Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông – chương trình hóa học 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.81 KB, 19 trang )

Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thủy triều tại Nam Bộ ngày càng dâng cao hơn, nước biển xâm thực
nhiều hơn ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt số lần mưa bão trong năm
nhiều hơn, cường độ bão ngày càng mạnh hơn, mà đợt mưa lũ tại Bắc và Nam
Trung Bộ hồi tháng 10-2011 vừa qua là một ví dụ, cho thấy biến đổi khí hậu
ngày càng rõ nét, và tác động của nó đến Việt Nam nói riêng và Thế giới nói
cùng ngày càng mạnh mẽ, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Trên các phương tiện truyền thông, các thuật ngữ “biến đổi khí hậu”, “băng
tan”, “trái đất nóng lên”, “ hiệu ứng nhà kính” đang được nhắc đến ngày càng
nhiều. Do đặc điểm vị trí địa lý, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các
nước bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu.
Ngày 2/12/2008, chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (quyết định số
158/2008/QĐ-TTg ) nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, phát
triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp, và tham gia cùng cộng đồng quốc tế
trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
“Giáo dục phát triển bền vững là một phương tiện quan trọng
nhằm xây dựng một hành lang toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng
ta thấy rằng, khi người tiêu dùng và công dân có ý thức trách nhiệm thì hành
động cụ thể của họ có thể đóng góp vào việc giải quyết các thách thức như
biến đổi khí hậu. " trích lời phát biểu của ông Mark Richmond, Giám đốc
Điều phối về giáo dục của Liên Hợp Quốc. Tại Việt Nam dự kiến sau năm
2015, giáo dục về biến đổi khí hậu sẽ được đưa vào thành môn học đại cương
lồng ghép trong chương trình giảng dạy của tất cả các cấp học từ mầm non
đến đại học và được lấy tên là môn học Giáo dục môi trường. Với tầm quan
trọng của giáo dục trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu thì tại sao chúng
ta không làm ngay bây giờ mà phải chờ đến sau năm 2015?


Trước thực tế đó, trong nhà trường phổ thông ngoài nhiệm vụ chính là
cung cấp kiến thức cơ bản, hàn lâm cho học sinh thì việc giáo dục môi
trường, kỹ năng sống cũng rất cần thiết.
Học sinh phổ thông, những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là
những người chịu những tác động của biến đổi khí hậu. Chính các em phải
hiểu rõ về biến đổi khí hậu và có những hành động phù hợp với lứa tuổi, với
trình độ của các em để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Vì những lí do
trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào
giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông – chương trình hóa học
11- ban cơ bản ”

Trang 1


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Một số hình ảnh minh họa những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Hình 1: Biến đổi khí hậu làm mưa lũ, cường độ bão mạnh hơn

Hình 2: Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm giúp các em học sinh có những kiến thức cơ bản nhất về
biến đổi khí hậu, như hiểu được biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có
ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em? Yếu tố nào gây ra sự biến
đổi khí hậu ( đặc biệt là các yếu tố có liên quan đến những nội dung bài học )
và các em có thể làm được gì để giảm thiểu biến đổi khí hậu?
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Tích hợp những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu vào trong một
số bài giảng cụ thể.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 11A1 và 11A2 trường THPT Thái Hòa
Trang 2


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sách giáo khoa lớp 11- ban cơ bản.
“ Biến đổi khí hậu đã tác động khắp Việt Nam” (trích lời dẫn của
nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ) vì vậy
việc giáo dục biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp thiết. Trong thực tế
giảng dạy môn hóa học hiện nay, chúng ta đã tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường vào việc dạy và học bộ môn. Giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu nói
đến sự ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm đất, nước, không khí) nhưng chưa nói
đến biến đổi khí hậu vì vậy có thể nói đây là một đề tài có tính mới trong điều
kiện thực tế hiện nay.

Trang 3


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

NỘI DUNG
A. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính
bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân
bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế
giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay
đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu
2. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện
tượng biến đổi khí hậu 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.
Hầu hết giới khoa học đều công nhận biến đổi khí hậu là do nồng độ
của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, các hoạt
động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh
khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Khí hiệu ứng nhà
kính đã làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, nhiệt độ
nóng lên này đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay.
3. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Hiệu ứng nhà kính: Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: ta biết
nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi cân bằng giữa
năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất
vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng
xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO 2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt
từ trái đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí
CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt
này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2
có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái
đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số tác nhận khác được
gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC và bụi ( sol khí).

