Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu cầu treo tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

TRẦN ĐỨC HIỂN

Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế cửa
khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

1


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn bè, của Ban quản lý
khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo - Phòng thống kê huyện Hương Sơn Văn phịng hành chính tổng hợp khu kinh tế của khẩu Cầu Treo và
huyện Hương Sơn. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban
giám hiệu trường ĐHSP Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, cùng
tất cả thầy cơ, bạn bè trong khoa Địa lí và các cơ quan, ban ngành tỉnh
Quảng Trị đã tạo mọi điều kiện cho em có thể hồn thành bài hóa luận
tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo, Thạc sĩ
Hồng Thị Diệu Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong q
trình thực hiện và hồn thành bài khóa luận này.
Trong q trình làm bài khóa luận này, do cịn nhiều khó khăn nên
đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý
kiến của tất cả các quý thầy cô để đề tài em được hoàn thiện hơn.



Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện

Trần Đức Hiển

2


PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào năm 1986, bước vào giai đoạn hội nhập với
nền kinh tế tồn cầu hóa của thế giới. Việc mở rộng giao lưu với các nước trên thế
giới, và đặc biệt hơn sự mở rộng giao lưu và hợp tác toàn diện mạnh mẽ với các nước
trong khu vực Đông Nam Á, với sự mở cửa toàn diện của nền kinh tế xã hội của nước
nhà, sự giao lưu mở rộng buôn bán với các nước ngày càng phát triển. Vì vậy phải đề
ra các chiến lược phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Một trong những chiến lược để
mở rộng giao lưu với các nước là việc xây dựng, mở rộng và phát triển các khu kinh tế
cửa khẩu.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hợp tác kinh tế của cả
nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, với sự phát triển trong mới năm qua của
tỉnh Hà Tĩnh việc mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực ngày càng
được mở rộng. Đặc biệt là việc giao lưu buôn bán với các nước ở vùng phía tây tỉnh
Hà Tĩnh, và đối với nước bạn Lào anh em. Do vậy, ngày 15 tháng 9 năm 1998 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg về việc áp dụng thí
điểm một số chính sách tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Kể từ đó đến
nay, diện mạo của KKT cửa khẩu Cầu Treo phát triển ngày càng năng động và đầy
triển vọng, mang lại một luồng gió mới cho sự phát triển vùng núi phía Tây nói riêng,
và tồn tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Hà Tĩnh nói chung và khu vực phía Tây của tỉnh nói riêng, nền kinh tế còn

phát triển chậm, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó
khăn, việc giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực còn rất hạn chế. Vậy nên, việc
hình thành khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo – tỉnh Hà Tĩnh sẽ là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế vùng núi phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh cịn gặp nhiều khó khăn, tạo điều
kiện cho giao lưu kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ với thị trường
Lào và vùng đông bắc Thái Lan.
So với các khu kinh tế khác thì khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo cịn có những
yếu kém về nhiều mặt nên vấn đề phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế
cửa khẩu Cầu Treo luôn được sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước.
Vậy khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được hình thành và phát triển như thế nào? Tình
hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo mấy năm gần đây? Nó sẽ có những
đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh? Đây là lý do để tôi
3


chọn đề tài cho Khóa luận Tốt nghiệp: “Tìm hiểu tình hình phát triển khu kinh tế
cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh ”

4


2 . Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1 . Mục tiêu của đề tài
Đề tài tập trung vào nghiên cứu sự hình thành và tình hình phát triển của khu kinh
tế cửa khẩu Cầu Treo, và thấy được vai trị của nó đối với tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó có
những đề xuất đối với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
2.2 . Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài
- Phân tích, đánh giá các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự
hình thành và phát triển của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
- Tìm hiểu, nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, đưa ra những nhận định

về triển vọng phát triển và những đóng góp của khu kinh tế cho tỉnh Hà Tĩnh
3 . Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Quá trình làm đề tài chủ yếu dựa vào các tài liệu từ các phòng, ban của khu kinh tế
cửa khẩu Cầu Treo cung cấp. Ngoài ra là các cuốn sách viết về khu kinh tế cửa khẩu
Cầu Treo, các tài liệu về huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó là Quyết định,
Nghị quyết của Trung ương và các bài báo cáo, chỉ đạo từ các Hội tháo, Hội nghị về
khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Ngồi ra cịn có các tài liệu, các bài báo cáo liên quan
đến đề tài nghiên cứu:
- Trịnh Tất Đạt, Tác động kinh tế xã hội của mở cửa biên giới (Nghiên cứu
trường hợp thị xã Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng), Nxb Chính trị Quốc gia, H.2002.
- Nguyễn Minh Hiếu, Bước đầu tìm hiểu kinh tế cửa khẩu Việt Nam’’, Kỷ yếu
hội thảo khoa học, trong địa lý học – Những vấn đề kinh tế - xã hội và mơi trường
trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa’’, ĐHSP.TP. HCM, TP. HCM 2004
- Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu tiềm năng khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh và
triển vọng thu hút đầu tư phát triển một số nghành cơng nghiệp chủ yếu’’ của sinh
viên Đặng Thị Xn, khóa 2005 – 2009
- Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nhơn Hội
tỉnh Bình Định. Ảnh hưởng của nó đến KTXH địa phương” của sinh viên Trương Thị
Hiền, khóa 2006 - 2010
- Đề tài nghiên cứu “ Tình hình dân số và vấn đề việc làm ở huyện Hương Sơn,
tỉnh Hà Tĩnh. Định hướng và giải pháp tới năm 2015” của sinh viên Lê Thị Tuyết
Nga, khóa 2007 – 2011
Về khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có các bài viết trên các báo như Hà
My với bài viết “Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo:Tiềm năng đang được đánh
thức” Đăng trên báo baodautu.vn ngày 11/08/201 Hữu Tuấn với bài viết “ Khu kinh tế
cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo: Bước chạy đà hoàn hảo” Đăng trên báo baodautu.vn
ngày 18/02/2012
5



