, đồng thời giúp cho người học có được những hành vi thái độ bảo vệ
theo những định hướng cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững” (GDVSPTBV).
Với tư cách là một bộ phận quan trọng của GDPTBV, GDBĐKH không nên và không
cần thiết phải làm cho người học hoảng sợ, bi quan về tương lai với những rủi ro và
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà cần thiết phải giúp cho học sinh và cộng
7


đồng dân cư vững tin về triển vọng tốt đẹp của bảo vệ khí hậu và thích ứng thành cơng
với biến đổi khí hậu trong tương lai.
PGS. TS Trần Đức Tuấn cho rằng, mục tiêu và định hướng cơ bản của GDBĐKH
cần phải giúp người học quan tâm vấn đề bảo vệ khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hậu
quả của BĐKH; giúp các cá nhân và cộng đồng tiếp cận được với những giải pháp bảo
vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu và tại các địa phương; phát triển năng lực
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu chứ khơng đơn giản là kiến thức, kĩ năng liên
quan đến BĐKH; thay đổi hành vi - thái độ (đây được xem là nội dung và mục tiêu
hàng đầu GDBDKH); tăng cường các giá trị và sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu
này cần thiết kế những chương trình đổi mới về GDBĐKH; phát triển xu hướng học
toàn cầu trong GDBĐKH; liên minh các lực lượng giáo dục để thực hiện thành cơng
GDBĐKH,…

1.2. Chính sách và chiến lược giáo dục BĐKH trong nhà trường phổ thông ở
nước ta.
Trong những năm gần đây, GDBĐKH được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp
các ngành; trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan đảm nhiệm sự nghiệp giáo
dục, giảng dạy cho một bộ phận dân số quan trọng: Trên 20 triệu học sinh, sinh viên
những người sẽ nắm giữ vận mệnh đất nước trong tương lai và là những người chịu
hậu quả trực tiếp của BĐKH.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH nên chiến
lược xác định việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống cịn. Và
phát triển bền vững cũng trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của
Nhà nước.
Ngày 02/07/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến cho kế
hoạch hành động về ứng phó BĐKH và Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH
vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 – 2015”. Theo đó, tất cả các
bậc học sẽ được tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình giảng dạy,
tùy theo độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh mà lựa chọn các nội dung thích
hợp.
Vì vậy, GDBĐKH cho HS phổ thơng là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia
và tồn cầu.
1.2.1. Vai trị của giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông
Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài; với mạng lưới rộng khắp đất nước; với hệ thống chương trình, nội
dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục; với đội ngũ hùng hậu của những người làm
công tác giáo dục đóng một vai trị to lớn và có tầm ảnh hướng sâu rộng đến việc nâng
cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.
8


Việc GDBĐKH trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh có những hiểu
biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên tồn cầu và những giải pháp ứng phó với

biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt
động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung.
GDBĐKH giúp học sinh – người chủ tương lai của đất nước có được một ý thức
trách nhiệm cao và có thái độ thân thiện với mơi trường, phát triển kinh tế hài hịa với
việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu hôm nay mà khơng làm tổn hại đến lợi ích
mai sau.
1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường PT trong việc giáo dục BĐKH
1.2.2.1. Mục tiêu
GDBĐKH đem lại cho GV và HS những mục tiêu, cụ thể:
- Có ý thức thường xun và ln quan tâm đối với mọi khía cạnh của môi trường
và những vấn đề liên quan đến mơi trường, trong đó có vấn đề BĐKH.
- Hiểu được bản chất của vấn đề BĐKH.
- Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề BĐKH, từ đó có thái độ,
cách cư xử đúng đắn, linh hoạt trước vấn đề BĐKH.
- Có kiến thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực về mọi mặt
của đời sống, thích hợp trong việc sử dụng hợp lý và khôn ngoan đối với nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
- Tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc phịng ngừa và giải quyết các vấn đề
cụ thể ở địa phương và nơi làm việc.
- Mục tiêu cao nhất của GDBĐKH là học sinh có được một ý thức trách nhiệm cao
và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện mơi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của GDBĐKH ở trường phổ thơng là:
- Trang bị cho HS những kiến thức, sự kiện về mức độ biến đổi của BĐKH, các
nguyên nhân, hậu quả có thể xảy ra và các giải pháp có thể thực hiện để ứng phó với
vấn đề BĐKH. Từ đó, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề BĐKH đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người.
- Trên cơ sở những hiểu biết tiến hành từng bước giáo dục, bồi dưỡng cho HS có ý
thức quan tâm thường xuyên đến BĐKH, dần dần hình thành ở HS lối sống có cảm

xúc, sống thân thiện với tự nhiên và bảo vệ môi trường trên trái đất,…
- Trang bị cho HS các kĩ năng học tập như quan sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp
thơng tin… về BĐKH; các kĩ năng, các biện pháp bảo vệ và ứng phó với BĐKH thơng
thường trong sinh hoạt và lao động để các em tham gia có hiệu quả vào việc bảo vệ
môi trường nơi sinh sống và làm việc.
9


