Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TƠ HỒI

GVHD

: Th.S BÙI THỊ THANH

SVTH

: TRẦN HỒNG HIỀN LINH

LỚP

: 09STH1

 Nàơng, thạng 05 nàm 2013



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Bùi
Thị Thanh, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học –
Mầm non, trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình


nghiên cứu, hồn thành khóa luận Tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã
tận tình chỉ bảo em trong suốt 4 năm học. Cảm ơn
các bạn trong lớp 09STH đã động viên, giúp đỡ em
trong quá trình nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm và
năng lực bản thân cịn hạn chế nên khóa luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong
nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các
thầy cơ và các bạn để khóa luận được hồn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Trần Hoàng Hiền Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 5
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................ 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................. 6
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 6

8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................................... 8
1.1 Giới thiệu về nhà văn Tơ Hồi và các tác phẩm viết cho thiếu nhi ...................................... 8
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi..................................................................... 8
1.1.1.1 Cuộc đời.......................................................................................................................... 8
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác .......................................................................................................... 9
1.1.2 Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi ............................................................. 11
1.2 Những vấn đề chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt ...................................................... 12
1.2.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ ..................................................................................... 12
1.2.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ....................................................................................... 15
1.2.3 Đặc điểm của tục ngữ ...................................................................................................... 17
1.2.3.1 Tục ngữ có tính ngắn gọn, hàm súc .............................................................................. 17
1.2.3.2 Tính đối xứng................................................................................................................ 18
1.2.3.3 Tính vần điệu ................................................................................................................ 19
1.2.4 Đặc điểm của thành ngữ ................................................................................................. 20
1.2.4.1. Tính hình tượng ........................................................................................................... 20
1.2.4.2 Tính chặt chẽ, hàm súc ................................................................................................. 20
1.2.4.3 Tính cân đối. ................................................................................................................. 20
1.2.4.4 Tính phong phú và đa dạng .......................................................................................... 21
1.2.4.5 Tính quy luật. ................................................................................................................ 21
1.3 Văn miêu tả ......................................................................................................................... 22
1.3.1 Khái niệm về văn miêu tả ................................................................................................ 22
1.3.2 Đặc điểm của văn miêu tả................................................................................................ 22
1.3.3 Nội dung dạy học văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4, lớp 5 ...................... 23
Chương 2: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG CÁC TÁC
PHẨM VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TƠ HỒI............................................................... 26
2.1 Thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong các tác phẩm viết cho thiếu
nhi của Tơ Hồi ........................................................................................................................ 26
2.1.1 Tiêu chí phân loại thành ngữ ........................................................................................... 26

Tác giả Hoàng Văn Hành trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (NXB Khoa học và xã
hội, Hà Nội, 2002) đã đưa ra những tiêu chí để phân loại thành ngữ như sau: ........................ 26
2.1.1.1 Dựa vào kết cấu ngữ pháp ............................................................................................ 26
2.1.1.2 Dựa vào nguồn gốc ....................................................................................................... 27
2.1.1.3 Dựa vào tính biểu trưng ................................................................................................ 28
2.1.2 Tiêu chí phân loại tục ngữ ............................................................................................... 30
3.2.2 Bài tập tạo lập .................................................................................................................. 61


2.1.2.1 Dựa vào nội dung phản ánh .......................................................................................... 30
Dựa vào nội dung phản ánh, tục ngữ được chia thành 3 loại: .................................................. 30
2.1.2.2 Dựa vào quan hệ Đề - Thuyết ....................................................................................... 32
2.1.3 Bảng thống kê thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi .. 34
2.2 Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ
Hồi........................................................................................................................................... 35
2.2.1 Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ................................................................................ 35
2.2.2 Nhận xét về việc sử dụng tục ngữ.................................................................................... 38
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ LUYỆN VIẾT VĂN MIÊU
TẢ CÓ SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CHO .......................................................... 41
HỌC SINH KHÁ, GIỎI LỚP 4, LỚP 5 .................................................................................. 41
3.1 Mục đích xây dựng hệ thống bài tập................................................................................... 41
3.2 Nội dung xây dựng bài tập.................................................................................................. 41
3.2.1 Bài tập nhận diện thành ngữ, tục ngữ .............................................................................. 42
3.2.2.1 Bài tập tạo lập câu văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ................................... 61
3.2.2.2 Bài tập tạo lập đoạn văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ................................. 71
3.2.2.3 Bài tập viết bài văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ......................................... 76
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 83
1. Một số kết luận ..................................................................................................................... 83
2. Đề xuất kiến nghị .................................................................................................................. 84
2.1 Đối với giáo viên ................................................................................................................ 85