Ngồi ra cịn có các bài báo cáo về tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Cầu Treo của ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, của ban quản lý khu kinh tế cửa
khẩu Cầu Treo. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ thể về tình hình
phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :Tình hình phát triển và triển vọng phát triển cũng như
vai trò đối với sự phát triển KT- XH cho tỉnh Hà Tĩnh
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian : Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo
+ Nội dung: Tập trung tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh tế của cửa khẩu Cầu
Treo
+ Thời gian : Từ năm 1998 đến tháng 3 năm 2012 định hướng tới năm 2020
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm cần vận dụng khi nghiên cứa một lãnh thổ nhất định. Đối với
khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo cũng có nhiều phân hệ, đó là phân hệ tự nhiên, KT –
XH và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các phân hệ. Mỗi phân hệ lại có cấp thấp
hơn, tồn tại, hoạt động phát triển theo quy luật riêng của chúng. Vận dụng quan điểm
này, khi nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải đặt nó trong điều kiện tự
nhiên, KT – XH, các nguồn lực khác của huyện, tỉnh để từ đó cho ta cách nhìn đầy đủ
và tồn diện, khách quan về khu kinh tế.
5.2. Quan điểm lãnh thổ
Áp dụng quan điểm này sẽ cho ta thấy quá trình Quy hoạch tổng thể và phát
triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải dựa trên điều kiện tự nhiên, KT – XH, mối
liên quan liên vùng với cả nước để có sự xây dựng và phân bố hợp lý, đem lại hiệu quả
cao.
Quá trình thực hiện và phát triển khu KTCK Cầu Treo được thực hiện trong
một vùng lãnh thổ rộng lớn của khu vực huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
5.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi hệ tự nhiên, dân cư, KT-XH trên một khu vực lãnh thổ cụ thể đều có nguồn

gốc phát sinh và phát triển của nó . Qúa trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, mà ở
hiện tại vẫn đang tiếp diễn và sẽ kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử,
phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện tại là cơ sở để đưa ra những định hướng
xác thực về xu hướng phát triển trong tương lai. Vì thế khi nghiên cứu về khu kinh tế
cửa khẩu Cầu Treo cần vận dụng quan điểm này trong việc phân tích các điều kiện,
q trình hình thành cũng như xu hướng phát triển.
6


5.4 Quan điểm phát triển bền vững
Môi trường tự nhiên và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi
nghiên cứu về sự hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo phải gắn với
việc sử dụng, khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
Khi làm đề tài này nguồn tài liệu thu thập được bao gồm
- Tài liệu dạng thành văn: các Quyết định, công văn của Trung ương và địa
phương, các bài báo cáo, cơng trình nghiên cứu, dự án phát triển, sách báo cùng các số
liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê từ BQL cấp.
- Tài liệu dạng bản đồ : Bản đồ tự nhiên, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch
của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, và huyện Hương Sơn
6.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này cho phép thu thập các thông tin về số lượng, chất lượng, phân
bố, thực trạng khai thác của khu vực nghiên cứu. Đồng thời sau khi nghiên cứu, điều
tra, đánh giá, phương pháp bản đồ còn được sử dụng để thể hiện sự phân bố về số
lượng, chất lượng, khả năng tồn tại và khai thác của đối tượng nghiên cứu.
Biểu đồ là cơng cụ để thể hiện tình hình phát triển của một đối tượng, hay sự thay
đổi về chất và lượng của một đối tượng nghiên cứu nào đó, qua đó cho ta một cái nhìn
tổng quan về sự thay đổi của đối tượng đó.

6.3 Phương pháp khai thác phần mềm hệ thống thông tin
Các thông tin, số liệu thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đều
được xử lý bới phần mềm Excel, Mapinfo,…để thể hiện các phân tích, đánh giá, so
sánh và tình hình phát triển kinh tế của vùng.
6.4 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp có tác dụng lớn, giúp ta xác định được vị trí đối tượng, thấy
được đặc điểm tự nhiên, sinh thái của địa điểm nghiên cứu. Tiếp cận các vấn đề một
cách chủ động, tích cực, điều tra, ghi chép, mơ tả đặc điểm bên ngồi của các đối
tượng. Thăm dò ý kiến các cơ quan chuyên môn, nâng cao hiểu biết thực tế, tạo khả
năng vận dụng các kết quả thu thập được vào nghiên cứu.

7


7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của đề tài khóa luận được trình bày qua 3 chương như sau :
Chương 1. Cơ sở lý luận chung
Chương 2.Tình hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 1998 - 2012
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo tới
năm 2020

8


PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Nền kinh tế, cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế là sản phẩm của xã hội loài người. Nhờ kết quả của q trình
phân cơng lao động, dưới sự tác động mạnh mẽ của sức sản xuất các ngành ( lĩnh vực )
sản xuất ngày càng phát triển, các ngành đó đã hình thành cơ cấu kinh tế một cách tự
phát hay tự giác.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ
hữu cơ tương đối ổn định hợp thành (Theo từ điển Bách khoa Việt Nam - 1995)
Như vậy, một nền kinh tế tăng trưởng bền vững khơng chỉ địi hỏi nhịp độ
phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành
phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, trong q trình
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ( CNH-HĐH ) đất nước đối với các nước đang phát
triển đặc biệt là Việt Nam.
1.1.2 Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
-Khu công nghiệp ( KCN ) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân
cư sinh sống, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định : Ví dụ : KCN
Hòa Khánh ( Đà Nẵng ), KCN Biên Hòa ( Đồng Nai )……
- Khu chế xuất ( KCX ) là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới
xác định, khơng có dân cư sinh sống, được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục
áp dụng đối với khu cơng nghiệp quy định. Ví dụ : KCX Linh Trung, KCX Tân Thuận
( Sài Gịn )….
- Khu cơng nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi
mới, mở cửa do Đại hội Đảng lần thứ VI ( năm 1986 ) khởi xướng…
- Khu công nghệ cao ( KCNC ) là khu tập trung các doanh nghiệp kỹ thuật
cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển cao gồm : Nghiên cứu – triển khai
khoa học công nghệ ; đào tạo và các dịch vụ liên quan , có ranh giới địa lý xác định,
khơng có dân cư sinh sống. Ví dụ KCNC Hòa Lạc ( Hà Nội ), KCNC Sài Gòn ( Tên
viết tắt là SHTP……..)


9


1.1.3 Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu
a. Khu kinh tế
Trên thế giới, khu kinh tế ( KKT ) là tên gọi khác của khu kinh tế đặc biệt (
hay đặc khu kinh tế ), khu kinh tế mở, khu thương mại tự do hay khu tự do. Tuy nhiên
KKT tự do là tên gọi phổ biến, là cách gọi chung cho các KKT được thành lập trong
một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến
khích đặc biệt. Có những KKT có thể khơng mang tên gọi chính thức như một trong
các tên trên nhưng vẫn có quy chế hoạt động như một KKT tự do.
Ở Việt Nam, khái niệm KKT được hiểu là khu vực có ranh giới xác định
thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có khơng gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm : Khu phi thuế quan,
khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng KKT.
Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên phạm vi cả
nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy định. ( Theo :
Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP )
b. Khu kinh tế cửa khẩu
Kinh tế cửa khẩu là một hoạt động có từ lâu đời, được hình thành trong quá
khứ với các nước lân bang, nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể
hiện rõ nét qua những năm sau này. Từ khi các nước trên thế giới mở cửa hội nhập thì
sự giao lưa bn bán hàng hóa qua cửa khẩu cũng tăng lên. Điều đó thúc đẩy sự hình
thành nên các khu kinh tế cửa khẩu ( KKTCK )
Cho đến nay, nhiều cơ sở lí thuyết liên quan đến kinh tế cửa khẩu được đề

cập, đúc kết thế nhưng khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu vẫn chưa có sự thống nhất
cao. Từ các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vì tùy thuộc vào điều kiện hình thành
và phát triển đặc trưng của nước mình.
KKTCK là một khơng gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu có dân cư sinh
sống và được áp dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc
điểm từng địa phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên
việc quy hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển bền vững các nguồn lực, do Chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

