Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp tuổi dậy thì (từ 12 đến 15 tuổi) của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 61 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
KHOA SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Nghiên cứu sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp tuổi dậy thì (từ 12 đến 15 tuổi) của học sinh các
trƣờng T CS trên địa bàn thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Đoàn Thanh Yến
Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường
Người hướng dẫn : Nguyễn Công Thùy Trâm


2

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội phát triển, điều kiện kinh tế ở các gia đình cũng được nâng lên. Trẻ
em được ni dưỡng và chăm sóc tốt hơn những năm trước đây. Dinh dưỡng cho
trẻ được chú trọng, internet phát triển mạnh là một trong nhiều nguyên nhân làm
tuổi dậy thì của trẻ ngày càng rút ngắn. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho
thấy trẻ em dậy thì sớm hơn những năm trước rất nhiều.
Trẻ dậy thì sớm và việc thiếu kiến thức về giáo dục giới tính (GDGT) đã để


lại những hậu quả đáng tiếc. Lứa tuổi trung học cơ sở (THCS) là lứa tuổi vừa
bước vào tuổi dậy thì, các em còn bỡ ngỡ trước một thế giới kiến thức về giới
tính, tình u, tình dục … rất dễ dẫn đến những nhận thức và hành vi không
đúng.
Những năm gần đây tại Việt Nam nói chung GDGT bắt đầu được đưa vào
các trường trung học bằng cách lồng ghép vào các môn học khác nhau như sinh
học và giáo dục công dân. Riêng ở Đà Nẵng môn GDGT được đưa vào dạy
trong chương trình ngoại khóa. Tuy nhiên, lượng kiến thức cung cấp đến các em
học sinh (HS) đã thực sự phù hợp với sự phát triển cơ thể và lứa tuổi của các em
hay chưa và mang lại hiệu quả như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên cần có sự
nghiên cứu cụ thể, xác thực về tuổi dậy thì và sự phát triển của các đặc điểm
sinh học của dậy thì.
Xuất phát từ lí do trên em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phát
triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp tuổi dậy thì (từ 12 đến 15 tuổi) của
học sinh các trƣờng T CS trên địa bàn thành phố à Nẵng”

2. Mục tiêu đề tài là:
- Nghiên cứu sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ tuổi dậy thì của HS
các trường THCS trên địa bàn thành phố (TP) Đà Nẵng.
- Khảo sát thực trạng GDGT cho HS ở các trường THCS từ đó đề xuất các
giải pháp GDGT đặc trưng cho giới và phù hợp lứa tuổi dậy thì.


3

3. Nhiệm vụ cụ thể đề tài:
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp như:
+ Sự phát triển lông mu, lông nách
+ Xuất hiện mụn trứng cá
+ Tuổi xuất tinh lần đầu ở HS nam

+ Xuất hiện hiện tượng vỡ giọng ở HS nam
+ Phát triển tuyến vú ở HS nữ
+ Tuổi có kinh nguyệt lần đầu ở HS nữ
- Khảo sát thực trạng giáo dục giới và giới tính các trường THCS ở TP Đà
Nẵng
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục giới tính ở các trường THCS TP Đà
Nẵng


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHỮNG BIẾN ỔI TUỔI DẬY THÌ
ịnh nghĩa tuổi dậy thì

1.1.1.

a. Định nghĩa tuổi dậy thì
Dậy thì là giai đoạn biệt hóa giới tính lớn nhất, thể hiện bằng sự bắt đầu hoạt
động của tuyến sinh dục như bài tuyết hormon và sinh giao tử dẫn đến những sự
thay đổi về thể chất, tâm lí, sự trưởng thành các chức năng sinh dục [2].

b. Tiêu chuẩn đánh giá dậy thì
Các giai đoạn phát triển của cơ quan sinh dục và các đặc tính sinh dục phụ
trong dậy thì đã được Tanner và cộng sự mơ tả theo 5 giai đoạn khác nhau (từ giai
đoạn 1 đến giai đoạn 5) phản ảnh quá trình phát triển tuần tự của các cơ quan
sinh dục ngồi, phát triển lơng mu [13].
Các giai đoạn phát triển cơ quan sinh dục phụ và đặc điểm dậy thì được tóm
tắt ở bảng 1.1 và 1.2

Bảng 1.1.Các giai đoạn phát triển dậy thì ở nam giới
Giai

Bộ phận sinh dục ngoài

đoạn
G1

G2

-

Chiều dài tinh hoàn >2,5cm

-

Thể tích < 3ml

-

Chiều dài tinh hồn 2,5 đến 3,2 cm

-

Thể tích tinh hồn 4_6ml

-

Sắc tố ở bìu


Lơng mu
Chưa có lơng

Vài lơng dài thẫm màu

- Chiều dài tinh hồn 3,3 đến 4 cm
G3

- Thể tích tinh hồn là 6 đến 12 ml

Lông đen, xoăn, thưa

- Dương vật dài ra
G4

-

Chiều dài tinh hồn 4,4 đến 4,5 cm

Lơng nhiều, kiểu người

-

Thể tích tinh hoàn là 12 đến 16 ml

lớn nhưng trong một


5


G5

-

Dương vật dài ra

vùng hẹp

-

Chiều dài tinh hồn >4,5cm

Lơng kiểu người lớn,

-

Thể tích tinh hồn trên 16ml

nhiều lan ra mặt trong

-

Dương vật và bìu như người lớn

đùi

Bảng 1.2. Các giai đoạn phát triển dậy thì ở các nữ giới
Giai

Bộ phận sinh dục ngồi


đoạn

Lơng mu

G1

-

Tiền dậy thì (B1)

G2

-

Núm vú và quầng vú rộng ra (B2)

-

Vú, quầng vú to hơn có tổ chức tuyến

Lông đen, bắt đầu xoăn,

vú(B3)

dài và dày hơn

Vú và quầng vú to thêm ở trên mặt

Lông đen, xoăn nhiều và


phẳng của vú (B4)

hơi lan rộng

G3

G4

G5

-

-

Vú người lớn, vú và quầng vú trên
cùng một mặt phẳng (B5)

Chưa có lơng
Lơng thưa dài, hơi sẫm
màu

Lông kiểu người lớn, mọc
nhiều lan cả ra mặt trong
đùi

Để tiện cho việc so sánh và đánh giá người ta cịn chia q trình phát triển dậy
thì làm 3 giai đoạn: tiền dậy thì, bắt đầu phát triển dậy thì, dậy thì hồn tồn.
- Tiền dậy thì: chưa phát triển các dấu hiệu sinh dục (thể tích tinh hoàn nam
giới dưới 4ml và nữ giới chưa phát triển tuyến vú)

- Bắt đầu phát triển dậy thì:
+ Nam giới đã phát triển tinh hoàn từ 4ml trở lên
+ Nữ giới đã phát triển tuyến vú


6

- Dậy thì hồn tồn nam giới đã xuất hiện hiện tượng xuất tinh, nữ giới xuất
hiện hiện tượng có kinh nguyệt.

