Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.98 KB, 67 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

KIỂU NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU
THUYẾT HỒ ANH THÁI
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Khắc Sính
Người thực hiện:
Hồ Thị Xuân

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

LỜI CẢM ƠN
Cơng trình này hồn thành dưới sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ
của những người mà em hằng kính trọng.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong
khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, phòng thư viện trường đã
tạo điều kiện cho em trong suốt khóa học và nhất là thời gian thực hiện luận
văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.


Nguyễn Khắc Sính, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, quan tâm em về mọi
mặt.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ln khích lệ,
động viên em trong suốt q trình học và hồn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng nhưng bài luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất
mong sự góp ý của thầy cơ và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 05, năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Xuân


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ thời Đổi mới (1986) đến nay chịu ảnh hưởng
khá nhiều của trào lưu chủ nghĩa Hậu hiện đại thế giới. Mặc dù muộn so với
thế giới gần 30 năm nhưng các nhà văn Việt Nam lại tiếp thu khá nhanh thành
tựu của trào lưu này. Có thể kể đến các nhà văn tiêu biểu tham gia vào diễn
trình Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam những năm gần đây như: Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Chính,
Thuận, Đặng Thân, Vũ Đình Giang, ... Trong số đó, Hồ Anh Thái đang nổi
lên như một hiện tượng đặc biệt.
1.2. Biểu hiện của chủ nghĩa Hậu hiện đại bộc lộ trên nhiều phương
diện mà kiểu nhân vật nghịch dị là một trong số đó. Thực ra điều này cũng
khơng hồn tồn mới trong văn học. Ngay văn xuôi Việt Nam cũng đã từng
ghi nhận kiểu nhân vật này, ví như Xn Tóc Đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng. Nhưng nói đến sự xuất hiện nhân vật nghịch dị một cách

đậm đặc, liên tục, tần số cao và rất đa dạng thì phải nói đến các sáng tác của
Hồ Anh Thái trong các truyện ngắn Phịng khách, Chạy quanh cơng viên mất
một tháng, ... Hay trong một loạt tiểu thuyết gần đây như Cõi người rung
chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBC là săn bắt chuột, ... Đây được coi là
một phương diện quan trọng của ơng góp phần vào việc đổi mới quan niệm
nghệ thuật về con người của văn học Việt Nam sau 1975, nhất là văn học sau
1986.
1.3. Tìm hiểu, nghiên cứu kiểu nhân vật nghịch dị trong văn xuôi Việt
Nam qua các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, do đó, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn
đa chiều về hiện thực, về con người trong thời kỳ sau “con người sử thi” của
giai đoạn văn học 1945 - 1975; đồng thời cũng giúp thấy được một kiểu xây
dựng nhân vật mới trong tiến trình đổi mới của văn học nước ta.


4

Đó là lý do chúng tơi chọn đề tài Kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Gần 30 năm sáng tác, đã xuất bản hơn 30 tập truyện ngắn, tiểu thuyết,
cuốn nào cũng in trên 3000 bản và được tái bản nhiều lần, được dịch ra hơn
10 thứ tiếng của nhiều nước, Hồ Anh Thái đang được coi là nhà văn “sáng
giá” trên văn đàn Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, với học vị Tiến sĩ văn hóa
phương Đơng, ơng cũng được coi là nhà văn “có học”, thơng thái nhất. Bởi
vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ơng nói chung cũng như về kiểu
nhân vật nghịch dị trong các sáng tác của ơng. Có thể đề cập đến những cơng
trình sau:
2.1 Hướng nghiên cứu về con người, sự nghiệp của Hồ Anh Thái.
Trong mục Dư luận in ở cuối sách Cõi người rung chuông tận thế, Lê
Hồng Lâm đã có nhận xét: “Ngay từ khi xuất hiện, anh đã “phả” vào văn học

một giọng điệu tươi mới, trẻ trung …” [17, tr. 249].
Cũng ở phần này, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: Về cấu trúc “Hồ
Anh Thái đã rất cao tay trong cấu trúc. Các giọng kể đan xen quấn quyện vào
nhau như một bản giao hưởng”, cịn về ngơn từ thì “Văn viết lạ … có lẽ
khơng chỉ ở sự tinh tế ở văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong
cấu tứ …” [17, tr. 342]. Trong khi đó, Lê Minh Khuê nhận định: Văn Hồ Anh
Thái “khơng lơi thơi lịng thịng. Chi tiết cô đặc và sắc” và nhà văn tiên đoán
về tác giả Hồ Anh Thái rằng: “Đây là người con đi dài với văn chương” [17,
tr. 267].
Tiến sĩ văn học Ấn Độ K.Pandey đã từng nhận xét truyện ngắn viết về
Ấn Độ của Hồ Anh Thái trên báo The Hindustan là: “Những dòng chữ của Hồ
Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách
Ấn Độ” [17, tr. 322].


5

Còn ở mục Dư luận về những bản dịch in trong Người đàn bà trên đảo
(The women on the isand) và Trong sương hồng hiện ra (Behind the red
mist), nhà thơ George Evans viết: “Hồ Anh Thái là nhà văn dũng cảm. Sự hài
hước và ngọt ngào của tác phẩm, nghệ thuật tinh tế ở trong đó, biểu lộ sự hiểu
thấu và bày tỏ một cách sâu sắc những điều xảy ra khi thế giới thảm bại đi
qua chiến tranh và sự thay đổi văn hóa” [16, tr.432]. Cịn tác giả Philip
Gambone thì cho rằng: “Chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn đầy
trong nhiều truyện ở cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã của một trong
những nhà văn Việt Nam đương đại xuất sắc nhất” [16, tr. 434]. Trong khi đó,
Jennifer Eagleton bộc lộ cảm xúc: “Đọc xong cuốn sách này, tơi chỉ muốn
nhanh chóng mở rộng hiểu biết của mình về văn học Việt Nam hiện đại” [16,
tr. 439].
Ngồi ra, có thể tìm thấy rất nhiều những ý kiến đánh giá khác nữa của

Ma Văn Kháng, Nguyễn Đăng Điệp, Hoài Nam, Thúy Nga, Đoàn Lê …
2.2 Hướng nghiên cứu về kiểu nhân vật nghịch dị
Cũng trong mục Dư luận nêu trên, Trần Thị Hải Vân đánh giá: “Con
người bản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công nhất. Con người bản
năng đã từng xuất hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng,
thấp thoáng trong một số truyện ngắn của Nam Cao để rồi gần như vắng bóng
hồn tồn trong văn học Cách mạng (…). Con người bản năng trong tiểu
thuyết của Hồ Anh Thái được anh thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy táo bạo”
[17, tr. 343 - 344].
Còn trong mục Dư luận in ở cuối sách Mười lẻ một đêm, Thúy Nga
trong bài viết Đời cười trong Mười lẻ một đêm (Báo Tuổi trẻ, 2003) có đoạn:
“Câu chuyện khơng diễn ra ở bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia, nhốn nháo
và đầy nghịch lý. Chuyện của mười một ngày đêm lại chính là chuyện của hai