10


1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu kinh tế
cửa khẩu
1.2.1 Các nhân tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như ( vị trí địa lí, khí hậu, địa hình và mơi trường,….) là
những yếu tố tiền đề cho việc xây dựng và hình thành nên các khu KTCK. Việc lựa
chọn xây dựng các khu KTCK trước hết phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên ở nơi đó,
đó phải là nơi có những thuận lợi về vị trí địa lí “ đắc địa ”, phù hợp với giao lưu kinh
tế - thương mại biên giới, là cầu nối kinh tế trong và ngồi nước, bởi đây là đầu mối
phát triển khơng gian kinh tế mở của các khu KTCK. Ngoài ra, các nước láng giềng
thường có sự bổ sung cho nhau về các nhóm hàng ( nơng nghiệp, chế biến, nguồn tài
ngun, sản vật địa phương,….) vốn được khai thác trên cơ sở tận dụng các yếu tố tự
nhiên đặc thù của nước mình, tạo nên những lợi thế cạnh tranh động trên nền tự nhiên
tĩnh.
1.2.2 Các nhân tố về kinh tế - xã hội
- Lịch sử hình thành nên các cửa khẩu giữa nước ta và các nước láng giềng
liền kề đã có từ lâu đời. Xuất phát từ các chuyến cống phẩm bang giao giữa hai nước
thời kỳ phong kiến cũng như hình thành từ các phiên chợ biên giới trao đổi các vật
phẩm địa phương phục vụ nhu cầu hàng ngày và sản xuất tại chổ. Cứ như thế, các

tuyến đường mịn biên giới hình thành là cơ sở phát triển các tuyến, các hành lang kinh
tế - giao thông sau này. Các phiên chợ ba hay chợ bảy ngày xưa giờ được nâng lên
thành chợ thường nhật, chợ biên giới, chợ cửa khẩu được tổ chức quy mô với cơ sở hạ
tầng khang trang, rộng rãi hiện nay.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, các vấn đề giáo dục, y
tế, phong tục tập quán,….cũng ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển các
khu KTCK. Kinh tế càng phát triển, lượng hàng hóa luân chuyển trên thị trường càng
tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản và ngày càng cao của người tiêu dùng. Muốn
thế, các dòng vật chất đầu vào, sản phẩm đầu ra phải đủ lớn để đáp ứng nhu cầu đó.
Khi kinh tế nội địa phát triển, các dịng hàng hóa, dịch vụ được vận chuyển nhanh với
quy mô ngày càng lớn ra các vùng biên, thơng qua cửa khẩu đến thị trường các nước.
Bán kính tiêu thụ ngày càng mở rộng với những hạt nhân là các trung tâm thương mại
có tiềm lực về kinh tế sẽ phát triển càng nhanh, từ đó hình thành nên các cực, tuyến
điểm trong giao thương các nước. Đồng thời trình độ phát triển kinh tế cịn chi phối cả
cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, kim ngạch trao đổi song phương, đa phương lẫn quy mơ
và bán kính lan tỏa hàng hóa thị trường ngày càng mở rộng.
- Các chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị. Bầu khơng khí
chính trị của các nước trong khu vực mà trực tiếp là quan hệ giữa các nước láng giềng
11


có chung đường biên ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển các khu
KTCK nước ta khơng chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai. Lịch sử nước ta đã chứng kiến
nhiều thời kì, khi quan hệ hai nước lắng xuống, khu vực biên giới trở thành điểm nóng
về an ninh chính trị, phải đóng cửa hàng loạt cửa khẩu biên giới và khi đó trao đổi
thương mại hầu như khơng diễn ra. Chính vì thế, các nhân tố này khơng chỉ ảnh hưởng
mà cịn chi phối đến các nhân tố khác, điều này thể hiện sự uyển chuyển, linh hoạt
trong phân tích, xử lí và ban hành các chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu, nhất là
khi nước ta hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay
gắt hơn.

1.3 Tổng quan, đặc điểm, vai trò của khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.3.1 Tổng quan khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
a. Khu kinh tế ở Việt Nam
Thực hiện chủ trương CNH-HĐH đất nước của Đảng trong thời gian qua nhà
nước ta đã tập trung các nguồn lực vào việc thực hiện chương trình phát triển cơng
nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn cả nước. Việc hình thành các khu
cơng nghiệp với mục tiêu phát triển nhanh một số ngành mũi nhọn như công nghiệp
điện, điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến dầu khí, chế biến
lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, đã thực sự là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự phát triển. Hiện nay, trên cả nước có trên 200 khu cơng nghiệp với diện
tích sử dụng đất tự nhiên là trên 50.000 ha trong đó đất cơng nghiệp chiếm khoảng
70% ( khoảng trên 35.000 ha ), đã thu hút trên 3500 dự án nước ngoài với tổng số vốn
trên 70 tỉ USD. Thực tế cho thấy : sự phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong
thời gian qua là động lực thúc đẩy sự phát triển KT - XH. Đối với các vùng, các miền
trên cả nước, từ đó rút ngắn quá trình CNH -HĐH đất nước.
Từ sự hình thành KCN-KCX thì nhiều mơ hình mới đang được hình thành
gắn kết khu công nghiệp với khu đô thị và khu dịch vụ ( Như mơ hình đơ thị cơng
nghiệp – dịch vụ Bình Dương ) và 20 KKT đặc thù đã và đang được hình thành trên cả
nước.
Mặc dù mơ hình KKT ở Việt Nam mới chính thức được thành lập năm 2003,
nhưng, nó đã manh nha từ những năm 1980 – đúng vào thời điểm Trung Quốc thành
lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến thì chúng ta cũng thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn
Đảo. Chỉ khác là Thẩm Quyến phát triển từ một thị trấn đánh cá với không đầy 100
ngàn dân trở thành một thành phố thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với dân số trên 7
triệu dân, cịn đặc khu Vũng Tàu – Cơn Đảo đến năm 1991 đã lặng lẽ quay trở lại với
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bình thường như mọi địa phương khác.
12