Khí nhà kính: là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh
sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà
kính.Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các
khí CFC.

Trang 4


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Hình 3: Hình ảnh mô phỏng hiệu ứng nhà kính

Tên khí nhà
kính

Công thức

Tốc độ tăng nồng
độ mỗi năm

Hiệu quả nhà kính
so với một phân
tử CO2

Cacbon đioxit

CO2


0.5%

1

metan

CH4

0.9%

20

CFC-11

CFCl3

4%

12000

CFC-12

CF2Cl2

4%

16000

đinito monooxit


N2O

0.25%

300

4. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Nhiệt độ trái đất tăng lên.
- Băng tan ( băng tại hai cực trái đất , tại một số đỉnh núi như
Himalaya)
- Nước biển dâng.
- Bão lũ, úng lụt, hạn hán, sa mạc hóa
- Hải lưu đại dương thay đổi : Ennino và Lanina
- Tần xuất thiên tai, cường độ và thời gian xảy ra đều theo hướng xấu
đi.
5. TÍCH HỢP

Trang 5


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn là cách kết hợp
một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức biến đổi khí hậu
một cách hài hòa và thống nhất.
Giáo dục biến đổi khí hậu là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những
kiến thức về biến đổi khí hậu cho học sinh phổ thông qua môn hóa học sao
cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học.


B. THỰC TRẠNG
1. THUẬN LỢI
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực
tiễn, cũng như giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên nên rất nhiều
học sinh yêu sinh yêu thích môn học.
Việc sử dụng bài giảng điện tử giúp nhiều vấn đề, nhiều hình ảnh, thí
nghiệm, hiện tượng không thể minh họa trong điều kiện giảng dạy có thể
biểu diễn một cách trực quan, sinh động hơn.
2. KHÓ KHĂN
Nội dung kiến thức cơ bản trong một tiết dạy rất lớn, chiếm hầu hết
thời gian vì vậy thời gian dành cho các hoạt động tích hợp hay lồng ghép còn
hạn chế.
Trong nhà trường chưa có những buổi sinh hoạt ngoại khóa cho bộ
môn.

C. NỘI DUNG
Bài 7: NITƠ
Vì đây là bài đầu tiên tích hợp về biến đổi khí hậu nên giáo viên
thuyết trình một cách ngắn gọn về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, và các
tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, hậu quả của sự biến đổi khí hậu.
Các oxit của nitơ gồm N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5 ( gọi chung là NOx).
Trong đó NO và NO2 là các chất điển hình gây ô nhiễm không khí, còn N2O
là khí gây hiệu ứng nhà kính ( gây biến đổi khí hậu).
- Một phân tử N2O gây ra hiệu ứng nhà kính gấp 300 lần một phân tử
CO2. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm
khoảng từ 0,2 - 0,3%. N2O được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá
thạch, quá trình sử lí rác thải, quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và
vô cơ, khí thải của động cơ đốt trong (khoảng 3 ppm) và các ngành công
nghiệp, vi khuẩn phân hủy nitơ trong đất.


Trang 6


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Để giảm biến đổi khí hậu, cần phải giảm phát thải các khí gây hiệu ứng
nhà kính, trong đó có N2O. Vậy cần làm gì để giảm lượng khí N 2O phát thải
vào khí quyển ?
* Giảm bớt việc đốt nhiên liệu hóa thạch, tìm nguồn năng lượng thay
thế nhiên liệu của động cơ đốt trong ( dùng năng lượng hiđro, xăng sinh học,
sử dụng năng lượng điện( bình acqui )…).
* Đối với N2O trong khí thải công nghiệp, và quá trình xử lí rác thải thì
cần có qui trình xử lí N2O trước khi thải ra khí quyển.
* Ví dụ: các nhà máy xử lý nước thải thường biến đổi hóa học các chất
dinh dưỡng chứa nitơ hòa tan để hạn chế tác động đối với môi trường nước,
nhưng quá trình này lại sinh ra N2O. Để hạn chế thải N2O, một số nhà máy
xử lí nước thải tại Mỹ người ta đã dùng các vi khuẩn khác nhau để chuyển
hóa các nitrat thành N2 không gây ảnh hưởng đến môi trường và khí hậu.