6

đời người, của mấy đời người, của một thời thế, của hôm qua và hôm nay
được quy chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu hẹp lại
sắc nét và tinh quái” [19, tr. 354 - 355]. Cịn Hồi Nam trong bài Chất hài
hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm (Báo Người đại biểu nhân dân, 2006)
lại nhận xét: “ Được tạo ra bởi những nhân vật nghịch dị - tơi muốn nói là
những nhân vật mang trong mình một vài nét tính cách lập dị, thậm chí là
quái đản ...” [19, tr. 378].
Cũng trong mục Dư luận này, Lâm Huy trong bài viết Hài hước và trữ
tình đăng trên Tạp chí Đàn ơng tháng 3/2006 đã nhận định như sau: “Khá
giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn
gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu
châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc …” [19, tr. 345]. Nhận xét này
của Lâm Huy có phần giống với Sơng Thương trong bài: Ngả nghiêng trần

thế - Báo Thanh niên 11/4/2006: “Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài
hước chủ đạo, thậm chí có đoạn được lồng vào cả truyện cười dân gian. Câu
văn thụt thị, dài ngắn, có chủ đích …” [19, tr. 347].
Ngồi ra cũng cần đề cập đến một số nhận định khác về nhân vật
nghịch dị có trong các luận văn Thạc sỹ: Hài hước đen trong tiểu thuyết Hồ
Anh Thái của Hoàng Thị Huyền; Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái
của Lê Thị Hương Giang; Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu
thuyết Hồ Anh Thái của Hoàng Anh Tú …
Như vậy có thể thấy, phần lớn các ý kiến, nhận định đều đánh giá cao
về Hồ Anh Thái cũng như kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết của ông.
Nhưng do yêu cầu riêng của từng công trình nên ở đó các tác giả mới chỉ xem
vấn đề nhân vật nghịch dị như một tiểu vấn đề trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
chứ chưa tiếp cận kiểu nhân vật nghịch dị một cách có hệ thống và xem nó là
một cơng trình chun biệt. Tiếp thu thành quả của những cơng trình đi trước,


7

chúng tơi tìm hiểu Kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái
như một cơng trình chun biệt nhằm góp phần khẳng định nét riêng, độ chín
tài năng … làm nên phong cách nghệ thuật Hồ Anh Thái.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xác định kiểu nhân vật nghịch dị trong sáng
tác văn học.
3.2. Phạm vi khảo sát: Chủ yếu ở hai tiểu thuyết của Hồ Anh Thái:
- Mười lẻ một đêm (2009), Nhà xuất bản Lao động.
- SBC là săn bắt chuột (2011), Nhà xuất bản Trẻ.
Ngồi ra, khóa luận cũng tham khảo vấn đề ở một số truyện ngắn trong
tập Sắp đặt và diễn hay tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế của ơng để
có thêm cơ sở về diện.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Nhân vật trong tác phẩm văn học và kiểu nhân vật nghịch
dị.
Chương 2: Các kiểu nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kiểu nhân vật nghịch dị.


8

NỘI DUNG
Chương 1
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ
KIỂU NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ
1.1. Nhân vật trong tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học nào cũng cần phải có nhân vật. Trong văn xuôi là
một thế giới nhân vật đông đảo về con người, thực vật, động vật, các hiện
tượng vũ trụ, các thế giới thần linh, ma quỷ, … Trong thơ trữ tình, mặc dù
đây là thể loại bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả nhưng trong các tác phẩm
vẫn có nhân vật, đó là nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình. Nhân
vật là vấn đề không thể thiếu trong tác phẩm văn học cịn bởi, nhìn vào cấu
trúc nhân vật, người đọc hình dung ra bước tiến của văn học. Chẳng hạn, nhân
vật là “Thần”, “Bụt” thì đó chính là nền văn học của thời cổ đại, “Nhân vật
loại hình” thì đó là sản phẩm của nền văn học trung đại, trong khi “Nhân vật
tính cách” thì chắc chắn đó là sản phẩm của nền văn học hiện thực … Vậy,

nhân vật là gì?
1.1.1. Khái niệm
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể
hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngơn từ” [15, tr. 73]. Nói
cách khác, nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, có ý
nghĩa con người. Nhân vật là con đẻ của nhà văn, là sản phẩm của của tư duy
nghệ thuật, sự sáng tạo của nhà văn, nhằm thể hiện một tư tưởng cụ thể.
Khái niệm nhân vật đôi khi bị dùng lẫn lộn với các khái niệm vai, tính
cách. Vai có nội hàm hẹp hơn nhân vật, được dùng để chỉ loại nhân vật hành


9

động thích hợp. Việc đồng nhất nhân vật với tính cách là do nhân vật có chức
năng thể hiện các tính cách xã hội khác nhau. Tuy vậy, việc đồng nhất hai
khái niệm sẽ làm chúng ta không thấy được các mức độ thể hiện nhân vật của
nhà văn trong tác phẩm. Như vậy, “Nhân vật là khái niệm có nội hàm phong
phú, định danh một hiện tượng phổ quát của thế giới tác phẩm văn học bao
gồm nhiều bình diện và cấp độ” [15, tr. 74].
Nhân vật văn học có thể là những con người giống như thật hoặc có
ngun mẫu ở ngồi đời như mẹ La, ơng Dâng, cụ Cam, mẹ Nghĩa, Giáng
Hương trong Cửa Biển của Nguyên Hồng; là Quang Trung – Nguyễn Huệ
trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhóm Ngơ Gia Văn Phái; là Chí Phèo,
Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao, ... Hoặc có khi là những nhân vật do
nhà văn hư cấu tưởng tượng ra như Thánh Gióng, Tấm, Cám, ... trong các câu
chuyện cổ dân gian. Nhân vật văn học còn có thể là các sự vật, hiện
tượng như “Biển” trong bài thơ của Biển của Xuân Diệu; “Sóng” trong bài
thơ Sóng của Xuân Quỳnh, “Trăng” trong thơ Hàn Mạc Tử, ...
Nhân vật văn học có khi hiện ra với đầy đủ ngoại hình, tính cách, hành