Đến năm 1995, một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học tự nhiên lẫn
kinh tế - xã hội ; đứng đầu là nhà kinh tế - Tiến sĩ. Vũ Ngọc Phan ( phó chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Nam lúc bầy giờ ) đã làm công tác điều tra cơ bản tổng hợp vùng
lãnh thổ dọc ven biển Quảng Nam, đi từ Thăng Bình qua Tam Kỳ đến Núi Thành để
trình chính phủ chọn thành lập một đặc khu kinh tế cho cả nước. Tháng 6/1998 “ Đề
án xây dựng đặc khu kinh tế Quảng Nam” ( Lê Trí Lập – 1998 ) đã được trình Thủ
tướng Chính phủ. Đến ngày 05/06/2003 thì khu kinh tế mở Chu Lai được thành lập,
đây là mơ hình khu kinh tế thí điểm đầu tiên của cả nước.
Như vậy, kể từ năm 2003 đến nay thì hàng loạt KKT đã được ra đời từ Bắc
vào Nam. Theo Viện Kiểm trúc Quy hoạch ( Bộ xây dựng ), tính đến thời điểm tháng
02/2011, Việt Nam hiện có 20 KKT được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành
lập ở 20 tỉnh, bao gồm ; Chu Lai ( Quảng Nam ), Dung Quất ( Quảng Ngãi ), Nhơn
Hội ( Bình Định ), Chân Mây – Lăng Cô ( Thừa Thiên - Huế ), Phú Quốc – Nam An
Thới ( Kiên Giang ), Vũng Áng ( Hà Tĩnh ), Vân Phong ( Khánh Hòa ), Nghi Sơn (
Thanh Hóa ), Vân Đồn ( Quảng Ninh ), Đơng Nam Nghệ An ( Nghệ An ), Đình Vũ –
Cát Hải ( Hải Phòng ), Nam Phú Yên ( Phú n ), Hịn La ( Quảng Bình ), Định An (
Trà Vinh ), Năm Căn ( Cà Mau ), Đơng Nam ( Quảng Trị ), Ven biển Thái Bình ( Thái
Bình ), Ninh Cơ ( Nam Định ).
Trong số các KKT đã được thành lập, nhiều nhất là Trung Trung Bộ. Sự phát
triển của các KKT không chỉ ở chiều rộng mà còn ở chiều sâu đã khẳng định hiệu quả
mà mơ hình này mang lại cho nền kinh tế nước nhà.
Theo quy hoạch phát triển các KKT ven biển của Việt Nam đến năm 2020,
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các KKT Đình Vũ – Cát Hải, Vũng Áng và
Nghi Sơn, Phú Quốc – Nam An Thới sẽ được ưu tiên xây dựng trước hết và trở thành
các KKT lớn nhất. Việc triển khai các KKT đã có phép thành lập thì cần xây dựng lộ
trình hình thành nên hệ thống các KKT trên cả nước một cách khoa học và khách
quan. Tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ
tầng kỹ thuật ở các KKT. Để khơng gây lãng phí tiền của, đất đai, đảm bảo các cơng
trình ; dự án này thực sự khả thi mang lại hiệu quả và trở thành động lực phát triển
kinh tế.

b. Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số
năm gần đây, khi quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam và các nước tiếp giáp với
nước ta đó là Campuchia, Lào và Trunng Quốc có những bước phát triển mới địi hỏi
phải có mơ hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của
hai nước với nhau thông qua cửa khẩu biên giới. Trong lịch sử, việc trao đổi hoạt động
13


kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia có chung đường biên giới đã diễn
ra từ rất lâu, song chủ yếu là các dạng thông thường như : Xuất nhập khẩu ( XNK )
chính ngạch, tiểu ngạch, trao đổi, mua bán thông qua các chợ biên giới. Nhưng, mơ
hình kinh tế trong đó chúng ta chủ động áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù
nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia thông qua cửa
khẩu biên giới còn rất hạn chế.
Nước ta là một quốc gia có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với ba nước :
Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trong ba nước này Trung Quốc là đất nước rộng lớn,
có nét tương đồng với nước ta về quá trình phát triển kinh tế xã hội. Và có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao từ nhiều năm nay. Lào và Campuchia là các quốc gia nhỏ hơn có
nhiều khó khăn về kinh tế xã hội nhưng cũng có vị trí hết sức quan trọng, nằm trong
tiểu vùng Mê Kông ( gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan - cửa ngõ thông ra
các nước trong khối ASEAN ). Hiện nay, giữa các quốc gia tiểu vùng sơng Mê Kơng
đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành
lang Đơng – Tây trên cơ sở dịng chảy tự nhiên của sông Mê Kông. Tất cả các điều
kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt khi có mơ hình kinh tế thích hợp, đặc biệt
phải đến khu KTCK.
Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là một không gian kinh tế xác định, gắn
với cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia, có dân cư sinh sống và được áp
dụng những cơ chế, chính sách phát triển đặc thù, phù hợp với đặc điểm từng địa
phương sở tại nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất dựa trên việc quy

hoạch, khai thác, sử dụng, phát triển các nguồn lực, do Chính phủ hoặc Thủ tướng
quyết định thành lập.
Ngay từ năm 1996, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu tiền hành thí điểm xây
dựng khu kinh tế Móng Cái thơng qua việc phê duyệt một số cơ chế ưu đãi cho khu
kinh tế này. Trên cơ sở Móng Cái, năm 1998 Chính phủ tiến hành thí điểm ở quy mơ
rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách ưu đãi cho KKT cửa khẩu Mộc Bài và khu
thương mại Lao Bảo. Đây là lần đầu tiên, tên gọi khu kinh tế cửa khẩu được sử dụng
một cách chính thức. Tuy nhiên, khu KTCK vẫn chưa được xác định.
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về chính sách đối với khu
kinh tế cửa khẩu biên giới và Bộ tài chính ra thơng tư hướng dẫn thi hành chính sách
tài chính áp dụng cho các khu KTCK biên giới. Cuối tháng 12 năm 2002, Chính phủ tổ
chức hội nghị Sơ kết tình hình thực hiện chính sách khu KTCK biên giới. Sau hội
nghị, Chính phủ đã khẳng định “ Về kinh tế đã có bước phát triển làm sống động cuộc
sống tại các khu vực cửa khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, có cửa
khẩu của khu vực và cả nước, thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển đồng thời,
14


góp phần tăng thu ngân sách, tạo kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế cửa khẩu và các
vùng liên quan. Về xã hội đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, từng
bước nâng cao đời sống nhân dân, dân cư khu vực và tạo diện mạo mới cho vùng biên
cương trước đây là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trở thành vùng sơi động, thúc
đẩy q trình “ Đơ thị hóa” ở đó”.
Đầu năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Quy hoạch phát triển
các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”. Theo đó, đến năm 2020, Việt
Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu. Các khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai,
Đồng Đăng – Lạng Sơn, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp
sẽ được quan tâm xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mơ hình tổ chức quản lý, cơ
chế, chính sách.
1.3.2 Đặc điểm khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