- Tạo điều kiện cho các em bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử với BĐKH và phát triển
bền vững.
1.2.3. Nội dung của giáo dục BĐKH trong nhà trường phổ thơng
BĐKH là vấn đề có tính tồn cầu, liên quan đến rất nhiều vấn đề mơi trường nói
chung, như : Bảo vệ rừng và trồng rừng, sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý
các khu bảo tồn thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xóa đói,
giảm nghèo,...
Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định "Nếu chúng ta linh hoạt và thực tế, nếu
chúng ta có thể giải quyết bằng cách làm việc khơng mệt mỏi trong những nỗ lực
chung, thì sau đó chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu chung của chúng ta: Một thế giới an
toàn hơn, trong sạch hơn, vững bền hơn thế giới mà chúng ta đã thấy".
Như vậy, GDBĐKH khơng phải là một mơn học riêng biệt mà nó là một q trình
giáo dục được tích hợp, lồng ghép trong các mơn học ở nhà trường phổ thơng. Có
nghĩa là tất cả các mơn học đều tìm thấy khả năng và cơ hội tích hợp nội dung
GDBĐKH vào nội dung bài học. Trong đó có một số mơn học thuận lợi hơn vì nội
dung có liên quan đến kiến thức về khí hậu, BĐKH,… như mơn Địa lý, Sinh học, Hóa
học,…
Nội dung tích hợp phải được xem xét tổng thể theo yêu cầu phát triển của hệ thống
kiến thức, không chồng chéo, trùng lặp hoặc làm ảnh hưởng đến nội dung kiến thức
chính của bài học.
Nội dung GDBĐKH cần đề cập đến cả hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và các
giải pháp.

Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ GDBĐKH ở trường phổ thông, những nội dung
GDBĐKH cần được khai thác là:
- Những hiểu biết về nguyên nhân gây BĐKH, như:
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi
tổng hợp thể tự nhiên.
+ Vấn đề khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt,…;
khai thác và chặt phá rừng bừa bãi…
+ Mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao
thông vận tải gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Vấn đề gia tăng dân số và đơ thị hóa tự phát,…
- Những biểu hiện của BĐKH thông qua các hoạt động thời tiết cực đoan diễn ra
ngày càng nhiều, phức tạp và trên diện rộng; hậu quả của BĐKH (lũ lụt, hạn hán, sạt
lở đất ở miền núi, ven sông, băng tan,…).
- Biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu thiệt hại và thích ứng với BĐKH.

10


1.3. Chương trình Địa lý lớp 10 – THPT (BCB)
1.3.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và đặc điểm SGK Địa lý lớp 10 (BCB)
1.3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu cụ thể của chương trình Địa lý lớp 10:
- Về kiến thức, cho HS nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông như:
+ Trái đất, các thành phần cấu tạo Trái đất, mối quan hệ tác động qua lại giữa các
thành phần của Trái đất.
+ Địa lý dân cư.
+ Các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trên Trái đất.
+ Mối quan hệ giữa dân cư, các hoạt động sản xuất với môi trường và sự phát triển
bền vững.
- Về kĩ năng, tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng như:

+ Kĩ năng phân tích tổng hợp, giải thích, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí.
+ Kĩ năng quan sát, đánh giá nhận xét các sự vật, hiện tượng địa lí.
+ Kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, số liệu thống kê…
+ Kĩ năng thu thập, xử lí, viết và trình bày các thơng tin về địa lý.
- Về thái độ: Góp phần làm cho HS:
+ Có tình u thiên nhiên, con người; đồng thời có ý thức và hành động thiết thực
bảo vệ mơi trường xung quanh mình.
+ HS ý thức được các vấn đề mang tính tồn cầu hiện nay và có hành động thích
hợp với lứa tuổi các em.
+ Thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc.
1.3.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình
Chương trình SGK Địa lý lớp 10 (BCB) có cấu trúc 2 phần: Địa lý tự nhiên và Địa
lý kinh tế - xã hội.
- Phần Địa lý tự nhiên đại cương chiếm ½ thời lượng chương trình, bao gồm:
+ Bản đồ.
+ Vũ trụ, hệ quả các chuyển động của Trái đất.
+ Cấu trúc của Trái đất, các quyển của lớp vỏ địa lý.
+ Một số quy luật của lớp vỏ địa lý.
- Phần Địa lý kinh tế - xã hội đại cương chiếm ½ thời lượng chương trình, có cấu
trúc như sau:
+ Địa lý dân cư.
+ Cơ cấu nền kinh tế.
+ Địa lý nông nghiệp.
+ Địa lý công nghiệp.
11


+ Địa lý dịch vụ (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại).
+ Môi trường và sự phát triển bền vững.