Hình 4: Nước thải công nghiệp chưa sử lí có Hình 5: khí thải công nghiệp có chứa N2O
chứa N2O.

Hình 6: khí thải của động cơ đốt trong của xe ôtô có chứa N2O
Trang 7


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản


Bài 15 CACBON
Giáo viên giới thiệu cho học sinh CO 2 là khí gây hiệu ứng nhà kính, là
thủ phạm lớn nhất gây biến đổi khí hậu. Vì phản ứng C + O 2  → CO2 tỏa ra
nhiều nhiệt nên cacbon được sử dụng làm nhiên liệu, chất đốt một cách rộng
rãi trong cuộc sống và sản xuất.
to

GV đặt câu hỏi: cacbon được sử dụng làm nhiên liệu trong những lĩnh
vực nào? Cacbon đem đốt ở dạng nào? Để giảm lượng CO 2 do việc đốt
cacbon cần phải làm gì?
* Cacbon được sử dụng làm nhiên liệu trong những lĩnh vực:
- Đốt cacbon để cung cấp nhiệt trong hoạt động nấu, nướng ở gia đình
( ví dụ như bếp than tổ ong)
- Sản xuất gang thép.
- Nhiệt điện.
- Cung cấp nhiên liệu cho ngành công nghiệp silicat ( sản xuất gạch
ngói, xi măng, nung gốm sứ…)

Bếp than tổ ong

nhà máy nhiệt điện Phả Lại

nhà máy gang thép Thái Nguyên

* Cacbon đem đốt là cacbon ở dạng than chì và than mỏ.
* Để giảm lượng CO2 sinh ra do việc đốt cacbon
- Tìm nguồn nhiên liệu thay thế: dùng năng lượng gió, năng lượng mặt
trời, thủy điện, điện hạt nhân
- Không dùng bếp than trong gia đình, dùng bếp ga, bếp điện, bếp từ…
Trang 8



Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

- Giảm sử dụng nhiên liệu bằng cách tắt các thiết bị điện khi không cần
thiết.
- Trồng cây xanh.

Nhà máy phong điện ở Bình Thuận

Các tua bin gió tại nhà máy điện gió Tuy Phong tỉnh Bình Thuận

Bài 16 HỢP CHẤT CỦA CACBON
Gv đặt câu hỏi: Ngoài lượng CO2 sinh ra do đốt cacbon, thì CO2 còn được
sinh ra từ nguồn nào? Làm sao để giảm lượng CO 2 sinh ra từ những nguồn
này?
* Các nguồn sinh ra CO2
- Nhiệt phân muối cacbonat ( chủ yếu là nhiệt phân đá vôi trong sản
xuất vôi, sản xuất xi măng …)
- Đốt cháy các hợp chất hữu cơ, quá trình lên men trong sản xuất bia,
rượu…
Trang 9


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

- Sinh ra do quá trình hô hấp của người và động vật
Gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển


Lò vôi

* Để giảm lượng CO2 sinh ra từ các nguồn trên
- Trồng nhiều cây xanh

Trang 10


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Trồng cây xanh để giảm lượng CO2 gây hiệu ứng nhà kính ( biến đổi khí hậu)
Bài 17 SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC
GV giới thiệu với học sinh hợp chất của silic có nhiều ứng dụng như
dùng sản xuất thủy tinh, gạch ngói, xi măng. Trong quá trình sản xuất xi
măng sinh ra rất nhiều bụi, sol khí có thể gây hiệu ứng nhà kính ( biến đổi khí
hậu).
* Yêu cầu học sinh tìm hướng khắc phục, hạn chế lượng sol khí thải ra
từ các nhà máy sản xuất xi măng, sau đó nhận xét, bổ sung( nếu cần)
*Các nhà máy sản xuất xi măng cần có hệ thống lọc khí, hoạt động
giống như máy li tâm để giữ bụi lại, trước khi xả khí thải.

Nhà máy xi măng 12/9 ở huyện Anh Sơn – Ngệ An không có bộ phận lọc bụi trước
khi thải khí

Trang 11


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –

chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Nhà máy xi măng Tuyên Quang có sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh
điện.