a. Đặc điểm khu kinh tế ở Việt Nam
Theo các chuyên gia, hiện nay chúng ta chưa có quy hoạch cụ thể phát triển
KKT và cũng chưa có một hệ thống tiêu chí nào để xét cho việc hình thành các KKT
nhưng đến nay các KKT thành lập đều đảm bảo :
1 : Có vị trí thuận lợi như gần các sân bay, cảng biển, dễ dàng kết nối với các
trục giao thông trong vùng , đảm bảo yêu cầu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu nhất là điện,
nước……ít rủi ro do thiên tai.
2 : Có quy mơ diện tích từ 10.000 ha trở lên
3 : Phải có dự án hay cơng trình nịng cốt mang ý nghĩa quốc gia ( những dự
án hay cơng trình này phải được Thủ tướng quyết định )
4 : Thuận lợi cho giải phóng mặt bằng, chi phí cho cơng việc này khơng
chiếm dưới 10% tổng nhu cầu đầu tư.
5 : Không gây ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, kiến trúc hay an ninh quốc
phịng
Mặc dù khác nhau về quy mơ, song mỗi KKT thường có đồng bộ các trung
tâm thương mại, khu công nghiệp, khu miễn thuế, trung tâm hội chợ, triển lãm, kho
tàng, bến bãi, nhà hàng, khu đô thị, các hệ thống thông tin nối mạng trên diện rộng.
Nếu so KKT với một số hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp như KCN,
KCX thì nó vừa có điểm giống vừa có điểm khác. Trước hết, điểm giống nhau là đều
có hoạt động sản xuất cơng nghiệp, trong đó có các xí nghiệp liên kết với nhau trong
q trình phát triển, có ranh giới xác định, có Ban quản lý thống nhất và thực hiện
chính sách ưu đãi. Để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời phải đảm bảo các
yêu cầu về bảo vệ môi trường an ninh quốc phòng.

15


So với KCN, KCX với nhiều đối tượng quản lý khác nhau gồm cả yếu tố
doanh nghiệp lẫn các yếu tố khác như đô thị, dân cư, cảng biển, tài nguyên….Do đó,
về quản lý KKT cơ bản phải vận hành trong hệ thống Phát luật Quốc gia, đồng thời

cần thiết ban hành các hành lang pháp lý riêng để quản lý các nhân tố “ khu trong khu”
tương tự như thẩm quyền của cấp quản lý hành chính lãnh thổ. Ở góc độ hẹp, KKT
thực chất là một địa bàn thu nhỏ, vì vậy việc trao quyền và ủy quyền rộng hơn cho Cơ
quan quản lý KKT nhất thiết phải được hiện mạnh mẽ để phù hợp với tính chất đa
ngành, đa lĩnh vực của KKT. Nếu như việc quản lý nhà nước tại KKT theo mơ hình “
khu trong khu” được áp dụng hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt để giải tỏa sức ép xã hội và
ở mức độ cao hơn, nó có điều kiện để vận dụng và vận hành các tiện ích xã hội nội
khu để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu.
Với một không gian kinh tế được xem là tương đối độc lập và có khả năng “
phát triển khép kín” nhưng KKT khơng thể tồn tại mà không cần đến một không gian
kinh tế lớn hơn. Để hình thành thị trường thiết yếu với những quan hệ kinh tế cần thiết.
Không gian kinh tế lớn hơn ở đây chính là:
+ Một thị trường liên kết có quy mô tương đối rộng.
+ Sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ tại chổ.
+ Sự hình thành và phát triển của cảng biển, sân bay, tuyến Container đường
biển nội địa và quốc tế, khu trung chuyển hàng hóa của khu vực.
+ Sự phụ thuộc, tác động ảnh hưởng của các KKT trong vùng.
+ Nguồn nhân lực được đào tạo và đáp ứng ở mức độ cao. Như vậy, cho dù
có nhiều thuận lợi và ưu đãi so với KCN thì từng KKT phải nằm trong sự điều chỉnh
có tính chất Quốc gia về quy hoạch, có những quy định pháp lý riêng biệt và phải có
sự kết nối liên vùng về hạ tầng, đơ thị, dịch vụ và thị trường. Đặc biệt là cơ chế “ Cởi
trói” để thực sự đáp ứng cho các nhà đầu tư.
Tóm lại, có thể thấy việc phát triển mơ hình KKT có nhiều lợi thế, tận dụng
và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở kết hợp các hình thức sản xuất
kinh doanh, tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của
nhân dân. Nếu các KKT này phát triển tốt sẽ đem về nguồn thu khơng nhỏ, góp phần
thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh, của vùng và của
cả nước.
b. Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
Trong mơ hình KKT thì khu KTCK là một dạng đặc biệt , nó mang một số

nét khác biệt với KKT nói chung. Khu KTCK gắn liền với cửa khẩu quốc tế hay cửa
khẩu quốc gia, được xây dựng nơi có điều kiện khó khăn, cách xa trung tâm kinh tế chính trị - văn hóa của đất nước, có cơ chế đặc thù và đặc trưng chủ yếu là hợp tác và
16


cạnh tranh. Trong khi đó các KKT nói chung được xây dựng ở nơi có điều kiện thuận
lợi hơn, gắn liền với cảng biển, sân bay ; dễ dàng kết nối với các trục giao thông trong
vùng, đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.
Nhìn một cách đại thể , khu KTCK có một số đặc trưng phổ quát sau đây:
1. Các khu KTCK cách xa trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất
nước.
2. Dân cư tại các khu KTCK với dân cư địa phương lân cận của các nước
láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng, tơn giáo…..
3. Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất
lượng cuộc sống.
4. Hợp tác cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu.
5. Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên ngun tắc tơn trọng chủ quyền của
nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi.
Những đặc điểm cơ bản của các loại hình kinh tế trên cho ta thấy khu KTCK
có những điểm giống và khác nhau cơ bản sau :
Những điểm giống nhau : Về tư cách pháp nhân các mơ hình kinh tế này đều
được thành lập, do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; được hưởng
một số chế độ ưu đãi của Chính phủ và chính quyền địa phương; có một khơng gian
kinh tế xác định. Các hình thức kinh tế này đều nhắm mục đích nâng cao hiệu quả,
thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động của từng
loại hình này đối với vùng hay kinh tế cả nước.
Những điểm khác nhau : Điểm khác nhau dễ thấy giữa khu KTCK với các
hình thức kinh tế nói trên là ở vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập được khu
KTCK, điều kiện tiên quyết là phải gắn với vị trí cửa khẩu, là khu vực có hoặc khơng
có dân cư sinh sống, có các doanh nghiệp trong nước, nước ngồi. Mục đích thành lập