1.3.1.3. Đặc điểm SGK Địa lý lớp 10 (BCB)
- Về mặt cấu trúc: SGK Địa lý lớp 10 (BCB) chia làm 2 phần: Địa lý tự nhiên đại
cương và Địa lý kinh tế xã hôi đại cương.
+ Phần Địa lý tự nhiên ban chuẩn gồm 4 chương, 21 bài (trong đó riêng bài 9 là 2
tiết, cịn lại các bài đều 1 tiết, bao gồm 18 bài lý thuyết và 3 bài thực hành).
Cấu trúc phần Địa lý tự nhiên ban chuẩn:
Chương

Số tiết

Trong đó
Lý thuyết Thực hành

1. Bản đồ

4

3

1

2. Vũ trụ. Hệ quả của các vận động của Trái đất.

2

2

0

14


12

2

4. Một số quy luật của lớp vỏ địa lý.

2

2

0

Tổng số

22

19

3

3. Cấu trúc của Trái đất. Các quyển của lớp vỏ
địa lý.

+ Phần Địa lý kinh tế xã hội ban chuẩn gồm 6 chương, 21 bài (trong đó có 17 bài lý
thuyết và 4 bài thực hành).
Cấu trúc phần Địa lý kinh tế xã hội ban chuẩn:
Chương

Số tiết


Trong đó
Lý thuyết

Thực hành

5. Địa lý dân cư

4

3

1

6. Cơ cấu nề kinh tế

1

1

0

7. Địa lý nông nghiệp

4

3

1


8. Địa lý công nghiệp

5

4

1

9. Địa lý dịch vụ

6

5

1

10. Môi trường và sự phát triển bền vững

2

2

0

Tổng số

22

18


4

- Về mặt nội dung: Sách xây dựng theo các bài học, mỗi bài học trình bày trong 1
tiết. Toàn bộ SGK Địa lý lớp 10 được thể hiện thơng qua kênh chữ, kênh hình và hệ
thống câu hỏi bài tập.
+ Kênh chữ: Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong khối lượng SGK. Đây có thể coi là phần
kiến thức cơ bản, được chọn lọc kĩ lưỡng, cô đọng, phù hợp với trình độ của HS.
Kênh chữ có sự kết hợp 2 phương thức trình bày là diễn dịch và quy nạp. Nêu khái
niệm, phân tích và giải thích khái niệm.

12


+ Kênh hình: Phong phú, đa dạng gồm nhiều loại như hình vẽ, bản đồ, tranh ảnh,
sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tháp dân số… Trong đó chủ yếu là hình vẽ, bản đồ và
tranh ảnh.
Kênh hình được in màu, chất lượng tốt, mang tính thẩm mĩ, khoa học và sư phạm
Nội dung kênh hình vừa mang tính chất minh họa, vừa là nguồn tri thức phối hợp
với kênh chữ nhằm hình thành tri thức mới cho HS.
+ Các câu hỏi – bài tập được thiết kế ở giữa bài xen kẽ với kênh chữ để định
hướng, gợi mở cho HS hoặc ở cuối bài nhằm chốt lại kiến thức cơ bản, củng cố và rèn
luyện kĩ năng.
Ngoài ra, trong nội dung SGK có số lượng bài thực hành tương đối lớn. Sau mỗi
chương có bài học thực hành để hình thành và rèn luyện các kĩ năng Địa lý cho HS.
1.4. Đặc điểm về tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 10
Học sinh lớp 10 ở trong độ tuổi 16 tuổi, đây là lứa tuổi thuộc giai đoạn đầu của tuổi
mới lớn (tuổi thành niên),là giai đoạn phát triển rất quan trọng trong cuộc đời con
người với những biến đổi về mặt tâm lý, nhận thức tư duy, tình cảm và giao tiếp. Ở lứa
tuổi này các em có những đặc điểm về tâm lý và nhận thức sau:
- Đây là lứa tuổi có sự phát triển nhanh về tâm lý, đặc biệt về mặt xã hội, có sự

chín chắn và kinh nghiệm hơn các em tuổi thiếu niên.
- Có thể nắm bắt mặt trái của vấn đề một cách nhanh chóng và tinh tế hơn.
- Thích khám phá cái mới và tự khẳng định mình. Đồng thời các em đã bắt đầu có
những xu hướng cá biệt, có quan điểm riêng và nhân cách đã được định hình
- Khả năng tiếp thu nhạy bén và sáng tạo qua những biến động thực tế của xã hội.
- Học sinh THPT ngày càng trưởng thành, kinh nghiệm sống ngày càng phong phú,
do đó các em ngày càng ý thức được cuộc sống của mình.
- Trong giai đoạn này, các em đã có khuynh hướng lựa chọn các môn học phù hợp
với năng lực, hứng thú của mình, vì thế nó thúc đẩy động cơ học tập ở các em. Thái độ
học tập chủ động, có ý thức đã thúc đẩy q trình nhận thức có chủ định của bản thân.
Đặc biệt hơn ở lứa tuổi này các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng
một cách độc lập và sáng tạo. Tư duy các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán
hơn. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các tư duy toán học phức tạp,
phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân
quả trong tự nhiên – xã hội. Đó là cơ sở để hình thành nên thế giới quan.
Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 10 ngày nay
có nhiều thay đổi lớn. Năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tư duy
trừu tượng cao hơn. Đặc biệt là khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa
và khái quát hóa cao. HS ở lứa tuổi này rất năng động, sáng tạo nên không đễ dàng

13


chấp nhận những cơng việc mang tính áp đặt của người lớn. Các em thích tranh luận
và bày tỏ ý kiến cá nhân về một vấn đề mới.
1.5. Thực trạng về giáo dục BĐKH qua môn Địa lý lớp 10 – THPT (BCB)
1.5.1. Quan điểm của giáo viên về giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT
Qua thời gian điều tra khảo sát, dự giờ của GV phổ thông cho thấy trong một số bài
giảng GV xác định được nội dung GDBĐKH cũng xác định được phương pháp giáo
dục.