2.2 Đối với học sinh.................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU KHẢO SÁT .......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 88
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, so với văn học
viết cho người lớn thì văn học thiếu nhi hình thành khá muộn. Từ sau khi cách
mạng tháng Tám 1945 thành cơng thì nền văn học này mới thực sự hình thành
và trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn học Việt Nam. Khác với văn
học dành cho người lớn, văn học thiếu nhi có yêu cầu riêng là phải phù hợp với
tâm lí, lứa tuổi của các em. Bởi văn học thiếu nhi không chỉ có vai trị to lớn
trong việc làm phong phú thêm đời sống trẻ thơ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn,
tình cảm cho những thế hệ tương lai của đất nước, mà cịn có tác dụng đánh thức
những ước mơ, khát vọng trong sáng nhất của các em.
Ở bộ phận văn học này có sự góp mặt của nhiều cây bút danh tiếng đầy
tâm huyết như: Nguyễn Huy Tưởng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần
Đăng Khoa,…với những tác phẩm đã được đơng đảo bạn đọc nhỏ tuổi vơ cùng
u thích. Họ viết cho các em với tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết là
muốn dành tặng cho các em những câu chuyện, vần thơ bổ ích mang giá trị nhận
thức cao. Trong số những nhà văn, nhà thơ có những sáng tác dành cho thiếu nhi
chúng ta khơng thể không nhắc đến những tác phẩm của nhà văn Tơ Hồi. Ơng
bắt đầu sáng tác từ rất sớm và tính đến nay nhà văn đã có gần 70 năm cầm bút.
Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: Truyện ngắn, truyện dài kì, hồi kí, kịch
bản phim, v.v… và ở thể loại nào cũng có sức hấp dẫn riêng của nó. Thơng qua
những tác phẩm ấy người đọc cũng phần nào thấy rõ được những quan điểm
sống, quan điểm sáng tác, nghệ thuật cùng cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện
của Tơ Hồi. Hệ thống ngơn ngữ được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự

nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đặc biệt nhà văn đã biết khai thác, sử
dụng có sáng tạo, biến những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc thành chất liệu văn
học độc đáo.

1


Thành ngữ và tục ngữ có tính hàm súc, khái quát cao, nó thường xuyên có
mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân Việt Nam. Ở bất kì nơi đâu, trong
thời gian nào, khi viết thư, giao tiếp với nhau thì thành ngữ, tục ngữ cũng có thể
xuất hiện. Tất cả những điểm trên đã làm cho thành ngữ, tục ngữ trở thành một
đối tượng hấp dẫn không chỉ đối với ngành ngơn ngữ học mà cịn nhiều ngành
khác như dân tộc học, văn hóa, văn học… Nhiều nhà văn, nhà thơ đã vận dụng
một cách sáng tạo thành ngữ, tục ngữ để làm cho những tác phẩm của mình
thêm biểu cảm, giàu hình tượng, hàm súc và đậm đà bản sắc dân tộc. Tơ Hồi
cũng khơng ngoại lệ, ông đã thực sự thành công khi sử dụng khéo léo thành ngữ,
tục ngữ để làm nên những tác phẩm nói chung và đặc biệt là những sáng tác
dành cho thiếu nhi nói riêng.
Bên cạnh đó, việc dạy học thành ngữ, tục ngữ cịn có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng bởi nó khơng chỉ giúp người học biết cách sử dụng ngơn từ có hiệu
quả cao mà cịn giúp người học cảm thụ được giá trị thẩm mỹ trong văn bản
nghệ thuật để sáng tạo ra cái hay, cái đẹp bằng ngơn từ. Trong chương trình Tiểu
học, mơn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng, cung cấp cho các em những kiến
thức cơ bản, hình thành cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói,
đọc, viết. Trong đó, nghe và đọc là hai kĩ năng tiếp nhận ngơn bản cịn nói và
viết là hai kĩ năng sản sinh ngôn bản. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp
học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Đặc biệt trong
phân mơn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 thì thể loại văn miêu tả chiếm thời lượng
lớn nhất so với các thể loại văn khác. Văn miêu tả có tác dụng rất lớn trong việc
tái hiện đời sống, giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan

sát và khả năng đánh giá, nhận xét mọi hiện tượng, sự vật xung quanh, làm cho
tâm hồn, trí tuệ của các em thêm phong phú. Ngoài ra, nếu các em biết vận dụng
một cách khéo léo thành ngữ, tục ngữ vào viết văn miêu tả sẽ giúp bài viết thêm
sinh động và giàu hình ảnh. Nhưng trong thực tế, hiện nay còn nhiều học sinh
chưa nắm được nội dung và chưa biết cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong
khi viết văn miêu tả. Vì thế, việc phát hiện và tìm hiểu việc sử dụng những thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi sẽ giúp các em
2


có kiến thức vững chắc về thành ngữ, tục ngữ từ đó vận dụng chúng vào trong
học tập đặc biệt là trong khi viết văn miêu tả.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu việc sử
dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi ”
để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề nghiên cứu sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác văn
chương đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu thông qua các bài báo,
diễn văn, nghiên cứu khoa học và gần đây nhất là trong các bài viết nhỏ, bài báo
cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp trong trường đại học. Chúng tơi xin điểm qua
một số cơng trình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ sau:
Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Thành ngữ Tiếng Việt (NXB Khoa học
xã hội, 1978) với nội dung chính tìm hiểu về một số đặc điểm của thành ngữ và
giải nghĩa thành ngữ. Tập sách này tuy còn chưa bao quát hết được tất cả các
thành ngữ Tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học những ai
quan tâm đến thành ngữ, tục ngữ một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn.
Nhóm tác giả Hồng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Như Ý,
Nguyễn Khắc Hùng, Lê Văn Trường, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ (NXB Khoa
học xã hội,1991) đã giới thiệu khoảng 650 câu chuyện thành ngữ và tục ngữ
Tiếng Việt.