động, suy nghĩ như các nhân vật trong tác phẩm tự sự; có khi lại chỉ tồn tại
dưới dạng những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm như những nhân vật trong thơ
trữ tình, ... nhưng đều mang dáng dấp, tâm hồn những con người được miêu tả
cụ thể hoặc khái quát và rất sinh động như những con người có thật ngồi
cuộc đời.
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là yếu tố nghệ thuật
mang ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là hình
thức nghệ thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Vì thế, ta khơng nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật
ngồi đời; cũng khơng nên đồng nhất nó với ngun mẫu, mà chỉ coi nhân vật
trong văn học như là một yếu tố hình thức mang tính nội dung: Đó là những


10

ước lệ nghệ thuật có những quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả.
Chính điều này tạo nên sự đa dạng của nhân vật trong văn học.
1.1.2. Loại hình nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật
thành công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, khi
sáng tác, các nhà văn thường dựa trên những tiêu chí nhất định. Do vậy, dựa
trên những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân vật thành các loại hình
nhân vật khác nhau.
Thứ nhất, căn cứ vào kết cấu hình tượng trong tác phẩm, ta có thể phân
loại nhân vật thành: Nhân vật chính (nhân vật đóng vai trị chủ chốt, xuất hiện
nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện như Paven
Corchaghin trong Thép đã tôi thế đấy, Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Công, Khổng
Minh trong Tam Quốc diễn nghĩa, ...); nhân vật phụ (nhân vật mang các tình
tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung, làm nổi bật nhân vật
chính như “Thằng bán tơ” trong Truyện Kiều, anh Hợi trong Tắt đèn, …);

nhân vật trung tâm (nhân vật nổi bật trong các nhân vật chính. Nó xuyên suốt
tác phẩm về mặt ý nghĩa, là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là
nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm như anh Pha trong Bước đường
cùng, chị Sứ trong Hòn Đất, …)
Thứ hai, căn cứ về phương diện hệ tư tưởng ta lại có thể chia ra thành
nhân vật chính diện (nhân vật mang tư tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt
đẹp của tác giả và của thời đại như Thúy Kiều, Từ Hải trong Truyện Kiều,
Mẫn, Thiêm trong Mẫn và tôi, …); nhân vật phản diện (nhân vật mang những
phẩm chất xấu xa trái với đạo đức và tư tưởng, đáng lên án và phủ định như
Nghị Quế trong Tắt đèn, Bá Kiến trong Chí Phèo, …); hoặc cũng có thể gọi là
nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực.


11

Thứ ba, căn cứ về cấu trúc hình tượng ta có nhân vật chức năng (nhân
vật mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng ...
Thứ tư, căn cứ về đặc điểm thể loại ta có nhân vật kịch, nhân vật tự sự,
nhân vật trữ tình ...
Như vậy, dựa trên những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân
vật thành các loại hình nhân vật khác nhau. Và dù là loại hình nhân vật nào thì
nó cũng đều thực hiện đúng vai trị cũng như chức năng của mình.
1.2. Kiểu nhân vật nghịch dị
1.2.1. Khái niệm về nghịch dị
Theo Từ điển Văn học, khái niệm “Nghịch dị (grotesque) có nghĩa là thơ
kệch hoặc kỳ quặc. Thuật ngữ chỉ một kiểu hình thức tổ chức hình tượng nghệ
thuật (hình tượng, phong cách, thể loại) dựa vào huyễn tưởng, vào tính trào
phúng, tính ngụ ngơn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc
cái huyền hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực
và cái biếm hoạ” [14, tr. 1053].

Yếu tố nghịch dị đã xuất hiện và gắn liền với đời sống văn học từ trong
thần thoại “biểu hiện quan niệm duy vật tự phát của dân gian về tồn tại và
phát triển lên đến đỉnh cao với nghệ thuật thời Phục Hưng và mang tính
“lưỡng trị” [14, tr. 1054]. Đến thế kỷ XX, yếu tố nghệ thuật này có những sự
biến đổi để vừa vặn với kích cỡ “chiếc áo” của thời đại. “Xu thế của kiểu
nghịch dị này là sự biến hoá đột ngột từ thế giới quen thuộc “của ta” thành thế
giới xa lạ và thù nghịch do “nó” cai quản. “Nó” là một thế lực phi nhân và
khơng thể hiểu được, một “tính tất yếu” tuyệt đối biến con người thành con
rối, nghịch dị thấm nhuần “nỗi sợ sống”, thấm nhuần ý thức về tính phi lý của
tồn tại” [14, tr. 1054].
Như vậy, cùng với sự biến đổi và phát triển, yếu tố nghịch dị đến thế kỷ
XX đã hiện hữu trong văn học như là sự biểu thị cho cái phi lý, trái ngược với


12

cái thơng thường. Đó khơng phải là cái huyễn ảo, giả tưởng được đặt ra như
một sự giả định hiện thực. Nghịch dị dịch chuyển giữa cái thực và cái phi lý.
Nó là cái phi lý của hiện thực có thực. Như vậy, có thể hiểu, yếu tố nghịch dị
là yếu tố tạo nên hình tượng trái với thơng thường, ở dạng thức méo mó, xệch
xạc so với thơng niệm.
1.2.2. Các kiểu nhân vật nghịch dị trong văn học
Như chúng ta đã biết, trong văn học Hậu hiện đại Việt Nam khơng thấy
bóng dáng của nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn
lao trong đời, mà sự tha hóa đã dẫn đến một thế giới người nghịch dị cả về thể
xác lẫn tinh thần, những người không làm chủ được bản thân, những người
điên trở thành mơtip quen thuộc. Bên cạnh những người bình thường là một
thế giới nhân vật kì ảo: Hồn ma, lồi vật, các đồ vật, cây cối, … tồn tại đan
xen bình đẳng.
Kiểu nhân vật nghịch dị, kì ảo khơng phải mới xuất hiện trong văn xi

Việt Nam, nó đã có từ truyền thống của thể loại truyền kỳ, gần đây hơn là các
nhân vật nghịch dị trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Trọng Phụng (Chí Phèo, Thị
Nở, Xn Tóc Đỏ). Nhưng từ sau 1986, sự trở lại và nở rộ của kiểu nhân vật
này mang một nhãn quan và ý thức khác của người viết. Nhân vật kỳ ảo cũng
như các yếu tố kỳ ảo trong truyện truyền kỳ là thế giới mơ mộng, những ước
vọng và cả trí tưởng tượng chất phác của người xưa. Nhân vật nghịch dị của
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng hàm chứa cái nhìn nhân đạo cũng như phê phán
của nhà văn.
Ngày nay, trong văn học Hậu hiện đại lại càng xuất hiện nhiều hơn kiểu
nhân vật nghịch dị cả về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt ở các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, ...
Đó là kết quả của quan niệm về hiện thực đa chiều, của một xã hội đảo lộn