Trong quá trình GDBĐKH GV đã biết kết hợp các phương pháp như: Đàm thoại –
gợi mở, thảo luận, so sánh, nêu vấn đề… để GDBĐKH cho HS. Khi sử dụng các
phương pháp GV đã giúp HS khai thác các nguồn kiến thức và tính tự lực, năng động,
sáng tạo của các em.
Qua việc khảo sát, thăm dò ý kiến của các GV trong đợt thực tập sư phạm vừa qua
đã thu được kết quả như sau: Về mức độ hiểu biết có khoảng 84% GV đã biết nhiều về
BĐKH và 16% GV ở mức độ biết khá nhiều. Đây là điều kiện khá tốt để GV tiến hành
GDBĐKH trong bộ mơn của mình và cho thấy tất cả các GV đều có nhận thức về
BĐKH ở mức độ cao. Để giáo dục về BĐKH cho HS đa số GV không chỉ lấy kiến
thức ở một nguồn nhất định mà tổng hợp cả hiểu biết bản thân, tìm hiểu sách báo, đài
và các thông tin qua mạng internet.
Đối với việc thiết kế và tích hợp GDBĐKH trong dạy học Địa lý 10 ở trường
THPT có 100% GV cho rằng đây là việc làm rất cần thiết.
Theo Thầy (Cô) việc tích hợp GDBĐKH vào bộ mơn
Mức độ

dạy học của mình có cần thiết khơng?
Giáo viên

Tỉ lệ (%)

Rất cần thiết

6

100

Cần thiết

0


0

Bình thường

0

0

Không cần thiết

0

0

Bảng 1.1: Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDBĐKH
Trong khi dạy học tất cả các GV đều tiến hành GDBĐKH ở một số mục của tiết
dạy và đây là những mục có khả tích hợp để giáo dục cho HS biết về BĐKH rất tốt.
GV đã nhận thấy việc kết hợp nội dung và phương pháp GDBĐKH là vơ cùng cần
thiết nhưng do nhiều lí do khác nhau mà GV ít hoặc chưa đưa vào bài giảng chỉ có
60% GV đã tiến hành một cách thường xuyên và 40% GV thỉnh thoảng tích hợp
GDBĐKH trong quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy GV đã thấy được những ưu điểm của việc tích hợp GDBĐKH
cho HS là rất đáng kể.
14


Theo Thầy (Cơ) ưu điểm của tích hợp
GDBĐKH trong dạy học của bộ mơn mình là gì


Ưu điểm

Giáo viên

Tỉ lệ (%)

Kích thích hứng thú học tập cho HS

0

0

Phù hợp mục tiêu đổi mới PPDH

0

0

4

66.7

2

33.3

Cho HS có thái độ, kĩ năng đúng
đắn đối với vấn đề BĐKH
Ý kiến khác


Bảng 1.2: Ưu điểm của việc tích hợp GDBĐKH
Có 66.7% GV cho rằng ưu điểm của tích hợp GDBĐKH trong dạy học của bộ mơn
mình là giáo dục cho HS có thái độ, kĩ năng đúng đắn đối với vấn đề BĐKH. 33.3% số
GV cịn lại có ý kiến khác đó là khơng chỉ giáo dục cho HS có thái độ, kĩ năng, việc
giáo dục BĐKH cịn kích thích hứng thú học tập cho HS.
Khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải khi dạy học có tích hợp GDBĐKH là HS chưa
có hiểu biết về BĐKH.
Theo Thầy (Cơ) việc tích hợp GDBĐKH vào bộ
Khó khăn

mơn dạy học của mình có cần thiết khơng?
Giáo viên

Tỉ lệ (%)

Mất thời gian

0

0

Thơng tin về BĐKH cịn q ít

0

0

HS chưa hiểu biết về BĐKH

6


100

Ý kiến khác

0

0

Bảng 1.3: Ưu điểm của việc tích hợp GDBĐKH
GV cũng đã đề xuất nhiều ý kiến đóng góp nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy
học có giáo dục BĐKH như là tăng cường các buổi học ngoại khóa về BĐKH, tăng
cường sử dụng hình ảnh về BĐKH và hậu quả của BĐKH trong dạy học,…
Bên cạnh đó, qua một số tiết dự giờ tơi thấy rằng một số GV tuy đã có sử dụng các
phương pháp để GDBĐKH cho HS tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn chưa hay,
chưa thực sự thu hút sự chú ý của HS và hiệu quả mang lại chưa cao. Ví dụ như khi sử
dụng phương pháp đàm thoại – gợi mở để GDBĐKH cho HS nhưng cách đặt câu hỏi
chưa hay, chưa sát nội dung hoặc quá rộng so với vấn đề cần giáo dục, khả năng liên
hệ kiến thức với thực tiễn chưa hiệu quả.
GV biết các phương pháp dạy học Địa lý có tác dụng tốt để GDBĐKH nhưng ít sử
dụng, có GV chỉ chú trọng kiến thức cơ bản mà quên mất lồng ghép kiến thức
GDBĐKH.