Nhà ngơn ngữ học Hồng Văn Hành, Thành ngữ học Tiếng Việt (NXB
Khoa học xã hội, 2004) đề cập đến việc phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ,
cấu tạo và phân loại thành ngữ, nghiên cứu hai thể loại của thành ngữ (thành
ngữ ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng).
Nhà phê bình văn học Thái Hịa, Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong những
bài viết và bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Ngơn ngữ ( số
1/1980). Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến khả năng sử dụng tục ngữ hết sức
linh hoạt của Bác trên hai lĩnh vực nói và viết. Có thể nói đây là một bài viết khá
sâu sắc và tỉ mỉ đã phân tích được giá trị sử dụng tục ngữ trong những bài văn,
bài viết của Bác nhằm cổ động quần chúng tin và làm theo cách mạng.
3


Tác giả Đặng Thái Hòa, Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nơm của Hồ Xn
Hương đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống ( số 4/2001), sau khi đã khảo sát
ba mươi chín bài thơ trong tập Thơ Hồ Xuân Hương tác giả đã nhận thấy rằng
Hồ Xuân Hương khi đưa thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thường chủ yếu
thơng qua hai phương thức đó là sự vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ
và chỉ lấy ý thành ngữ, tục ngữ vào trong sáng tác thơ của mình. Bài viết đã làm
nổi bật lên biệt tài sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm của Hồ Xn
Hương.
Nhà phê bình Lê Nhật Kí, Thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại
của Tơ Hồi đăng trên Tạp chí nguồn sáng (số 1/2011) bàn về vai trị của việc
sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại của nhà văn Tơ Hồi: “Việc
sử dụng thành ngữ, tục ngữ khiến cho truyện đồng thoại trở nên gần gũi với lời
ăn tiếng nói hàng ngày. Trước hết, nó tạo nên sự đồng cảm của độc giả đối với
nhà văn khi tìm thấy bóng dáng kinh nghiệm, tri thức của mình được vận dụng
trong tác phẩm. Người đọc cũng cảm thấy thú vị khi Tơ Hồi khơng chỉ vay
mượn mà còn biết làm mới, biết sáng tạo nên những giá trị mới trên nền tảng
dân gian. Nhờ tài năng của ông, nhiều yếu tố văn hóa dân gian, cụ thể ở đây là

thành ngữ, tục ngữ đã có thêm cơ hội để tỏa sáng…”.
Tác giả Nguyễn Đăng Diệp, Tơ Hồi, người sinh ra để viết đăng trên Tạp
chí nhà văn (2011) bàn về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm viết
cho thiếu nhi của Tơ Hồi. Những ngôn ngữ dân tộc giản dị, gần gũi, đời thường
nhưng khi đưa vào trong tác phẩm của mình nhà văn lại làm cho những ngôn
ngữ ấy trở thành chất liệu văn học độc đáo: “Nói đến Tơ Hồi khơng thể khơng
nói đến tài năng sử dụng ngơn ngữ của ơng. Tơ Hồi rất ít khi dùng thứ ngơn
ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là
thứ ngơn ngữ được chắt lọc, kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tơ Hồi
thường là kết quả của một q trình quan sát tinh tế và sâu sắc. Muốn thế, chữ
nghĩa phải giàu khả năng tạo hình và có khả năng biểu đạt các tình huống, các
sự kiện một cách chính xác nhất”.

4


Nhìn chung, việc nghiên cứu về giá trị vận dụng của thành ngữ, tục ngữ
trên các ấn phẩm báo chí cũng như trong các tác phẩm văn chương từ trước đến
nay cũng có khá nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, họ mới chỉ
đề cập đến chứ chưa thực sự đi sâu vào khai thác, tìm hiểu việc sử dụng thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi của Tơ Hồi. Những cơng
trình, đề tài nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng tơi
thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích thống kê, phân loại thành
ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hồi và tìm hiểu cách
sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các sáng tác dành cho thiếu nhi của nhà văn.
Trên cơ sở đó chúng tơi xây dựng một số bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có
sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5 nhằm giúp các
em rèn luyện và nâng cao kĩ năng vận dụng thành ngữ, tục ngữ.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thành ngữ, tục ngữ trong những sáng tác dành cho thiếu nhi của Tơ
Hồi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi cụ thể là những tác
phẩm sau:
1. Dế Mèn phiêu lưu kí.
2. Đảo hoang.
3. Đám cưới chuột.
4. Cá đi ăn thề.
5. Mực tàu giấy bản.
6. Kim Đồng.
7. Võ sĩ bọ ngựa.
8. Chuột thành phố.
9. Chú Cuội ngồi gốc cây đa.
5


5. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu đề tài Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi, chúng tơi hi vọng sẽ tập hợp được hệ
thống thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn,
nhằm giúp giáo viên và học sinh Tiểu học có cái nhìn tổng thể về thành ngữ và
tục ngữ.
Ngồi ra việc xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có
sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5 còn góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học mơn Tiếng Việt, bồi dưỡng kĩ năng nhận diện, luyện
viết văn miêu tả có sử dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thành ngữ, tục ngữ.
- Thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm viết cho
thiếu nhi của Tơ Hồi.
- Phân tích ý nghĩa, nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi.
- Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có sử dụng
thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá, giỏi lớp 4, lớp 5.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
thành ngữ, tục ngữ.
- Phương pháp thống kê: thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ được sử
dụng trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi. Từ đó đưa ra nhận xét
về cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ của nhà văn.
- Phương pháp phân tích: phân tích các tài liệu nghiên cứu về thành ngữ,
tục ngữ để làm rõ hiệu quả, tác dụng của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Từ đó
rút ra những kết luận cần thiết.