13

mọi giá trị, nơi con người phải gánh chịu những “chấn thương” tinh thần từ
bên trong.
Nhân vật nghịch dị có rất nhiều loại:
Hồi (Thiên sứ) chỉ dị biệt về hình dáng, sau “lễ rửa tội năm tiếng
đồng hồ” trong phòng tắm ngày chủ nhật là “không bao giờ trở thành đàn bà
nữa”, mãi dừng lại ở tuổi mười bốn “1m, 30kg, đi sam” đến năm hai mươi
chín tuổi; Tính (Thoạt kỳ thủy) có hình dáng kì dị: “Tay dài, lưng dài, chân
ngắn” góp phần tạo nên con người bản năng hoang dại; hay các cô Cá Sấu
Một và Cá Sấu Hai (Trại cá sấu) có hình dáng hỗn hợp của “thế giới động
vật” và một tâm hồn hoang tưởng, “phô trương mời chào” sẵn sàng “ngả bàn
đèn” để thành hoạ sĩ, diễn viên. Đó là nhân vật dị biệt về cả hình dáng lẫn
nhân cách.
Trong Khơng có vua có cả một gia đình nghịch dị về tâm hồn. Lão
Kiền, Cấn, Khảm, Đồi, Khiêm là những kẻ méo mó về nhân cách bởi đồng

tiền và dục vọng tầm thường nhất; trong Thiên sứ, tâm hồn của nhân vật
Quang lùn là một khối ý chí mãnh liệt: Bảy năm hồn thành hai bằng ngoại
ngữ, một bằng đại học tại chức, kéo chiều dài sinh học thêm một phân trong
sáu tháng, ... Nhờ ý chí, anh ta có được địa vị của người có học thức, đường
cơng danh rộng mở. Anh ta có vẻ gần với hình tượng con người mới của văn
học cách mạng, mang sứ mệnh cao cả của tập thể: “Mời các bạn đi ăn kem,
nhân ngày hội lớn của dân tộc”, “đeo băng đỏ đứng canh cho thắng lợi của
cuộc cải cách tiền tệ lần thứ nhất”, gửi “những bức thư đánh số, phong bì mé
trái ghi: “Tiền tuyến”, mé phải: “Gửi em gái hậu phương” nhưng anh ta lại
chính là sự giễu nhại nhân vật văn học sử thi bởi sự quái dị về tâm hồn.
Cũng như vậy, hầu hết các nhân vật trong Người đi vắng (Nguyễn Bình
Phương) là những con bệnh về tinh thần. Nỗi ám ảnh tích tụ từ tiền kiếp, qua
đất Linh Nham, chảy vào họ. Hoang tưởng bệnh hoạn, điên loạn, tự kỷ ám thị


14

trở thành số mệnh. Con người mục nát, thối rữa về tinh thần từ lâu nhưng
không phơi bày lồ lộ như sự thối rữa, nhầy nhụa thân xác của Hoàn nên
khơng phải ai cũng ý thức được tình trạng của mình.
Các nhân vật nghịch dị của Hồ Anh Thái là kết quả của phép phóng đại
đầy hài hước một vài nét tính cách lập dị, quái đản. Trong Mười lẻ một
đêm trí tưởng tượng phóng túng đậm chất Nghìn lẻ một đêm tạo nên họa sĩ
Chuối Hột “bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở”, khỏa
thân tập yoga khi “cửa mở thông thống” hướng ra sân chung. Hay nhân vật
“Bà mẹ” được phóng đại ở cái dâm và tham, “ngửi thấy mùi đàn ông và mùi
đất đều chén được". Qua năm lần đò, bắt đầu các cuộc phiêu lưu tình ái bằng
câu cửa miệng: “Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui”, bám riết, lùng sục kẻ được
yêu nếu hắn ta tìm cách bỏ chạy và mỗi lần bước xuống đò là được thêm một
cái nhà. Câu chuyện cịn có hai ơng giáo sư kiến thức “mãi mãi dừng lại ở

trình độ cử nhân bổ túc công nông”.
Người điên là một kiểu nhân vật nghịch dị đặc biệt. Tiểu thuyết Thoạt
kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương lấy bối cảnh vùng đất Linh Sơn tồn người
điên và những kẻ tật nguyền. Ở đó có hẳn một đám đông người bị bệnh tâm
thần “hay tụ tập ở các cột cây số múa hát í a”. Nhân vật Tính trong truyện này
là người điên bởi ở Tính phần vô thức, bản năng lấn át ý thức. Thế giới người
điên là thế giới phi logic, đứt đoạn. Nhưng với một người điên lạ lùng như
Tính thì lời nói và hành động có vẻ phi lí đó ẩn chứa cả thế giới phong phú,
phức tạp. Đó là hiện thực đã nhiễu bởi điên loạn, mộng mị. Tính mang một
tâm hồn khuyết tật, phần nhân tính bị hủy hoại.
Kiểu nhân vật nghịch dị thể hiện quan niệm về xã hội đảo lộn mọi giá
trị, xã hội mất chuẩn, nơi “những chân giá trị và ngụy giá trị xâm thực, chồng
chéo, che phủ lẫn nhau, người ta khơng có cách nào phân biệt được và vì thế
ln phải mị mẫm giữa các vách tường của ảo tưởng” [19, tr. 378 ]. Nhiều


15

lúc tạo tiếng cười (tác phẩm Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hồi) nhưng đó là tiếng
cười chua xót, phơi bày tính bi kịch của một thế giới mất chuẩn.
Nhân vật kì ảo là một dạng của nhân vật nghịch dị. Kiểu nhân vật này
xuất phát quan niệm về con người tâm linh, con người tha hóa, và đặc biệt từ
quan niệm đa chiều về hiện thực - dung nạp mọi thứ, ảo thực đan xen bình
đẳng. Trong cái nhìn rộng mở, các nhân vật kì ảo tồn tại bình đẳng, tự nhiên
như những nhân vật bình thường khác. Đó là những nhân vật có khả năng kì
lạ như Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế), nhân vật là hồn ma, là thế
giới đồ vật.
Bé Hon (Thiên sứ) là kiểu nhân vật kì ảo mang tính chất nhại mơtip
thần thoại cổ xưa. Bé Hon ra đời, khi người mẹ tưởng khơng cịn sinh nở
được nữa. Một bữa, cả dây quần áo nhà phơi bị bỏ qn qua đêm ngồi trời.