1.2. NHỮN

ẶC TÍNH SINH DỤC PHỤ THỨ CẤP TUỔI DẬY THÌ

1.2.1. Những đặc tính sinh dục phụ thứ cấp ở nam giới
Trong giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục thay đổi và phát triển. Một trong
những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì là việc tăng thể tích tinh hồn trên 4ml,
tuy nhiên dấu hiệu này thường khó xác định. Thể tích tinh hồn tăng thường
xảy ra khoảng 1 đến 2 năm trước khi xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ,
thường vào khoảng 12 tuổi. Trong vịng 2 năm đầu của thời kì dậy thì tinh
hồn phát triển nhanh chóng sau đó tinh hồn phát triển chậm dần và kéo dài
khoảng 5 năm [1],[13].
Chu kì dậy thì ở các em nam được chia làm 5 giai đoạn. Ở các giai đoạn khác
nhau có sự khác biệt về hình thái cơ quan sinh dục cũng như cơ quan sinh dục phụ.
- Giai đoạn 1: chỉ số thể tích tinh hồn lớn hơn 4 ml, kích thước chiều dọc
của tinh hoàn dài hơn 2,5cm.
- Giai đoạn 2: thể tích tinh hồn 4-6ml, chiều dài tinh hồn 2,53,2cm, da bìu trở nên sẫm màu. Lơng mu xuất hiện (khoảng 6 tháng sau). Q
trình phát triển lơng mu được chia thành 5 giai đoạn (P 1-P5)
+ P1: chưa có lơng
+ P2: lông thưa dài, hơi sẫm màu

+ P3: lông đen, bắt đầu xoăn, dài và dày hơn
+ P4: lông đen, xoăn nhiều và hơi lan rộng
+ P5: lông kiểu người lớn, mọc nhiều lan cả ra mặt trong đùi
- Giai đoạn 3: dương vật tăng nhanh kích thước, chiều dài tinh hồn 3,3 đến
4 cm, thể tích tinh hồn là 6 đến 12 ml. Lông mu đen, xoăn, thưa.
- Giai đoạn 4: lơng mu và kích thước tinh hồn, dương vật tăng nhanh, cơ
quan sinh dục ngoài gần như người trưởng thành, lông mu phát triển lan đến tận


7

thành bụng và rốn. Bên cạnh sự phát triển đặc điểm trên trong giai đoạn 4 này cịn
xuất hiện lơng nách. Sự phát triển lông nách được chia làm 4 giai đoạn:
+ A0: chưa có lơng
+ A1: có lơng rồi nhưng lông tơ, thưa
+ A2: lông sẫm màu, rậm hơn nhưng cịn nhìn thấy phần da dưới chân lơng
+ A3: lơng sẫm màu, rậm, phủ kín khơng cịn nhìn thấy chân lông, đạt mức
người trưởng thành.
Vào khoảng cuối giai đoạn này xuất hiện hiện tượng xuất tinh lần đầu tiên
thường. Xuất tinh là dấu hiệu dậy thì hồn tồn ở nam giới.
- Giai đoạn 5: thể tích tinh hồn trên 16ml, chiều dài tinh hoàn lớn hơn 4,5cm.
Dương vật và bìu như người lớn. Lơng kiểu người lớn, mọc nhiều lan cả ra mặt
trong đùi.
Ngoài ra, vào giai đoạn 4, 5 lơng cịn xuất hiện ở ngực và mặt. Lơng mặt,
thân và chi cũng phát triển muộn hơn lông mu. Lơng tồn thân phát triển đầy
đủ như người trưởng thành khoảng 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Mồ hơi nách
có mùi đặc trưng, giọng trầm và mụn trứng cá xuất hiện [14].
Trong thời kì dậy thì, sự thay đổi về kích thước hình thái bên ngồi ở các giai
đoạn phát triển của tinh hoàn phản ánh sự phát triển của các khối các ống sinh tinh
và sự phát triển của tế bào Sertoli và Leydig chuẩn bị cho chức năng bài tiết

hormon và sản sinh tinh trùng của tinh hoàn. Ở nam giới xuất hiện khả năng thụ
tinh trước khi đặc tinh sinh dục phụ phát triển hoàn chỉnh [14].
Hiện tượng vú lớn: thường gặp ở khoảng 75% em nam, giai đoạn đầu
của dậy thì và thường thối lui dần sau 2 năm ở trẻ bình thường, nhất là em
béo phì. Một số trường hợp bệnh lý như hội chứng Klinefelter hay hội chứng
không nhạy cảm một phần với anhdrogien, nồng độ Testosteron bị giảm đi, chứng
vú to tồn tại kéo dài [13],[9],[1],[3].

1.2.2. Những đặc tính sinh dục phụ thứ cấp ở nữ giới
Ở nữ giới thời kì dậy thì dậy thì các biến đổi về hình thể trong các giai đoạn
dậy thì được chia làm 5 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: chưa xuất hiện các đặc điểm sinh dục.