6


- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại các kết quả đã phân tích để xây
dựng các bài tập rèn luyện phù hợp.
8. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu gồm các tiểu mục sau:
- Lí do chọn đề tài
- Lịch sử vấn đề
- Mục đích nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc đề tài
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thống kê, phân loại thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm
viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ luyện viết văn miêu tả có sử
dụng thành ngữ, tục ngữ cho học sinh khá giỏi lớp 4, lớp 5
Phần kết luận

7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Giới thiệu về nhà văn Tơ Hồi và các tác phẩm viết cho thiếu nhi
1.1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi
1.1.1.1 Cuộc đời
Tơ Hồi tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 07- 09 - 1920 tại làng Nghĩa
Đô, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng (nay là phường Nghĩa Đơ, quận Cầu Giấy, Hà
Nội). Ơng có nhiều bút danh khác như: Mai Trang, Duy Phương, Mắt Biển,
Hồng Hoa. Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhưng
nhà văn sinh ra và lớn lên rất gắn bó với q ngoại ở làng Nghĩa Đơ. Là con của
một gia đình nghèo làm nghề dệt lụa thủ cơng, Tơ Hồi chỉ học hết bậc Tiểu
học, sau đó phải làm nhiều nghề khác để kiếm sống như dạy học tư, thợ thủ
cơng, bán hàng, làm kế tốn tiệm bn…
Năm 1938, ơng chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt

động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội. Năm
1943, Tơ Hồi gia nhập Hội văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội và bắt đầu viết
bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng. Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi
tham gia phong trào Nam tiến rồi lên Việt Bắc làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc.
Năm 1946, nhà văn được kết nạp vào Đảng. Từ năm 1951, ông về công tác ở
Hội văn nghệ Việt Nam nhưng vẫn tham gia chiến dịch biên giới, theo bộ đội
chủ lực tiến vào giải phóng Tây Bắc. Sau khi hịa bình lặp lại, trong Đại hội nhà
văn lần thứ nhất năm 1957, ơng được bầu làm Tổng thư kí của Hội. Từ năm
1958 đến năm 1980, Tơ Hồi tiếp tục tham gia Ban chấp hành, rồi Phó Tổng thư
kí của Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1966 đến năm 1996 ông đảm nhiệm chức
Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội.
Tơ Hồi đã tự học để trở thành nhà văn. Ông là một nhà văn có nghề
nghiệp vững vàng với sức sáng tạo công phu dẻo dai, bền bỉ. Bằng sức lao động
cần cù hiếm thấy, cây bút này đã có những đóng góp đặc sắc cho nền văn học
8


Việt Nam trước và cả sau Cách mạng tháng Tám. Với những đóng góp to lớn
cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh. Phần thưởng cao quý này khẳng định tài năng, sức sáng
tạo dồi dào phong phú, mang bản sắc dân tộc đậm đà, phong cách riêng rõ nét
của Tơ Hồi.
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật hơn 70 năm, Tơ Hồi đã trải qua
những mốc lịch sử đặc biệt quan trọng: trong chiến tranh và sau chiến tranh,
trước và sau cách mạng, trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Thành tựu xuất
sắc và độc đáo của Tơ Hồi là những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện
đại Việt Nam. Đóng góp ấy thể hiện trên nhiều thể loại và đề tài, từ đề tài miền
xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi đến kịch,
ký. Hầu như ở thể loại và đề tài nào Tơ Hồi cũng để lại dấu ấn rõ nét, đúng như

Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận xét: “Tơ Hồi là một cây bút văn xuôi sắc sảo và
đa dạng”.
Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác
đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất
hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tơ Hồi đã sớm khẳng định
được vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm
độc đáo, đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột
(1942), Trăng thề (1943), Nhà nghèo (1944 ). Ở đề tài nào và đối tượng khám
phá nào thì thế giới nghệ thuật của Tơ Hồi trước cách mạng đều thấm đượm
tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một quãng đời của ông.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư
tưởng và sáng tác. Ơng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng
tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau. Tiểu
thuyết Miền Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi
vào năm 1970. Bước chuyển trong sáng tác của Tơ Hồi được thể hiện rõ ở cả
chủ đề và đề tài. Tơ Hồi khơng bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong
phạm vi của một vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ơng từng gắn bó, mà
9


ông còn hướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp
người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Ông viết về
Tây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà cịn bằng
cả tình u sâu đậm, thiết tha như chính q hương mình.
Tác phẩm đầu tiên của Tơ Hồi viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu
quốc (1948). Ở tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn,
nhưng giàu nghĩa tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu
của đồng bào miền núi. Với tập truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn,
Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ, có thể nói Tơ Hồi đã thực sự thành công
ở mảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong

phú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi
đau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức của kẻ thù thực dân phong kiến. Ở
tiểu thuyết Mười năm, với tầm nhận thức mới về cuộc sống hiện tại nhiều thay
đổi mang ý nghĩa lớn trong đời sống dân tộc, Tô Hoài đã phản ảnh chân thật và
sinh động hơn cảnh sống bi thảm, cùng quẫn ở một vùng quê ven đô, nơi mà nhà
văn đã chứng kiến và trải qua cùng với bao số phận khác.
Sau tiểu thuyết Mười năm, Tơ Hồi cịn viết nhiều tác phẩm khác về ngoại
thành Hà Nội như : Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, và gần đây là Chuyện
cũ Hà Nội (hai tập). Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như nguồn
cảm hứng sáng tác của Tơ Hồi về Hà Nội vô cùng phong phú đa dạng. Không
chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tơ Hồi cịn đạt được thành
tựu đặc sắc ở thể loại kí. Nhiều tác phẩm kí của ơng xuất hiện sau những chuyến
đi lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, Thành phố Lênin, Hoa hồng
vàng song cửa,... Đặc biệt, Tơ Hồi có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui
buồn và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông
như Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Cách viết hồi kí của Tơ Hồi rất
linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen
lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc. Những sáng tác của
Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng định được vị trí và tài năng nghệ
thuật của ơng trước hiện thực của cuộc đời mới. Ông xứng đáng là một tấm
10