Kì lạ, chỉ riêng bộ đồ lót của người mẹ đẫm sương và loang lổ vết từa tựa như
chàm rồi “không lâu sau, mẹ mang thai”, sự ra đời kì lạ của bé Hon gợi nhớ
đến các nhân vật trong truyền thuyết (Thánh Gióng, Sọ Dừa, …). Khi lọt lịng
thì khơng khóc mà “mỉm cười làm thân với đủ 13 nữ hộ sinh đứng quanh bàn
đẻ” khiến chúng ta liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích phương Tây về nàng
cơng chúa mới chào đời và 13 bà mụ. Bé Hon khơng có tuổi, “khơng chịu hé
mở bí mật về tuổi tác mình cho bất kì ai”. Các thiên thần trong câu chuyện cổ
cũng khơng có tuổi, khơng lớn lên và khơng già đi.
Sự xuất hiện bình thản, tự tin của các nhân vật kì ảo như hồn ma, tiền
kiếp, hậu kiếp bên cạnh nhân vật “khơng kì ảo” như là sự công nhận về một
thế giới mà con người không nhìn thấy được (có thể do khả năng hạn chế của
con người chứ khơng phải thế giới đó khơng tồn tại - một cách nhìn Hậu hiện
đại). Ở Những đứa trẻ chết già, ứng với không - thời gian phân tuyến cõi âm cõi dương là hai tuyến nhân vật: Cõi trần có gia đình Trường hấp, ơng Trình;
cõi âm với các nhân vật trên chiếc xe trâu, nhân vật chính là “ơng”. Trong cõi


16

âm, điểm nhìn được trao cho nhân vật “ơng” với dịng tâm tư miên man về
tuổi thơ, về gia đình, về những người đi qua đời ông và cả về cuộc tìm kiếm
kho báu của cả dịng họ. Bên cạnh cuộc sống dương gian là những hồn ma
trong nghĩa địa, những tiếng nói giữa các ngơi mả, ở đó những người thân
thích trên cõi dương xuống đây tìm nhau, gặp nhau.
Trong sáng tác của các nhà văn Việt Nam, con người khơng hồn tồn
mất hết dấu vết mà vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tác phẩm, nhưng điều khác
trước là tiếng nói con người khơng cịn ở thế độc tơn, nó hịa lẫn giữa mn
vàn tiếng nói khác của vạn vật. Thế giới đồ vật trở thành một dạng nhân vật kì
ảo mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, làm phong phú hiện thực và đôi lúc dự
báo điều bí ẩn nào đó. Dạng nhân vật này xuất hiện đậm đặc nhất trong tiểu
thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương: Dịng sơng, cây chuối, cái

chân, xác chết, đám mây, sương mù, cơn mưa, con mọt, … đều có tiếng nói,
có tâm tư, kí ức, có những ám ảnh như những thực thể đang tồn tại khác.
Với bút pháp hiện thực huyền ảo, các nhà văn đã mở ra một thế giới
nhân vật phong phú ứng với tính chất đa phương đa tầng của hiện thực. Tiếng
nói của các nhân vật nghịch dị dường như được thoát ra từ bản ngã sâu kín
của con người. Từ góc nhìn của các nhân vật này, thực tại được lạ hóa, tạo
cảm giác hoài nghi ở người đọc.
Xây dựng kiểu nhân vật nghịch dị, tác giả không bao hàm thái độ đánh
giá về đạo đức, nhân cách hay xem nhân vật như “một con bệnh”. Họ chỉ xem
đó như một loại tồn tại vừa trống rỗng vừa vơ nghĩa. Điểm nhìn trần thuật trao
cho các nhân vật này sẽ đưa đến những cái nhìn khác logic thơng thường,
những ý nghĩa, những hệ giá trị khác được xác lập đầy bất ngờ và thú vị.


17

Chương 2
CÁC KIỂU NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG
TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI
Sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam phát triển mạnh mẽ với phương châm
dân chủ hóa, thay đổi về tư duy nghệ thuật để nhận thức lại con người. Các
nhà văn trong khi cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc
và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản - thể - người, thì họ cịn
đang tìm một hướng đi riêng để khẳng định mình. Trong số đó có những
người đã trở thành hiện tượng nổi bật của văn học đổi mới như Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hồi, … Mặc dù khơng nổi bật ngay từ đầu nhưng Hồ Anh
Thái đã bền bỉ tạo cho mình một phong cách vơ cùng độc đáo, tinh tế và mang
đậm dấu ấn cá nhân riêng biệt. Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu
thương, nhà văn Hồ Anh Thái đã để lại cho nền văn học Việt Nam những kiểu
nhân vật nghịch dị vô cùng độc đáo.

Mười lẻ một đêm và Sbc là săn bắt chuột là hai cuốn tiểu thuyết được
độc giả đánh giá rất cao. Ở đó, tác giả đã tái hiện bức tranh hiện thực với tất
cả sự thô lậu, xấu xa hiện hữu trong cuộc sống, được thể hiện nổi bật bằng
những nhân vật dị hợm, lố bịch. Kiểu nhân vật nghịch dị được xem là một
trong những đóng góp to lớn của Hồ Anh Thái trong việc xây dựng nhân vật
mới, khám phá chiều sâu thế giới bên trong của con người, là sự cảm nhận
đầy đủ về cuộc sống hiện thời. Đó có thể coi là một bước tiến lớn về nội dung
cũng như nhận thức về nghệ thuật. Đề cập đến phương diện này của ơng, có
thể thấy xuất hiện nhưng kiểu nhân vật nghịch dị sau:
2.1. Kiểu nhân vật nghịch dị mang dấu ấn hậu hiện đại
Để tạo nên kiểu nhân vật nghịch dị, Hồ Anh Thái đặc biệt chú ý tới
cách xây dựng nhân vật. Đây được coi là yếu tố thể hiện rõ nhất sự ảnh hưởng
của Hậu hiện đại trong Mười lẻ một đêm và SBC là săn bắt chuột. Nhờ việc


18

tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học thế giới, Hồ
Anh Thái đã bắt gặp những đổi mới trên bình diện nhận thức, bố cục, ngơn từ,
… của dịng mạch văn chương Hậu hiện đại. Khóa luận của chúng tơi đi sâu
vào một số bình diện của dòng mạch này.
2.1.1. Nhân vật - mang ý hướng nghịch dị đời thường
Trên con đường tìm kiếm và phản ánh hiện thực, nhân vật trong các tác
phẩm Hồ Anh Thái thường ghi đậm dấu ấn về sự khủng hoảng niềm tin trong
bối cảnh đổ vỡ các thang bậc giá trị, sự hỗn loạn của trật tự thường hằng. Đọc
hai cuốn tiểu thuyết Mười lẻ một đêm và SBC là săn bắt chuột chúng ta như
bước vào một thế giới nhân vật nghịch dị với muôn vàn mảnh ghép chằng chịt
của cuộc sống đời thường mang ảnh hưởng Hậu hiện đại rõ nét.
Trong thế giới nghệ thuật của Hồ Anh Thái, nhân vật nghịch dị được
sinh ra từ đời sống thường ngày, gắn liền với những điều bình thường của