15


Nhiều GV còn xem nhẹ và cho rằng GDBĐKH là phần phụ nên ít chú ý tới, do đó
HS khơng được trang bị kiến thức làm cho kĩ năng thực tế của các em bị hạn chế rất
nhiều.
Qua điều tra nghiên cứu tôi thấy việc trang bị kiến thức cơ bản và kiến thức

GDBĐKH đã đưa lại một số hiệu quả nhất định ở trường phổ thông:
- Việc GDBĐKH ở THPT đã ít nhiều gây được hứng thú học tập, kích thích lịng
ham hiểu biết, tư duy sáng tạo của HS, tạo nên khơng khí sơi nổi trong lớp học, giúp
HS tiếp thu bài một cách tích cực, thoải mái.
- Không chỉ trang bị kiến thức mà liên hệ thực tế qua nội dung GDBĐKH đã giúp
các em hiểu thêm về các vấn đề BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam và ở địa phương nơi
các em sinh sống. Từ đó, hình thành ở HS thái độ và ý thức đúng đắn đối với các vấn
đề liên quan đến môi trường và BĐKH.
1.5.2. Quan điểm của học sinh về giáo dục BĐKH trong học tập Địa lý lớp 10 –
THPT
Kết quả khảo sát, điều tra HS cho thấy mức độ hiểu biết của các em về vấn đề
BĐKH rất khác nhau
Mức độ

Em đã biết về BĐKH chưa?
Giáo viên

Tỉ lệ (%)

Biết nhiều

4

4.7

Biết khá nhiều

12

14.1


Biết ít

67

78.9

2

2.3

Chưa biết

Bảng 1.4: Mức độ hiểu biết của HS về BĐKH
Ta thấy rằng đa số HS biết ít và chưa biết về BĐKH, chỉ có 18,8% HS có hiểu biết
về BĐKH. Đa số các em được biết về BĐKH từ nhà trường và internet, tuy nhiên các
em cũng có ý kiến là việc giáo dục trên lớp và ngồi giờ về các nội dung BĐKH cịn
rất ít và chưa có hiệu quả thực sự, HS cũng mong muốn nhà trường quan tâm nhiều
hơn về vấn đề này.
Mức độ

Hiệu quả của việc GDBĐKH mà em được học ở trường
Giáo viên

Tỉ lệ (%)

Tốt

0


0

Khá tốt

26

30.6

Chưa có hiệu quả

59

69.4

Ý kiến khác

0

0

Bảng 1.5: Hiệu quả của GDBĐKH ở trường
Về việc tích hợp GDBĐKH có 100% HS cho là rất cần thiết và mức độ mong
muốn được trang bị thêm kiến thức về BĐKH là sâu rộng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy
16


tuy hiểu biết chưa nhiều nhưng HS rất quan tâm đến vấn đề này. HS cũng rất đồng ý
về tác dụng của GDBĐKH ở trường THPT: Tạo hứng thú học tập, giúp HS hiểu biết
về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, phát triển tư duy sáng tạo của các em và giúp
HS có thêm kĩ năng thực tế.

Khi cho HS đề xuất các ý kiến về các giải pháp để hạn chế BĐKH có hiệu quả, tơi
thấy HS khá hứng thú về việc này, các em đã nêu ra nhiều ý kiến khác nhau cho vấn
đề này như bảo vệ mơi trường khơng khí, khai thác tài ngun có hiệu quả, trồng cây
gây rừng,… Điều này cho thấy HS đã có hiểu biết về BĐKH và các em nhìn nhận vấn
đề ở những khía cạnh khác nhau.
Tóm lại, qua điều tra thực tế cho thấy cả GV và HS đều nhận thấy vai trò quan
trọng và sự cần thiết của GDBĐKH trong nhà trường phổ thông nhằm phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao hiệ quả dạy và học
Địa lý.

17


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BĐKH QUA MÔN
ĐỊA LÝ 10 (BCB)
2.1. Cơ hội và nguyên tắc giáo dục BĐKH qua môn Địa lý 10 – THPT (BCB)
2.1.1. Cơ hội
Nội dung chương trình, SGK mới được triển khai từ năm học 2002- 2003 đến nay
đã quán triệt quan điểm gắn với yêu cầu thực tiễn, đã và đang thực hiện nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường nên đã có những tiền đề để khai thác, phục vụ việc giáo dục về
biến đổi khí hậu.
Việc tổ chức bồi dưỡng về GDBĐKH cho GV cốt cán ở cấp độ trung ương và các
GV đứng lớp ở cấp độ địa phương trong giai đoạn hiện nay đảm bảo những yêu cầu về
GDBĐKH đã và sẽ được phổ biến tới GV các cấp học ở tất cả các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Các GV được bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến BĐKH, bảo vệ
môi trường và kỹ năng dạy học tích hợp GDBĐKH qua mơn Địa lý và các hoạt động
giáo dục.
Công tác GDBĐKH trong nhà trường phổ thông vẫn đang tiếp tục được quan tâm
chú ý.
Bộ GD - ĐT tiếp tục đầu tư cho việc biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên, tài