Bài 20 MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ
Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là kém bền với nhiệt và dễ cháy
( như xăng, dầu, khí ga…). Giáo viên thuyết trình vì hợp chất hữu cơ là hợp
chất của cacbon nên khi cháy thu được sản phẩm là CO2.
Đặt câu hỏi cho học sinh: Quá trình cháy của hợp chất hữu cơ sinh ra khí CO 2
có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta ?
 CO2 là tác nhân gây hiệu ứng nhà ứng ( biến đổi khí hậu).
Ngoài nguyên tố cacbon, một lượng lớn các hợp chất hữu cơ cũng chứa
nguyên tố hiđro ( như hiđrocacbon, các dẫn xuất của hiđrocacbon) nên sản
phẩm cháy ngoài CO2 còn có hơi nước cũng là một chất gây hiệu ứng nhà
kính.
+ Làm thế nào để giảm thiểu lượng CO2, H2O sinh ra do sự cháy các
hợp chất hữu cơ ?
 Các hợp chất hữu cơ khi cháy đều tỏa ra nhiều nhiệt nên được sử
dụng làm năng lượng ( xăng, dầu, khí ga, etanol…) vì vậy cần tìm ra và phát
triển những nguồn năng lượng mới không phụ thuộc vào cacbon ( như phong
gió, thủy điện, năng lượng mặt trời….).
- Xăng và dầu được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ xe máy, xe
ôtô… Vì vậy để giảm khí CO2 thải ra từ động cơ các loại xe này nên hạn chế
sử dụng các loại phương tiện cá nhân, nên sử dụng các phương tiện công
cộng như xe buýt, tàu điện ngầm…, sử dụng xăng sinh học thay cho xăng,
dầu hiện nay.
- Trồng nhiều cây xanh .

Trang 12



Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

Giàn khoan

đốt củi

Sử dụng phương tiện cá nhân nhiều thải ra nhiều khí CO 2 do sử dụng
nhiên liệu xăng, dầu cho động cơ

Sử dụng phương tiện công cộng ( như: xe buýt, tàu điện ngầm ) góp
phần làm giảm khí thải chứa CO2
Bài 25

ANKAN

Một trong những ứng dụng quan trọng của ankan là dùng làm nhiên
liệu như: khí ga, xăng, dầu…. Sản phẩm cháy sinh ra CO2 gây biến đổi khí
hậu ( đã tích hợp trong bài MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ), bên cạnh đó
Trang 13


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

bản thân metan (CH4) cũng là chất gây hiệu ứng nhà kính ( biến đổi khí hậu).
cụ thể khí metan gây hiệu ứng nhà kính gấp 20 lần CO2.
Khí metan chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên ( là thành phần chính của khí

thiên nhiên), thì một lượng lớn metan cũng được sinh ra từ các quá trình sinh
học, như sự men hoá đường ruột của động vật nhai lại ( như trâu, bò) , sự
phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiên liệu hoá
thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi
nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của
CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x10 12g
CH4.
* Vậy làm thế nào để giảm bớt lượng CH4 thải vào khí quyển ?

 Ngoài lượng metan có nguồn gốc tự nhiên, thì chúng ta có thể giảm
bớt lượng metan bằng cách bảo vệ rừng, hạn chế việc đốt nhiên liệu hóa
thạch. Đồng thời bằng phương pháp hóa học chuyển CH 4 thành C2H2
( axetilen) để điều chế PVC theo PTHH:

Đốt khí metan từ nguồn khí biogas.

Hầm khí biogas

Từ metan có thể điều chế được các hợp chất CF 2Cl2, CFCl3…gọi chung
là freon, viết tắt là CFC. CFC được dùng làm chất sinh hàn trong các máy
lạnh, tủ lạnh, chất xịt trong các loại thuốc trừ sâu, các loai sơn, làm chất chữa
cháy, dung môi trong mĩ phẩm. Tuy có nhiều ứng dụng, nhưng các khí này
khi thải ra môi trường thì có thể phá hủy tầng ozon, gây hiệu ứng nhà kính
( biến đổi khí hậu). CFC–11, CFC-12 gây hiệu ứng nhà kính so với CO 2 lần
lượt gấp 12000 và 16000 lần, là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính đứng thứ hai
sau CO2. Đây là các chất rất bền, khó bị phân hủy. Vậy làm thế nào để giảm
tác động của CFC đối với sự biến đổi khí hậu?
 CFC là chất được sản xuất nhân tạo, chúng không có trong tự nhiên.
Vì vậy để giảm tác động xấu của CFC chúng ta cần ngưng các hoạt động sản
xuất và cấm sử dụng CFC. Ở Việt Nam đã cấm nhập khẩu toàn bộ các chất

nhóm CFC kể từ ngày 01.01.2010. Các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ
Trang 14