cuộc sống hiện đại. Đó khơng cịn là những nhân vật nghịch dị mang tầm vóc
thiên nhiên như trong thần thoại hay vươn đến những kích cỡ dị thường của
vũ trụ như những đứa con tinh thần khổng lồ trong Gargantua và Pantagruel
(Rabelais) mà là những nhân vật có vóc dáng của ngày thường. Đi ra từ
những bộn bề, phức tạp của cuộc sống con người trong xã hội hiện đại, những
nhân vật nghịch dị ấy vừa mang tính thời đại, vừa đi sâu vào bản thể con
người, chạm đến những vấn đề muôn thuở của cuộc sống.
Xuất phát từ ý hướng xây dựng kiểu nhân vật nghịch dị mang dấu ấn
Hậu hiện đại, đến với Mười lẻ một đêm và SBC là săn bắt chuột, chẳng cần
quá rành về một số giới cũng dễ dàng nhận ra các nhân vật: Anh, Chị, ơng
Víp, Giáo sư Một, Giáo sư Hai, Chàng, Nàng, cô Báo, chú Thơ, Đại Gia, ông
Cốp, Luật Sư, Thư Ký, thằng bé người Cá, …) và một tuyến nhân vật khác
(chuột, Chuột Trùm, hai bà vợ, Chuột Quang máy tính, … đều bước thẳng từ
cuộc sống thực vào truyện. Họ là những loại nhân vật tiêu biểu của xã hội lúc


19

này, nhân vật nào ra nhân vật ấy, đều có cái thực và cái ảo, cái hình và cái
bóng, cái chân thật và cái ẩn dụ, cái xác thực và cái nhịe mờ, cái hiểu được và
cái khơng nắm bắt được.
Mở đầu Mười lẻ một đêm là câu chuyện của một đơi tình nhân gặp nhau
sau hơn mười năm xa cách trong hoàn cảnh trớ trêu là họ bị nhốt trong căn hộ
của một người bạn. Từ đây, một xã hội đầy ắp những bi hài, đầy đủ những
màu sắc được phơi bày trước mắt người đọc. Hay nói cách khác, mười lẻ một
ngày đêm không chỉ là chuyện của hai người, của mấy đời người mà còn là
chuyện của một cõi người nhốn nháo và đầy nghịch lý ở ngồi kia, của hơm
qua và hơm nay, được quy chiếu trong cái nhìn trào lộng và phóng đại để rồi
bất ngờ thu hẹp lại, sắc nét và tinh quái. Dường như Hồ Anh Thái không
buông tha bất cứ một điều gì trong xã hội hiện đại này. Mỗi nhân vật nghịch

dị là mỗi câu chuyện đời thường: Từ chuyện từ các hoạ sĩ thời nay, nhiều
trường phái gây ấn tượng bằng sự kỳ quái đến chuyện khu chung cư hiện đại
nhưng khơng có đường điện thoại do đầu tư khơng đồng bộ; chuyện nước
non, chuyện sóng điện thoại di động chập chờn đến chuyện chuyện nhà nghỉ
nhà trọ, từ các kỹ thuật tự động cho tới những chuyện đi vệ sinh vô tư của
người dân nơi công cộng; chuyện cô gái tuổi ba mươi chưa chồng vì q chín
chắn, chuyện các danh nhân thời mở cửa yêu tỉnh táo, chuyện các hơn nhân
quyền cao chức trọng dắt nhau tìm các trang trại khai hoang; chuyện hát hò vẽ
tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương, thậm chí cả chuyện du lịch rác, ... Vì
lẽ đó, trong Mười lẻ một đêm, người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội, Sài Gòn,
với “sự giàu xổi của giới trí thức, sự kệch cỡm của những phòng khách, sự tẻ
nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu [19, tr. 344]”. Phải
chăng, mượn cớ là một câu chuyện tình nhưng những trăn trở của đời thường
vẫn còn vương vấn đâu đây, khi mà đọc truyện để rồi thấy bóng hình trên đó


20

và để rồi có người sẽ chợt giật mình hoặc có người khác thì lại mỉm cười độ
lượng khi gấp quyển sách trên tay.
Cũng đều xây dựng nên kiểu nhân vật nghịch dị mang ý hướng nghịch
dị đời thường, đến với SBC là săn bắt chuột người đọc lại có thêm nhiều điều
để ghi, để chép vào cuốn “nhật ký” cuộc sống của mình. Tác phẩm một lần
nữa ghi đậm dấu ấn về sự hỗn loạn của trật tự cuộc sống hàng ngày với ngồn
ngộn chuyện đời, ở các lĩnh vực. Theo mạch dẫn của Chuột Trùm, từng nhân
vật trong cuốn tiểu thuyết hiện ra, gắn liền với bức tranh đời thường phong
phú: Từ việc buôn đất, làm sân golf, phá biệt thự cổ, … Đến chuyện ma túy,
đại gia - chân dài, … Đặc biệt, thêm vào bức tranh biếm họa đó là vơ số sự
kiện mới đây như trận lụt ở Hà Nội, chuyện người vùng nào đó ăn đất, cho
đến cả chuyện chiếc xe chở hàng ở ngoài đường, … tất cả được tác giả cố

gắng “nhồi nhét” để nhằm làm nổi bật lên kiểu nhân vật nghịch dị mang dấu
ấn Hậu hiện đại.
Phải nói rằng, những chuyện ấy khơng hồn tồn mới, nhưng nó lại
được tái hiện với những màu sắc mới. Cái đẹp, cái thiện dần vắng bóng, thay
vào đó là cái xấu, cái ác, cái thô kệch, … Cán cân thăng bằng giữa các cực
xấu – tốt, hài hòa – kệch cỡm, thiên thần – ác quỷ, … bị phá vỡ trong xã hội
hậu cơng nghiệp, dẫn đến tình trạng khơng chỉ rối bời trong đời sống vật chất
mà còn kéo theo cả niềm tin lẽ sống, lí tưởng. Khơng phải là sự phó mặc
nhưng có lẽ Hồ Anh Thái cũng như khơng ít nhà văn đương đại khác đều cho
rằng cuộc sống không thể khác một khi đồng tiền, địa vị, sự xấu xa, độc ác
vẫn đang hiện hữu và bành trướng, làm tha hóa con người, đưa họ xa rời
những giá trị đạo đức tốt đẹp, khiến cuộc sống bị cuốn vào vịng xốy của quy
luật mạnh được yếu thua.
Ngồi ra, Hồ Anh Thái còn dựng lên một nghịch cảnh với những ẩn dụ
xa xơi bóng gió mà tác giả đã cố tình lấy ý tứ từ tranh làng Hồ “Đám cưới