liệu tham khảo về GDBĐKH cho học sinh, tài liệu tập huấn về GDBĐKH cho các
giảng viên sư phạm,….
Cơ hội GDBĐKH trong chương trình giảng dạy Địa lý lớp 10 (BCB) thể hiện trong
chương trình có chứa đựng nội dung GDBĐKH dưới 2 dạng chủ yếu:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một phần của nội dung bài học có sự
trùng hợp với nội dung GDBĐKH.
Dạng 2: Một số nội dung bài học hay một số phần nhất định của bài học có sự lồng
ghép hay liên hệ đến nội dung GDBĐKH.
Đặc biệt, trong chương trình SGK Địa Lý lớp 10 (BCB) có nhiều nội dung có khả
năng tích hợp, lồng ghép để GDBĐKH cho HS. Ở mỗi bài, mỗi mục khác nhau có khả
năng giáo dục BĐKH với mức độ khác nhau, từng khía cạnh khác nhau nhưng đều
nhằm mục tiêu cho HS nắm được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp ứng phó với
BĐKH. Cụ thể:
Bảng 2.1: Cơ hội có thể tích hợp GDBĐKH trong chương trình Địa lí lớp 10 (BCB).
TT
1
2

BÀI – MỤC (Địa chỉ tích hợp)
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Mục II. Các mùa trong năm.
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 2).
Mục 2. Q trình bóc mịn.

18


3

Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên Trái Đất. (tích hợp tồn

bài).
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

4

Mục II. Một số loại gió chính.
3. Gió mùa.
4. Gió phơn.
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.

5

Mục II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
2. Frông.
Mục III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh

6

vật.
Mục II. Các nhân tố ảnh hưởng đén sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

7

Mục II. Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
2. Biểu hiện của quy luật.
3. Ý nghĩa thực tiễn.
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.


8

Mục II. Gia tăng dân số.
1.d. Ả nh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 24: Phân bố dân cư, các loại hình quần cư và đơ thị hóa.

9

Mục III. Đơ thị hóa.
3.b. Ả nh hưởng tiêu cực.

10
11
12

Bài 28: Địa lý ngành trồng trọt.
Mục III. Ngành trồng rừng.
Bài 37: Địa lí các ngành giao thơng vận tải.
Mục II. Đường ô tô.
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Mục III. Tài nguyên thiên nhiên.
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.
Mục I. sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.

13

Mục II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển.
Mục III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển.
1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát
triển.


19


Đó là điều kiện thuận lợi để đặt vấn đề về tăng cường giáo dục biến đổi khí hậu,
một nội dung gắn bó mật thiết với giáo dục bảo vệ mơi trường.
2.1.2. Ngun tắc
Q trình khai thác các cơ hội GDBĐKH cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản
sau:
GV thường xuyên nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tồn cầu. GV là nhân tố
đóng vai trị quyết định đến thành công của công tác GDBĐKH trong các trường học.
Những hiểu biết của họ về biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến nhận thức của
người học.
Đảm bảo mục tiêu GDBĐKH phù hợp với mục tiêu giáo dục của cấp học, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.
Tận dụng các cơ hội để GDBĐKH nhưng phải có tính chọn lọc, tập trung vào các
chương, các bài, các mục cụ thể. Phải đảm bảo kiến thức cơ bản của mơn học, tính
logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
Khơng làm biến tính đặc trưng mơn học, không biến bài học Địa lý thành bài
GDBĐKH.
Phải chú ý khai thác tình hình thực tế của từng địa phương, gắn với các vấn đề thực
tiễn. Đồng thời, trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về biến đổi
khí hậu và kĩ năng BVMT.
Chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể cho
các em.
Cách tiếp cận cơ bản của GDBĐKH là: GD về BĐKH, trong môi trường và vì mơi
trường, đặc biệt là giáo dục vì mơi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của
GDBĐKH.
2.2. Các nguyên tắc lựa chọn về nội dung và phương pháp giáo dục BĐKH
2.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn nội dung

Nội dung GDBĐKH đã được tích hợp vào chương trình Địa lý lớp 10 THPT nên
việc lựa chọn các nội dung GDBĐKH trong chương trình là rất cần thiết. Tuy nhiên cơ
hội GDBĐKH ở mỗi chương, mỗi bài, mỗi mục khơng giống nhau. Do đó GV khơng
nên tự ý đưa nội dung GDBĐKH vào bài dạy Địa lý một cách tùy tiện, thiếu khoa học.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn nội dung như thế nào cho phù hợp, hiệu quả.
- Để đảm bảo nội dung Địa lý vừa đạt mục tiêu bài học vừa đạt hiệu quả
GDBĐKH, khi lựa chọn nội dung GDBĐKH GV cần nắm vững các nguyên tắc sau:
+ Các nội dung GDBĐKH được lựa chọn phải xuất phát từ nội dung bài học Địa
lý, dựa trên cơ sở kiến thức Địa lý để tiến hành để tiến hành khai thác GDBĐKH,
không đưa kiến thức ngoài vào nội dung bài học một cách tùy tiện.