8

- Giai đoạn 2: dấu hiệu dậy thì đầu tiên là xuất hiện tuyến vú. Hiện tượng
đầu tiên là núm vú nổi lên, núm vú và quầng vú rộng ra. Lông mu xuất hiện
thưa dài và hơi thẫm màu. Quá trình phát triển tuyến vú được chia thành 5
giai đoạn (từ B1 đến B5)
+ B1: vú chưa phát triển
+ B2: vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng
+ B3: quầng vú to thêm, có tổ chức tuyến vú
+ B4: quầng vú và tuyến vú to thêm, lồi lên, tất cả nằm trên mặt phẳng của vú
+ B5: vú người lớn, quầng vú, tuyến vú cùng trên mặt phẳng
- Giai đoạn 3: tuyến vú tiếp tục phát triển, vú to lên rõ, có tổ chức tuyến vú,
trong những tháng đầu thể chỉ phát triển một bên không đối xứng đôi khi đau. Môi
lớn rồi môi bé phát triển, niêm mạc âm đạo ngày càng có màu hồng, ẩm ướt và tiết
dịch. Lông mu đen, bắt đầu xoăn, dài và dày hơn và lông nách bắt đầu phát triển.
- Giai đoạn 4: vú tiếp tục phát triển tăng thể tích, núm vú to lên, quầng vú rộng

và thẫm mầu hơn, vú phát triển đầy đủ như người trưởng thành trong vòng hai đến 3
năm. Thể tích tử cung lớn dần, có các chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên [1],[14].
Xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên là mốc chắc chắn và rõ ràng nhất đánh dấu
dậy thì hồn tồn ở nữ, thời điểm xuất hiện kinh nguyệt thường khoảng 2 năm sau
khi phát triển tuyến vú. Trong 2 năm đầu kinh nguyệt thường khơng đều, thậm chí
khoảng cách giữa lần có kinh đầu tiên với lần thứ hai cách nhau đến vài tháng
[1],[2].
- Giai đoạn 5: vú phát triển đạt mức vú người lớn, vú và quầng vú trên
cùng một mặt phẳng. Lông mu kiểu người lớn, mọc nhiều lan cả ra mặt trong đùi.
Trước khi có kinh nguyệt mụn trứng cá thường xuất hiện [1],[2].
Q trình rụng trứng có thể xảy ra trước khi các đặc tính sinh dục phụ biểu
hiện hoàn toàn ở trẻ gái. Âm đạo dài hơn rất sớm khi dậy thì và ngày càng dài và
mỏng hơn cho đến khi có kinh nguyệt. Lớp nhầy âm đạo trở nên dày và mịn
[1],[14],[11].
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢN

ƢỞN

ẾN P ÁT TR ỂN DẬY T Ì


9

Tuổi dậy thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Khi nghiên cứu tuổi kinh nguyệt
lần đầu ở trẻ em các nước châu Âu và Bắc Mĩ vào cuối thế khỉ XIX và đầu thế kỉ
XX, người ta nhận thấy rằng cứ 10 năm tuổi kinh nguyệt lại sớm khoảng 3- 4 tháng.
Đây là khuynh hướng “thế tục” tuổi dậy thì tuy nhiên khuynh hướng “thế tục” tuổi
dậy thì đã ngừng vào những năm 50 của thế kỉ XX [1].
Ở Việt nam tuổi kinh nguyệt lần đầu cũng có xu thế sớm dần và có sự khác
nhau giữa các vùng sinh thái. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng

cho thấy tuổi kinh nguyệt của nữ sinh thành thị cũng như nông thôn sớm dần lên
nếu so sánh tuổi kinh nguyệt ở thập kỉ

90 với những thập kỉ trước đó

[1],[4],[5],[6],[13].
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì bao gồm các yếu tố bên trong (cá thể)
và bên ngồi (mơi trường)[1],[14].

1.3.1. Các yếu tố bên trong
- Giới: nam giới có xu hướng dậy thì muộn hơn nữ giới trung bình 1 đến 2
năm [1],[4],[5],[6],[13].
- Yếu tố gia đình: tuổi kinh nguyệt lần đầu của chị em gái giống nhau điều
này thấy rõ ở trẻ sinh đôi một trứng tuy nhiên quy luật này không phải lúc nào cũng
đúng [19],[20].
- Yếu tố dinh dưỡng: dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển dậy
thì. Trẻ được chăm sóc trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ phát triển dậy thì sớm hơn
các trẻ khác [1],[19],[20].
- Di truyền: yếu tố di truyền có vai trị quan trọng trong việc khởi động dậy thì
điều này thấy rõ ở người cùng chủng tộc thì tuổi kinh nguyệt giống nhau [18],[19].
- Trẻ được chăm sóc tốt, sức khỏe tốt sẽ dậy thì sớm hơn, trẻ thể trạng gầy thì
dậy thì muộn. Ngồi ra, các bệnh mãn tính ảnh hưởng trầm trọng đến phát triển dậy
thì như:
+ Bệnh đường tiêu hóa mãn tính: viêm loét dạ dày tá tràng, …
+ Bệnh thận mãn tính


10

+ Các bệnh nội tiết, chuyển hóa, di truyền: đái tháo đường, suy giáp trạng

bẩm sinh, cường giáp trạng, lùn tuyến yên, béo phì, các bệnh di truyền: Turner,
Down…
+ Các bệnh mãn tính về hơ hấp, tuần hồn cũng ảnh hưởng đến phát triển dậy
thì.
+ Các bệnh huyết học: trẻ bị nhiễm HIV cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
dậy thì [18],[19].

1.3.2. Các yếu tố bên ngồi
- Mơi trường, khí hậu: trong cùng một điều kiện chăm sóc dinh dưỡng trẻ ở
vùng núi cao dậy thì muộn hơn [1],[19],[20].
- Các stress: các strees về thể chất cũng như tinh thần ảnh hưởng đến phát
triển dậy thì. Trẻ em ở các gia đình hạnh phúc thì dậy thì sớm hơn so với trẻ em có
bố mẹ li dị hoặc mâu thuẫn [1],[19],[20].
- Điều kiện sống đặc biệt là điều kiện kinh tế, điều kiện dinh dưỡng (ăn đầy
đủ về chất và số lượng, cung cấp đầy đủ protein và các yếu tố vi lượng… ảnh
hưởng đến phát triển dậy thì. Trẻ em ở các gia đình có điều kiện kinh tế cao tuổi
dậy thì xuất hiện sớm hơn trẻ em của các gia đình thuộc tầng lớp có kinh tế thấp,
nhà nghèo, đông con, vệ sinh kém [1],[2],[19],[20].
Ở Việt Nam những cơng trình nghiên cứu của một số tác giả gần đây cũng
cho thấy cùng thời điểm trẻ ở thành thị dậy thì sớm hơn trẻ ở nơng thơn, trẻ ở đơ thị
lớn dậy thì sớm hơn trẻ ở thành thị nhỏ[1],[2]. Như vậy, điều kiện sống là yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tuổi dậy thì.