21

chuột” để xây dựng nên kiểu nhân vật của mình. Không chỉ từ nghịch cảnh
những chú chuột cưới vợ ngay trước mũi mèo trong tranh dân gian mà thấp
thoáng đâu đó cịn là những nhân vật chú chuột nổi tiếng của văn học nghệ
thuật phương Tây và cả chú chuột quang máy tính hiện đại cũng đổ bóng vào
những nhân vật chuột độc đáo của Hồ Anh Thái. Nhà văn Ma Văn Kháng đã
không tiếc lời khen tác giả của cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột: “Viết
mà như khơng viết, dồn nén mà thanh nhàn hóm hỉnh, căng thẳng mà an
nhiên đủng đỉnh, đụng chạm tới cùng cái thơ bỉ mà khơng dung tục suồng sã,
bề ngồi chờn vờn mà thâm sâu ẩn ức, vẻ như bởn cợt mà nghiêm cẩn chua
cay. Khơng có cuộc đời, khơng có một bản lĩnh văn hóa, tài năng thiên biến
mà rung động sâu xa về cái đẹp, khó mà viết được như thế” [11]. Một cuốn

tiểu thuyết như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều giới độc giả. Nó là
cuốn tiểu thuyết để giải trí, nhưng khơng để giải trí bằng tiếng cười. SBC là
săn bắt chuột là trường hợp đáng chú ý của văn xuôi Việt Nam năm 2011.
Nhờ vào việc xây dựng kiểu nhân vật mang ý hướng nghịch dị đời
thường mà khi trang cuối của từng cuốn tiểu thuyết khép lại, người đọc vẫn
chưa khỏi bàng hồng bởi cuộc sống quanh mình. Hồ Anh Thái dụng công kết
nối hai cực rất xa nhau của một hiện thực đô thị hiện đại nhưng vốn lại
đang “là là sát đất” của hiện thực Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
2.1.2. Nhân vật – rất nhiều “điều khơng”
Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, như đã nói, thường ghi đậm dấu ấn về sự
khủng hoảng niềm tin của con người trong bối cảnh đổ vỡ các thang bậc giá
trị, sự hỗn loạn, phi lý của trật tự thường hằng tương ứng với nó là hệ thống
những nhân vật nghịch dị, quái đản. Mười lẻ một đêm và SBC là săn bắt chuột
là hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc của tác giả trong việc sử dụng các chất liệu dân
gian để làm nổi bật lên kiểu nhân vật nghịch dị đậm chất hậu hiện đại, tiêu
biểu là việc khắc họa nhân vật, loại nhân vật với rất nhiều “điều không”.


22

Thủ pháp dân gian hóa nhân vật được cụ thể hóa ở phương thức đặt tên,
lai lịch và diện mạo. Người viết thường dựng chân dung con người bằng kỹ
xảo làm mờ, làm nhòe, tẩy trắng tên nhân vật. Nhân vật được tái hiện khá
giản đơn, mang tính chất phiếm chỉ rất rõ. Qua khảo sát hai cuốn tiểu thuyết,
chúng tơi nhận thấy các nhân vật đều khơng có tên. Đó là điểm chung của
những sáng tác ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Hậu hiện đại: Xu hướng
nhạt hóa, mờ hóa nhân vật, con người từ sự nỗ lực khẳng định mình như một
“nhân vị” đúng nghĩa ở giai đoạn trước giờ trở nên mờ mờ nhân ảnh. Điều
này là một tất yếu, bởi nó tạo ra sự hịa kết giữa nhân vật với hiện thực
“trương nở” (phì đại) đương đại. Nói như Phạm Thị Hồi: “Nói chung cuộc

đời trơi đi vu vơ, bình thản, tẻ nhạt hơn nhiều. Làm gì có số phận nào được
mở đầu, phát triển và kết thúc chu đáo như trong văn chương, làm gì có tình
thế điển hình, đẩy người ta đến các quyết định vượt tầm nhân thế, làm gì có
các trạng thái tâm lý mấp mé bờ vực hay chót vót đỉnh cao, và nhất là làm gì
có sự hội tụ đầy run rủi của các nhân vật” (Một truyện cổ điên).
Để cho nhân vật được “múa may”, được có “đất diễn”, Hồ Anh Thái đã
tạo dựng cốt truyện trong Mười lẻ một đêm và SBC là săn bắt chuột đủ sức
sao cho người đọc thỏa mãn với sự phản ảnh hiện thực cuộc sống đời thường
hàng ngày vụn vặt mà không nhàm tẻ. Cốt truyện ở đây dường như khơng
phải là cứu cánh của tác phẩm, nó chỉ là cái trục chính để từ đó nhà văn dụng
cơng chăm chút cho những đường ngang nhánh rẽ. Nói cách khác, nó chỉ là
phương tiện, là cái cớ mà thơi. Khơng khó để nhận thấy trong cấu trúc tác
phẩm, giữ vị trí của những đường ngang nhánh rẽ ấy chính là những nhân vật
người, đúng hơn, những chân dung biếm họa của đủ các kiểu người trong xã
hội đô thị hiện đại. Chính xác là “kiểu người”, bởi những nhân vật người
được / bị “biếm hóa” ở đây khơng có danh tính cụ thể, khơng tên, khơng tuổi,
khơng nguồn cội. Tác giả làm giấy khai sinh cho họ bằng nhiều hình thức:


23

Gắn với nghề nghiệp, địa vị, chức tước (Đại gia, Ông Cốp, Thư ký, Luật sư,
Giáo sư, Cô báo, Chú thơ, Xếp, …); số hóa, ký hiệu hóa nhân vật (Giáo sư
một, Giáo sư hai, …); dùng các đại từ để gọi tên nhân vật (Chàng, Nàng, Anh,
Chị, ...); gọi tên nhân vật thơng qua ngoại hình, tính cách (Họa sĩ Chuối Hột,
Mơ Khơ, Cơ Mắm, …). Có thể thấy, việc cố ý xóa bỏ dấu hiệu nhận biết trong
tái tạo hình tượng nhân vật chính là đặc điểm nổi bật trong thi pháp tiểu
thuyết của nhà văn gốc Nghệ này. Dường như anh muốn xóa nhịa cá tính của
từng nhân vật để chỉ ra đặc tính chung của một loại người. Đó là những con
người thiếu bản sắc, dễ hòa tan, sống hời hợt, nhợt nhạt, thể hiện sự nhố