khu KTCK nhằm ưu tiên phát triển thương mại, XNK, dịch vụ, du lịch và cơng nghiệp.
Trong đó, quan trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ gồm có : Hoạt động XNK,
tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn
thuế, hội chợ triễn lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công
hàng xuất khẩu, các chi nhánh đại diện các cơng ty trong nước, nước ngồi, chợ cửa
khẩu. Khác với KCX và KCN, nguồn hàng để trao đổi ở khu KTCK có thể là tại chổ,
có thể là từ nơi khác đến. Các chính sách ưu tiên cũng khác nhau phù hợp với đặc thù
của từng loại hình và địa phương nơi chúng được thành lập. Một vấn đề cần lưu ý là
do đặc điểm riêng có, khu KTCK đặt lên hàng đầu là các hoạt động về thương mại,
dịch vụ, gắn với cửa khẩu chịu tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên
mậu của nước láng giềng có đường biên giới chung. Do vậy, nguồn hàng hóa tại chỗ
17


và từ nơi khác ( các vùng kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp ) là rất quan trọng để
đảm bảo hiệu quả của nó. Mặt khác, hoạt động của khu KTCK cịn liên quan nhiều đến
thơng lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới, các chính sách chung của hai
nước thơng qua cặp cửa khẩu và hệ thống các đường giao thơng.
1.3.3 Vai trị của khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
a. Vai trò của khu kinh tế ở Việt Nam
Hịa chung với xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng
đang tạo cho mình những bước đi vững chắc với hàng loạt mơ hình kinh tế ra đời trong
đó Khu kinh tế đóng vai trị rất quan trọng, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO.
Có thể nhận thấy một thực tế, mặc dù thành lập năm 2003 nhưng đến nay đã
có 20 KKT lần lượt ra đời và tập trung chủ yếu ở duyên hải miền Trung. Điều đó cho
thấy việc xây dựng KKT ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và mang lại hiệu quả cao
tạo cho Việt Nam một con đường phát triển mới.
Việc hình thành và phát triển các KKT để thực hiện chiến lược quy hoạch
lãnh thổ không gian và phân bố các ngành kinh tế hợp lý nhằm đáp ứng mục tiêu phát
triển, đóng góp vào ngân sách Quốc gia, tạo đà tăng trưởng công nghiệp, nông – lâm –

ngư nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu, tạo thêm nhiều việc làm, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời mở rộng thị trường, chuyển giao cơng nghệ tiên
tiến, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần hình thành đô
thị mới và giảm bớt sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong cả
nước.
Vấn đề chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường địi hỏi phải
có những thử nghiệm trong việc áp dụng những cơ chế, chính sách thơng thống, phù
hợp với thơng lệ quốc tế. Ở đây, hình thành các KKT đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
quản lý và quy hoạch theo hướng mới đó là trao quyền mạnh mẽ cho cơ quan quản lý
KKT và các chính sách có sự ưu đãi vượt trội, trong đó có một số chính sách thí điểm
mang tính chất thực nghiệm. Như chủ trương phân cấp, ủy quyền quản lý từ Trung
uơng cho địa phương, sự mở cửa một số lĩnh vực kinh tế hiện nay đang hạn chế đầu tư
nước ngồi, một số hình thức kinh doanh chưa từng được áp dụng tại Việt Nam. Hoặc
các vấn đề về thủ tục xuất – nhập khẩu, xuất - nhập cảnh, thủ tục hải quan nhằm mục
tiêu cải cách nền hành chính và cải thiện mơi trường đầu tư theo hướng hội nhập kinh
tế quốc tế. Khi tác động trở lại, những chính sách thử nghiệm này sẽ nhanh chóng
hồn thiện mơi trường đầu tư và tăng tính hấp dẫn của khu kinh tế, đặc biệt là nhà đầu
tư nước ngoài. Vì vậy, các KKT Việt Nam đang ngày càng được xem là những khu
vực thu hút đầu tư với tốc độ nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc
gia.
18


Năm 2007, 11 KKT của đất nước đã thu hút 238 dự án, tổng giá trị 9,9 tỷ
USD. Trong số này, 62 dự án trên 3 tỷ USD là thuộc đầu tư nước ngoài. Dung Quất –
Quảng Ngãi ở miền Trung là nơi thu hút đầu đầu với 90 dự án, mang đến số vốn 4,4 tỉ
USD. Theo sau Dung Quất là Vũng Áng ( Hà Tĩnh ), Chu Lai ( Quảng Nam ), Nghi
Sơn ( Thanh Hóa ), Nhơn Hội ( Bình Định ) và Chân Mây – Lăng Cô ( Thừa Thiên –
Huế ). Hầu hết các dự án đều tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm của đất
nước như : công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện cán thép, cơng nghiệp đóng

mới – sửa chữa tàu thủy. Đây là những ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng cho quá
trình CNH – HĐH đất nước. Số vốn thu hút đầu tư vào lĩnh vực này thông qua hệ
thống cảng biển nước sâu ở miền Trung hiện lên đến hàng chục tỉ USD và đang diễn ra
một cách nhanh chóng, quyết liệt trên khắp các tỉnh duyên hải miền Trung từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận. Một số quy luật đang diễn ra, tại các KKT có cảng nước sâu thì
cơng nghiệp nặng phát triển rất nhanh và ln đi trước một bước, sau đó kéo theo sự
phát triển của công nghiệp nhẹ, thương mại, du lịch và dịch vụ. Rõ ràng, hệ thống cảng
biển nước sâu gắn liền với các KKT đã đóng vai trị tiên phong và nồng cốt để hình
thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hàng loạt các khu đô thị ven biển ra đời
đã thu hút sự đầu tư chưa từng có đối với khu vực này. Như vậy, sự phát triển của của
các KKT ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công cuộc đổi mới thời kỳ hội nhập mà
Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.
Sự ra đời của các KKT, đặc biệt là ở miền Trung đóng vai trị là cửa ngõ lớn
qua các trục hành lang Đông – Tây, nối liền miền Trung Việt Nam với các tiểu vùng
sông Mê Kông, nối Việt Nam với các nước châu Á – Thái Bình Dương và thế giới bên
ngồi. Từ đó thị trường được mở rộng, giá trị xuất – nhập khẩu tăng lên. Bằng những
con đường giao lưu khác nhau thì sản phẩm của Việt Nam đã có mặt hầu khắp thế giới,
len lỏi vào thị trường khó tính như Tây Âu, Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho
Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hình thành và phát triển các KKT tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực đã khai
thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của địa phương, đặc biệt là tài nguyên biển. Từ
đó, tạo ra các dịch vụ cao cấp, các sản phẩm mũi nhọn có chất lượng cao, thích ứng
với mơi trường cạnh tranh trong và ngồi nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành và theo lãnh thổ. Điều dễ nhận thấy là hầu hết các KKT xây dựng ở nơi có
điều kiện kinh tế cịn thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, hoạt động sản xuất chủ yếu là
nông nghiệp gắn với khai thác biển bằng hình thức thủ công, chưa khai thác được lợi
thế mà biển ban tặng. Vậy nên, việc xây dựng KKT với hướng phát triển công nghiệp,
dịch vụ - thương mại, đặc biệt là công nghiệp nặng dường như đã thay đổi hẳn cơ cấu
kinh tế ở địa phương. Tỉ lệ lao động hoạt động trong Nông - lâm – ngư ( Khu vực I )
19