1.4. VẤN Ề GIÁO DỤC GIỚ TÍN
1.4.1. Vấn đề

TRON

N


TRƢỜNG

D T trong nhà trƣờng trên thế giới

Ngày nay giáo dục giới tính đã trở nên cần thiết cho con người nên một số
quốc gia đã đưa chương trình giáo dục giới tính vào trong nhà trường và chương
trình GDGT trở thành chương trình bắt buộc. Ở nước phương Tây như Anh, Đan
Mạch, Thụy Điển đã tiến hành giáo dục học sinh khá sớm (1966). Ở Pháp, chương
trình giáo dục nội dung này thực hiện từ năm 1973. Đặc biệt một số nước ở Châu Á,
Phi Mỹ Latinh cũng đưa chương trình giới tính vào trường phổ thơng và đạt nhiều


11

kết quả tốt. Trung Quốc tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và
hiện nay là một trong những nước có cơng trình nghiên cứu cũng như có sự phát
triển cao về khoa học về giới tính, nhằm cung cấp cho các em những kiến thức và
kỹ năng liên quan đến sự phát triển về tâm sinh lý của bản thân [4],[10].
GDGT ngày càng được khẳng định có vai trị quan trọng nên đã có nhiều dự
án, chương trình giáo dục về giới cho các em học sinh. Các nước khu vực Châu Á
Thái Bình Dương có những chương trình riêng như việc nghiên cứu sức khỏe sinh
sản giáo dục dân số (năm 1984, 1986), các hội nghị UNESCO khu vực. Những
chương trình này nhằm giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính sức khỏe
sinh sản. Ở Châu Mỹ La tinh đưa dịch vụ sức khỏe sinh sản cho thanh niên về tình
dục, kế hoạch hóa gia đình, bệnh lây truyền qua đường tình dục và phá thai. Châu
Phi huấn luyện cán bộ giáo dục để cải thiện sức khỏe sinh sản, tình dục ở các nước
này. Châu Á giáo dục giới tính đã được đưa vào trong trường học như Trung Quốc,
Thái Lan, Singapo, Philipin…. [4],[17].
Theo SIECUS, Hội đồng Thông tin và Giáo dục Giới tính Hoa Kỳ, 93%
người lớn được họ khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thơng

và 84% ủng hộ nó tại các trường trung học cơ sở. Trên thực tế, 88% cha mẹ học
sinh các trường trung học phổ thông và 80% cha mẹ học sinh các trường trung học
phổ thông tin rằng giáo dục giới tính trong trường học khiến họ cảm thấy dễ dàng
hơn khi trị chuyện với con mình về tình dục [17].

1.4.1. Vấn đề

D T trong nhà trƣờng ở Việt Nam

Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, quan niệm của người Việt vẫn xem
tình yêu nhất là tình dục là những điều cấm kị đối với con trẻ, tuyệt đối không được
để cho tâm hồn trẻ em vẩn đục bởi những thứ khơng lành mạnh, thường thì lớn lên
tự chúng sẽ biết theo cách nghĩ của người xưa. Mối quan hệ giữa nam và nữ giới
luôn phải ý tứ, không được tùy tiện. Điều này được thể hiện trong tục ngữ như
“Nam nữ thụ thụ bất thân”. Nếu như có sự thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề về
giới thì khơng được cha mẹ hưởng ứng, trái lại cịn bị xem là hư hỏng, khơng đoan
chính.


12

Từ năm 1985, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về giới tính, tình u, hơn
nhân gia đình đã được cơng bố. Các tác giả Đặng Xn Hồi, Trần Trọng Thủy,
Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan……đã nghiên cứu nhiều vấn đề nhiều khía
cạnh của chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Những cơng trình này đã nêu
lên nhiều vấn đề phong phú đa dạng về giáo dục giới tính ở Việt Nam [4].
Năm 1984, giáo dục dân số bắt đầu đưa vào thử nghiệm giảng dạy với dự
án VIE/88/P10. Theo một cuộc khảo sát của Viện chiến lược về chương trình giáo
dục thì tình hình thực hiện chương trình này mới chỉ dừng ở mức dạy cho học sinh
những bài học thuộc lịng và vơ cảm. Từ năm học 2006-2007, chương trình giáo

dục giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản được đưa vào chương trình học từ lớp 1 đến
12. Song tất cả các chương trình này chỉ mới dừng ở mức dạy cho học sinh những
bài học vỡ lòng và chưa thật sự phù hợp với từng đối tượng khác nhau. [5]
Những năm gần đây có khơng ít nghiên cứu về nhu cầu GDGT với mong muốn
tìm kiếm phương cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho thanh thiếu niên. Nhưng đa số
nghiên cứu đều tập trung vào các đối tượng là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên tức là
đối tượng trong độ tuổi thanh niên, độ tuổi mà họ có thể đã hình thành những hành
vi nguy cơ. Trong khi đó, lứa tuổi cấp 2 (từ 12-15 tuổi) là lứa tuổi vừa bước vào
tuổi dậy thì, các em cịn bỡ ngỡ trước một thế giới kiến thức về tình dục rộng lớn,
rất dễ dẫn đến những hiểu biết khơng đúng, có thái độ khơng phù hợp và hình thành
những hành vi ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe. Vì vậy, một cuộc nghiên cứu tìm
hiểu kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục về giới tính cho lứa tuổi cấp 2 là rất cần
thiết [10].
Nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2004) ghi nhận nguồn cung
cấp các thông tin về giới tính, tình dục ở học sinh theo thư tự là: bạn bè gần 90%,
phim ảnh gần 70%, sách báo 60%, internet gần 40%. Trong khi từ cha mẹ chỉ chiếm
khoảng 20% và thầy cô khoảng 10%. Các học sinh mong muốn người cung cấp
thơng tin về giới tính nên là bác sĩ, nhân viên y tế (44%) hoặc mẹ (38,3%) hoặc bạn
bè (31,8%). Các học sinh muốn nhận thông tin về giới tính từ nguồn sách, báo, tài
liệu (48,4%) và từ các buổi giáo dục sức khỏe do nhà trường tổ chức (48,3%) hoặc
internet (41,1%). Điều này cho thấy, GDGT trong nhà trường phổ thông chưa đưa


13

lại hiệu quả như mong muốn, lượng thông tin giới tính mà các em nhận được phần
lớn khơng phải từ các chương trình giáo dục của nhà trường [10].
Như vậy, giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thơng chưa mang lại hiệu
quả thiết thực dù giáo dục giới và giới tính là một điều vơ cùng quan trọng, vấn đề
là kiến thức truyền tải đến học sinh chưa phù hợp với từng đối tượng. Cần phải có

những bước đi mới để giáo dục giới tính là hành trang vững vàng cho học sinh.