nhăng lai tạp, nhiều thói xấu của đời sống hiện đại. Mặt khác, họ xuất hiện đột
ngột, không xuất xứ, hệt như vơ tình ném ra giữa cuộc đời – những số phận
vơ danh trong vịng tay bất tận của cuộc sống. Cách định danh như thế còn
làm cho con người thấy mình có nguy cơ bị hủy hoại, thủ tiêu bản sắc cá
nhân, đánh mất quan hệ với đồng loại – nhân tố cốt lõi làm nên chân giá trị
của mỗi cá thể như quan niệm về thế giới và con người của văn chương
truyền thống. Rõ ràng, việc cố ý xóa bỏ dấu hiệu nhận biết trong tái tạo hình
tượng nhân vật là một thủ pháp độc đáo được ông sử dụng rất thành công.
Với thủ pháp này, người viết buộc người đọc tiếp xúc với hình tượng
bằng điểm nhìn từ bên ngồi. Nhân vật dường như chỉ là cái bóng của hiện
thực, là những khn mặt tượng trưng cho một loại người trong xã hội: Lố
bịch, hợm hĩnh, … Nhân vật khơng có chiều dài vật chất, thực thể mà chỉ
giống như giọng nói, những hình dung, những biểu tượng, là những đối tượng
siêu thực, ít có khả năng hiện hữu và hành động không thể nắm bắt, khơng thể
giải thích bằng lý trí thơng thường. Họa sĩ Chuối Hột chẳng hạn: “Bốn mươi
tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở. Thời trang yêu thích nhất là
bộ cánh lúc lọt lịng mẹ” [19, tr. 19]. Sở thích - nếu có thể gọi đó là sở thích khoả thân của Họa sĩ Chuối Hột đã được tác giả phóng đến cực đại.


24

Như vậy, từ phương thức khắc chạm hệ thống hình tượng nhân vật
mang dấu ấn Hậu hiện đại, có thể nói trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc
sống, sự vong thân, vong bản của con người thời kim tiền, kỹ trị là nỗi ám ảnh
lớn nhất đối với Hồ Anh Thái. Cách khắc họa kiểu nhân vật nghịch dị với rất
nhiều “điều không” trong hai cuốn tiểu thuyết thực sự đã “động chạm” đến
nhiều con người trong xã hội, đến nhiều người đọc vì họ có thể thấy bóng
dáng mình trong đó. Với tầm bao qt rộng lớn về đời sống, với kiểu gọi tên
nhân vật độc đáo đã đem lại một ấn tượng “như thật”, Hồ Anh Thái đích thực
phải làm người tử tế, đầy trách nhiệm với cuộc đời.

2.2. Kiểu nhân vật nghịch dị vẻ bên ngoài
Trong nền văn học Việt Nam, nhân vật nghịch dị vẻ bên ngồi là kiểu
nhân vật khơng mới nhưng dưới cách viết của Hồ Anh Thái thì nó lại trở nên
mới lạ, nhiều màu sắc, rất khác với các nhà văn khác cùng thời. Trong hai
cuốn tiểu thuyết, tác giả chỉ tập trung khai thác một góc nhỏ vẻ bề ngồi của
nhân vật nhưng lại chứa đựng ý nghĩa nhân sinh vơ cùng to lớn. Chính điều
đó đã mang lại cho kiểu nhân vật nghịch dị ấy một chiều sâu tư tưởng vô cùng
đặc biệt.
2.2.1. Con người với đường nét “người cá”
Mười lẻ một đêm là một trong những tiểu thuyết khắc họa rõ nét kiểu
nhân vật nghịch dị vẻ bên ngoài. Trong tác phẩm này, chân dung thằng bé
người Cá được Hồ Anh Thái tô đậm như bức họa nghịch dị độc đáo. Đây
chính là sự kết hợp nghịch dị giữa cái bình thường và bất bình thường, giữa
nhân hình và phi nhân hình.
Giữa cuộc sống xơ bồ, nhộn nhịp, mọi người đang hối hả tìm kế mưu
sinh thì ở một nơi góc khuất nào đó trong tác phẩm, đứa bé của Hồ Anh Thái
đang chìm đắm trong thế giới của riêng mình. Cuộc sống của nó, hay nói đúng
hơn là thế giới của thằng bé ở ngay bên trong khung cửa sổ tầng hai của ngôi


25

nhà. Phải chăng, tác giả quá tàn nhẫn khi trong cuộc sống hiện đại mà vẫn tạo
ra hình ảnh người gắn liền với loài sinh vật dưới nước? Đây lại là một đứa trẻ?
Nhưng có một điều đáng nói, trong tác phẩm, thằng bé khơng phải là nhân vật
điển hình bởi Hồ Anh Thái cũng như các nhà văn Hậu hiện đại Việt Nam
khơng xây dựng nhân vật điển hình mang tầm khái quát cho mọi tính cách lớn
lao trong đời, mà thay vào đó là đủ mọi thứ hạng trong nhân gian, đại đa số là
đám người u tối, nghịch dị.
Sự liên hệ duy nhất của nó với thế giới bên ngoài, là qua chiếc loa điện

ngay gần miệng cùng với một chiếc điều khiển từ xa. Giờ đây cánh cổng như
một bức tường thành đồ sộ ngăn cách nó với thế giới bên ngồi với biết bao
điều mới lạ, lý thú, hấp dẫn mà nó chưa một lần được nếm trải, thậm chí chưa
được sờ tới. Sự hồn nhiên, tinh nghịch của một đứa bé mười hai tuổi khơng
cịn nữa thay vào đó dường như là sự già cỗi, buồn bã. Chính vì thế, thằng bé
trở nên lạc lõng, xa lạ, khơng có ai bầu bạn cũng chẳng có ai vui đùa hay là
chia sẻ những niềm vui cùng nó. Tất cả như quay mặt lại, chẳng có ai nhớ đến
sự có mặt của nó, ngay cả người cha – nguồn vui duy nhất, người tưởng
chừng có thể thấu, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng nó lại chỉ chăm chú vào
công việc mà không hề để ý đến đứa con của mình. Và rồi một nguồn sáng tia
hy vọng cuối cùng sẽ đem mang lại cho nó hơi ấm xua tan đi sự mặc cảm,
lạnh lẽo trong sinh linh vốn đã thiếu ánh sáng của tình thương từ lâu lắm rồi:
“Ngay lập tức cơ có linh cảm mình thuộc về căn nhà này. Thuộc về nó từ rất
lâu rồi. Bấy lâu nay cô đi lạc sang nhà khác, nay mới tìm được đường trở về”
[19, tr. 285]. Và thế là ngay từ lần gặp định mệnh đó cơ đã kể chuyện cho nó
nghe. Có vẻ những câu chuyện cổ tích đã phần nào làm vơi đi cảm giác lạc
lồi, cơ đơn trong thằng bé: “Thằng bé đã mủi lịng st khóc. Nó chưa bao
giờ nghe một câu chuyện như thế này. Nhưng nhiều chuyện trong đó lại rất
quen …” [19, tr. 292]. Đến đây, có thể thấy rằng thằng bé và chị đã có một sự


×