20


+ Việc khai thác nội dung GDBĐKH phải có mức độ, đảm bảo tơn trọng kiến thức
Địa lý, có nghĩa là phải dựa vào cơ hội cho phép để khai thác cho đúng cách, phù hợp
nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học, mục tiêu bài học mà vẫn đạt hiệu quả
GDBĐKH.
+ Nội dung GDBĐKH phải có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất
định khơng lựa chọn một cách tùy tiện.
Nội dung chương trình được chọn phải xuất phát với thực tiễn và logic môn học,
không làm đảo lộn cấu trúc môn học.
Nội dung GDBĐKH được lựa chọn không chỉ là kiến thức thực, phán ánh hiện
trạng BĐKH, tình hình BĐKH ở Việt Nam, ở địa phương mà còn phải rèn luyện kĩ
năng trong việc nhận biết và ứng phó với vấn đề BĐKH.
2.2.2. Các nguyên tắc lựa chọn phương pháp
Phương pháp GDBĐKH là một bộ máy chuyển tải thông tin kiến thức và kĩ năng
tới người học. Chúng phản ánh qua sự thay đổi thái độ, hành vi của người học sau khi
phương pháp đã được thực hiện.
Việc lựa chọn các phương pháp dạy học Địa lý có nội dung GDBĐKH giữ vai trị

vơ cùng quan trọng, nó quyết định đến việc xác định mục tiêu và chất lượng dạy học
của GDBĐKH.
Khi lựa chọn phương pháp dạy học GV cần nắm vững các nguyên tắc, đó là:
Dạy học GDBĐKH cần sử dụng các phương pháp tích cực, tập trung vào người
học (lấy người học làm trung tâm), làm cho HS tích cực, chủ động làm việc, khám phá
và giải quyết vấn đề. BĐKH đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt lứa
tuổi thích khám phá như các em. Các hoạt động dạy học được GV tổ chức tốt không
những giúp HS hiểu biết vấn đề BĐKH tốt hơn mà còn tập dượt cho HS cách nghiên
cứu, làm quen với các biện pháp ứng phó với BĐKH thơng qua kĩ năng quan sát, điều
tra, tổng hợp số liệu, giải thích đánh giá.
Lựa chọn các phương pháp dạy học phải trên cơ sở khoa học, phải căn cứ vào mục
tiêu, nội dung bài học, các giai đoạn phát triển nhận thức, đối tượng HS, điều kiện vật
chất của quá trình dạy học. Đồng thời phải tùy vào năng lực, thói quen và kinh nghiệm
của GV.
Các phương pháp được lựa chọn phải kích thích hứng thú học tập của HS, làm cho
HS quan tâm đến các vấn đề BĐKH, các biện pháp thích ứng và ứng phó với BĐKH ở
địa phương.
GDBĐKH khơng chỉ trang bị kiến thức, kĩ năng mà quan trọng hơn là hình thành
cho các em thái độ, hành vi đúng đắn với vấn đề BĐKH. Vì vậy khi có cơ hội cần tạo
điều kiện để các em trình bày quan điểm, thái độ và hành vi của mình.
2.3. Các nội dung giáo dục BĐKH trong môn Địa lý 10 (BCB)
21


Các nội dung GDBĐKH trong môn Địa lý lớp 10 – THPT (ban cơ bản) được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Hệ thống nội dung GDBĐKH có thể lựa chọn trong chương trình
Địa lí lớp 10 (BCB).
Bài – mục


Nội dung kiến thức Nội dung GDBĐKH

Hình thức tổ chức dạy

cơ bản

học
Nội khóa

Bài

6: Hệ - Hiểu được thế nào

Nhận thức được sự

Dạy

Ngoại khóa

học

quả chuyển là chuyển động biểu thay đổi của thời tiết trên lớp.
động

xung kiến hằng năm của và

quanh

Mặt Mặt Trời?


Trời

của - Sự thay đổi các Tìm ra các nguyên

Trái Đất.
Mục II.

khí

hậu

trong

những năm gần đây.

mùa trong năm?
nhân của sự thay đổi
- Ngày, đêm dài đó.
ngắn theo mùa và vĩ
độ?

Bài 9: Tác - Hiểu

được

tác

Ở các con sơng q

Dạy


học

Cho

HS

động

của động của q trình trình xâm thực làm xói trên lớp, lấy khảo sát các

ngoại

lực bóc mịn đến địa lở bờ sơng gây thiệt ví dụ ở địa con sơng ở

đến địa hình hình bề mặt trái đất. hại cho sản xuất và phương.
địa phương
bề mặt trái - Biết được các dạng đời sống. Từ đó, cho Có
sử về q trình
đất
2).

(tiết địa hình xâm thực HS đề ra các biện dụng tranh, xâm thực và
pháp để hạn chế q ảnh

do dịng chảy.

Mục 2.

trình


xâm thực

minh tác động của

bờ họa

tác nó.

sơng (Xây kè, nạo vét động

của

lịng sơng, cấm khai q

trình

thác cát, bảo vệ rừng ở xâm

thực

khu vực đầu nguồn và đến địa hình
ven sơng,…).
Bài 11: Khí - Khí quyển là gì?