1.5. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ T I
VIỆT NAM
1.5.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu về tuổi dậy thì. Các cơng trình
nghiên cứu có đề cập đến sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ ở trẻ em. Đã được
tiến hành nghiên cứu ở nhiều quốc gia, trên nhiều vùng sinh thái khác nhau và đã
được công bố [1].
Đặc trưng của sự thay đổi thời điểm trưởng thành tính dục theo thời gian đó là
khuynh hướng “thế tục” về dậy thì. Khuynh hướng “thế tục” xảy ra ở các nước đang
phát triển như nước ta. Nó đã từng xảy ra ở các nước Châu Âu và Bắc Mĩ nhưng đã
dừng lại ở những năm 60 ở thế kỉ XX ở các nước công nghiệp phát triển [1].
Theo các nghiên cứu dọc của Marshall và Tanner (1976) tuy có sự biến đổi
lớn về tuổi phát triển dậy thì, nhưng các biến đổi này đều trong giới hạn sinh
lý. Tuổi dậy thì ở các nước phát triển hiện tại có xu hướng ổn định. Khơng có
sự khác biệt về tuổi dậy thì của trẻ trai và trẻ gái của các nước Mỹ, Anh, Thụy
Điển, cũng như khơng có sự khác biệt về tuổi dậy thì của trẻ da trắng và da đen.
Ở nước Mỹ các dấu hiệu dậy thì xuất hiện từ 8-13 tuổi (trung bình 10,5) ở
95% em gái bình thường, và ở em trai bình thường là 9 - 14 tuổi ( trung bình 11,5).
Ở em gái nước Anh cũng có cùng tuổi dậy thì, và thời gian trung bình để hồn
thiện phát triển các dấu hiệu sinh dục phụ ở nữ giới là 4,2 năm, ở nam giới là 3,5
năm ( 2 - 4,5 năm) [18],[19].
Các kết quả nghiên cứu cho hay thể tích tinh hồn lớn trên 4ml chứng tỏ trẻ
trai đã bắt đầu dậy thì. Theo nghiên cứu của A.M. Fredriles và V.S Buaren (2001)
tinh hoàn phát triển trên 4ml sớm nhất lúc 8 tuổi, muộn nhất lúc 13 tuổi [1].


14


Đối với trẻ gái tuyến vú phát triển là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu trẻ gái bắt
đầu dậy thì. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em nước Anh và Mỹ phát triển tuyến vú
sớm nhất trước 8 tuổi [18],[19],[20].
+ Nước Anh tuổi bắt đầu dậy thì là 11,6 (2001)
+ Thụy Sĩ tuổi bắt đầu dậy thì là 11,9 (1983)
+ Hoa Kì tuổi bắt đầu dậy thì là 11,2 (1980)
+ Pháp tuổi bắt đầu dậy thì là 10,9 (1996)
Sau khi phát triển tuyến vú khoảng 2 năm thì các em nữ thường xuất hiện kinh
nguyệt. Kinh nguyệt là mốc chắc chắn nhất xác định trẻ gái đã dậy thì hồn tồn.
+ Ấn Độ tuổi xuất hiện kinh nguyệt nơng thôn là 14, thành thị là 13,4 năm
(1991)
+ Trung Quốc tuổi xuất hiện kinh nguyệt 13,7 năm (1999)
+ Hong Kong tuổi xuất hiện kinh nguyệt là 12,4 năm (1997)
+ Thái Lan tuổi xuất hiện kinh nguyệt là 12,4 năm (1997)
Một số cơng trình khơng chỉ nghiên cứu sự phát triển các đặc tính sinh dục
phụ mà cịn đề cập đến sự thay đổi tâm lí, nhận thức, quan hệ gia đình và xã hội ở
tuổi dậy thì, sự thay đổi hình thái, kích thước cũng như sự tăng trưởng ở tuổi dậy
thì.
Sự thay đổi các hoocmon vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục ở tuổi dậy
thì một số tác giả đã nghiên cứu về cơ chế tuổi dậy thì một lĩnh vực cịn nhiều bí
ẩn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về những rối loạn tuổi dậy thì (dậy thì sớm và chậm
dậy thì) lâm sàng chuẩn đốn và điều trị [1].

1.5.2. Những kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về tuổi
dậy thì ở cả nam và nữ.
Tuổi dậy thì ở nước ta ngày xưa thường được cho là “nữ thập tam, nam thập
lục”.
- Nghiên cứu theo dọc của Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự (1991) trên đối
tượng là trẻ em Hà Nội cho thấy:



15

+ Nam giới bắt đầu phát triển tinh hoàn sớm nhất lúc 10 tuổi (19,4%), bắt đầu
phát triển lông mu lúc 13 tuổi (16,2%), xuất hiện xuất tinh lần đầu sớm nhất lúc 13
tuổi (2,7%).
+ Nữ giới bắt đầu phát triển tuyến vú lúc 9 tuổi (19,1%), bắt đầu phát triển
lông mu lúc 12 tuổi (14,2%), xuất hiện kinh nguyệt lần đầu lúc 12 tuổi (9,2%).
- Theo nghiên cứu của Đào Huy Khuê và cộng sự (1993) trên đối tượng là học
sinh phổ thông thị xã Hà Đông cho thấy:
+ Nam giới bắt đầu xuất hiện lông mu ở tuổi 14, lông nách ở tuổi 13.
+ Nữ giới xuất hiện lông mu sớm nhất lúc 12 tuổi (14,2%), tuyến vú xuất hiện
lúc 10 tuổi, xuất hiện kinh nguyệt sớm nhất lúc 11 tuổi.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phú Đạt (2002) trên đối tượng là trẻ
em từ 6 đến 17 tuổi ở khu vực phía Bắc nước ta cho thấy (ở đây chỉ xét khu vực Hà
Nội)
+ Nữ giới xuất hiện lông mu sớm nhất lúc 10 tuổi. Xuất hiện lông nách sớm
nhất lúc 11 tuổi. Tuyến vú xuất hiện sớm nhất lúc 8 tuổi. Tuổi xuất hiện kinh
nguyệt lần đầu tiên sớm nhất là 11 tuổi. Tuổi kinh nguyệt trung bình là 13 năm 2
tháng.
+ Nam giới bắt đầu dậy thì sớm nhất lúc 10 tuổi, muộn nhất lúc 15 tuổi. Tuổi
bắt đầu dậy thì trung bình là 13 năm 5 tháng. Xuất hiện trứng cá sớm nhất lúc 12
tuổi. Tuổi xuất tinh lần đầu sớm nhất 12 tuổi, đến 17 tuổi có 87,82% trẻ trai có dấu
hiệu xuất tinh lần đầu. Tuổi xuất tinh lần đầu trung bình là 14 năm 7 tháng.
- Tuổi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ngày càng giảm.
+ Theo nghiên cứu của Phan Thị Sang (2006) trên đối tượng là nữ sinh huyện
Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: tuổi xuất hiện kinh nguyệt sớm nhất là
10 tuổi, tuổi xuất hiện kinh nguyệt trung bình là 13 tuổi.
+ Theo nghiên cứu của Võ Minh Tuấn, Nguyễn Thi Trần Minh (2009) trên

đối tượng là học sinh nữ THCS tỉnh Bình Phước cho thấy: tuổi có kinh nguyệt
trung bình là 12, tuổi xuất hiện kinh lần đầu sớm nhất là 8 tuổi.
Kết quả cho thấy tuổi kinh nguyệt lần đầu của trẻ em gái nước ta có xu hướng
ngày càng giảm đi, phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của cơ thể con người.


16

Sự phát triển của cơ thể trẻ em luôn thay đổi theo thời gian. Đặc trưng của sự thay
đổi thời điểm trưởng thành tính dục theo thời gian, đó là khuynh hướng “thế tục”
về dậy thì. Như Vậy, khuynh hương “thế tục” về dậy thì cũng xảy ra ở trẻ em nước
ta. Một số cơng trình nghiên cứu gần đây của một số tác giả cũng cho thấy ở cùng
thời điểm trẻ ở thành thị thường dậy thì sớm hơn trẻ ở nông thôn, trẻ ở đô thị lớn
thường dậy thì sớm hơn trẻ ở thành thị nhỏ [1],[13],[6],[12].


17

Chƣơng 2
Ố TƢỢN

V P ƢƠN

P ÁP N

ÊN CỨU

2.1. Ố TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh trung học cơ sở tuổi từ 12 đến 15 của các trường THCS trên địa bàn
TP Đà Nẵng.

Tất cả học sinh nghiên cứu đều khỏe mạnh, không có dị tật bẩm sinh hoặc bị
bệnh mãn tính.

2.2. P ƢƠN

P ÁP N

ÊN CỨU

2.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
a. Phƣơng pháp chọn mẫu
- Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (chọn mẫu
khối)
+ Lập danh sách các trường trong TP Đà Nẵng: gồm 6 quận và 1 huyện.
+ Chọn mỗi quận, huyện 2-3 trường.
+ Lập danh sách học sinh ở các độ tuổi nghiên cứu ở các trường đã chọn để
điều tra.
b. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được chọn theo phương pháp điều tra xã hội theo cơng thức:
2

z

1-a/2 p(1 - p)

n =

2

d

Trong đó:
n: là tổng số đối tượng
p= 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất
q= 1-p
α= mức ý nghĩa thống kê
α= 0,05

z1-a/2 =1,96


18

d: Sai số mong muốn theo p (d=0,05)
Thay các giá trị trên vào, cỡ mẫu mà chúng tôi sẽ tiến hành là:

(1,96)

2

0,05.0,05
= 384

n=
2

(0,05)
Như vậy cỡ mẫu sẽ là: 384/ 1 nhóm nghiên cứu
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. (phụ lục 1 + phụ luc 2)
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thu thập thông tin về
đặc điểm sinh dục phụ tuổi dậy thì của HS, về thái độ đối với GDGT trong trường

học của học sinh, thầy cô giáo các trường THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng.
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn. (phụ lục 3 + phụ luc 4)
Sử dụng phương pháp này chúng tơi nhằm thu thập thơng tin đầy đủ, chính
xác hơn về thái độ của học sinh, thầy cô các trường THCS trên địa bàn TP Đà Nẵng
về sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ tuổi dậy thì của các em học sinh và giáo
dục giới tính bổ trợ cho quá trình điều tra bằng phương pháp bảng hỏi.
2.2.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu:
Số liệu xử lí theo phương pháp thống kê bằng phần mềm xử lí số liệu
microsoft Excel kết hợp với SPSS.
2.3. ỊA

ỂM NGHIÊN CỨU

14 trường trung học cơ sở trên địa bàn TP Đà Nẵng


19

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC ẶC

ỂM SINH DỤC PHỤ THỨ CẤP

Đánh giá sự phát triển dậy thì của HS dựa vào sự phát triển của các đặc điểm
sinh dục phụ như:
-

Phát triển lông mu


-

Phát triển lông nách

-

Phát triển mụn trứng cá

-

Xuất hiện hiện tượng vỡ giọng (ở nam)

-

Xuất tinh lần đầu (ở nam)

-

Phát triển tuyến vú (ở nữ)

-

Xuất hiện kinh nguyệt lần đầu (ở nữ)

3.1.1. Phát triển lông mu
a. Thời điểm xuất hiện lông mu của HS các trường THCS trên địa bàn
TP Đà Nẵng
Kết quả nghiên cứu (KQNC) sự xuất hiện lông mu của HS nam và nữ các
trường THCS trên địa bàn TP được thể hiện qua bảng 3.1 và hình 3.1; 3.2
Bảng 3.1. Tỉ lệ % HS xuất hiện lông mu theo độ tuổi của các trường THCS trên địa

bàn TP
Giới tính

Nam (%)