gương tiêu biểu trong lao động nghệ thuật để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
1.1.2 Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi
Tơ Hồi là một trong những nhà văn rất quan tâm đến đối tượng thiếu nhi.
Nhà văn Tơ Hồi viết khoảng 60 đầu sách dành cho trẻ em, bao gồm: truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim, bút ký, hồi ký, tiểu luận, kinh nghiệm sáng tác
v.v… Nhìn chung, ở thể loại nào, đề tài nào, ơng cũng có những đóng góp đáng

chú ý. Các sáng tác của ông chủ yếu viết về ba đối tượng: loài vật, những tấm
gương thiếu nhi yêu nước và những câu chuyện trong truyền thuyết, dã sử. Ngay
cả khi tuổi tác khơng cịn trẻ, Tơ Hồi vẫn có được cách cảm nhận và thể hiện
đời sống qua những trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ, đưa
các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú, góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự
trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ thơ.
Dế mèn phiêu lưu ký được nhà văn Tơ Hồi viết năm 18 tuổi, là tác phẩm
đầu tay viết cho thiếu nhi và cũng là tác phẩm có giá trị rất quan trọng trong toàn
bộ sự nghiệp sáng tác đồ sộ của nhà văn. Đã hơn 70 năm nay kể từ lúc ra đời,
tác phẩm này đã trở thành người bạn tuổi thơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt
Nam. Sau Dế mèn phiêu lưu ký, Tơ Hồi tiếp tục khẳng định tài năng truyện
ngắn của mình trong miêu tả thế giới lồi vật. Một thế giới lồi vật qua cách
nhìn của người như trong O chuột, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Tơ Hồi mà
cho đến nay vẫn chưa có ai thay thế được. Sau năm 1945, sự quan tâm đến thế
giới loài vật này vẫn cứ là một mạch ngầm tuôn chảy để đến sau năm 1960, ông
viết tiếp Con mèo lười, Ị ó o, Đàn chim gáy, Chim chích lạc rừng, Cá đi ăn
thề...những tác phẩm thể hiện sự quan sát thấu đáo, sắc sảo, lối viết giàu hình
ảnh, cảm xúc khó ai sánh được.
Bên cạnh mảng truyện về đề tài lồi vật dưới hình thức đồng thoại, Tơ
Hồi cịn để lại hai áng văn xi cảm động về Kim Đồng, Vừ A Dính - lớp con
người mới đầu tiên trong văn học thiếu nhi gắn với bối cảnh Cách mạng tháng
Tám và kháng chiến chống Pháp. Hai truyện này mở đầu cho loại truyện về
người thực rất được quan tâm trong một thời gian dài và có sức sống mạnh mẽ
11


trong văn học Việt Nam thời chiến. Thành đạt sớm và có chỗ đứng cao trong
văn học hiện đại Việt Nam trước và sau năm 1945, Tơ Hồi vẫn là người viết
chưa bao giờ xem việc sáng tác cho thiếu nhi là công việc tay trái, hoặc chỉ để
đổi tay. Mỗi sáng tác cho thiếu nhi của Tơ Hồi, dẫu ở trong hoàn cảnh nào,

cũng đều được viết với ý thức lao động công phu nhất, với mục tiêu đạt được sự
hoàn thiện tối ưu.
1.2 Những vấn đề chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
1.2.1 Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ
Từ xưa đến nay, thành ngữ và tục ngữ ln được xem là loại hình ngơn
ngữ đặc sắc, gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Đã có rất
nhiều bài nghiên cứu, nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề xác định khái
niệm thành ngữ, tục ngữ nhưng vẫn chưa có thể đưa ra được kết luận thỏa đáng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mỗi một lĩnh vực nghiên cứu,
mỗi một nhà nghiên cứu sẽ có những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về
cùng một vấn đề. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số quan niệm khác nhau
về thành ngữ và tục ngữ.
1. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học thì giữa thành ngữ và tục
ngữ thì chỉ tục ngữ được coi là một thể loại của văn học dân gian. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu thì các tác giả văn học ln đề cập đến bộ đôi song
hành thành ngữ, tục ngữ trong sự so sánh, đối chiếu và có thể nói cho đến nay
vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về thành ngữ, tục ngữ. Trong số các
nhà nghiên cứu văn học đã từng đề cập đến thành ngữ, tục ngữ thì có lẽ Dương
Quảng Hàm là người đầu tiên đưa ra tiêu chí để xác định và phân loại thành ngữ,
tục ngữ Việt Nam. Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, ông đã viết: Tục ngữ là
những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng
người đời truyền đi [4, tr. 6], cịn Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng
ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói
chuyện hoặc viết văn [4, tr. 9].
Tác giả Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam đã nêu
lên khái niệm về thành ngữ, tục ngữ sau khi nhìn nhận và đánh giá một số mặt
12