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

lạnh… đều phải ghi rõ là không sử dụng CFC (“ No CFC), còn mĩ phẩm phải
ghi “ CFC free” mới được đưa ra thị trường.
( Phần CFC có thể tích hợp ở bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocabon,
tuy nhiên bài này nằm trong phần giảm tải vì vậy phần ảnh hưởng của CFC
nên tích hợp ở bài 25: ankan)

tủ lạnh không chứa CFC

D. HIỆU QUẢ
Khi tích hợp phần biến đổi khí hậu vào trong quá một số bài dạy
tôi nhận thấy giờ học sôi nổi hơn, học sinh tích cực trả lời các câu hỏi giáo
viên đưa ra trong phần tích hợp ( như nguồn gốc phát sinh các chất gây hiệu
ứng nhà kính, làm thế nào để giảm thiểu sự phóng thải các chất đó ra khí
quyển để góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu?...) giúp các em có một số
hiểu biết về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính.
Để đánh giá kết quả thực hiện của đề tài này tôi tiến hành cho học sinh
làm một bài kiểm tra trắc nghiệm và một bài thu hoạch theo nội dung đã được
tích hợp.
Nội dung bài kiểm tra trắc nghiệm như sau: ( trên thực tế bài kiểm tra
được trộn thành nhiều đề, nhưng ở đây tôi chỉ trình bày trên một đề với đáp
án đúng được in mực đỏ.
Trang 15



Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

* Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung. Sự thay đổi thành
phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và
các sinh vật trên trái đất.
B. Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
C. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
D. Cả A, B, C
Câu 2: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do
A. Do hoạt động của con người.
B. Do sự vận động của tự nhiên.
C. Do hoạt động của con người và sự vận động của tự nhiên nhưng
hoạt động của con người đóng là nguyên nhân chủ yếu.
D. Do hoạt động của con người và sự vận động của tự nhiên trong đó
sự vận động của tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu.
Câu 3: Hoạt động nào của con người gây biến đổi khí hậu?
A. Đốt các nhiên liệu hóa thạch ( than, xăng, dầu….) tạo ra CO2
B. Khai thác rừng và các hệ sinh thái một cách quá mức.
C. Các hoạt động sản xuất tạo ra nhiều khí thải, bụi
D. Cả A, B ,C
Câu 4: Các khí gây hiệu ứng nhà kính ( được gọi là khí nhà kính) gồm:
A. CO2, CFC, N2O, CH4


B. CO2, CFC, N2, CH4

B. CO2, CO, CFC, O3

D. CO2, NH3, O3, hơi nước.

Câu 5: Việt Nam có bị tác động bởi biến đổi khí hậu hay không?
A. Không bị tác động
B. Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề.
C. Chỉ bị tác động tới một số ít lĩnh vực như trồng trọt và chăn nuôi…
D. Bị tác động không đáng kể.
Câu 6: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
A. Số lượng cơn bão trong một năm tăng, cường độ bão mạnh hơn.
B. Thủy triều dâng cao hơn, nước biển xâm thực ngày càng nhiều…
Trang 16


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

C. Mùa nóng thì nóng hơn, còn mùa lạnh thì lạnh hơn.
D. Cả A, B ,C
Câu 7: Hoạt động nào làm phát thải các khí nhà kính ( gây biến đổi khí hậu)?
A. Đốt nhiên liệu hóa thạch.
B. Xả khí thải công nghiệp, khí thải của động cơ đốt trong ( xe ô tô, xe
gắn máy, máy bay…), xả nước thải chưa qua xử lí.
C. Sử dụng các thiết bị làm lạnh ( tủ lạnh, máy điều hòa…) có chứa
CFC.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Chúng ta nên làm gì để giảm lượng khí nhà kính phóng thải vào khí

quyển?
A. Tìm nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng tạo thành
bằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
B. Trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái.
C. Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng hiện có
D. Cả A,B,C
Câu 9: Sử dụng nguồn năng lượng nào không phát thải các khí gây hiệu ứng
nhà kính?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện, năng
lượng hạt nhân.
B. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện, năng
lượng nhiệt điện.
C. Năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt điện, năng lượng thủy điện,
năng lượng hạt nhân.
D. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng gió, năng lượng thủy điện, năng
lượng hạt nhân.
Câu 10: Chất nào đóng vai trò chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính?
A. CFC