Nữ (%)

≤10

0

1,91

11

1,64

9,86

12

6,18

38,74

13

32,70

35,23


14

44,03

12,38

15

15,45

1,87

Tổng (%)

100

100

Tuổi


20

1.64 6.18
15.45

Tuổi 11
Tuổi 12
Tuổi 13

Tuổi 14
Tuổi 15

1.85
12.38

1.91
9.89

Tuổi ≤10
Tuổi 11
Tuổi 12
Tuổi 13
Tuổi 14
Tuổi 15

32.7
44.03

Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ % tuổi
xuất hiện lơng mu ở HS nam

35.23

38.74

Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ % tuổi
xuất hiện lông mu ở HS nữ

Qua bảng 3.1 và hình 3.1; 3.2 cho thấy:

- Ở HS nam
+ Xuất hiện lông mu sớm nhất giai đoạn 11 tuổi chiếm tỉ lệ 1,64%
+ Lông mu xuất hiện ở giai đoạn 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 44,03%, tiếp đến
là 13 tuổi (32,70%), thấp hơn là giai đoạn 15 tuổi (15,45%) và giai đoạn 12 tuổi
chiếm tỉ lệ 6,18%.
- Ở HS nữ
+ Xuất hiện lông mu sớm nhất vào giai đoạn ≤ 10 tuổi chiếm tỉ lệ 1,91%.
+ Lông mu xuất hiện ở giai đoạn 12 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 38,74%, tiếp đến
là giai đoạn 13 tuổi (35,23%) và thấp nhất ở giai đoạn 15 tuổi chiếm tỉ lệ 1,87%.
- So sánh ở hai giới nam và nữ cho thấy:
+ Thời điểm xuất hiện lông mu ở hai giới khác nhau. Các em nam xuất hiện
lông mu sớm nhất ở giai đoạn 11 tuổi thì các em nữ xuất hiện lông mu sớm nhất vào
khoảng ≤10 tuổi.
+ Các em nữ xuất hiện lông mu sớm hơn các em nam 1 đến 2 năm.
+ Giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi đa số các em nữ đã phát triển lơng mu trong khi
đó các em nam ở giai đoạn 15 tuổi vẫn cịn 15,45% mới xuất hiện lơng mu.
- Kết quả này có thể được giải thích do:
+ Thời điểm dậy thì của nữ thường sớm hơn nam.


21

+ Sự phát triển lông mu ở nam và nữ là do sự chi phối của các hormon sinh
dục.
Ở nam giới: sự xuất hiện và phát triển lông mu là do sự chi phối của hormon
testosteron. Testosterone quyết định các đặc điểm sinh dục của nam giới. Trong thời
kỳ bào thai và vài tuần sau khi sinh dịch hoàn sản xuất một lượng nhỏ testosterone.
Ở lứa tuổi bắt đầu dậy thì giai đoạn 10-13 tuổi, vùng dưới đồi tăng tiết GnGH kích
thích tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH chính các hormon hướng sinh dục này đã
kích thích tinh hoàn phát triển và tăng bài tiết làm nồng độ testosteron trong máu

tăng. Testosterone kích thích lơng vùng mu đến rốn (có thể cả trên rốn), lơng mặt,
lơng ngực và có thể cả một số vùng khác (nhưng ít gặp hơn).
Ở nữ giới: sự phát triển lông mu không bị ảnh hưởng nhiều bởi hormon
estrogen. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thời kì dậy thì vùng dưới đồi tiết ra
hormon GnGH, hormon này đi đến tuyến yên kích thích tuyến n và thơng qua
tuyến n kích thích vùng vỏ tuyến thượng thận vùng này tiết một lượng nhỏ
hormon androgen vào trong máu và chính hormon này gây ra hiện tượng mọc lông
mu ở nữ.

a1. Thời điểm xuất hiện lông mu ở HS nam các trường THCS
của 6 quận và 1 huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng
KQNC sự xuất hiện lông mu ở HS nam của 6 quận và 1 huyện của các trường
THCS trên địa bàn TP được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.3
Bảng 3.2. Tỉ lệ % HS nam xuất hiện lông mu theo quận, huyện
Tuổi

≤11

12

13

14

15

Hải Châu

2,89%


8,33%

34,33%

43,33%

11,12%

Thanh Khê

2,05%

8,19%

34,42%

43,87%

11,47%

Sơn Trà

2,16%

8,78%

33,84%

43,19%


12,03%

Liên Chiểu

1,69%

6,55%

35,70%

43,57%

12,49%

N.H.S

1,45%

5,55%

35,88%

44,22%

12,90%

Cẩm Lệ

1,22%


3,7%

27,57%

44,22%

23,29%

Hòa Vang

0%

2,17%

27,13%

45,84%

24,86%

Quận


22

Hải Châu

50
45
40

35
30
25
20
15
10
5
0

Thanh Khê
Sơn Trà
Liên Chiểu
N.H.Sơn
Cẩm Lệ
Hịa Vang

11

12

13

14

15

Tuổi

Hình 3.3. Biểu đồ tỉ lệ % tuổi xuất hiện lông mu của HS nam
theo quận, huyện

Qua qua bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy:
- Thời điểm xuất hiện lông mu ở HS nam trên trên địa bàn cư trú khác nhau là
khác nhau.
+ Tỉ lệ % học HS nam xuất hiện lông mu ở giai đoạn ≤11 và 12 tuổi cao nhất
ở các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà tiếp đến là Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn
thấp nhất là Cẩm Lệ và Hịa Vang. Riêng huyện Hịa Vang tuổi xuất hiện lơng mu
sớm nhất là 12 tuổi (2,17%), khơng có em nào xuất hiện lông mu ở tuổi 11.
+ Tỉ lệ % HS nam xuất hiện lông mu ở giai đoạn 15 tuổi cao nhất ở quận Cẩm
Lệ (23,29%) và huyện Hòa Vang (24,86%), tiếp đến là Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn,
Sơn Trà thấp nhất là quận Hải Châu, Thanh Khê (>12%).
- Kết quả này có thể là do:
+ Điều kiện kinh tế xã hội ở các quận, huyện trong TP Đà Nẵng là khác nhau.
Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến điều kiện sống và dinh dưỡng. Do đó tuổi
phát triển dậy thì của học sinh nói chung và học sinh nam nói riêng ở các quận,
huyện có sự chênh lệch.