Khí quyển có vai trị

Dạy

học


Tổ

chức

quyển,

sự - Cấu trúc của khí quan trọng là bảo vệ trên lớp.

các

buổi

phân

bố quyển

bao

gồm Trái đất (tầng ôdôn

sinh

hoạt

nhiệt

độ những

tầng


nào? ngăn chặn các tia cực

Địa lý: Đố

khối khí và tím từ Mặt trời đến

vui, vẽ về

khơng
trên

khí Các

Trái front trên địa cầu.

Trái đất), điều hịa

hiệu

ứng

Đất.

(tích - Sự phân bố nhiệt nhiệt độ, bảo vệ sự

nhà kính, lỗ

hợp


tồn độ khơng khí trên sống trên trái đất. Tuy

thủng tầng

22


Trái đất.

bài).

nhiên khi lượng khí

ơdơn…

CO2, CFC… trong khí
quyển tăng sẽ làm
Trái đất nóng lên do
nhiệt độ tăng gây hiệu
ứng nhà kính, tăng lỗ
thủng

ơdơn…

tầng

làm BĐKH
Bài 12: Sự - Hiểu khái niệm,

Việt Nam là nơi có


Dạy

học

phân bố khí phạm vi hoạt động, gió mùa thổi, kết hợp trên lớp. Có
áp. Một số nguyên nhân hình dải hội tụ nhiệt đới liên hệ thực
loại

gió thành gió mùa.

hoạt

động

nên có tế

chính.

- Biết tác động của lượng mưa nhiều và Nam.

Mục II.

gió mùa đối với thời phân bố khơng đều

3. Gió mùa.

tiết.

Việt


theo mùa. Đặc tính

4. Gió phơn. - Q trình hình của các loại gió và xu
thành gió phơn
hướng thay đổi trong
- Ả nh hưởng của gió những năm gần đây →
phơn đến thời tiết, Ả nh hưởng đến khí
khí hậu.

hậu (nắng nóng kéo
dài, lạnh kéo dài)?
Nguyên nhân là do
ảnh

hưởng

của

BĐKH.
- Hiểu được ảnh Nơi có frong, dải hội

Bài 13:

Dạy

Ngưng đọng hưởng của frong, dải tụ nhiệt đới hoạt động trên lớp.
hơi

học


Tổ

các câu lạc

nước hội tụ nhiệt đới đến có mưa nhiều. Có khi Có liên hệ bộ

trong

khí lượng mưa.

Địa lý

xuất hiện bão, xốy áp thực tế địa cho HS đề

quyển. Mưa. - Những nhân tố ảnh thấp gây mưa to, gió phương.
lượng lớn. Gây thiệt hại nặng

xuất

giải

Mục II.

hưởng

2. Frơng.

mưa và sự thay đổi nề.


quyết

tình

Mục III.

lượng mưa trên Trái

huống

khi

Đất.

đến

chức

Do hậu quả của

pháp và giải

BĐKH nên sự thay

có thiên tai

đổi trong tổng lượng

xảy ra.


mưa hàng năm của
từng địa phương, từng
vùng, của các quốc gia
23


và khu vực trên thế
giới có sự thay đổi,
nơi mưa nhiều, nơi
mưa ít. Kèm theo mưa
là sự gia tăng các hiện
tượng dơng, lốc xốy,
bão và áp thấp nhiệt
đới…
Cho HS đề ra các
biện pháp xử lí khi có
thiên tai xảy ra.
Bài 18: Sinh - Biết được khái

Lớp vỏ sinh vật sẽ

quyển. Các niệm và giới hạn bị thay đổi
nhân tố ảnh của sinh quyển.

Dạy

học

khi các trên lớp.


yếu tố khí hậu trên

Liên

Cho

HS

khảo sát sự
hệ tác động của

hưởng tới sự - Hiểu rõ ảnh hưởng Trái Đất thay đổi hoặc địa phương.

địa phương

phát triển và của từng nhân tố của các hành động của con

mình

phân bố sinh mơi trường đối với người làm mơi trường
vật.
sự sống và phân bố ơ nhiễm, khí hậu thay

mơi trường,
khí hậu thay

đổi sẽ thu hẹp phạm vi

đổi → sự


sinh sống của sinh vật

phát triển và

→ Suy giảm đa dạng

thay đổi sự

sinh học.

phân bố của

Mục II.

sinh vật.

Từ đó GD cho HS ý
thức

bảo

vệ

sinh vật.

môi

trường sống của sinh
vật.
Bài 20: Lớp - Biết được cấu trúc

vỏ

địa

lí. của lớp vỏ địa lí.

Phân tích ví dụ 3

Dạy

học

trang 75 và mục 3 trên lớp.

Quy

luật - Hiểu được khái trang 76 để thấy rõ tác

thống

nhất niệm về quy luật hại của con người khi thực tế địa



hoàn thống nhất và hoàn phá rừng sẽ làm cho phương.

chỉnh

Liên


hệ

của chỉnh của lớp vỏ địa khí hậu thay đổi →

lớp vỏ địa lí.

lí; các biểu hiện và ý Kéo theo đó là sự thay

Mục II.2 và nghĩa thực tiễn của đổi của các yếu tố tự
II.3

quy luật này.

Bài 22: Dân - Hiểu được nguyên

nhiên theo hướng bất
lợi cho con người.
Cho HS thấy được
24

Dạy

học

làm


×