B. Metan

C. CO2

D. N2O

* Câu hỏi thu hoạch: - Hãy kể một số hoạt động ở địa phương nơi em
sinh sống có phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính? ( minh họa bằng hình
ảnh)
- Theo các em cần làm gì để giảm lượng khí gây
hiệu ứng nhà kính ( tác nhân gây biến đổi khí hậu) phát thải ra môi trường? ở

lứa tuổi các em có thể làm gì để góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu?
* Kết quả:
- Đối với bài trắc nghiệm: 62/77 trả lời đúng 10 câu , còn lại trả lời đạt
7 - 9 câu.
Trang 17


Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

- Đối với bài thu hoạch: học sinh cũng đã đưa ra một số hình ảnh tự
chụp để minh họa cho phần các hoạt động của địa phương ( Tân Uyên) gây
phát thải khí nhà kính như các hình ảnh về lò vôi, nước thải của công ty chưa
qua xử lý.... Đồng thời các em cũng nêu được một số biện pháp góp phần
giảm lượng khí nhà kính phát thải như: trồng cây xanh, không xử lí rác thải
bằng cách đốt vì khi đốt các chất hữu cơ cháy sẽ tạo ra CO2.... Theo các em, ở
lứa tuổi các em nên trồng cây xanh trong nhà, trong lớp, đi học bằng xe đạp
thay cho xe máy ( chạy bằng xăng, dầu), bỏ rác đúng nơi quy định......( xem
thêm ở phần phụ lục)
Với những kết quả thu được ở trên tôi thấy việc tích hợp giáo dục biến
đổi khí hậu vào trong giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông là hoàn toàn
có thể thực hiện được và mang lại kết quả thiết thực trong việc giáo dục học
sinh tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN
Khi tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào một số bài giảng, đặc biệt là
khi kết hợp với bài giảng điện tử với các hình ảnh minh họa mang tính trực
Trang 18



Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông –
chương trình hóa học 11- ban cơ bản

quan làm cho giờ học sôi nổi hơn, sinh động hơn. Đồng thời giúp các em có
nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình đối việc gióp phần bảo
vệ môi trường. Như các nhà khoa học đã khẳng định 90% nguyên nhân gây
biến đổi khí hậu là do con người, vì vậy chính con người phải có các hành
động cụ thể để chống lại sự biến đổi đó. Mỗi con người dù lớn hay nhỏ đều có
thể có những hành động phù hợp để góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu.
Với lứa tuổi học sinh, khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy trang bị cho các
em những kiến thức, hiểu biết về biến đổi khí hậu để các em có những hành
động phù hợp với lứa tuổi góp phần cùng thế giới ứng phó, giảm thiểu sự biến
đổi khí hậu. Vì vậy tôi nhận thấy đề tài này có ý nghĩa trong việc giáo dục học
sinh hình thành ý thức và thói quen bảo vệ môi trường qua những hành động
thiết thực hàng ngày trong cuộc sống của các em. Với đề tài này tôi thiết nghỉ
hoàn toàn có khả năng áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn hóa học ở các
trường phổ thông.
Tuy nhiên, việc tích hợp mới dừng lại ở một số bài giảng, một khối lớp,
còn mang tính riêng lẻ vì vậy nó chưa đầy đủ và mang tính hệ thống nên hiệu
quả chủ yếu dừng lại ở mặt tuyên truyền hiểu biết về biến đổi khí hậu, hình
thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống... Để biến những hiểu biết
về biến đổi khí hậu thành những hành động cụ thể, tôi nghĩ cần tích hợp và
lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu phải được thực hiện đồng bộ ở các khối
lớp. Vì vậy theo tôi đề tài này có thể phát triển theo hướng mở rộng sự tích
hợp ở tất cả các khối lớp có học bộ môn hóa học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về ứng dụng tích hợp bảo môi
trường trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông mà tôi muốn chia sẻ với quý
thầy, cô đồng nghiệp. Dù bản thân tôi đã nỗ lực rất nhiều song bài viết có thể
còn có những hạn chế. Kính mong quý thầy, cô đồng nghiệp đóng góp ý kiến
để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp

của quý thầy cô.

Trang 19



×