cịn thiếu sót trong cách nhìn nhận của tác giả Dương Quảng Hàm về thành ngữ,

tục ngữ. Ông đã xác định rằng: Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một
ý, một phán xét, một kinh nghiệm, một ln lý, một cơng lý, có khi là một sự phê
phán [11, tr. 39] còn Thành ngữ là một phần câu đã có sẵn, nó là một bộ phận
của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự nó không diễn đạt được một ý
trọn vẹn [11, tr. 39]. Quan điểm của Vũ Ngọc Phan đưa ra nhận được sự đồng
tình của nhiều người.
Tác giả Hồng Tiến Tựu trong Văn học dân gian Việt Nam cũng đưa ra
một số nhận định về thành ngữ và tục ngữ như sau: Tục ngữ là một thể loại văn
học dân gian có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên
những nhận xét dưới những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh
dễ nhớ, dễ truyền [13, tr.129]. Bên cạnh đó, ơng cũng đưa ra tiêu chí để phân
biệt giữa thành ngữ, tục ngữ theo chức năng ngữ pháp và nội dung ý nghĩa: Mỗi
câu tục ngữ đều diễn đạt trọn một ý, một phán đốn cịn thành ngữ chỉ diễn đạt
một khái niệm tương đương với một từ, hoặc một cụm từ [13, tr. 130].
Nhìn chung, vấn đề khái niệm về thành ngữ, tục ngữ vẫn chưa có sự
thống nhất giữa các tác giả nghiên cứu văn học. Mỗi tác giả đều cố gắng đưa ra
những khái niệm để làm rõ hơn về thành ngữ, tục ngữ nhưng hầu như vẫn chưa
lí giải được hết giá trị của thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên, cũng cần phải ghi
nhận những đóng góp của các nhà nghiên cứu văn học trong việc tìm tịi, khám
phá giá trị của thành ngữ, tục ngữ. Nó đóng vai trị quan trọng trong việc định
hướng, tạo cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ sau này.
2. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khi nhìn nhận về thành
ngữ, tục ngữ các nhà ngơn ngữ cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.
Nếu các nhà nghiên cứu văn học chủ yếu dựa trên tiêu chí nội dung để xác định
ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ, rồi trên cơ sở đó đưa ra quan điểm của
mình về khái niệm thành ngữ, tục ngữ thì các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học lại
chủ yếu dựa vào tiêu chí hình thức hay tiêu chí kết cấu ngữ pháp để xác định
ranh giới thành ngữ, tục ngữ sau đó nêu lên khái niệm về thành ngữ, tục ngữ.
Tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn Hoạt động của từ Tiếng Việt đã cho
13



rằng tục ngữ là đối tượng của văn học dân gian có chức năng thơng báo là một
câu hồn chỉnh, diễn đạt một ý trọn vẹn còn thành ngữ là đối tượng của từ vựng
học có chức năng định danh, là tên gọi của những khái niệm. Qua đó tác giả đã
đưa ra những điểm chung của thành ngữ, tục ngữ như: đều là đơn vị có sẵn
trong tiếng nói, chúng được sáng tạo trong quá trình sinh hoạt của xã hội và
được lưu truyền lại về sau, đúc kết kinh nghiệm, trí tuệ của quần chúng v.v…
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong bài viết Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữSự vận dụng đăng trên Tạp chí ngơn ngữ số 3/1986 cũng đưa ra quan điểm về
khái niệm thành ngữ và tục ngữ như sau: Thành ngữ, tục ngữ là những đơn vị
ngơn ngữ ổn định về hình thức phản ánh những lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của
một dân tộc. Thành ngữ phản ánh các khái niệm và hiện tượng; tục ngữ phản
ánh các quan niệm, suy nghĩ những tri thức và cách tư duy của một dân tộc về
các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội [1, tr. 1].
Cũng bàn về vấn đề thành ngữ, tục ngữ tác giả Hoàng Văn Hành trong Kể
chuyện thành ngữ, tục ngữ cũng đưa ra một số nhận định sau: Thành ngữ là một
loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái- cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về
ý nghĩa được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trong khẩu
ngữ [5, tr. 25], còn Tục ngữ là những câu - ngơn bản đặc biệt, biểu thị những
phán đốn một cách nghệ thuật [5, tr. 29]. Qua việc đưa ra khái niệm, những
quan điểm về sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, Hồng Văn Hành đã đóng
góp một phần không nhỏ trong việc định nghĩa và phân biệt thành ngữ, tục ngữ.
Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành
ngữ, tục ngữ của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, có thể hiểu: Thành
ngữ là những cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để
định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động. Nghĩa của thành
ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nhưng thường
thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. Cịn tục ngữ là những
câu nói hồn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao
động sản xuất, về con người và xã hội.

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều đã đưa
14


ra được những định nghĩa cơ bản nhất về thành ngữ, tục ngữ. Đây chính là
những căn cứ quan trọng để chúng tôi xác định thành ngữ, tục ngữ trong những
tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi.
1.2.2 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ đến nay vẫn còn là vấn đề bàn luận
của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Xét về mặt lịch sử các cơng trình nghiên
cứu về thành ngữ, tục ngữ, người đầu tiên đưa ra sự phân định giữa tục ngữ và
thành ngữ là nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm. Trong cuốn Việt Nam văn học
sử yếu, xuất bản năm 1943, ông chỉ ra rằng: Một câu tục ngữ tự nó có một ý
nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì, cịn thành ngữ chỉ là lời
nói có sẵn để ta tiện dùng nhằm diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho
có màu mè [4, tr. 9]. Cùng chia sẻ với quan điểm này nhưng Vũ Ngọc Phan
cho rằng định nghĩa như vậy chưa được rõ ràng, vì thế chưa thấy được tác dụng
tác dụng khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Ông đã đưa ra quan điểm: Tục
ngữ là một câu tự nó đã diễn đạt một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một
ln lí, một cơng lí, có khi là một sự phê phán [11, tr. 39]. Cịn thành ngữ là
một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận câu mà nhiều người đã quen dùng,
nhưng tự riêng nó khơng diễn đạt được một ý trọn vẹn [11, tr .39]. Điểm khác
nhau giữa thành ngữ và tục ngữ mà tác giả chỉ ra là, tục ngữ tự thân nó là một
câu, cịn thành ngữ là bộ phận của câu. Những kiến giải của ông được nhiều
người đồng tình nhưng cũng khơng ít người cịn băn khoăn, bởi thực tế có thành
ngữ có kết cấu là một câu, cịn tục ngữ lại có kết cấu chỉ là một cụm từ, nhóm từ
(ví dụ: Mèo mù vớ cá rán hay Lươn ngắn chê trạch dài có kết cấu chủ - vị
nhưng lại là thành ngữ)
Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, các nhà Việt ngữ học đã
tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này và đã đưa ra những tiêu chí phân định giữa