giảm xuống, tăng ở các ngành thuộc Công nghiệp, xây dựng ( Khu vực II ) và Dịch vụ
( Khu vực III ), qua đó giảm sức ép lên vấn đề xã hội.
Như vậy, trong thời đại CNH – HĐH như hiện nay thì việc hình thành và
phát triển KKT sẽ trở thành hạt nhân tăng trưởng của vùng, vừa liên kết, hỗ trợ và thúc
đẩy các vùng phát triển, tạo đà cho Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh tiến vững trên con
đường phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam
*Thúc đẩy mở rộng thị trường và lưu thơng hàng hóa
Khu KTCK phát triển tạo điều kiện để các tỉnh có khu KTCK và các địa
phương khác trong nước mở rộng thị trường XNK, giảm chi phí trung gian do đó
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trao đổi. Khu KTCK thúc đẩy quá trình
chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển
ở các vùng để hình thành nên một khu vực thị trường rộng lớn có khả năng thu hút và
thâm nhập với các khu vực thị trường khác. Sự phát triển của thị trường do khu KTCK
tạo ra cịn có tác động thúc đẩy nhanh q trình phân cơng lao động xã hội, tạo thêm
những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người dân lao
động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà ở nhiều vùng lân cận. Trao đổi thương mại
thông qua khu KTCK đã góp phần tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế của
khu, vùng và cả nước, và đặc biệt là các tỉnh thuộc các hàng lang kinh tế khác nhau sẽ
chuyển sang từ tình trạng sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
*Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cửa khẩu
- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn: Các khu KTCK được mở ra
sẽ góp phần hiện đại hóa nơng thơn và thúc đẩy nơng nghiệp phát triển. Thông qua
hoạt động của khu KTCK, các sản phẩm nông nghiệp có được thị trường tiêu thụ, hạ
giá thành, nâng cao chất lượng. Mặt khác, chúng ta sẽ có điều kiện nhập từ nước ngoài
nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cần thiết, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm của họ để phát triển nông nghiệp. Sự phát triển khu KTCK nói chung, Cầu
Treo nói riêng cịn tạo điều kiện thúc đẩy q trình đơ thị hóa nơng thôn, tạo thêm

nhiều nghành công nghiệp, dịch vụ thu hút lao động nơng nghiệp, đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh, của vùng và cả nước.
- Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp : Khu KTCK sẽ tạo môi trường
thuận lợi để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu quả nguồn tài
nguyên và nhân lực để phát triển các ngành công nghiệp địa phương cũng như khả
năng hợp tác để phát triển các ngành công nghiệp mới như bưa chính viễn thơng, cơng
nghệ thơng tin, các ngành chế tạo, công nghiệp chế biến……..

20


- Quá trình phát triển khu KTCK sẽ tạo điều kiện cải thiện đáng kể hệ thống
kết cấu hạ tầng của tỉnh. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, thơng tin liên
lạc….sẽ từng bước hiện đại hóa. Kết cấu hạ tầng được cải thiện sẽ góp phần làm cho
thương mại phát triển, tăng sức đầu tư, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân
dân.
- Mở rộng hoạt động du lịch : Phát triển khu KTCK sẽ tạo điều kiện để khai
thác tốt hơn tiềm năng du lịch. Khách du lịch nước ngồi sẽ có điều kiện tiếp cận với
các trung tâm du lịch của nhau, thông qua các hoạt động đến các khu du lịch khác
trong tỉnh và cả nước.
- Góp phần tăng trưởng kinh tế : Trao đổi kinh tế thương mại ở khu KTCK
góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, vùng theo hướng
phát triển công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, khơi dậy tiềm năng thế
mạnh của tỉnh, vùng, từ đó giảm bớt những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giúp
địa phương và vùng phụ cận cải thiện cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự ra
đời trong tương lai một số trung tâm thương mại quan trọng. Hoạt động của khu
KTCK còn tạo điều kiện để địa phương thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế,
nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ. Kết quả những
thay đổi nói trên bắt nguồn từ việc khai thác có hiệu quả khu KTCK.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, tạo thêm công

ăn, việc làm cho nhân dân địa phương.
Việc hình thành và phát triển khu KTCK thúc đẩy trao đổi thương mại, phát
triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đó kích thích tăng trưởng
kinh tế và thu nhập dân cư. Buôn bán tại khu KTCK cũng làm giảm bớt tỉ lệ đói
nghèo, đời sống nhân dân được nâng cao từng bước. Sự phát triển của khu KTCK cịn
tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, phát triển kết cấu hạ
tầng, các tuyến đường giao thông, hệ thống bưu chính viễn thơng, hệ thống chợ, mạng
lưới cung cấp điện….góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của dân cư, đẩy
mạnh giao lưu kinh tế văn hóa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng
khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị hai nước, thúc đẩy phát triển kinh tê – xã
hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác về khoa học, đào tạo và các lĩnh vực khác: Phát
triển khu KTCK sẽ là cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác về khoa học, đào tạo. Cùng
với việc thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế hai bên sẽ có điều kiện trao đổi
nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo. Trong quá trình phát triển khu KTCK Cầu
Treo một vài năm gần đây, việc hợp tác khoa học giữa hai nước Viêt Nam và Lào đã
được đẩy mạnh trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật chế biến sản phẩm, công
21


nghiệp khai thác tài nguyên và hương liệu thiên nhiên. Hợp tác kinh tế tại khu KTCK
Cầu Treo cũng tạo điều kiện để hai nước Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác văn hóa
như tơn tạo, bảo tồn các khu di tích, thắng cảnh, phát triển kết cấu hạ tầng du lịch như
đường sá, khách sạn, dịch vụ y tế, vui chơi giải trí. Ngồi ra, hai nước cịn hợp tác
trong việc bảo vệ môi trường, xã hội; sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên rừng,
nước; ngăn chặn tình trạng ơi nhiễm mơi trường qua biên giới; hợp tác chống ma túy,
buôn lậu, gian lận thương mại; bảo vệ sức khẻo cộng đồng, ngăn ngừa các dịch bệnh
lây lan qua đường biên giới. Tuy nhiên, đi kèm với những vai trị tích cực do khu
KTCK đem lại là nhiều vấn đề xã hội nhức nhối như buôn lậu, ma túy, mại dâm,
khoảng cách giàu nghèo…ngày càng gia tăng.