a2. Thời điểm xuất hiện lông mu ở HS nữ các trường THCS
của 6 quận và 1 huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng
KQNC sự phát triển lông mu HS nữ các trường THCS của 6 quận và 1 huyện
trên địa bàn TP Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 3.4


23

Bảng 3.3. Tỉ lệ % HS nữ xuất hiện mu theo quận, huyện
≤10

11

12


13

14

15

Hải Châu

7,4%

12,34%

43,20%

32,09%

4,97%

0%

Thanh Khê

3,84%

12,82%

40,96%

33,06%


9,32%

0%

Sơn Trà

2,59%

14,76%

38,46%

35,58%

7,79%

0,82%

Liên Chiểu

0%

11,12%

35,44

38,08%

12,66%


2,7%

Ngũ Hành Sơn

0%

5,32%

37,71%

38,66%

15,66%

2,65%

Cẩm Lệ

0%

6,15%

39,07%

35,12%

17,33%

2,33%


Hòa Vang

0%

6,57%

36,33%

34,92%

19,18%

3%

Tuổi
Quận

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0


Hải Châu
Thanh Khê
Sơn Trà
Liên Chiểu
N.H.Sơn
Cẩm Lệ
Hịa Vang

10

11

12

13

14

15

Tuổi

Hình 3.4. Biểu đồ tỉ lệ % tuổi xuất hiện lông mu của HS
nữ theo quận, huyện

Qua qua bảng 3.3 và hình 3.4 cho thấy:
- Thời điểm xuất hiện lông mu ở HS nữ trên trên địa bàn cư trú khác nhau là
khác nhau.
+ Tỉ lệ % HS nữ xuất hiện lông mu sớm nhất ở giai đoạn ≤ 10 tuổi thuộc các
quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà. Các quận còn lại giai đoạn 10 tuổi chưa có em

nào xuất hiện lơng mu.
+ Tỉ lệ % HS nữ xuất hiện lông mu ở giai đoạn 15 tuổi chỉ có ở các quận Sơn
Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang trong đó huyện Hịa


24

Vang chiếm tỉ lệ cao nhất 3%, quận Sơn Trà chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,82%. Riêng
quận Hải Châu và Thanh Khê khơng cịn em nào xuất hiện lơng mu vào giai đoạn
15 tuổi.
- So sánh tuổi xuất hiện lông mu HS nam và nữ giữa các quận, huyện của TP
Đà Nẵng em có nhận xét sau:
+ Tỉ lệ % HS xuất hiện lông mu sớm nhất giai đoạn ≤11 tuổi ở nam và ≤10
tuổi ở nữ ở các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà lớn nhất. Quận Liên Chiểu,
Ngũ Hành Sơn có tỉ lệ thấp hơn và thấp nhất là Hòa Vang và Cẩm Lệ
+ Tỉ lệ % HS xuất hiện lông mu ở giai đoạn 15 tuổi ở các quận Cẩm Lệ và
huyện Hòa Vang là lớn nhất. Thấp nhất là Hải Châu và Thanh Khê
- Xuất hiện lông mu là một trong những dấu hiệu để đánh giá sự phát triển dậy
thì ở HS nam và nữ. Kết quả trên cho thấy tuổi dậy thì bị ảnh hưởng bởi điều kiện
sống nói chung và điều kiện dinh dưỡng nói riêng.
+ Điều kiện sống: quận Hải Châu là quận trung tâm của TP Đà Nẵng, có thu
nhập bình quân đầu người cao nhất của TP. Đứng sau quận Hải Châu là quận Thanh
Khê, Sơn Trà cũng là quận có điều kiện phát triển mạnh. Trẻ em ở các quận này có
điều kiện ni dưỡng và chăm sóc tốt hơn các quận khác trong TP. Các em có chế
độ học tập, vận động, nghỉ ngơi khoa học. Ngoài ra, các em còn được tham gia các
câu lạc bộ thể dục thể thao để phát triển về thể lực.
+ Điều kiện dinh dưỡng: ở những quận có điều kiện kinh tế phát triển chế độ
ăn của các em được chú trọng về thành phần dinh dưỡng, ngoài các bữa chính các
em cịn được ăn thêm các bữa phụ. Với điều kiện sống và chế độ dinh dưỡng tốt nên
các em ở những quận này phát triển dậy thì sớm hơn các quận cịn lai.


b. Phát triển hình thái lơng mu của HS các trường THCS trên
địa bàn TP Đà Nẵng
KQNC phát triển hình thái lơng mu của HS nam và nữ các trường THCS trên
địa bàn TP Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 3.4 và hình 3.5; 3,6
Bảng 3.4. Tỉ lệ % phát triển hình thái lơng mu của HS nam và nữ các trường
THCS trên địa bàn TP


25

Tuổi
≤10

11

12

13

14

15

Hình thái

Giới
P1 (%)

P2 (%)


P3 (%)

P4 (%)

P5 (%)

Nam

0

0

0

0

0

Nữ

98,09

1,91

0

0

0


Nam

98,36

1,64

0

0

0

Nữ

90,14

9,86

0

0

0

Nam

93,82

6,18


0

0

0

Nữ

49,49

38,74

11,77

0

0

Nam

59,43

32,70

7,87

0

0


Nữ

14,26

35,23

43,75

6,76

0

Nam

15,45

44,03

35,01

5,51

0

Nữ

1,88

12,38


56,02

24,71

5,01

Nam

8,89

15,45

37,62

35,03

3,01

Nữ

0

1,87

35,33

45,01

17,79


120

P1
P2
P3
P4
P5

100
80

120

P1
P2
P3
P4
P5

100
80

60

60

40

40


20

20
0

0
10 11 12 13 14 15 Tuổi

Hình 3.5. Biểu đồ tỉ lệ % hình
thái lông mu HS nam theo độ tuổi
Qua qua bảng 3.4 và hình 3.5; 3.6 cho thấy:
- Ở HS nam

10

11

12

13

14

15 Tuổi

Hình 3.6. Biểu đồ tỉ lệ % hình thái
lơng mu HS nữ theo độ tuổi



×