thành ngữ và tục ngữ khá cụ thể và rõ ràng hơn. Nguyễn Văn Mệnh cho rằng về
nội dụng thì tục ngữ mang tính quy luật cịn thành ngữ mang tính hiện tượng, về
hình thức ngữ pháp tục ngữ tối thiểu là một câu, còn thành ngữ chỉ là một cụm
từ. Nhưng tác giả Cù Đình Tú ở bài báo Góp ý kiến phân biệt tục ngữ với thành
15


ngữ đăng trên tạp chí Ngơn ngữ số 2, xuất bản năm 1970 lại khơng hồn tồn
thống nhất với những tiêu chí phân định trên của Nguyễn Văn Mệnh vì ông cho
rằng: Nội dung của tục ngữ và thành ngữ đều là đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh
trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hóa hiện thực để rút ra bản chất quy
luật mà có [12, tr. 2]. Tác giả Cù Đình Tú cho rằng khác nhau cơ bản giữa tục
ngữ và thành ngữ là về mặt chức năng: tục ngữ có chức năng thơng báo nào đó
(nhận định, kết luận) về hiện thực khách quan, cịn thành ngữ có chức năng định
danh, vì thế thành ngữ tương đương với từ còn tục ngữ là một câu hoàn chỉnh,
diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng. Xét về mặt kết cấu, tục ngữ có kết cấu hai trung
tâm, có thể chêm xen các yếu tố khác vào như hư từ, cịn thành ngữ có kết cấu
một trung tâm, không thể chêm xen các yếu tố nào khác vào như tục ngữ.
Cịn theo tác giả Hồng Văn Hành trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt,
xuất bản năm 2004 lại đưa ra một tiêu chí nữa về sự khác nhau giữa tục ngữ,
thành ngữ, ông cho rằng: Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những
khái niệm một cách bóng bẩy, cịn tục ngữ là những câu - ngơn bản đặc biệt,
biểu thị những phán đốn một cách nghệ thuật [6, tr 31], có nghĩa là xét về
mặt nội dung và cách diễn đạt của những đơn vị thành ngữ và tục ngữ, ta thấy
nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục
ngữ là nội dung của những phán đốn. Ví dụ như để diễn đạt khái niệm về sự
uổng cơng, phí cơng vơ ích, được khái qt qua hàng loạt các hiện tượng trong
các câu thành ngữ như Công dã tràng, Nước đổ đầu vịt… đây là những hiện
tượng riêng rẽ được nhận thức bằng những tri giác của giác quan. Sự nhận thức
ấy nhằm khẳng định một đặc điểm, một thuộc tính của các hiện tượng đó, sự

khẳng định ấy được thể hiện ra bằng những phán đốn mang tính quy luật (Ví
dụ: Dã tràng xe cát biển đơng, nhọc lịng mà chẳng nên cơng cán gì, Nước đổ
đầu vịt thì nước lại trơi đi hết…).
Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, ta thấy giữa tục ngữ và thành ngữ vẫn
có hiện tượng trung gian. Chẳng hạn có những câu có thể dùng làm thành ngữ
hay tục ngữ đều được bằng cách thêm vào một số từ nào như: thì, mà, lại, mà
lại…Ví dụ:
16


- Giịn cười tươi khóc (thành ngữ) thành Giịn cười thì tươi khóc (tục ngữ)
(hiện tượng)

(quy luật)

- Trứng chọi đá (thành ngữ) thành Trứng mà lại chọi với đá (tục ngữ)
(hiện tượng)

(quy luật)

- Khôn nhà dại chợ (thành ngữ) thành Khôn nhà mà dại chợ (tục ngữ)
(hiện tượng)

(quy luật)

Từ những điểm trên ta thấy thành ngữ và tục ngữ có những điểm giống
nhau và khác nhau về hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa biểu hiện. Điểm giống
nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận
thức của nhân dân về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa
đựng và phản ánh tri thức của nhân dân. Điểm khác nhau ở đây có thể nhận thấy

là nội dung thành ngữ thường mang tính hiện tượng cịn tục ngữ lại mang tính
quy luật. Những tiêu chí phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ của các nhà nghiên
cứu, có thể khái quát như sau:
Những đặc trưng
dùng làm tiêu chí

Thành ngữ

Tục ngữ

nhận diện
Cụm từ, tổ hợp từ, có kết Tối thiểu là một câu hồn
1. Về hình thức cấu tạo

cấu một trung tâm khơng chỉnh, có kết cấu hai trung
thể thêm bớt các yếu tố tâm, có thể thêm bớt các
yếu tố (hư từ).

khác.
2. Về nội dung

Biểu thị khái niệm mang Biểu thị phán đốn mang
tính hiện tượng.

tính chất quy luật.

Định danh sự vật, hiện Thông báo (nhận định, kết
3. Về chức năng

tượng, tính chất, hành luận) về một phương diện

động.

của hiện thực khách quan.