22


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CẦU TREO
TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 1998 - 2012
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1 Khái quát về Hà Tĩnh
a. Về tự nhiên
Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, từ lâu thiên nhiên của vùng đất Hà
Tĩnh được mệnh danh là khắc nghiệt và chịu nhiều thiên tai. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc
duyên hải Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ từ 17 053'50'' đến 18 045'40'' vĩ độ Bắc và
105 0 05'50'' đến 106 o 30'20'' kinh độ Đơng.
Ranh giới hành chính của tỉnh như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp với nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 599.717,66 ha (chiếm
1,81% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố cả nước).
Là tỉnh có địa hình đa dạng (đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và
biển). Địa hình của tỉnh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Phía Tây là núi
cao (độ cao trung bình là 1.500 m, kế tiếp là miền đồi bát úp, rồi đến dải đồng bằng
nhỏ hẹp (độ cao trung bình 5 m) và cuối cùng là các bãi cát ven biển.
Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu
miền Bắc có mùa Đơng lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc từ lục
địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với
các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt (1 mùa lạnh và 1 mùa nóng). Nhiệt độ
bình qn ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ khơng khí vào mùa Đơng chênh lệch thấp
hơn mùa Hè. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,6 0 C - 24,6 0C. Biên
độ giao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,2 0C. Số giờ nắng trung bình năm
vào khoảng 1.800 giờ. Lượng mây trung bình năm vào khoảng 70-80%. Lượng mưa

trung bình năm vào khoảng 2.000 - 2.700 mm, số ngày mưa từ 140 - 160 ngày/năm.
Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình của
tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%.
b. Về kinh tế - xã hội
Hà Tĩnh là một tỉnh có nền kinh tế - xã hội chưa được phát triển mạnh đúng
với tiềm năng của nó.
Dân cư – xã hội tỉnh Hà Tĩnh : Cùng với các thành tựu về kinh tế thì văn
hóa – xã hội đã có những khởi sắc mạnh mẽ, tỉ lệ gia tăng dân số giảm, đời sống nhân
dân được cải thiện. Dân số của tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 là 1.229.300 người, mật độ dân
23


số là 205 người/km2 , Hà Tĩnh có các dân tộc cư trú là Kinh, Thái, Chứt, Mường trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Năm 2012, có 100% số huyện thị, thành phố hoàn
thành phổ cập THCS. Các hệ thống trường đào tạo nghề là trên 20%. Mạng lưới y tế
được tăng cường cả về cán bộ lẫn cơ sở vật chất. Các chính sách xã hội, giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo từng bước được thực hiện hiệu quả. Tỉ lệ hộ đói nghèo giảm
dần qua các năm, đời sống nhân dân được nâng cao.
Hòa chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước và của toàn tỉnh Hà
Tĩnh, nhân dân và cán bộ các cấp chính quyền ở huyện Hương Sơn đã có những cố
gắng nhất định nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện có những bước phát triển mới.
Kinh tế tỉnh Hà Tĩnh : Tổng sản phẩm của tỉnh trong những năm qua có xu
hướng năm sau cao hơn năm trước, năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994) đạt
6.747.493 triệu đồng, tăng gấp 1,43 lần so với năm 2006. Trong đó, khu vực cơng
nghiệp xây dựng năm 2010 đạt 2.419.339 triệu đồng, tăng gấp 1,87 lần so với năm
2006; khu vực dịch vụ năm 2010 đạt 2.643.470 triệu đồng, tăng gấp 1,52 lần so với
năm 2006; khu vực nông, lâm ngư nghiệp đạt 1.684.684 triệu đồng, tăng 1,01 lần so
với năm 2006.
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Hà Tĩnh (theo giá so sánh) qua các năm

Năm
- Tổng giá trị sản
phẩm ( triệu đồng )
Chỉ số phát triển (
%)
- Nông, lâm, ngư
nghiệp
- Công nghiệp và xây
dựng
- Dịch vụ

2006

2007

2008

2009

2010

4.708.209 5.116.283 5.646.404 6.154.225 6.747.493
100

108,67

110,36

108,99


109,64

100

95,87

106,78

101,67

96,50

100

117,25

114,32

118,01

118,43

100

114,64

110,24

107,61


111,74

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ổn định qua các năm; bình quân giai
đoạn 2005 - 2010 đạt 9,35%. Năm 2005 tăng trưởng 8,93% thì đến năm 2006 tăng
trưởng 9,52% và năm 2010 tăng trưởng 9,64%. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng khu vực
kinh tế công nghiệp - xây dựng là 18,43% và khu vực dịch vụ là 11,74%; riêng khu
vực nông - lâm - ngư nghiệp năm 2010 mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2009 do
24


điều kiện gặp nhiều khó khăn về hạn hán, sâu bệnh bùng phát trên diện rộng, lũ lụt kéo
dài gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp và xây dựng; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Ngành công nghiệp - xây dựng trong những năm gần đây và hiện nay là
ngành đang có đóng góp lớn nhất cho GDP tỉnh; năm 2006 là 1.878.666 triệu đồng
(chiếm 26,68%) thì đến năm 2010 tăng lên 5.333.830 triệu đồng (chiếm 33,57%).
Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP cũng đã tăng từ 3.533.372 triệu
đồng (năm 2008, chiếm 31,42%) đến năm 2010 tăng lên 5.200.189 triệu đồng (chiếm
32,73%). Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối tương đương với khu vực công nghiệp và xây
dựng cũng như ngành nông, lâm ngư nghiệp; nhưng mức tăng tỷ trọng chưa cao,
nguyên nhân chủ yếu là do các ngành dịch vụ của tỉnh chưa có đủ các điều kiện cần
thiết để phát triển (sản phẩm mũi nhọn, vốn, trang thiết bị, tổ chức kinh doanh, cơ chế
chính sách, thị trường...).
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm (theo giá thực tế) và cơ cấu kinh tế
phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng); cơ cấu (%)
Tổng sản phẩm ( triệu đồng )
Năm


2006
2007

Tổng số

7.041.703
8.790.959

Nông lâm,

Công

ngư

nghiệp và

nghiệp

xây dựng

Cơ cấu ( cơ cấu % )
Tổng

Dịch vụ

số

Nông
lâm, ngư


nghiệp và

nghiệp

xây dựng

2.836.89 1.878.66 2.326.14 100,0
3

6

4

0

3.223.43 2.609.89 2.957.63 100,0
5

0

4

0

11.244.86 4.390.97 3.320.51 3.533.37 100,0
2008

1


9

0

2

Công

0

Dịch vụ

40,29

26,68

33,03

36,67

29,69

33,64

39,05

29,53

31,42


36,57

32,69

30,74

33,70

33,57

32,73

13.389.90 4.897.13 4.376.53 4.116.23 100,0
2009

9

8

8

3

0

15.889.54 5.355.52 5.333.83 5.200.18 100,0
2010

6


7

0

9

0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011)
Phần đóng góp của ngành nơng, lâm ngư nghiệp cho GDP của tỉnh giảm
nhanh qua các năm (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối) là phù hợp với chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.
Tỷ trọng của ngành này giảm từ 40,29% năm 2006 xuống 33,70% năm 2010.
25


×