1.2.3 Đặc điểm của tục ngữ
1.2.3.1 Tục ngữ có tính ngắn gọn, hàm súc
17


Tục ngữ ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán đoán, suy luận của
con người về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Những nhận xét, phán đoán
này cần phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm, chân lý và hơn nữa cần
phải được lưu giữ, phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Sự lưu giữ và phổ biến này chủ yếu bằng con đường truyền miệng,
do đó tục ngữ cần phải thật ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Vì vậy câu càng
ngắn gọn, hàm súc càng gần với đặc trưng của tục ngữ, ngược lại càng dài, càng
xa tục ngữ.
Ví dụ:
- May hơn khơn.
- Túng thì tính.
- Ác giả ác báo.
- Có chí thì nên.
v.v…
Câu tục ngữ khơng chỉ ngắn gọn mà cịn rất chặt chẽ, khơng có chữ nào
thừa. Mỗi tiếng, mỗi từ đều cần thiết và đều đứng ở vị trí tối ưu đến mức chỉ
một sự chuyển dịch nhỏ cũng đủ phá vỡ tồn bộ câu tục ngữ. Vì vậy, một
trong những đặc điểm dễ nhận thấy của tục ngữ là tính“gọn chắc”; câu càng
gọn chắc với số tiếng càng ít thì nội dung càng hàm súc, ý càng nhiều.
1.2.3.2 Tính đối xứng
Đây là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ, nó khơng những góp phần

tạo nên tính ngắn gọn, chặt chẽ của lối nói trong tục ngữ mà cịn tạo nên tính
nhịp nhàng. Có hai kiểu câu đối xứng trong tục ngữ là câu đối xứng đơn và câu
đối xứng kép.
Câu tục ngữ có kiểu đối xứng đơn là câu biểu đạt một phán đoán và mỗi
câu tục ngữ là một câu đơn.
Ví dụ:
- Tham thì thâm.
- Của mua là của được.
v.v…
18


Câu tục ngữ có kiểu đối xứng kép là câu có sự liên kết hai hoặc hơn hai
phán đốn. Mỗi câu tục ngữ là một câu phức và mỗi thành phần câu tương
đương với một câu đơn.
Ví dụ:
- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Nhất sĩ, nhì cơng, tam cơng tứ cổ.
v.v…
1.2.3.3 Tính vần điệu
Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc của câu tục
ngữ cả về phương diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội dung.
Về vần: vần có chức năng liên kết các yếu tố, các vế để tạo thành một
phát ngơn hồn chỉnh, chặt chẽ, bền vững. Nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm
hưởng mượt mà, người tiếp nhận tục ngữ có thể nhớ, thuộc và vận dụng một
cách dễ dàng hơn.
Ví dụ:
- Được làm vua, thua làm giặc.
- Ngày lắm mối, tối nằm không.
- Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.

- Việc người thì sáng, việc mình thì qng.
v.v…
Về nhịp: nhịp là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên và làm rõ tính đối
xứng của câu tục ngữ. Nhịp trong tục ngữ rất đa dạng, linh hoạt và trong một
câu tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp đan xen với nhau.
Ví dụ:
- Ruộng bề bề/ khơng bằng/ nghề trong tay (nhịp 3/2/3).
- Lúc thì chẳng có ai/ lúc thì ơng xã/ ơng cai đầy nhà (nhịp 5/4/4).
Nhịp và vần ln gắn bó với nhau để tạo nên tính nhạc, sự hài hịa, sinh
động, cân đối cho câu tục ngữ. Nhịp và vần còn làm cho tục ngữ dễ ăn sâu vào
trí nhớ con người, góp phần làm cho tục ngữ mặc dù là câu nói dùng hằng ngày
nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.
19


1.2.4 Đặc điểm của thành ngữ
1.2.4.1. Tính hình tượng
Đây là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Một câu thành ngữ bao giờ cũng
có hai nghĩa: nghĩa đen (do bản thân nghĩa của các thành tố trong tổ hợp từ
mang lại nên có tính cụ thể, sinh động) và nghĩa bóng (được nảy sinh trên cơ sở
các quy tắc chuyển nghĩa nhất định). Nghĩa bóng có tính trừu tượng, khái quát
và có sắc thái biểu cảm thể hiện sự đánh giá có tính chất thẩm mỹ của những
hình ảnh được lấy làm biểu tượng. Tính hình tượng (nghĩa bóng) của thành ngữ
được thể hiện một cách phong phú đa dạng qua các hình thức chuyển nghĩa sau:
- Phép ẩn dụ: Chó ngáp phải ruồi; Cá chậu chim lồng; Buộc chỉ chân voi;
Nuôi ong tay áo…
- Phép so sánh: Xanh như tàu lá; Đẹp như tiên; Dữ như cọp; Đỏ như
gấc...
- Phép hốn dụ: Mặt hoa da phấn; Mình đồng da sắt; Chân lấm tay bùn…
- Phép chuyển đổi cảm giác: Lè nhè như chè thiu; Khinh khỉnh như chĩnh

mắm thối ...
- Phép ngoa dụ: Rán sành ra mỡ; Vắt cổ chày ra nước; Ruột héo xương
mịn...
1.2.4.2 Tính chặt chẽ, hàm súc
Đặc tính này có quan hệ nhân quả với tính hình tượng, nó được xây dựng
nhằm đạt hiệu quả ít lời nhiều ý. Tính hàm súc của thành ngữ do nghĩa bóng
(nghĩa hình tượng) mang lại.
Ví dụ:
- ( như ) cá với nước.
- (như ) răng với mơi.
v.v….

1.2.4.3 Tính cân đối.

20


×